Chiều nay KD có bạn tới chơi nhà, KD mời bạn một bữa cơm chiều đạm bạc thân mật rất Việt Nam, chỉ cơm rau với cá. Mọi người vừa ngồi vô bàn ăn thì Cô chiểu cô chiêu cô Chiều cũng đến, cô bẽn lẽn thập thò bên khung cửa rồi cũng ngồi vô bàn với mọi người. Vì là khách gặp bữa nên cô cứ ngài ngại với người khách lạ, cô cứ nhỏng nha nhỏng nhảnh, lúc hiện lúc ẩn bên chủ nhà. Thấy vậy cô khách bảo:
"Trời tây bảng lảng bóng vàng" (Kiều)
Từ đâu trong đầu KD bật ra như cái lò xo:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa, khách buớc dồn
Kẻ chốn chương đài nguời lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn
(Chiều hôm nhớ nhà - Bà Huyện Thanh Quan)
Đọc xong, sao thấy thương chi lạ cái bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà", có người dịch là "Cảnh chiều hôm hay Buổi chiều lữ thứ", của bà Huyện Thanh Quan mà tụi mình ai cũng được học thuộc lòng từ thuở mười ba (khoảng lớp đệ lục). Bài thơ mới thấm thía cô đọng làm sao. Dân tộc tôi có tiếng nói diệu kỳ, Qua lời thơ của nữ sĩ những hình ảnh, âm thanh, tình cảm của một dân tộc được gói trọn trong đó, một đất nước mà nông , ngư nghiệp là nguồn lợi chính.
KD thích cách tả cảnh đảo ngữ tài tình làm cho lời thơ sao xuyến bồi hồi, đã làm cho cảnh hoàng hôn buồn khi nhớ về quê cũ của bà Huyện lan toả, bao trùm cả nỗi lòng người xa xứ hôm nay.
GS Thanh Lãng đã viết - Thơ của bà huyện Thanh Quan đầy chất thơ. Lời thơ của bà điêu luyện, gọt giũa, đẹp như một bức tranh cổ.
Trong bữa cơm chiều mộc mạc, vô tình có sự hiện diện của tia nắng hoàng hôn, KD lại có dịp được tìm về cảnh chiều trên đất nước thân yêu đang ngàn dặm xa cách.
Một ngày nọ KD vô tình được đọc lại bài thơ này trong "sách xưa" người ta mượn từ thư viện đại học Yale, bài thơ được viết tay, có kèm theo chữ quốc ngữ cổ, trên trang giấy học trò đã ngả màu vàng. Từ đó KD cứ suy nghĩ mãi về cách giải nghĩa các từ trong bài thơ, có những từ đã giải nghĩa được, có những từ còn hồ nghi chưa hiểu thấu nên vẫn tìm kiếm hoài.
Chiều giời phẳng lẵng bóng hoàng hôn
Tiếng giốc xa đưa lẫn tiếng đồn.
Gác mái Ngư ông về viễn phố,
Co sừng Mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gío quấn chim bay vãi,
Rặng liễu mây sa khách bước giồn
Kẻ chốn chương đài người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn / Chiều giời phảng lẵng bóng hoàng hôn
Phảng lẵng = sự hiện diện không rõ nét, phảng lảng hay bảng lảng = sự hiện diện mờ mờ đâu đây rồi biến mất. Trời chiều là như thế, bóng hoàng hôn xuất hiện một cách êm ả tĩnh lặng rồi mau chóng biến mất, nên mới được gọi là bóng hoàng hôn, không ai gọi là ánh hoàng hôn.
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn / Tiếng giốc xa đưa lẫn tiếng đồn
Ngày xửa ngày xưa KD đọc trong kinh bổn có câu "Đêm năm canh, ngày sáu khắc". Đem hỏi bà nội thì được giải thích ngày xưa không có đồng hồ, người ta chia cứ đêm là có 5 canh.
Canh1 : giờ tuất tương đương với 7 giờ tối đến 9giờ tối
Canh 2: giờ hợi tương đương với 7 giờ tối đến 11 giờ đêm
Canh 3: giờ tý tương đương 11 giờ đêm đến 01 giờ sáng
Canh 4: giờ sửu tương đương 01 giờ sáng đến 03 giờ sáng
Canh 5: giờ dần tương đương với 03 giờ sáng đến 5 giờ sáng.
