Các bạn thân mến ! . Nhà văn Trần công anh Dũng là cựu sinh viên cao đẳng Hóa học thuộc TTQGKTPT , sau đó là sĩ quan KQ VNCH, thuộc liên đoàn Kỹ thuật, bảo trì động cơ cánh quạt . Năm 1993 định cư tai Cali theo diện HỌ . Trước đây trên trang "Webnhà" cũ , anh Dũng đã có vài lần góp tiếng qua các comments của diễn đàn .
Hôm nay thấy trên FB của anh Dũng một bài mới toanh nên NTT đã xin phép tác giả để khiêng về góp vui trên diễn đàn .
Thân ái
NTT
Tác giả : Trần-Công Anh-Dũng
Cứ lấy cái mốc thời gian mà cả nước ai cũng nhớ vì lý do này hay lý do khác là năm1954 để bắt đầu câu chuyện của tôi; mặc dù tôi chả là cái thá gì trên cõi đời dẫy đầy những nhân vật “tai mắt mũi họng” quan trọng vô cùng này.
Vâng bắt đầu thế cho có cái … bắt đầu. Vạn sự khởi đầu nan mà! Lại còn khởi đầu cho một bài để đăng lên Facebook cái "nan" lại càng …trầm trọng hơn nữa.
Năm đó thì ai cũng biết rồi, có hàng triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam để lánh nạn cộng sản và họ phải vất vả khá lâu trên quê hương mới trước khi được trời, đất và người ở Miền Nam vui vẻ chấp nhận.
Vào miền Nam mỗi đồng bào di cư có những khó khăn buổi đầu khác nhau, kể cả một đồng bào mới ... mười tuổi là tôi, một nhóc tì mới từ thượng du Bắc Việt cùng cha mẹ chạy nước rút … “quá cảnh” Hà Nội, Hải Phòng rồi phóng lên tàu há mồm kịp đáp chuyến tàu chót của Huê Kỳ chở người di cư vô Saigon.
Tôi là một nhóc nhà quê ra tỉnh không chối cãi được; tệ hơn nữa một nhóc thuộc loại sơn cước “Mán về thành”, một Mán nhóc không có xu hào rủng rỉnh để ngồi xe, tôi đi học bằng xe “lô ca chân”.
XXXXXX
Lúc mới chân ướt chân ráo vô Saigon, nhà cửa chưa có, việc làm cũng chưa cha mẹ tôi không có cách nào khác hơn là … phân tán mỏng đám “khinh binh” tức là mấy anh chị em tụi tôi đến “đồn trú” tại nhà các cô, chú, cậu dì của tụi tôi vốn đã có dăm bảy năm sinh cơ lập nghiệp trước ở Saigon.
Tôi được “biệt phái dài hạn” đến ở nhà cô Ba tôi tại gần góc đường Lý Thái Tổ và Richaud nối dài, về sau đổi thành đường Phan Đình Phùng. (cập nhật nữa: Sau tháng Tư năm 75 đường Phan Đình Phùng này đã đổi tên thành đường Nguyễn Đình Chiểu, có lẽ do “lý lịch” cụ Phan Đình Phùng xuất thân quan lại không được “cách mạng” tin tưởng; dù rằng cụ đã từ bỏ gia đình hy sinh thân thế kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến hơi thở cuối cùng)
Mười tuổi đầu, mỗi sáng cuốc bộ khoảng 6 cây số đến trường; trưa tan học đi ngược lại lộ trình đó dưới cái nắng của Saigon. Nắng Saigon tôi chả bao giờ thấy “chợt mát” dù có ai đó mặc áo lụa Hà Đông, Hà Tây đi phất phơ trước mặt hay thậm chí …”đi bên cạnh cuộc đời” tôi. Cái nắng đó chỉ khiến mái đầu Bắc Kỳ chưa kịp … hội nhập của tôi phát váng từng bữa; trong lúc cái dạ dầy – đã có tên mới là bao tử - đang thiết tha réo gọi mẻ thức ăn thứ hai trong ngày.
Bên cạnh những “lủng củng” từ trong nội tại rất “tâm tư” của bản thân đó, những “tồn tại khách quan” cũng vô tình gây nhiều khó khăn đáng kể.
