Trương xưa lối cũ
Có một quãng thời gian rảnh rỗi trở về quê Hương VN thương nhớ, KD được đọc lại quyển truyện cũ, quyển truyện được mọi người trong gia -đình trân qúi cất trong cái tủ kiếng nhỏ. Nằm xếp lớp bên những quyển sách cũ khác trên kệ nó nổi bật nhất vì gáy sách là những miếng băng keo trong dán chằng chịt nhiều lớp và không có tên, KD tò mò lôi nhẹ nó ra thì bìa sách cũng không còn, gáy và bìa sách được thay bằng tờ lịch có hình một thắng cảnh nổi tiếng Uluru / Ayers Rock - Northern Territory Úc Châu và dán thêm nhiều lớp băng keo trong cho có thêm độ dầy và cứng, chắc tại quyển truyện đã được chuyền qua tay mấy chị em và cả đám bạn bè mấy lớp nên sách mới ra nông nỗi này giấy đã vàng khè nhưng chữ còn rõ, trang đầu tiên cũng rách tả tơi may còn lại hàng chữ Tâm hồn cao thượng, tác gỉa Edmondo De Amicis (1846-1908) nhà giáo Hà -Mai-Anh dịch, sách cũng bị mối xơi hết một ít trên đầu góc lẹm mất vài chữ nên KD vẫn đọc và đoán được.
"An Di ơi ! Mai sau con nên người, con sẽ du lịch trong thế giới, con sẽ trông thấy những thị thành hoa lệ, những đài các nguy nga, nhưng con phải nhớ luôn luôn đến lớp nhà trắng tầm thường kia với cửa chớp khép, với vườn cây xanh, vì đấy là bông hoa trí tuệ đầu tiên của con đã nẩy nở. Mẹ tin rằng hình ảnh trường cũ của con sẽ in vào ký ức cho đến lúc tàn sinh cũng như không bao giờ mẹ quên được bóng dáng căn nhà cũ mà ở đấy mẹ đã nghe tiếng nói ban đầu của con "
Đi qua gần trọn cuộc đời, những tất bật lo toan ngổn ngang của cuộc sống đời thường đã làm cho người cũ năm xưa vô tình với ngôi trường xưa đã gắn bó nhiều năm trong thủơ "ăn chưa no, lo chưa tới" và của thuở mộng mơ. Đoạn văn Mẹ An-Di dặn con đừng quên trường xưa đã thôi -thúc KD vội vã đi thăm lại những mái trường khi xưa mà "bông hoa trí tuệ" được nở ra từ đó. Xốn xang vô ngần!!!
Ngôi trường đầu đời của KD nằm ẩn mình trên đồi thông xanh, hồng hồng mái ngói và tường vôi, nơi ấy các bạn và D theo nhịp thước gõ của soeur trên tấm bảng đen học vần chữ Mẹ chữ cha, vụng -về với đôi bàn tay tập xoè ra cúp vào 10 ngón tay nhỏ xíu xinh xinh để biết thế nào là 2, là 3. Theo thời cuộc ngôi trường hồng hồng của bé nay đã thành khu khách sạn tìm không thấy trường cũ nữa tuy con đường Gia-Long vẫn còn và Đà-Lạt vẫn còn đó !!!
Trường Tiểu học Chân Lý
Mái trường làng quê D khi xưa cũng tầm thường với tường vôi vàng ố, có cửa chớp khép xanh lơ nay đã được thay bằng nhiều dãy lớp hơn và kiểu tân thời hơn. Trường xưa nay đã không còn nhưng lối xưa vẫn còn, những con đường mạng nhện trong làng vẫn còn, vẫn vây quanh khu trươ`ng tiểu học xưa, hai cây phượng vỹ ngoài cổng trường nay chúng đan cành giao nhau như hai cái dù lớn đứng che nắng che mưa, cái sân trường đất đỏ còn phẳng lì nhẵn thín, KD tự hỏi học trò nhỏ trong quê thời nay chúng có còn nằm bò dưới đất chơi thổi thun, bắn bi, nhày dây, ô quan, kéo mo cau.... như thời ông bà chúng không? mà sao cái sân đất còn bóng thế???. Thương sao là thương mấy cái trò thể thao vô tình ấy mà bây giờ về gìa mình còn dẻo dai ít bị sút lưng, gãy cẳng.
