Announcement

Collapse
No announcement yet.

DFW - Lawton-Oklahoma

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • DFW - Lawton-Oklahoma

    Viện bảo tàng ở lầu Sáu - The Sixth Floor Museum





    Dallas - Fort Worth (DFW) là thành phố lớn cuả Texas và US, chỉ cách Austin 4 tiếng lái xe, tuy có người thân và bạn bè ở đây, nhưng thường là ghé nhà thăm chứ chưa bao giờ biết phố xá DFW có gì. Đầu tháng Mười vưà qua, HT có 1 tuần lễ trong 'downtown' Dallas - Fort Worth để biết thêm chút xiú về tiểu bang mình đang sống. Thầy cô và bạn hưũ định cư tại DFW cho HT tào lao những chuyện mà ai nấy cũng biết ở DFW.



    Click image for larger version  Name:	DSC00090.jpg Views:	0 Size:	135.2 KB ID:	29610
    Dallas thời Covid - vắng ngắt


    Nào tới giờ cứ mỗi lần phải có chuyện vô 'downtown' cuả mấy thành phố bành ky là ái ngại vô cùng, vì nạn kẹt xe hay kiếm chổ đậu xe. Sau nưả năm cả thế giới ngất ngư với Covid-19, DFW cũng nằm chung số phận, nên giờ đây, DFW như thành phố chết (ghost town). Công sở vắng như chùa bà Đanh vì nhân viên làm ở nhà. Mấy toà cao ốc như nhà băng hay các cơ quan tài chính thứ dữ, nhân viên làm ở nhà. Khách sạn HT ở hơn trăm phòng, parking garage chỉ trên dưới 20 chiếc xe. Thử nghĩ một cách đơn giản, mình đang bị bệnh hành xấc bấc xang bang thì thiết tha hứng thú gì ăn uống, đi chơi, đi học, đi làm. Thành ra ngày nào còn Covid-19 hoành hành, dân tình bệnh hoạn tùm lum thì mọi chuyện khác thuộc hàng thứ yếu, dù chính quyền có cho mở cưả 100%, đố ai dám đi. DFW vắng tanh, cảnh buồn lắm, không ai dám nói chuyện với ai, nhiều nhà hàng còn đóng cưả, chỉ những tiệm bán thức ăn nhanh hay bình dân mở cưả lai rai. Viện bảo tàng mới mở cưả chỉ vài ngày trong tuần với thời gian hạn chế và số người vào xem cũng giới hạn ở mức 25%.




    Click image for larger version  Name:	DSC00036.jpg Views:	0 Size:	98.5 KB ID:	29611


    Dealey Plaza, một công viên không lớn lắm nhưng có điạ vị lịch sử, nằm trong khu West End cuả Dallas. Dealey Plaza được ví như cái nôi cuả Dallas, vì tại mảnh đất này, vào thưở ban đầu cuả thành phố, toà án, bưu điện, trạm xe lưả... nằm rải rác xung quanh, rồi từ đó phát triển rộng lớn tới ngày nay. Sau này con cháu chủ nhà hiến tặng khu này cho Dallas để xây công viên. Và để vinh danh dòng họ Dealey – nhà phát hành nhật báo nổi tiếng The Dallas Morning News, người đấu tranh cho Nhân quyền- người ta đặt tên công viên này là Dealey Plaza.



    Click image for larger version  Name:	DSC00143.jpg Views:	0 Size:	123.7 KB ID:	29612


    Hồi xưa Dealey Plaza là cưả ngỏ vào Dallas cho những ai đến từ phiá Tây, vì nó nằm ở West End cuả Dallas. Có ba con đường chính xuyên qua Dealey Plaza: Main, Commerce và Elm St. Cách đây hơn nưả thế kỷ, Tổng thống Kennedy bị ám sát tại đường Elm trong khu Dealey Plaza. Người ta sơn hai dấu X trên đường Elm, cách nhau chừng mươi thước, đánh dấu đó là nơi xe chở JFK bị trúng đạn. Về sau này, đây cũng là nơi dân chúng tụ tập biểu tình chống chiến tranh VN, đòi hỏi Dân Quyền... Và từ đó tới nay, du khách tới đây phần lớn để chiêm nghiệm những sự kiện lịch sử đó. Gần Dealey Plaza có Kennedy Memorial, chỉ là bốn bức tường thấp, phiá trên và bên trong để trống, tượng trưng cho tinh thần tự do cuả JFK.


