Announcement

Collapse
No announcement yet.

Music of the day

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Ghost Riders In The Sky – Stan Jones

    Singer - Johnny Cash

    Comment


    • Thật đúng là "Cầu được, ước thấy". Cám ơn bạn rất nhiều về lòng nhiệt thành khi đáp ứng nhanh yêu cầu của một fan về nhạc phẩm này. Thân.

      Comment


      • Nửa hồn thương đau

        Thơ - Thanh Tâm Tuyền

        Nhạc - Phạm Đình Chương

        Ca sĩ - Hồng Nhung


        Comment


        • :shocked2: :huh: :huh:

          Comment


          • Chiều làng em - Trúc Phương

            Ca sĩ - Mai Thiên Vân

            Comment


            • Cây đàn bỏ quên - Phạm Duy

              Chuyển soạn cho guitar - Võ Tá Hân

              Trình bày - Huỳnh Hữu Đoan


              Trong cõi hiểu biết hạn hẹp về âm nhạc của mình, tôi cũng kịp nhận ra được những tên gọi quen thuộc như Roland Dyens, Tchaikovsky, Frederic Chopin, Ernesto Lecvona, Phạm Duy,... hiện diện trong CD “Cây Ðàn Bỏ Quên.”

              “Ra đĩa CD độc tấu đầu tiên sau 40 năm đeo đuổi với guitar, liệu như vậy có muộn lắm không?” Tôi hỏi.

              “Muộn lắm!” Huỳnh Hữu Ðoan trả lời ngay không chút đắn đo.

              Ngoài lý do “đã đến lúc cần phải làm trước khi quá muộn,” thì cơ hội thúc đẩy người nghệ sĩ phải thực hiện bằng được CD độc tấu đầu tiên của mình là “bây giờ tôi đã có được cây đàn trong ước mơ.”

              Tôi khá bất ngờ khi nghe lý do của anh. Hơn nửa đời người theo đuổi một sự nghiệp, đến thời điểm này mới có trong tay một cây đàn ước mơ. Biết nói sao đây... Dẫu có muộn màng nhưng mừng cho người nghệ sĩ đã trọn vẹn một giấc mơ.

              “Cây đàn đó làm tôi rung động. Tôi cảm thấy mình có thể diễn tả được hết những gì mình muốn thể hiện, muốn gửi gắm qua tiếng đàn,” anh tiếp tục nói về “báu vật” của mình.

              Ngoài nhạc phẩm Việt Nam duy nhất, “Cây Ðàn Bỏ Quên” của nhạc sĩ Phạm Duy, do Võ Tá Hân chuyển soạn cho guitar, những tác phẩm nổi tiếng khác được tìm thấy trong CD là “Flying Wigs,” “Vals in Bm. Op.69 No.2,” “Mes Ennuis,” “Maria Luisa,” Tico-Tico no Fuba” “Barcarole. Op.37 No.6 June,”...

              10 tác phẩm được Huỳnh Hữu Ðoan chọn trình tấu trong CD “Cây Ðàn Bỏ Quên” là những bản nhạc “không phải đơn giản lắm nhưng cũng không phải là loại bác học,” tác giả của tiếng đàn tự đánh giá. “Ðó là một thứ nhạc vừa dễ nghe lại vừa mang tính học thuật trong đó.”

              Hai năm để chuẩn bị, thực hiện và hoàn tất “Cây Ðàn Bỏ Quên” đủ khiến cho người nghệ sĩ phải thốt lên hai chữ “Hạnh Phúc” để diễn tả cảm xúc của mình khi nhìn thấy đứa con tinh thần đầu tiên đã nên vóc nên hình.

              Hạnh phúc bởi mình đã thực hiện được một ước mơ ấp ủ từ lâu. Hạnh phúc bởi mình đã làm được một điều gì đó để lại góp mặt với đời.

              Như đã nói, “Tựa đề của CD cũng chính là tâm trạng của tôi khi bước chân sang Mỹ,” người nghệ sĩ nhắc lại.

              Huỳnh Hữu Ðoan bảo quá khó để trả lời cho câu hỏi của tôi, “Bài anh tâm đắc và chơi xuất sắc nhất trong CD?”

