Announcement
Collapse
No announcement yet.
Music of the day
Collapse
X
-
Nguyệt Cầm - Cung Tiến
Quỳnh Dao hát
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương trăng nhớ hỡi trăng ngần
Ðàn buồn đàn chậm ôi đàn lặng
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
(Xuân Diệu)
Ðêm mùa trăng úa làm vỡ hồn ta .
Ngập ngừng xa, suối thu dồn lá úa trôi qua
Sầu thu, sầu lên vút mịt mù, mà e nhớ hương mùa thu
Trăng Tầm Dương lung linh bóng sáng
Từng thoáng lệ ngân, mà hồn phân vân cuồng điên nhớ
Long lanh tiếng Nguyệt Cầm, tiếng đàn trầm
Ai nhớ Nương Tử một đêm nao trăng thanh trong lời hát
chết theo nước xanh. Chết theo nước xanh.
Ôi đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh.
Long lanh long lanh, trăng chiếu một mình,
khơi vơi khơi vơi, nhạc lắng tơ ngời
Nguyệt cầm ơi từng lệ ngân, chết từng mùa Xuân...
Ðêm ngời men nhớ. Nhạc tê ngời thuở xưa
Trăng sầu riêng chiếc. Trăng sầu riêng chiếc.
Sầu cho tới bao giờ ?
Hồn ghê bốn bề sao ngợp hồn xanh biếc trời cao
Kià thuyền trăng, trăng nhớ Tầm Dương,
Nhớ nhạc vàng, đêm ấy thuyền neo bến ấy
Nguyệt Cầm nghe nấc từng câu .
Có hàng mây trắng về đâu.
Mắt chìm sâu, đêm lắng đời sâu
Nguyệt Cầm khơi mãi tình sầu .
Khơi mãi nguồn đêm.
Mùa trăng úa làm vỡ hồn ta .
Ngập ngừng xa suối thu dồn lá úa trôi qua .
Sầu Thu sầu lên vút mịt mù, mà e nhớ hương mùa Thu .
Trăng Tầm Dương lung linh bóng sáng từng thoáng lệ ngân,
Mà hồn phân vân cuồng điên nhớ .
Long lanh tiếng Nguyệt cầm tiếng đàn trầm .
Ai nhớ Nương Tử một đêm nao trăng thanh trong lời hát,
Chết theo nước xanh. chết theo nước xanh .
Ôi đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh.
Comment
-
Nhạc sĩ Cung Tiến
Trong con hẻm nhỏ của chùa Trung Hòa, đường Lê Văn Duyệt ngày nào, có được hai ông hàng xóm 'tầm cỡ' mà mãi về sau mới biết đó là thầy Bạch Quang Đôi, trưởng xưởng cơ khí ô tô của trường kỹ thuật Cao Thắng và nhạc sĩ Cung Tiến. Nhà của nhạc sĩ thường đóng kín cửa, phía trước có vài cây hoa làm cảnh. Mỗi khi người đi qua nghe tiếng dương cầm rất 'sang' vang vọng là lúc cửa mở và dường như cũng là lúc nhà đang có khách. Trong nhiều năm ở đó chưa hề gặp được mặt 'người'.
Những tác phẩm tiêu biểu cho dòng nhạc của Cung Tiến là Hoài Cảm, Hương Xưa, Mắc Biếc, ... hay nhưng có vẻ kiêu kỳ và khá phức tạp. Ông còn phổ thơ của nhiều thi sĩ như Xuân Diệu (Nguyệt Cầm), Thanh Tâm Tuyền (Lệ Đá Xanh), Quang Dũng (Đôi Bờ), Phạm Thiên Thư (vết Chim Bay), ...
Comment
-
Chuyển Bến
Đoàn Chuẩn - Từ Linh
Tâm Hảo hát
Chiều nay sao dâng nhanh màu tím
Và mây bay theo nhau về bến
Thuyền cắm tay sào từ cuối thu
Ngoài kia sông nước như đón chờ
Thuyền ơi sao mê say nhiều quá
đường mê không ai ngăn cản lối
Một sớm thu về chuyển bến xuôi
Về nơi đâu nữa trời bến nao
Còn đêm nay nữa ta ngồi với nhau
Ngước mắt trông trời
Ngày mai anh đã xa rồi
Tình tan vỡ chìm trong lãng quên
Thuyền anh mai ra đi rời bến
Mình anh ra đi nơi trời sóng
Tìm hướng cho lòng tìm bến mơ
Từ nay xa cách rồi bến xưaLast edited by Hung Nguyen; 05-11-2020, 08:43 PM.
Comment
-
Chiều tà - Phạm Duy (Serenata - Enrico Toselli)
Ca sĩ - Thái Thanh
Enrico Toselli (1883 - 1926) là một nghệ sĩ dương cầm người Ý. Vào giai đoạn đầu đời ông đã có một sự nghiệp rực rỡ, các buổi hòa nhạc tại Ý, các thủ đô châu Âu, Alexandria và Bắc Mỹ. Sau đó, ông định cư tại Florence, giảng dạy và sáng tác, trong khi vẫn xuất hiện thường xuyên trong các buổi hòa nhạc.
