Đây là lần đầu tiên KD được thăm QUY HOÀ. Đến thành phố Quy Nhơn vào lúc xế chiều, không còn chuyến xe bus để về Quy Hòa, may quá còn đón được 2 chiếc xe ôm cho hai chị em. Trên đường D hỏi bác tài:
- Trại phong có xa không bác tài?
- Đi lối này, khi nào nhìn thấy tượng Đức Mẹ Quy Hoà là gần đến.
- Nhìn ở đâu bác?
- À tượng Đức Mẹ Quy Hoà được đưa lên một ngọn núi trên đèo, giữa thành phố Quy Nhơn và trại phong, ở độ cao 1000m, tượng được anh em bệnh phong xây dựng.
- Vậy trại phong ở tít trên đó hả bác?
- Không, trại không ở cao trên đó đâu, nhưng muốn lên đó phải vất vả lắm. Đường lên đỉnh đồi gập ghềnh đá núi, đầy những gai rừng, nhỏ và hẹp, tượng nhìn ra biển, cảnh đẹp lắm. Bác thở dài nói tiếp:
- Đường làm sao thì nỗi lòng của bệnh nhân làm vậy cô ạ.
Qua vài mẩu chuyện xã giao ngắn ngủi đã đến trại phong. Lúc này trời chập tối, vừa gặp chị là tụi Dung đã được dặn dò:
- Chị đã dọn phòng cho hai em rồi đó, ăn gì chưa?
- Hai đứa em ăn rồi .
- Vậy chuẩn bị rồi đi ngủ sớm nhá, gặp ngày mai nhé. Này chị dặn hai đứa nhá, trong thời gian ở đây nếu có dịp tiếp xúc với anh em phong thì hai đứa phải bình tĩnh nhá. Luôn vui vẻ từ tốn, không được để lộ một cảm xúc gì để tránh khơi nỗi tủi phận vì cái bệnh của họ nhá. Thôi đi ngủ đi. Chúc một đêm bình an đến với hai em.
Hai đứa nhận phòng, không bìết cậu em thì làm sao chứ KD thì đi đường mệt nên duỗi cẳng làm thẳng một giấc thiệt bình an.
[align=center][/align]
Lúc vừa tảng sáng trời Quy Hoà đã hừng nắng, không khí cũng thấy hực nóng không như ở Bảo Lộc. Làng phong sao tĩnh mịch lặng lẽ quá, KD tản bộ ra bãi biển hít thở không khí đầu ngày. Bãi biển vắng vẻ, lúc này chỉ có một mình với gió, với biển cả mênh mông, cái đầu trống trơn, cất những bước chân lãng đãng tựa trên không. Cứ bước những bước như thế một hồi lâu thì mới nghe được tiếng rít nhè nhẹ của gió, xa xa là tiếng kêu gào của biển khổ. Nước biển từ từ theo sóng ùa vào tràn lên bờ cát làm ra những bọt trắng xoá rồi lại kéo nhau ra biển thật lẹ làng. Biển Quy Hòa hôm nay đẹp và hiền, biển mênh mông mà êm ái. Bất chợt KD cất tiếng hát: "Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào", nghe mới thắm thiết làm sao? Nắng mỗi lúc mỗi gắt hơn, phía xa xa có nhiều người đang chạy bộ trên bãi biển. KD thò tay múc một bụm nước biển tạt lên mặt như để cho tâm tư mình hoà chung với biển rồi trở về nhà.
Trên đường về tiếng MẸ cứ chộn rộn trong đầu. MẸ: tiếng gọi phát ra từ miệng bất cứ ai sao nghe dễ thương, âu yếm và ngọt ngào đến thế. mỗi người đều mang trong mình một mẹ riêng của mình, món quà không ai giống ai. KD lại nhớ đến hôm qua khi đi thăm làng phong, chị giới thiệu: "Đây là nhà mồ côi dành cho trẻ em con của bệnh nhân phong chưa phát hiện bệnh". KD tự nói với mình: "Ôi! mẹ đó con đây mà sao vẫn phải mồ côi, có bao giờ các em được gọi MẸ không?" Chuyện nghe thật phi lý.
