Bằng Lăng
-Tổng Hợp & Hoài Niệm-
[justify]Hẳn ai cũng biết hoa bằng lăng: màu tím lúc hoa mới nở luôn làm lòng ta xao xuyến, một màu tím đến nôn nao như ai đó đã từng nói, khiến ta tưởng tượng ra những câu chuyện tình yêu học trò dịu dàng, lãng mạn, trong sáng. Nhưng còn một loài hoa bằng lăng, tuy bề ngoài không đẹp nhưng chứa đựng bên trong nó ý chí thật kiên cường, bằng lăng nâu.
Nhắc đến hoa bằng lăng tím người ta thường nhắc đến cái tình yêu trong veo cái tình yêu dễ thương nhẹ nhàng nhưng ngây thơ trong sáng tuổi học trò cái tuổi không lo lắng nhiều về cuộc sống, chưa phải bận tâm về tiền bạc.
[/justify]
Bằng lăng nhiều hoa là loài thực vật bản địa ở Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia.
Bằng lăng (danh pháp khoa học: Lagerstroemia) là một chi của khoảng 50 loài cây sớm rụng lá và cây thường xanh thân gỗ hay cây bụi lớn có nguồn gốc ở vùng Đông Á và Úc. Chi này được đặt tên theo tên của thương gia người Thụy Điển là Magnus von Lagerström, là người đã cấp cho Carolus Linnaeus (sư tổ của ngành Phân loại Thực Vật - Plant Classification) các mẫu cây mà ông ta thu thập được.
Chúng có thân cây giống như gân tạo nếp máng, hàng năm đều lột vỏ; mỗi năm các phần vỏ bị lột nằm giữa các phần đã bị lột từ năm trước, hoặc ở những nơi bị các loài động vật, như sóc cào rách, tạo ra bề ngoài loang lổ. Lá mọc đối, đơn, với entire mép lá và dao động từ 5–20 cm theo chiều dài. Hoa có 6 hay 7 cánh hoa có mép cánh nhàu trên các cuống hoa, phình ra giữa các đài hoa. Hoa mọc thành các cụm dài (20–40 cm) dạng bông, và có thể có màu trắng, hồng, tía hay tím giống màu oải hương; nó nở hoa từ giữa mùa hè đến cuối mùa hè. Quả là dạng quả nang, ban đầu có màu xanh lục, sau đó khi chín chuyển thành màu đen, được mở dọc theo 6 hay 7 đường, tạo ra các răng giống như của đài hoa, và phát tán nhiều hạt nhỏ có cánh.
Không cháy bỏng, rực lửa như những cánh phượng hồng, không đài các như thủy tiên trắng, không kiêu sa như sắc thắm hoa hồng, tím ngát hoa bằng lăng mang một vẻ buồn man mác, trầm lắng, suy tư. Mỗi tháng 5 đi qua, tôi đều bồi hồi chờ đợi, kiếm tìm, mong ngóng được trông thấy những cánh hoa đầu tiên nở, ngan ngát sắc tím.
Cây bằng lăng thuộc loại trung mộc, thân cây không cao lớn như cây phượng, cây me. Nhưng tàng cây đủ một không gian mang lại sự êm dịu mát trong những buổi trưa hè oi ả.
Rồi cuối cùng cái màu tím dịu dàng ấy cũng ngập tràn trong nắng gió. Tôi yêu sắc tím, yêu cái sắc của hoa bằng lăng. Không biết tự bao giờ loài hoa này đã trở thành một cái gì đó rất thiêng liêng đối với tôi. Nhiều kỷ niệm thân thương của tôi gần với loài hoa ấy.
Tôi nhớ những năm tháng sinh viên, mỗi tháng 5 về tâm trạng tôi lại vui buồn lẫn lộn. Tôi tìm thấy niềm vui khi khám phá sự đổi thay của hàng cây theo thời gian. Trên những cành cây xương xẩu, khô cứng lại xuất hiện những chồi non đo đỏ, những chiếc lá hơi nhọn hướng ra phía trước tỏa xuống sân trường một sắc tím tuyệt đẹp. Những gốc bằng lăng cứ san sát bên nhau, như cả ngôi trường chỉ có một màu tím mộng mơ. Những cánh hoa mỏng manh như sương mai, nhưng sắc tím lại tươi tắn, ám ảnh đến không ngờ. Tôi muốn ôm cả buổi chiều hè một trời sắc tím. Một sắc tím tuyệt đẹp đang tô điểm thêm cho mái trường.
