Announcement

Collapse
No announcement yet.

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA and TRUỜNG SA RẠN SAN HÔ THIÊN NHIÊN VÔ GIÁ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • QUẦN ĐẢO HOÀNG SA and TRUỜNG SA RẠN SAN HÔ THIÊN NHIÊN VÔ GIÁ

    QUẦN ĐẢO HOÀNG SA & TRUỜNG SA

    RẠN SAN HÔ THIÊN NHIÊN VÔ GIÁ

    Phạm văn Khang, 72KNN


    ================================================== ===

    Vùng sinh thái bao gồm hàng trăm đảo nhỏ, bãi cát trắng, và những rạn sản hô vô giá là cơ cấu chính của ba quần đảo lớn nằm trong vùng biển Nam Hải. Rạn sản hô là thành phần chính yếu của các quần đảo này. Riêng quần đảo Trường Sa đã chứa đến 600 rạn san hô lớn nhỏ và là nơi trú ẩn của các loại cá và rùa biển. Câu cối sống thưa thớt trên quần đảo do tác động thường xuyên của các cơn bão nhiệt đới (monsoons). Tuy nhiên đây cũng là nơi sinh sống của các loại chim biển, và rùa biển xanh.




    Các nhà khoa học giả trước đến nay đã nghiên cứu tìm hiểu nhiều và hệ thống sinh thái biển ở đây, nhưng còn rất nhiều điều con người chưa thể khám phá hết. Gần đây sự tranh chấp chủ quyền của các nước trong khu vực cũng làm ảnh hưởng không ít đến việc nghiên cứu sinh thái vùng này



    =================================================

    San hô là những sinh vật tương đối đơn giản, chúng tồn tại ở khắp các vùng biển nông cũng như sâu. Chúng là những cá thể hình trụ rất nhỏ (gọi là polyp) có hàng xúc tu ở trên đầu để bắt mồi trong môi trường nước và được xếp vào lớp san hô (Anthozoa), ngành động vật ruột khoang (Coelenterata) trong hệ thống phân loại động vật. Một số lớn san hô phát triển dạng tập đoàn và hình thành nên bộ xương chung. Cấu tạo một polyp Công cụ bắt mồi của san hô San hô có 3 nhóm chính là san hô cứng, san hô mềm và san hô sừng. San hô cứng có bộ xương bằng đá vôi

    và thường tăng trưởng rất chậm, có loại chỉ vào khoảng 1 cm/năm. Điều đó có nghĩa là một khối san hô với đường kính khoảng 1 m có thể đã trải qua cuộc đời hàng thế kỷ. Khi san hô chết, bộ xương có màu trắng. San hô cứng được xem là thành phần chính cấu tạo nên rạn san hô.



    Chúng chỉ phân bố hạn chế ở những vùng biển nông, ấm áp và cấu trúc đá vôi do chúng liên kết lại tạo thành rạn san hô. Tuy nhiên, chúng rất mảnh mai và có thể bị tàn phá do gió bão và neo tàu. Thế giới hiện có hàng ngàn rạn san hô, giới hạn phân bố của chúng chỉ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trải dài từ khoảng 30o vĩ tuyến bắc đến 30o vĩ tuyến nam nơi mà nhiệt độ nước biển hiếm khi xuống dưới 18oC. Diện tích bao phủ rạn san hô lên đến 600 ngàn km2 . Sự khác biệt về hình thái, thành phần sinh học, tính đa dạng và cấu trúc phản ánh địa - sinh học, tuổi, phân vùng địa động vật và điều kiện môi trường. San hô sừng có thành phần đá vôi bao bọc lõi là vật liệu sừng và/hoặc đá vôi. Tập đoàn san hô sừng có dạng như những chiếc quạt hoặc cành cây mềm mại. Khi chết đi, cái còn lại là bộ xương màu đỏ hoặc đen hay trắng. Loại san hô này cũng sinh trưởng rất chậm. 17 San hô mềm tiêu giảm bộ xương bên trong và chỉ còn lại các trâm xương đá vôi nhỏ. Một số rất mềm dẻo đến mức đu đưa theo dòng nước. Sẽ không còn gì để lại sau khi san hô mềm chết đi. Các polyp và tảo (zooxanthollae) gắn trên nhánh xương san hô.

    ...

    Hình thái rạn san hô co nhieu dang khac nhau. Ở những nơi mà tạo rạn tồn tại, kiểu phát triển của rạn tùy thuộc vào địa hình (độ sâu và hình dạng) của nền đáy, lịch sử phát triển địa chất của vùng và các nhân tố môi trường, đặt biệt là nhiệt độ và mức độ chịu đựng sóng gió. Như chúng ta đã biết, san hô tạo rạn chỉ sinh trưởng trong những vùng nước ấm, có chiếu sáng tốt và cần nền đáy cứng để bám vào.

