Announcement

Collapse
No announcement yet.

XƯA VÀ NAY

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • XƯA VÀ NAY


    Cô A, hôm nay rất nhanh nhẹn cầm ly thuốc từ tay T để uống, vui vẻ cười nói: "Tôi phải sống vì con trai".

    Cô vừa tròn 28 tuổi, bị tai biến mạch máu nên không đi đứng được, khi vào bịnh viện lại khám phá ra thận suy yếu vào giai đoạn cần lọc thận 3 lần một tuần, rồi thêm tiểu đường phải đo lượng đường và chích thuốc 4 lần một ngày. Tuần trước cô từ chối đi lọc thận và không uống thuốc ... T nhớ hôm đó là chiều thứ Sáu, trong phòng cô lúc T phát thuốc có một bé trai khoảng 3-4 tuổi đang ngồi cạnh giường cô. Như thường lệ, cô từ chối, sau khi chào cô A và em bé, T quay ra khỏi phòng. Vừa đi được vài bước thì chợt nghe tiếng em bé gọi: "Cô ơi, cháu có thể cho mẹ cháu uống nước dùm cô được không ạ?"

    Bác B. hôm nay "bị" chuyển vào một viện dưỡng lão. Bác có vẻ bực bội, lo buồn và giận dỗi vì sau khi người tài xế đã chuyển tất cả dụng cụ cá nhân của bác ra xe mà vẫn chưa thấy đứa con nào vào để đưa bác sang nơi ở mới.

    Bác B, năm nay 82 tuổi, còn tỉnh táo và minh mẫn, vừa bị té trật chân nên cần thời gian để vết thương lành lặn, trước khi có thể trở về nhà. Bác có nhiều con, cháu, mấy ngày đầu khi bác mới đến đây mấy đứa nhỏ ở với bác 24/24. T và đồng nghiệp đều rất khâm phục các cô, cậu này nhưng rất không hăng hái khi biết mình sẽ là y tá cho bác. Lý do đơn giản là bác đòi hỏi quá nhiều sự chăm sóc từ mọi người, như đưa ly tới tận miệng khi uống thuốc, đút cho ăn, hoặc sửa chiếc gối và nhất là luôn mè nheo như đưa con đầu lòng khó tính.

    Bác C, 80 tuổi, bị té và bị gẫy chân, rất vui vì hôm nay được về nhà để gặp D. Bác nói đêm qua không ngủ được vì vui.

    Nhớ lại, hôm bác mới vào chỗ T làm, cũng lúc phát thuốc tại phòng của bác. Bác uống thuốc vội vàng rồi nhờ T mang dùm tới cho bác cái túi xách màu đỏ ở trong tủ. Vừa lúc đó có một người bạn đến thăm, vừa cầm cái bóp bác vội vàng đổ hết những gì trong đó ra giường. Chưa xong, bác tiếp tục lấy chiếc ví cầm tay, đem tất cả giấy tờ quan trọng như bằng lái xe, thẻ an sinh xã hội ra ngoài rồi bác đưa cả 2 thứ, bóp xách tay và ví cho bạn. Sau đó căn dặn cẩn thận, chiếc bóp thì để trên giường, chiếc ví để ở chỗ D nằm, để nó yên tâm. Tôi sẽ xin bác sĩ cho về sớm.

    Bác E, 85 tuổi, bị mổ chân phải và băng bột cánh tay trái, bác luôn nói: "Tôi không sao", khi bác cố gắng bước từng bước với chiếc xe đẩy đi vào phòng tắm để làm vệ sinh. T đi ngang và con trai bác đẩy chiếc xe lăn phía sau bác, phòng hờ bác bị té, T thấy mắt bác rơi lệ nhưng bác vẫn mím môi để chịu đựng.

    Sau khi bác đã ngồi an toàn trên giường, T hỏi bác có cần uống thuốc giảm đau không? Con bác hình như cũng hiểu sự chịu đựng của bác, nên tự động gọi thức ăn bữa trưa cho bác. Các cô, cậu này thay phiên nhau đến thăm bác mỗi ngày và sẽ đưa bác về ở chung cho đến khi bác có thể tự đi đứng được như trước khi bị té.

    Môi trường làm việc cũng như cá tính của bịnh nhân như thời tiết, thay đổi bất thường. Dù thích hay không T cũng không thay đổi được gì, vì vậy nắng hoặc mưa, T cũng yêu, chỉ là yêu nhiều hay ít mà thôi.

