Announcement

Collapse
No announcement yet.

YÊU lắm! Bài Thơ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • YÊU lắm! Bài Thơ

    Chiều nay KD có bạn tới chơi nhà, KD mời bạn một bữa cơm chiều đạm bạc thân mật rất Việt Nam, chỉ cơm rau với cá. Mọi người vừa ngồi vô bàn ăn thì Cô chiểu cô chiêu cô Chiều cũng đến, cô bẽn lẽn thập thò bên khung cửa rồi cũng ngồi vô bàn với mọi người. Vì là khách gặp bữa nên cô cứ ngài ngại với người khách lạ, cô cứ nhỏng nha nhỏng nhảnh, lúc hiện lúc ẩn bên chủ nhà. Thấy vậy cô khách bảo:

    "Trời tây bảng lảng bóng vàng" (Kiều)

    Từ đâu trong đầu KD bật ra như cái lò xo:

    Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn

    Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn

    Gác mái, ngư ông về viễn phố

    Gõ sừng, mục tử lại cô thôn

    Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi

    Dặm liễu sương sa, khách buớc dồn

    Kẻ chốn chương đài nguời lữ thứ

    Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn

    (Chiều hôm nhớ nhà - Bà Huyện Thanh Quan)

    Đọc xong, sao thấy thương chi lạ cái bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà", có người dịch là "Cảnh chiều hôm hay Buổi chiều lữ thứ", của bà Huyện Thanh Quan mà tụi mình ai cũng được học thuộc lòng từ thuở mười ba (khoảng lớp đệ lục). Bài thơ mới thấm thía cô đọng làm sao. Dân tộc tôi có tiếng nói diệu kỳ, Qua lời thơ của nữ sĩ những hình ảnh, âm thanh, tình cảm của một dân tộc được gói trọn trong đó, một đất nước mà nông , ngư nghiệp là nguồn lợi chính.

    KD thích cách tả cảnh đảo ngữ tài tình làm cho lời thơ sao xuyến bồi hồi, đã làm cho cảnh hoàng hôn buồn khi nhớ về quê cũ của bà Huyện lan toả, bao trùm cả nỗi lòng người xa xứ hôm nay.

    GS Thanh Lãng đã viết - Thơ của bà huyện Thanh Quan đầy chất thơ. Lời thơ của bà điêu luyện, gọt giũa, đẹp như một bức tranh cổ.

    Trong bữa cơm chiều mộc mạc, vô tình có sự hiện diện của tia nắng hoàng hôn, KD lại có dịp được tìm về cảnh chiều trên đất nước thân yêu đang ngàn dặm xa cách.

    Một ngày nọ KD vô tình được đọc lại bài thơ này trong "sách xưa" người ta mượn từ thư viện đại học Yale, bài thơ được viết tay, có kèm theo chữ quốc ngữ cổ, trên trang giấy học trò đã ngả màu vàng. Từ đó KD cứ suy nghĩ mãi về cách giải nghĩa các từ trong bài thơ, có những từ đã giải nghĩa được, có những từ còn hồ nghi chưa hiểu thấu nên vẫn tìm kiếm hoài.

    Chiều giời phẳng lẵng bóng hoàng hôn

    Tiếng giốc xa đưa lẫn tiếng đồn.

    Gác mái Ngư ông về viễn phố,

    Co sừng Mục tử lại cô thôn.

    Ngàn mai gío quấn chim bay vãi,

    Rặng liễu mây sa khách bước giồn

    Kẻ chốn chương đài người lữ thứ,

    Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.

    Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn / Chiều giời phảng lẵng bóng hoàng hôn

    Phảng lẵng = sự hiện diện không rõ nét, phảng lảng hay bảng lảng = sự hiện diện mờ mờ đâu đây rồi biến mất. Trời chiều là như thế, bóng hoàng hôn xuất hiện một cách êm ả tĩnh lặng rồi mau chóng biến mất, nên mới được gọi là bóng hoàng hôn, không ai gọi là ánh hoàng hôn.

    Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn / Tiếng giốc xa đưa lẫn tiếng đồn

    Ngày xửa ngày xưa KD đọc trong kinh bổn có câu "Đêm năm canh, ngày sáu khắc". Đem hỏi bà nội thì được giải thích ngày xưa không có đồng hồ, người ta chia cứ đêm là có 5 canh.

    Canh1 : giờ tuất tương đương với 7 giờ tối đến 9giờ tối

    Canh 2: giờ hợi tương đương với 7 giờ tối đến 11 giờ đêm

    Canh 3: giờ tý tương đương 11 giờ đêm đến 01 giờ sáng

    Canh 4: giờ sửu tương đương 01 giờ sáng đến 03 giờ sáng

    Canh 5: giờ dần tương đương với 03 giờ sáng đến 5 giờ sáng.

    Trong làng thôn nào cũng có chòi gác hay còn gọi là điếm canh, hằng đêm cứ nghe theo tiếng mõ hay tiếng trống ở điếm canh là biết canh mấy, giờ gì, canh một tuần đinh canh điếm gõ một mõ hay một dùi......cho đến canh 5 thì gõ 5 dùi trống,thế là xong nhiện vụ của tuần đinh, sau canh năm gà thức giấc gáy tự do gọi nông dân và trâu bò ra ruộng.

