Announcement

Collapse
No announcement yet.

CÂY TRÁI TUỔI THƠ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Cô em họ K. Có hàm răng màu ngà như màu sừng của các loài thú trong rừng , KD nghĩ là do ảnh hưởng của các loại thuốc trụ sinh thuộc nhóm Tetracycline được ba mẹ cho uống lúc còn bé mỗi khi bị sốt rét rừng, bị lên trái dạ v.v .... . Răng vàng nhưng vẫn đều, đẹp, cười vẫn tươi, vẫn còn tốt hơn Răng của KD. Răng ảnh hưởng thuốc Tetracycline uống rượu sim có trắng hơn không anh Khang ?

    Thân ái

    KimDung

    Comment


    • #17



      Trái Sấu

      Hà Nội vào Thu, tiết trời se se lạnh và đẹp. Lang thang trên đê sông Hồng, theo con đường đất đi vào xóm nhỏ. Gío từ đâu bỗng về làm trời trở lạnh đột ngột. Em co ro trong chiếc áo ấm, đi chung với gío, nhưng chỉ một đoạn đã tê buốt cả tay, rùng mình, cùng người Hà Nội đứng nép dưới gốc cây chờ gío đi qua.

      Gío thổi những chiếc lá thon thon trên cây là là rớt xuống, một vài trái tròn tròn to bằng cỡ ngón chân cái vàng ươm rớt theo, nó lăn long lóc trên mặt đất theo hướng gío thổi. Em không biết cây gì? người Hà -Nội nói "nó là cây Sấu". Đứng ẩn mình dưới gốc cây nghe gío thôỉ ú.u.ú.u và nghe người Hà Nội kể truyện cây Sấu.

      Tuổi thơ người Hà Nội gắn liền với cây Sấu, Sấu thường được trồng rải rác trên đường làng, Trò chơi và qùa vặt của những đứa trẻ quê chị là cây Sấu, Chỉ cây Sấu thôi mà lũ trẻ có cái ăn quanh năm, có thể nói là "mùa nào thức ấy". Mùa lá thì ăn lá, mùa qủa thì ăn qủa.

      Mùa Xuân cây đơm lộc thì ăn lá. Lũ trẻ rủ nhau leo lên cây lựa hái những lá non màu hồng nâu nâu, cuộn những chiếc lá thon thon lại rồi chấm muối ăn, Lá non ít chua , chỉ có vị chua nhẹ. Ăn hết lá non lại hái đến lá bánh tẻ, lá bánh tẻ ăn vào lại thấy có vị chua nhiều mà lại bùi bùi nên khi ăn phải chấm với muối ớt để hít hà cay cay cho bớt chua. Khi cây Sấu nở những chùm hoa trắng cây thì không hiểu sao lũ trẻ con chẳng bén bảng và nhớ đến cây Sấu.

      Vào đầu mùa Hạ, những qủa Sấu bắt đầu nhú ra, lũ trẻ lại có qùa quê, cứ chiều chiều khi đi học về lại rủ nhau trèo lên cây hái qủa ăn, ăn từ qủa Sấu bao tử, đến qủa sấu non , đến Sấu gìa rồi Sấu Chín. Sấu bao tử không chua, hái về trộn muối ăn cho có vị mằn mặn. Sấu non bắt đầu có vị chua nhẹ, vỏ và hạt mềm nên chấm muối ớt ăn tuốt luốt cả vỏ lẫn hạt. Sấu gìa màu xanh ngát, tròn căng thì chua lắm không thể ăn được trên cây nhưng lại được ăn những món do bà hay mẹ chế biến.

      Sang Thu những trái sấu chín rộ vàng ươm, lúc này Sấu lại cho ra vị ngọt, người lớn mua về làm đủ thứ món ăn đặc sản Sấu Hà Nội khác nhau. Riêng trẻ con thì hái qủa sấu chín mút mút lớp cùi, không cần chấm muối nữa, ăn hết lớp cùi giữ lại cái hạt màu đen, len lén mẹ vớ ngay cái búa đem theo để đập hạt sấu lấy cái nhân màu trắng bên trong ăn béo béo bùi bùi, ngon chi lạ.

