Thầy cô và bạn hữu đoán xem đây là hoa tươi hay hoa bằng nhựa???
Trần gian hay ...
" Má Vợ tới rồi....", anh A nói nhỏ với chị A khi thấy cô y tá bước vào phòng, rồi nhanh nhẹn và ngoan ngoãn cầm ly đựng thuốc và ly nước uống rất gọn gàng, không cần để cô y tá nhắc lần thứ hai.
Anh A mới vừa ăn mừng sinh nhật lần thứ 62 tuần trước, vẫn còn đi làm. Chợt không thấy khỏe trong giờ làm việc và được bạn đồng nghiệp đưa vào nhà thương, kết quả anh bị bệnh nặng. Sau thời gian ngắn chữa trị tại bệnh viện, anh được đưa đến chỗ T làm để hy vọng có thể phục hồi sức khỏe trong vòng 30 ngày, lúc đó Medicare sẽ trả 100% tiền chi phí.
Anh không ngờ mình bị bịnh nặng nên buồn phiền, không chịu ăn uống và chỉ nằm trong phòng. Vợ anh đến mỗi ngày, mang cơm ... ở nhà đến vì anh không chịu ăn cơm Mỹ.
Hết hạn 30 ngày mà tình trạng anh A vẫn không tốt hơn. Nếu anh tiếp tục ở lại bệnh viện sẽ rất bất tiện vì con cái phải đưa đón chị mỗi ngày và lại phải trả thêm chi phí khoảng 20% sau bảo hiểm, theo chị A nói thì khoảng 160$/ ngày. Vì thế chị và con quyết định đưa anh về nhà.
Hôm nay đi làm, nhân ngày kỷ niệm cựu chiến binh, ở chỗ làm có nướng hot dog để đãi các bác bệnh nhân và thân nhân. T đã đến từng phòng có các bác, anh, chị người Việt Nam mời ra ăn của "Chùa", cho vui ấy mà. Tới dãy 300, T thấy chị A đứng trước cửa phòng: " Ủa em tưởng anh A về nhà hôm thứ sáu tuần trước rồi mà ...". Trên đường từ phòng ra bãi đậu xe, chỗ lấy thực phẩm, chị A tâm sự: ''Khổ lắm em ơi, anh A về nhà không chịu uống thuốc theo bác sĩ dặn, cũng không ăn không ngủ vì vậy chị và các cháu quyết định trở lại đây, vì anh chỉ nghe lời các cô y tá ở đây”. Đúng là ''Bụt nhà không thiêng”.
Bật mí một chút nha, các cô y tá phụ phát thuốc ở đây, rất to, cao và có màu da rất sậm.
Anh B, 60 tuổi, còn đi làm, nhà cao cửa rộng, bây giờ phải lọc thận 3 lần một tuần. Anh rất yếu, nhưng anh không tin là anh yếu và không chịu nhờ ngưòi khác giúp đỡ. Hôm nay anh tự mình bước từ xe lăn để lên giường rồi anh bị té xuống nền nhà, cũng may là anh không bị thương ở đầu mà chỉ trầy một chút ở cánh tay.
Anh B thì không sợ cô ý tá phụ nên không uống thuốc, dù cô đã bảo mấy lần. Cô nhờ T vì nói cùng ngôn ngữ với anh B nhưng kết quả chỉ 50%. Anh B chỉ uống những viên thuốc nhỏ và theo bịnh anh chọn lựa. Thí dụ như anh B hỏi viên thuốc này chữa bịnh gì và anh uống thuốc cho bịnh cao máu, cao mỡ (vì viên thuốc nhỏ). Còn thuốc cho bịnh thận thì viên thuốc rất lớn, như những viên thuốc dầu cá, Multi Vitamin và phải uống nhiều viên, thì anh nhất định không chịu.
Bác gái C khoảng 60, có rất nhiều con và cháu. Theo lới các con bác thì bác nấu ăn giỏi nhưng bây giờ rất buồn vì phải lệ thuộc vào người khác. Có lẽ vì phong tục, bác nhất định không chịu cho y tá phụ nam giúp đỡ và không cho ai giúp tắm rửa mà chính chồng bác phải đến làm việc này.
Bác D cũng lớn tuổi và rất may mắn vì các con thay nhau đến giúp bác ăn ngày 3 buổi. Lúc nào vào sở T cũng thấy bác ngồi nhìn ra cửa, tay bác luôn luôn cầm kim và len để đan móc những chiếc khăn quàng cho con cháu. Con bác nói khi ở nhà bác không chịu nghe lời con cháu và bị té hoài. Vào đây thấy có nhiều bác cùng tuổi, hoặc trẻ hơn, cũng cùng hoàn cảnh nên thay đổi và dễ chịu hơn ngày xưa rất nhiều.
