Announcement

Collapse
No announcement yet.

Trường xưa lối cũ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Trường xưa lối cũ

    Trương xưa lối cũ

    Có một quãng thời gian rảnh rỗi trở về quê Hương VN thương nhớ, KD được đọc lại quyển truyện cũ, quyển truyện được mọi người trong gia -đình trân qúi cất trong cái tủ kiếng nhỏ. Nằm xếp lớp bên những quyển sách cũ khác trên kệ nó nổi bật nhất vì gáy sách là những miếng băng keo trong dán chằng chịt nhiều lớp và không có tên, KD tò mò lôi nhẹ nó ra thì bìa sách cũng không còn, gáy và bìa sách được thay bằng tờ lịch có hình một thắng cảnh nổi tiếng Uluru / Ayers Rock - Northern Territory Úc Châu và dán thêm nhiều lớp băng keo trong cho có thêm độ dầy và cứng, chắc tại quyển truyện đã được chuyền qua tay mấy chị em và cả đám bạn bè mấy lớp nên sách mới ra nông nỗi này giấy đã vàng khè nhưng chữ còn rõ, trang đầu tiên cũng rách tả tơi may còn lại hàng chữ Tâm hồn cao thượng, tác gỉa Edmondo De Amicis (1846-1908) nhà giáo Hà -Mai-Anh dịch, sách cũng bị mối xơi hết một ít trên đầu góc lẹm mất vài chữ nên KD vẫn đọc và đoán được.

    "An Di ơi ! Mai sau con nên người, con sẽ du lịch trong thế giới, con sẽ trông thấy những thị thành hoa lệ, những đài các nguy nga, nhưng con phải nhớ luôn luôn đến lớp nhà trắng tầm thường kia với cửa chớp khép, với vườn cây xanh, vì đấy là bông hoa trí tuệ đầu tiên của con đã nẩy nở. Mẹ tin rằng hình ảnh trường cũ của con sẽ in vào ký ức cho đến lúc tàn sinh cũng như không bao giờ mẹ quên được bóng dáng căn nhà cũ mà ở đấy mẹ đã nghe tiếng nói ban đầu của con "

    Đi qua gần trọn cuộc đời, những tất bật lo toan ngổn ngang của cuộc sống đời thường đã làm cho người cũ năm xưa vô tình với ngôi trường xưa đã gắn bó nhiều năm trong thủơ "ăn chưa no, lo chưa tới" và của thuở mộng mơ. Đoạn văn Mẹ An-Di dặn con đừng quên trường xưa đã thôi -thúc KD vội vã đi thăm lại những mái trường khi xưa mà "bông hoa trí tuệ" được nở ra từ đó. Xốn xang vô ngần!!!


    Ngôi trường đầu đời của KD nằm ẩn mình trên đồi thông xanh, hồng hồng mái ngói và tường vôi, nơi ấy các bạn và D theo nhịp thước gõ của soeur trên tấm bảng đen học vần chữ Mẹ chữ cha, vụng -về với đôi bàn tay tập xoè ra cúp vào 10 ngón tay nhỏ xíu xinh xinh để biết thế nào là 2, là 3. Theo thời cuộc ngôi trường hồng hồng của bé nay đã thành khu khách sạn tìm không thấy trường cũ nữa tuy con đường Gia-Long vẫn còn và Đà-Lạt vẫn còn đó !!!

    Trường Tiểu học Chân Lý

    Mái trường làng quê D khi xưa cũng tầm thường với tường vôi vàng ố, có cửa chớp khép xanh lơ nay đã được thay bằng nhiều dãy lớp hơn và kiểu tân thời hơn. Trường xưa nay đã không còn nhưng lối xưa vẫn còn, những con đường mạng nhện trong làng vẫn còn, vẫn vây quanh khu trươ`ng tiểu học xưa, hai cây phượng vỹ ngoài cổng trường nay chúng đan cành giao nhau như hai cái dù lớn đứng che nắng che mưa, cái sân trường đất đỏ còn phẳng lì nhẵn thín, KD tự hỏi học trò nhỏ trong quê thời nay chúng có còn nằm bò dưới đất chơi thổi thun, bắn bi, nhày dây, ô quan, kéo mo cau.... như thời ông bà chúng không? mà sao cái sân đất còn bóng thế???. Thương sao là thương mấy cái trò thể thao vô tình ấy mà bây giờ về gìa mình còn dẻo dai ít bị sút lưng, gãy cẳng.


