Announcement

Collapse
No announcement yet.

CÂY TRÁI TUỔI THƠ miền sông nước.

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Hoa và Trái Mù-u





    Mù-U nhỏ rễ ăn lan,

    Mù-U bông trắng, lá quắn, nhụy hùynh.









    Hinh trên (NET)


    Hoa và Trái Macadamia









    Hạt Macadamia mới hái mở ra có mùi thơm, vị ngọt và béo gìon





    Vên Vên cứng Dành Dành cũng cứng

    Mù-u tròn, trái nhãn cũng tròn

    Vàng thau tuy trộn một bồn

    Anh là tay thợ lựa lòn phải ra.

    (Ca dao)



    Thân ái

    KimDung

    Comment


    • #17
      Cảm ơn KD đã bền bĩ "chiến đấu" liên tục trên diễn đàn !

      Thân ái góp gió với KD một vài hình ảnh dụng cụ mở trái Macadamia, tôi chụp được trong chuyến đi North Queensland vừa qua . Nó khá đơn giản và hữu hiệu, người ta để dưới tàng cây Macadamia cho du khách mở và ăn thử tại một trang trại gần biên giới NSW / QLD .




      Nguyên tắc làm việc : khi đưa cần lên , vòng tròn lệch tâm sẽ đẩy ngàm răng cưa bên phải ép vào ngàm bên trái làm trái macadamia bể vỏ nhưng không bể hột .




      "Máy lấy hột "rất nhanh và tiện lợi, thích hợp cho số lượng lớn . Tuy nhiên đa số nhà nào có cây macadamia đều dùng búa , ê tô nên khá vất vả, cho nên dù trái nầy có rất nhiều nhưng ăn không bao nhiêu là vậy !

      Thân chúc quý bạn đọc và KD vui khỏe .

      NTT


      Comment


      • #18
        Mình rất đồng ý với nhận xét của ThienToan về những đóng góp bền bỉ, đa dạng của Kim Dung cho Diễn Đàn.

        Mình rất phục người đã dũng cảm lao ra sân đang lúc có mưa đá để nhặt bông đá chụp ảnh cho bài viết. Bái phục, bái phục.

        Comment


        • #19


          "Cái gìa xồng xộc nó thì đến nơi"





          Các bạn mến, KD đang "chiến đấu" với bệnh quên xót của người gìa để mong đừng bị lú lẫn khi ngày càng già đi.

          Muốn khoe mình đang "chiến đấu" thì phải có hình ảnh kèm theo để cho "le" thôi mà anh Long.

          KD thường mở hạt macadamia bằng cái này dễ mở hơn búa, nhưng vẫn mất thời gian.




          Cám ơn anh Toản giới thiệu cái "máy lấy hạt macadamia" mở hạt dễ dàng.

          "Nguyên tắc làm việc : khi đưa cần lên , vòng tròn lệch tâm sẽ đẩy ngàm răng cưa bên phải ép vào ngàm bên trái làm trái macadamia bể vỏ nhưng không bể hột".

          Thày gíao kỹ thuật giải thích thật dễ hiểu. Bây giờ KD mới biết vòng tròn lệch tâm.....

          Thân ái

          KimDung

          Comment


          • #20


            Trái Roi.



            Con đường chạy dọc theo mé sông bên khu phố, người ta bày bán đủ mọi thứ trái cây trong mùa,có xoài, ổi, dừa, na, vú sữa .v.v.. Đứng bên bờ sông ngắm nhìn những mẹt trái cây tươi rói bên những lời mời khách ngọt ngào và rất ôn hoà; người bán hàng không níu kéo khách mua hàng, và nhìn con đò cứ lặng lẽ đưa khách trên sông; người qua đò không sô bồ giành giựt lên xuống đò. Trong lòng người du khách cảm thấy rất bình an, cảm mến con người của miền đất này và đã yêu giòng sông Tiền VN.

            _ Cô mua giùm con ký mận ngheng cô, mận mới hái trong vườn ra giòn và ngọt lắm cô.

            _ Bán sao vậy?

            _ Dạ ... ngàn một ký

            _ có bớt không?

            _ cô mua 2kg con lấy gía...

            _ bán cho cô 1kg thôi, mua nhiều cô xách không nổi.