              Bởi “Bài nào tâm đắc tôi mới đưa vào đĩa này. Tôi ví mỗi bài đàn như một món ăn. 10 bản nhạc trong list ví như một bản thực đơn nhiều món, không dùng được món này có thể ăn món khác. Quan điểm chọn bài của tôi là không chỉ tôi thích mà còn phải người khác thích. Có thể không thích hết 10 bài, chỉ một vài bài cũng đã đủ.”

              “Tôi đã đánh 10 bản nhạc này với tất cả tâm tư, tình cảm của mình. Tôi hy vọng rằng mỗi người nghe cũng tìm thấy được cái tôi trong đó.”

              Vâng, không cần phải có hẳn một trình độ thẩm âm tốt, bất kỳ ai trải lòng ra với ‘Cây Ðàn Bỏ Quên” ai cũng sẽ bắt gặp ít nhiều cảm xúc của mình trong những khoảng lặng, trong những hồi ức, trong những nỗi vui, nỗi buồn của những ngày gần cuối Ðông.

              Ngọc Lan

              Comment


              • Các bạn mến

                KD rất thích lời của bài hát này. Cái thời đó người ta làm quen nhau thật ý nhị, nhẹ nhàng, sao thấy dễ thương qúa. Không biết có ai đã xách cây guitar to tướng đến nhà cô bạn mà bị hớp hồn đến nỗi về tới nhà mới biết mình đã bỏ quên?

                Chàng nghệ sĩ thì bỏ quên cây đàn, còn những chàng trai chân chất thì để quên cái gì đây?

                Có 1 lần kia KD nghe chị Loan kể, Ngày đó có 1 chàng trai hàng xóm muốn làm quen với 1 cô gái làng bên mà chị quen, nên cậu đã nhờ chị giúp, chị nhận lời liền. Chiều hôm đó chị dẫn theo cậu em tới làm bạn chơi với cả nhà, thế là cậu có dịp trò chuyện với cô em gái mà cậu thích. Đến khi trời chập choạng tối đàng phải chia tay xin phép ra về.

                Ngày mai chị Loan nói:

                - cậu đến 1 mình đã được chưa?, có cần chị đi theo nữa không?

                Vừa nhìn chị, cậu hàng xóm tai, mặt đỏ tía như người say, cậu trả lời lí nhí trong họng :

                - Em mắc cỡ qúa chị ơi, tối qua hồi hộp, lo ra, loạng quạng thế nào mà khi về tới nhà em mới biết mình mang 2 chiếc dép cùng bên, của em 1 chiếc, của nhà họ 1 chiếc!!!

                Thân Ái

                KimDung

                Comment


                • [justify]Lời bài hát nhẹ nhàng với nội dung nói lên sự gặp gỡ của đôi nam nữ, chàng thanh niên khi về nhà với sự việc "quên cây đàn" ở nhà nàng, và sự gặp gỡ đó đi sâu vào tâm tư chàng trai trẻ.....

                  Đêm khuya thao thức mơ màng,

                  Chờ mai tìm đến cô nàng ngây thơ !

                  Tình tang tính tính tình tang ....


                  Theo thiển nghĩ của tôi, sự việc bỏ quên cây đàn là một sự cố ý ......, để rồi mấy hôm sau chàng có cớ để quay lại thăm nàng ! Các bạn nghĩ sao ....

                  :caphe::caphe::caphe:[/justify]

                  Mời các bạn đọc tiếp lời bàn về bài hát trên của T.B.

                  Với bài hát "Cây đàn bỏ quên" Phạm Duy soạn ca từ kiểu kể chuyện - một cuộc gặp gỡ và các suy nghĩ đi cùng. Và Phạm Duy đi sâu vào tâm tư của một chàng trai trẻ. Phạm Duy viết ca khúc này trong thời "Nam Tiến" - ông nhập ngũ và đi vào Nam. Trong quyển Hồi Ký tập II của ông, ông kể:

                  "Cũng ở trên một bãi biển, lần này là bãi biển ở gần Phan Rang, sống tại nhà của đồng bào có cô con gái rất xinh, bởi vì bây giờ -- than ôi -- tôi cần phải giữ "đạo đức cách mạng" cho nên tôi chỉ soạn ra một bài hát rất dụt dè là bài "Cây Đàn Bỏ Quên" bịa ra chuyện tôi đến chơi tại nhà cô em rồi ra về mới nhớ rằng quên cây đàn."