Khó khăn đầu tiên của tôi là tên đường.
Lúc bấy giờ tên đường là tên các nhân vật hay địa danh Pháp, tất nhiên viết bằng chữ Pháp là thứ chữ tôi chưa biết một tí ti ông cụ nào.
Tôi ở nhà cô Ba tôi để đi học, nhà cô tôi ở đường Phan Đình Phùng Bàn Cờ lúc đó còn mang tên Tây là Richaud prolongée, Richaud đã khó nhớ rồi lại còn chơi thêm cái đuôi prolongée là nối dài nữa!
Trường tôi học là trường Tiểu học Trương Minh Ký bên cạnh rạp ciné Đại Nam ngay Trung Tâm của Thủ Đô Saigon, của Hòn Ngọc Viễn Đông. Trường tọa lạc ngay một góc nơi Boulevard du Géneral Galiénie (về sau được đổi tên mới là Đại lộ Trần Hưng Đạo) và Boulevard Kitchenere (Đại lộ đường Nguyễn Thái Học) gặp nhau.
Hàng ngày tôi phải đi qua những đường Richaud prolongée (đường Phan Đình Phùng), Audouille (đường Cao Thắng), đường Arras(Cống Quỳnh) đường Colonel Grimaud (đường Phạm Ngũ Lão), đường Kitchenere (Đại lộ Nguyễn Thái Học) vv…
Tôi viết những cái tên này để … hù các ông đàn em khả uý, cho họ thấy con đường học vấn của người đi trước “gian nan phức tạp” như thế nào! Tôi cũng thú thực với các bậc đàn anh khả kính rằng những tên đường này tôi viết có lẽ lắm chỗ … sai chính tả! Nhưng sự thực là các con đường Saigon hồi đó mang tên đại loại như vậy mà tôi thà chết chứ không chịu … hy sinh; thà viết sai chính tả hơn là viết theo kiểu khó … tiêu kiểu “đỉnh cao trí tuệ”: Ri-sô pơ-rô-lông-giê, A-ra-xơ , Bu-lơ-va đơ la Xo-mơ , A-rê-ô-đê Ve-rơ-nhơ vv…
Ngôi trường của tôi ngày nhỏ tọa lạc trên khu đất ngày nay có thể gọi là đất … bạch kim của Saigon đã đổi tên đổi chủ có khác chi chàng hàn sĩ thư sinh trói gà không chặt mà làm chồng một giai nhân tuyệt thế giũa thời buổi nhiễu nhương tròng tréo.
Hàn sĩ chết là cái chắc.!
Khu đất đương nhiên vẫn còn ở đấy, nhưng ngôi trường thời ấu thơ của tôi tới nay đã trải qua những dâu biển nào! Chẳng biết có còn tồn tại không
!
XXXXXXXXX
Khó khăn khác cho những người nhập cư khó khăn “hội nhập”. Thậm chí lúc đó còn chưa có cả cái chữ hội nhập như bây giờ để có thể hiểu được nó là cái gì và mình phải làm gì để đạt được… nó.
Trong khi người lớn bôn ba vất vả vừa mưu sinh vừa hội nhập , trẻ con như tôi không phải mưu sinh nhưng con đường hội nhập của tôi cũng gập ghềnh sỏi đá lắm lắm.
Ông Nội tôi làm công chức lâu năm ở Saigon là bạn thơ văn với ông Đốc trường Trương Minh Ký, khi đó tuy cả hai cụ đã về hưu từ bốn, năm năm trước nhưng chỉ một câu “cháu anh là cháu tôi” thì tuần sau tôi đã được căp sách đến trường.
Tôi học lớp Nhì 3 với Thầy Hớn. Thầy trạc tuổi ba tôi khoảng 45- 47 gì đó, tóc rễ tre gương mặt xương xương khắc khổ
Tôi vào lớp khi năm học đã bắt đầu được một hai tháng và nổi tiếng … toàn trường ngay tuần lễ thứ hai với danh hiệu “Bắc Kỳ Con” sau bài chính tả đầu tiên trên “quê hương mới”.