            Trời Bến Tre lúc nào cũng nóng như rang, KD kiếm cái gốc cây bên sông ngồi chờ mấy cô bạn đi mua sắm, mở mấy trái mận ra ăn cho đỡ khát nước. Nhìn trái mận miền tây mà mắc cười nhớ lại cây Roi nhà mình, cùng là trái như vậy mà dân Đồng Nai-Cửu Long gọi là trái Mận, dân Cao Nguyên lại gọi là trái Roi. KD không nhớ 2cây roi trong vườn nhà mình có từ bao giờ mà chỉ nhớ khi mình biết leo trèo thì nhớ như in trong giữa vườn sau nhà có1 cây mận hồng, cũng khu vườn sau nhà sát mé hàng rào có 1 cây mận màu ngọc Bích lẫn màu trắng sữa.

            Cây roi thuộc họ đại mộc nhỏ cao khoảng 3m, không có tán rộng, nhánh non màu nâu đỏ hơi vuông dẹp, lá có phiến to, cho mùi thơm nhẹ, cây roi hồng đáy lá hơi có hình tim cho ra những trái roi như hình chiếc chuông dài, cây roi sữa lá có đáy tròn cho trái có hình chiếc chuông tròn, lá có gân bìa, cuống lá dài từ 4 đến 8 mm. Khi ra hoa thường mọc thành chùm tụ tán ở nách lá, nhánh non; cao từ 3 đến 4 mm; hoa gồm nhiều tiểu nhụy trắng ; noãn sào hạ; có vòi xanh. khi những cánh râu hoa rụng đầy gốc thì trên cây bắt đầu phì qủa ra. Qủa non là những cái đài hoa màu xanh ngọc, từ từ chúng lớn lên thành những qủa chuông màu ngọc bích, theo thời gian qủa chín dần và đổi sang nàu hồng, màu ngọc bích có gân hay màu trắng sữa. KD biết và nhớ về cây roi như vậy là vì trong thời tiểu học (không nhớ lớp mấy) học về thực vật, học bài cây roi, đến mùa hoa nở ngày nào bọn trẻ cũng ra dòm ngó nó và chơi đùa dưới dám râu hoa rụng trắng gốc.

            Vì mùa roi cũng cùng với mùa những trái cây khác trong vườn rộ nở nên những trái chuông hồng thường được để dành trên cây cho đến khi cây rụng bớt lá, trái chín hồng cả cây, bố mắc đèn xanh xanh đỏ đỏ cho chớp chớp trên cây. Mỗi buổi sáng tan lễ về trên đường ai cũng dừng chân đưa mắt nhìn cây chuông hồng vui vẻ đón nhận niềm vui đầu ngày từ nó.






            Cây roi sữa cũng trắng ngà cả cây, có ngày rảnh bà Nội hái từng rổ ra góc đường chia cho trẻ con đi học ngang qua vườn nhà. Ở đâu cũng vậy, có những đứa trẻ nghịch ngợm. Một năm nọ cây roi sữa càng lớn càng khoe trái nhiều, nó cám dỗ những đứa trẻ thích chơi trò mạo hiểm , chúng rủ nhau leo qua hàng rào vào vườn, chúng vội vã leo lên cây, thân thảo mộc giòn, nhiều đứa leo cùng một lúc, cành cây không chịu nổi gãy xuống kéo theo hai đứa trẻ, con chó lulu đang liu riu ngủ ở sân trước bỗng tỉnh giấc phóng thẳng ra sau vườn sủa inh ỏi. nghe tiếng chó sủa và tiếng kêu thất thanh của bọn trẻ, mẹ và nội chạy theo ra sau vườn. Con lu lu nhe hàm răng nanh nhọn hoắt nhảy xồ ra xồ vào rít lên những tiếng uy hiếp kẻ thù, ba đứa trẻ con líu ríu trên cây khi gặp chủ nhà chúng toan đánh liều nhảy xuống. mẹ la lên

            _ Ở, yên trên cây, đừng nhảy xuống kẻo chó cắn chết, bà tha cho không làm gì con đâu, đừng sợ.

            thấy có chủ nhà, con lu lu còn gầm gừ nhưng nó bớt hung dữ hơn, nội dụ con lu lu về, ba đứa trẻ trên cây líu ríu tụt xuống từ từ, hai đứa trẻ bị gãy cành rớt xuống, một đứa đứng dậy đi cà nhắc, một đứa không đứng lên được, báo hại mẹ phải nhờ người chở ra trạm xá.