    Ban ngày làn việc cày cấy cứ nhìn theo bóng cây là biết giờ. giờ ngọ cây đứng bóng 12 giờ trưa, nghỉ ngơi ăn cơm, thấy bóng cây hơi nghiêng là giờ mùi lại đi làm tiếp , làm cho đến khi nghe tiếng chiêng trong đồn lính là giờ dậu, bóng hoàng hôn cũng phảng lảng đâu đây, người cùng trâu dắt nhau về nhà.

    "Tiếng giốc xa đưa lẫn tiếng đồn" tiếng trống vang xa từ trên giốc cao (ngày xưa đồn lính thường hay nằm trên đồi cao) nghe lẫn vào không gian báo hiệu giờ dậu, mọi công việc đồng áng đều ngưng lại, trời đất sắp nhoá nhem trông không rõ (người ta gọi là quáng gà) mọi người phải đi về ngủ, hay " Tiếng ốc xa đưa lẫn trống đồn" nghe tiếng tù và, tiếng trống trong đồn vang xa thì KD thấy giống nhau, nhưng nếu viết là "trống dồn" thì KD hiểu không lầm thì sai nghĩa mất rồi. Nội D kể ban đêm tuần đinh đi canh làng mỗi khi có quân cướp càn vào làng là trên điếm canh trống hay tù và thúc liên hồi tức là đánh trống dồn dập báo hiệu cướp sắp chạy vô làng. Trong bài hát Hòn Vọng Phu 1 ngay câu đầu ns Lê Thương viết "lệnh vua hành quân trống kêu dồn". Vậy thì buổi chiều bình an làm sao mà có trống dồn.

    Ngày xưa không có đèn, điện nên trong kinh thư có bài thơ.

    Nhật nhập nhi tác

    Nhật xuất nhi túc

    Dịch:

    Mặt trời mọc thì làm

    Mặt trời lặn thì nghỉ


  • #2


    Gác mái, ngư ông về viễn phố

    Trời hôm những người thuyền chài ngưng kéo lưới, chèo thuyền về phố chợ để kịp bán cá. (KD không biết gì về nghề biển, không biết ngày đó người ta giữ cá như thế nào?) Câu này được thi sĩ đảo ngữ thật tuyệt vời, trên thực tế khi ngư ông về đến phố thì mái chèo được gác lên.


    Dân Bắc Cạn rủ nhau về nhà


    Gõ sừng, mục tử lại cô thôn

    Mục đồng cưỡi trâu về làng thanh thản vô tư yêu đời gõ lên chiếc sừng trâu, KD thấy tội nghiệp con trâu vì sừng nó rỗng gõ vào làm ra tiếng oangoang trên đầu nó, chắc nó khó chịu lắm cũng như ngày xưa hai đứa nhỏ con D cứ lựa mái tóc mẹ mà chơi.

    Co sừng mục tử lại cô thôn : Trên sừng trâu thường KD thấy có buộc dây, mỗi khi cần dẫn nó đi đâu thì hay kéo (co, gò) sừng quay cổ nó về hướng đó rồi mới lấy cái roi nhỏ đánh vào mông nó cho nó đi theo ý của chủ, dẫn nó vô chuồng cho cẩn thận kẻo đêm tối kẻ gian dắt trâu đi mất.

    Gõ sừng và co sừng đều được nhưng không biết động từ nào hay hơn.

    Hai câu thơ tả lối sống của người dân chài, của người nông thôn dân dã rất ngắn gọn mà thấy như in những hình ảnh gần gũi thân thuộc của làng quê người VN.

    Ở trên cao nguyên, mấy buôn làng khi hoàng hôn về người dân tộc cũng cưỡi voi về buôn làng.


    Ngàn mai gío cuốn, chim bay mỏi

    KD đọc nhiều bài viết thấy hầu hết chữ ngàn mai được gỉai nghĩa là rừng mai và chim bay mỏi = chim bay xa, bay một lèo cho đến khi về tổ. KD cứ suy nghĩ hoài không biết có phải bà HTQ làm bài thơ này vào dịp tết? rồi lại nghĩ rừng miền Bắc với miền trung sát bắc bộ thì Đào nhiều hơn Mai chứ, hay là nắng hoàng hôn làm vàng cả khu rừng như có hoa mai nở??? KD chưa tin lối giải thích này.

    Khi KD đọc tập chuyện cổ miền nam và tìm đọc các điệu hò nam bộ thì được biết Nam bộ Bạc Liêu có điệu hò ru con như sau:

    Tháng ba cơm gói ra hòn,

    Muốn ăn trứng Nhạn phải lòn Hang Mai.....

    Ở đồng bằng nam bộ có nhiều địa danh được đặt là hòn, là rạch, là hang. Hang Mai ở đây không phải là hang có nhiều hoa mai ,mà ở đây có nhiều chim Nhạn, muốn ăn trứng thì lòn vào hang mà lượm. Các bạn biết đó những loài chim thường hay làm tổ ở những vùng khỉ ho cò gáy (nói đến đây lại nhớ người ta còn gọi Khỉ là chị Mai hihi) Như vậy KD hiểu mai ở đây là vùng rừng sâu, quê mùa cổ lổ sỉ hay còn nguyên sơ.

    Động từ Vãi = Văng tung toé, bung ra. Quấn= cuốn

    KD thích câu thơ "Ngàn mai gío quấn chim bay vãi" KD hiểu chiều đến chim chóc đủ loại bay từng đàn trong gío cuốn về nơi rừng thẳm là chỗ trú ngụ của chim. Chim bay từng đàn trên trời cao, nhìn giống như những hạt bắp hay hạt thóc được người ta vãi tung tóe ra sân cho gà ăn vậy.