                  Nghĩa là "Cây đàn bỏ quên" là một chuyện có thực (ít nhiều). Phạm Duy nói rằng bài này "rất dụt dè" nhưng tôi nghĩ rằng hồi đó ông chưa được viết một ca khúc nồng nàn hay cụ thể hơn.

                  Hình như lúc nào bài ca này được biểu diễn các nam ca sĩ cũng hát một cách chậm chạp, âm thầm, sầu lắng. Nhưng Phạm Duy đặt nhịp đi là Allegretto nghĩa là hơi nhanh. Còn dù ca từ bài hát này cũng có một số nét buồn tôi nghĩ rằng ca từ này cũng được chất vui đùi.

                  Người "em" thì có nhà có chỗ ở nhất định. Người "tôi" là một kẻ lãng du chọn một kiếp lữ hành - không nhà, chắc chỉ vác ba lô và cây đàn. Tôi cho rằng ca khúc này có ba nhân vật, còn nữa miêu tả một tam giác tình yêu (love triangle). Tất nhiên ba nhân vật ấy là người "em," cái "tôi" và cây đàn. "Em" có thể yêu tôi hay cây đàn. Cây đàn ấy và tôi là đôi tri kỷ. Theo Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của (1895) nghĩa của tri kỷ là "kẻ biết mình, một lòng một dạ với mình." Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, chủ biên; Trung tâm từ điển học, 2002) thì tri kỷ nghĩa "bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình." Bạn tri kỷ này tiết lộ cảm tình hộ cái "tôi." Cây đàn này nói lên những lời mà cái tôi không không thể hay không dám tỏ.



                  Rồi cây đàn ấy bị bỏ quên. Hay được bỏ quên? Tôi nghĩ rằng cây đàn ấy không thể nào ngẫu nhiên để lại trong nhà em đó. Dù ý thức hay vô ý thức cái tôi có ý định nhờ cây đàn ấy giúp làm mối cho mình. Còn thú vị hơn cái tôi có thể tưởng tượng cây đàn ấy thay mặt cho mình được gần, được thân mật với người em ấy. Được tường mìn ở trong khuê các - tất nhiên phải "thao thức mơ màng" cả đêm.

                  Nhưng người em ấy rất khéo, rất khôn. Dù thấy cảm động nhiều, người em ấy cũng biết rằng cái tôi lãng du này sẽ không ở lại lâu với mình, không phải là đàn ông đáng hiến tình yêu của mình. Như trong bài "Chuồn chuồn ớt" anh ấy sẽ ra đi song người em này không muốn lâm vào cảnh "một mình ra ngõ, một mình xem." Nhưng người em ấy muốn trao vật thưởng là một bông hoa cho hai nhân vật (cái tôi và cây đàn) đã cho mình bao nhiêu xúc cảm đẹp đẻ.


                  Bông hoa trên phím tươi cười

                  Người tiên tặng đoá hoa đời xinh xinh

                  Tình tang tính tính tình tang

                  Tôi nâng niu cây đàn, tình tang

                  Đem về say đắm, tôi nâng niu hoa tàn, tình tang

                  Khi bông hoa úa vàng, tình tang

                  Lòng tôi vấn vương, nhớ người hay nhớ hương? tình tang


                  Lúc mới nhận vật thưởng đáng quý này thì cái tôi thấy "say đắm." Cái tôi âu yếm bông hoa ấy vì bao gồm bao nhiêu tình thương được trao cho mình. "Hoa úa vàng" là như thời gian càng chạy qua thì cái tôi càng không chắc về chất tình thương ấy. Đoàn bài ca mà cái tôi van xin cây đàn "cứ lên tiếng than / hay cứ reo nỗi hoan" rất hay. Cây đàn tri kỷ này làm cho đời mình giầu kinh nghiệm phiêu lưu. May mà người em ấy không làm cho hay bạn tri kỷ phải chia tay với mình.

