Lời dẫn (TN): Bài "HỒI NHỎ TÔI ĐI HỌC Ở SAIGON" về tuổi thơ rất độc đáo được anh NNToản giới thiệu ở trang bên của anh chàng học trò lớp Nhì sôi nổi di cư lúc 10 tuổi vào Nam năm 1954 mà tác giả vui vẻ giới thiệu danh hiệu “Bắc Kỳ Con”.
Trong lúc tìm về ký ức xưa trên mạng, gặp được bài viết mà tác giả lúc tuổi thơ cũng di cư vào Nam năm 1954. Như những phụ nữ sống ở nước ngoài, tác giả chỉ cho biết lúc đó tuổi còn nhỏ lắm (chắc khoảng 6, 7 tuổi ?). Bài viết " SÀI GÒN NGÀY ẤY " đem lại những hình ảnh trong khoảng thời gian từ tuổi học trò đến xong Đại Học ngày xưa của "cô Bắc Kỳ nho nhỏ ".
Năm 1954 – 60
Ngày ấy tôi còn bé lắm. Là 1 cô Bắc Kỳ nho nhỏ lênh đênh trên chuyến tàu cuối vào Nam theo cha mẹ chứ chẳng biết gì. Chuyến đi êm đềm không gì đáng nói. Tôi thấy nguời Pháp cũng đàng hoàng. Thì đâu chả thế. Cũng có người này người kia. Nguời hèn nhát, kẻ can đảm. Người quá khích, kẻ trung dung. Nguời Pháp trên tầu tử tế. Họ cho ăn uống đầy đủ. À mà tôi không hiểu tại sao họ phải tốn đủ thứ để đưa nguời di cư vào Nam? Nếu họ cứ mặc kệ thì số dân Bắc có đến đuợc miền Nam dễ dàng không?
Đầu tiên chúng tôi cặp bến Vũng Tầu. Rồi xe đưa vào Saigon. Chúng tôi ở tạm tại Nhà Hát sau này được sửa thành Tòa Quốc Hội. Mấy hôm sau thì phân tứ tán. Chính phủ trợ cấp cho mỗi đầu nguời là bao nhiêu đó, tôi không nhớ vì quá bé.
Nơi tôi ở đầu tiên là Cây Quéo. Đuờng Ngô Tùng Châu. Gia đình tôi là người Bắc đầu tiên đến đây. Sau này đọc truyện và biết con trai Bắc hay bị con trai nam uýnh và xỏ xiên “Bắc kỳ ăn cá rô cây”…. Nhưng gia đình tôi hên. Nơi xóm nhỏ, người Nam thật thà đôn hậu. Họ cư xử tử tế với chúng tôi. Đôi khi tôi lẩn thẩn nghĩ, hay vì gia đình tôi là nhà giáo? Tinh thần tôn sư trọng đạo đã ăn sâu trong giòng máu dân Việt? Họ rất tôn trọng và lễ phép đối với cha mẹ tôi. Một điều “thưa ông giáo”, hai điều “thưa bà giáo”…
Con đường đến trường tiểu học thật dễ thương. Ngày ấy chúng tôi đi bộ nhiều, chẳng vù vù xe máy như bây giờ. Đi bộ đến trường thật vui. Cứ tung tăng chân sáo, vừa đi vừa hái hoa bắt buớm. Ôi sao ngày đó Saigon nhiều hoa bướm thế! Hai bên đường những hàng rào hoa dâm bụt đo đỏ xinh xinh. Nhìn vào trong, nhà nào cũng có vườn, cây cối xum xuê. Trường học to vừa phải. Lớp học đủ ánh sáng. Mỗi sáng thứ hai chào cờ. Đứng nghiêm và hát quốc ca. Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi… Ừ thì thanh niên luôn được dạy dỗ là “đáp lời sông núi”.
Chúng tôi được học những bài công dân giáo dục đầu tiên và… đã ăn sâu mãi vào tiềm thức. Đủ biết các cụ nói uốn cây khi chúng còn non là đúng. Tuổi ngây thơ coi những lời thầy cô là khuôn vàng thuớc ngọc.
Không phá của công
Không xả rác ngoài đường
Phải nhường ghế cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai trên xe buýt
Phải dắt em bé hay cụ già qua đường
Phải ngả nón chào khi xe tang đi qua
Không gian lận. Nói dối là xấu xa…
Chúng tôi đã được dậy như thế đó và chúng tôi đã làm theo như thế đó. Ôi Saigon của tôi ơi, bây giờ tôi đi giữa phố phường mà lạc lõng vô cùng khi chỉ mình tôi ngả nón chào nguời chết hay chạy nép vào lề nhường cho xe cấp cứu đi qua!
Rồi những bài học thuộc lòng. Rất giản dị dễ nhớ...
