Announcement

Collapse
No announcement yet.

BÚP-BÊ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16

    Trong đời ai cũng có ít nhiều may mắn các bạn ơi. KD ngày đó mới qua Úc nghèo lắm, D thường hay nói với James : "Con coi em cho mẹ làm, để khi nào con cần gì thì mẹ có tiền mua cho con". James là đứa trẻ con, vừa thích em, vừa được trao đổi nên cậu chơi với em. Trong cái nghèo nó có cái may, các bạn thấy đó. May mắn, hạnh phúc cũng là chuyện của cuộc đời, anh Cừ nói hạnh phúc, may mắn, ai cũng có, nếu chưa được cái này thì vẫn có thể được cái khác. Hạnh phúc được trải dàn trong cuộc sống qua nhiều lãnh vực, nhiều mặt, nhiều khía cạnh, tùy thuộc vào sự cần thiết được thoả mãn. Hạnh phúc rất đơn giản nó ở trong chính tâm của mình.

    Cô giáo mà H kể, trên đất Úc KD nghĩ chỉ có một không hai vì người Úc, ngay cả trong giới lao động cũng qúi người lắm, nhất là trong thời mình mới qua Úc.

    Trong những ngày còn làm ở hãng dệt, KD chẳng đến lớp ngày nào. Khi James đến trường thì có cô giáo dạy kèm Anh văn, James đem sách vở về cho mẹ mượn học theo. Mỗi khi phải nói chuyện với khách hàng, KD nói trước với họ: "Tiếng Anh của tôi nghèo lắm". Họ bảo: "Không sao", rồi sửa cho D những lỗi sai văn phạm và dạy D cách phát âm cho đúng, ngày nào cũng thế. Bây giờ ở trong nhà cả ngày chẳng có cơ hội nói chuyện với ai cả nên tiếng Anh cũng bị mòn đi nhiều. Ông bà mình nói đúng "văn ôn võ luyện" mà. Mấy ông bà chủ Úc thương KD lắm, ngoài những chuyện sửa dạy tiếng Anh, còn ôm cho D cả thùng chuyện con nít rồi bảo James dạy mẹ tập đọc. KD vui thấy mình được ở Úc mà còn được người Úc thương, KD thật sự hạnh phúc.

    Thân Ái

    KImDung

    Comment


    • #17
      KD và các bạn mến,

      Đúng như KD nói , người dân Úc nói chung rất thân thiện và thương người lắm đó. Còn cô giáo mà H kể là chuyện hiếm hoi thôi, bởi vậy nhà trường và cô giáo đó phải xin lỗi, sau đó nhà trường đã có 1 nhân viên song ngữ làm việc toàn thời trong trường các bạn à.

      Mấy tháng sau, hội từ thiện cũng sắp xếp một bà đến dạy Anh văn tại nhà cho gia đình H vào cuối tuần nữa. Cám ơn xã hội Úc đầy tình người.

      Gia đình H cũng đi học tiếng Anh tại trường miễn phí. Ở nhà lại ráng nói tiếng Anh với con vì muốn giỏi tiếng Anh hơn.

      Vào năm con lên học lớp 10, có người nhà từ Việt Nam sang du lịch la toáng lên: “ Phải cho mấy đứa nhỏ đi học tiếng Việt đi, chẳng nói chẳng viết được tiếng Việt nữa rồi”.

      Từ lúc ấy, gia đình H mới cho con vào lớp học tiếng Việt mỗi sáng thứ bảy của cộng đồng, và kèm tiếng Việt cho các con.

      Rồi H xin dạy thiện nguyện tiếng Việt cho cộng đồng vào mỗi sáng chủ nhật, H phụ trách lớp nhỏ nhất, là lớp dạy từ dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.