Cái buồn cứ trùm kín KD, từ lúc đó đến nay KD không muốn đi đâu nữa. KD tìm tờ báo để xem và tình cờ đọc được mẩu truyện "MỘT HUYỀN THOẠI MẸ'' của bệnh nhân François Louis Hoàng Yến. KD như được chui ra khỏi đám mây u buồn. VN thời đó còn lạc hậu lắm, bệnh phong được liệt vào một trong tứ chứng nan y và là nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhân loại. Ngoài những tàn phá kinh tởm của vi trùng HANSEN, người bệnh còn bị gia đình xa lánh, xã hội ruồng bỏ. Lòng người LM thừa sai như muối sát kim châm, cha đã làm tất cả vì TÌNH YÊU, ngày 29/09/1929 bệnh viện phong QUY HÒA ra đời. KD chia sẻ tâm sự của Hoàng Yến với mọi người.
Khi mùa đông đến, nhũng cánh hoa tuyết bắt đầu rơi trắng xóa trên nhiều miền đất của Pháp thì bảy nữ tu Thiên Thần áo trắng Françiscan đã giã từ kinh thành Paris hoa lệ, ngập tràn ánh sáng để xuống tàu sang VN, cụ thể là đến QUY HOÀ. Ngày chúng con đón Mẹ chẳng có cờ hoa và diễn văn chào mừng gì cả mà chỉ với tấm lòng kính mến và trân trọng. Chúng con hoan hô "Ma Me" đến, chúng con chào "Ma Me" ạ. Những câu nói nửa tây, nửa ta vừa ngây ngô, vừa trìu mếm đã vô tình để lại trong Mẹ một dấu ấn tốt đẹp buổi ban đầu. Mẹ nhìn chúng con thấy những thân hình, mặt mày đỏ bầm thâm tím, tay chân cụt rụt thảm thương. Bất giác Mẹ bùi ngùi xúc động và những giọt lệ từ từ lăn trên má khiến chúng con ai nấy cũng mủi lòng theo với nước mắt đầm đìa. Chúng con đã cảm nhận được rằng mình đang có một tình thương và một tình mẫu tử mang ý nghĩa đích thực của nó cùng với một trái tim đầy ắp tình nhân loại mà Thượng Đế đã ban cho.
Hôm sau các Mẹ chẳng kịp nghỉ ngơi cho lại sức mà đã lao ngay vào công việc nghiên cứu tình hình, phân công phân nhiệm. Một Mẹ giữ vai trò tổng quản, một Mẹ thì khám bệnh, phát thuốc, chích thuốc, băng bó cùng phụ trách 2 khoa nội ngoại, Mẹ khác lo cơm ăn áo mặc cho chúng con, tất cả, tất cả bằng một tấm lòng nhân ái. Mẹ chẳng quản hiểm nghèo gian khổ, bất chấp ngày đêm. Nơi nào có tiếng kêu rên siết và tiếng gọi Mẹ ơi, thì lập tức nơi đó có Mẹ, Mẹ cho một lời an ủi vỗ về, một mũi kim, viên thuốc hay thìa sữa nóng. Mẹ thương yêu và nể trọng mọi người, nhất là những em bé mới vào đời tuổi còn ngây thơ mà đã vướng phải cơn bệnh ngặt nghèo. Một lần có em bé gái tuổi độ 12 đang quằn quại trên giường bệnh, đôi má ửng hồng vì chứng bệnh phong. Chân tay em tái nhợt nhưng đôi mắt không dấu được sự trong sáng hồn nhiên của tuổi học trò. Chẳng phải em kiệt quệ vì bệnh phong mà mắc một chứng bệnh nào khác. Em rùng mình thét lên: "Mẹ ơi cứu con với", lập tức Mẹ chạy đến ôm em vào lòng và vuốt ngực em, nhưng em chỉ thì thào trong tiếng nấc: "GIÊSU, con chết mất Mẹ ơi ", đoạn em ngất lịm. Mẹ đau đớn vuốt mặt em rồi gạt nước mắt bước ra, mấy phút sau tiếng chuông trầm ảo não bước vang lên báo tin cho cộng đồng tín hữu bái biệt một linh hồn đã về với Chúa trên cõi vĩnh hằng. Mẹ đau buồn vì bất lực trước lưỡi hái tử thần đã cướp đi bao sinh mạng, những đứa con yêu dấu của mình, ví như chàng thi sĩ tài hoa Hàn Mặc Tử đã vĩnh biệt chúng ta khi tuổi đời còn rất trẻ, chỉ vì chứng kiết lỵ thông thường đó thôi.