    Trường trung học Lê-Lợi

    Nét đẹp Bảo-Lộc khi xưa trong ký ức của người đã từng đến Bảo-Lộc trước năm 1975 là đồi chè dốc lượn xanh xanh, hương hoa cà-phê man-mát thanh thanh, nương dâu tằm mượt-mà bên ánh nắng chiều hanh hanh. Sương mù và những màu áo tím hoa cà, hoa bìm bịp chờn vờn trôi trên đường phố vào những giờ đến trường và tan học, màu áo đồng phục của những cô học trò trung học Lê-Lợi đã một phần làm nên nét đẹp nhẹ nhàng đơn sơ cho xứ Báo-Lộc nhỏ bé trên cao nguyên. Trường trung học xưa nay đã đổi chủ, trường vẫn còn chút bóng dáng năm xưa nhưng màu aó tím của loài hoa dại mọc trên đất Bảo-Lộc thì chỉ tìm được trong hoài niệm của những học trò trung học Lê-Lợi và những người sống tại Bảo-Lộc trước năm 1975. Thương nhớ (ơ) thương hoài màu hoa tím cao nguyên !!!


    Trường Regina Pacis.
    Click image for larger version  Name:	image_618.jpg Views:	6 Size:	236.9 KB ID:	19951





    Từ cái tỉnh bé nhỏ trên miền rừng núi lạnh lẽo KD được về Thủ-Đô tráng lệ, nóng bỏng, ngập ánh đèn đường. Ngày ấy trong tuổi bắt đầu biết mộng và mơ, nhờ vòng tay ân cần, yêu thương của Bố-Mẹ, KD có môi trường học và sống bình an. trong trường Regina Pacis KD thư thái dệt những ước mơ. Mộng tan tành, ngày về thăm lại trường xưa sau bao năm xa cách trong lòng KD sao thấy bình an lâng lâng nhẹ nhõm.



    Click image for larger version  Name:	image_619.jpg Views:	13 Size:	232.4 KB ID:	19952
    cổng tu viện 42 Tú Xương





    Bây giờ mà hòi thăm trường Regina Pacis thì hiếm người còn biết, KD tìm đến cổng tu viện của dòng Nữ Tử Bác -Ái, cánh cồng còn nguyên vẹn, con đường Tú-Xương còn đó nhưng nó im lặng hơn vì bên kia đường bức tường bên cổng nhà xác của bệnh viện Saint Paul không còn những quán cóc bán, phở, hủ tiếu, bánh cuốn, cà-phê.....nữa.

    Bước chân vào cồng trường xưa bao nhiêu càm xúc, kỷ niệm xưa lại ùa về khi trông thấy khuôn viên nhà nguyện còn rất quen thuộc, Ngôi nhà nguyện, tượng Đức Mẹ, chậu cảnh xưa, ghế đá, nhà nội trú.... dãy nhà quanh đó vẫn nguyên vẹn, chỉ có khu nhà tiếp khách, nơi bán đồ thủ công như áo lễ, đồ đan thêu...... được xây thêm một tầng lầu.
    Click image for larger version  Name:	image_620.jpg Views:	13 Size:	180.8 KB ID:	19953





    Được soeur dẫn đi thăm lại một phần của nhà nội trú xưa KD khi nhìn thấy cái cầu thang thì bao nhiêu khuôn mặt nhí nhảnh lại trở về, những cô gái mới lớn mà được ờ chung trong một nhà bà phước thì lắm trò nghịch dại. Ngày đó cứ mỗi lần nghe chuông nhà bếp reo khi bụng đói thì con bà phước aò ào xuống lầu nhưng đi đến tầng cuối thì các cô tranh nhau leo lên thành cầu thang xô nhau xuống cái ào, mấy chị lớn không can nổi, hôm nào soeur bắt gặp thì cả bọn ngày Chủ-Nhật bị phạt đi lau cầu thang mấy nhà nhưng vẫn không chừa nên thứ
    hai vô học các bạn thấy cầu thang khu trung học, đại học bóng loáng là thế đấy.