T bây giờ bận rộn hơn xưa nhưng rất vui vì ngoài làm việc của mình T còn có thể làm thông dịch viên nữa. Mình như cây cầu nối cho các bác, các anh, chị và người thân của họ có thể gặp nhau, ngồi chung bàn, tha hồ nói tiếng Việt trong khi ăn để xả stress.
Đây là, viện dưỡng lão trần gian.
Cùng một thời gian, hoàn cảnh, nhưng khác địa điểm.
Bữa ăn sáng bắt đầu từ 7:30 và chấm dứt lúc 9:30, vậy mà đến 9:45 trong lúc ban nhạc bắt đầu chuẩn bị cho buổi hòa nhạc lúc 10:00 ngoài phòng khách, bác X vẫn chưa ăn xong. T xung phong ngồi chờ bác, để cô y tá phụ giúp các bác khác làm vệ sinh rồi đưa họ ra phòng khách nghe nhạc. Còn cô phục vụ tại quầy ăn thi lo dọn dẹp và chuẩn bị cho bữa ăn trưa lúc 11:30.
Bác X năm nay 104 tuổi, đi lại bằng chiếc wheel walker với một chút giúp đỡ để khỏi bị té. Bác vẫn còn rất minh mẫn, bác biết thuốc nào cho bịnh gì và phải uống lúc nào. Bác không thể tự khoanh tròn thức ăn bác thích trong thực đơn của các bữa ăn trong ngày vì tay run và mắt kém. Nhưng bác có thể nói cho cô y tá phụ hoặc và nhân viên nhà bếp đọc và khoanh những món bác chọn, trước khi giao cho nhân viên phục vụ ở quầy thực phẩm trong phòng ăn.
Không gian và cách phục vụ các bác rất giống như mình được phục vụ tại những khách sạn sang trọng hoặc như mình đang đi du lịch trên những du thuyền. Tại quầy ăn, nhân viên phục vụ mặc đồng phục áo sơ mi trắng, áo vét và quần tây đen, tóc vén gọn. Thức ăn thì nóng hổi, từng món ăn, thức uống, món nhẹ, món chính, món tráng miệng, được đưa đến tận tay từng người, từng bàn theo yêu cầu đã chọn trong thực đơn.
Có bác không muốn ra phòng ăn thì được nhân viên mang thức ăn vào phòng theo yêu cầu. Ở đây nhân viên nhà bếp không được quyền vào bên trong phòng nên họ chỉ đưa đến trước cửa, rồi y tá phụ phải mang vào bên trong cho các bác.
Có lẽ vì các bác luôn chậm rãi, từ tốn, nên T cũng phải giảm tốc độ theo cho nhịp nhàng.
Hôm đầu đi làm, T cứ ngỡ là mình đi sai địa chỉ vì khung cảnh và không khí ở đây thật không giống những nơi T làm từ xưa. Bước vào cửa chính, ngang qua quầy kiểm soát ở bên trái, chú bảo vệ cũng mặc đồng phục trắng đen, miệng cười, nhưng mắt lại nhìn vào bảng tên của T. Bên trái là phòng khách với những bình hoa tươi thật lớn, phía trước là phòng ăn lớn, trang hoàng thật bắt mắt.
Trên đường vào chỗ T làm phải đi qua một hành lang nhỏ, bên trái là phòng tập thể duc, bên phải là phòng khách. T đoán như vậy vì thấy có một Grand Piano và vài dẫy bàn ghế cổ điển rất đẹp.
Có vài điểm nổi bật ở đây, bạn không thấy mùi đặc trưng của bịnh viện hoặc nhà dưỡng lão. Vào đây dù là thăm thân nhân hay đưa thuốc cho họ bạn cũng không được mặc quần jean. Nhìn hình thức bên ngoài cơ sở hoặc ngay ở chỗ T đang làm việc bạn không nghĩ đây là một nhà dưỡng lão.
Hôm đọc bài "Một ngày ở viện đưỡng lão'' của Thầy An và A Cường, đó là sự thật ở viện dưỡng lão trần gian.
Nhưng ở đâu cũng có ngoại lệ phải không.
Theo T, ở viện dưỡng lão dù là trần gian hay thiên đường, thật sự không quan trọng lắm. Tất cả chỉ là phù du, tạm thời. Điểm quan trọng là tinh thần lạc quan, vui vẻ và chấp nhận sự thật, cố hòa nhập với môi trường mới dù có khó khăn một chút. Nói thì dễ nhưng anh A chỉ làm được sau 3 tháng. Tuần tới anh quyết định về nhà và dùng 160$/ngày để làm những gì anh thích mà chưa kịp làm trong quá khứ. Mỗi ngày là một niềm vui.