    Dặm liễu sương sa, khách bước dồn / Rặng liễu mây sa , khách bước dồn.

    Cây liễu là loại cây mềm rũ, trong thi văn VN hay dùng Liễu để chỉ cái gì mềm yếu. Chữ "dồn" có nghĩa là vội vã, hấp tấp, lo âu.

    Dặm liễu sương sa, khách bước dồn "KD nghĩ chỉ đúng cho từ thời đại có đầy đủ dầu đèn, điện đóm, thời này đường có xa mấy dặm đi nữa thì khi sương sa xuống vẫn còn thấy lối mà đi vội về.

    Thời của bà HTQ thì "Rặng liễu mây sa , khách bước dồn" đúng hơn. Ai đã từng ở vùng rừng núi VN thì đều biết khi mặt trời đi xuống, người ta gọi là trời hôm thì ánh sáng rất dịu, vì có mây trắng về, có gío hiu hiu mát mẻ, cây cối cũng ỉu ỉu hơi cù rũ như mệt mỏi, hơi yếu như cây liễu. Từ từ mặt trời xuống thấp hơn thì trên bầu trời hình như mây cũng sa xuống theo, trời tối rất mau, ai còn đi trên đường là phải vội về mau mau kẻo khi sương sa là trời tối hù không còn nhìn thấy gì nữa, mà có thấy thì chỉ thấy hai con mắt long sòng sọc, sáng rực của loài thú rừng ra săn mồi. bởi vậy thời bà HTQ mà khi sương sa còn đi ngoài đường chưa vào trong làng thì chỉ làm mồi cho thú rừng, hết về nhà luôn các bạn ơi.

    Khi mây xuống, hoàng hôn về là phải gác mọi công việc trở về nhà trước khi trời tối hẳn.


    Đường Loáng Luông ở Mộc Châu, Sơn La

    Hai câu thơ cuối bài là tâm hồn thi sĩ yêu quê hương rõ như ban ngày nên không ai hiểu sai hết.

    Nghìn năm gương cũ soi kim cổ

    Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

    KD rất yêu qúi bài thơ "chiều hôm nhớ nhà-Bà Huyện Thanh Quan", bài thơ cứ đi theo KD mỗi khi KD được ngắm nhìn hoàng hôn xuống trên đất nước thanh bình đang cưu mang D, mỗi buổi chiều ở nơi đây cũng có rừng, Trên trời cũng có những bày chim tung cánh bay tìm về tổ ấm. Nhưng sao vẫn nhớ quê hương VN.

    Thân ái

    KimDung

    (bản lược đồ VN quyển thượng gs Thanh Lãng)

    (Đồng quê . Phi Vân)

    Comment


    • #3
      May tam anh hoang hon nay KD luc ra tu nha kho nao ma dep me hon the ha KD?

      Than ai

      Hien74KNC

      Comment


      • #4
        Thày cô và các bạn mến, đây là bài thơ cổ KD được người chị bên Mỹ gởi cho. KD thì mù tịt không đọc được chữ Nôm nên chỉ đọc chữ quốc ngữ cổ ở dưới thôi. KD gởi lên DĐ mời thày cô và các bạn cùng đọc và cùng góp ý.


        Hôm qua khi gọi đt qua Mỹ xin lại bài thơ, chị hỏi: KD có biết nhật thực không? chị kể chuyện mặt trăng che mặt trời làm KD nhớ lại lúc D còn nhỏ ở B-Lao có lần nghe người lớn trong xóm xôn xao về chuyện hôm nay Gấu ăn mặt trời, nghe vậy lũ trẻ con sợ lắm. Đến gần trưa gọi là giờ Ngọ bà, mẹ và những người lớn trong xóm gọi nhau ơi ới, nhà nào cũng đem hai thau nước thật lớn để ở chỗ quang không có bóng cây cao (thời thập niên 60 quê D chẳng nhà ai có máy giặt nên nhà ai cũng sắm hai chiếc chậu nhôm bự, có đường kính khoảng 80cm sáng bóng để giặt áo quần và chứa nước tắm cho trẻ con). Đúng giữa giờ ngọ trời nắng chang chang , người lớn trẻ con châu đầu vào chậu nước, thấy bóng con gấu đen lù lù tới che hết ánh sáng thì thich lắm tuy chỉ ít phút thôi là hết, thế là người lớn trẻ con ùa ra ngõ cười nói xôn xao. Ngày đó còn nhỏ cứ châu đầu vô chậu nước la chí choé đâu có biết khung cảnh chung quang nó ra làm sao, chỉ còn nhớ hình như trời đang nắng bỗng mát dịu. Ngày hôm sau lũ nhóc tụi D lại hè nhau kênh chậu ra sân, ì à ì ạch múc nước đổi vào, mười hai giờ trưa giữa trời nắng mà cứ rình trong chậu nước mãi chẳng thấy gì, chạy vào hỏi mẹ , mẹ bảo còn lâu lắm, hơn mười năm mới có một lần Gấu ăn mặt trời.

        Ở Úc vào năm 2012 ở vùng phía Bắc Queensland người ta cũng được ngắm Nhật Thực, và KD ráng sống đến 2028 sẽ có Nhật Thực ở Úc các bạn à.