Trường trung học Lê-Lợi
Nét đẹp Bảo-Lộc khi xưa trong ký ức của người đã từng đến Bảo-Lộc trước năm 1975 là đồi chè dốc lượn xanh xanh, hương hoa cà-phê man-mát thanh thanh, nương dâu tằm mượt-mà bên ánh nắng chiều hanh hanh. Sương mù và những màu áo tím hoa cà, hoa bìm bịp chờn vờn trôi trên đường phố vào những giờ đến trường và tan học, màu áo đồng phục của những cô học trò trung học Lê-Lợi đã một phần làm nên nét đẹp nhẹ nhàng đơn sơ cho xứ Báo-Lộc nhỏ bé trên cao nguyên. Trường trung học xưa nay đã đổi chủ, trường vẫn còn chút bóng dáng năm xưa nhưng màu aó tím của loài hoa dại mọc trên đất Bảo-Lộc thì chỉ tìm được trong hoài niệm của những học trò trung học Lê-Lợi và những người sống tại Bảo-Lộc trước năm 1975. Thương nhớ (ơ) thương hoài màu hoa tím cao nguyên !!!
Trường Regina Pacis.
Từ cái tỉnh bé nhỏ trên miền rừng núi lạnh lẽo KD được về Thủ-Đô tráng lệ, nóng bỏng, ngập ánh đèn đường. Ngày ấy trong tuổi bắt đầu biết mộng và mơ, nhờ vòng tay ân cần, yêu thương của Bố-Mẹ, KD có môi trường học và sống bình an. trong trường Regina Pacis KD thư thái dệt những ước mơ. Mộng tan tành, ngày về thăm lại trường xưa sau bao năm xa cách trong lòng KD sao thấy bình an lâng lâng nhẹ nhõm.
Bây giờ mà hòi thăm trường Regina Pacis thì hiếm người còn biết, KD tìm đến cổng tu viện của dòng Nữ Tử Bác -Ái, cánh cồng còn nguyên vẹn, con đường Tú-Xương còn đó nhưng nó im lặng hơn vì bên kia đường bức tường bên cổng nhà xác của bệnh viện Saint Paul không còn những quán cóc bán, phở, hủ tiếu, bánh cuốn, cà-phê.....nữa.
Bước chân vào cồng trường xưa bao nhiêu càm xúc, kỷ niệm xưa lại ùa về khi trông thấy khuôn viên nhà nguyện còn rất quen thuộc, Ngôi nhà nguyện, tượng Đức Mẹ, chậu cảnh xưa, ghế đá, nhà nội trú.... dãy nhà quanh đó vẫn nguyên vẹn, chỉ có khu nhà tiếp khách, nơi bán đồ thủ công như áo lễ, đồ đan thêu...... được xây thêm một tầng lầu.
Được soeur dẫn đi thăm lại một phần của nhà nội trú xưa KD khi nhìn thấy cái cầu thang thì bao nhiêu khuôn mặt nhí nhảnh lại trở về, những cô gái mới lớn mà được ờ chung trong một nhà bà phước thì lắm trò nghịch dại. Ngày đó cứ mỗi lần nghe chuông nhà bếp reo khi bụng đói thì con bà phước aò ào xuống lầu nhưng đi đến tầng cuối thì các cô tranh nhau leo lên thành cầu thang xô nhau xuống cái ào, mấy chị lớn không can nổi, hôm nào soeur bắt gặp thì cả bọn ngày Chủ-Nhật bị phạt đi lau cầu thang mấy nhà nhưng vẫn không chừa nên thứ
hai vô học các bạn thấy cầu thang khu trung học, đại học bóng loáng là thế đấy.