      Trong lớp học này, khi học về 5 dấu thì cô và trò cùng nhau tập thể dục, vui lắm:

      Giang thẳng hai cánh tay ra hai bên ngang vai, rồi hơi nâng cách tay phải lên trong khi cánh tay trái thấp xuống, trông như một dấu sắc kéo dài từ đầu ngón tay phải đến đầu ngón tay trái, nói :”sắc”

      Khi hai cánh tay nghiêng theo chiều ngược lại, tức cánh tay trái giơ cao trong khi cánh tay phải ở vị trí thấp hơn, thì từ đầu ngón tay trái đến đầu ngón tay phải sẽ như tạo thành dấu huyền, cùng ủ rũ: ”huyền” .

      Tay trái chống lên eo, tay phải tạo thành vòng cong với đầu ngón tay qua khỏi đỉnh đầu, thì cánh tay phải tạo thành đường cong như lưỡi liềm, cùng la to “ hỏi”.

      Hơi nghiêng cạnh sườn sang bên phaỉ, thì tay trái sẽ vẫn cong mà bị tách khỏi eo rồi đó, trong khi đầu và tay phải bị nghiêng sang bên phải, độ cong trái chiều của 2 cánh tay trông như một dáu ngã, cả cô và trò cùng than “ngã”.

      Bây giờ thì hãy khoanh tay lại cho thật chặt, cho thật tròn trịa nhé, thả người ngồi xổm xuống đất đi nào, cả thân hình bây giờ tròn tròn y hệt một dấu nặng rồi đó, cùng nhau thở dài “ nặng”.



      Thân ái

      Hiền


      Comment


      • #18
        Cám ơn Hiền đã chia xẻ những kinh nghiệm dạy tiếng Việt cho các em nhỏ, rất sinh động. Hồi mới vào dạy tiếng Việt nhà trường đề nghị mình dạy lớp 1, nhưng mình thấy dễ quá, để các em trẻ dạy và có nhiều em tutor giúp được. Còn lớp 5 trở lên kiếm các em tutor phụ lớp rất khó, vì các em không rành tiếng việt lắm nên mình nhận dạy lớp 5 để còn chỉnh sửa câu văn và các lỗi tập viết cho các em. Bây giờ đến tuổi về hưu mới trở lại nghề mình thích cũng hơi muôn nhưng vẫn vui vì mình cũng rất thích trẻ con. Ngày con còn bé, khi đi làm phải gởi con cho babysit, chỉ mong hôm có tuyết để được nghỉ ở nhà. Mình nói với cô bạn làm chung: "Chỉ được ở nhà ôm con ngủ là hạnh phúc nhất thôi". Bây giờ nó lớn rồi, thời gian qua nhanh quá, muốn kéo lại cũng không được. Bây giờ chỉ mong đến ngày bồng và giữ cháu thôi nhưng đường còn xa lắm. Nhìn lại những tấm hình ngày xưa ở đảo và những ngày mới qua Úc, tuy nghèo mà hạnh phúc và vui vô cùng phải không Hiền? Mặc kệ, "cũ người mới ta", cũng sang chán, còn đẹp hơn lúc còn ở VN thời đó.

        Comment


        • #19
          Hiền, Ngọc Lan và các bạn còn nhớ 2 bài hát vỡ lòng này không ?

          Bài này D không biết tác giả là ai?. có ai biết méc giùm nhé

          Sắc´ ngang

          Huyền ` dọc

          nặng ̣ tròn

          Hỏi ̉ con tôm đứng

          Ngã ~còng lưng tôm

          Bài sau đây của ông Hoàng Xuân Hãn

          i t có móc cả hai

          i ngắn có chấm

          t thời có ngang

          o tròn như qủa trứng gà

          ô thời đội mũ

          ơ thời thêm râu

          Ông Hãn ơi! thời bây giờ trẻ con lười viết lắm, chúng chỉ gõ chữ trên bàn phím thôi, và ngay cả cháu cũng vậy, hôm nay cháu làm mãi mà chữ i không ra cái móc dễ thương ở đuôi. Các bạn ơi bây giờ phải làm sao?:blush:

