Announcement

Collapse
No announcement yet.

Úc châu xinh đẹp và chân tình

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Tổ chức HM SPKT ở Úc – Can or Cannot?


    Khi T ở Úc, các anh chị có nói sơ qua về vấn đề mà mấy năm nay mọi người trên diễn đàn thỉnh thoảng nhắc đến là ‘Có nên tổ chức HM ở Úc châu không?’ Về nhiệt tình thì ai cũng muốn gặp bạn cả, nhưng mình phải thực tế thì HM ở Úc sẽ trong tầm tay với. Sydney và Melbourne là hai nơi có đông thân hưũ Úc châu và đông người Việt. Nhạc và anh Thành dễ thương lắm, lúc nào cũng ‘welcome’ và nếu có HM thì chắc đôi vợ chồng này làm bầu gánh hô hào bà con ở Mel phụ giúp. Ở Syd có chị Kim Dung và anh Cừ cũng nhiệt tình giúp đở vì anh chị thường tham gia sinh hoạt trong nhà thờ và bạn hưũ cuả gia đình nên có nhiều kinh nghiệm tổ chức họp mặt. Anh NTT – khuôn mặt quen thuộc với diễn đàn, đã có lần dự HM ở Mỹ nên nếu bàn chuyện HM ở Úc là mọi người nghĩ đến anh trước nhất, và cũng có khối người đã từng ‘xúi’ anh đứng mũi chịu sào cho việc này, nhưng anh là người cẩn thận, rất cẩn thận, anh nói với T : ‘HM ở Úc không dễ dàng như ở Mỹ.’ T xin mượn ‘thread’ này để đưa ra vài điểm T thấy khi du lịch Úc rồi các anh chị làm tính thử nha, những ý này T nhắm vào số đông muốn đi HM Úc châu là dân ở Mỹ hay Canada mà thôi. Có ba điểm mà T thấy mình có thể gặp khó khăn mà thân hưũ ở Úc khó có thể giúp được, chỉ có mình tự giúp mình mà thôi:

    1 Di chuyển: phải tự mình tới được chổ HM hay chổ đi chơi: Úc lái xe lề trái, xe nhỏ, đường nhỏ, tốc độ chậm, dân Việt ở Úc sống rải rác ở ngoại ô thành phố. Nếu đưa rước nhiều người tới nhiều chổ, e rằng BTC sẽ chạy long nhong ngoài đường cả ngày (bạn tính nhẩm sẽ thấy BTC này rất lèo tèo vì Úc châu vốn dĩ đất rộng người thưa. Bảng phong thần Úc châu tuy dài như lá sớ táo quân, nhưng đa số trong diện mai danh ẩn tích.) Ngay cả người ở Úc đều dùng phương tiện di chuyển công cộng rất nhiều, nên nhiều nhà chỉ có một chiếc xe làm chân chứ không phải ba bốn chiếc dềnh dàng như ở Mỹ. Ví dụ: T đến ga Padstow rồi anh Toản dẫn tới nhà anh, hay tới ga Thomastown rồi Nhạc đón về nhà, còn nếu chổ HM gần khu VN, gần ga xe lưả thì tự mình tới ga rồi đi bộ tới nhà hàng chẳng hạn…. tiện lợi cho cả hai bên.

    2 Chổ ở: phải ở khách sạn: nhà ở Úc nhỏ, xa phố. Khách sạn trong CBD không mắc lắm, họ cho giường ngủ tính theo đầu người, nếu đi 4 người thì phải ghi 4 người nếu không sẽ không có giường ngủ.

    3 Đem ít đồ: vali gọn nhẹ vì xe nhỏ nên nếu vali lớn quá sẽ không chở được. Subway, xe lưả, bus…. tự mình khiêng vali cuả mình.

    Vài điều cần biết khi du lịch Úc:

    Visa nhập cảnh: ( https://www.australia-eta.org/english/ ) xin ở ETA, trả bằng credit card, họ approve nhanh lắm, visa có giá trị một năm từ ngày approve, được ở Úc ba tháng.