    Những yếu tố này hạn chế sự phân bố của san hô tạo rạn ở những vùng biển cạn đáy cứng. Bộ xương san hô đến lượt mình lại cung cấp nền đáy cứng cho sự phát

    triển của nhiều san hô hơn và các sinh vật khác. Sự phát triển lên phía trên của cấu trúc rạn có thể cho phép san hô tiếp tục tăng trưởng lên vùng cạn hơn. Qua nhiều quá trình biến động của địa chất biển, đã hình thành các kiểu rạn hô khác nhau:

    - Rạn riềm (fringing reef): rất phổ biến xung quanh các đảo nhiệt đới và đôi khi dọc theo bờ đất liền. Đây là kiểu cấu trúc được coi là đơn giản nhất với sự phát triển đi lên của nền đá vôi từ sườn dốc thoải ven biển, ven đảo. Do tồn tại ở gần bờ, bị ảnh hưởng bởi sự đục nước, nên chúng hiếm khi vươn đến độ sâu lớn.



    - Rạn dạng nền (platform reef): là một cấu trúc đơn giản đặc trưng bởi sự cách biệt với đường bờ và có thể thay đổi lớn về hình dạng. Kích thước của chúng có thể rất lớn, đến 20 km2 chiều ngang. Lịch sử địa chất của chúng cũng rất khác nhau với nguồn gốc hình thành khá đa dạng.

    - Rạn chắn (barrier reef): được phát triển trên gờ của thềm lục địa. Rạn chắn là cấu trúc rạn nổi lên từ biển sâu và nằm xa bờ. Một số vốn nguyên thủy là dạng riềm nhưng do vùng bờ bị chìm xuống hay bị ngập nước khi biển dâng lên.

    - Rạn san hô vòng (atoll): là những vùng rạn rộng lớn nằm ở vùng biển sâu. Mỗi một đảo san hô vòng là tập hợp của các đảo nổi và bãi ngầm bao bọc một lagoon rộng lớn với đường kính có thể lên đến 50 km. Kiểu rạn này chỉ có ở vùng biển sâu nằm ở ngoài thềm lục địa.

    Môi trường tự nhiên

    Ánh sáng

    Tất cả san hô tạo rạn đòi hỏi đủ ánh sáng cho quang hợp của tảo cộng sinh trong nội bào của chúng. Theo độ sâu, ánh sáng thay đổi rất nhanh cả về cường độ và cả về thành phần. Giới hạn này kiểm soát độ sâu mà san hô sinh trưởng. Các loài khác nhau có sức chịu đựng khác nhau đối với mức độ chiếu sáng cực đại và cực tiểu. Đó cũng là một nguyên nhân chính của sự khác nhau về cấu trúc quần xã rạn.

    Trầm tích

    Nhiều kiểu trầm tích khác nhau bao phủ trên và xung quanh rạn bao gồm vụn san hô thô, các loại cát và cả bùn mịn. Kiểu trầm tích trên rạn ở một số nơi nào đó phụ thuộc vào dòng chảy, sóng và cả nguồn gốc trầm tích. Ở gần bờ trầm tích chủ yếu được cung cấp từ đất liền qua vận chuyển của sông. Những trầm tích như thế có thành phần hữu cơ cao, dễ bị khuấy động bởi sóng và có thể giữ lại lơ lững trong nước một thời gian dài, làm đục nước và hạn chế độ xuyên sáng. Sự sa lắng của chúng có thể giết chết các sinh vật như san hô, hoặc làm nghẹt các polyp không đủ khả năng đẩy chúng ra.

    Độ muối

    Ít khi độ muối nước biển trở nên quá cao để ảnh hưởng đến quần xã san hô. Độ muối thấp có ảnh hưởng quan trọng và thông thường hơn đối với phân bố rạn và phân vùng san hô. Rạn không thể phát triển ở những vùng mà nước sông tràn ngập, đó là nhân tố chính kiểm soát san hô dọc bờ. Ảnh hưởng chính của độ muối lên phân bố vùng san hô là do nước mưa. San hô (a) (b) 19 nói chung có khả năng chịu đựng độ muối thấp trong một giai đoạn ngắn, nhưng khi mưa rất to cùng với triều thấp rạn có thể bị hại, thậm chí bị phá hủy hoàn toàn.

    Biên độ triều

    Mức chênh triều khác nhau giữa các rạn ở các vùng khác nhau. Sự khác nhau đó ảnh hưởng đáng kể đến sự phân vùng của quần xã san hô. Triều càng cao, ảnh hưởng của sự ngập triều và khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng tương ứng cũng như ảnh hưởng đến sự bày khô càng lớn.

    Thức ăn và các chất dinh dưỡng vô cơ

    Cũng như những sinh vật khác, san hô đòi hỏi cả thức ăn và chất dinh dưỡng vô cơ. Thức ăn cũng có thể lơ lững trong nước biển như những mảnh nhỏ bao gồm cả sinh vật đang sống. Cũng như những nơi khác, trên rạn có những sinh vật ăn các sinh vật này và bị ăn bởi các sinh vật khác và như thế chuỗi thức ăn được hình thành, trong đó tất cả các động thực vật đều liên hệ với nhau. Khi quan tâm đến nhu cầu thức ăn của sinh vật rạn, một điều quan trọng là phải tách rời nhu cầu của một loài, nhóm loài với nhu cầu của toàn rạn, bởi vì để đạt được sự bền vững lâu dài cần có một cân bằng tổng thể trong chu trình dinh dưỡng của chúng. Rạn vừa tạo vừa tiêu thụ các chất dinh dưỡng, nhưng trao đổi với vùng biển xung quanh nhỏ so với vật chất sản sinh bên trong từ chu trình liên tục. Các dinh dưỡng đi vào rạn thường là từ sông, nhưng nếu không có sông, đối với các rạn ở xa đất liền, chất dinh dưỡng chỉ đến qua dòng chảy bề mặt.