        Các bạn đã có ai nhìn thấy sao chổi chưa? KD nhớ không rõ vào năm nào mà chỉ nhớ ngày đó KD học trung học. Một buổi sáng mùa đông KD cùng mọi người trong xứ đạo đi lễ lúc 5 giờ sáng, trời Bảo-Lộc còn tối thui, trên trời đầy sao li ti như những cái chấm hay dấu cộng cứ nhấp nháy nhảy tung tăng như mọi ngày, ngày hôm ấy ai cũng nhìn thấy có ngôi sao chổi xuất hiện trên bầu trời với caí đuôi dài sáng quắc, nhìn như nó đứng yên một chỗ, nhưng không phải như thế, nó di chuyển rất chậm. khi tan lễ ra về, trời tang tảng sáng, sao trên bầu trời biến mất, kể cả ông sao chổi nữa. Hiện tượng này kéo dài cũng mấy ngày, mỗi ngày ông sao chổi lại đứng ở vị trí khác, xa hơn, nhỏ dần và cũng mờ dần. Ngày ấy KD nghe người lớn nói có sao chổi hiện ra là năm sau mất mùa, loạn lạc. Cũng ngày ấy KD ăn chưa no , lo chưa tới cứ vui vẻ cắp sách đến trường nên KD không biết nỗi lo của các cụ có xảy ra thực không???

        Hiền ơi, hình D mượn của nhiếp ảnh gia VN: Hoàng Nam , Ng̃ Mạnh Hoàng, Ngô Quang Huy..... KD cũng thấy đẹp lặng người.

        Thân ái

        KimDung

        Comment


        • #5
          1/09

          National Wattle Day James năn nỉ mẹ đi xem Art. Ngày đầu của mùa xuân trời Úc về đêm còn lành lạnh và có gío nhiều.

          James dặn mẹ:

          - Mẹ cần phải mặc ấm đủ vì năm nay có dịch cúm nặng lắm.

          Khi vừa bước vô cổng Đại học James nói:

          _ Mẹ, mẹ xem kìa.

          KD giật mình:

          _ Úi trời ui! Sao lại có cái mặt mẹ ở cái bảng quảng cáo ngay sân thế này?


          Vừa bước vô phòng triển lãm, mọi người nhìn D, James giới thiệu mẹ . trời ơi họ xúm lại chào hỏi rồi nó về bài thơ của D, lúc này KD ngớ ra, chỉ muốn chạy trốn, không biết nói sao vì qúa ngạc nhiên, suốt 3 giờ đồng hồ cứ lẽo đẽo theo James.



          Trên đường về nhà KD hỏi:

          _ Mẹ tập làm thơ, thơ còn dở ẹc sao con lại bỏ lên đó?

          James trả lời mẹ:

          _ Mẹ à, đó là người khác chọn chứ con đâu có phép bỏ lên tự ý. Tiếng Việt của mình đọc lên có thanh nghe như nhạc, diễn tả được những vui buồn trong tâm hồn.

          _ mà bài thơ viết bằng tiếng Việt, đọc bằng tiếng Việt sao họ hiểu?

          _ con dịch qua tiếng Anh .

          _ Chắc tại con dịch tốt nên được thích vì ngày xưa còn nhỏ con đã được nhiều phần thưởng của hội thơ Úc rồi, mẹ chắc chắn thơ của mẹ dở ẹc.

          _ Thơ của mẹ đã đưa người ta từ surprise này đến surprise khác.

          Thoạt đầu người ta nghĩ bài thơ mẹ nói về chuyện những gì mẹ bị mất bên VN sau 1975. Đến đoạn kết người ta mới giật mình vì nhận ra bài thơ này mẹ đang nói về nỗi lòng u ẩn phiền muộn của người bản xứ (Aboriginal), tổ tiên của mảnh đất hiện mẹ đang cư ngụ ở đó. Tiếp theo họ lại có thêm surprise nữa khi nhìn vào mấy tấm giấy mẫu áo gắn trên tường được con giải thích mẹ là người di dân, vừa làm việc nội trơ, vừa thích may vá, vừa thích viết lách, viết trên bàn máy may, viết trên những tấm giấy rặp áo. Điều đó làm người ta rất thích mẹ.

          ( khi Nghe vậy, Có người dân dấn nước mắt rồi ôm lấy D, lúc này D thấy mình hạnh Phúc, muốn khóc vì mình chỉ là người phụ nữ quanh quẩn xó nhà.)

          _ Sao con không nói cho mẹ nghe trước để mẹ chuẩn bị?

          _ Không sao, những vần thơ lồng trong cuộc sống thường ngày của mẹ đã đem đến surprise cho người khác, thì con cũng muốn mang surprise đến cho me. Mẹ có vui không?

          _ Cám ơn James đã cho mẹ món qùa vui mà bây giờ mẹ vẫn còn thấy quê quê nữa chứ. không thể nào tin nổi điều đó đã sảy ra.


          Các bạn mến, KD thường hay thắc mắc những chuyện vớ vẩn quanh mình nên hay cố tìm và đã đọc được lai lịch của miếng đất (Quận lị) D đang sống, từ lúc đó mỗi khi ngồi vào bàn máy may trong óc Kd cứ nghĩ đến mảnh đất này và muốn viết về nó. Trong ngăn kéo may của KD lúc nào cũng có sẵn vài cây viết, giấy thì quanh D chỗ nào cũng có những rặp cắt may, KD tiện đó lấy viết nháp, nghĩ ra cái gì thì viết ra liền, sau đem bấm thành xấp , cất vô bao, khi nào sản phẩm may hoàn tất thì có những buổi tối rảnh KD đọc lại và gõ thành bài post lên mời các bạn cùng đọc cho vui.