    Credit card: xài dễ dàng như ở Mỹ, dùng cho mọi thứ, mọi nơi. Nên xài thẻ ‘free international transaction fee.’

    ATM card: thẻ từ bank cuả mình để lấy tiền mặt nếu cần. ATM hối xuất bao giờ cũng lợi hơn so với đổi bằng tiền mặt (hôm ở Úc, T rút ở ATM : 100 đô Úc = 75 đô Mỹ + 2 đô lệ phí bank charge cho mỗi lần rút tiền). ATM có khắp nơi trong phố, rất tiện lợi. Đi chơi T hay ăn ‘street food’ rẻ tiền, bình dân, nhanh tiện như bánh mì, cơm hộp, fish and chip…. nên trả bằng tiền mặt cho tiện dù có nơi họ cũng lấy credit card.

    Đi ngoại quốc chơi nên đi khi tiền mình đang có giá: vật giá ở Úc đắt đỏ: ổ bánh mì thịt: 6 – 8 đô, tô phở: 12 – 15 đô, fish and chip: 10 – 16 đô (một phần ăn được hai người), lon nước (12 oz): 2-4 đô. Giá trong supermarket rẻ hơn.

    Di chuyển công cộng: tiện lợi, rẻ hơn mướn xe, dễ đi, sạch sẽ, đúng giờ, nhanh chóng, an ninh. Ở Sydney, mua thẻ Opal. Ở Mel, mua thẻ Myki dùng cho train, bus, subway. Scan on scan off. Tiền dư không lấy lại được nên bỏ cầm chừng thôi.

    Sim card: nên activate ở international airport vì hảng điện thoại có quầy và nhân viên làm cho mình thì tiện hơn. Hôm T xuống Sydney international, thấy người ta xếp hàng ở quầy điện thoại mà T sợ trễ chuyến bay đi tiếp tới Mel nên qua domestic airport mới mua thẻ thì họ chỉ bán thẻ chứ không activate cho mình được. Tới khách sạn ở Mel, internet chậm rì nên cứ nưả đường là đứt đoạn, phải làm mấy lần mới xong.

    Toilet: có ở khắp nơi, nhà ga, trên đường phố, sạch sẽ, không tốn tiền, có giấy, giống như ở Mỹ.

    No tip: thấy nhiêu, trả nhiêu.

    Internet, wi-fi: chổ có chổ không, khách sạn T ở, muốn xài ‘net’ trả thêm 10 đô/ ngày.

    Coi bản đồ: HT thường lấy ở phi trường, khách sạn hay visitor center, free mà hưũ ích lắm vì xài mỗi ngày.

    Research: nên nghiên cứu trước những nơi mình muốn đến, điạ chỉ, đi cách nào, giờ giấc…. Nếu bạn từng ‘search net’ thì chuyện này không có gì khó khăn, phải tự mình research mới được, nếu người khác research dùm thì tới nơi coi như mình bù trất, chừng đó mới kẹt.

    Úc xài điện 240v, 50Hz ổ điện loại 2 chấu xiên, 1 chấu (Ground) thẳng . Anh Hoàng mua 7 đô 3 cái. T không đem theo máy biến điện (Mỹ xài điện 110v , 60Hz) vì charge cuả phone, máy chụp hình thời bây giờ xài dual voltage.

    ‘Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.’ Ngoài những điều học được ở xứ lạ, còn học được cách sao cho đi tới nơi về tới chốn, sao cho hợp với túi tiền cuả mình…. Những cái sàng khôn này là hành trang cho những chuyến đi khác được dễ dàng và thoải mái. Các anh chị thấy T sai sót gì thì bổ túc giùm, chổ nào không rõ, sẽ sưả lại. Cám ơn rất nhiều. Chúc may mắn và happy traveling!