                  Nhưng dù cái tôi cảm thấy hạnh phúc với bạn đường mình thì cứ nhắc về kỷ niệm xưa của cô "tiên" "ngây thơ" nhưng khéo léo này. Người em ấy gây thắc mắc nổi lên trong mối quan hệ của cái tôi với cây đàn - nàng "yêu tôi hay yêu cây đàn." Vậy tình bạn được thành phức tạp hơn. Cái tôi bắt đầu ghen và nghi ngờ cây đàn một ít. Có phải bạn đường của mình có duyên hơn mình? Có phải một ngày mình sẽ phải tự đứng lên và không còn tựa vào tính duyên dáng của bạn mình là cây đàn?

                  Mới đây tôi được biết đến một câu thơ của thi sĩ Hy Lạp cổ là Pindar mà Scott Horton dịch sang tiếng Anh như sau: "Wise is he who knows things through himself" - Khôn ngoan là kẻ mà hiểu biết mọi sự qua chính mình. Ông Horton viết tiếp đến khái niệm của nhà triết lý Gottold Lessing qua câu thơ này: "Humor is fundamentally valid when it helps us appreciate the human condition by laughing at ourselves, or at a foible or shortcoming common to us as human beings." (Biết đùa hợp lý cơ bản lúc mà giúp chúng ta đánh giá đúng thân phận con người bằng chúng ta tự cười về chính mình hay về các tật hay thiếu sót chung của mọi chúng ta là nhân sinh).

                  "Cây đàn bỏ quên" thật hay vì qua ca từ này Phạm Duy chứng minh một cách hiểu biết qua chính mình bằng một cách tha thiết nhưng cũng vui đùa. Người nghe được hiểu hơn về nhưng cảm xúc giữa hai người chỉ gặp nhau một lần và qua cuộc gặp gớ này một người chàng trai được suy nghĩ và hiểu biết thêm về cuộc đời của mình.


                  :caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe:
                  https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

                  Comment


                  • Khi về khách đi nhầm dép hay quên cả đàn mà không biết là đã ''cảm'' thật rồi. Nếu khách chỉ giả vờ nhầm hay quên để mượn cớ quay lại có lẽ là khách chỉ mới hơi ấm đầu thôi. Tâm tình của thế hệ trước chúng ta thật lãng mạn và dễ thương. “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông” (Heraclitus) vì nước sông cứ chảy mãi không ngừng, quá khứ nên thơ đó sẽ không bao giờ trở lại vì cách thức biểu lộ tình cảm bây giờ đã khác trước rất nhiều. Cám ơn những phân tích lịch sử và tâm lý rất ''tới'' của anh Khang !!! :P

                    Comment


                    • Các bạn mến.

                      Hôm nay anh Khang lại cho biết thêm hoàn cảnh khi ns Phạm Duy sáng tác bài hát này, KD lại càng thích bài hát này hơn nữa đó.

                      Ông Phạm Duy nói ông viết một cách "rất rụt dè". Vậy mà hay, nó còn phảng phất được nét nho giáo ngày xưa mà KD thường được nghe bố kể.

                      Ngày đó người con gái không dễ gì đặt tâm hồn mình vào những chàng trai mà gđ không biết rõ lai lịch, ns tả tâm hồn cô thôn nữ này rất đúng, cô chỉ có 1 chút nhớ "thoang thoảng hoa nhài" thôi rồi lại để gió cuốn đi mất.

                      Bố của D cũng thích bài hát này, ông thường kể những chàng trai có cây đàn bỏ quên thời PD hay thời ông, là tân thời lắm rồi , những chàng trai này thường hay bỏ quên đàn ở nhà những người bạn có em gái thôi chứ không có ai cho tự do xách đàn đi bỏ quên trong nhà họ đâu .

                      D thấy vào thời những người được sinh ra trong thập niên 40-50 thì bỏ quên đàn hữu ý là chuyện xảy ra nhiều, dù nhiều nhưng vẫn có duyên, vẫn dễ thương. Chuyện thường là vậy nhưng cũng có những trường hợp như vụng về bỏ quên đàn hay xỏ nhầm dép thật đó.