    KD được thư thái bước đi trên hành lang khu trung học kỹ thuật xưa, thong thà dạo bộ với soeur, được ngắm nhìn vườn hoa trong khuôn viên nhà nguyện, được nghe soeur kể về những người thày xưa ai còn ai mất. Ô! Trời Sài-Gòn hôm nay dường như có nhiều gío, mát hơn trời Sài-Gòn hôm qua!



    Click image for larger version  Name:	image_622.jpg Views:	13 Size:	371.0 KB ID:	19955
    Click image for larger version  Name:	image_623.jpg Views:	13 Size:	368.8 KB ID:	19956
    Cổng Trung học xưa (trên đường Nguyễn Thông)





    Những khu vực khác không được vào, KD tìm lại lối cũ để ngắm nhìn lại ngôi trường xưa. Con đường Nguyễn - Thông đã rộng ra, suýt nữa D không nhìn ra vì cái cổng trường trung học xưa của học trò nữ con bà phước nay đã đổi tên, khu lớp học còn nghễu nghện lên trời như xưa, bên kia đường trước kia là khu cư xá Phục Hưng nội trú của sv nam con ông cha nay đã thay bằng khu nhà đồ sộ tân thời, Cổng Đại Học xưa nằm trên đường Bà-Huyện Thanh Quan nay cũng đổi tên, trường lớp còn như xưa.



    Click image for larger version  Name:	image_621.jpg Views:	13 Size:	373.8 KB ID:	19954
    Cổng vô đại học xưa (Bà Huyện Thanh Quan)





    Regina Pacis lối cũ còn đó: Nguyễn-Thông, Hiền -Vương, Tú-Xương, Bà-Huyên Thanh Quan còn ôm trọn những toà nhà xưa, Trường xưa còn đó nhưng đã đổi tên, may mắn cái tên trường mới vẫn làm cho KD thấy thương và mến. Thương quá hai tiếng Sài-Gòn "TRường Đại Học Sài-Gòn".



    Click image for larger version  Name:	image_624.jpg Views:	13 Size:	444.4 KB ID:	19957
    mặt sau của khu đại học xưa





    Tìm về mái trường xưa để dừng chân nhìn lạibao điều đã nhận được từ mái trường xưa, để gởi gấm lại chút ước mơ khi xưa còn dang dở vẫn không thành !!!


    Còn tiếp
    Last edited by ThienToan; 03-27-2020, 05:52 AM.

  • #2

    Trường xưa lối cũ


    Click image for larger version  Name:	image_657.jpg Views:	7 Size:	263.4 KB ID:	20031



    Trường ĐHSPKT_TĐ thời ấy có dáng vẻ tân- thời thanh-nhã liêu- trai, là mái trường sau cùng trong đời học tập, KD đã gắn bó với nó suốt 5 năm, KD đã xa nó từ năm 1979 cho đến ngày 16/12/2017mới trở về thăm lại trường, 40 năm đâu phải là quãng thời gian ngắn ngủi của đời người. Bước chân tới cổng trường nhìn thấy cổng trường còn đó, nào ngờ những chuyện qúa khứ xa xôi cứ xôn xao, lay động chạy về. Nhớ ngày ấy mái trường còn nhỏ bé hơn bây giờ, SV trong trường còn ít vì thế sau những chuỗi ngày đi làm công tác lao động về hầu như mấy cô cậu sv trong trường gần như đều biết mặt nhau. Đứng trước cổng trường những kỷ niệm từ đâu cứ êm đềm rót nhẹ vào hồn, KD mỉm cười cái tuổi mới lớn ngây ngô của mình và của bao bạn cùng trang lứa. HAY!


    Cùng chị Kim Hai dắt xe vào cái cổng con con bên cạnh cái cổng lớn, cái cổng con con rất quen thuộc vì ngày xưa Sv thường vô trường bằng cổng này (không biết các bạn thì sao? còn KD thì chưa đi cổng lớn bao giờ). Ô!!! cái sân cỏ, cái sân có một thời mình phải thi chạy lấy điểm thể dục thể thao rồi một thời cả trường phải trồng khoai lang khoai mì mà hình như không thấy ngày thu hoạch nay đã mất rồi, thay vào đó là toà nhà lộng lẫy khang trang, bãi đậu xe 2 bánh, xe hơi rộng rãi, vẫn là trường ĐHSPKT nhưng lại thấy là lạ làm sao?