    ~ 0 ~


    Comment


    • #47
      Cám ơn Hoàng Trúc với những tấm hình và lời giới thiệu thật đẹp cho Sydney. Khác hẳn với Sydney Olympic 2000 chính phủ Úc toàn giới thiệu hình ảnh người dân tộc bản xứ, lúc đó chị D có bạn ở Mỹ hỏi "Dung ơi ở Úc có nhiều người da trắng không vậy? Ở đó có nhà lầu không vậy?"

      Dù sao thì Sydney vẫn có 1 vùng không gian khoáng đãng, không bị choáng ngợp bởi những toà nhà trọc trời nên đứng nơi nào cũng dễ thấy xa gần Sydney Harbour bridge cứng cỏi, nhà hát con Sò vỏ trắng chìm trong một màu xanh non dịu của da trời hoà với màu của biển nên cảnh vật nhìn tĩnh lặng êm ái

      Ở Úc hầu như giới trẻ ai cũng có ít nhất 1lần đi lên cầu, đông nhất là ngày lũ trẻ thi HSC xong, khi chúng rủ nhau lên cầu thì đứa nào cũng bị thu hút vào trò chơi nên có sự an toàn lắm, vì cũng sợ lúc vui qúa đà có đứa lại chơi trò Diving bất đắc dĩ.

      Sydney đặc biệt vào ngày Chủ Nhật giá vé Phà, Tàu Lửa, xe Bus toàn dân Úc từ ông bà trọc phú cho đến người vô gia cư đều được hưởng gía 2 đồng rưỡi nên mọi người có dịp đem con cái, cháu chắt ra khỏi những trò chơi điện tử mà thay vào đó những buổi du ngoạn ngoài trời, đi ra biển đảo, sở thú....đi bất cứ chỗ nào mình thích mà chỉ mất tiền di chuyển có 2đồng rưỡi cả ngày, thường thì người ta đi chơi rồi tối đến tụ lại quanh khu bến tàu, Darling Harbour.hóng gío biển, chờ khoảng 8pm xem màn đốt pháo bông trên vịnh Sydney rồi mới ào ào kéo nhau ra về bằng tàu lửa. Chủ Nhật nào cũng vậy, người đi tấp nập vui lắm.

      Các bạn mến, theo tổ chức Economist Intelligence Unit́ s Global: nhìn về khía cạnh ytế, giáo dục, hạ tầng cơ sở, đứng chung với Sydneycó Mel, Adelaidevà Perth, 4 thành phố này ở Úc có tên trong 10 thành phố đáng sống nhất .

      Theo khảo sát Time Out Globat City Index Melbourne là thành phố truyền cảm hứng nhất thế giới trong năm 2016.

      Ở Úc nơi nào cũng có chế độ an sinh xã hội giống nhau ,nên khi hưu trí hay ai được hưởng tiền bịnh thì muốn sống ở tiểu bang nào cũng được, tùy mình chọn miễn sao hợp với sức khoẻ và sở thích của mỗi người.

      Trúc mến, nghe Trúc nói thích đọc bài viết của chị D làm chị D lên tinh thần đó, cám ơn thật nhiều với tấm chân tình của Trúc. Khi gặp chị D Trúc thấy chị um xùm qúa phải không Trúc, hôm đó rủ Trúc thăm vườn lan tài tử của chị D, mà không đi được vì chị D và Thủy dở ẹc không chủ động được, vì hai chị cùng không biết lái xe, quê một cục, lần sau Trúc qua sợ chị không còn sức để chăm lan nữa đâu.




      Nghe Trúc khoe có 3 người hợp "gu" có bao nhiêu chuyện để nói, nói mãi mà không chán , chị D thấy đúng đo, 3 người ai cũng thích đi du lịch, thích chụp hình , thích tìm hiểu thiên nhiên và những kỳ quan của thế giới, cùng chia sẻ cho nhau những kiến thức thì làm sao mà chán được, 3 người bạn hợp "gu" này còn rất may mắn vì có Thủy, người phụ nữ gốc Huế, dịu dàng, ý tứ, tuy bận đi làm mà trước khi lên sở Thủy vẫn lo chu đáo cho những người bạn món ăn gọn, nhẹ nhưng đầy đủ năng lượng và nhất là những lời ân cần dặn dò đã làm tăng thêm gấp bội ngày vui của bạn bè. sao dễ thương qúa, đúng là "Sang vì vợ" đó. Rất vui khi Hòang Trúc có những ngày như ý khi tới thăm Úc.

