Announcement

Collapse
No announcement yet.

Đạo Thơ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Đạo Thơ



    Có rất nhiều chữ Việt sau này rất khó hiểu tối nghĩa khi nghe lần đầu như: Sự cố, Bức xúc, … Những ngày trước 1975, chữ “Đạo” được dùng để chỉ tôn giáo, niềm tin, với ý nghĩa tốt đẹp như Đạo Công giáo hay Đạo Phật, hoặc Đạo Dừa (ở Mỹ Tho), v.v…

    Những năm sau này mới biết được chữ Đạo được dùng với ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Như chữ Đạo Văn để chỉ việc Plagiarism xảy ra rất nhiều ở Vietnam về sự đánh mất lòng tự trọng của người có giáo dục có tri thức. Và cách đây vài ngày qua việc một nhà thơ được tặng giãi ở Saigon năm vừa qua 2017 bị phát hiện có thơ giống thơ của người khác, chữ Đạo “được nâng lên một tầm cao mới”… Đạo Thơ !!

    Tình thân,

    4



    ~~~ oOo ~~~





    Lại phát hiện thơ của tác giả được tặng thưởng Hội Nhà văn TP.HCM giống thơ... người khác -

    Thanh Niên Online.







    Sau khi Thanh Niên Online đăng bài “Dậy sóng” với nghi án đạo thơ Lê Huy Mậu?, nhà thơ Nguyên Hùng tiếp tục phát hiện có những câu trong một bài thơ của tác giả được tặng thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2017 Nguyễn Thị Thanh Long giống với thơ của tác giả Thy Minh.

    Trong đơn gởi đến Trưởng ban Kiểm tra Trần Nhã Thụy và BCH Hội Nhà văn TP.HCM), nhà thơ Nguyên Hùng (hội viên Hội Nhà văn TP.HCM) viết: “Liên quan đến việc Hội Nhà văn TP. HCM tổ chức cuộc họp xem xét xử lý tập thơ Những ký âm ngân của Nguyễn Thị Thanh Long do có nghi án đạo thơ, chúng tôi xin cung cấp một số tư liệu về vụ nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Long đã copy gần như cả bài thơ của tác giả Thy Minh đã được in trước đó:

    Bài Khúc dịu buồn – nắng gió cao nguyên của Nguyễn Thị Thanh Long đăng trên trang cá nhân nhà thơ ngày 11.8.2015, trong khi bài thơ Khúc thiếu phụ của nhà thơ Thy Minh in trong tập Mắt hoàng hôn do NXB Hội Nhà văn ấn hành tháng 5.2010. Chúng tôi mong rằng Ban Kiểm tra và BCH Hội Nhà văn TPHCM sẽ có thêm cơ sở để xử lý vụ việc này một cách hợp lý hợp tình"…

    Nguồn: Thanh Niên online, 14/01/2018, link:

    Sau khi Thanh Niên Online đăng bài “Dậy sóng” với nghi án đạo thơ Lê Huy Mậu?, nhà thơ Nguyên Hùng tiếp tục phát hiện có những câu trong một bài thơ của tác giả được tặng thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2017 Nguyễn Thị Thanh Long giống với thơ của tác giả Thy Minh.



    Best wishes,

  • #2
    Anh Tư và các bạn mến,

    Hay là doi thành giải thưởng “ nghệ thuật lượm lặt, cắt xén, thêm thắt, tháo ráp thơ” đi hihi.

    Thân ái

    Hiền 74KN

    Comment


    • #3
      Các bạn thân mến

      Một cách tương đối và nhẹ nhàng hơn , sẽ có người không coi đây là ăn cắp hay đạo văn mà là chí lớn của văn sĩ thường gặp nhau !

      Tỉ dụ bài thơ sau :



      Bước tới nhà ai bóng xế tà

      Cỏ cây chen nắng , nắng chen mây




      Nếu nói rằng đó là thơ của tui thì chắc không có ai phản đối nhưng đọc lên ai cũng biết "đạo" của bà Huyện T Quan gần như hết chữ !