Trong làng thôn nào cũng có chòi gác hay còn gọi là điếm canh, hằng đêm cứ nghe theo tiếng mõ hay tiếng trống ở điếm canh là biết canh mấy, giờ gì, canh một tuần đinh canh điếm gõ một mõ hay một dùi......cho đến canh 5 thì gõ 5 dùi trống,thế là xong nhiện vụ của tuần đinh, sau canh năm gà thức giấc gáy tự do gọi nông dân và trâu bò ra ruộng.
Ban ngày làn việc cày cấy cứ nhìn theo bóng cây là biết giờ. giờ ngọ cây đứng bóng 12 giờ trưa, nghỉ ngơi ăn cơm, thấy bóng cây hơi nghiêng là giờ mùi lại đi làm tiếp , làm cho đến khi nghe tiếng chiêng trong đồn lính là giờ dậu, bóng hoàng hôn cũng phảng lảng đâu đây, người cùng trâu dắt nhau về nhà.
"Tiếng giốc xa đưa lẫn tiếng đồn" tiếng trống vang xa từ trên giốc cao (ngày xưa đồn lính thường hay nằm trên đồi cao) nghe lẫn vào không gian báo hiệu giờ dậu, mọi công việc đồng áng đều ngưng lại, trời đất sắp nhoá nhem trông không rõ (người ta gọi là quáng gà) mọi người phải đi về ngủ, hay " Tiếng ốc xa đưa lẫn trống đồn" nghe tiếng tù và, tiếng trống trong đồn vang xa thì KD thấy giống nhau, nhưng nếu viết là "trống dồn" thì KD hiểu không lầm thì sai nghĩa mất rồi. Nội D kể ban đêm tuần đinh đi canh làng mỗi khi có quân cướp càn vào làng là trên điếm canh trống hay tù và thúc liên hồi tức là đánh trống dồn dập báo hiệu cướp sắp chạy vô làng. Trong bài hát Hòn Vọng Phu 1 ngay câu đầu ns Lê Thương viết "lệnh vua hành quân trống kêu dồn". Vậy thì buổi chiều bình an làm sao mà có trống dồn.
Ngày xưa không có đèn, điện nên trong kinh thư có bài thơ.
Nhật nhập nhi tác
Nhật xuất nhi túc
Dịch:
Mặt trời mọc thì làm
Mặt trời lặn thì nghỉ
"Trời tây bảng lảng bóng vàng" (Kiều)
Từ đâu trong đầu KD bật ra như cái lò xo:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa, khách buớc dồn
Kẻ chốn chương đài nguời lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn
(Chiều hôm nhớ nhà - Bà Huyện Thanh Quan)
Đọc xong, sao thấy thương chi lạ cái bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà", có người dịch là "Cảnh chiều hôm hay Buổi chiều lữ thứ", của bà Huyện Thanh Quan mà tụi mình ai cũng được học thuộc lòng từ thuở mười ba (khoảng lớp đệ lục). Bài thơ mới thấm thía cô đọng làm sao. Dân tộc tôi có tiếng nói diệu kỳ, Qua lời thơ của nữ sĩ những hình ảnh, âm thanh, tình cảm của một dân tộc được gói trọn trong đó, một đất nước mà nông , ngư nghiệp là nguồn lợi chính.
KD thích cách tả cảnh đảo ngữ tài tình làm cho lời thơ sao xuyến bồi hồi, đã làm cho cảnh hoàng hôn buồn khi nhớ về quê cũ của bà Huyện lan toả, bao trùm cả nỗi lòng người xa xứ hôm nay.
GS Thanh Lãng đã viết - Thơ của bà huyện Thanh Quan đầy chất thơ. Lời thơ của bà điêu luyện, gọt giũa, đẹp như một bức tranh cổ.
Trong bữa cơm chiều mộc mạc, vô tình có sự hiện diện của tia nắng hoàng hôn, KD lại có dịp được tìm về cảnh chiều trên đất nước thân yêu đang ngàn dặm xa cách.