    Click image for larger version  Name:	IMG_0587.jpg Views:	0 Size:	88.6 KB ID:	29613
    Kennedy Memorial



    Viện bảo tàng The Sixth Floor Museum, chổ Oswald đặt súng ám sát Tổng thống Kennedy mới mở cưả lại vài tháng nay vì nạn Covid. Bạn phải mua vé trước trên Internet và khách vào xem theo ngày giờ ghi trên vé. Thang máy đưa bạn lên lầu Sáu trưng bày hình ảnh, dữ kiện về gia đình Kennedy, những sự kiện quan trọng trong thời gian tham chính, nơi Oswald đặt súng bắn chết ông.... Lầu Bảy là nơi triển lãm tranh ảnh có liên hệ ít nhiều tới Kennedy. The Sixth Floor Museum không lớn lắm nhưng bạn cần vài tiếng hay trọn buổi sáng ở đây.


    Click image for larger version  Name:	IMG_0182.jpg Views:	0 Size:	129.6 KB ID:	29614



    Cách đây khá lâu, T mượn ở thư viện cuốn phim Thirteen Days dưạ trên sự kiện lịch sử. JFK mới lên ngôi chưa được hai năm, chiến tranh lạnh đang hồi gay cấn, Nga thấy JFK và chính quyền cuả ông còn non trẻ, đem hoả tiển tầm xa tới Cuba nhằm đe doạ, khiêu khích Hoa Kỳ. Các tướng lãnh trong Bộ Quốc phòng Mỹ, toàn những người muốn chiến hơn hoà, muốn diệu võ giương oai với Nga Sô, đánh chiếm luôn Cuba. JFK đã từng tham chiến trong Thế chiến thứ Hai, hiểu thảm hoạ cuả chiến tranh, e ngại nguy cơ cuả một Thế chiến nếu đối đầu với Nga bằng hoả lực. Ông muốn Nga rút hoả tiễn ra khỏi Cuba qua đường lối thương thuyết thay vì vũ trang và ông đã thành công sau mười ba ngày căng thẳng bằng giải pháp mong muốn. Có dịp bạn tìm xem Thirteen Days và những phim tài liệu liên quan đến sự kiện Cuban Missile Crisis để thấy thái độ điềm tĩnh nhưng cương quyết và sáng suốt cuả ông khi lèo lái con thuyền quốc gia qua cơn sóng dữ.







    Ở viện bảo tàng này, HT để ý đến những gì Kennedy sáng lập và để lại cho hậu thế hơn là vụ ông bị ám sát. JFK là vị tổng thống trẻ trung, bề ngoài thuộc loại 'Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.' nên nhiều người nghĩ kinh nghiệm giữ nước và dựng nước chắc cũng non nớt như tuổi đời cuả ông. Tuy thời gian tham chính ngắn ngủi chưa tới ba năm, nhưng ông đã cống hiến cho đất nước những tư tưởng mới mẻ, nhiều công trình cao đẹp, mà tầm ảnh hưởng còn lan toả tới tận ngày nay.

    Chương trình khám phá vũ trụ, đưa người thám hiểm mặt trăng, là điểm thăng hoa cuả NASA do JFK đề xướng và được sự hổ trợ cuả những chính phủ tiếp nối ông và còn vang vọng tới ngày nay và ảnh hưởng nhiều quốc gia trên thế giới.