      Thật vậy, đây là hiện tượng đáng ngại nhất của những người viết văn . Nếu hợp gu chữ nghĩa với một nhà văn nào đó thì tác phẩm của nhà văn đó sẽ thấm rất sâu trong tiềm thức của họ (người đọc) . Một ngày nào đó họ bắt đầu viết văn , tiềm thức nầy sẽ tràn ra ngọn bút làm cho họ đinh ninh rằng mình đang sáng tác mà không biết đang đạo văn của người khác .

      Gặp ban giám khảo chưa hề hoặc không nhớ đã đọc qua tác phẩm có trước thì cũng sẽ cho tác giả viết sau đoạt giải là điều dễ hiểu .

      Khi phát hiện có sự giống nhau thì cũng nên tìm hiểu kỷ, tỉ như 2 tác giả là vợ chồng của nhau thì không nên thâu hồi giải vì không phải đạo văn mà là phản xạ có điều kiện ( brainwash)

      Chúc các bạn một ngày vui .

      Comment


      • #4
        Theo KT nghĩ thì việc trích dẫn đoạn văn hoặc thơ của tác giả khác để làm cho bài viết của mình hay hơn thì cũng bình thường thôi, nhưng nên ghi thêm tên tác giả để tôn trọng họ, đừng làm như chính người trích dẫn là tác giả của đoạn văn, bài thơ đó.

        KT
        Cheers!

        Comment


        • #5
          Rất đồng ý với các bạn, nhất là vấn đề chữ nghĩa của Vixi vô thần hiện nay. Đó cũng là chủ trương ngu dân, nhằm xóa đi di sản văn hóa Việt để chuẩn bị làm nô lệ Tàu, làm hư cả một thế hệ hiện nay.

          Về vấn đề chữ đạo thì đó là chữ của ngôn ngữ văn chương Việt nam, có 4 nghĩa : một nghĩa chữ nôm và 3 nghĩa Hán Việt:

          Đạo: bản, tờ , như "đạo sớ", " đạo sắc"

          Hán Việt, có ba nghĩa do trong Hán tự viết khác nhau, mỗi chữ lại có nhiều nghĩa đen và bóng khác nhau

          1. Đạo: không dùng một mình;

          a.( nghĩa đen) Con đường: " đạo lộ",

          b. đoàn, toán quân " đạo quân"

          c. Một địa phận lớn như một tỉnh " đạo quan binh"

          d. nói, bày tỏ " đạo đạt"

          e. nghĩa bóng: đường lối, nguyên lý: " đạo đức, đạo lý"

          " Đạo khả đạo phi thường đạo - Đạo Đức Kinh- Lão tử"

          g. Đạo: tôn giáo.

          2. đạo: dưa, dẫn " khai đạo, hướng đạo"

          3. Đạo: Ăn cắp " đạo chích, đạo văn", đây là chữ đạo bạn đã nói. ( nên chữ này thì trong nước dùng đúng ).

          Cũng nên để ý vì chính chúng ta cũng do vô tình mà bị " tẩy não", vô thức dùng những chữ của Vixi, như chúng ta viết " chữ" thì tụi nó nói " từ" mà không biết là sai. Chữ " từ" nếu là chữ Việt, là giới tự " từ em áo lụa hoa vàng", là trạng tự " từ từ đi đến", nếu chữ Hán Việt, (không được dùng đơn lẻ ) nghĩa là " câu ngắn, nhóm chữ - idiom " ; như "từ ngữ, ngôn từ ". ( Ngôn là tiếng nói ngữ là chữ viết, tự là một chữ, từ là một câu ngắn) do đó danh tự tĩnh tự chứ không phải danh từ, tự điển ( từng chữ ) khác với từ điển (giải nghĩa cả câu).

          Đầu năm lan man chữ nghĩa mua vui nhưng cũng mong giữ gìn tiếng Việt.

          Comment

          Working...
          X