Tôi hồn nhiên một cách đầy tự tin liến thoắng “tranh luận” tay đôi với thầy giáo và … quy trách nhiệm cho “ổng” về bài chánh tả chi chít lỗi tôi đã viết.
Bài chính tả ấy là một đoạn văn tả cảnh sinh hoạt buổi sáng rộn ràng trên bến tàu ngày giáp Tết. “Nội vụ”, theo tôi, đứa học trò mười tuổi mới từ ngoài Bắc di cư vào Nam, thì những câu tôi viết đầy lỗi đại loại như “ … ngày giáp tớt, ai cũng dội dàng, trên bến tào phu pheng cheng lấng nhao khiếng cho người cai cao có néc mặc rồi cằng nhằng…” đã thể hiện trung thực nhất những gì thầy tôi đã đọc. Sau cùng tôi hùng hồn kết luận trước “quốc dân đồng bào” cả lớp là thầy đã đọc sai, đọc không đúng cách, không đúng chữ.
Phần thầy tôi có lẽ suốt mười mấy hai mươi năm dạy học ông chưa bao giờ chuẩn bị cho mình một tình huống như vậy. Cuộc “debate” đầy tính dân chủ sớm đến mấy mươi năm của tôi bị cắt đứt ngay lập tức và thầy tôi mặt mũi đỏ gay âu yếm nắm lấy … tai tôi áp giải tôi lên văn phòng thầy Hiệu trưởng. Từ nơi này tôi nhanh chóng được “chuyển trại” sang phòng giáo viên quì ở đó cho đến giờ tan học rồi được ra về với “Giấy Mời Phụ Huynh” đến trường và ….một cõi lòng tan nát!
Mọi việc rồi cũng qua đi và tôi được hầu hết học trò cùng lứa biết đến một cách diễu cợt qua danh hiệu “Bắc Kỳ Con”. Có một điều tôi rất được an ủi là sau khi “cơ quan chủ quản”của tôi gồm hai giới chức cao cấp nhất là Ông Nội tôi và Bố tôi cùng vào trường “làm việc” theo Giấy Mời, thầy Hớn có vẻ chăm sóc tôi nhiều hơn là la rầy.
(Xin tạm dừng ở đây, một hai bữa "đăng" tiếp)
Hôm nay thấy trên FB của anh Dũng một bài mới toanh nên NTT đã xin phép tác giả để khiêng về góp vui trên diễn đàn .
Thân ái
NTT
-------oOo----------
/////// KỂ CHUYỆN ĐỜI MÌNH \\\\\\
Tác giả : Trần-Công Anh-Dũng
Cứ lấy cái mốc thời gian mà cả nước ai cũng nhớ vì lý do này hay lý do khác là năm1954 để bắt đầu câu chuyện của tôi; mặc dù tôi chả là cái thá gì trên cõi đời dẫy đầy những nhân vật “tai mắt mũi họng” quan trọng vô cùng này.
Vâng bắt đầu thế cho có cái … bắt đầu. Vạn sự khởi đầu nan mà! Lại còn khởi đầu cho một bài để đăng lên Facebook cái "nan" lại càng …trầm trọng hơn nữa.
Năm đó thì ai cũng biết rồi, có hàng triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam để lánh nạn cộng sản và họ phải vất vả khá lâu trên quê hương mới trước khi được trời, đất và người ở Miền Nam vui vẻ chấp nhận.
Vào miền Nam mỗi đồng bào di cư có những khó khăn buổi đầu khác nhau, kể cả một đồng bào mới ... mười tuổi là tôi, một nhóc tì mới từ thượng du Bắc Việt cùng cha mẹ chạy nước rút … “quá cảnh” Hà Nội, Hải Phòng rồi phóng lên tàu há mồm kịp đáp chuyến tàu chót của Huê Kỳ chở người di cư vô Saigon.
Tôi là một nhóc nhà quê ra tỉnh không chối cãi được; tệ hơn nữa một nhóc thuộc loại sơn cước “Mán về thành”, một Mán nhóc không có xu hào rủng rỉnh để ngồi xe, tôi đi học bằng xe “lô ca chân”.