Mùa thu 1945 theo biến cố lịch sử. Một sớm mùa thu khi sương đêm còn ướt đẫm, Mẹ đã âm thầm lặng lẽ lên xe rời Quy Hòa. Sáng ra người lão bộc thân tín của Mẹ đã ôm trọn bộ chìa khóa của Mẹ trao cho người đại diện của chúng con với bản tin ngắn ngủi: " Mẹ đi rồi". Có người hỏi lại: "Mẹ đi chưa?", liền có tiếng đáp:"Mẹ đi rồi ", thế là cả khu bệnh viện nhốn nháo cả lên và không ai bảo ai mọi người đều đổ xô về phía cổng nhà thờ. Đúng, Mẹ đã đi rồi! Có lẽ Mẹ không muốn chứng kiến cảnh chia ly đầy nước mắt vì biết rằng sự việc đó trước sau gì cũng sẽ đến. Nhưng tin Mẹ ra đi đột ngột khiến chúng con bàng hoàng, sững sờ, ngơ ngác, đôi môi mím chặt, nước mắt rưng rưng. Các dì, các chị vốn đa cảm đều nức nở thốt lên: " Mẹ ơi sao Mẹ nỡ bỏ con hỡi Mẹ?". Không khí khu vực bệnh viên ngày hôm ấy chùng xuống như đượm một màu tang.
Sau 9 năm chiến tranh, tổ Quốc VN bị chia cắt, Quy Hoà thuộc vùng đất của chính phủ Ngô Đình Diệm quản lý. Mẹ có dịp trở lại Quy Hoà, ngày gặp lại 'mẹ mẹ, con con', nước mắt tuôn tràn, mừng mừng, tủi tủi, kẻ còn người mất.
Từ đó bệnh nhân khắp miền trung lại trở về có lúc lên đến hàng ngàn người, có thể nói thập niên 60 - 70 là thời cực thịnh. Mẹ là kiến trúc sư ở Pháp, nhà cửa do chính mẹ điều khiển, Mẹ vẽ kiểu, tính toán, theo dõi từng chi tiết cho chúng con xây dựng. Cuộc sống tinh thần và vật chất ngày thêm phong phú dưới sự quan tâm chăm sóc của Mẹ với tấm lòng hết mực yêu thương như những con ong cần mẫn ngày đêm tìm hoa lấy nhụy chắt lọc nên những mật ngọt cho đời. Mẹ đúng là 'thần hộ mệnh', là Mẹ của chúng con.
Đọc xong mẩu truyện KD mới thở nhẹ vì biết họ cũng có Mẹ, Mẹ của họ cũng chỉ họ biết mà thôi.
Ngày chấm dứt đêm lại trở về.
Đêm nay nhìn qua cửa sổ thấy ông trăng tròn, lần đầu tiên KD thấy trăng của biển, trăng của biển không giống trăng cao nguyên.
Trăng Cao Nguyên :
Trăng trốn trên đọt cây,
Trăng xào xạc làm lá hoa cây cành nhún nhẩy,
Ánh trăng vàng trong vắt lơ lửng, rọi bóng từng ngọn cỏ và từng bông hoa như cứ đong đưa vui đùa với gió.
Trăng của Biển:
Trăng sáng vằng vặc,
Trăng nghiêm nghị đậu trên ngọn Phi Lao,
Trăng mang những tia sáng vàng chói, rọi trên mặt nước biển bao la, tạo ra một màu vàng hiu hắt, hun hút vô tận không đường về? Trăng của Biển rùng rợn và đáng sợ đến thế sao? Bám vào đâu? Víu vào đâu?
Không, không phải thế, con người ở đây họ vẫn có bàn tay của Mẹ dẫn về, bàn tay Mẹ vẫn vỗ về an ủi họ, họ cũng có Mẹ đấy thôi.
Ôi! là một người bình thường như Dung còn thấy trăng não nề đến thế. Có ra thăm nơi này đúng ngày trăng tròn mới hiểu thấu nỗi lòng thi sĩ Hàn Mặc Tử u uất như thế nào, đến độ phải rao bán trăng.
Ở nơi đây, chính nơi đây vẫn có những Mẹ hiền xoa dịu vết thương đau. Happy Mother´s Day !!!