      Thân ái

      KimDung

      Comment


      • #48



        Ba nhân viên bán hàng đang quảng cáo sản phẩm cây nhà lá vườn của nhà anh Cừ cho khách hàng đó, các bạn ơi:

        Trúc: " coi này,đòn giò thủ chắc, nặng và tròn lẳn như… chị Dung"

        Thủy: " lá trà xanh tươi bóng lưỡng không thua gì hai má bà í"

        KD: " Còn sà lách của chúng tôi đây, quí vị thấy rất tươi ngon phải không?"

        Khách hàng ( Hiền):"Giò bà chắc lắm bà ơi, Trúc đang phải gồng cả cánh tay lên kìa!

        Thú thật với bà là tôi cũng trồng rau lấy ở nhà:cuoilan::cuoilan::cuoilan:, bà có thể chỉ cho tôi cách trồng rau sao cho tươi non như rau của bà, được không cơ?

        Tui nhìn mấy ngón tay khum khum của bà đang phẩy phẩy mấy lá rau vừa mắc cười vừa lo, lo tay bà phẩy mà cao hơn một tị nữa thôi là che mất tiêu mặt cô Thủy đấy bà Dung ơi hihi"

        Thân ái

        Hiền


        Comment


        • #49
          Trước khi đi Úc, T chỉ liên lạc với anh NTT và Nhạc và để hai người sắp xếp cho HT được gặp những ai trong hai buổi HM ở Sydney và Melbourne, quả là Trời cho duyên may nhiều hơn mong ước cuả mình. Tối qua gặp Ngọc Điệp (77KNN - cưụ Sydneysider nay là cư dân cuả Houston – Texas) ở nhà anh Cường, nàng suýt soa: ‘ T thật là may mắn gặp được các anh chị ở Úc sao mà ai nấy đều dễ thương quá, ghi lại toàn lời lẽ ân tình đẹp đẽ.’ T nghĩ : Có lẽ nhờ tình đồng môn qua diễn đàn, lòng hiếu khách cuả SPKT Úc châu và có thời gian nói chuyện với nhau nên sự thân mật đến dễ dàng. Những anh chị khác thì tính năm 2018 sẽ kéo qua đại náo xứ Chuột túi. Các anh chị Úc châu chuẩn bị tinh thần nha vì T thấy mọi người ‘serious’ lắm đó. HT ít khi tính chuyện xa xôi vài năm sắp tới, chỉ biết tính lòng vòng kế hoạch nưả năm mà thôi, nhưng cho tới bây giờ thì Úc châu và Nhật Bản là nơi HT muốn quay lại khi có thời gian lúc về hưu.

          Hôm T đi tour ở Shrine of Remembrance ở Mel., 'tour guide' cũng nói tương tự như chị Kim Dung ghi trong comment, Úc châu là nơi yên bình nhất khi thế giới trải qua nhiều sóng gió trong hơn thế kỷ qua. Bạn có nghe qua bài quốc ca cuả Úc châu chưa? Khi 'research' về Úc châu, T tìm nghe bài quốc ca cuả họ (T thường nghĩ bài quốc ca như lá số tử vi, nó vận vào mệnh nước cuả quốc gia), tuy lúc đó chưa tới được mảnh đất ngàn dặm xa xôi mà lại cảm thấy được sự yên bình đẹp đẽ cuả xứ sở con dân châu Úc và mừng cho những người bạn cuả mình đang an cư lạc nghiệp ở đó.

          Thân mến,

          Trúc
          Last edited by TrucLam; 05-06-2020, 04:12 PM.

          Comment


          • #50
            Trúc, anh Hoàng và các bạn đọc thân mến !