Một ngày nọ KD vô tình được đọc lại bài thơ này trong "sách xưa" người ta mượn từ thư viện đại học Yale, bài thơ được viết tay, có kèm theo chữ quốc ngữ cổ, trên trang giấy học trò đã ngả màu vàng. Từ đó KD cứ suy nghĩ mãi về cách giải nghĩa các từ trong bài thơ, có những từ đã giải nghĩa được, có những từ còn hồ nghi chưa hiểu thấu nên vẫn tìm kiếm hoài.
Chiều giời phẳng lẵng bóng hoàng hôn
Tiếng giốc xa đưa lẫn tiếng đồn.
Gác mái Ngư ông về viễn phố,
Co sừng Mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gío quấn chim bay vãi,
Rặng liễu mây sa khách bước giồn
Kẻ chốn chương đài người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn / Chiều giời phảng lẵng bóng hoàng hôn
Phảng lẵng = sự hiện diện không rõ nét, phảng lảng hay bảng lảng = sự hiện diện mờ mờ đâu đây rồi biến mất. Trời chiều là như thế, bóng hoàng hôn xuất hiện một cách êm ả tĩnh lặng rồi mau chóng biến mất, nên mới được gọi là bóng hoàng hôn, không ai gọi là ánh hoàng hôn.
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn / Tiếng giốc xa đưa lẫn tiếng đồn
Ngày xửa ngày xưa KD đọc trong kinh bổn có câu "Đêm năm canh, ngày sáu khắc". Đem hỏi bà nội thì được giải thích ngày xưa không có đồng hồ, người ta chia cứ đêm là có 5 canh.
Canh1 : giờ tuất tương đương với 7 giờ tối đến 9giờ tối
Canh 2: giờ hợi tương đương với 7 giờ tối đến 11 giờ đêm
Canh 3: giờ tý tương đương 11 giờ đêm đến 01 giờ sáng
Canh 4: giờ sửu tương đương 01 giờ sáng đến 03 giờ sáng
Canh 5: giờ dần tương đương với 03 giờ sáng đến 5 giờ sáng.
Trong làng thôn nào cũng có chòi gác hay còn gọi là điếm canh, hằng đêm cứ nghe theo tiếng mõ hay tiếng trống ở điếm canh là biết canh mấy, giờ gì, canh một tuần đinh canh điếm gõ một mõ hay một dùi......cho đến canh 5 thì gõ 5 dùi trống,thế là xong nhiện vụ của tuần đinh, sau canh năm gà thức giấc gáy tự do gọi nông dân và trâu bò ra ruộng.
Ban ngày làn việc cày cấy cứ nhìn theo bóng cây là biết giờ. giờ ngọ cây đứng bóng 12 giờ trưa, nghỉ ngơi ăn cơm, thấy bóng cây hơi nghiêng là giờ mùi lại đi làm tiếp , làm cho đến khi nghe tiếng chiêng trong đồn lính là giờ dậu, bóng hoàng hôn cũng phảng lảng đâu đây, người cùng trâu dắt nhau về nhà.
"Tiếng giốc xa đưa lẫn tiếng đồn" tiếng trống vang xa từ trên giốc cao (ngày xưa đồn lính thường hay nằm trên đồi cao) nghe lẫn vào không gian báo hiệu giờ dậu, mọi công việc đồng áng đều ngưng lại, trời đất sắp nhoá nhem trông không rõ (người ta gọi là quáng gà) mọi người phải đi về ngủ, hay " Tiếng ốc xa đưa lẫn trống đồn" nghe tiếng tù và, tiếng trống trong đồn vang xa thì KD thấy giống nhau, nhưng nếu viết là "trống dồn" thì KD hiểu không lầm thì sai nghĩa mất rồi. Nội D kể ban đêm tuần đinh đi canh làng mỗi khi có quân cướp càn vào làng là trên điếm canh trống hay tù và thúc liên hồi tức là đánh trống dồn dập báo hiệu cướp sắp chạy vô làng. Trong bài hát Hòn Vọng Phu 1 ngay câu đầu ns Lê Thương viết "lệnh vua hành quân trống kêu dồn". Vậy thì buổi chiều bình an làm sao mà có trống dồn.
Ngày xưa không có đèn, điện nên trong kinh thư có bài thơ.
Nhật nhập nhi tác
Nhật xuất nhi túc
Dịch:
Mặt trời mọc thì làm
Mặt trời lặn thì nghỉ
Comment