      Hàng năm cứ mỗi lần nắng gay gắt rót màu vàng hổ phách bao trùm Hà Nội thì Sấu lại về, Sấu đã YÊU Hà Nội và người dân Hà Nội ÔM lấy Sấu. Sấu về qúa đỗi bình dị nên tất cả người dân Hà Nội trở nên rất thân quen với Sấu, Sấu về trong bát canh rau muống, Sấu về trong ly nước sấu mát rượi giữa trưa hè oi bức..... Sấu gắn bó với tuổi học trò bằng những Ô mai sấu, sấu dầm chua ngọt nơi cổng trường và nhất là món sấu trộn muối ớt đơn giản, dễ làm của những đứa trẻ con thích leo trèo nghịch ngợm chơi đùa bên hàng cây sấu. Mùa Sấu bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 mới hết hẳn. Cây Sấu đã thấm vào người Hà Nội vương những hạt thương hạt nhớ!



      Hà Nội muà này sấu chín chưa em?

      (Thơ Lê Giang)

      Hà Nội mùa này Sấu chín chưa em?

      Hàng Me Sài Gòn đang vào mùa thay lá

      Thoang thoảng vị chua khiến lòng anh nhớ qúa

      Nhớ dáng em ngồi, nhớ bước em đi

      Nhớ tiống em cười, hờn ghen bóng gío

      Yêu em, yêu em vì em là ngọn lửa

      Hơ ấm lòng anh khi tất cả đã xa vời

      Tuổi đang yêu chua chát cũng ngọt bùi

      Trái sấu chia đôi tay và tay chấm muối

      Chỉ có vậy mà lòng mình bối rối

      Để bây giờ thèm Sấu nhớ tay ai?

      Anh muốn tức thì, hóa thành chim bay

      Ra nhặt Sấu giữa phố đông Hà Nội

      Cho hai đứa lại xòe tay chấm muối

      Có sao đâu, vì Sấu đã trái mùa!.....

      Hà Nội vào Thu vắng những cơn mưa

      Em hát với Sài Gòn, mưalâm thâm mái phố

      Thấm vào anh từng hạt thương, hạt nhớ

      Hạt Sấu nào chín rụng giữa lòng tay!



      KD về thăm Hà Nội lúc trời chớm Thu nên cũng đã được thưởng thức nước Sấu, ô mai sấu, và cả món canh chua sấu, nước rau muống luộc với sấu (đông lạnh để dành từ một tháng trước chờ Dung về). Nước rau muống luộc sấu hay canh chua nấu với sấu có vị chua thanh, nước vẫn trong không bị đục như món canh chua hay món nước rau muống luộc (đặc sản Bắc kỳ) di cư vào nam phải dùng Cà Chua hay me. KD về Hà Nội có một tuần khi mùa sấu mới đi qua, còn sót lại ít kỷ vật của sấu mà KD đã YÊU sấu bắc rồi, hèn chi ngày trước bà nội và Mẹ lúc rảnh hay ngồi nói chuyện Sấu, Sấu của các cụ lúc nào cũng đẹp. Cho tới bây giờ Sấu vẫn đẹp, đẹp hút hồn người con gốc Bắc đã bao măm xa sứ.



      "Nước chảy về nguồn"

      Sấu mãi ĐẸP,

      Sấu nhỏ nhoi

      Sấu bình dị

      SẤU chẳng XẤU bao giờ.





      Thân ái

      KimDung

      Comment


      • #18
        Bát nước rau muống sấu.



        Các bạn mến.