            Có lẽ không riêng gì Trúc mà cả thế giới khi đến Úc đều nhận thấy đất nước này rất xinh đẹp và chân tình ! Vì vậy Australia còn được gọi là lucky country cách đây không lâu .

            Sydney life: http://www.sydney.com/sydney-life/th...-in-australia/

            Thế nhưng điều thú vị nhất có lẽ là cảnh báo mọi thứ ở Úc đều có thể thay đổi không báo trước " subject to change at any time without notice "

            Cho nên mọi nhận định, so sánh cũng như trải nghiệm của các bạn đã , đang và sẽ đi du lịch Úc châu đều đúng , chính xác và vui, mặc dầu đôi khi chúng khác nhau đến 179 độ .

            Nói như vậy để các bạn thấy cảm nhận về Úc châu là muôn màu , có thể không ai giống ai . Có nhiều bạn vượt ngàn trùng đến Úc chỉ để thăm con cháu rồi về , cũng có bạn đến Úc tìm cơ hội cuộc sống mới hay chỉ để chia sẻ với nhau những trải nghiệm "đi một ngày đàng ".

            Cạnh đó cảm tình của bạn đọc khắp nơi dành cho những bài viết của Trúc trên diễn đàn tích tụ trong mấy năm qua cũng nhiều lắm , bằng chứng là mọi người cảm thấy thân mật ,gần gủi với Trúc Hoàng ngay những phút đầu gặp gỡ trong 2 buổi HM tại Melbourne và Sydney ( trong số đó nhiều người gặp lần đầu ) .

            Thân ái

            NTT


            Comment


            • #51
              Hiền à, Hiền không thấy sao ? Dung đang chỉ cách trồng rau tươi cho khách hàng ( H) đấy, Cứ nhìn về hướng cây rau của D đi, xem nó đi về hướng nào?. Rau tươi là nhờ có Thủy ( nước) đó.

              Thân ái

              KimDung

              Comment


              • #52


                H cám ơn anh Khang, em cám ơn chị...Dung:cuoilan: đã nhắc H trồng trọt phải siêng năng cho cho cây uống nước, H thuộc bài lắm rồi, nhưng vẫn còn hơi lươi huyền hihi.

                :thank3:

                Thân ái

                Hiền

                Comment


                • #53
                  Chúc mừng Trúc đã hoàn thành một bài viết xuất sắc nữa trên diền đàn . Bài du lịch nầy có thể nói là công phu và lớn nhất trên diễn đàn năm 2016 . Công của Trúc cũng đã được đền bù xứng đáng : Sáu ngàn views trong một tháng chưa kể số độc giả của trang bìa !

                  Giá như chưa có computer/ internet, quây ronéo ra tặng free cho mỗi viewer 1 bản chỉ lấy lại 50 cent tiền giấy mực (nội dung cho không) thì chắc mới đủ tiền vé máy bay cho chuyến đi . Nói như vậy cho vui chẳng qua là để cám ơn Trúc , anh Hoàng đã có lòng chia sẻ với bạn đọc , vì đằng sau những bài du lịch của bất kỳ ai cũng đều thấp thoáng cảnh ruộng đồng màu mỡ, bài viết càng hay thì ruộng cày càng lớn




                  Blue Mts nếu đến một ngày sẽ rất dễ đứng núi nầy trông núi nọ vì ở đó chổ nào xem ra cũng hấp dẫn mà thì giờ thì eo hẹp , cuối ngày nhiều người ước gì đừng ở quá lâu một chổ để lúc sau biết thêm được vài chổ khác ... Thế nhưng nếu đến đó ở hotel vài ngày hoặc cả tuần cũng chưa chắc sẽ biết được nhiều hơn! Có thể vì núi rừng của Úc chỉ cần đi một đoạn là đoán ra những đoạn kế tiếp và Blue Mts cũng không ngoại lệ!



                  Hai bạn Trúc Hoàng của chúng ta có rơi vào trường hợp trên hay không ? Câu chuyện sau đây giúp các bạn đoán câu trả lời .