    Nhiều rạn có sự cung cấp dinh dưỡng vô cơ khác như là dưới một điều kiện nào đó, dòng chảy hướng vào rạn có thể làm cho nước ở tầng sâu chuyển lên bề mặt. Loại nước trồi này thường giàu phospho và các chất hóa học phân tử khác. Nhiều rạn có sự thay đổi theo mùa về nguồn dinh dưỡng, đặc biệt là những rạn có vĩ độ cao nơi mà ảnh hưởng các mùa rõ rệt hơn.

    Nhiệt độ và độ sâu

    Các yếu tố trên đây là tất cả phương diện chính của môi trường tự nhiên kiểm soát cấu trúc quần xã san hô. Một yếu tố quan trọng khác là nhiệt độ, nó giới hạn sinh trưởng san hô và phát triển rạn. Tương tự như vậy, độ sâu của một vùng kiểm soát chủ yếu hình dạng của rạn. 2.1.4

    Các mối quan hệ trong quần xã Mỗi loài san hô có sự sắp xếp riêng về chiến lược sinh trưởng, nhu cầu thức ăn và khả năng sinh sản. Mỗi một loài cũng thích ứng riêng với sự tác động của bão tố, sinh vật ăn thịt, bệnh tật và sinh vật hại. Mỗi loài cạnh tranh với loài khác về không gian, ánh sáng và các lợi ích khác. Kết quả cuối cùng của tất cả các mối quan hệ và sự cân bằng làm cho quần xã san hô trở nên đa dạng nhất trong tất cả các quần xã trên trái đất. Với san hô những mối quan hệ cần được xem xét bao gồm: thức ăn, địch hại và sự cạnh tranh lãnh thổ giữa chúng với nhau.

    Thức ăn

    San hô tạo rạn có hai nguồn thức ăn chính: tự bắt mồi và các hợp phần hữu cơ được tạo ra và bài tiết bởi tảo cộng sinh Zooxanthellae trong mô san hô. Ngược lại, san hô cung cấp cho tảo nơi sống và các chất bài tiết như phospho và nitrat. Tảo đáp ứng cho san hô tới 80% nhu cầu 20 thức ăn tổng số của chúng. Những san hô sinh trưởng ở vùng nước nông trong suốt với độ chiếu sáng cao, thường có polyp nhỏ. Chúng có khả năng bắt các động vật nổi nhỏ. Một số san hô khác thường sống ở các vùng nước đục có các polyp lớn. Chúng không có bộ tế bào gây độc trên các xúc tu như bọn ăn sinh vật nổi. Nguồn thức ăn của chúng chưa rõ, nhưng có thể chủ

    yếu là mùn bã hữu cơ. Hầu hết các rạn san hô tồn tại trong môi trường nghèo chất dinh dưỡng vô cơ như phosphat, nitrat và sắt nhưng chúng có năng suất xấp xỉ như rừng nhiệt đới. Các cá thể san hô và tảo cộng sinh Zoothanllae có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ đại dương xung quanh.

    Tầm quan trọng của hệ sinh thái rạn san hô

    Các rạn san hô đa dạng và tuyệt mỹ đã tham gia hình thành và bảo vệ hàng ngàn hòn đảo. Chúng cũng có tầm quan trọng ở nhiều đảo lớn và vùng bờ biển trong việc bảo tồn đất đai và sự tồn tại của con người. Rạn có ý nghĩa thật sự đối với cộng đồng cư dân ven biển ở các quốc gia vùng nhiệt đới. Do khác nhau về yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, giá trị của rạn san hô được đánh giá khác nhau giữa các nước hoặc các cộng đồng. Đối với các cộng đồng kinh tế phát triển, rạn san hô được coi là tài nguyên về xã hội và văn hóa. Giá trị kinh tế được hiểu ở phương diện giải trí và du lịch. Các loài đặc sản trong rạn san hô cũng rất hấp dẫn nhưng không phải là thiết yếu. Nhiều cộng đồng như thế đã hỗ trợ cho chương trình nghiên cứu khoa học nhằm hiểu biết chức năng của các hệ rạn san hô và tổ hợp phức tạp này liên quan như thế nào đến môi trường biển và lục địa. Sau đây là những đặc tính của rạn san hô góp phần tạo nên giá trị về mặt xã hội và văn hóa và được coi là một nguồn lợi đặc biệt.

