Có rất nhiều chữ Việt sau này rất khó hiểu tối nghĩa khi nghe lần đầu như: Sự cố, Bức xúc, … Những ngày trước 1975, chữ “Đạo” được dùng để chỉ tôn giáo, niềm tin, với ý nghĩa tốt đẹp như Đạo Công giáo hay Đạo Phật, hoặc Đạo Dừa (ở Mỹ Tho), v.v…
Những năm sau này mới biết được chữ Đạo được dùng với ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Như chữ Đạo Văn để chỉ việc Plagiarism xảy ra rất nhiều ở Vietnam về sự đánh mất lòng tự trọng của người có giáo dục có tri thức. Và cách đây vài ngày qua việc một nhà thơ được tặng giãi ở Saigon năm vừa qua 2017 bị phát hiện có thơ giống thơ của người khác, chữ Đạo “được nâng lên một tầm cao mới”… Đạo Thơ !!
Tình thân,
4
~~~ oOo ~~~
Lại phát hiện thơ của tác giả được tặng thưởng Hội Nhà văn TP.HCM giống thơ... người khác -
Thanh Niên Online.
Sau khi Thanh Niên Online đăng bài “Dậy sóng” với nghi án đạo thơ Lê Huy Mậu?, nhà thơ Nguyên Hùng tiếp tục phát hiện có những câu trong một bài thơ của tác giả được tặng thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2017 Nguyễn Thị Thanh Long giống với thơ của tác giả Thy Minh.
Trong đơn gởi đến Trưởng ban Kiểm tra Trần Nhã Thụy và BCH Hội Nhà văn TP.HCM), nhà thơ Nguyên Hùng (hội viên Hội Nhà văn TP.HCM) viết: “Liên quan đến việc Hội Nhà văn TP. HCM tổ chức cuộc họp xem xét xử lý tập thơ Những ký âm ngân của Nguyễn Thị Thanh Long do có nghi án đạo thơ, chúng tôi xin cung cấp một số tư liệu về vụ nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Long đã copy gần như cả bài thơ của tác giả Thy Minh đã được in trước đó:
Bài Khúc dịu buồn – nắng gió cao nguyên của Nguyễn Thị Thanh Long đăng trên trang cá nhân nhà thơ ngày 11.8.2015, trong khi bài thơ Khúc thiếu phụ của nhà thơ Thy Minh in trong tập Mắt hoàng hôn do NXB Hội Nhà văn ấn hành tháng 5.2010. Chúng tôi mong rằng Ban Kiểm tra và BCH Hội Nhà văn TPHCM sẽ có thêm cơ sở để xử lý vụ việc này một cách hợp lý hợp tình"…
Nguồn: Thanh Niên online, 14/01/2018, link:
Comment