                  Theo đúng hẹn, chúng tôi gặp nhau 5 giờ chiều ngày đầu Trúc Hoàng vừa từ Melbourne bay lên Sydney, đi vòng vòng trong CBD một hồi thì kéo nhau đi ăn tối ( như Trúc đã tường thuật trong bài viết ) . Quán cơm Gia hội là một địa điểm không có trong chương trình nhưng được mọi người chọn vì gọn nhẹ và thoải mái . Vào quán kéo ghế ngồi thì được cô phục vụ đưa cho 4 quyển menu dày cộm, có cả trăm món khác nhau . NTT đọc tới đâu chọn tới đó , món sau có vẻ ngon hơn món đầu nhưng món đầu lại hấp dần hơn món sau , đổi qua đổi về cuối cùng chọn nhầm cái món dở nhất để ăn. Trong khi đó 2 bạn Trúc Hoàng cầm menu đọc cẩn thận từ trên xuống dưới trong vòng 1 phút sau đó mỗi người quyết định chọn một món rồi đóng menu lại. ( quân tử nhất ngôn )

                  Lúc dọn ra hình như món của hai quân tử ấy cũng dở ăn không nổi tuy nhiên bạn ta vẩn vui vẻ như thường cho dù tối nay về hotel có thể bụng sẽ đói meo. ( quyết định rồi thì theo đến cùng, ngon hay dở không thành vấn đề và cũng không ôm tô này nhìn tô kia ! )




                  (Anh Hoàng :"đường đi xuống 15 phút, đi lên mất cả tiếng đồng hồ ")

                  Thế là hôm đi Blue Mts tôi để 2 bạn ấy tự chọn các địa điểm muốn đến và tôi cảm thấy vui vì không còn áp lực phải đạt được kết quả tốt nhất cho bạn mình .



                  Bài viết về Blue Mts của Trúc hấp dẫn và đầy đủ chi tiết là cũng nhờ hai bạn ta đã chọn đúng nhiều yếu tố, tỉ dụ khởi hành sớm, chọn ngày bình thường thay vì weekend hay ngày lễ đông du khách ( có những giốc thang, đường đi hẹp phải chờ đợi vì chỉ qua được 1 người 1 chiều ) , ngày hôm đó không mưa dầm dề cũng chẳng nóng chảy mỡ ( nhiều du khách đến đó chỉ thấy mây mù bao phủ không chụp hình gì đươc) . Quan trọng nhất là sức khỏe ( có lần tôi dẫn người quen xuống trail đã thấy họ lấy thuốc ra uống, hỏi thuốc gì thì họ nói thuốc trợ tim ! )




                  Sức khỏe tác giả bài 'Úc châu xinh đẹp và chân tình' còn quá tốt ! Cuối ngày, chúng ta thấy cô ta lúc đi lên tay không cần vịn thành cầu thang mà chỉ giữ cho trái tim đừng văng ra ngoài vì đập quá mạnh .



                  Cableway @ Scenic World

                  Thân ái chúc mọi người vui .

                  NTT
                  Last edited by TrucLam; 05-06-2020, 04:13 PM.

                  Comment


                  • #54
                    Có lẽ đa số của hơn 6000 views đó thuộc về các độc giả Úc châu vì người ta thường muốn biết người khác nghĩ gì, nói gì, viết gì về mình. Úc châu đẹp thật và vẻ đẹp đó đã được khám phá một cách toàn diện hơn khi du khách (Hoàng & Trúc) quan sát và cảm nhận về nơi này với tâm tình sôi nổi và hiếu kỳ khác hẳn với dân bản địa. Sự gần gũi quen thuộc đôi khi đã làm người ta giảm đi những xúc cảm tinh tế cần thiết, vì vậy trong những lúc tiệc tùng có nhiều ông bỗng chợt giật mình khi nghe có người khen ''Ôi chao, chị nhà đẹp quá !!!''. :P