"Ôi đẹp qúa Quy Hoà ôi đẹp quá,
Đẹp tình người đẹp trọn những ước mơ"
(Phong Linh)
Thương mến QUY HÒA
KimDung
- Trại phong có xa không bác tài?
- Đi lối này, khi nào nhìn thấy tượng Đức Mẹ Quy Hoà là gần đến.
- Nhìn ở đâu bác?
- À tượng Đức Mẹ Quy Hoà được đưa lên một ngọn núi trên đèo, giữa thành phố Quy Nhơn và trại phong, ở độ cao 1000m, tượng được anh em bệnh phong xây dựng.
- Vậy trại phong ở tít trên đó hả bác?
- Không, trại không ở cao trên đó đâu, nhưng muốn lên đó phải vất vả lắm. Đường lên đỉnh đồi gập ghềnh đá núi, đầy những gai rừng, nhỏ và hẹp, tượng nhìn ra biển, cảnh đẹp lắm. Bác thở dài nói tiếp:
- Đường làm sao thì nỗi lòng của bệnh nhân làm vậy cô ạ.
Qua vài mẩu chuyện xã giao ngắn ngủi đã đến trại phong. Lúc này trời chập tối, vừa gặp chị là tụi Dung đã được dặn dò:
- Chị đã dọn phòng cho hai em rồi đó, ăn gì chưa?
- Hai đứa em ăn rồi .
- Vậy chuẩn bị rồi đi ngủ sớm nhá, gặp ngày mai nhé. Này chị dặn hai đứa nhá, trong thời gian ở đây nếu có dịp tiếp xúc với anh em phong thì hai đứa phải bình tĩnh nhá. Luôn vui vẻ từ tốn, không được để lộ một cảm xúc gì để tránh khơi nỗi tủi phận vì cái bệnh của họ nhá. Thôi đi ngủ đi. Chúc một đêm bình an đến với hai em.
Hai đứa nhận phòng, không bìết cậu em thì làm sao chứ KD thì đi đường mệt nên duỗi cẳng làm thẳng một giấc thiệt bình an.
[align=center][/align]
Lúc vừa tảng sáng trời Quy Hoà đã hừng nắng, không khí cũng thấy hực nóng không như ở Bảo Lộc. Làng phong sao tĩnh mịch lặng lẽ quá, KD tản bộ ra bãi biển hít thở không khí đầu ngày. Bãi biển vắng vẻ, lúc này chỉ có một mình với gió, với biển cả mênh mông, cái đầu trống trơn, cất những bước chân lãng đãng tựa trên không. Cứ bước những bước như thế một hồi lâu thì mới nghe được tiếng rít nhè nhẹ của gió, xa xa là tiếng kêu gào của biển khổ. Nước biển từ từ theo sóng ùa vào tràn lên bờ cát làm ra những bọt trắng xoá rồi lại kéo nhau ra biển thật lẹ làng. Biển Quy Hòa hôm nay đẹp và hiền, biển mênh mông mà êm ái. Bất chợt KD cất tiếng hát: "Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào", nghe mới thắm thiết làm sao? Nắng mỗi lúc mỗi gắt hơn, phía xa xa có nhiều người đang chạy bộ trên bãi biển. KD thò tay múc một bụm nước biển tạt lên mặt như để cho tâm tư mình hoà chung với biển rồi trở về nhà.
Trên đường về tiếng MẸ cứ chộn rộn trong đầu. MẸ: tiếng gọi phát ra từ miệng bất cứ ai sao nghe dễ thương, âu yếm và ngọt ngào đến thế. mỗi người đều mang trong mình một mẹ riêng của mình, món quà không ai giống ai. KD lại nhớ đến hôm qua khi đi thăm làng phong, chị giới thiệu: "Đây là nhà mồ côi dành cho trẻ em con của bệnh nhân phong chưa phát hiện bệnh". KD tự nói với mình: "Ôi! mẹ đó con đây mà sao vẫn phải mồ côi, có bao giờ các em được gọi MẸ không?" Chuyện nghe thật phi lý.