        Không phải Sấu chỉ có ở Hà Nội mà hầu như các tỉnh miền Bắc đều có Sấu. KD ra Bắc vào những ngày cuối tháng bảy đầu tháng tám. Vừa đặt chân trên quê mẹ tai huyện Thường T́ín Hà Tây là ngay trưa hôm đó được ăn món rặc Bắc "rau muống Luộc chấm tương", Tương đậu nành cũng trộn thịt sấu chín làm tương, nước luộc rau muống cũng được luộc chung với qủa Sấu, món mà mẹ và bà nội cứ khen tắc lưỡi mỗi khi nhớ về Hà thành. Người miền bắc khi luộc rau muống thì thích ăn hết cả rau và nước, trên vùng Đà-Lạt không có Sấu, khi luộc rau mẹ hay thả vô nồi mấy trái cà chua. Rau muống đồi chín vớt ra, sau đó dầm nát những qủa cà chua chín luộc trong nước sẽ có một bát nước rau chua chua và thơm ngan ngát lãng đãng hương rừng. Bát nước rau muống di cư không thể nào địch lại được với bát nước rau muống chính gốc Bắc. Rau muống Bắc cọng nhỏ, mềm xanh màu mạ non được nấu chung với những trái sấu màu xanh biếc, lúc chín rau mềm giòn, nước rau sấu có màu lá mạ trong veo, uống vào thấy vị chua thanh thanh, đọng lại nơi cuống họng một chút gì vừa chua chua lại vừa ngọt ngọt đưa hương dìu dịu lãng mạng vô cùng, uống vào một lần rồi, thì không thể nào quên. Quê Bắc có trái Sấu dễ thương bình dị tròn tròn , nho nhỏ, xanh thanh thanh mang mác và khó quên.

        Hôm sau về thăm Hà Đông quê nội, món rau muống sào tỏi, sào thịt bò, nước trần rau muống cũng được giữ lại để thả Sấu vào,

        Những ngày sau về quê Chồng Thái Bình, thăm bạn ở Ninh Bình cũng được ăn canh chua rau muống Gà chạy bộ nấu bằng trái Sấu.

        KD thấy hình như nước rau muống hợp với vị chua chua, tuyệt vời nhất vẫn là vị chua của Sấu. Ở Úc muốn uống nước rau muống luộc KD cũng phải vắt chanh vô mới uống được, khác hẳn với nước rau cải, bắp sú..v.v...

        Các bạn mến, ra Bắc vào mùa đó, ngoài nước rau muống Sấu, đi tới đâu thăm bà con cũng được một ly đá lạnh nước sấu ngâm đường thay nước chanh tươi.

        Ngoài Trái Sấu, quê Bắc mùa đó còn có trái Vải, Tới chơi nhà ai cũng đưa ra một tùm Vải đỏ au , một tùm lớn như cái rổ, nặng có thể đến 5kg. đặt trên bàn, khách cứ tự nhiên hái ăn, vải Bắc cũng dày cơm và rất ngọt. Miền Bắc mùa này người ta bảo ăn vải nhiều thì nóng, nhưng lại có sẵn nước Sấu gỉai nhiệt nên KD cứ ăn uống tự nhiên, ai kiếm ra được trái gì đặc sản miền Bắc cho D là D ăn tuốt luốt. Miền Bắc cũng có nhiều trái lạ, KD hẹn lúc rảnh rỗi sẽ kể tiếp những trái ngon quê mình.

        Thân ái

        KimDung

        Comment


        • #19
          Hôm nay KD mới được người Hà-Nội cho một ít Sấu khô để dành luộc rau muống. KD khoe bài viết về trái Sấu, khi đọc xong người Hà-Nội nói "người bắc khi ăn rau muống luộc luôn ăn kèm với vài lá húng trắng mới đúng điệu". KD ăn thử thì thấy ngon thật, ăn kèm thêm lá húng tươi là thêm chút nồng nồng của húng và dạy lên cả hương húng làm thơm miệng.

          Ăn rau muống luộc đúng điệu miền Bắc là phải có rau muống ao (rau muống đồi ở Bảo-Lộc có vị chát và dai ăn không ngon), trái Sấu và húng trắng. Chấm với tương đỗ nành hay nước mắm tỏi cũng được. Các bạn cứ nghe dại KD một lần, thử ăn rau muống luộc với Húng trắng tươi (không luộc) xem sao nhá.

          Chị còn dạy cách làm Sấu ngâm kiểu dân dã:

          _ Qủa Sấu gìa đem về cạo lớp vỏ chát bên ngoài, rửa sạch, đem ngâm với nước vôi trong chừng 5phút, rửa sơ lại bằng nước lạnh, vớt ra rổ cho ráo, xếp vào keo thủy tinh cứ một lớp Sấu, một lớp đường, đạy kín , để khoảng một tuần là có nước Sấu uống, trái sấu lúc đó lấy ra ăn có vị chua chua ngọt ngọt mà giòn giòn. Nếu ngâm lâu sẽ trở thành rượu chua, uống chóng say lắm :cuoilan:

          KD chỉ nghe tả vậy thôi chưa được làm thử mà chỉ được uống thật nước sấu người Hà-Nội làm thôi các bạn à.:blush:

          Thân ái

          KimDung

          Comment


          • #20
            Cây Dâu Da cổ thụ


            Dâu da

            Dung hả? Biết nói gì về quê và tuổi thơ của mình bây giờ.. khi đọc cây trái tuổi thơ của Dung.