                    Comment


                    • #55
                      Anh NTT nhắc lại bưả cơm ở Gia Hội làm T mắc cười quá! Thật ra hôm đó HT ăn cơm trưa ở tiệm Ichiban hơi trễ, khoảng 2 giờ chiều, sau khi bay từ Melbourne và đi subway về tới trạm Town Hall, nên lúc đi Darling Harbour với anh chị thì HT chưa đói, nhưng nghĩ chị Thuỷ đi làm cả ngày mà còn lêu bêu với mình tới tối thì không tiện chút nào. T nhớ hôm đó anh Toản nói quán Gia Hội thì chọn Bún bò Huế là hợp lý nhất, anh Hoàng thì tô phở - bao giờ cũng tái chín, T thì diã cơm sườn vì mới xực mì hồi trưa, còn chị Thuỷ hình như là tô bún, chị còn tính kêu diã gỏi cuốn khai vị nưã nhưng T biết không kham nổi nên nói chị đừng kêu thêm gỏi cuốn. Mà đúng như anh Toản nói, anh đọc menu tới đâu lưạ món tới đó, càng đọc càng thấy lưạ món ăn không dễ dàng chút nào vì xem ra món này hấp dẫn, món kia nhiều dầu mỡ quá, món nọ coi có lý ghê…. HT thì vô nhà hàng ít khi hỏi tới hỏi lui, lưạ xuôi lưạ ngược. Nếu gặp món khoái khẩu thì ăn nhiều hơn, không ngon thì ăn được tới đâu thì ăn, tiếc là khách sạn T ở có tủ lạnh mà không có microwave nên T không xin hộp ‘to go’. Tối đó, sau khi anh chị về, HT còn lang thang tới khuya mà không thấy đói. Mấy hôm sau, khi cần ăn tối, T chạy qua chợ kế bên mua một phần ăn là đủ cho hai người. Hôm đi BM về có bánh khúc cuả anh chị, hôm ở nhà thầy Hoa về thì có hộp bánh đúc cuả chị Bé Hai, những phần ăn như vậy là vưà đủ cho hai vợ chồng.

                      Đi chơi thì ý thích không ai giống ai, có người thích đi thử món ăn, người đi ngắm cảnh, kẻ ưa ngồi tâm tình với bạn …. Hôm đám cưới con chị Hoà ở Cali, anh Nguyên-Liên nói: ‘Khi nào cô T tính đi đâu thì cho tụi tôi hay, đi chung cho vui.’ ‘Mỗi người đi một kiểu, T đâu biết anh Nguyên thích đi làm sao mà rủ.’ ‘Tụi tôi toàn đi ké nên ai đi kiểu nào tôi đi kiểu đó.’

                      Sau khi đi Blue Mountains, T nói với anh Hoàng, nếu mình đi BM lần nưã thì thế nào cũng ngủ ở Katoomba hay Leura vài đêm hay một tuần vì Federal Pass có ngả rẽ đi nhiều chổ chứ không nhất thiết chỉ có Three Sisters. Đối với T, cảnh rừng rú không hẵn ở đâu cũng vậy, mỗi thời điểm mỗi khác, mỗi người một con mắt. T tới Grand Canyon hai lần mà vẫn còn muốn tới nưã, hay đã đi Yosemite, Yellowstone rồi nhưng vẫn mong được trở lại và có nhiều thời gian hơn. Ở những nơi thiên nhiên bao la như thế, cảnh đẹp muôn vẻ, thành ra anh Toản sợ tụi T bị boring ở BM là lo xa quá đó.

                      Mấy tuần nay, T đang ôm cuốn sách mượn ở thư viện ‘ Home Sweet Anywhere’ cuả Lynne Martin, làm scrapbook cho chuyến đi Australia, ‘declutter’ digital stuffs…. Và đang ngẫm nghĩ coi năm nay mình sẽ đi đâu nè - một câu hỏi mà cả trăm câu trả lời làm nhớ lại cảnh anh Toản đang cầm menu ở Gia Hội buổi tối hôm nào.


                      Thân mến,

                      Trúc
                      Last edited by TrucLam; 05-06-2020, 04:18 PM.

                      Comment

                      Working...
                      X