Cái buồn cứ trùm kín KD, từ lúc đó đến nay KD không muốn đi đâu nữa. KD tìm tờ báo để xem và tình cờ đọc được mẩu truyện "MỘT HUYỀN THOẠI MẸ'' của bệnh nhân François Louis Hoàng Yến. KD như được chui ra khỏi đám mây u buồn. VN thời đó còn lạc hậu lắm, bệnh phong được liệt vào một trong tứ chứng nan y và là nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhân loại. Ngoài những tàn phá kinh tởm của vi trùng HANSEN, người bệnh còn bị gia đình xa lánh, xã hội ruồng bỏ. Lòng người LM thừa sai như muối sát kim châm, cha đã làm tất cả vì TÌNH YÊU, ngày 29/09/1929 bệnh viện phong QUY HÒA ra đời. KD chia sẻ tâm sự của Hoàng Yến với mọi người.
Khi mùa đông đến, nhũng cánh hoa tuyết bắt đầu rơi trắng xóa trên nhiều miền đất của Pháp thì bảy nữ tu Thiên Thần áo trắng Françiscan đã giã từ kinh thành Paris hoa lệ, ngập tràn ánh sáng để xuống tàu sang VN, cụ thể là đến QUY HOÀ. Ngày chúng con đón Mẹ chẳng có cờ hoa và diễn văn chào mừng gì cả mà chỉ với tấm lòng kính mến và trân trọng. Chúng con hoan hô "Ma Me" đến, chúng con chào "Ma Me" ạ. Những câu nói nửa tây, nửa ta vừa ngây ngô, vừa trìu mếm đã vô tình để lại trong Mẹ một dấu ấn tốt đẹp buổi ban đầu. Mẹ nhìn chúng con thấy những thân hình, mặt mày đỏ bầm thâm tím, tay chân cụt rụt thảm thương. Bất giác Mẹ bùi ngùi xúc động và những giọt lệ từ từ lăn trên má khiến chúng con ai nấy cũng mủi lòng theo với nước mắt đầm đìa. Chúng con đã cảm nhận được rằng mình đang có một tình thương và một tình mẫu tử mang ý nghĩa đích thực của nó cùng với một trái tim đầy ắp tình nhân loại mà Thượng Đế đã ban cho.
Hôm sau các Mẹ chẳng kịp nghỉ ngơi cho lại sức mà đã lao ngay vào công việc nghiên cứu tình hình, phân công phân nhiệm. Một Mẹ giữ vai trò tổng quản, một Mẹ thì khám bệnh, phát thuốc, chích thuốc, băng bó cùng phụ trách 2 khoa nội ngoại, Mẹ khác lo cơm ăn áo mặc cho chúng con, tất cả, tất cả bằng một tấm lòng nhân ái. Mẹ chẳng quản hiểm nghèo gian khổ, bất chấp ngày đêm. Nơi nào có tiếng kêu rên siết và tiếng gọi Mẹ ơi, thì lập tức nơi đó có Mẹ, Mẹ cho một lời an ủi vỗ về, một mũi kim, viên thuốc hay thìa sữa nóng. Mẹ thương yêu và nể trọng mọi người, nhất là những em bé mới vào đời tuổi còn ngây thơ mà đã vướng phải cơn bệnh ngặt nghèo. Một lần có em bé gái tuổi độ 12 đang quằn quại trên giường bệnh, đôi má ửng hồng vì chứng bệnh phong. Chân tay em tái nhợt nhưng đôi mắt không dấu được sự trong sáng hồn nhiên của tuổi học trò. Chẳng phải em kiệt quệ vì bệnh phong mà mắc một chứng bệnh nào khác. Em rùng mình thét lên: "Mẹ ơi cứu con với", lập tức Mẹ chạy đến ôm em vào lòng và vuốt ngực em, nhưng em chỉ thì thào trong tiếng nấc: "GIÊSU, con chết mất Mẹ ơi ", đoạn em ngất lịm. Mẹ đau đớn vuốt mặt em rồi gạt nước mắt bước ra, mấy phút sau tiếng chuông trầm ảo não bước vang lên báo tin cho cộng đồng tín hữu bái biệt một linh hồn đã về với Chúa trên cõi vĩnh hằng. Mẹ đau buồn vì bất lực trước lưỡi hái tử thần đã cướp đi bao sinh mạng, những đứa con yêu dấu của mình, ví như chàng thi sĩ tài hoa Hàn Mặc Tử đã vĩnh biệt chúng ta khi tuổi đời còn rất trẻ, chỉ vì chứng kiết lỵ thông thường đó thôi.
