Hãng Toyota đã làm chấn động thế giới xe hơi trong ngày Thứ Hai 4/3/2013 khi thông báo sẽ trưng bày một kiểu xe mới tại Geneva Motor Show được tổ chức vào ngày Thứ Ba 5/3. Chiếc xe này có tên là i-ROAD, giống như một chiếc xe hơi thường, nhưng chỉ có 2 chỗ ngồi, chạy với 3 bánh, và hoàn toàn sử dụng điện. Một kỹ thuật mới được áp dụng cho loại xe này sẽ giúp cho xe tự cân bằng khi đi vào cua quẹo hoặc chạy trên đường gồ ghề. Xe có bề ngang 850 milimet, không lớn hơn một xe scooter hay xe mô tô thường, nhưng thoải mái, ổn định và an toàn hơn nhiều.
Với độ an toàn này, người lái không phải đội nón an toàn như khi lái xe mô tô. Chiều dài xe là 2,350 milimet, cao 1,445 milimet và khoảng cách giữa 2 trục bánh xe là 1,700 milimet. Với kích thước này, một ô đậu xe bình thường hiện nay có thể đậu 4 chiếc i-ROAD. Xe chạy được khoảng đường 30 miles, sau đó phải sạc pin lại trong 3 tiếng bằng hệ thống điện nhà. Có thể nói Toyota mở ra một hướng mới cho ngành sản xuất xe hơi với loại i-ROAD này, giúp cải thiện tình trạng giao thông vùng đô thị, giảm ô nhiễm, đơn giản, an toàn và dễ sử dụng.
Sạc điện không cần dây
Trong thời gian qua đã có một số đồ dùng điện tử được sạc điện không cần dây, nhưng lượng điện cần không lớn. Mới đây, một dự án được tiến hành ở Đức: Sạc điện cho xe bus không cần dây nhờ áp dụng kỹ thuật sạc điện cảm ứng. Cuộc thử nghiệm sẽ tiến hành trên đường số 63 ở Mannheim, Đức Quốc, để thử xem 2 chiếc xe bus chạy bằng điện có phù hợp với kỹ thuật điện cảm ứng của hãng Primove tại Canada. Trong kỹ thuật này, điện sẽ được truyền đi không cần dây từ những bộ phận đặt nằm dưới mặt đường tới những hệ thống thu điện được lắp phía dưới của xe bus. Kỹ thuật này sẽ giúp có thể được sạc điện ngay trong lúc hoạt động, kéo dài thời gian làm việc, giảm kích thước của pin chứa điện... Với sự ủng hộ của Karlsruhe Institute of Technology, dự án này sẽ xác định xem kỹ thuật sạc bằng điện cảm ứng có thể thực hiện ngay trên đường phố đông đúc hay không. Qua đó các khoa học gia có thêm số liệu để điều chỉnh cơ cấu hạ tầng, pin điện, và giờ giấc hoạt động cho hệ thống điện cảm ứng. Nếu được áp dụng trên thực tế, sẽ có những chiếc xe bus chạy tối ngày mà không cần phải sạc điện, vừa đáp ứng được phục vụ khách hàng, mà lại không gây ô nhiễm.
Với độ an toàn này, người lái không phải đội nón an toàn như khi lái xe mô tô. Chiều dài xe là 2,350 milimet, cao 1,445 milimet và khoảng cách giữa 2 trục bánh xe là 1,700 milimet. Với kích thước này, một ô đậu xe bình thường hiện nay có thể đậu 4 chiếc i-ROAD. Xe chạy được khoảng đường 30 miles, sau đó phải sạc pin lại trong 3 tiếng bằng hệ thống điện nhà. Có thể nói Toyota mở ra một hướng mới cho ngành sản xuất xe hơi với loại i-ROAD này, giúp cải thiện tình trạng giao thông vùng đô thị, giảm ô nhiễm, đơn giản, an toàn và dễ sử dụng.
Sạc điện không cần dây
Trong thời gian qua đã có một số đồ dùng điện tử được sạc điện không cần dây, nhưng lượng điện cần không lớn. Mới đây, một dự án được tiến hành ở Đức: Sạc điện cho xe bus không cần dây nhờ áp dụng kỹ thuật sạc điện cảm ứng. Cuộc thử nghiệm sẽ tiến hành trên đường số 63 ở Mannheim, Đức Quốc, để thử xem 2 chiếc xe bus chạy bằng điện có phù hợp với kỹ thuật điện cảm ứng của hãng Primove tại Canada. Trong kỹ thuật này, điện sẽ được truyền đi không cần dây từ những bộ phận đặt nằm dưới mặt đường tới những hệ thống thu điện được lắp phía dưới của xe bus. Kỹ thuật này sẽ giúp có thể được sạc điện ngay trong lúc hoạt động, kéo dài thời gian làm việc, giảm kích thước của pin chứa điện... Với sự ủng hộ của Karlsruhe Institute of Technology, dự án này sẽ xác định xem kỹ thuật sạc bằng điện cảm ứng có thể thực hiện ngay trên đường phố đông đúc hay không. Qua đó các khoa học gia có thêm số liệu để điều chỉnh cơ cấu hạ tầng, pin điện, và giờ giấc hoạt động cho hệ thống điện cảm ứng. Nếu được áp dụng trên thực tế, sẽ có những chiếc xe bus chạy tối ngày mà không cần phải sạc điện, vừa đáp ứng được phục vụ khách hàng, mà lại không gây ô nhiễm.
Comment