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra
Những buổi sáng vừng hồng le lói chiếu
Trên non sông làng mạc ruộng đồng quê
Chúng tôi ngồi im lặng lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng khắp trong giờ quốc sử…
Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã điểm
Đàn chim non hớn hở dắt tay về
Chín mươi ngày vui sướng ở đồng quê…
Cuộc sống sao êm đềm và thanh bình quá! Không có những cướp bóc lớn lao. Ăn cắp vặt cũng không ghê gớm. Tôi còn nhớ phơi quần áo trước nhà rất an toàn chẳng phải trông chừng…
Tôi còn nhớ ruộng miền Nam nhiều nơi không chia bờ rõ rệt. Tôi còn nhớ cây trái Lái Thiêu không vạch lối ngăn rào. Tình hàng xóm là tất cả. Khi chia rào, ngăn lối là xúc phạm. Tự người dân quê biết đâu là đất là vườn của mình. Vào vườn Lái Thiêu cứ tha hồ ăn. Chỉ khi mua về mới phải trả tiền. Ôi sao ngày ấy người ta hiếu khách và cuộc sống thanh bình đẹp đẽ quá! Có phải là một phần nhỏ thiên đường nơi hạ giới chăng? Tôi nhớ nhiều về Lễ Quốc Khánh đầu tiên năm 1956 thì phải. Đúng là lễ hội. Pháo hoa tưng bừng và người người ra đường trong hớn hở reo vui. Không chửi bới, không chà đạp, không giành đuờng xem lễ… Sài Gòn bấy giờ còn thênh thang lắm. Sài Gòn bấy giờ chưa đông đúc bon chen…
Ngày ấy các bà Bắc hay Trung đi chợ còn mặc áo dài. Lề thói xưa còn ăn trong nếp ấy. Ra đường là phải lịch sự. Khi lễ lạc thì phải mặc quần đen với áo dài chứ không được quần trắng vì như thế là thiếu lễ… Tôi còn nhớ một gia đình trung lưu là đã có thể thuê người làm. Đa phần người làm là các cô gái miền Trung. Đúng là quê hương em nghèo lắm ai ơi! Đất khô cằn sỏi đá đã khiến bao cô gái quê vào miền Nam giúp việc. Thuở ấy người miền Nam hay dùng từ “ở đợ”, còn người Bắc gọi là “người làm”. Các chị giúp việc thường rất trung thành và lễ phép với chủ nhà. Các cô cậu con chủ nhà cũng được tôn trọng. Bà chủ thường ở nhà và chị phụ giúp vì nhà nào cũng khá đông con (viết lại câu này cho rõ ý hơn). Ban đầu thì ba, bốn và sau thành sáu. Tôi còn nhớ lương giáo sư đệ nhị cấp tức dạy từ lớp đệ Thất đến đệ Nhất của cha tôi là 5.200 đồng, vợ được 1.200 đ. và mỗi con là 800 đ. (không hạn chế số con). Tô phở khá ngon là năm đồng. Coi như lương giáo sư là 1.040 tô phở. Lương người giúp việc là 300 đồng. Lương Bộ trưởng gấp 5 lần lương giáo sư, vào khoảng 25.000 đồng. Còn lương Đại úy thì bằng lương giáo sư. Nếu bây giờ 7.000 đồng tô phở bình dân thì lương của giáo viên cấp ba phải là 7.000.000 đ.
Hồi đó chúng tôi thi một năm hai kỳ gọi là đệ nhất và đệ nhị lục cá nguyệt. Đề thi hoàn toàn do giáo viên (cấp tiểu học) hay giáo sư phụ trách ra đề. Hồi đó không có nạn các giáo sư hay giáo viên kéo trò về nhà dậy kèm hay bán đề thi. Đơn giản có lẽ vì đồng lương đã đủ sống nên họ không phải bán rẻ lương tâm. Cuối năm lớp Nhất thì chúng tôi phải thi bằng Tiểu Học. Sau đó thi vào đệ Thất các lớp trường công. Ai rớt thì học trường tư. Tất nhiên phải học giỏi mới thi vào được những trường công danh tiếng như Gia Long, Trưng Vương, Petrus Ký, Chu Văn An. Những tháng ngày tiểu học với tôi là tung tăng chân sáo, là chơi nhiều hơn học, là hái hoa bắt bướm, là nhảy lò cò, là chơi giải ranh, chơi ô quan. Đúng ba tháng hè là chơi thoả thích… Ôi chơi chơi… sao mà thú vị thế! Nhớ đến tiểu học của con gái lại xót xa. Học quá nhiều để có thành tích cho thầy cô, cho trường lớp… và con gái tôi không bao giờ biết đến “chín mươi ngày vui suớng ở đồng quê”.
