Tôi ra đời vào tháng 6 năm 1954, thời kỳ chiến tranh ác liệt. Lúc này, cả hai bên đã chịu ngồi vào bàn hòa đàm Geneve (Thụy Sĩ) nhưng đang trông đợi vào một chiến thắng quân sự, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán, ảnh hưởng đến hiệp định được ký kết sau này (tháng 7/1954).
Lúc ấy ba tôi là lính đóng tiền đồn. Lần về thăm nhà gần nhất ông dặn mẹ tôi: “Nếu là con trai, đặt tên Nguyễn Văn Hoàng…”. Mẹ tôi ghi nhớ, “Con trai tên Nguyễn Văn Hoàng…”
Khi chuyển dạ, mẹ đến nhà thương lớn gần chợ Vĩnh Long để sinh tôi (Nhà thương lớn bây giờ đã giải tỏa làm siêu thị). Ngặc nỗi khu hộ sinh nằm ngay ngã tư, sát đường Trưng Nữ Vương, và ngay sau khu hộ sinh là quân y viện. Mỗi lần nghe tiếng còi xe tải thương binh về là mẹ lại nhóm dậy, lê bước ra hàng rào nhìn sang quân y viện. Mẹ sợ đến nỗi… không sinh được! Tôi ra đời muộn khoảng một tuần nên lúc mới sinh tóc đã dài chấm mắt và trên người có lớp lông.
Thời ấy chưa có bút dầu khó phai để ghi, cũng chưa có vòng đeo tay cho mẹ và cho trẻ, mà trẻ cũng chưa có tên để gọi, để tiện việc chăm sóc các cô y tá phải áp dụng cách thấy mặt, mũi, tay, chân mà đặt biệt danh. Các cô sẽ gọi: “Con bé mặt tròn”, “thằng bé tóc quăn”, có lẽ tôi mang biệt danh “thằng bé lông”.
Mẹ nhớ, sau khi tôi lọt lòng, mẹ có dặn cô y tá: “Cô ghi tên cho cháu là Nguyễn Văn Hoàng.” Cô y tá đáp: “Rồi. Con trai chị tên Nguyễn Văn Hoàng.”
Mấy hôm sau, khi nhân viên hộ tịch đến bệnh viện lập khai sinh cho chúng tôi, có lẽ lúc đó cô y tá phụ trách chăm sóc tôi đang bận sắp xếp dụng cụ.
Nhân viên hộ tịch:
- Thế hai đứa nằm góc này tên gì?
Cô y tá đang sắp xếp dụng cụ vào tủ kính đặt góc phòng quay lại nhìn, nói:
- Hai đứa nằm góc đó hả? Con bé mặt tròn tên “Trần Thị X.”, còn “Nguyễn Văn Hoàng” là thằng bé lông.
Nhân viên hộ tịch nhẩm lại tên và ghi vào sổ:
- Con bé tên “Trần Thị X.”, thằng bé tên “Nguyễn Văn Hoàng Long”. Con trai gì tên 4 chữ nghe yếu quá. Thôi, bỏ chữ “Văn” đi. Tôi ghi tên cho nó là “Nguyễn Hoàng Long” nhé.
Cô y tá:
- Ừ
Nhờ cô y tá và nhân viên hộ tịch mà gia chủ tôi có cái tên đẹp ngoài dự định của gia đình!
Lúc ấy ba tôi là lính đóng tiền đồn. Lần về thăm nhà gần nhất ông dặn mẹ tôi: “Nếu là con trai, đặt tên Nguyễn Văn Hoàng…”. Mẹ tôi ghi nhớ, “Con trai tên Nguyễn Văn Hoàng…”
Đà Lạt, 2004
Khi chuyển dạ, mẹ đến nhà thương lớn gần chợ Vĩnh Long để sinh tôi (Nhà thương lớn bây giờ đã giải tỏa làm siêu thị). Ngặc nỗi khu hộ sinh nằm ngay ngã tư, sát đường Trưng Nữ Vương, và ngay sau khu hộ sinh là quân y viện. Mỗi lần nghe tiếng còi xe tải thương binh về là mẹ lại nhóm dậy, lê bước ra hàng rào nhìn sang quân y viện. Mẹ sợ đến nỗi… không sinh được! Tôi ra đời muộn khoảng một tuần nên lúc mới sinh tóc đã dài chấm mắt và trên người có lớp lông.
Thời ấy chưa có bút dầu khó phai để ghi, cũng chưa có vòng đeo tay cho mẹ và cho trẻ, mà trẻ cũng chưa có tên để gọi, để tiện việc chăm sóc các cô y tá phải áp dụng cách thấy mặt, mũi, tay, chân mà đặt biệt danh. Các cô sẽ gọi: “Con bé mặt tròn”, “thằng bé tóc quăn”, có lẽ tôi mang biệt danh “thằng bé lông”.
Mẹ nhớ, sau khi tôi lọt lòng, mẹ có dặn cô y tá: “Cô ghi tên cho cháu là Nguyễn Văn Hoàng.” Cô y tá đáp: “Rồi. Con trai chị tên Nguyễn Văn Hoàng.”
Mấy hôm sau, khi nhân viên hộ tịch đến bệnh viện lập khai sinh cho chúng tôi, có lẽ lúc đó cô y tá phụ trách chăm sóc tôi đang bận sắp xếp dụng cụ.
Nhân viên hộ tịch:
- Thế hai đứa nằm góc này tên gì?
Cô y tá đang sắp xếp dụng cụ vào tủ kính đặt góc phòng quay lại nhìn, nói:
- Hai đứa nằm góc đó hả? Con bé mặt tròn tên “Trần Thị X.”, còn “Nguyễn Văn Hoàng” là thằng bé lông.
Nhân viên hộ tịch nhẩm lại tên và ghi vào sổ:
- Con bé tên “Trần Thị X.”, thằng bé tên “Nguyễn Văn Hoàng Long”. Con trai gì tên 4 chữ nghe yếu quá. Thôi, bỏ chữ “Văn” đi. Tôi ghi tên cho nó là “Nguyễn Hoàng Long” nhé.
Cô y tá:
- Ừ
Nhờ cô y tá và nhân viên hộ tịch mà gia chủ tôi có cái tên đẹp ngoài dự định của gia đình!
Comment