    Năng suất sinh học

    Các rạn san hô được coi là một trong những hệ sinh thái có năng suất cao nhất trên thế giới. Chúng chiếm khoảng 0,1% diện tích bề mặt quả đất, nhưng nghề cá liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với rạn san hô mang lại khoảng 10% sản lượng nghề cá thế giới

    Sức sản xuất của rạn

    san hô cao là nhờ tính hiệu quả của chu trình chuyển hóa vật chất. Trong đó tảo cộng sinh Zooxanthellea, tảo có khả năng cố định N và vi khuẩn sống trong trầm tích đóng vai trò quyết định. Nhóm san hô tạo rạn, do có tảo cộng sinh nội bào nên khác với các nhóm động vật khác, chúng có khả năng tự dưỡng. Trong điều kiện chiếu sáng thích hợp, quá trình tự dưỡng này đã cung cấp hơn 50% dòng năng lượng cho hệ sinh thái. Sức sản xuất sơ cấp của rạn san hô thường cao hơn vùng ngoài rạn đến hàng trăm lần. Nhiều tác giả đánh giá hệ sinh thái san hô là cơ sở dinh dưỡng hữu cơ, và là nguồn cung cấp thức ăn không chỉ cho bản thân sinh vật sống trong rạn mà còn cho cả vùng biển chung quanh. Rạn san hô thường gắn bó chặt chẽ với rừng ngập mặn, thảm cỏ biển nên chúng tạo cho thủy vực năng suất cao. Hàng năm, rạn san hô cung cấp hàng triệu tấn carbon cho các vùng nước lận cận phục vụ cho quá trình sống trong đại dương.



    Sinh vật rạn san hô

    Rạn san hô cũng được coi là hệ sinh thái quan trọng nhất, chúng bao gồm nhiều loài đặc trưng đại diện cho hầu hết các nhóm động vật biển. Một số lượng lớn các hang hốc trên rạn cung cấp nơi trú ẩn cho cá, động vật không xương sống đặc biệt là cá con. Nhiều sinh vật rạn 22 san hô như cá, rùa, tôm hùm, bạch tuộc, trai ốc và rong đỏ được khai thác làm thực phẩm. Nguồn khai thác nhiều nhất là cá. Sản lượng lớn nhất của cá khai thác quanh rạn thuộc về các nhóm cá di cư, chỉ vào rạn theo mùa như cá thu, cá ngừ,... Những cá này phân bố rộng trong đại dương nhưng trong một thời gian chúng đến gần các rạn để kiếm thức ăn và trong một số trường hợp

    là để sinh sản. Các loài cá trải qua cả cuộc đời trong rạn như cá mú, cá hồng,... có thể đánh bắt quanh năm nhưng sản lượng không lớn. Tôm hùm là nguồn lợi gắn liền với rạn có nhu cầu rất lớn làm thực phẩm cho con người và bị khai thác ở nhiều vùng. Các nguồn lợi khác như bạch tuộc, trai tai tượng, trai ốc và các loại thực phẩm khác cũng được khai thác triệt để bằng các hình thức đơn giản và ít tốn kém. Các loại rong biển cũng được khai thác nhiều ở rạn san hô.

    Một số trong chúng có giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều viatmin và muối khoáng. Một số sinh vật khác được khai thác để làm đồ mỹ nghệ. San hô cứng được bán trong các cửa hàng lưu niệm và được sử dụng để trang trí hồ cá. Nhiều loài trai ốc được khai thác làm đồ lưu niệm, trang sức. Các loài rắn biển cũng đang được khai thác cho mục đích y học. Trong những năm gần đây, cá cảnh biển trở thành nguồn cung cấp cho một thị trường sôi động. Nhiều loài cá và động vật không xương sống trở thành đối tượng xuất khẩu từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển ở Châu Âu, Mỹ, Nhật. Phương pháp đánh bắt cá cảnh thường bất cẩn và làm hư hại lớn sinh thái rạn san hô. Các chất độc như cyanide, formalin đang được sử dụng để

    gây mê cá, chất độc cũng giết một phần các tập đoàn rạn san hô. Những hoạt động trên rạn để đánh bắt cá đã phá hủy nhiều rạn san hô cành vốn là vùng cư trú của cá cảnh. Một hoạt động trực tiếp nữa là khai thác san hô làm vật liệu xây dựng và nguyên liệu công nghiệp. Cả san hô chết và sống đều bị khai thác để lấy về nung vôi (Sri Lanka, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Việt Nam), để làm đường giao thông (Indonesia, Ấn Độ), và để làm cảng, chắn bờ. Cát san hô được nạo vét để làm vôi trong nông nghiệp và xi măng. Các rạn san hô còn được coi là kho dược liệu dưới đáy biển do có mặt nhiều nhóm sinh vật có hoạt tính sinh học hoặc độc tố có giá trị dược liệu. Các loài san hô sừng, san hô mềm cho nhiều hoạt chất có giá trị dược liệu quý. Các nhóm sinh vật khác như hải miên, rắn biển, cầu gai, hải sâm, cá độc và nhiều loài rong biển đều có những chất có hoạt tính sinh học cao có thể sử dụng làm dược liệu. Tính đa dạng của các loài trên san hô cao đến mức nhiều loài: đặc biệt là động vật không xương sống như giun, tôm vẫn chưa được mô tả. Vì vậy rạn được coi là "kho dự trữ" gien. Chúng lưu trữ nhiều chứng cứ để chúng ta có thể hiểu được các quần thể động thực vật phát triển như thế nào và có chức năng gì, cũng như chúng có thể có những giá trị tiềm ẩn trong tương lai.