            Dung còn nhớ không? ngày còn trong nội trú có lần ngày Chủ-Nhật nghỉ hai đứa rủ nhau xin Soeur cho về thăm quê mình.

            Quê mình là 1 vùng quê nghèo, trước 30.4.75 không có dịch vụ công nghiệp . Người dân chỉ biết làm nông và sinh sống nhờ nhà vườn, mỗi nhà cách nhau một vườn cây ăn trái.......xa đến nỗi có la làng thì mới nghe tiếng nhau, còn thôi bọn trẻ nhà ai nấy ở, nấy chơi..... tối đến không có truyền hình để mà xem nữa cơ. Nhà có anh em đông thì chơi bán hàng với nhau, chơi đánh đũa, nhảy cò cò, kéo mo cau...... Nhưng mình nhớ nhất là mấy chị em đâu biết ngủ trưa là gì? Cho nên trưa nào mấy đứa cũng đi rảo quanh vườn cây ăn trái....đứa thì bọc trái ổi, trái lí, trái xoài, trái quít....để xí phần đó là của mình - chăm lo từ trái còn non cho đến khi trái chín, ngày nào cũng ra thăm chừng coi trái còn hông? khi trái chín thì "sướng" không gì bằng hhhhihi

            Còn nói về cây dâu vườn dưới ( dâu da) : Là nơi che nắng , che mưa cho mấy chị em mình khi ở ngoài vườn..... và cũng cây dâu này bị má la rày liên tục vì má dăn "dâu thì phải để chín cả chùm mới được hái" vì sợ bị hư luôn cả lứa dâu không thể chín đều cây. Nhưng than ôi !!!! có nghe lời đâu .... trái nào vừa chín là lặt liền.....bỏ vô áo (áo bỏ trong quần để đựng trái cây ). Do dành ăn với nhau, thậm chí trái hườm hườm cũng hái tuốt, vì dâu bám đầy thân cây làm sao bọc nylong xí phần, hái xong dấu Mamy .... tối vô mùng mới dám đem ra ăn, ấy vậy mà còn so bì: " mầy hái được mấy trái, tao hái nhiều đây nè". Đến khi má ra vườn thấy vậy la cho chị em một trận, xém bị ăn đòn . Kết qủa chỉ còn trên cao là trái chín vàng thành chùm. Dưới gốc thì trái xơ xác hhhhihi.

            ( Đấy cây dâu mà Dung hỏi thăm đó, nó thành cây dâu cổ thụ rồi ). Những kỉ niệm đó không bao giờ mình quên (nhà có tất cả 11 chị em) cho nên có nói hoài cũng không hết kỉ niệm Dung ơi!

            Chúc Dung vui luôn.

            Cô bạn RP của Dung

            Comment


            • #21

              Sấu

              Người bạn Regina Pacis ơi!.

              Chỉ thấy vườn dâu quê ngoại thôi là thấy cả một không gian tuổi thơ rộng mở vì ai ai cũng có một tuổi thơ để nhớ để thương phải không RP?

              Cây dâu cổ thụ càng to, trái dâu càng đu nhiều trên thân cây thì những kỷ niệm còn bám chặt trong hồn mình mỗi khi về quê mẹ, chỉ khi nào cây qúa gìa không còn nhiều trái bu quanh thân nữa thì mình cũng gìa đi và kỷ niệm cũng sẽ vơi dần theo tuổi tác .

              KD cám ơn RP đã đọc bài và tặng cho bạn đọc một cây dâu, một ký ức tuổi thơ ven đô Sài-Gòn thật dễ thương . Quê mẹ của RP có đầy cây trái trong vườn nhà, RP cứ đơn sơ, vô lo ăn những trái chín mọng ngọt nhất trong vườn và ăn lén trong mùng mới vui chớ, ăn đúng nghĩa " được ăn được ngủ là Tiên trên đời " :cuoilan:

              RP không được ăn những cây rừng đôi khi còn chát ngằm phải chấm muối vì ăn tranh của chim rừng như KD, để rồi bị giây rừng ôm ghì quấn chặt, đi đến đâu cũng vấn vương núi rừng Tây nguyên.