          Thân Ái

          KImDung

          Comment


          • #20


            Cám ơn Hiền và Ngọc Lan đã chia sẻ về kỷ niệm dạy tiếng Việt cho các em, thấy vui quá. Công việc này quả thật không đơn giản, dễ có mà khó cũng có. Dễ là vì các em đã mang di truyền của người Việt lại sống trong gia đình Việt, các em như một tờ giấy trắng nên rất dễ truyền đạt những kiến thức về ngữ học. Khó là phải sử dụng ngôn ngữ và vận dụng tâm lý sư phạm như thế nào để các em cảm thấy thích thú trong việc học và gần gũi với giảng viên, có như thế việc dạy và học mới có kết quả tốt.

            Người Việt sinh ra trên đất Việt và lớn lên trong cộng đồng Việt, nói tiếng Việt dễ như hơi thở. Tuy nhiên khi ở vào tư thế dạy tiếng Việt cho người ngoại quốc, vấn đề này lại trở nên khác hẳn, những gì chúng ta cho là dễ thì đối với họ sẽ là rất khó. Cảm nhận này đã trở nên thật rõ nét khi đảm trách một số lớp Việt ngữ cho sở cảnh sát Houston.

            Về văn phạm Việt, những học viên gốc nam Mỹ (Latino) được hưởng lợi vì văn phạm của họ cũng rất giống với văn phạm Việt. Họ không gặp khó khăn nhiều khi học về cấu trúc câu (sentence structure) như những đồng nghiệp bắc Mỹ. Những chỗ khó còn lại của Việt ngữ là phải làm quen với cách sử dụng mạo từ (definite article) chỉ giống (gender) như ''cái'' và ''con'', tương tự như chúng ta phải học thuộc lòng những danh từ phải đi với Le hoặc La trong tiếng Pháp. Chỗ khó nữa là cách sử dụng nhân vật đại danh từ (personal pronoun) như anh, tôi, chị, em, ông, bà, chú, dì, cô, dượng, ... sao phức tạp quá thay vì chỉ có you và me. Khó nhất vẫn là cách phát âm những chữ có dấu sắc, huyền, hỏi, ngã và nặng. Nhiều người ngoại quốc học tiếng Việt rất lâu vẫn không nói được rõ những chữ này.


            Comment


            • #21
              Cám ơn Hiền , Kim Dung và anh Hùng đã chia xẻ kinh nghiệm . Nhờ Dung nhắc lại mới nhớ . Bây giờ quy tắc dấu thì mình có 2 câu này : " Em Huyền ( ) mang Nặng (.) , Ngã ( ) đau,

              Anh Không () Sắc ( ) thuốc Hỏi ( ) đau chỗ nào"

              Trong lớp mình có 1 cô bé chuyên môn viết sai dấu , nhưng mình không biết làm sao dạy và chỉnh cho em viết cho đúng , mất căn bản từ lớp vỡ lòng , mình cũng chỉ và nhắc nhở hoài , bắt đọc và viết lại nhiều lần , nhưng làm như không vào được cái đầu của em ấy. Lỗi cũng ở mình không biết cách dạy phải không?