XXXXXX
Lúc mới chân ướt chân ráo vô Saigon, nhà cửa chưa có, việc làm cũng chưa cha mẹ tôi không có cách nào khác hơn là … phân tán mỏng đám “khinh binh” tức là mấy anh chị em tụi tôi đến “đồn trú” tại nhà các cô, chú, cậu dì của tụi tôi vốn đã có dăm bảy năm sinh cơ lập nghiệp trước ở Saigon.
Tôi được “biệt phái dài hạn” đến ở nhà cô Ba tôi tại gần góc đường Lý Thái Tổ và Richaud nối dài, về sau đổi thành đường Phan Đình Phùng. (cập nhật nữa: Sau tháng Tư năm 75 đường Phan Đình Phùng này đã đổi tên thành đường Nguyễn Đình Chiểu, có lẽ do “lý lịch” cụ Phan Đình Phùng xuất thân quan lại không được “cách mạng” tin tưởng; dù rằng cụ đã từ bỏ gia đình hy sinh thân thế kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến hơi thở cuối cùng)
Mười tuổi đầu, mỗi sáng cuốc bộ khoảng 6 cây số đến trường; trưa tan học đi ngược lại lộ trình đó dưới cái nắng của Saigon. Nắng Saigon tôi chả bao giờ thấy “chợt mát” dù có ai đó mặc áo lụa Hà Đông, Hà Tây đi phất phơ trước mặt hay thậm chí …”đi bên cạnh cuộc đời” tôi. Cái nắng đó chỉ khiến mái đầu Bắc Kỳ chưa kịp … hội nhập của tôi phát váng từng bữa; trong lúc cái dạ dầy – đã có tên mới là bao tử - đang thiết tha réo gọi mẻ thức ăn thứ hai trong ngày.
Bên cạnh những “lủng củng” từ trong nội tại rất “tâm tư” của bản thân đó, những “tồn tại khách quan” cũng vô tình gây nhiều khó khăn đáng kể.
Khó khăn đầu tiên của tôi là tên đường.
Lúc bấy giờ tên đường là tên các nhân vật hay địa danh Pháp, tất nhiên viết bằng chữ Pháp là thứ chữ tôi chưa biết một tí ti ông cụ nào.
Tôi ở nhà cô Ba tôi để đi học, nhà cô tôi ở đường Phan Đình Phùng Bàn Cờ lúc đó còn mang tên Tây là Richaud prolongée, Richaud đã khó nhớ rồi lại còn chơi thêm cái đuôi prolongée là nối dài nữa!
Trường tôi học là trường Tiểu học Trương Minh Ký bên cạnh rạp ciné Đại Nam ngay Trung Tâm của Thủ Đô Saigon, của Hòn Ngọc Viễn Đông. Trường tọa lạc ngay một góc nơi Boulevard du Géneral Galiénie (về sau được đổi tên mới là Đại lộ Trần Hưng Đạo) và Boulevard Kitchenere (Đại lộ đường Nguyễn Thái Học) gặp nhau.
Hàng ngày tôi phải đi qua những đường Richaud prolongée (đường Phan Đình Phùng), Audouille (đường Cao Thắng), đường Arras(Cống Quỳnh) đường Colonel Grimaud (đường Phạm Ngũ Lão), đường Kitchenere (Đại lộ Nguyễn Thái Học) vv…
Tôi viết những cái tên này để … hù các ông đàn em khả uý, cho họ thấy con đường học vấn của người đi trước “gian nan phức tạp” như thế nào! Tôi cũng thú thực với các bậc đàn anh khả kính rằng những tên đường này tôi viết có lẽ lắm chỗ … sai chính tả! Nhưng sự thực là các con đường Saigon hồi đó mang tên đại loại như vậy mà tôi thà chết chứ không chịu … hy sinh; thà viết sai chính tả hơn là viết theo kiểu khó … tiêu kiểu “đỉnh cao trí tuệ”: Ri-sô pơ-rô-lông-giê, A-ra-xơ , Bu-lơ-va đơ la Xo-mơ , A-rê-ô-đê Ve-rơ-nhơ vv…
Ngôi trường của tôi ngày nhỏ tọa lạc trên khu đất ngày nay có thể gọi là đất … bạch kim của Saigon đã đổi tên đổi chủ có khác chi chàng hàn sĩ thư sinh trói gà không chặt mà làm chồng một giai nhân tuyệt thế giũa thời buổi nhiễu nhương tròng tréo.