              RP không được ăn vội những lá non, những trái non với bàn tay xòe ra chấm muối ớt như những đứa trẻ Hà Thành chỉ luẩn quẩn bên hàng cây sấu để bây giờ xa Hà-Nội :

              " thèm sấu nhớ tay ai"

              và để rồi

              "Thấm vào anh từng giọt thương giọt nhớ

              Hạt sấu nào chín rụng giữa lòng tay!!! "


              Hẹn RP những lần kế tiếp nhé.

              Thân ái

              KimDung


              Comment


              • #22
                Tuổi nhỏ tham ăn, đây chắc chắn là điều Kim Dung không phản bác.

                Những năm đầu thập niên 1960, khi đất nước thanh bình những chuyến đi, về giữa Sài Gòn và Phước Long bằng xe đò Bửu Hiệp với mình là những niềm vui.


                Cạnh những niềm vui lớn mình còn có niềm vui nhỏ là được ăn trái gùi. Đây là loại trái rừng, chỉ có ở miền Đông Nam Bộ. Xe đi Phước Long phải ghé ngã ba Chơn Thành (nay đã là ngã tư), nơi có rất nhiều trái gùi được bán. Trái gùi vỏ màu vàng, múi màu vàng cam, vị ngọt thanh và có mùi thơm thoang thoảng. Trái gùi có những đặc điểm tương tự nhưng trung gian giữa măng cụt và dâu da, nhất là về kích thước trái và vỏ. Múi trái gùi có hạt to như hạt của múi măng cụt, nhưng vì trái gùi ngon quá, nhả bỏ hạt... uổng nên mình nuốt hạt luôn!

                Mỗi lần xe ghé Chơn Thành mình luôn đòi ba/mẹ mua trái gùi ăn, còn ba/mẹ có việc về SG, khi đến Chơn Thành cũng không quên mua vài xâu trái gùi về làm quà cho chị em mình. Mình là con út, được cưng nhất nhà, món ngon mình luôn được ưu tiên thưởng thức. Có lần ba mua trái gùi về mình giành với 2 chị, và ăn một mình. Hai chị tức lắm nhưng không dám đánh vì sợ bị mình méc ba/mẹ bèn liên kết lại nhát: "Ăn trái gùi nhiều, hột trong bụng mọc thành cây đâm lủng bụng chết!" Mình sợ quá khóc um. Thế là hai chị vừa không được ăn mà còn bị mẹ la.

                Comment


                • #23


                  ( photo from sites.google.com )


                  Na

                  Yummy!

                  Trái này lạ qúa aLong, D chưa thấy bao giờ. Quê D không có trái Gùi để ăn mà chỉ có cái Gùi cho con gái hái trà thôi. Trái Gùi chắc nó bầu bầu như trái dâu da nhưng nó to bằng trái mãng cầu (Na) phải không ạ ? Một xâu có tới mười mấy trái mà ăn vài xâu thì bảo đảm....... “ ăn của rừng rưng rưng nước mắt” .

                  Tham ăn là bệnh của trẻ con nhưng đối với những trẻ thuộc hàng 'qúi' như trẻ trai, trai út thì ăn tham gấp đôi. KD nói vậy vì theo lề thói xưa nhà nào cũng cần có con trai để nối dõi tông đường, lo cúng quẩy cho dòng tộc nên trong nhà cái gì con trai cũng được phần hơn (trong gđ người Bắc KD thấy vậy). Sanh con trai thì người ta "Ồ" sanh con gái thì người ta "Ùi, thị mẹt".