T.
Trần gian hay ...
" Má Vợ tới rồi....", anh A nói nhỏ với chị A khi thấy cô y tá bước vào phòng, rồi nhanh nhẹn và ngoan ngoãn cầm ly đựng thuốc và ly nước uống rất gọn gàng, không cần để cô y tá nhắc lần thứ hai.
Anh A mới vừa ăn mừng sinh nhật lần thứ 62 tuần trước, vẫn còn đi làm. Chợt không thấy khỏe trong giờ làm việc và được bạn đồng nghiệp đưa vào nhà thương, kết quả anh bị bệnh nặng. Sau thời gian ngắn chữa trị tại bệnh viện, anh được đưa đến chỗ T làm để hy vọng có thể phục hồi sức khỏe trong vòng 30 ngày, lúc đó Medicare sẽ trả 100% tiền chi phí.
Anh không ngờ mình bị bịnh nặng nên buồn phiền, không chịu ăn uống và chỉ nằm trong phòng. Vợ anh đến mỗi ngày, mang cơm ... ở nhà đến vì anh không chịu ăn cơm Mỹ.
Hết hạn 30 ngày mà tình trạng anh A vẫn không tốt hơn. Nếu anh tiếp tục ở lại bệnh viện sẽ rất bất tiện vì con cái phải đưa đón chị mỗi ngày và lại phải trả thêm chi phí khoảng 20% sau bảo hiểm, theo chị A nói thì khoảng 160$/ ngày. Vì thế chị và con quyết định đưa anh về nhà.
Hôm nay đi làm, nhân ngày kỷ niệm cựu chiến binh, ở chỗ làm có nướng hot dog để đãi các bác bệnh nhân và thân nhân. T đã đến từng phòng có các bác, anh, chị người Việt Nam mời ra ăn của "Chùa", cho vui ấy mà. Tới dãy 300, T thấy chị A đứng trước cửa phòng: " Ủa em tưởng anh A về nhà hôm thứ sáu tuần trước rồi mà ...". Trên đường từ phòng ra bãi đậu xe, chỗ lấy thực phẩm, chị A tâm sự: ''Khổ lắm em ơi, anh A về nhà không chịu uống thuốc theo bác sĩ dặn, cũng không ăn không ngủ vì vậy chị và các cháu quyết định trở lại đây, vì anh chỉ nghe lời các cô y tá ở đây”. Đúng là ''Bụt nhà không thiêng”.
Bật mí một chút nha, các cô y tá phụ phát thuốc ở đây, rất to, cao và có màu da rất sậm.
Anh B, 60 tuổi, còn đi làm, nhà cao cửa rộng, bây giờ phải lọc thận 3 lần một tuần. Anh rất yếu, nhưng anh không tin là anh yếu và không chịu nhờ ngưòi khác giúp đỡ. Hôm nay anh tự mình bước từ xe lăn để lên giường rồi anh bị té xuống nền nhà, cũng may là anh không bị thương ở đầu mà chỉ trầy một chút ở cánh tay.
Anh B thì không sợ cô ý tá phụ nên không uống thuốc, dù cô đã bảo mấy lần. Cô nhờ T vì nói cùng ngôn ngữ với anh B nhưng kết quả chỉ 50%. Anh B chỉ uống những viên thuốc nhỏ và theo bịnh anh chọn lựa. Thí dụ như anh B hỏi viên thuốc này chữa bịnh gì và anh uống thuốc cho bịnh cao máu, cao mỡ (vì viên thuốc nhỏ). Còn thuốc cho bịnh thận thì viên thuốc rất lớn, như những viên thuốc dầu cá, Multi Vitamin và phải uống nhiều viên, thì anh nhất định không chịu.
Bác gái C khoảng 60, có rất nhiều con và cháu. Theo lới các con bác thì bác nấu ăn giỏi nhưng bây giờ rất buồn vì phải lệ thuộc vào người khác. Có lẽ vì phong tục, bác nhất định không chịu cho y tá phụ nam giúp đỡ và không cho ai giúp tắm rửa mà chính chồng bác phải đến làm việc này.
Bác D cũng lớn tuổi và rất may mắn vì các con thay nhau đến giúp bác ăn ngày 3 buổi. Lúc nào vào sở T cũng thấy bác ngồi nhìn ra cửa, tay bác luôn luôn cầm kim và len để đan móc những chiếc khăn quàng cho con cháu. Con bác nói khi ở nhà bác không chịu nghe lời con cháu và bị té hoài. Vào đây thấy có nhiều bác cùng tuổi, hoặc trẻ hơn, cũng cùng hoàn cảnh nên thay đổi và dễ chịu hơn ngày xưa rất nhiều.