                      Anh Hùng nhận xét trúng ý D quá luôn. Theo ý của aK, nếu cây đàn bị cố tình bỏ quên để có dịp trở lại, thì nói theo kiểu nói của aH, chàng trai này đã có triệu chứng "cảm" nhưng chỉ mới "ấm đầu", chàng còn sáng suốt nghĩ ra cách để được trở lại nhà cô bạn 1 cách rất tự nhiên, vì có lý do chính đáng. Với những chàng trai "hạt bột" khác vì ít rong chơi nên khi bước sang môi trường khác là dễ bị "trúng nước", anh sẽ "sốt" ngay tức thì.

                      Trúng "cảm" hay "ấm đầu" đều là đã bị "cảm" phải thế không các bạn?

                      Đã lâu rồi KD đuoc nghe cố ca sĩ Duy Quang hát bài "cây đàn bỏ quên" thiệt là hay và thấy vui vui nữa.

                      sáng hôm sau, nhìn ra vườn cây ăn trái của nhà anh than thở:

                      Trái bòn bon trong tròn ngoài méo,

                      Trái Sầu Đâu trong héo ngoài tươi.

                      Anh sầu cô quạnh suốt canh thâu

                      Thương mình sao để hồn lơ lửng

                      Sầu Riêng anh giữ tròn một nửa

                      nửa kia sao rụng mất trong đêm.

                      Chàng trai cứ thẫn thờ tự hỏi:

                      Tại. Tôi yêu hay tại nàng...Dép ơi! (tại tôi yêu hay tại tôi được nàng để ý mà tôi xỏ dép lộn thế này dép ơi)

                      Thân Ái

                      KimDung


                      Comment




                      • Các bạn và KD mến,

                        H cũng đang tự hỏi không biết anh chàng sau đây có phải là anh chàng đó không, bà mai cũng tên là chị Loan HiHi.

                        Chị Loan dẫn cậu em tới làm bạn chơi với cả nhà, trong gia đình ai cũng thầm mừng rỡ, vì cậu em này đã điềm đạm lễ phép lại dễ coi, ông bố của cô em gái đã bật đèn xanh cho con gái rượu tiếp tục tìm hiểu, bằng cách đứng lên nói có công việc phải ra ngoài nên phải đi ngay. Sau khi ông ta đã ra khỏi nhà, những người kia cũng nháy mắt nhau lần lượt rút lui sang phòng khác, để cậu và cô gái được tự nhiên trò truyện.

                        Trời chập choạng tối chàng đành phải xin phép ra về. Trong đám guốc dép ở thềm cửa, anh ta đã giật mình: “Thôi rồi mình đã đi đến đây với 2 chiếc dép cùng một bên”. Với bản tính điềm đạm, cậu ta lẳng lặng xỏ 2 chiếc dép đó vào để về nhà.

                        Từ lúc đó chàng cứ cố ôn lại những nơi chàng đã ghé vào trong những ngày vừa qua, để cố giải đáp cho thắc mắc : “ Không biết mình đã xỏ nhầm chiếc dép trong dịp nào, khi nào”.

                        Ngày hôm sau chị Loan đến nói:

                        - cậu đến 1 mình đã được chưa?, có cần chị đi theo nữa không?

                        Vừa nhìn chị, cậu hàng xóm với nét mặt mệt mỏi, với giọng nói trầm hẳn xuống hơn mọi ngày:

                        - Em đang tự hỏi vì sao khi xỏ dép để đi về em mới biết là 2 chiếc dép của em cùng một bên, tâm trí em đang rối bời, chẳng biết tính sao bây giờ!!!

                        Chị Loan tiu nghỉu, sau đó sang nhà cô gái ấy chơi cho đỡ buồn, thì được bà mẹ của cô gái kể rằng :” Ông nhà tôi hôm qua vội vàng hấp tấp đi thăm bạn, đang trên đường đi đến đó thì chợt nhận ra ông ấy đã xỏ nhầm chiếc dép cùng bên của ai không biết nữa!”

                        Thân ái

                        Hiền

                        Comment


                        • :coffee:

                          Giờ đến phiên tui nè!