    Con đường trải dầu hắc cong cong khi xưa dẫn từ cổng vô trường vẫn nằm im đó, con đường ngày mưa cứ thanh thản chịu đựng những hạt mưa dồn dập ném xuống , ngày nắng cứ im lặng mặc cho những tia nắng gay gắt Thủ-Đức hằn học cũng ném xuống rát muốn nứt mặt đường, xưa nay nó vẫn chịu đựng như thế, lại nữa xưa kia nó thon gọn như các cô cậu sv mới lớn, bây giờ nó bề thế hơn theo thời gian cho phù hợp với nhu cầu phát triển trường nó đã mọc nhánh rẽ, nó rộng và tấp nập hơn xưa khi gần vào đến khuôn viên trường cũ nhiều lắm vì ở đấy có thêm một cantin trường làm mất dấu tích chỗ ngồi của mấy anh khoá 72,73 đón chọc quê mấy cô em nhỏ mới tinh lọng cọng bước vào trường.
    Click image for larger version  Name:	image_656.jpg Views:	7 Size:	137.5 KB ID:	20030Click image for larger version  Name:	image_655.jpg Views:	7 Size:	298.4 KB ID:	20029
    Khu nhà ăn xưa, nay đã đổi rồi




    Cứ theo cái thói quen xưa KD bước lên bậc tam cấp, ở đó xưa kia là bức tường cùa nhà ăn, hôm nay KD giật mình tưởng mình đi lạc vào khu nào, cự với chị K.Hai rồi một hồi mới nhìn ra, nhà ăn xưa được chia làm hai, từ nơi SV nhận thức ăn cho hết khu bàn ăn, bên ngoài dãy cửa kiếng là một hàng tủ đựng mấy cô người mộm mặc đủ kiểu áo thời trang, KD nhè nhẹ bước vào sâu hơn bên trong ngó lén, thấy mấy cô mấy cậu thanh niên đang cắt và may, tiện thể ngó sang khu nhà bếp khi xưa chỉ dành cho nhân viên nhà bếp thấy mấy cô mấy cậu đang học nấu nướng. Bị bắt qủa tang người lạ vào nhà moị người trố mắt nhìn KD vội vàng xin lỗi, xin một tấm hình, Cám ơn rổi đi thẳng (cho chừa cái tội tò mò), tiếp tục đi, cái cửa trước phòng ăn khi xưa bị đóng lại rồi, khu nhà ăn bây giờ xa lạ qúa, hình như nó là lớp cho học trò thực hành thời trang và nấu nướng. Nhớ ngày xưa mới vào nội trú , ngày đầu xếp hàng chờ lãnh cơm, có đám học trò nam cứ nhìn mình , tưởng mặt dính lọ nghẹ quay đi chỗ khác, chợt nghe có người hỏi "phải KD Bảo-Lộc không?" quay lại "Ồ . Nguyễn -Tự". Dung và Tự hai đứa học cùng lớp 6 trường trung học Lê-Lợi, lên lớp7 , tỉnh thay đổi trưởng ty bưu điện, Tự không còn ở Bảo-Lộc nữa. Các bạn mến 8 năm sau còn nhận ra nhau, hơn 40 năm sau sẽ không nhận ra nhau nữa, nếu không được xem hình trước.



    Click image for larger version  Name:	image_634.jpg Views:	7 Size:	189.5 KB ID:	19981