(Còn tiếp)
Trong lúc tìm về ký ức xưa trên mạng, gặp được bài viết mà tác giả lúc tuổi thơ cũng di cư vào Nam năm 1954. Như những phụ nữ sống ở nước ngoài, tác giả chỉ cho biết lúc đó tuổi còn nhỏ lắm (chắc khoảng 6, 7 tuổi ?). Bài viết " SÀI GÒN NGÀY ẤY " đem lại những hình ảnh trong khoảng thời gian từ tuổi học trò đến xong Đại Học ngày xưa của "cô Bắc Kỳ nho nhỏ ".
(Hình minh họa trên Net)
~~~ooOoo~~~
SÀI GÒN NGÀY ẤY - Hoàng Lan Chi
(Ký ức về Saigon những năm 54-71 của tác giả Hoàng Lan Chi)
SÀI GÒN NGÀY ẤY - Hoàng Lan Chi
(Ký ức về Saigon những năm 54-71 của tác giả Hoàng Lan Chi)
Năm 1954 – 60
Ngày ấy tôi còn bé lắm. Là 1 cô Bắc Kỳ nho nhỏ lênh đênh trên chuyến tàu cuối vào Nam theo cha mẹ chứ chẳng biết gì. Chuyến đi êm đềm không gì đáng nói. Tôi thấy nguời Pháp cũng đàng hoàng. Thì đâu chả thế. Cũng có người này người kia. Nguời hèn nhát, kẻ can đảm. Người quá khích, kẻ trung dung. Nguời Pháp trên tầu tử tế. Họ cho ăn uống đầy đủ. À mà tôi không hiểu tại sao họ phải tốn đủ thứ để đưa nguời di cư vào Nam? Nếu họ cứ mặc kệ thì số dân Bắc có đến đuợc miền Nam dễ dàng không?
Đầu tiên chúng tôi cặp bến Vũng Tầu. Rồi xe đưa vào Saigon. Chúng tôi ở tạm tại Nhà Hát sau này được sửa thành Tòa Quốc Hội. Mấy hôm sau thì phân tứ tán. Chính phủ trợ cấp cho mỗi đầu nguời là bao nhiêu đó, tôi không nhớ vì quá bé.
Nơi tôi ở đầu tiên là Cây Quéo. Đuờng Ngô Tùng Châu. Gia đình tôi là người Bắc đầu tiên đến đây. Sau này đọc truyện và biết con trai Bắc hay bị con trai nam uýnh và xỏ xiên “Bắc kỳ ăn cá rô cây”…. Nhưng gia đình tôi hên. Nơi xóm nhỏ, người Nam thật thà đôn hậu. Họ cư xử tử tế với chúng tôi. Đôi khi tôi lẩn thẩn nghĩ, hay vì gia đình tôi là nhà giáo? Tinh thần tôn sư trọng đạo đã ăn sâu trong giòng máu dân Việt? Họ rất tôn trọng và lễ phép đối với cha mẹ tôi. Một điều “thưa ông giáo”, hai điều “thưa bà giáo”…
Con đường đến trường tiểu học thật dễ thương. Ngày ấy chúng tôi đi bộ nhiều, chẳng vù vù xe máy như bây giờ. Đi bộ đến trường thật vui. Cứ tung tăng chân sáo, vừa đi vừa hái hoa bắt buớm. Ôi sao ngày đó Saigon nhiều hoa bướm thế! Hai bên đường những hàng rào hoa dâm bụt đo đỏ xinh xinh. Nhìn vào trong, nhà nào cũng có vườn, cây cối xum xuê. Trường học to vừa phải. Lớp học đủ ánh sáng. Mỗi sáng thứ hai chào cờ. Đứng nghiêm và hát quốc ca. Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi… Ừ thì thanh niên luôn được dạy dỗ là “đáp lời sông núi”.
Chúng tôi được học những bài công dân giáo dục đầu tiên và… đã ăn sâu mãi vào tiềm thức. Đủ biết các cụ nói uốn cây khi chúng còn non là đúng. Tuổi ngây thơ coi những lời thầy cô là khuôn vàng thuớc ngọc.
Không phá của công
Không xả rác ngoài đường
Phải nhường ghế cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai trên xe buýt
Phải dắt em bé hay cụ già qua đường
Phải ngả nón chào khi xe tang đi qua
Không gian lận. Nói dối là xấu xa…
Chúng tôi đã được dậy như thế đó và chúng tôi đã làm theo như thế đó. Ôi Saigon của tôi ơi, bây giờ tôi đi giữa phố phường mà lạc lõng vô cùng khi chỉ mình tôi ngả nón chào nguời chết hay chạy nép vào lề nhường cho xe cấp cứu đi qua!
Rồi những bài học thuộc lòng. Rất giản dị dễ nhớ...