    Giá trị khác của san hô

    Sự phức tạp về quá trình hình thành, sự khác nhau về hình dạng, màu sắc và trạng thái của sinh vật đã làm cho rạn có vẻ đẹp hiếm có và lôi cuốn đối với con người. Rạn là nguồn cảm hứng và đối tượng cho các nhà nhiếp ảnh dưới nước và của các nhà khoa học. Rạn cũng là nguồn lợi to lớn phục vụ cho giải trí và du lịch và được coi là có một giá trị văn hóa hiện đại. Bơi và lặn là một cơ sở cho việc phát triển kinh tế cho nhiều vùng đảo nhỏ, nơi mà tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là ánh nắng mặt trời, biển và thủy sản. Trước đây, câu và săn cá rạn là 23 môn thể thao chính trên rạn, giờ đây xem và chụp ảnh sinh vật rạn trở nên hấp dẫn hơn. Cư dân tại chổ giải

    trí với rạn ít hơn là khách du lịch, tuy nhiên, du khách mang lại lợi ích nhờ tạo ra cơ hội buôn bán và việc làm. Trong vài thập niên gần đây do nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí tăng cao, rạn trở thành nguồn thu lớn cho ngành du lịch sinh thái. Rạn san hô là nơi các du khách tham quan bơi lội và lặn, hàng năm một lượng lớn du khách đến các đảo và vùng ven biển nơi có các rạn san hô đẹp để thư giản và khám phá vẻ đẹp kỳ diệu của các rạn san hô. Các nguồn thu từ du lịch rạn san hô ở Úc (Great Barrier Reefs) hàng năm thu gần 2 tỷ đô la Úc. Các rạn của Florida thu mỗi năm thu 1,6 tỷ USD, chỉ riêng du lịch lặn ở Caribbe và Hawaii thu khoảng 300 triệu USD. Du lịch

    ặn ở Việt Nam bắt đầu khởi sắc từ cuối những năm 1990. Thành phố Nha Trang được coi là trung tâm của du lịch biển Việt Nam, nơi có rạn san hô đa dạng và tuyệt đẹp. Năm 2003, khách du lịch đến Nha Trang mang về cho tỉnh Khánh Hòa khoảng 300 tỷ đồng Việt Nam. Khánh Hòa cũng là nơi đầu tiên ở Việt Nam khai thác rạn san hô như là nguồn cảm hứng cho các cuộc thi chụp ảnh. Tham quan rạn san hô cũng phát triển ở Côn Đảo, nhưng còn ở quy mô nhỏ và chưa trở thành hoạt động du lịch chính thức. Cù Lao Chàm đang định hướng phát triển du lịch biển song song với thiết lập khu bảo tồn biển. Khách du lịch cũng góp phần quan trọng cho sự phát

    triển của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang trong những năm gần đây. Khách du lịch Phú Quốc chủ yếu đi thăm khu rừng tự nhiên ở phía Bắc đảo và bơi lội ở các bãi tắm ở các đảo.

    Các giá trị gián tiếp

    Giá trị trực tiếp mà nghề cá và du lịch được coi là khá lớn. Theo ước tính của các nhà khoa học cứ trung bình 1 km2 rạn có thể mang lại 108.000 USD từ nghề cá và 400.000 USD từ hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, rạn san hô còn gián tiếp mang lại cho con người nhiều lợi ích khác với giá trị không thể tính hết. Rạn san hô có thể đóng vai trò quan trọng về phát triển kinh tế, tạo việc làm và phúc lợi xã hội. Nghề cá tạo ra việc làm cho phần lớn cư dân ở các đảo và ven biển trong hoạt động đánh bắt và một số công việc khác liên quan đến biển, các nhà máy chế biến sản phẩm từ biển là một ví dụ. Rạn san hô được sử dụng cho giáo dục chính thức và không chính

    thức. Giáo dục không chính thức thông qua hoạt động của các công viên biển và các khu bảo tồn, bao gồm cả xuất bản tài liệu và phát hành phim ảnh. Các hồ cá nhân tạo (aquarium) là một hình thức giáo dục không chính thức. Các chuyến thực địa cho sinh viên, học sinh đến các rạn san hô và trạm nghiên cứu ở các vùng biển là một ví dụ về việc sử dụng rạn san hô để giáo dục chính thức. Rạn san hô là phòng thí nghiệm tự nhiên với các ví dụ sống về các nguyên lý sinh học để dạy trong trường học. Rạn san hô còn được coi là nơi nuôi dưỡng và bảo vệ nhiều loài sinh vật quý hiếm, đồng thời là phòng thí nghiệm sống phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục cộng đồng về giá trị văn hóa của môi trường biển. Rạn cung cấp một ngân hàng gen của những loài có giá trị cho nghiên cứu bản chất của sự sống. Chúng còn có giá trị không thể đánh giá hết đối với y học và dược học. Trong nhiều trường hợp rạn còn là rào chắn bảo vệ bờ chống xói lở.