    Khu lớp học nay đã có thêm một tầng lầu nữa, ngồi nghỉ chân ngắm lại khuôn viên trường, tầng lầu mới cũng được xây dựng cùng một kiểu với trường xưa nên mới nhìn thấy lạ nhưng rồi lại thấy quen vì màu gạch nâu đỏ, bức tường gỗ nâu đã in trong trí KD rồi. Bước tới cầu thang để được lên lớp học xưa, cái chân cầu thang đã đổi màu, lên cầu thang và đứng trước lớp học sao thấy mình trẻ trung như cô sv ngày nào, đi trên dãy hành lang xuống trước sân Thư viện xưa, người ta chất ghế bàn kín mít. Hai đứa đi lại trên cái hành lang nho nhỏ phía sau các lớp học, chỉ có chỗ này còn giống y như ngày xưa từ bức tường cho đến cả viên gạch tàu nâu đỏ dưới chân, nhưng bên cạnh nó thì KD thấy lạ, bây giờ lại có cái công viên ghế đá mát mẻ , có những tàn cây cao thẳng tắp cho bóng mát khi ẩn khi hiện nên thơ, trữ tình!!! KD nhớ mài mại ngày xưa phía sau lớp kỹ nghệ họa từ xa xa có một cái cây cao, gần gần nơi đó có cái hàng rào B40 có đầy cây dại leo lên, có cả cây lá giang, lần đầu tiên D biết lá giang là nhờ các bạn miền sông nước dắt ra hàng rào hái lá về nấu canh chua, canh chua lá giang có vị chua thanh thanh đậm hơn vị chua của Sấu Bắc. Tô canh "toàn quốc" mà được các bạn tái chế bằng nắm lá Giang thì nồi bo bo cũng mất tiêu. Từ ngày xa trường KD chưa được ăn lại món canh lá giang luộc. KD nhớ hoài tô canh chua lá Giang ngồ ngộ mà ngon ấy, không biết bây giờ ăn lại nó có còn ngon không.



    Click image for larger version  Name:	image_640.jpg Views:	4 Size:	240.9 KB ID:	19988
    một bên khu lớp học


    Click image for larger version  Name:	image_643.jpg Views:	4 Size:	112.8 KB ID:	19991



    Click image for larger version  Name:	image_642.jpg Views:	4 Size:	142.5 KB ID:	19990
    hành lang dãy lớp học trên lầu cũ

    Click image for larger version  Name:	image_644.jpg Views:	4 Size:	147.4 KB ID:	19992 Click image for larger version  Name:	image_641.jpg Views:	38 Size:	139.9 KB ID:	19998
    Trước lớp học


    Click image for larger version  Name:	image_636.jpg Views:	25 Size:	186.0 KB ID:	19995
    hành lang sau lớp kỹ nghệ họa, giống qúa ngày xưa




    Ngày hôm đó trường đang đổ chức kỷ niệm 55 năm thành lập trường, người ta ra vào tấp nập, mình mặc quần áo tà tà nên không dám bước vào trong chỉ đứng sau cánh cửa lưu giữ kỷ niệm ngày anh ra trường ..... Trên hành lang văn phòng xưa, hôm nay dám Sv trẻ nam nữ đang nấu nướng, bày biện nhiều món ngon quê nhà thơm phức và đẹp mắt (có lẽ thịnh soạn hơn ngày trường đón phái đoàn Liên Sô trong thời "thắt lưng buộc bụng")



    Click image for larger version  Name:	image_645.jpg Views:	27 Size:	217.1 KB ID:	19993
    Cánh cửa giảng đường




    Đi tìm lại kỷ niệm "ngố nghếch" ngày xưa. Cây Bã đậu đã biệt tăm đâu rồi, con đường có hàng cây móng bò và khu nhà xưởng cũng đã ra đi biền biệt nhường chỗ lại cho những công trình kiến trúc mới mẻ tân thời hơn , có toà nhà mang tên "Kỹ thuật Việt-Đức", có toà nhà còn đang dang dở. Mọi sự đều xa lạ, thật xa lạ.


    Click image for larger version  Name:	IMG-6265.JPG Views:	0 Size:	359.2 KB ID:	20016


    Khu nhà ký túc xá xưa, nay đã là lớp học



    Ghé về khu ký túc xá khi xưa, toà nhà cũng đã ở "theo thói theo thời" , hình dáng vẫn còn đó (KD ở khu ba dãy nhà quay mặt vào nhau nhìn xuống sân bóng rổ), theo thời gian nó cao lớn thêm một tầng lầu, nó không còn mặc chiếc áo nâu thiên nhiên nữa, người ta mặc cho nó chiếc áo xanh kỹ nghệ. KD nghĩ khu nhà ký túc xá được làm lại bằng tường kẽm giống nhau cho đẹp mắt, và người ta đã gỡ hết những bước tường và cửa gỗ nâu của khu nhà ký túc xá để ráp vào tầng lầu mới xây thêm cho khu trường học được mỹ thuật và kỹ thuật .