Bài hát ĐƯỜNG TRƯỜNG TÔI của anh Lê Hà Lộc (71CKO) với tiếng hát trong trẻo một thời sinh viên của cô bạn Hồng Nhung (74KNC) đã đồng điệu tôn vinh lên vẻ đẹp của những hàng cây bằng lăng trong sân trường ĐHSPKT-TĐ năm nào ...
Khuôn viên trường ĐHSPKT-TD ngày nay với hàng cây bằng lăng rợp bóng mát sau hơn 40 năm ...
Bằng lăng nhiều hoa là loài thực vật bản địa ở Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia.
Bằng lăng (danh pháp khoa học: Lagerstroemia) là một chi của khoảng 50 loài cây sớm rụng lá và cây thường xanh thân gỗ hay cây bụi lớn có nguồn gốc ở vùng Đông Á và Úc. Chi này được đặt tên theo tên của thương gia người Thụy Điển là Magnus von Lagerström, là người đã cấp cho Carolus Linnaeus (sư tổ của ngành Phân loại Thực Vật - Plant Classification) các mẫu cây mà ông ta thu thập được.
Chúng có thân cây giống như gân tạo nếp máng, hàng năm đều lột vỏ; mỗi năm các phần vỏ bị lột nằm giữa các phần đã bị lột từ năm trước, hoặc ở những nơi bị các loài động vật, như sóc cào rách, tạo ra bề ngoài loang lổ. Lá mọc đối, đơn, với entire mép lá và dao động từ 5–20 cm theo chiều dài. Hoa có 6 hay 7 cánh hoa có mép cánh nhàu trên các cuống hoa, phình ra giữa các đài hoa. Hoa mọc thành các cụm dài (20–40 cm) dạng bông, và có thể có màu trắng, hồng, tía hay tím giống màu oải hương; nó nở hoa từ giữa mùa hè đến cuối mùa hè. Quả là dạng quả nang, ban đầu có màu xanh lục, sau đó khi chín chuyển thành màu đen, được mở dọc theo 6 hay 7 đường, tạo ra các răng giống như của đài hoa, và phát tán nhiều hạt nhỏ có cánh.
Không cháy bỏng, rực lửa như những cánh phượng hồng, không đài các như thủy tiên trắng, không kiêu sa như sắc thắm hoa hồng, tím ngát hoa bằng lăng mang một vẻ buồn man mác, trầm lắng, suy tư. Mỗi tháng 5 đi qua, tôi đều bồi hồi chờ đợi, kiếm tìm, mong ngóng được trông thấy những cánh hoa đầu tiên nở, ngan ngát sắc tím.
Cây bằng lăng thuộc loại trung mộc, thân cây không cao lớn như cây phượng, cây me. Nhưng tàng cây đủ một không gian mang lại sự êm dịu mát trong những buổi trưa hè oi ả.
Rồi cuối cùng cái màu tím dịu dàng ấy cũng ngập tràn trong nắng gió. Tôi yêu sắc tím, yêu cái sắc của hoa bằng lăng. Không biết tự bao giờ loài hoa này đã trở thành một cái gì đó rất thiêng liêng đối với tôi. Nhiều kỷ niệm thân thương của tôi gần với loài hoa ấy.
Tôi nhớ những năm tháng sinh viên, mỗi tháng 5 về tâm trạng tôi lại vui buồn lẫn lộn. Tôi tìm thấy niềm vui khi khám phá sự đổi thay của hàng cây theo thời gian. Trên những cành cây xương xẩu, khô cứng lại xuất hiện những chồi non đo đỏ, những chiếc lá hơi nhọn hướng ra phía trước tỏa xuống sân trường một sắc tím tuyệt đẹp. Những gốc bằng lăng cứ san sát bên nhau, như cả ngôi trường chỉ có một màu tím mộng mơ. Những cánh hoa mỏng manh như sương mai, nhưng sắc tím lại tươi tắn, ám ảnh đến không ngờ. Tôi muốn ôm cả buổi chiều hè một trời sắc tím. Một sắc tím tuyệt đẹp đang tô điểm thêm cho mái trường.