    Những đê tự nhiên này còn bảo vệ cho vùng nước sau rạn khỏi sóng bão. Ước tính mỗi km2 rạn san hô cho phép tiết kiệm 190.000 USD chi phí cho việc bảo vệ vùng bờ hàng năm. Các đầm phá (lagoon) phía 24 trong rạn có thể khá sâu và có kênh thông với biển đã trở thành các bến đậu của tàu thuyền và là cơ sở để hình thành các cụm dân cư ven bờ. Ở một mức độ nhất định, hệ thống rạn san hô có khả năng tiếp nhận và xử lý chất thải nhờ sự phân hủy nhanh bởi vi khuẩn và các thành phần khác của nó. Tuy nhiên, khi vượt quá giới hạn sẽ xảy ra sự tăng số lượng các loại tảo, trầm tích hoặc cầu gai ăn mùn bã trong rạn và như thế cá cũng như các loài nhạy cảm khác cũng giảm xuống.

    Rạn san hô Việt Nam


    Rạn san hô là một trong những hệ sinh thái đặc sắc của biển Việt Nam, nơi có đa dạng sinh học rất cao, năng suất sơ cấp lớn, cảnh quan kỳ thú. Các rạn san hô của Việt Nam phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam trên diện tích khoảng 1.222 km2 , tập trung nhiều ở vùng biển Nam Trung bộ, Quần đảo Hoàng Sa và Trường sa. San hô Việt Nam rất đa dạng và phong phú với khoảng 350 loài tạo rạn kèm theo khoảng 3.000 loài sinh vật khác có đời sống liên quan và gắn bó với vùng rạn san hô. Trong đó, có khoảng 2.000 loài sinh vật đáy, 500 loài cá và nhiều loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm (Panulirus), bào ngư (Haliotis diversicolor), trai ngọc (Pteria martensi), hải sâm (Holothuria),... sống gắn bó trực tiếp với san hô. Ở vịnh Hạ Long, phát hiện được 205 loài san hô cứng, 27 loài san hô mềm. Ở Côn Đảo, có 219 loài san hô, tập trung thành khu vực lớn kèm theo 160 loài cá san hô. Nhìn chung, hệ sinh thái rạn san hô có cấu trúc phức tạp, rất nhạy cảm với sự đe dọa của môi trường, đặc biệt là những de dọa từ con người như đánh bắt cá bằng thuốc nổ, hóa chất độc, khai thác san hô bừa bãi, hoạt động du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội khác. Trong 15 năm trở lại đây, khoảng 15-20% diện tích các rạn san hô bị mất, tập trung chủ yếu ở các vùng có dân cư sinh sống như vịnh Hạ Long, các tỉnh ven biển miền trung và một số đảo có người sinh sống thuộc quần đảo Trường Sa. Độ phủ trên rạn san hô đang bị giảm dần theo thời gian, nhiều nơi độ phủ giảm trên 30%. Điều này cho thấy rạn san hô đang bị phá hủy và có chiều hướng suy thoái mạnh. Sự biến đổi diện tích và những tổn thương của nhiều rạn san hô gây nhiều thiệt hại cụ thể như sự giảm đa dạng sinh học, sinh thái và chất lượng môi trường biển; mất kế sinh nhai của cộng đồng vùng ven biển và thiệt hại cho ngành du lịch và thủy sản.

    Đất nước Việt Nam thật giàu đẹp - từ Bắc (Ải Nam Quan) đến Nam (Mũi Cà Mau), và vươn ra biển Đông với các quần đào Hoàng Sa, Trường Sa của những rạn san hô trắng xóa.

    Đây là một tài sản vô giá của dân tộc Việt !



  • #2
    Việt Nam mình Trời cho có một địa thế và Tài nguyên thiên nhiên vô giá , thế nên nhiều nước tranh chấp và chiến tranh daì dài hàng bao nhiêu thế kỷ nay. " Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu , một trăm năm đô hộ giặc Tây , ba mươi năm nội chiến từng ngày..." Cho đến bây giờ dân mình vẫn khổ và cũng không thoát ra được ách cai trị của giặc Tàu phương Bắc , đành phải mất trắng hai đảo Hoàng sa và Trường Sa. Lại thêm một tin tức mới khu thương mại tại Đà Nẵng mà chỉ cho người Tàu du lịch vào và cấm không cho người VN vào . Nước mình mà mình bị cấm thì tương lai đất nước mình sẽ ra sao nhỉ? Nghĩ thật buồn cho dân VN mình quá . Biết đến bao giờ ?

    Comment


    • #3
      1460–1497, under the reign of Emperor Lê Thánh Tông, the Vietnamese began conducting commercial activities on and around Hoàng Sa, including harvesting abundant sea-products and conducting salvage operations on shipwrecks.