    Cũng là một công việc, nhưng T may mắn được chứng kiến cả 2 hoạt cảnh "xưa và nay".

    Xưa là đa số tường thuật đều bằng giấy tờ ghi chép và sổ sách. Tất cả thuốc đều chứa trong một tủ thuốc và y tá đi đâu cũng mang nguyên tủ thuốc và chìa khóa với mình. Giờ giấc phát thuốc và sự giúp đỡ các bác cũng thoải mái và linh động. Trong giờ ăn có thể ngồi giúp đỡ các bác ăn hoặc nói chuyện trong lúc chờ đợi nhân viên nhà ăn mang thức ăn tới tận bàn.

    Điều nổi bật nhất ở đây là lúc nào trên bàn ăn của các cũng có hoa tươi trưng bày.

    Điều xấu nhất là có khi sau khi giao ca, đếm thuốc xong thay vì đưa cho cô y tá, T bỏ chìa khóa vào túi mình và nửa đường về thì bị gọi, T phải trở ngược về sở để đưa chìa khóa cho cô y tá. Không may, T lại là người chuyên môn đi lạc dù trên xe đã có máy chỉ đường.

    Hôm đó là một ngày rất bận rộn nên T rất vui khi hết viêc, giao ca xong T vội vã đi về. Khi nghe điện thoại từ sở gọi đến và lại thấy chùm chìa khóa còn đang nằm trong túi áo, không có sự chọn lựa nào khác là tấp xe vào lề, bấm máy chỉ đường để trở lại chỗ làm. Theo máy chỉ, T quẹo trái vào xa lộ, lúc đó cũng hơn 10 giờ tối nên đường cũng không có nhiều xe, lúc đầu T thấy có nhiều xe đi ngược chiều xe của T và họ đều lách qua trái. Nhưng sau khi đi được một chút nữa thì T nhận ra là mình đang vào đường một chiều. Chưa biết phải làm sao thì T chợt thấy đèn cảnh sát chớp chớp cùng chiều xe T, họ ra dấu cho T đi theo. Vừa đậu vào lề, thì bác cảnh sát bước nhanh nhẹn ra xe và ra dấu cho T quay kiếng xe xuống.

    Lúc này T biết mình đã đi lạc, T thành thật thú tội và nhờ vả: "Tôi cần phải trở lại sở giao chìa khóa, rồi đi lạc đường, ông có thể chỉ cho tôi làm sao để trở về đường 45 Nam không?". Kết quả là T đã không bị phạt mà còn được cảnh sát đi trước dẫn ra tới xa lộ 45 South.


    Còn chuyện bây giờ, tất cả đều là điện toán, từ ghi chép, tường thuật cho tới phát thuốc và bàn làm việc của y tá cũng rất đơn giản, chỉ là một chiếc máy điện toán di động. Việc làm rất hiệu quả và chính xác hơn trước nhiều. Tuy nhiên điểm yếu của "bây giờ " là T không còn có thời giờ để thăm hỏi các bác như "xưa" nữa.

    Nếu có sự chọn lựa, bạn sẽ chọn XƯA hay NAY ?

    Bạn có đoán được D của bác C là ai ?

    Và trong tương lai bạn sẽ là ai, như bác B, C hay E ?
    Đình Hương

  • #2
    KD cũng có 1 buổi tối đi viếng xác bố của nguoi bạn, khi trở về thì 2 chị em bị lạc đường, thay vì nhà ở vùng miền Tây Sydney thì ban đêm cập quạnh, theo máy chỉ đươfng chạy mãi, thây là lạ, vừa chạy vừa run không biết chạy đường nào, thì xe cảnh sát hụ phía sau, em D tắp lại bên đường, quay kiếng cửa xe xuống, bị cảnh sát thổi rượu và hỏi bằng lái, 2 chị em kể lể và hỏi thăm đường về nhà, Cảnh sát cho biết đây là vùng Bắc Sydney, chạy qusa xa rồi, thế là xe cảnh sát chạy trước dẫn đường cho về, mà cũng không bị phạt.

    Cảnh sát ở Úc dễ thương lắm, không phải cứ nhìn thấy cảnh sát là nhìn thấy cây dùi cui với cái còng đâu nha.

    ĐH đã kết luận xưa và nay như thế nào rồi , nhưng ĐH vẫn hỏi, KD nghĩ vì ĐH rất quan tâm đến nhu cầu tinh thần, xã hội giữa người với người, và cũng muốn biết nhu cầu đó đối với bạn mình thì có cần không?.