Một số tác phẩm của ông gồm có Serenata 'Rimpianto' Op.6 số 1, được biết đến ở Việt Nam với tựa bài Chiều tà, lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy. Ngoài ra ông còn viết hai bản Operetta là La cattiva Francesca (1912) và La Principessa bizzarra (1913).
(Wikipedia)Last edited by Hung Nguyen; 05-11-2020, 08:44 PM.
- Likes 1
Comment
-
Chàng Đi Theo Nước
Hiếu Nghiã
Diễm Chi hát (thu âm trước 1975)
Chiều xuân ấy chàng bước chân đi
Theo hồn nước duyên tình nhớ chi
Bao lời nói lòng em vẫn ghi
Xuân về mai nở vàng ngoài sân mới về
Lòng em say vì nhớ đến chàng
Ðang hiên ngang tung hoành trong khói súng
Em chúc cho chàng lập chiến công oai hùng
Vang vang lời chiến thắng muôn thu
Danh chàng lừng lẫy núi sông
Rồi Xuân đến dưới gốc mai xưa
Nơi lệ thắm khăn hồng tiễn đưa
Em chào đón chàng về vinh quang
Bên chàng say đắm một trời Xuân thanh bình.
Comment
-
Sông Quê
Khánh Bình – người ca sĩ mới, tài năng, từ miền Tây quê ‘nàng’, Rạch Giá - Kiên Giang , với dòng nhạc trữ tình quê hương, cất tiếng hát chất phác, ngọt ngào, cả 2 giọng nam nữ qua nhạc phẩm Sông Quê (Đinh Trầm Ca).
Hò ơi…
Sông quê nước chảy đôi bờ,
Để anh chín dại mười khờ thương em.
Có một dòng sông chảy tràn trong trí nhớ
Làng em bên lở, làng anh ở bên bồi
Mỗi ngày em qua bên này sông đi học
Dưới bến con đò chờ trong bóng mù u.
Nhánh mù u con bướm vàng quanh quẫn
Anh bao chiều tàn thơ thẩn qua sông
Em tan trường về con đò lên bến lở
Áo lụa như mây bay ngược gió sông chiều.
Ơi, con sông quê, bao năm đã lở đã bồi
Đời biển dâu nên anh cũng dạt quê người.
Chiều nay bỗng nhớ cây mù u
Dòng sông in bóng em chiều thu
Về đây mới biết,
Bên sông không còn mái nhà ngày xưa.
Sóng đời cuốn trôi lỡ rồi sông bên đó
Nhà em đã bỏ làng đi mãi không về
Mỗi ngày bên sông không còn em đi học
Ngọn gió reo buồn, buồn trong nhánh mù u.
Nhánh mù u, con bướm vàng không đậu
Câu ca từ thuở thơ dại ru sang
Ѕông quê, trường làng, con đò trên cát lở
Cũng vì em xa mà thành điệu nhớ não lòng...!
Tình thân,
4
Last edited by Hung Nguyen; 05-11-2020, 08:46 PM.Best wishes,
Comment
-
Quê 'nàng', Rạch Giá
Ngày xưa, đất Rạch Giá rất hoang vu, toàn rừng ngập mặn, nhiều nhất là cây giá (excoecaria agallocha L.) mọc theo mé sông hay ven biển. Nhà văn Sơn Nam đã viết: "Xứ quê của tôi là con rạch mà nơi cửa biển mọc nhiều cây giá nguyên sinh, cây giá giờ đã biến mất, nhưng đã để lại một địa danh, một thành phố hiện đại."
Anh đi Rạch Giá qua truông,
Gió rung ngọn sậy ngồi buồn nhớ em. (ca dao)
- Likes 1
Comment
-
-
-
Phạm Thiên Thư
Phải đến 40 năm sau tôi mới có dịp diện kiến nhà thơ Phạm Thiên Thư, khác với những gì tôi mường tượng: Tác giả Ngày xưa Hoàng Thị không mang dáng dấp thư sinh, nho nhã mà đẹp như một... “lão ngoan đồng”. Ông hiện là chủ quán cà phê Hoa Vàng ở cư xá Bắc Hải, tên quán chắc là để nhắc nhớ đến ca khúc Đưa em tìm động hoa vàng nổi tiếng một thời? Câu đầu tiên ông “chào” tôi là một câu lục bát: “Dễ gì được một vần thơ/Mà nghe nghiệp chướng, lại ngờ tiền oan”. Rồi ông kể về Ngọ: “Rất đơn giản, tôi tuổi Thìn (1940), còn cô ấy tuổi Ngọ (1942) cho nên được bố mẹ đặt luôn tên là Ngọ. Cách nhau 2 tuổi nhưng học cùng lớp đệ tam (lớp 10 bây giờ) ở trường Trung học Văn Lang (khu Tân Định). Ngọ có dáng người thanh mảnh với mái tóc dài thả ngang vai. Mỗi khi xếp hàng vào lớp, cô ấy đứng đầu hàng bên nữ, tôi đứng cuối hàng bên nam, tha hồ ngắm... Vào lớp, cô ấy ngồi bàn đầu, tôi bàn cuối. Ngọ học rất giỏi, còn tôi chỉ giỏi... đánh lộn (gia đình tôi vốn có truyền thống võ thuật). Có lần thầy giáo gọi tôi lên trả bài, tôi không thuộc nhưng thay vì lên tận bàn thầy giáo trên bục giảng, tôi chỉ đi đến ngang chỗ Ngọ ngồi thì dừng lại. Ngọ biết ý, mở cuốn tập ra cho tôi... liếc, đọc vanh vách!