    Thời gian làm nên biết bao là kỷ niệm với ngôi trường cũ. Sao mà quên được ngôi trường mang dáng vẻ tân thời trang nhã liêu trai, nó không sang trọng cầu- kỳ cổ- kính kiêu- căng. Đôi lúc như bị hụt hẫng trước những đổi thay mặc dù biết rằng điều đó là cần thiết. Dù mang trong mình một hoài niệm nhưng D vẫn hãnh- diện tự- hào về sự lớn lên của ngôi trường.

    Click image for larger version  Name:	image_638.jpg Views:	29 Size:	132.1 KB ID:	19986Click image for larger version  Name:	image_639.jpg Views:	0 Size:	146.2 KB ID:	20020
    lối ra sân bóng rồ và Một thời chờ mua gạo sổ ở đây



    Kể về mái trường năm xưa với những câu chuyện vui buồn đâu chỉ là những ký ức đầy kỷ niệm mà mỗi khi viết thêm một chữ KD lại cảm nhận được biết bao tâm tình yêu mến, biết ơn mái trường cũ biết bao là tình nghĩa thày trò và cả bạn bè đồng môn.


    Thân ái
    KinDung
    Last edited by ThienToan; 03-30-2020, 04:18 AM.

    Comment


    • #3
      KD!

      Nhắc đến cái sân cỏ mà mình đã phải thi thể dục, thể thao để lấy điểm ra trường, làm mình nhớ ngay đến cái cảnh tượng KD bị xỉu khi đang chạy về gần đến mức. Lúc đó, mình đang ngồi chờ tới phiên thì bỗng dưng thấy KD đứng khựng lại rồi té ngửa ra phía sau, nằm sãi tay. Mình bật dậy, chạy đến để dìu bạn, không nhớ có ai phụ nữa không vì dìu người bất tĩnh không dễ, rất nặng, phải biết thế mới dìu nỗi!
      Tiêu chuẩn đạt chỉ tiêu là phải chạy bao nhiêu vòng...trong bao nhiêu phút...không nhớ...!? Riêng bản thân HN cầm chắc không thể chạy được vì yếu tim, đòi bỏ cuộc, chị Hoàng phải năn nỉ, nói đi bộ cũng được vì nếu không thi là không được tốt nghiệp.

      Sân cỏ đó còn một kỷ niệm khác nữa là dùng để chào cờ. Cả trường phải tập trung ra đó mỗi buổi sáng hay mỗi đầu tuần, không nhớ, có bạn nào còn nhớ không? Đến phần hô "Nghiêm! Quốc Ca!" thì bỗng dưng có tiếng con bò rống lên...Ụm bò.....ngay liền sau đó...! Nhớ hoài....!

      Comment


      • #4
        HN ui !

        Cái sân trước dãy nhà hành chánh, bên hông giảng đường có cây cột cờ vẫn bệ vệ nằm đó nhưng hình như chúng bị bỏ quên. KD vô trường muộn nên chưa một lần được đứng đó chào Quốc -Kỳ và hát Quốc -Ca VN.

        NGhĩ lại thấy mình khờ dại qúa, chẳng học gì về thể dục thể thao mà dám chạy đua đúng là tuổi trẻ KD cũng "hăng tiết vịt" dẫu biết là trời sinh cho mình cái cơ thể mỏng dòn khi gặp những gì qúa sức như buồn, đau, mệt mỏi, sợ hãi là cứ lăn ra "ngủ", may mắn lúc đó chỉ chạy mấy vòng...? trong khoảng một góc sân cỏ thôi, chạy mà không biết mình được hay bị những gì, chỉ biết mở mắt ra thì mình đang ở trong phòng chung với các bạn, lại rủ nhau lên lớp học, tình bạn như thế làm sao quên được. Lúc này HN có hay bị mỏi chân tay không? chắc cũng có một chút tại ngày đó bưng D .