KD được thư thái bước đi trên hành lang khu trung học kỹ thuật xưa, thong thà dạo bộ với soeur, được ngắm nhìn vườn hoa trong khuôn viên nhà nguyện, được nghe soeur kể về những người thày xưa ai còn ai mất. Ô! Trời Sài-Gòn hôm nay dường như có nhiều gío, mát hơn trời Sài-Gòn hôm qua!
Những khu vực khác không được vào, KD tìm lại lối cũ để ngắm nhìn lại ngôi trường xưa. Con đường Nguyễn - Thông đã rộng ra, suýt nữa D không nhìn ra vì cái cổng trường trung học xưa của học trò nữ con bà phước nay đã đổi tên, khu lớp học còn nghễu nghện lên trời như xưa, bên kia đường trước kia là khu cư xá Phục Hưng nội trú của sv nam con ông cha nay đã thay bằng khu nhà đồ sộ tân thời, Cổng Đại Học xưa nằm trên đường Bà-Huyện Thanh Quan nay cũng đổi tên, trường lớp còn như xưa.
Regina Pacis lối cũ còn đó: Nguyễn-Thông, Hiền -Vương, Tú-Xương, Bà-Huyên Thanh Quan còn ôm trọn những toà nhà xưa, Trường xưa còn đó nhưng đã đổi tên, may mắn cái tên trường mới vẫn làm cho KD thấy thương và mến. Thương quá hai tiếng Sài-Gòn "TRường Đại Học Sài-Gòn".
Tìm về mái trường xưa để dừng chân nhìn lạibao điều đã nhận được từ mái trường xưa, để gởi gấm lại chút ước mơ khi xưa còn dang dở vẫn không thành !!!
Còn tiếp
Có một quãng thời gian rảnh rỗi trở về quê Hương VN thương nhớ, KD được đọc lại quyển truyện cũ, quyển truyện được mọi người trong gia -đình trân qúi cất trong cái tủ kiếng nhỏ. Nằm xếp lớp bên những quyển sách cũ khác trên kệ nó nổi bật nhất vì gáy sách là những miếng băng keo trong dán chằng chịt nhiều lớp và không có tên, KD tò mò lôi nhẹ nó ra thì bìa sách cũng không còn, gáy và bìa sách được thay bằng tờ lịch có hình một thắng cảnh nổi tiếng Uluru / Ayers Rock - Northern Territory Úc Châu và dán thêm nhiều lớp băng keo trong cho có thêm độ dầy và cứng, chắc tại quyển truyện đã được chuyền qua tay mấy chị em và cả đám bạn bè mấy lớp nên sách mới ra nông nỗi này giấy đã vàng khè nhưng chữ còn rõ, trang đầu tiên cũng rách tả tơi may còn lại hàng chữ Tâm hồn cao thượng, tác gỉa Edmondo De Amicis (1846-1908) nhà giáo Hà -Mai-Anh dịch, sách cũng bị mối xơi hết một ít trên đầu góc lẹm mất vài chữ nên KD vẫn đọc và đoán được.
"An Di ơi ! Mai sau con nên người, con sẽ du lịch trong thế giới, con sẽ trông thấy những thị thành hoa lệ, những đài các nguy nga, nhưng con phải nhớ luôn luôn đến lớp nhà trắng tầm thường kia với cửa chớp khép, với vườn cây xanh, vì đấy là bông hoa trí tuệ đầu tiên của con đã nẩy nở. Mẹ tin rằng hình ảnh trường cũ của con sẽ in vào ký ức cho đến lúc tàn sinh cũng như không bao giờ mẹ quên được bóng dáng căn nhà cũ mà ở đấy mẹ đã nghe tiếng nói ban đầu của con "
Đi qua gần trọn cuộc đời, những tất bật lo toan ngổn ngang của cuộc sống đời thường đã làm cho người cũ năm xưa vô tình với ngôi trường xưa đã gắn bó nhiều năm trong thủơ "ăn chưa no, lo chưa tới" và của thuở mộng mơ. Đoạn văn Mẹ An-Di dặn con đừng quên trường xưa đã thôi -thúc KD vội vã đi thăm lại những mái trường khi xưa mà "bông hoa trí tuệ" được nở ra từ đó. Xốn xang vô ngần!!!