Bài hát ĐƯỜNG TRƯỜNG TÔI của anh Lê Hà Lộc (71CKO) với tiếng hát trong trẻo một thời sinh viên của cô bạn Hồng Nhung (74KNC) đã đồng điệu tôn vinh lên vẻ đẹp của những hàng cây bằng lăng trong sân trường ĐHSPKT-TĐ năm nào ...
Khuôn viên trường ĐHSPKT-TD ngày nay với hàng cây bằng lăng rợp bóng mát sau hơn 40 năm ...
Đường vào trường con đường cong cong ...
Theo tháng năm đón những bước chân,
Nghe ngập ngừng của lần đầu tiên,
Nghe rộn ràng sau nhiều lần qua ...
Đường đưa ta đi vào trường ....
Hai bên đường cây lá xanh,
Hoa bằng lăng mầu tim tím,
Hoa phượng buồn đỏ thắm tươi !
Cho người thêm duyên dáng ....
.........
Đường vào cuộc đời ... là đường chúng ta đi hôm nay !:heart:
Theo tháng năm đón những bước chân,
Nghe ngập ngừng của lần đầu tiên,
Nghe rộn ràng sau nhiều lần qua ...
Đường đưa ta đi vào trường ....
Hai bên đường cây lá xanh,
Hoa bằng lăng mầu tim tím,
Hoa phượng buồn đỏ thắm tươi !
Cho người thêm duyên dáng ....
.........
Đường vào cuộc đời ... là đường chúng ta đi hôm nay !:heart:
Thật kỳ lạ, khi cái nắng như nung như rang bắt đầu trút xuống, nhiều loài cây hụt hơi trước những thử thách của mùa hè thì bằng lăng trổ hoa như cố xoa dịu mùa hè gắt gỏng. Hình như bằng lăng chỉ thích làm bạn với nắng thôi thì phải, cứ có nắng nhảy nhót trên tán bằng lăng là y như rằng bằng lăng rực sáng, rạng ngời và đẹp lạ lùng. Còn nếu ngày đó không nắng hay khi đêm xuống thì bằng lăng như khép đôi mắt tím biếc của mình lại, nhạt nhòa trong giấc ngủ vậy.
Bằng Lăng được trồng nhiều làm cảnh hoặc trồng ở các đường phố lấy bóng mát. Hoa Bằng Lăng cũng tạo nên rất nhiều cảm hứng trong thơ ca....
Ngày ban đầu quen nhau
Áo em trong màu hoa tím
Màu hoa mà em yêu
Có tên hoa Bằng Lăng tím
Là màu tím của nhớ ...
Là giọt nắng chiều tím
Hoa và tim của gió hát vi vu ...
Rồi anh gọi tên em
Dấu yêu hoa Bằng Lăng tím
Tình yêu của đôi ta
Ngất ngây trong màu hoa tím
Áo em trong màu hoa tím
Màu hoa mà em yêu
Có tên hoa Bằng Lăng tím
Là màu tím của nhớ ...
Là giọt nắng chiều tím
Hoa và tim của gió hát vi vu ...
Rồi anh gọi tên em
Dấu yêu hoa Bằng Lăng tím
Tình yêu của đôi ta
Ngất ngây trong màu hoa tím
Nếu phượng vĩ làm đỏ rực một góc trời, làm bừng lên cái rực rỡ của nắng hè, làm lòng người thêm hăng hái lao vào cuộc sống tràn đầy niềm tin và năng lượng thì bằng lăng tím nhẹ nhàng khoe sắc làm lòng mình buồn man mác, đúng cái điệu buồn của một cuộc chia ly. Một cuộc chia ly không bao giờ dứt cứ nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác nên bằng lăng cứ mãi mang trên mình một màu tím u hoài như thế. Những cái gì đẹp thường buồn hay vì buồn nên nó đẹp??? Tôi yêu màu phượng đỏ báo hiệu mỗi mùa hè nhưng tôi say mê cái màu tím buồn thương, cái màu tím của dịu dàng đầy tâm trạng ấy.
Vào những ngày cuối tháng tư – đầu tháng năm, Sài Gòn đã vào mùa khô với những vạt nắng vàng lấp lánh mang theo cái nóng bức, oi ả khắp mọi nơi. Thế nhưng, mùa hoa bằng lăng những ngày này bừng nở sắc tím dịu dàng giữa trời ở nhiều con đường, ngõ phố và công viên trong thành phố đã phần nào xoa dịu mùa nóng ở đất Sài thành. Du khách du lịch Sài Gòn dịp này hẳn sẽ ngỡ ngàng trước một Sài Gòn lãng mạn, ngọt ngào và nên thơ trong bầu trời tím biếc của hoa bằng lăng !