      (Wikipedia)


      https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

      Comment


      • #4

        Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands), có nghĩa là Cát vàng hay bãi cát vàng, là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông. Quần đảo nằm cách miền Trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 200 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý.

        Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo:

        Nhóm An Vĩnh (Amphitrite Group): Ở phía đông bắc của quần đảo. Nhóm này bao gồm đảo Bắc, đảo Cây (đảo Cù Mộc), đảo Trung (đảo Giữa), đảo Đá, đảo Linh Côn, Đảo Nam, đảo Phú Lâm, đá Bông Bay, cồn cát Bắc, cồn cát Nam, cồn cát Tây, cồn cát Trung, hòn Tháp, đá Trương Nghĩa, bãi Bình Sơn, bãi Châu Nhai, bãi Gò Nổi, bãi Quảng Nghĩa, bãi Thủy Tề,...

        Nhóm đảo Lưỡi Liềm (Crescent Group): Bao gồm các thực thể địa lí ở phía tây nam của quần đảo. Nhóm này còn được gọi là nhóm Trăng Khuyết hay nhóm Nguyệt Thiềm. Nhóm Lưỡi Liềm bao gồmcác đảo Ba Ba, đảo Bạch Quy, đảo Duy Mộng, đảo Hoàng Sa, đảo Hữu Nhật, đảo Lưỡi Liềm, đảo Ốc Hoa, đảo Quang Ảnh, đảo Quang Hòa,đảo Tri Tôn, đá Bắc, đá Chim Én (Yến), đá Hải Sâm, đá Lồi, đá Sơn Kỳ, đá Trà Tây, bãi Đèn Pha, bãi Ngự Bình, bãi Ốc Tai Voi, bãi Xà Cừ,...



        Các chính quyền Việt Nam từ thế kỷ 17-18 đã tổ chức khai thác quần đảo. Đến đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn Việt Nam đã chính thức xác lập chủ quyền trên quần đảo. Tới đầu thế kỷ 20, Liên bang Đông Dương thuộc Pháp tiếp tục chủ quyền đối với quần đảo từ nhà Nguyễn, nhưng bắt đầu có sự tranh chấp chủ quyền với các chính quyền Trung Quốc. Trước năm 1974, Việt Nam Cộng hòa tiếp nối thực hiện chủ quyền và kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa còn Trung Quốc kiểm soát phần còn lại (từ năm 1956).

        Từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 đến nay, Trung Quốc kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đồng thời tuyên bố đây là lãnh thổ của họ. Chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa vẫn đang là chủ đề tranh luận giữa Trung Quốc, Việt Nam và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan).

        Quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất là khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất là khoảng 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 và các Cam Ranh 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý. trong vùng biển chiếm khoảng 160.000 đến 180.000 km2. Biển tuy động nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng 11km2.

        Trường Sa gồm ba nhóm đảo:

        Nhóm thứ nhất: Tập hợp các thực thể ở phía bắc Trường Sa với mật độ phân bố dày và đồng đều, như cặp đảo Song Tử, bãi Đinh Ba, đảo Thị Tứ, Loại Ta, đá Cá Nhám, đảo Ba Bình, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và đá Lớn.

        Nhóm thứ hai: Tập hợp các thực thể ở phía đông và đông nam Trường Sa với mật độ phân bố thưa và đều, như đảo Bình Nguyên, Vĩnh Viễn, đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây, bãi Suối Ngà, đá Suối Ngọc, đá Núi Le, Tốc Tan, Phan Vinh, đá Tiên Nữ và đá Công Đo.

        Nhóm thứ ba: Tập hợp các thực thể ở phía nam và tây nam, phân bố rời rạc và rất không đồng đều về mặt kích thước, như đá Lát, đảo Trường Sa, đá Tây, đá Đông, đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đảo An Bang, đá Thuyền Chài, đá Kỳ Vân, bãi Kiêu Ngựa và bãi Thám Hiểm.



        Thời nhà Nguyễn triều vua Minh Mạng thì tên Vạn Lý Trường Sa xuất hiện trong bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ của Phan Huy Chú. Bản đồ này đặt nhóm Vạn Lý Trường Sa ở phía nam nhóm Hoàng Sa. Về mặt địa lý thì cả hai nhóm đều được khoanh lại thành một quần đảo lớn nằm dọc bờ biển miền trung nước Đại Nam.

        Quần đảo này đang trong tình trạng tranh chấp ở các mức độ khác nhau giữa sáu bên là Brunei, Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Malaysia, Philippines và Việt Nam.