Ngôi trường đầu đời của KD nằm ẩn mình trên đồi thông xanh, hồng hồng mái ngói và tường vôi, nơi ấy các bạn và D theo nhịp thước gõ của soeur trên tấm bảng đen học vần chữ Mẹ chữ cha, vụng -về với đôi bàn tay tập xoè ra cúp vào 10 ngón tay nhỏ xíu xinh xinh để biết thế nào là 2, là 3. Theo thời cuộc ngôi trường hồng hồng của bé nay đã thành khu khách sạn tìm không thấy trường cũ nữa tuy con đường Gia-Long vẫn còn và Đà-Lạt vẫn còn đó !!!
Trường Tiểu học Chân Lý
Mái trường làng quê D khi xưa cũng tầm thường với tường vôi vàng ố, có cửa chớp khép xanh lơ nay đã được thay bằng nhiều dãy lớp hơn và kiểu tân thời hơn. Trường xưa nay đã không còn nhưng lối xưa vẫn còn, những con đường mạng nhện trong làng vẫn còn, vẫn vây quanh khu trươ`ng tiểu học xưa, hai cây phượng vỹ ngoài cổng trường nay chúng đan cành giao nhau như hai cái dù lớn đứng che nắng che mưa, cái sân trường đất đỏ còn phẳng lì nhẵn thín, KD tự hỏi học trò nhỏ trong quê thời nay chúng có còn nằm bò dưới đất chơi thổi thun, bắn bi, nhày dây, ô quan, kéo mo cau.... như thời ông bà chúng không? mà sao cái sân đất còn bóng thế???. Thương sao là thương mấy cái trò thể thao vô tình ấy mà bây giờ về gìa mình còn dẻo dai ít bị sút lưng, gãy cẳng.
Trường trung học Lê-Lợi
Nét đẹp Bảo-Lộc khi xưa trong ký ức của người đã từng đến Bảo-Lộc trước năm 1975 là đồi chè dốc lượn xanh xanh, hương hoa cà-phê man-mát thanh thanh, nương dâu tằm mượt-mà bên ánh nắng chiều hanh hanh. Sương mù và những màu áo tím hoa cà, hoa bìm bịp chờn vờn trôi trên đường phố vào những giờ đến trường và tan học, màu áo đồng phục của những cô học trò trung học Lê-Lợi đã một phần làm nên nét đẹp nhẹ nhàng đơn sơ cho xứ Báo-Lộc nhỏ bé trên cao nguyên. Trường trung học xưa nay đã đổi chủ, trường vẫn còn chút bóng dáng năm xưa nhưng màu aó tím của loài hoa dại mọc trên đất Bảo-Lộc thì chỉ tìm được trong hoài niệm của những học trò trung học Lê-Lợi và những người sống tại Bảo-Lộc trước năm 1975. Thương nhớ (ơ) thương hoài màu hoa tím cao nguyên !!!
Trường Regina Pacis.