        Thân ái
        KimDung

        Comment


        • #5
          Cây Si


          Click image for larger version  Name:	BFCF9C6E-436A-4B26-8516-C9516DF19A77.jpeg Views:	0 Size:	256.8 KB ID:	21328


          Trên cái vườn cỏ bên cạnh giảng đường ,trước nhà ăn khi xưa bây giờ có một cây SI không biết ai trồng và trồng từ bao giờ mà bây giờ nó to lớn qúa chừng .

          Không biết cây Si có những đặc điểm gì mà người ta trồng nó ngay trong sân trường Đại Học, KD chỉ biết các cụ xưa thường hay nói "Vía cây Si" , nghe chữ Vía thôi là hồn vía D cũng lên mây rồi, cây Si to gấp mấy chục lần so với vóc dáng con người D thì ắt là D phải sợ vía cây Si rồi. KD chỉ biết một điều là rễ cây Si ăn lan chiếm nhiều đất. Căn nhà KD ở Gold Coast bị cây Si bên vườn nhà hàng xóm vươn rễ dài ra qua nhà D làm bể cái cống nước mưa ngoài vườn, may mà cây Si chỉ mới được trồng dưới 10 năm đã khám phá ra kịp phải làm đơn xin Council địa phương cho hạ cây Si, tiền đơn, tiền cắt cây, sửa cống nhà D thì nhà chủ cây Si phải trả hết. Thế mới biết là vía cây Si.

          Cây Si bonsai được trồng trong chậu bán rất mắc , cây Si trồng dưới đất phong thủy ra sao D không biết , với con mắt tầm thường của KD thì cây chỉ cho bóng mát, bóng mát cây Si mang chút ích kỷ vì gốc cây là do nhiều những rễ mọc ra tua tủa thòng từ trên cành xuống, chúng kết lại với nhau thành một bộ gốc rất lớn, nhìn rất oai phong biểu hiện sức mạnh của cây, tàn lá xoè ra chỉ đủ che nắng che mưa cho bộ rễ, bóng mát chỉ là bóng cây ngả theo hướng mặt trời mọc . Khác hẳn với cây móng bò, cây bằng lăng đã được trồng trong trường khi xưa .

          Cây Móng bò cho hoa vào nhiều tháng trong năm làm sân trươ`ng tươi mát quanh năm, cây Bằng lăng lá nhỏ như trái nho kết chùm thanh thoát, cây Phượng vỹ với những tán lá mảnh mai. Những loại cây này chỉ có một gốc chính, càng già năm, tán càng vươn xoè rộng ra, lá mảnh mai nhường những tia nắng mặt Trời cho những cây cỏ dưới chân mình, cây không rụng trụi lá bao giờ vì thế gốc cây lúc nào cũng có bóng mát. D cảm thấy Bóng mát của những lọại cây này đại lượng phóng khoáng hơn bóng mát cây Si gấp bội phần. Ngoài ưu điểm cho bóng mát dường như chúng còn là thời khoá biểu học tập theo chu kỳ hàng năm cùa học trò. Bằng lăng ,Phượng vỹ mỗi kỳ chuẩn bị nở hoa báo hiệu cho đám học trò: mùa thi sắp đến. Theo sau mùa thi là những vui buồn của những chia ly khi mùa hè đến. Cây bằng Lăng , Phượng Vỹ như cũng hiểu được những tâm tư tình cảm của đám học trò mới lớn : lo lắng, buồn vui lẫn lộn của cái tuổi chập chững bước vào đời nên chúng nở hoa kín mít trên tàn cây rộng , thật tươi, thật đẹp để bóng mát vương vương cả Hương phấn hoa như dỗ dành nỗi niềm... vu vơ, những con Ve sầu thấy vậy cũng kéo nhau về "dí dầu ầu ơ.." nơi đó. Hương sắc của hoa, tiếng ve sầu "ầu ơ" càng làm những xốn xang trong tâm hồn các cô cậu học trò thêm lãng mạng.

          Khuôn viên trường cũ phía sau có công viên bóng mát trong đó có cái am dưới gốc cây Săn-Máu , Phía trước lại có cây Si vía lớn. KD cũng....sợ.

          Thân ái
          KimDung

          Comment

          Working...
          X