        Các nước đang tranh chấp biển, đảo ở biển Đông đều có những bằng chứng như sử liệu, bản đồ để xác định chủ quyền ''không thể tranh cãi'' của họ, như thế rất khó để phân định bằng chứng nào là đáng tin cậy hơn. ''Luật của kẻ mạnh'' đang được áp dụng, trong khi đó phản ứng của quốc tế kể cả của Mỹ đối với vấn đề này vẫn chỉ có tính cách tượng trưng. Lợi dụng thời cơ, nước lớn nhất trong khu vực đã chiếm thêm đảo và xây dựng các công trình bền vững trên đó nhằm tạo thành chuyện đã rồi. Tham vọng lãnh thổ đi kèm với sức mạnh kinh tế và quân sự đang lên của họ khiến cho các nước láng giềng khó lòng giữ vững được những gì đang có, nói chi đến chuyện giành lại những gì đã mất. Chúng ta phải làm sao đây?

        References:





        https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%..._Ho%C3%A0ng_Sa

        Comment


        • #5
          Cám ơn Ngọc Lan đã quan tâm và góp ý đến các hải đảo xa của Việt Nam. Cảm ơn Hùng đã đóng góp cho bài viết trên thêm phần phong phú. Mong anh em có dịp gặp lại nhau.
          https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

          Comment


          • #6
            Các bạn mến,

            Bất cứ ai là người Việt Nam vẫn còn nặng tình với quê hương, hẳn sẽ rất đau lòng khi nhìn thấy số phận hẩm hiu của tương lai đất nước. Tuy nhiên niềm hy vọng sẽ không bao giờ tắt khi tự đáy con tim chúng ta vẫn còn cất cao 2 tiếng Việt Nam.

            KD luôn muốn truyền lại cho con cháu:

            - Tiếng nói và chữ viết của dân tộc VN . Sao cho đúng từ cách phát âm đến cách dùng văn phạm . Qua những tác phẩm dành cho tuổi hoa niên , chẳng hạn của Duyên Anh , báo tuổi hoa , đơn giản hơn nữa là những áng thi ca tục ngữ , ca dao .v.v. nghĩa là xử dụng những gì đơn giản và dễ hiểu nhất , dễ nhớ nhất để học mà vui , vui mà học .

            - Phụ huynh cũng cần tiếp tay giúp con em trong việc truy tìm sự thực qua qúa trình tồn tại và phát triển của dân tộc . Đặc biệt là qua những sử liệu chân chính (chính sử) chứ không qua những tài liệu lịch sử bị bóp méo và dối trá như hiện nay .

            - Tìm đọc những thi ca như Chinh phụ ngâm , Kiều , thơ hồ xuân Hương . V.V. để tìm thấy hồn dân Việt , (văn hóa việt) để rồi sẽ yêu con người VN và quê hương VN hơn . Khi mọi người Việt đã mang trong mình 1 tình yêu cháy bỏng với quê hương thì hy vọng mọi việc sẽ trở nên sáng sủa hơn .

            Thân ái .

            KimDung

            Comment


            • #7
              Xin mời tham khảo thêm về

              SAN HÔ

              Khang Phạm, Canada

              Comment


              • #8
                Kim Dung ơi, mình cũng có suy nghĩ như KD . Chúng mình tuy lớn lên trong thời gian chiến tranh nhưng thật may mắn là được lớn lên ở miền Nam và được hấp thụ một nền giáo dục thật tuyệt vời của miền Nam thời gian đó . Được thầy cô dạy những điều hay lẽ phải , những bài văn, bài thơ, bài hát đi vào lòng người mình vẫn không bao giờ quên . Học từ Nhân , Lễ , Nghĩa , Trí, Tín. Từ "Tôn Sư trọng đạo", Hiếu kính cha mẹ ông bà, "thương người như thể thương thân".... Những bài hát như "Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau..." "Khoẻ vì nước " cả một thời hào hùng của tuổi trẻ . Những bài văn hay , những cuốn truyện Tuổi Hoa thật là dễ thương.Bây giờ tuổi trẻ ở VN thì dùng nhiều chữ mới những danh từ lạ và sai lỗi chính tả quá nhiều , lại không được dạy đạo dức làm người mà chỉ theo đạo đức CM nên mình thấy họ hung dữ quá , mình sợ , không biết con người VN ngaỳ mai sẽ ra sao ? Khi không còn lòng tin và tính cách dân tộc mình .Còn ở nước ngoài vì "Nhập gia tuỳ tục" nên các em nhỏ cũng đâu có bao nhiêu thời gian để đi học tiếng Việt cùng phong tục và văn hoá nước mình . Tuy thế hệ đầu như cha , anh và thế hệ tụi mình cũng cố gắng dạy dỗ và gìn giữ văn hoá VN bằng cách mở các lớp dạy Việt Ngữ ở các nơi vào ngày Chủ nhật, nhưng thời gian ít quá ,với lại các em phải học những môn chính ở trường để thâm nhập vào cuộc sống mơí, còn tiếng Việt chỉ là môn phụ học đưọc chữ naò hay chữ đó , chứ các em đâu được học đầy đủ như những gì tụi mình đã được học đâu . Thật tiếc thay cho thế hệ sau này nhưng nghĩ chúng nó may mắn sướng hơn tụi mình ngaỳ xưa về vật chất và tự do mọi mặt.Mình cũng cố gắng đi dạy tiếng Việt cho các em , nhưng " Lực bất tòng tâm " KD ơi.

                Comment

                Working...
                X