          KD mắc chứng bệnh gặp thấy chuyện gì là cứ nghĩ về nó và thích viết về nó.

          Thân ái

          KimDung

          Comment


          • #6
            CHUYỆN BẠO HÀNH.



            Vào buổi tối nọ , hai vợ chồng cháu Hưng con của người bạn cùng quê Bảo-Lộc đến chơi. vừa vô cửa cô vợ nói:

            - Hôm nay rảnh , tụi con đến thăm cô chú, cô ơi hơn 7 giờ rồi cô không nghe đài SBS à

            - Nếu con thích nghe để cô mở cho nghe.

            Vừa thò tay ấn nút "on" thì trong đài phát ra cuộc phỏng vấn của anh Quốc Vinh với một người phụ nữ đang than thở về chuyện ông chồng, nào là tiền bạc ông ấy làm ra ông ấy nắm hết, chỉ cho 50 đồng phòng thân, khi nào sài hết mới cho thêm, nào là phải ở nhà coi con , đi đâu thì phải nói cho anh ta biết, bị thường xuyên kiểm soát email, điện thoại.... vân vân và vân vân.... Nghe đến đây KD bắt tức cười :

            - Cô này vẫn còn có đt riêng để xử dụng, áp bức kiểu này nghe thấy cũng vui tai đấy.



            Tiếp sau cuộc phỏng vấn, một nữ nhân viên XH cô Bích Thủy kết luận, chị em phụ nữ phải hiểu "bạo hành trong gia đình không chỉ là hành vi bạo động như đánh đập gây thương tích, mà kể cả những hành vi kiểm soát quyền tự do nhân quyền của người khác cũng được liệt vào hành động bạo hành".

            Nghe tới đây anh chồng vui ra mặt:

            - Đấy, đấy em nghe kỹ chưa? ...huhu... anh đang bị bạo hành đây nè.

            - Giỡn hoài , anh nói gì vậy.

            - ..huhu... tiền tôi đi làm phải nộp hết cho vợ giữ giùm, 1 tuần phát cho 50 đồng đổ xăng, cơm phải mang theo vợ bảo cơm nhà vợ nấu mới healthy, ngay cả thực phẩm cái gì vợ bảo tốt nó mới được lên tốt, áo quần vợ chọn cái gì thì mắc cái nấy, vợ chọn cái nào cũng đẹp, hễ có cái aó nào lạ là vợ hỏi liền "cô nào tặng vậy?, cái này anh mặc không hợp , xấu, bỏ vào bao đồ phế thải đem cho hội", chưa hết tối về vợ còn kiểm tra hộ xem đt có còn đủ bin không?..huhu..

            - Anh có cái tật luộm thuộm, hay quên thì em làm gúip cho còn kêu gì nữa

            _ừa thì cũng được nhưng tức nhất là lúc cha má anh cần tiền cứ phải xin em

            - anh nói thì em cũng gởi cho cha má chứ bộ,

            - ừa, gởi ít thì anh buồn vì thương cha má nuôi anh ăn học, mà không bù cho cha má được gì, muốn gởi nhiều phải xin em hai lần,em cũng cho nhưng đôi lúc thấy cái mặt em không vui anh thấy tủi thân. Nói đoạn, anh chồng thò tay vô gỉo lấy ra hộp chè trôi nước đem biếu cô chú, thay vì nói lời biếu cô chú thì miệng nó rên lên mấy vần thơ: BÁNH TRÔI NƯỚC của bà HỒ XUÂN HƯƠNG nghe mà mắc cười.



            Thân em thì trắng phận em tròn

            "bẩy nổi ba chìm" mấy với nước non

            Rắn (chắc) nát mặc dầu tay kẻ nặn

            Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son


            Thấy cô vợ đổi sắc mặt, có vẻ căng thẳng anh Cừ bảo:

            -yêu ai yêu cả đường đi lối về, nói yêu chồng mà lại không yêu cha mẹ, anh em bên chồng là nói dối. Cháu Hưng bảo "nhưng em luôn giữ tấm lòng son" tức là chồng có nhân đức "chịu vậy" rồi, thôi thì vợ cũng nên xét lại mình , đại lượng hơn một chút cho nó công bằng . Hai bên cùng nhường nhau mỗi người nhường một chút cho nó dễ thở thì mới là yêu nhau thật sự chứ. Yêu là đem hạnh phúc đến cho người mình yêu chứ đâu phải đem hạnh phúc đến cho mình. Biết rằng những việc cháu làm là đúng nhưng chưa cấp bách bằng những ao ước của chồng cháu.



            Anh Cừ chưa nói hết, có tiếng mở cổng, nhìn ra thấy James về. KD ra dấu

            - xuỵt , xụyt chuyển đề tài đi, không nói đề tài này nữa, James nó nghe được thấy các bà căn cơ qúa độ , nó sợ không chịu lấy vợ làm cô không có cháu ẵm thì lo lắm.



            Lấy bánh trôi nước ra , cả nhà cùng ăn. Tép khen bánh chị Hưng làm đẹp, tròn đều và ngon, anh Hưng còn cây cú lại ca lên :

            Thân em thì trắng phận em tròn

            Bảy nổi ba chìm với nước non

            Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

            Nhưng em luôn giữ tấm lòng son.