T bây giờ bận rộn hơn xưa nhưng rất vui vì ngoài làm việc của mình T còn có thể làm thông dịch viên nữa. Mình như cây cầu nối cho các bác, các anh, chị và người thân của họ có thể gặp nhau, ngồi chung bàn, tha hồ nói tiếng Việt trong khi ăn để xả stress.
Đây là, viện dưỡng lão trần gian.
Cùng một thời gian, hoàn cảnh, nhưng khác địa điểm.
Bữa ăn sáng bắt đầu từ 7:30 và chấm dứt lúc 9:30, vậy mà đến 9:45 trong lúc ban nhạc bắt đầu chuẩn bị cho buổi hòa nhạc lúc 10:00 ngoài phòng khách, bác X vẫn chưa ăn xong. T xung phong ngồi chờ bác, để cô y tá phụ giúp các bác khác làm vệ sinh rồi đưa họ ra phòng khách nghe nhạc. Còn cô phục vụ tại quầy ăn thi lo dọn dẹp và chuẩn bị cho bữa ăn trưa lúc 11:30.
Bác X năm nay 104 tuổi, đi lại bằng chiếc wheel walker với một chút giúp đỡ để khỏi bị té. Bác vẫn còn rất minh mẫn, bác biết thuốc nào cho bịnh gì và phải uống lúc nào. Bác không thể tự khoanh tròn thức ăn bác thích trong thực đơn của các bữa ăn trong ngày vì tay run và mắt kém. Nhưng bác có thể nói cho cô y tá phụ hoặc và nhân viên nhà bếp đọc và khoanh những món bác chọn, trước khi giao cho nhân viên phục vụ ở quầy thực phẩm trong phòng ăn.
Không gian và cách phục vụ các bác rất giống như mình được phục vụ tại những khách sạn sang trọng hoặc như mình đang đi du lịch trên những du thuyền. Tại quầy ăn, nhân viên phục vụ mặc đồng phục áo sơ mi trắng, áo vét và quần tây đen, tóc vén gọn. Thức ăn thì nóng hổi, từng món ăn, thức uống, món nhẹ, món chính, món tráng miệng, được đưa đến tận tay từng người, từng bàn theo yêu cầu đã chọn trong thực đơn.
Có bác không muốn ra phòng ăn thì được nhân viên mang thức ăn vào phòng theo yêu cầu. Ở đây nhân viên nhà bếp không được quyền vào bên trong phòng nên họ chỉ đưa đến trước cửa, rồi y tá phụ phải mang vào bên trong cho các bác.
Có lẽ vì các bác luôn chậm rãi, từ tốn, nên T cũng phải giảm tốc độ theo cho nhịp nhàng.
Hôm đầu đi làm, T cứ ngỡ là mình đi sai địa chỉ vì khung cảnh và không khí ở đây thật không giống những nơi T làm từ xưa. Bước vào cửa chính, ngang qua quầy kiểm soát ở bên trái, chú bảo vệ cũng mặc đồng phục trắng đen, miệng cười, nhưng mắt lại nhìn vào bảng tên của T. Bên trái là phòng khách với những bình hoa tươi thật lớn, phía trước là phòng ăn lớn, trang hoàng thật bắt mắt.
Trên đường vào chỗ T làm phải đi qua một hành lang nhỏ, bên trái là phòng tập thể duc, bên phải là phòng khách. T đoán như vậy vì thấy có một Grand Piano và vài dẫy bàn ghế cổ điển rất đẹp.
Có vài điểm nổi bật ở đây, bạn không thấy mùi đặc trưng của bịnh viện hoặc nhà dưỡng lão. Vào đây dù là thăm thân nhân hay đưa thuốc cho họ bạn cũng không được mặc quần jean. Nhìn hình thức bên ngoài cơ sở hoặc ngay ở chỗ T đang làm việc bạn không nghĩ đây là một nhà dưỡng lão.
Hôm đọc bài "Một ngày ở viện đưỡng lão'' của Thầy An và A Cường, đó là sự thật ở viện dưỡng lão trần gian.
Nhưng ở đâu cũng có ngoại lệ phải không.
Theo T, ở viện dưỡng lão dù là trần gian hay thiên đường, thật sự không quan trọng lắm. Tất cả chỉ là phù du, tạm thời. Điểm quan trọng là tinh thần lạc quan, vui vẻ và chấp nhận sự thật, cố hòa nhập với môi trường mới dù có khó khăn một chút. Nói thì dễ nhưng anh A chỉ làm được sau 3 tháng. Tuần tới anh quyết định về nhà và dùng 160$/ngày để làm những gì anh thích mà chưa kịp làm trong quá khứ. Mỗi ngày là một niềm vui.
T.
Comment