                          Trại tỵ nạn Galang 1983.

                          Cứ đến tối thứ bảy là bà con ta tập trung tại YOUTH CENTER để xem trình diễn văn nghệ. Ở đây không có sân khấu. Khán giả thì ngồi bẹp dưới đất, xung quanh vòng tròn (indoor); còn ca sĩ thì đứng ở giữa. HN đang hát mà cứ nghe bà con che miệng cười khúc khích thì hết hồn, không biết mình có quên cài nút hay dây kéo gì không???! Tới chừng hát xong, một anh trong ban nhạc ghé tai nói nhỏ:"HN mang dép chiếc đực, chiếc cái". Không còn gì để nói...! Phải chi nó cùng màu cũng đỡ!

                          Bạn nào đã từng ở trại tỵ nạn đều biết cái chỗ mình ở. Nơi ngủ là những cái sạp dài cho nên giày dép nằm lung tung. HN đi chung với người dì cho nên đi dép cùng size. Lần đó bị trễ giờ hay sao í mà barrack thì chưa lên đèn cho nên cứ xỏ dép mà chạy...

                          Comment


                          • Mộng Viễn Du - Văn Phụng

                            Ca sĩ - Hồng Nhung


                            Comment


                            • Voyage Voyage - Desireless

                              Au dessus des vieux volcans,

                              Glisse des ailes sous les tapis du vent,

                              Voyage, voyage,

                              Eternellement.

                              De nuages en marécages,

                              De vent d'Espagne en pluie d'équateur,

                              Voyage, voyage,

                              Vole dans les hauteurs

                              Au dessus des capitales,

                              Des idées fatales,

                              Regarde l'océan...

                              Voyage, voyage

                              Plus loin que la nuit et le jour, (voyage voyage)

                              Voyage (voyage)

                              Dans l'espace inouï de l'amour.

                              Voyage, voyage

                              Sur l'eau sacrée d'un fleuve indien, (voyage voyage)

                              Voyage (voyage)

                              Et jamais ne revient.

                              Sur le Gange ou l'Amazone,

                              Chez les blacks, chez les sikhs, chez les jaunes,

                              Voyage, voyage

                              Dans tout le royaume.

                              Sur les dunes du Sahara,

                              Des iles Fidji au Fujiyama,

                              Voyage, voyage,

                              Ne t'arrêtes pas.

                              Au dessus des barbelés,

                              Des coeurs bombardés,

                              Regarde l'océan.

                              Voyage, voyage

                              Plus loin que la nuit et le jour, (voyage voyage)

                              Voyage (voyage)

                              Dans l'espace inouï de l'amour.

                              Voyage, voyage

                              Sur l'eau sacrée d'un fleuve indien, (voyage voyage)

                              Voyage (voyage)

                              Et jamais ne revient.

                              Au dessus des capitales,

                              Des idées fatales,

                              Regarde l'océan.

                              Voyage, voyage

                              Plus loin que la nuit et le jour, (voyage voyage)

                              Voyage (voyage)

                              Dans l'espace inouï de l'amour.

                              Voyage, voyage

                              Sur l'eau sacrée d'un fleuve indien, (voyage voyage)

                              Voyage (voyage)

                              Et jamais ne revient.♫
                              Last edited by Hung Nguyen; 03-11-2020, 12:10 PM.

                              Comment


                              • When I Need You - Leo Sayer







                                "When I Need You" is a popular song written by Albert Hammond and Carole Bayer Sager. Its first appearance was as the title track of Hammond's 1976 album When I Need You. Leo Sayer's version, produced by Richard Perry, was a massive hit worldwide, reaching number 1 on the UK Singles Chart for three weeks in February 1977 after three of his earlier singles had stalled at number 2.[1] It also reached number 1 on both the Billboard Hot 100 for a single week in May 1977;[2] and the Hot Adult Contemporary Tracks.[3] Billboard ranked it as the No. 24 song of 1977.[4] Sayer performed it on the second show of the third season of The Muppet Show.
                                Last edited by Hung Nguyen; 06-21-2021, 11:50 PM.
                                https://www.doquanmusic.net

                                Comment

                                Working...
                                X