    Bây giờ D sẽ trả lời ĐH là KD chọn xưa vì KD thích được đàm thoại giữa người với người. Mỗi khi con của D về thăm D mà cứ cầm cái đt chọc chọc là D đuổi đi ngay. D bảo" nếu về thăm ba mẹ mà không nghe ba mẹ nói, không trả lời, hay trả lời ầm ừ cho qua, không vui vẻ, tức là con đâu còn qúi mến gì ba mẹ nữa, con đã hết tình thương dành cho ba mẹ rồi. Dù các con có trả lời gắt khi nghe mẹ hỏi những câu vớ vẩn mẹ vẫn vui, con nên nhớ 1 điều nếu các con có ghét mẹ, mẹ vẫn thương các con ". Thế nên lúc về nhà thăm ba mẹ đứa nào cũng trả lời đt rất mau lẹ rồi cúp.

    Suy nghĩ củaKD là như vậy, KD mong được nghe những chia sẻ của mọi người.

    Thân ái

    KimDung

    Comment


    • #3
      XƯA và NAY? mấy đứa nhỏ nhà H chọn dùm rồi ĐH ơi, mấy cô mấy cậu nói: “ Thích nói chuyện với mẹ, mà dạo này mỗi lần đến hay thấy mẹ đang dùng máy tính.”

      Mẹ phải sửa thôi, hihi


      Comment


      • #4
        Các bạn mến , P thấy nhiều người quen xung quanh P cỡ tuổi mình bây giờ cũng bắt đầu quan tâm tới chuyện viện dưỡng lão , P cũng vậy , cho nên những câu chuyện Đ Hương kể do kinh nghiệm cô bạn đang trực tiếp làm khiến mình rất interesting và cũng có hơi suy nghĩ về những câu chuyện này đó .

        Lần đầu tiên P được biết viện dưỡng lão khi theo một chị bạn đến thăm người nhà đang ở đây , mục đích của P ngày hôm đó chỉ thăm một người nhưng khi tới nơi P đã thay đổi ngay ý nghĩ của mình , cho nên sau này mỗi khi đến , P chia thời gian để được hỏi thăm nhiều người hơn dù không biết họ là ai , nhờ vậy đôi khi mình cảm thấy rất vui khi giúp được ít việc nho nhỏ cho các bác ở đó như mua dùm họ tờ báo họ thích hay vài lọ mực màu , tập giấy hay que đan để họ tìm chút niềm vui .

        Khi đi thăm nhà dưỡng lão P mới biết nhân viên age care ở đó bận lắm , cho nên khi có ai tới giúp , các nhân viên ở đó rất mừng , nhất là nếu mình chịu khó nói chuyện với các bác ấy dùm họ .

        Cho nên , để trả lời câu hỏi của ĐH , nếu mình là bịnh nhân mình thích câu trả lời Xưa hơn , nhưng vì bây giờ là thời @ nên công việc trở thành điện toán hóa để ít nhân viên mà công việc vẫn trôi chảy , câu trả lời nào cũng có những điều lợi và bất lợi , nên theo ý P sẽ rất hoàn hảo nếu Xưa và Nay kết hợp được với nhau , nghĩa là hai bên thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau , chẳng hạn như nhân viên nên dành thời gian đi hỏi thăm những người bịnh nhất là những người không có ai là thân nhân , hoặc các bác còn khỏe thay vì chờ nhân viên đến hỏi thăm vẫn có thể nói chuyện với người bạn kế bên cho bớt cô đơn , nếu được như thế Xưa và Nay sẽ không còn ranh giới nữa và viện dưỡng lão sẽ là căn nhà tình thương cho tuổi già .

        Thân mến

        PL

        Comment


        • #5

          Ở nơi săn sóc quí vị cao niên, ai là người được cho là sung sướng nhất? Được con cháu thường xuyên thăm viếng, có nhiều tiền để dành, có sức khỏe tốt (ít bệnh và ăn ngủ bình thường), có trạng thái tâm lý ổn định (ít lo lắng, buồn rầu), sống đủ đôi (có cả hai ông bà), có những sinh hoạt bình thường (dạo chơi, tập thể dục nhẹ, coi sách, báo, TV, internet, sinh hoạt tôn giáo, ...) hay phải có tất cả những điều vừa kể. Nếu không thể có hết những điều vừa thể thì những điều nào cần thiết nhất để được coi là sung sướng. Người ta cần chuẩn bị những gì (vật chất và tinh thần) trước khi vào cư trú lâu dài ở những nơi như thế? Mong được chuyên viên trong ngành cho biết ý kiến.