            Mọi người lại có dịp bàn về bài thơ. Thơ HXH thường dùng những sự vật, cảnh vật..v..v..rất mộc mạc, chân chất, những cái thường xảy ra trong đời sống hàng ngày, đã vậy nữ sĩ lại ít khi dùng những từ mỹ miều, gọt dũa. Bà đã khéo léo vận dụng tiếng nói dân gian vào thơ, có nghĩa là bà đã dùng nhiều thành ngữ, tục ngữ là ngôn ngữ của dân gian, làm cho lời thơ tuy bình dị, đơn sơ nhưng bài thơ luôn giàu tính tượng hình, dễ nhớ, có chiều sâu và rất gần với người dân thường. Thành ngữ, tục ngữ là "khối từ đúc sẵn" tự nó đã có vần có điệu, và còn độc đáo ở chỗ khi đọc lên tự nó có nhiều nghĩa thâm túy khác nhau làm người đọc rất thú vị.

            Để tả người phụ nữ trong thời phong kiến, không có quyền được quyết định cho đời mình mà phải luôn long đong lận đận theo vòng lễ giáo đã được xã hội đặt ra. Nữ sĩ HXH không lấy hình ảnh đâu xa mà dùng ngay cái bánh trôi. Bánh trôi nước là món qùa quê thường ngày, già trẻ lớn bé trai gái ai cũng biết để làm ví dụ.

            Lời thơ: bà đã dùng thành ngữ "ba chìm bảy nổi": chỉ cảnh ngộ của một người khi lên (nổi) khi xuống (chìm) long đong vất vả.

            Ba, bảy:không chỉ một lần mà là biểu tượng của sự lập đi lập lại nhiều lượt "ba lần bảy lượt", "ba lo bảy liệu", "ba dây bảy mối". Các bạn mến, ở chỗ này theo suy nghĩ của KD, dân gian hay dùng bảy là vì một tuần có bảy ngày, như vậy chứng tỏ là ngày nào cũng long đong hết. KD không hiểu sao lại dùng số ba KD chưa nghĩ ra các bạn góp ý nhé.

            Các bạn mến, cùng ở thời điểm đó người phụ nữ của HXH rất độc đáo, các nàng là những chiếc bánh trôi trong khuôn khổ một cái nồi (đại gia đình chồng) mà vẫn thấy đủ nỗi bất hạnh. Khác với người phụ nữ nhan sắc vẹn toàn của cụ NG~ Du, nàng cũng không may mắn, có cuộc đời bấp bênh trôi nổi. Nàng Kiều của Ng̃ Du lại được ví như cánh bèo :

            "Phận bèo bao quản nước sa

            Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh".



            Như vậy theo KD nghĩ thì trong thời đại phong kiến người phụ nữ quê mùa hay tài sắc vẹn toàn cũng có những điểm giống nhau:

            Bèo trôi là phận do trời,

            Bánh trôi là phận do người làm nên

            Phận bèo, phận bánh lênh đênh

            "lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh"


            Thân ái

            KimDung

            Comment


            • #7
              CÁNH LỤC BÌNH (bèo)



              Thân em "tựa như Bèo"

              dáng em bình mỏng manh

              Thảo vi màu lục biếc

              Lênh đênh phận giữa giòng.

              Cam khổ ơn Trời định

              Mai này đời nở hoa

              Một màu yêu quyến rũ

              Nhuộm tím mát tâm người.

              18 september 2017





              Thân ái

              KimDung


              Comment


              • #8


                Phận bèo rẻ rúng và còn bị coi là vô dụng, chỉ biết quấy rầy nên bị xua đuổi đi. Các bạn mến, Lụt lội xảy ra hàng năm trên mảnh đất yêu thương, đã từ lâu trong thi ca đã có bóng dáng mùa lụt lội.



                NƯỚC LỤT

                (Nguyễn Đình Chiểu)



                Trời mưa từng trận, gió từng hồi

                Bốn mặt giang sơn ngập cả rồi,

                Lũ Kiến bất tài muôn khóm dạt,

                Giống Bèo vô Dụng một bè trôi.

                Liu riu rừng quạnh nghe chim hót,

                Lổm xổm giường cao thấy chó ngồi.

                Nỡ để dân đen chìm đắm mãi,

                Này ông Hạ Vũ ở đâu rồi???

                KimDung


                Comment


                • #9
                  Sydney mấy tháng ròng chẳng thấy giọt mưa,

                  Chỉ thấy mưa dồn gío cuộn gây giông bão

                  Cảnh người đưa người hớt hả trên màn ảnh.

                  Ngày xưa cụ Tú nhìn nước cuốn mà than thở!!!!



                  NƯỚC LỤT

                  (Tú Xương 1905)



                  Suốt trong một tháng mấy kỳ mưa

                  Ruộng hoá ra ao cỏ rễ bừa.

                  Bát gạo Đồng-Nai câu chuyện cũ.

                  Con sào Bính-Ngọ nhớ năm xưa

                  Trâu bò buộc cẳng coi buồn nhỉ???

                  Tôm tép vẫy vùng đã sướng chưa.

                  Nghe nói miền nam giời đại hạn,

                  Sao không san sẻ nước cho vừa./.



                  Thân ái

                  KimDung

                  Comment


                  • #10
                    Triết lý cuộc sống và hạnh phúc



                    Chị dung ơi,

                    Nói chuyện với chị xong thì quên hết cả nỗi buồn. rồi lại lao vào với việc và việc......