                  Ăn dỗ em là nghề của con gái. Ngày xưa mỗi lần mua qùa về là mẹ D chia đều nhưng con trai luôn được ông bà hay Bố/mẹ nhường phần của mình cho, lũ con gái cũng hậm hực lắm, ăn hết phần của mình là dụ dắt em đi chơi vào chỗ vắng người xin nó ăn, nó ăn tham cũng không cho, nó ăn gần hết mấy chị thèm qúa cũng đe "ăn nhiều qúa bụng to ra như qủa bóng, ai mà đụng vào là nó nổ ...Bốp.. bụng bể là... chết..." nó sợ bể bụng chia cho mỗi chị một cái, có lần bố đi Sài-Gòn về mua qủa Na cho ăn chị cũng ăn dỗ em, chờ nó ăn gần hết mới dám xin nhưng vì trái na ngon nó không cho mà ăn vội, nó nuốt trúng mấy cải hột, 2 chị nó cũng dọa mọc cây như mấy chị của aLong, thằng em D còn cắc cớ nó bảo trong bụng không có mọc ra chỗ nào được, chị nó dọa nó bảo: " rễ mọc ra ở dưới, còn lỗ mũi, lỗ tai, miệng là cành nó chui ra" nó sợ qúa khóc thét lên đi tìm mẹ , nó bắt mẹ phải lấy mấy cái hạt trong bụng ra cho nó, mẹ nói không sao chút nữa ị ra là hết, nó vẫn sợ không chịu nín cứ ăn vạ theo mẹ khóc, mẹ không làm được việc gì nữa, mẹ bắt hai đứa D lên bộ ngựa nằm úp, chờ mẹ đi chặt roi về đánh, nằm chờ ngủ mất tiêu.... Nhớ hoài!

                  Thân ái

                  KimDung

                  Comment


                  • #24


                    Trái Dâu

                    Trong Làn điệu cổ dân ca khoan họ ấm áp trữ tình, người ta hát về sinh hoạt của người dân quê khoan họ đẹp như bức họa muôn màu, bức họa đó được mô tả bằng những lời thơ thuần túy Việt-Nam rất tự nhiên và được xướng lên với điệu hát rất dân gian riêng của vùng khoan họ.

                    Rừng Khoan họ có 36 thứ chim, trên cao-nguyên lâm viên quê nhà KD ngày ấy có rất nhiều chim Chào-Mào, chim Se-Sẻ. Người Khoan họ có nghề trồng cà, nhớ lại ngày xưa ấy màu hoa cà nở rộ phố Bảo-Lộc nhỏ bé thân thương vào mỗi buổi sớm mai; màu hoa cà nở rộ trong màn sương trắng đục như chúc lành cho người Bảo-Lộc một ngày mới tràn trề những ước mơ, những vui tươi, những bình an đầu ngày lao động cực nhọc của dân miền núi. Người khoan họ trồng Dâu có dâu ăn qủa có dâu chăn tằm, Vu`ng quê miền núi rừng cao-Nguyên Lâm-Đồng, Đà-Lạt trồng dâu lấy trái dâu để ăn, làm mứt, làm rượu. Bào-Lộc ngày xưa ấy có nhà máy ấp trứng tằm, nhà máy ươm tơ, nhà máy dệt tơ lụa, nên Bảo-Lộc quê Dung có bạt ngàn những thung lũng trồng dâu chăn tằm. Dâu chăn tằm thường người ta trồng để hái lá cho tằm ăn nên ít khi gặp trái từ cây dâu tằm, thỉnh thoảng con nít tụi D gặp được trái ở những cây dâu già mọc hoang đâu đó cũng hái trái ăn , trái thuộc giống cây berry nhưng chỉ nhỏ bằng hạt đậu đỏ, khi chín có màu hồng đỏ , có vị hơi chua chua, khi chưa chín chẳng có mùi vị gì , ăn vào có cảm tưởng như ăn gỗ dâu được tước vỏ, trẻ con chỉ ăn thử một lần thôi và chẳng bao giờ thèm ăn nữa.






                    (hình tren NET)

                    Mâm xôi (Raspberries)


                    Bảo-Lộc sau mỗi mùa mưa sang mùa nắng trẻ con lại có đầy ắp những món qùa ăn chơi do Trời thương ban nơi cuối vườn, bờ dậu, ven đường hay những nơi mà người lớn vì bận bịu với vườn dâu, vườn trà nên đã bỏ quên .