Hàn sĩ chết là cái chắc.!
Khu đất đương nhiên vẫn còn ở đấy, nhưng ngôi trường thời ấu thơ của tôi tới nay đã trải qua những dâu biển nào! Chẳng biết có còn tồn tại không
!
XXXXXXXXX
Khó khăn khác cho những người nhập cư khó khăn “hội nhập”. Thậm chí lúc đó còn chưa có cả cái chữ hội nhập như bây giờ để có thể hiểu được nó là cái gì và mình phải làm gì để đạt được… nó.
Trong khi người lớn bôn ba vất vả vừa mưu sinh vừa hội nhập , trẻ con như tôi không phải mưu sinh nhưng con đường hội nhập của tôi cũng gập ghềnh sỏi đá lắm lắm.
Ông Nội tôi làm công chức lâu năm ở Saigon là bạn thơ văn với ông Đốc trường Trương Minh Ký, khi đó tuy cả hai cụ đã về hưu từ bốn, năm năm trước nhưng chỉ một câu “cháu anh là cháu tôi” thì tuần sau tôi đã được căp sách đến trường.
Tôi học lớp Nhì 3 với Thầy Hớn. Thầy trạc tuổi ba tôi khoảng 45- 47 gì đó, tóc rễ tre gương mặt xương xương khắc khổ
Tôi vào lớp khi năm học đã bắt đầu được một hai tháng và nổi tiếng … toàn trường ngay tuần lễ thứ hai với danh hiệu “Bắc Kỳ Con” sau bài chính tả đầu tiên trên “quê hương mới”.
Tôi hồn nhiên một cách đầy tự tin liến thoắng “tranh luận” tay đôi với thầy giáo và … quy trách nhiệm cho “ổng” về bài chánh tả chi chít lỗi tôi đã viết.
Bài chính tả ấy là một đoạn văn tả cảnh sinh hoạt buổi sáng rộn ràng trên bến tàu ngày giáp Tết. “Nội vụ”, theo tôi, đứa học trò mười tuổi mới từ ngoài Bắc di cư vào Nam, thì những câu tôi viết đầy lỗi đại loại như “ … ngày giáp tớt, ai cũng dội dàng, trên bến tào phu pheng cheng lấng nhao khiếng cho người cai cao có néc mặc rồi cằng nhằng…” đã thể hiện trung thực nhất những gì thầy tôi đã đọc. Sau cùng tôi hùng hồn kết luận trước “quốc dân đồng bào” cả lớp là thầy đã đọc sai, đọc không đúng cách, không đúng chữ.
Phần thầy tôi có lẽ suốt mười mấy hai mươi năm dạy học ông chưa bao giờ chuẩn bị cho mình một tình huống như vậy. Cuộc “debate” đầy tính dân chủ sớm đến mấy mươi năm của tôi bị cắt đứt ngay lập tức và thầy tôi mặt mũi đỏ gay âu yếm nắm lấy … tai tôi áp giải tôi lên văn phòng thầy Hiệu trưởng. Từ nơi này tôi nhanh chóng được “chuyển trại” sang phòng giáo viên quì ở đó cho đến giờ tan học rồi được ra về với “Giấy Mời Phụ Huynh” đến trường và ….một cõi lòng tan nát!
Mọi việc rồi cũng qua đi và tôi được hầu hết học trò cùng lứa biết đến một cách diễu cợt qua danh hiệu “Bắc Kỳ Con”. Có một điều tôi rất được an ủi là sau khi “cơ quan chủ quản”của tôi gồm hai giới chức cao cấp nhất là Ông Nội tôi và Bố tôi cùng vào trường “làm việc” theo Giấy Mời, thầy Hớn có vẻ chăm sóc tôi nhiều hơn là la rầy.
(Xin tạm dừng ở đây, một hai bữa "đăng" tiếp)
Comment