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra
Những buổi sáng vừng hồng le lói chiếu
Trên non sông làng mạc ruộng đồng quê
Chúng tôi ngồi im lặng lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng khắp trong giờ quốc sử…
Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã điểm
Đàn chim non hớn hở dắt tay về
Chín mươi ngày vui sướng ở đồng quê…
Cuộc sống sao êm đềm và thanh bình quá! Không có những cướp bóc lớn lao. Ăn cắp vặt cũng không ghê gớm. Tôi còn nhớ phơi quần áo trước nhà rất an toàn chẳng phải trông chừng…
Tôi còn nhớ ruộng miền Nam nhiều nơi không chia bờ rõ rệt. Tôi còn nhớ cây trái Lái Thiêu không vạch lối ngăn rào. Tình hàng xóm là tất cả. Khi chia rào, ngăn lối là xúc phạm. Tự người dân quê biết đâu là đất là vườn của mình. Vào vườn Lái Thiêu cứ tha hồ ăn. Chỉ khi mua về mới phải trả tiền. Ôi sao ngày ấy người ta hiếu khách và cuộc sống thanh bình đẹp đẽ quá! Có phải là một phần nhỏ thiên đường nơi hạ giới chăng? Tôi nhớ nhiều về Lễ Quốc Khánh đầu tiên năm 1956 thì phải. Đúng là lễ hội. Pháo hoa tưng bừng và người người ra đường trong hớn hở reo vui. Không chửi bới, không chà đạp, không giành đuờng xem lễ… Sài Gòn bấy giờ còn thênh thang lắm. Sài Gòn bấy giờ chưa đông đúc bon chen…
Ngày ấy các bà Bắc hay Trung đi chợ còn mặc áo dài. Lề thói xưa còn ăn trong nếp ấy. Ra đường là phải lịch sự. Khi lễ lạc thì phải mặc quần đen với áo dài chứ không được quần trắng vì như thế là thiếu lễ… Tôi còn nhớ một gia đình trung lưu là đã có thể thuê người làm. Đa phần người làm là các cô gái miền Trung. Đúng là quê hương em nghèo lắm ai ơi! Đất khô cằn sỏi đá đã khiến bao cô gái quê vào miền Nam giúp việc. Thuở ấy người miền Nam hay dùng từ “ở đợ”, còn người Bắc gọi là “người làm”. Các chị giúp việc thường rất trung thành và lễ phép với chủ nhà. Các cô cậu con chủ nhà cũng được tôn trọng. Bà chủ thường ở nhà và chị phụ giúp vì nhà nào cũng khá đông con (viết lại câu này cho rõ ý hơn). Ban đầu thì ba, bốn và sau thành sáu. Tôi còn nhớ lương giáo sư đệ nhị cấp tức dạy từ lớp đệ Thất đến đệ Nhất của cha tôi là 5.200 đồng, vợ được 1.200 đ. và mỗi con là 800 đ. (không hạn chế số con). Tô phở khá ngon là năm đồng. Coi như lương giáo sư là 1.040 tô phở. Lương người giúp việc là 300 đồng. Lương Bộ trưởng gấp 5 lần lương giáo sư, vào khoảng 25.000 đồng. Còn lương Đại úy thì bằng lương giáo sư. Nếu bây giờ 7.000 đồng tô phở bình dân thì lương của giáo viên cấp ba phải là 7.000.000 đ.
Hồi đó chúng tôi thi một năm hai kỳ gọi là đệ nhất và đệ nhị lục cá nguyệt. Đề thi hoàn toàn do giáo viên (cấp tiểu học) hay giáo sư phụ trách ra đề. Hồi đó không có nạn các giáo sư hay giáo viên kéo trò về nhà dậy kèm hay bán đề thi. Đơn giản có lẽ vì đồng lương đã đủ sống nên họ không phải bán rẻ lương tâm. Cuối năm lớp Nhất thì chúng tôi phải thi bằng Tiểu Học. Sau đó thi vào đệ Thất các lớp trường công. Ai rớt thì học trường tư. Tất nhiên phải học giỏi mới thi vào được những trường công danh tiếng như Gia Long, Trưng Vương, Petrus Ký, Chu Văn An. Những tháng ngày tiểu học với tôi là tung tăng chân sáo, là chơi nhiều hơn học, là hái hoa bắt bướm, là nhảy lò cò, là chơi giải ranh, chơi ô quan. Đúng ba tháng hè là chơi thoả thích… Ôi chơi chơi… sao mà thú vị thế! Nhớ đến tiểu học của con gái lại xót xa. Học quá nhiều để có thành tích cho thầy cô, cho trường lớp… và con gái tôi không bao giờ biết đến “chín mươi ngày vui suớng ở đồng quê”.
(Còn tiếp)
Comment