                    Hạnh phúc thiệt là đơn giản, khi ta buồn thì cứ kiếm người tin cậy nói chuyện. Xả cho cho người nghe tai nọ chạy qua tai kia. Thế là buồn bay vào trong gío và gío cuốn trôi đi. Bữa nói chuyện, hai chị em mình thiệt là tâm đầu ý hợp. Được một mẻ cười thoả thích. Và Ly nhận thấy một điều mà ghi lại đây tặng chi nhe.

                    Hạnh phúc đến từ những điều nhỏ nhoi, là một công hai việc, vừa làm để trôi qua thời gian , và để tìm thấy niềm vui trong lúc đang làm việc. Đó là những suy tư vụn vặt được nghĩ đến khi đang ngồi may, rồi được trải đầy trên giấy, là những mảnh giấy cắt của các kiểu quần, mẫu áo, mà cứ thế để ghép lại thành những câu chuyện ngắn, những đề tài để bàn luận hay tán gẫu, cười vang cùng bạn hữu.



                    Hạnh phúc đến trong sự ngạc nhiên khi những suy tư được chắp nối của mẹ trên những mẫu cắt quần áo lại trở thành tác phẩm nghệ thuật của con khiến người xem ngạc nhiên và thích thú. và dĩ nhiên mẹ của Tép rất vui, và hạnh phúc nhiều nhiều lắm đó.

                    Triết lý cuộc sống và hạnh phúc chẳng ở đâu xa và to lớn lắm. Đó chính là những công việc mình làm hàng ngày , vui với nó, hay tìm miềm vui, ý nghĩa trong nó và làm nó thành qùa tặng cho người thân, bạn hữu.

                    Chị đồng ý không ?

                    Thân thương

                    Ly



                    .................................................. .................................

                    " Một khi hơi thở chưa tàn

                    là đời chưa ra khỏi sầu đắng"

                    (Lm Kim Long)



                    Cuộc sống của ta buồn vui cứ bám quanh ta, đến rồi đi, đi rồi lại đến. Khi Có một người chịu cho mình xả buồn vào là mình đã được hạnh phúc rồi, KD coi người đó là người tri kỷ (kinh nghiệm cuộc sống: người tri kỷ vì yêu thương mình đích thực, thì mới đủ nhẫn nại chịu nghe những lời rên rỉ bi ai của mình), người nghe đưa mình dần về với nụ cười, tiếng cười, rồi đến cười thoả thuê dù chỉ trong giây lát thôi, vết thương lòng được dấu trong nụ cười cũng đã an ủi, cũng có hạnh phúc 1 chốc lát rồi .



                    To truly laugh, you must be able to take your pain , and play with it. (Charlie Chaplin).



                    Lời hay ý đẹp của những vĩ nhân, mình đọc xuông thôi thì dễ, đọc thì biết đó là lời khuyên tốt cho mình , nhưng biết để rồi đem ra hành động, sao thực hành khó qúa, vẫn cứ vật lộn với "nó" mỗi ngày.

                    Thân ái

                    kimDung

                    Comment


                    • #11
                      Tùy theo suy nghĩ của mỗi người. Nhiều lúc phải sống chung với "lũ" và sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc trong đó  ....

                      Đó là triết lý sống hoàn hảo nhất  vậy!



                      :caphe:
                      https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

                      Comment


                      • #12
                        KD đọc rồi mới thấy đàn ông có bản lĩnh. KD Cám ơn anh Khang nhiều.

                        Sống chung với "lũ".

                        Các bạn mến.

                        KD gởi chút suy tư của một người bạn để cùng chia sẻ với anh chị em, bạn hữu.

                        Trời sinh ra cho mỗi người một bản tính, có người hướng ngoại, có người khác lại hướng nội. và cách biểu lộ các cảm xúc tùy theo cách nhìn và suy nghĩ của người ấy với các sự việc xảy ra cho họ hay xung quanh họ. Người có cá tánh cứng cỏi hay mạnh mẽ thì có thể nhìn sự việc hay giải quyết vấn đề xảy ra có vẻ nhẹ nhàng và đơn giản hay "dễ dàng sống chung với lũ".



                        Câu nói sống chung với "lũ" cũng có nghĩa tiêu cực vì chấp nhận những khó khăn mà không thay đổi được gì, hoặc tránh né không dám nói lên những sự thật sợ dễ mất lòng hoặc va chạm. Khó mà cảm thấy được hạnh phúc khi mà bị ép buộc phải sống chung với "lũ" đấy. Phải Không bạn?

                        Thân ái

                        KimDung

                        Comment


                        • #13
                          [justify]Hi KD,

                          Chủ đề "Sống chung với Lũ" cho cả hai bên đối tượng nam và nữ ! Anh không thiên về bên nào ... Tuy nhiên sự chấp nhận này cần phải trải qua một thời gian "adjust" của 2 phia ! Lũ lụt đã ào đến quê hương miền Bắc và miền Trung VN, mọi người không ai tránh thoát được mặc dù đã chuẩn bị phòng ngừa kỹ càng. Nhưng lũ vẫn dâng lên và chảy xiết. Người dân chỉ còn cách sống còn duy nhất là chạy lên vùng đất cao hoặc ngồi lên chiếc ghe nhỏ chờ một sự giúp từ chính quyền hay một người nào đó .... 

                          Đó là cái chung, tuy nhiên trong cái chung nào cũng có một cái riêng để giải quyết tùy theo hoàn cảnh của mỗi người vậy.   