Mùa thu 1945 theo biến cố lịch sử. Một sớm mùa thu khi sương đêm còn ướt đẫm, Mẹ đã âm thầm lặng lẽ lên xe rời Quy Hòa. Sáng ra người lão bộc thân tín của Mẹ đã ôm trọn bộ chìa khóa của Mẹ trao cho người đại diện của chúng con với bản tin ngắn ngủi: " Mẹ đi rồi". Có người hỏi lại: "Mẹ đi chưa?", liền có tiếng đáp:"Mẹ đi rồi ", thế là cả khu bệnh viện nhốn nháo cả lên và không ai bảo ai mọi người đều đổ xô về phía cổng nhà thờ. Đúng, Mẹ đã đi rồi! Có lẽ Mẹ không muốn chứng kiến cảnh chia ly đầy nước mắt vì biết rằng sự việc đó trước sau gì cũng sẽ đến. Nhưng tin Mẹ ra đi đột ngột khiến chúng con bàng hoàng, sững sờ, ngơ ngác, đôi môi mím chặt, nước mắt rưng rưng. Các dì, các chị vốn đa cảm đều nức nở thốt lên: " Mẹ ơi sao Mẹ nỡ bỏ con hỡi Mẹ?". Không khí khu vực bệnh viên ngày hôm ấy chùng xuống như đượm một màu tang.
Sau 9 năm chiến tranh, tổ Quốc VN bị chia cắt, Quy Hoà thuộc vùng đất của chính phủ Ngô Đình Diệm quản lý. Mẹ có dịp trở lại Quy Hoà, ngày gặp lại 'mẹ mẹ, con con', nước mắt tuôn tràn, mừng mừng, tủi tủi, kẻ còn người mất.
Từ đó bệnh nhân khắp miền trung lại trở về có lúc lên đến hàng ngàn người, có thể nói thập niên 60 - 70 là thời cực thịnh. Mẹ là kiến trúc sư ở Pháp, nhà cửa do chính mẹ điều khiển, Mẹ vẽ kiểu, tính toán, theo dõi từng chi tiết cho chúng con xây dựng. Cuộc sống tinh thần và vật chất ngày thêm phong phú dưới sự quan tâm chăm sóc của Mẹ với tấm lòng hết mực yêu thương như những con ong cần mẫn ngày đêm tìm hoa lấy nhụy chắt lọc nên những mật ngọt cho đời. Mẹ đúng là 'thần hộ mệnh', là Mẹ của chúng con.
Đọc xong mẩu truyện KD mới thở nhẹ vì biết họ cũng có Mẹ, Mẹ của họ cũng chỉ họ biết mà thôi.
Ngày chấm dứt đêm lại trở về.
Đêm nay nhìn qua cửa sổ thấy ông trăng tròn, lần đầu tiên KD thấy trăng của biển, trăng của biển không giống trăng cao nguyên.
Trăng Cao Nguyên :
Trăng trốn trên đọt cây,
Trăng xào xạc làm lá hoa cây cành nhún nhẩy,
Ánh trăng vàng trong vắt lơ lửng, rọi bóng từng ngọn cỏ và từng bông hoa như cứ đong đưa vui đùa với gió.
Trăng của Biển:
Trăng sáng vằng vặc,
Trăng nghiêm nghị đậu trên ngọn Phi Lao,
Trăng mang những tia sáng vàng chói, rọi trên mặt nước biển bao la, tạo ra một màu vàng hiu hắt, hun hút vô tận không đường về? Trăng của Biển rùng rợn và đáng sợ đến thế sao? Bám vào đâu? Víu vào đâu?
Không, không phải thế, con người ở đây họ vẫn có bàn tay của Mẹ dẫn về, bàn tay Mẹ vẫn vỗ về an ủi họ, họ cũng có Mẹ đấy thôi.
Ôi! là một người bình thường như Dung còn thấy trăng não nề đến thế. Có ra thăm nơi này đúng ngày trăng tròn mới hiểu thấu nỗi lòng thi sĩ Hàn Mặc Tử u uất như thế nào, đến độ phải rao bán trăng.
Ở nơi đây, chính nơi đây vẫn có những Mẹ hiền xoa dịu vết thương đau. Happy Mother´s Day !!!
"Ôi đẹp qúa Quy Hoà ôi đẹp quá,
Đẹp tình người đẹp trọn những ước mơ"
(Phong Linh)
Thương mến QUY HÒA
KimDung
Comment