                    Ven con đường làng quanh hàng dậu cây dại đua nhau nảy mầm, đám con nít tìm bẻ những mầm non của cây mâm xôi mọc lộn sộn trong đám cây mắc cở, cây ngũ sắc, bẻ được 1 mầm lớn bằng cỡ ngón tay út; dài bằng chiếc đũa liền đem ra tước vỏ bẻ chia cho mỗi đứa một khúc ăn vui vẻ. KD không nhớ mầm mâm xôi có mùi vị ra sao, nó ngon cỡ nào mà con nít thích tìm ăn mà chỉ nhớ đi tìm bẻ mầm mâm xôi bị gai của nó cắm vào da thịt không đau mà dằm dặm khó chịu.

                    Ngày qua ngày lũ trẻ quên bẵng đi, không biết từ lúc nào đám cây hoang đã lớn lên thành lùm, rồi một ngày lùm cây dại lại mời gọi lôi kéo lũ trẻ bằng những trái dại đỏ au hay những chùm trái đẫy hạt xanh dờn. Bị quyến rũ, lũ trẻ con quên cái đám gai gìa trên cành, đua nhau chui rúc vào bụi kiếm trái ăn, trái mâm sôi chín đỏ ăn ngọt ngọt, hạt mắc cở xanh xanh ăn vào nó kêu lộp bộp nhè nhẹ; chẳng bùi chẳng xượng; chẳng chua chẳng ngọt mà sao thấy hay hay, trái ngũ sắc thì không dám ăn vì người lớn gọi là cây rắn mút; rắn mút đánh dấu rồi mình ăn thừa có trứng rắn chui trong bụng, nghe nói như vậychẳng đứa nào dám ăn, không ăn được thì hái làm đạn chơi thụt nhau. Hôm nào ăn Mâm xôi, ăn trái Mắc Cở thì không bị đánh mà đau, đau vì gai mâm xôi, gai mắc cở cứa đầy những vết dài ngắn ngang dọc trên mặt, trên tay chân và rớm máu.



                    (hình tren NET)


                    Blackberries

                    Nơi sau vườn không biết con chim se sẻ hay con chim chào mào đem về trồng một cây Blackberries bên cạnh nhà nuôi gà, cây Blackberries hình dáng giống cây dâu tằm như cái gì nó cũng to hơn, Cây cao lớn hơn, thân và cành to hơn có màu xanh xậm hơn, Lá cũng to, dày và xanh hơn lá dâu cho tằm ăn, người lớn không khi nào hái lá dâu này cho tằm ăn. Cây Blackberries này thật dễ ghét và thật dễ thương với đám trẻ con trong xóm. Cành của nó thật dễ ghét vì nó được người lớn dùng làm roi, tác phẩm của nó là những con lươn hằn trên mông lũ trẻ. Vỏ của nó thật ấm áp khi trẻ con Leo trèo nhảy nhót bị té hoặc dại dột chơi trò "xin bát cơm nguội" làm bong gân hay trật khớp khóc um xùm, ông ngoại vội nắn khớp vào cho trúng chỗ, ra chặt vài cành dâu tước lấy vỏ dâu quấn quanh khớp bị thương, được chữa ngay lập tức khớp không bị sưng tấy, bệnh nhân không nhúc nhíc vài ngày là khỏi. Trái của nó ngọt ngào dễ thương, khi chín trái dâu ăn ngọt. Vào mùa dâu chín con nít trong xóm đứa nào cũng hái ăn, ăn Blackberries đen tím cả môi miệng chân tay, Blackberries rất nhiều trái khi trái chín đen cây chị dùng cây sào có móc vin những cành xuống cho đám trẻ con hái, hái hết cành bổng hái đến cành la hái cho hết trái trên cây đem về chị làm rượu cho bố, làm mứt cho đàn em.

                    Ở quê nhà xưa cây Raspberries và cây Blackberries là cây không trồng mà mọc, món qùa Thượng Đế ban tặng khi trẻ con có nó là có hương vị ngọt ngào lẫn trong đau thương. Chắc có lẽ những kỷ niệm vừa ngọt vừa đau thì càng vui nhiều càng nhớ nhiều!!!

                    Thân ái

                    Kim Dung.