                          Chúc KD vui khỏe,

                          [/justify]
                          https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

                          Comment


                          • #14
                            Hôm nay trời không có nắng, tôi buồn không biết vì sao tôi buồn: Đó là nỗi buồn bâng quơ , thỉnh thoảng từ đâu nó tới một lát rồi đi mất.

                            Khi người tôi yêu mất , trời đất sao cứ đìu hiu: Đây là mỗi buồn thật sự nó đến chiếm hết cả hồn ta.

                            Bạn D nói: Trời sinh ra mỗi người một bản tính......

                            Anh Khang nói: "sống chung với lũ" là cho cả nam lẫn nữ. KD hiểu rồi Stress thì không dành riêng cho phái nào cả , nam hay nữ, già hay trẻ đều có stress. Tùy theo bản tính, hoàn cảnh mà người đó có giải quyết được hay không?



                            Khi trong đời sống gặp phải nỗi buồn thật sự

                            _ Có người tỏ ra giận dữ, la hét, đập đồ.....để phá vỡ nỗi buồn đè nặng trên mình.

                            _ Có người khóc bù lu bù loa, gặp ai cũng tả oán kể lể mục đích là được chia sẻ nỗi buồn với mọi người cho vơi đi .

                            _ có người chỉ âm thầm khóc một mình ở chỗ vắng vẻ . cố gắng chôn nỗi buồn vào công việc làm hàng ngày.

                            Theo sự hiểu của KD thì 2 cách giải quyết trước là cách giải quyết của những người có cá tính mạnh mẽ, dám can đảm chia sẻ nỗi buồn lo, tức giận với người khác, dẫu rằng hành động, suy nghĩ của mình chưa biết đúng hay sai, miễn là mình được xả stress đi hết.



                            Cách giải quyết cuối cùng là cách giải quyết của người có cá tính yếu đuối , không đủ can đảm chia sẻ với ai , sợ đủ thứ, chỉ tìm cách tự giải quyết. sau một thời gian những lo lắng, muộn phiền không thoát ra được . Hết giai đoạn stress là đến giai đoạn buông xuôi chán nản, tự rút mình vào, không muốntiếp xúc với ai (withdrawing) dần dần đi đến mắc chứng bệnh trầm cảm (depression). Đời sống bây giờ đã qúa nhiều căng thẳng lại còn mang thêm những nỗi buồn vô tận, dễ đưa con người đến tâm bệnh. Rất cần sự giúp đỡ của mọi người chung quanh.

                            Các bạn mến, hiện nay ở đất Úc, Chính phủ rất lo lắng cho sức khỏe tâm thần của công dân Úc. Trong tháng mười này trên tivi, radio thường xuyên đưa ra những ban nghành để cho người bị stress đến xin giúp đỡ, bác sĩ gia đình giúp bệnh nhân có Mental Health care plan, lịch đi gặp tâm lý gia ..v..v..



                            Hàng năm nước Úc lại có một ngày nhắc nhở mọi người hỏi thăm nhau ; 8/9 : R U Okay? Day Những người hạnh phúc luôn cố tìm được người đang mắc chứng depression gởi một câu R U Okay? để được đến gần họ hơn. Bất kỳ trong lúc nào, lời nhắn gởi R U Okay? của bạn đến kịp thời bạn sẽ cứu được một sinh mạng đó. Và Cùng gởi cho nhau R U Okay? để cùng đem hạnh phúc lai cho nhau.

                            Thân ái

                            Kim Dung

                            Comment


                            • #15
                              Con người từ lúc sinh ra đã "khóc" dường như để chuẩn bị cho một hành trình trong cuộc sống trần gian. Sự quan hệ giữa con người và các chủ thể khác tạo nên những thăng trầm tâm linh, không ai tránh được. Chúng ta phải đi tìm sự an lành trên những biến động tâm linh trên. "Sống chung với lũ" là vậy! Sóng đánh chòng chành nhưng con thuyền với tay chèo vẫn vững vàng trôi trên giòng... Trong những nỗi ưu phiền, bực bội ta vẫn tìm thấy sự an lành trong tâm.

                              Mỗi người phải tìm một cách đi riêng một cách tích cực, không ai giống ai cả. Ta có thể thiền, tập yoga, một cuốc bộ dưới nắng thu vàng ấm áp, nghe một bản nhạc êm dịu, hay giúp đỡ một người nào đó..... có thể sự an lành sẽ đến !

                              Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui

                              Chọn những bông hoa và những nụ cười

                              Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy

                              Để mắt em cười tựa lá bay

                              Mỗi ngày tôi chọn đường mình đi

                              Đường đến anh em đường đến bạn bè

                              Tôi đợi em về bàn chân quen quá

                              Thảm lá me vàng lại bước qua

                              Và như thế tôi sống vui từng ngày

                              Và như thế tôi đến trong cuộc đời

                              Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi

                              Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui

                              Cùng với anh em tìm đến mọi người

                              Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát

                              Để thấy tiếng cười rộn rã bay

                              Mỗi ngày tôi chọn một lần thôi

                              Chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời

                              Tôi chọn nắng đây chọn cơn mưa tới

                              Để lúa reo mừng tựa vẫy tay

                              Và như thế tôi sống vui từng ngày

                              Và như thế tôi đến trong cuộc đời

                              Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi

                              Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên

                              Nhìn rõ quê hương ngồi nghĩ lại mình

                              Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống

                              Vì đất nước cần một trái tim. (T.C.S.)



                              Chúc KD một ngày vui, :caphe:


                              https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

                              Comment

                              Working...
                              X