              Đúng như anh Hùng chia xẻ , dạy các em VN lớn lên ở Mỹ cũng như dạy người Mỹ nói tiếng Việt , nhưng cũng có phần dễ hơn anh dạy người lớn học và nói tiếng Việt. Tuy nhiên với các em mình giải thích 1 chữ mới và khó phải giải thích bằng tiếng Mỹ thì các em dễ hiểu hơn là giải thích bằng tiếng Việt, vì mình càng nói tiếng Việt thì các em càng khó hiểu hơn. Chẳng hạn chữ "ngập lụt" mình chỉ cần nói " flood" là các em hiểu ngay , thay vì phải giải thích dài dòng bằng tiếng việt, trời mưa nước ngập dâng lên..... Đi dạy cũng có những cái vui cái buồn và bực mình , vui nếu các em cũng chịu khó học và làm bài đầy đủ , buồn và bực mình vì cũng có vài em quậy trong lớp vì bị bịnh "không tập trung được" với lại đi học tiếng Việt là môn phụ và bố mẹ bắt đi học. Nên mình gọi dạy học là "dạy dỗ" là vậy , vừa dạy vừa "dỗ" tụi nó học, lễ, tết hay sau kỳ thi đều có quà , hay kẹo thưởng để khuyến khích tụi nó chăm học , thường là cô móc tiền túi ra mua, cuối năm thì liên hoan lớp . Nhà trường thì tết cho ăn bánh Pizza , phát quà và tiền lì xì, thi đua "đố vui có thưởng", thi đua văn nghệ cũng vui .Giúp các em học và biết truyền thống và phong tục VN mình.

              Comment


              • #22
                Ngọc Lan hay quá, đúng là cô giáo đã được đào tạo trong lò ''chính qui'' ĐHSPKT. Chiêu lấy tiền túi mua quà thưởng cho các em ngoan là chiêu cuối cùng trong chương thứ 12 của bộ sách bí truyền ''Sư phạm thập nhị chương kinh'' mà bất cứ ai tốt nghiệp từ lò này đều có thủ pháp giống như nhau. Dạy ngôn ngữ cho cảnh sát cũng không là ngoại lệ, cuối khóa thầy giáo Việt Nam dẫn một đám cảnh sát Mỹ, sắc phục, súng đạn đầy đủ, tiến vào nhà hàng Kim Sơn (downtown), chiếm hết mấy bàn trong góc. Thực khách cứ trố mắt ra nhìn chẳng hiểu chuyện gì cả, cái check lương của thầy thế là bay theo mây khói ... "lẩu". Điều an ủi duy nhất là khi đứng dậy mỗi vị học viên đều nói câu cám ơn bằng tiếng Việt dù là rất ngọng ngịu, có người nói ''Cám ơn thầy giáo'', có người thì ''Cám ơn ông'', lại có người ''Cám ơn anh'', ... nghe rất vui!!!

                Comment


                • #23
                  Ngọc Lan.

                  Câu nầy do Ba dạy từ hồi lớp 3

                  ANH HUYỀN - NGÃ - NẶNG

                  HỎI CON DAO - SẮC - KHÔNG ?

                  Comment


                  • #24
                    Originally posted by 'HungMNguyen'

                    ... cuối khóa thầy giáo VN dẫn một đám cảnh sát Mỹ, sắc phục, súng đạn đầy đủ, tiến vào nhà hàng Kim Sơn (downtown), chiếm hết mấy bàn trong góc. Thực khách cứ trố mắt ra nhìn chẳng hiểu chuyện gì cả, cái check lương của thầy thế là ... bay theo mây khói. ... nghe rất vui!!!
                    Chuyện xả stress trong ngày :

                    Trong nhà hàng đó , cô tiếp viên xinh đẹp đến lấy order , trong lúc chờ đợi cô ta nói với thầy Hùng :

                    - Thầy ơi , hình ảnh một ông thầy VN dẩn đám học trò cảnh sát Mỹ , to cao , súng dạn đầy đủ vào nhà hàng làm em ngưỡng mộ quá sức !

                    Thầy Hùng : Có gì đâu mà ngưỡng mộ dữ vậy em !

                    Cô tiếp viên : Thầy lại kiêm nhường quá ! đứng giữa một đám cảnh sát Mỹ , súng đạn đầy đủ như vậy mà tay thầy không đeo còng thì ai cũng phải ngưỡng mộ thầy ạ !

                    Chúc anh Hùng và các bạn một ngày vui .


                    Comment

                    Working...
                    X