            Từ sau ngày đó bố chặt phăng cây roi sữa thế là lũ trẻ con trong xóm mất ăn. Còn cây roi hồng không đứa nào dám leo lên hái trái chỉ đứng bên dưới lấy sào thọc cho trái rớt xuống rồi lượm ăn. vì vậy cây chuông hồng giữa vườn hàng năm cứ đẹp mãi gần 2 tháng trời. Cây chuông hồng sống rất dai , nó sống mãi cho tới ngày chị em D dần dà từng đứa xa rời mảnh vườn tuổi thơ thân yêu ấy.

            Thân ái

            kimDung

            Comment


            • #21
              Ngày nay ở miền Nam người dân ít trồng mận (roi) do hiệu quả kinh tế kém (có lúc tiến bán 1 kg mận chỉ được 500 - 1.000vnđ; không đáng công thu hoạch!) và hay bị dòi (ấu trùng ruồi) đục trái. Chủ vườn chỉ chừa vài cây cho con cháu hái ăn (nếu không bị sâu).



              H1


              Mận hồng h.1 dở lắm: chua/chát và mềm, chỉ ăn được khi chấm muối hột. (Tuy chê nhưng viết đến đây, thú thật, miệng mình đã chảy nước bọt.)





              H2


              H.2 là mận "bánh bao" ngon, ngọt hơn nhưng cơm mỏng (bộng). Cũng dạng nầy nhưng màu lục nhạt gọi là mận da người. Loại nầy ăn rất ngon vì ngọt, cơm dầy và chắc.

              Nhà bà của mình có cây mận hồng đào già, cao và to. Mình leo lên cây mận nhưng vẫn cầm theo cây lồng để hái những trái mận da người của nhà hàng xóm trồng sát ranh.

              Thắc mắc: KD là dân KNC nhưng những từ thực vật biết và nhớ hay quá vậy?

              Comment


              • #22


                các bạn mến . KD thấy cây trái của miền sông nước mà đem về miền rừng núi chăm chút nuôi, nó cũng hờn kh`ng thèm ra trái, nếu ra trái thì nó lại ra loại trái mới. Cây Xoài miền tây về Bờ-Lao gặp trời lạnh nó sinh ra trái Quéo, trái quéo nhỏ xíu chua lè, ít cơm toàn hột. Cây ổi xá-lị vũng tàu trồng ở Bảo-Lộc nó thành ổi trắng trái lớn nhất chỉ bằng nắm tay con nít, cơm và hạt không mềm như cây ổi gốc . Lucky có cây Mận Cửu-Long về Bảo-Lộc nó có trái trong mùa đông trời ít mưa, lạnh, nắng hanh hanh (đọt chè cũng sun lại) nên trái Mận nó bé lại thành trái Roi, trái Roi hồng đặc cơm rất ít hạt, khi trái mới hường hường có vị chua , khi trái hồng tươi thì ngọt, mận Ngọc bích giòn và kh`ng chua. Roi chín trong mùa lạnh, trái không có ruồi về chích nên không có dòi và dở (anh Long chê) như mận miền tây.

                KD cám ơn anh Long cho biết miền tây có trái mận "bánh bao" nghe dễ thương qúa .

                Ở Úc cây mà trồng sát ranh , trái nào chĩa qua đất nhà ai thỉ nhà đó có quyền hái ăn, không có lỗi.

                Trả lời aLong : Từ lúc còn nhỏ KD rất thích hoa, trái, mỗi khi học về thực vật D thích tìm hiều, thường bê bài qua nhà chị hàng xóm là gíao viên dạy trong trường Nông Lâm Súc Bảo-Lộc hỏi bài, có thắc mắc gì hỏi đều được chị giảng cho kỹ càng. Chắc tại vì yêu thích nên D nhớ lâu những điều đơn giản ấy. Sau này học KNC được làm ra những món ăn có nguồn gốc từ Thực vật KD rất vui vì nghĩ đến từ hạt mọc thành cây, nở hoa, kết trái rồi thành món ăn ... thật là vui. Anh Long và các bạn thử khi ăn một món gì đó, cứ nghĩ về nó xem có gì hay kh`ng nhé.