Từ cái tỉnh bé nhỏ trên miền rừng núi lạnh lẽo KD được về Thủ-Đô tráng lệ, nóng bỏng, ngập ánh đèn đường. Ngày ấy trong tuổi bắt đầu biết mộng và mơ, nhờ vòng tay ân cần, yêu thương của Bố-Mẹ, KD có môi trường học và sống bình an. trong trường Regina Pacis KD thư thái dệt những ước mơ. Mộng tan tành, ngày về thăm lại trường xưa sau bao năm xa cách trong lòng KD sao thấy bình an lâng lâng nhẹ nhõm.
cổng tu viện 42 Tú Xương
Bây giờ mà hòi thăm trường Regina Pacis thì hiếm người còn biết, KD tìm đến cổng tu viện của dòng Nữ Tử Bác -Ái, cánh cồng còn nguyên vẹn, con đường Tú-Xương còn đó nhưng nó im lặng hơn vì bên kia đường bức tường bên cổng nhà xác của bệnh viện Saint Paul không còn những quán cóc bán, phở, hủ tiếu, bánh cuốn, cà-phê.....nữa.
Bước chân vào cồng trường xưa bao nhiêu càm xúc, kỷ niệm xưa lại ùa về khi trông thấy khuôn viên nhà nguyện còn rất quen thuộc, Ngôi nhà nguyện, tượng Đức Mẹ, chậu cảnh xưa, ghế đá, nhà nội trú.... dãy nhà quanh đó vẫn nguyên vẹn, chỉ có khu nhà tiếp khách, nơi bán đồ thủ công như áo lễ, đồ đan thêu...... được xây thêm một tầng lầu.
Được soeur dẫn đi thăm lại một phần của nhà nội trú xưa KD khi nhìn thấy cái cầu thang thì bao nhiêu khuôn mặt nhí nhảnh lại trở về, những cô gái mới lớn mà được ờ chung trong một nhà bà phước thì lắm trò nghịch dại. Ngày đó cứ mỗi lần nghe chuông nhà bếp reo khi bụng đói thì con bà phước aò ào xuống lầu nhưng đi đến tầng cuối thì các cô tranh nhau leo lên thành cầu thang xô nhau xuống cái ào, mấy chị lớn không can nổi, hôm nào soeur bắt gặp thì cả bọn ngày Chủ-Nhật bị phạt đi lau cầu thang mấy nhà nhưng vẫn không chừa nên thứ
hai vô học các bạn thấy cầu thang khu trung học, đại học bóng loáng là thế đấy.
KD được thư thái bước đi trên hành lang khu trung học kỹ thuật xưa, thong thà dạo bộ với soeur, được ngắm nhìn vườn hoa trong khuôn viên nhà nguyện, được nghe soeur kể về những người thày xưa ai còn ai mất. Ô! Trời Sài-Gòn hôm nay dường như có nhiều gío, mát hơn trời Sài-Gòn hôm qua!
Cổng Trung học xưa (trên đường Nguyễn Thông)
Những khu vực khác không được vào, KD tìm lại lối cũ để ngắm nhìn lại ngôi trường xưa. Con đường Nguyễn - Thông đã rộng ra, suýt nữa D không nhìn ra vì cái cổng trường trung học xưa của học trò nữ con bà phước nay đã đổi tên, khu lớp học còn nghễu nghện lên trời như xưa, bên kia đường trước kia là khu cư xá Phục Hưng nội trú của sv nam con ông cha nay đã thay bằng khu nhà đồ sộ tân thời, Cổng Đại Học xưa nằm trên đường Bà-Huyện Thanh Quan nay cũng đổi tên, trường lớp còn như xưa.
Cổng vô đại học xưa (Bà Huyện Thanh Quan)
Regina Pacis lối cũ còn đó: Nguyễn-Thông, Hiền -Vương, Tú-Xương, Bà-Huyên Thanh Quan còn ôm trọn những toà nhà xưa, Trường xưa còn đó nhưng đã đổi tên, may mắn cái tên trường mới vẫn làm cho KD thấy thương và mến. Thương quá hai tiếng Sài-Gòn "TRường Đại Học Sài-Gòn".
mặt sau của khu đại học xưa
Tìm về mái trường xưa để dừng chân nhìn lạibao điều đã nhận được từ mái trường xưa, để gởi gấm lại chút ước mơ khi xưa còn dang dở vẫn không thành !!!
Còn tiếp
Comment