          Có lẽ may mắn nhất là các cụ được con cháu nuôi dưỡng, săn sóc tại gia theo kiểu Việt Nam ''truyền thống'' (còn bây giờ?), hoặc được ở gần vài đồng môn thân thiết và có được những món ăn quen thuộc mỗi ngày cũng là niềm hạnh phúc không nhỏ. Không biết đến tuổi nào thì người ta không còn được phép uống XO?

          Đối với những người không có điều kiện gì cả thì niềm an ủi to lớn nhất sẽ là sự săn sóc tận tình của các điều dưỡng viên có sẵn từ tâm và lòng tha thiết yêu nghề như Đinh Hương của chúng ta.

          Comment


          • #6
            MH cũng đông ý với chị Phương Lê là chọn "Xưa". MH và anh Khánh hàng tuân vào viên dưỡng lão thăm mẹ chồng đang ở trong viên vì bà đã bắt đâu quên đi nhiêù, nên ở nhà môt mình rât nguy hiêm. Ở viên, MH cũng nhân thấy các nhân viên rât bân rôn, ho không có thời gian để trò chuyên với các người già ở đây. Hàng ngày họ tâp trung những người già ở nhà ăn hoặc trong sân vườn, khi thân nhân vào thăm sẽ ghé vào đây để tìm các cụ. Nhưng người già rât vui khi có người nói chuyên với họ. MH được biết thân nhân của môt vài cụ rât hiếm khi tới thăm ho. MH đến bắt chuyên với ho thi ho tâm sự, kể lể chuyên nhà như chính mình là nguoi thân của họ vây, và khi MH noi chuyên vớ mẹ chông của MH bằng tiếng Viêt Nam, thi họ cũng đến lắng tai nghe như thể là chinh họ đang tham gia vào cuôc nói chuyên dù họ chẳng hiêu gi cả !

            Comment


            • #7

              ĐH thuộc dân miệt vườn Hóc Môn nên luôn yêu "XƯA", vì vậy con của ĐH phải dậy thêm cho ĐH về điện toán để ĐH có thể thích nghi với môi trường mới.

              Thật ra, ĐH đã học được rất nhiều từ các bác để chuẩn bị cho tương lai và các bạn ĐHSPKT của chúng ta chắc chắn sẽ không buồn vào tuổi phải vào viện dưỡng lão đâu.

              Thí dụ, ĐH thấy có bác để hai cây đàn Guitar ở trong phòng, khi rãnh thì đàn cho các bác khác nghe. Có bác thì trên tay lúc nào cũng có một cuộn len và kim đan, "tôi đan để cho con và cháu". Có bác thì chống gậy và đi kêu gọi các bác khác tập trung lại để chơi Domino mỗi buổi chiều. Hoặc là cùng ngồi đọc kinh hay tụng kinh mỗi chiều Chủ Nhật khi có Cha hay Thầy vào thăm. Rồi có bác lúc nào cũng sẵn sàng ca hát mỗi khi có dịp, có bác hát hay và nhớ dai nữa mới giỏi chứ ...

              Thực tế nhất cũng là ưu điểm của điện toán là có bác biết dùng Ipad vì iphone thì quá nhỏ cho mắt của các bác để gửi lời nhắn hoặc viết thư cho bạn hữu hoặc con cháu.

              Vì vậy buồn hay vui còn tùy chính mình. Thí dụ như bác E, với tính kiên nhẫn, chịu đựng, bác đã làm con cháu thấy thương và xung phong giúp đỡ.

              Về chuyện có đôi. ĐH nhớ đã kể trong những bài trước rồi, nhưng để ĐH kể lại nha. Đến tuổi 80, nếu còn có đôi là quá may mắn và hạnh phúc. Nhưng nếu một trong hai người bị bịnh quên lãng thì cũng hơi khó xử như "bác A luôn phàn nàn với y tá và các con là bác B, luôn làm phiền bác và bác muốn đổi phòng hoặc sẽ kêu cảnh sát", chịu thua bác A luôn.

              TIỀN đến tuổi về hưu, thật sự không quan trọng bằng tinh thần lạc quan và sức khỏe. BẠN HỮU lại rất quan trọng, nhất là những bác đơn chiếc, không gia đình hoặc con cháu ít vì chúng phải đi làm xa hoặc bận rộn với công ăn việc làm. Đây là những bài ĐH đã học được từ các bác.
              Đình Hương

              Comment

              Working...
              X