                    Comment


                    • #25
                      Trái Mận



                      hoa mận


                      Hồng Đào Mơ Mận là trái cây đặc sản trên rừng tây nguyên. Nơi sản xuất chính vẫn là Đà-Lạt, nổi tiếng nhất từ xưa đến nay vẫn là Mận trại Hầm





                      (photo by JN)




                      Khí hậu và đất đai Bào-Lộc hợp với cây công nghiệp, và nhắc đến B-Lộc người ta còn nhắc đến Bơ, Sầu Riêng, mít tố nữ, mít, những loại cây ăn trái này hầu như vườn nhà ai cũng có, người ta trồng nó vừa có trái ăn vừa lấy bóng mát cho những cây cà phê, cây bông sói... Trong vườn nhà KD bố còn trồng thêm vài lạoi cây cho con nít ăn vặt như ổi, roi, chôm chôm, đào, mận, đu đủ, chuối nhưng bọn trẻ thích nhất là cây ổi, roi, đào, mận vì xanh hay chín gì cũng ăn được chỉ có chua hay ngọt thôi và khi hái xuống là ăn được liền không cần dao cắt hay lột vỏ. Ổi, roi thì nhiều nhà có Đào Mận ngày đó chí nhà D có.







                      (photo by JN)




                      Bốn cây mận, hai cây mận đỏ hai cây mận vàng bố đem từ KomTum về trồng, lúc ra hoa nó làm đẹp cả khu vườn ông đi qua bà đi lại ai ai cũng chú ý đến nó rồi trầm trồ khen ngợi, khi hoa rụng hết nó bị trôi vào quên lãng, đến ngày nó kết trái thì lại được mấy cô cậu nhỏ để ý thăm nom canh chừng từng ngày chờ tới khi trái trọng trọng chưa kịp chuyển màu đã thọc vài trái xuống ăn, thọc được vài trái rớt xuống đất, lượm lên thổi phủ phù cho bay mấy cọng cỏ dính trên trái và chùi chùi bên chéo áo, nghĩ là sạch và ăn, theo đúng tinh thần:

                      Việt Nam anh dũng cần cù.

                      Bánh rơi xuống đất thổi phù lại ăn.

                      (ca dao mới):blush:




                      Trái mận xanh ăn có vị chua lại hơi đắng đắng ăn không ngon nhưng ngày nào cũng ăn lai rai chờ mận chín. Đến kỳ mận chín, trái chín đã đỏ trên cây người lớn cũng không để ý, bày trẻ con vẫn rình hái ăn, hái được những trái mận chín cây căng mọng đỏ thẫm hay vàng xanh bên ngoài phủ phơn phớt lớp phấn trắng, vội chùi lớp phấn trắng qua chéo áo, đưa lên miệng cắn, trái mận dòn vỡ ra kêu ' rốp rốp' nho nhỏ vì hàm răng cái sỉ cái vàng, cái còn nguyên cái đã sứt phân nửa, trái mận vẫn ứa nước ra trên đôi môi hồng tươi nhỏ xíu chu ra như trái dâu mút chụt nước mận vào miệng rồi bọn trẻ vui cười như nắc nẻ, trái mận chín thẫm thơm và ngọt chỉ chua chua nơi phần vỏ, lũ trẻ ăn vài trái cũng no vì trái nào trái nấy to gần bằng cái bóng đèn hột vịt. Ăn rồi lại tìm hái những trái lớn nhất đem cho ông bà, lúc đó mẹ sợ bày con hái mận quần nát vùng sói trồng bên dưới, mỗi buổi trưa mẹ và chị ra cây hái những trái mận chín đỏ , chín vàng đem về cho bọn trẻ ăn và đem biếu hàng xóm ăn lấy thảo.







                      (photo by JN)





                      Cây mận bên nhà kho trái chỉ lớn bằng trái nhãn, trái đắng nghéc , khi chín vàng vẫn còn đắng. Trái không ăn được liền nhưng bố không chặt bỏ để dành tết nó nở hoa bố cắt cành cho bà con hàng xóm chưng lấy phước trong năm mới. Khi có trái mẹ và chị hái về lúc rảnh khứa trái mận ngâm nước muối cho bớt đắng để làm mứt từ từ mỗi khi rảnh. Ông bà cha mẹ và chị lúc nào cũng đong đầy yêu thương cho chúng con.

                      KD


                      Comment

                      Working...
                      X