Các bạn cũng biết, hoa bằng lăng nở vào mùa hè, mùa chia xa của bao thế hệ thời đi học. Vậy nên màu tím thường mang một sự thương yêu và vẻ buồn man mác của những tiết học cuối cùng.
Cũng không phải ngẫu nhiên hoa Bằng Lăng lại tượng trưng cho tình yêu đẹp trong sáng và man mác buồn. Bởi bằng lăng mang trong mình một câu chuyện tình yêu, tuy kết thúc buồn nhưng không đau khổ đẫm lệ mà nhẹ nhàng, bâng khuâng.
Nhiều năm nay, khách phương xa cũng đã quen thuộc với những cánh hoa bằng lăng tím ngắt, trải đầy trên từng con phố Hà Nội mỗi khi hè sang. Từng hàng bằng lăng đồng loạt đơm bông, tô điểm cho phố phường Thủ đô thêm rực rỡ và nổi bật.
Tôi biết hoa phượng vĩ
Nở trước hoa bằng lăng
Nhưng bằng lăng rụng trước
Màu tím thường khó khăn
Tôi đưa vùng kỷ niệm về tim
Giữ lại đó những bồn chồn, day dứt
Hãy đi đi, đừng bao giờ đánh thức
Đôi mắt của một thời đã nức nở ngủ yên!
Nở trước hoa bằng lăng
Nhưng bằng lăng rụng trước
Màu tím thường khó khăn
Tôi đưa vùng kỷ niệm về tim
Giữ lại đó những bồn chồn, day dứt
Hãy đi đi, đừng bao giờ đánh thức
Đôi mắt của một thời đã nức nở ngủ yên!
... Tôi đã về thăm Sài gòn nhiều lần, đa số vào mùa hè. Ngoài hoa phượng vĩ nở rộ đầy nơi sân trường xưa, nơi con phố nhỏ Bà Huyện Thanh Quân, Duy Tân .... tôi còn ngất ngây giữa hàng cây hoa bằng lăng tím mát ... một màu tím thật nhẹ nhàng trong sáng !
(Illustrated)
Đi giữa phố phường Sài thành đất chật người đông, dù sáng sớm mưa phùn hay chiều hè oi ả, những chùm bằng lăng nở tím khiến lòng người nao lòng hoặc lặng lẽ suy tư về những ký ức, kỷ niệm đã qua. Tìm một quán cà phê bên đường hồ Con Rùa, tôi cảm thấy thật êm đềm hạnh phúc và hoài niệm lại trở lại trong tôi của những năm tháng thời sinh viên ĐHNN4 và ĐHSPKT-TĐ.... Với cô bạn đồng nghiệp năm xưa, T.V., cùng tâm sự: "Anh còn nhớ gì về Sài gòn sau hơn 25 năm xa vắng ?", bên ly cà phê thơm ngát vị đắng, tôi chỉ thấy toàn màu tím của hoa bằng lăng xung quanh .... Văng vẳng đâu đây tiếng đàn guitar nhạc TCS "... bốn mùa thay lá, bốn mùa thay hoa, thay mãi đời ta ..."
........
Không hẹn mà đến
Không chờ mà đi
Bốn mùa thay lá
Thay hoa thay mãi đời ta
Bên trời xanh mãi
Những nụ mầm mới
Để lại trong cõi thiên thu
Hình dáng nụ cười !
Trời lất phất mưa, những cơn gió tha hồ đùa nghịch làm không gian luôn thoáng mát. Trên cao, bằng lăng buông rũ xuống thật đẹp, những đám mây màu tím trải dài trên con phố êm đềm. Dù thời gian có trôi đi, có lẽ điều tôi nhớ nhiều là: Sài Gòn luôn luôn lãng mạn ngọt ngào và nên thơ trong bầu trời tím biếc của hoa bằng lăng vậy ...!:rose:
oOo
THAM KHẢO:
1. Hai Sắc Hoa.
https://www.dkn.tv/doi-song/hai-sac.html
2. Bằng lăng nhiều hoa. Wikipedia
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%B...%E1%BB%81u_hoa
Comment