                Thân ái

                KimDung

                Comment


                • #23


                  Trái Chùm Ruột.







                  hình tren (NET)




                  Nhớ miền Tây ngày Chủ-Nhật rảnh cô Năm thường hay dạo ngoài chợ trời mua cây trái miền tây về trồng . Theo cô Năm đi chợ trời, ghé qua khu bán cây cối, chợt hai chị em mừng húm cùng dừng lại ngắm một chậu cây nhìn rất quen thuộc, cây có nhánh ngắn, mang lá kép, lá song dính, không có lông, lá không tròn xoe mà tròn dài khoảng hơn 1cm, KD nói nó là cây me, cô Năm cá chắc chắn nó là cây Chùm ruột, hói chị bán hàng thì nó lại là cây Phượng đỏ. Thế là hai đứa khỏi mua vì năm kỉa năm kìa mua cây phượng 35 đồng về trồng cả năm nó không lớn qua một mùa đông nó chết queo. Đi hết một vòng chợ chỉ thấy cây cóc, cây mãng cầu xiêm, trong vườn có rồi. Chưa kiếm ra cây Chùm Ruột, chị em ra về.

                  Về tới nhà cô Năm đem hũ mứt chùm ruột ra

                  _ Nè , qùa của nàng nè, chị hai gởi cho đó.

                  _ Cô năm mang từ VN qua hả?

                  _ Hồng dám đâu, chị Hai gởi chỗ gởi qùa đó. Cây nhà lá dzường, chùm ruột nhà, đường thẻ người dân quê tui làm, mức chị hai sên, bảo đảm là nguồn thực phẩm sạch, ăn dzô không sợ chính phủ phải chi tiền thuốc.

                  _ Nhưng cũng sợ chất độc từ nhà máy thải ra sông hồ, biển cả, đất đai và ngay cả trong không khí nên cũng ảnh hưởng chứ.

                  _ Thôi có ăn không ? không ăn tui cất để dành ăn mình ơn.

                  _ Ăn chớ , ăn phụ cô Năm, lỡ có đau bụng thì cùng vô bệnh viện có bạn cho vui

                  _ Hừm. chưa ăn đã chù ẻo.

                  _ Bộ tin dị đoan hả ? coi chừng tin gì được nấy đó.

                  _ Ai thèm tin.

                  _ không tin thì cùng ăn đi, muốn ăn rồi nè.

                  Cả hai cười vang, mắp hộp được mở ra, những trái chùm ruột đỏ nâu óng màu nước đường nằm xắp lớp im lặng như đang chờ đón những ngón tay, mùi thơm dịu ngòn ngọt của đường mía, nhè nhẹ chua chua của chùm ruột cứ thôi thúc dịch vị muốn ứa ra. Đưa tay nhón một trái, bỏ vô miệng ngậm lớp nước bên ngoài vừa chua vừa ngọt chưa kịp nhai KD lại thắc mắc

                  " Ê cô năm! Từ bé mình chưa biết cây chùm ruột thật ra sao? chỉ thấy trong hình, tụi mình trên cao-nguyên chỉ thấy những trái mứt chùm ruột sâu trong cái que trong mấy hàng qùa bán cho con nít ăn".

                  Thế rồi cái hoài niệm tuổi thơ ẩn khuất đâu đó lại trào về như con nước tháng Bảy tràn đồng "tháng bảy nước nhày khỏi bờ". Cô Năm thao thao kể về tuổi thơ năm xưa, kể về cây chùm ruột quê cô.

                  Nơi bờ mương bên nhà có cây chùm ruột , không biết có từ bao giờ mà chi biết khi tui lớn đã có nó , hỏi Ngoại, ngoại nói Hổng ai trồng tự nó mọc. Cây chùm ruột lá xanh um , mỗi khi nhà ăn mắm lóc ngoại thường ra bẻ lá non về ăn kèm với mắm . Rồi mỗi tháng ba về là mùa nắng hạn, trời nắng chang chang trên cành và thân cây lú ra những chùm trái ở nách lá nơi nhánh gìa. Nắng soi vào làm chùm ruột mau lớn, nắng phủ lên cây chẳng mấy chốc trái chùm ruột đã lớn bằng viên bi và chín vàng ươm kín mít cả cây.

                  Ngày ấy cha làm cây lồng để hái chùm ruột. Mỗi buổi tan học về lũ trẻ con tụ tập nơi cây, ngoại tui luôn miệng nhắc "nhánh cây chùm ruột giòn dễ gãy, kh`ng được leo ra cành ngoài xa, muốn ăn phái dùng cây lồng để hái. Trái chùm ruột có cuống rất mỏng manh, chỉ khều nhẹ là cả đám trái rớt tỏm dzô lồng. Trái có nạc chua hơi chát rất khó ăn nên khi hái được trái rồi phải để trái trong nồi lắc thiệt mạnh cho trái bể ra đem trộn với muối ớt cho cay cay, chua chua mặn mặn mới ăn được, Hôm nào xin mẹ được chút đường thì đem đám trái bể ra trộn với chút nước mắm sống+ đường cho sền sệt, thêm ít ớt hiểm xanh cho có mùi thơm, nước mắm đường làm cho chùm ruột bớt chua, ớt bớt cay.