Nhà tôi ở đường Trần Khát Chân, nhà Ngọ ở Trần Quang Khải, cũng cùng khu Tân Định nên đi về chung đường. Mỗi lần tan trường, cô ấy ôm cặp đi trước, tôi lẽo đẽo theo sau. Tóc Ngọ bay bay trên đôi vai gầy nhỏ nhắn. Có những hôm trời mưa lất phất, cô ấy đưa cặp lên che ngang đầu. Tôi thấy thương quá, muốn làm một cử chỉ gì đó như là để chở che nhưng... thở mạnh còn không dám, nói chi là...
''Đậu tú tài xong tôi vào Đại học Vạn Hạnh”... “Tại sao ông lại trở thành tu sĩ Phật giáo?”. “À, như đã nói, gia đình tôi vốn có truyền thống con nhà võ, từng lập “Học hội Hồ Quý Ly” quy tụ cả trăm người, khiến chính quyền miền Nam lúc ấy nghi ngờ, phải giải tán. Năm 1964 tôi “trôi dạt” vào “ăn cơm chay” ở các chùa: Vạn Thọ (Q.1), Kỳ Quang, Bà Đầm (Q.Phú Nhuận), rồi Đại học Vạn Hạnh... Cho dù đã nương thân vào cửa chùa nhưng mỗi lần đi ngang qua con đường cũ, hình ảnh cô học trò ôm cặp, tóc dài bay bay trong gió vẫn thấp thoáng đâu đây... Và rồi những tứ thơ tràn về: “Em tan trường về/Đường mưa nho nhỏ/Chim non giấu mỏ/Dưới cội hoa vàng/Bước em thênh thang/Áo tà nguyệt bạch/Ôm nghiêng cặp sách/Vai nhỏ tóc dài... Em tan trường về/Cuối đường mây đỏ/Anh tìm theo Ngọ/Dáng lau lách buồn... Em tan trường về/Đường mưa nho nhỏ/Trao vội chùm hoa/Ép vào cuối vở/Thương ơi vạn thuở... Ôi mối tình đầu/Như đi trên cát/Bước nhẹ mà sâu... Mười năm rồi Ngọ/Tình cờ qua đây/Cây xưa vẫn gầy/Phơi nghiêng dáng đỏ/Áo em ngày nọ/Phai nhạt mấy màu/Chân theo tìm nhau/Còn là vang vọng... Dáng ai nho nhỏ/Trong cõi xa vời/Tình ơi... Tình ơi!”...
“Tại sao nhạc sĩ Phạm Duy biết thơ ông để phổ nhạc?”. “Là thế này, năm 1968, tôi có ra tập thơ đượm mùi thiền Phật giáo, in rất ít, chỉ để tặng bạn bè. Cụ Nguyễn Đức Quỳnh (nhà văn) đọc thấy thích mới giới thiệu với nhạc sĩ Phạm Duy, và nhạc sĩ đã phổ 10 bài đạo ca của tôi. Đó là cái duyên để đến năm 1971, nhạc sĩ Phạm Duy lại phổ nhạc bài Ngày xưa Hoàng Thị. Lạ một điều là bà xã tôi bây giờ lại rất giống Ngọ, có thể nói là một chín, một mười”.
Người viết tuy ngồi trong (động) Hoa Vàng nhưng tiếc ngẩn ngơ vì không được may mắn diện kiến nữ chủ nhân để ít ra cũng có thể hình dung được một nhan sắc thuở nào…
Hà Đình Nguyên (05/06/2011)
- Likes 1
Comment
-
Who'll stop the rain - John Fogerty
Long as I remember The rain been comin' down.
Clouds of myst'ry pourin' Confusion on the ground.
Good men through the ages, Tryin' to find the sun;
And I wonder, Still I wonder, Who'll stop the rain.
I went down Virginia, Seekin' shelter from the storm.
Caught up in the fable, I watched the tower grow.
Five year plans and new deals, Wrapped in golden chains.
And I wonder, Still I wonder Who'll stop the rain.
Heard the singers playin', How we cheered for more.
The crowd had rushed together, Tryin' to keep warm.
Still the rain kept pourin', Fallin' on my ears.
And I wonder, Still I wonder Who'll stop the rain.Last edited by Hung Nguyen; 05-11-2020, 08:49 PM.
- Likes 1
Comment
Comment