                  Chùm ruột ướp muối hay ướp nước mắm đường trước khi ăn đã phải nuốt nước miêng ừng ực. múc dzô miệng một miếng nhai nhè nhẹ Ôi! cái vị hoà với cái mùi chua chua chát chát của trái rồi thêm ngọt ngọt cay cay thơm thơm của ớt làm tê tê đẩu lưỡi, nhăn mặt hít hà le lưỡi, lừa cái hạt ra nhai thiệt kỹ, quẹt thêm chút muối ớt hay húp thêm chút mắm đường rồi nuốt cái ực lại thấy nó nóng ran ran trong bụng. Mỗi lần có đứa nhai trúng miếng ớt, mắt nó nổ đom đóm, nó nuốt vội vừa le lưỡi thồi phù phù vừa nhảy tê tê, lũ trẻ con lại ngả nghiêng cười ran một góc trời. Ăn xong tô chùm ruột không ai đánh mà mặt đứa nào đứa nấy đỏ rân ran như bị cháy nắng, nước mắt nước mũi chảy lòng vòng, hai lỗ tai lùng bùng như bị kẹt nước. Món ăn của đám trẻ quê ăn vào như bị tra tấn mà vẫn thấy đê mê thèm thuồng. Đã ăn rồi thì nhớ đất phù sa quê mình, đã lâu, càng không được ăn thì càng nhớ cái bờ mương ấy.

                  Khi trái chùm ruột chín vàng cây, con nít ăn đã chán không thèm tha thiết những trái chùm ruột nữa thì người lớn giăng bạt hái sạch những trái trên cây đem về ngoại và mẹ lảm mứt, làm ô mai để dành cho con cháu ăn lúc tan học về hay làm qùa cho bà con từ xa về chơi. Ngoại còn làm cả rượu chùm ruột nữa.



                  Chung rượu Chùm Ruột ngọt nồng.

                  Chút tình dân-dã kiến lòng bâng khuâng

                  (ca dao)


                  Cô Năm thở dài!!!

                  Nghe tiếng thở dài! KD cắt ngang: -Ừ, mỗi khi xong mùa gặt những bà mẹ quê miền sông nước lại đùm đề tay xách nách mang nào tôm khô, cá khô, mắm...lên vùng cao nguyên bán kiếm chút thu nhập cho gia đình mà cũng không quên những món qùa quê cho trẻ con. Nhờ vậy mà D mới có mứt chùm ruột ăn. Dung cũng thương hoài cái tình của những bà nội, bà ngoại, bà mẹ đảm đang ấy.

                  Thân ái

                  KimDung


                  Comment


                  • #24
                    Chùm ruột thuộc loại rẻ tiền nên con nít khoái mua ăn. HN không nhớ rõ mệnh giá tiền nhưng với số tiền có được ít nhất cũng mua được 1 gói chùm ruột to tổ bố mà lại ăn lâu hết...!

                    Comment


                    • #25
                      Hi HN .

                      Chắc cũng vì nó sai trái, nó lại chua nên D mới được ăn mứt chùm ruột. Sự thật mà nói cho tới bây giờ D chưa biết cây chùm ruột thật và chứa được ăn trái chùm ruột tươi . Không biết bây giờ Đồng-Nai Cửu- Lòng còn cây chùm ruột không?

                      Trên vùng Cao- Nguyên ngày xưa có cây Trứng Gà có người gọi là cây thoma , trái xanh không ăn được trái chưa chín đủ thì có vị đắng (giống trái bơ) khi gặp phải trái đắng trẻ con trét tùm lum, quần áo chỗ nào cũng dính vàng khè. Trái chín kỹ có nhiều bột như lòng đỏ trứng gà đã luộc chín, có vị ngọt và thơm nhưng ngặt một nỗi nó bở qúa ăn vội bị nghẹn, hạt lại đèo bồng thêm cái móc . Vì những lý do đó mà cây Trứng Gà bị người lớn chặt bỏ, cho tới bây giờ KD chưa tìm lại được trên vùng B-Lộc. NHỚ!!!

                      Thân ái

                      KimDung

                      Comment

                      Working...
                      X