    Một thế kỷ sau ngày giải phóng nô lệ, người da đen sinh ra và lớn lên ở xứ này vẫn chưa thực sự có được những điều ghi trong Hiến pháp: 'Mọi người sinh ra đều bình đẵng.' Người da trắng coi mình là giai cấp thượng đẵng, và dù đã ở vị trí thượng tôn mà họ còn sáng chế mọi luật lệ có lợi cho giai cấp da trắng để các chủng tộc khác không cách chi ngấc đầu lên nổi, và công quyền lúc bấy giờ toàn nằm trong tay dân da trắng (Jim Crow Laws). JFK với tinh thần phóng khoáng và tấm lòng nhân bản, kêu gọi người Mỹ nên thấy rằng Dân Quyền (Civil Rights) là vấn đề lương tri và hãy góp phần vào việc phát triển Dân Quyền. Nhờ sự cởi mở cuả chính quyền Kennedy, người da đen đã đứng lên đấu tranh cho Dân Quyền, những quyền mà ngày nay - chúng ta - những người tị nạn (bây giờ là 'Mỹ giấy') - may mắn được hưởng một phần nào đó. T coi phim Hidden Figures, The Help, The Long Walk Home, hay những phim tài liệu về đấu tranh Dân quyền ... mới thấy xã hội Mỹ ở thập niên 60s, nạn kỳ thị chủng tộc vẫn còn tồn tại và âm ĩ tới ngày nay.






    Từ đầu thế kỷ 20, nhất là trong hai trận Thế chiến, nhiều người Mỹ làm việc thiện nguyện, giúp đở những người kém may mắn ở những xứ nghèo khó, nhưng đó chỉ là những hoạt động có tính cách cá nhân chứ chưa có được một tổ chức rộng lớn, quy cũ, hay được sự hổ trợ cuả chính phủ. JFK sáng lập ra Đoàn Thanh Niên Thiện chí (The Peace Corps) trong tinh thần rộng rãi hơn câu nói bất hủ trong diễn văn nhậm chức: ''Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country." Ông kêu gọi thanh niên sinh viên Mỹ có trình độ học vấn và lòng nhiệt huyết (thường là những người đã qua ngưỡng cưả đại học, tham gia vào các công tác xã hội, làm việc thiện nguyện ở những nước chậm tiến, giúp đỡ dân chúng, nâng cao đời sống về kiến thức, vệ sinh, y tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, chăn nuôi trồng trọt.... nhờ đó phát triển nền hoà bình và tình hưũ nghị giưã Hoa Kỳ và các quốc gia nhỏ bé, hẻo lánh... Và đã có rất nhiều thanh niên tham gia chương trình này trong các thập niên vưà qua. Miền Nam VN vào những năm 60s, 70s đã từng được sự giúp đỡ cuả The Peace Corps, hay những ngày ở trại tị nạn trong những lớp Anh văn vỡ lòng (ESL), đánh máy, cắt may.... Thưở đó, hình ảnh Mỹ quốc với lòng nhân ái đón nhận và giúp đỡ những người trót sinh ra ở những nơi kém may mắn đã đem đến nhiều cảm kích trong lòng HT.







    Trên lầu bảy trình bày những hoạ phẩm về JFK. HT chú ý tới bức hình cuả hai ông bà. Đứng xa giống như hình chụp chân dung, tới gần mới thấy người nghệ sĩ dùng những bức hình bé li ti cuả ông ghép thành chân dung cuả bà và ngược lại.

    Người Mỹ đã một thời hãnh diện vị Tổng thống trẻ trung, lịch sự, nho nhã và Đệ nhất phu nhân cuả ông thật yêu kiều, đài các. Trong các Đệ nhất phu nhân cuả Mỹ quốc, T thích nhìn ngắm Jackie Kennedy với dáng dấp thanh tú cùng nụ cười khả ái và ngưỡng mộ Eleanor Roosevelt về nét đẹp tâm hồn.



    Click image for larger version  Name:	DSC00207.jpg Views:	0 Size:	103.1 KB ID:	29615
    ~ 0 ~
    Last edited by TrucLam; 08-24-2023, 07:48 PM.

  • #2
    Dallas Holocaust and Human Rights Museum (DHHRM)


    Viện bảo tàng Holocaust và Nhân Quyền cuả Dallas (Dallas Holocaust and Human Rights Museum - DHHRM), đối diện với The Sixth Floor Museum nên cũng nằm trong chương trình cuả HT ở Dallas. Viện bảo tàng khá lớn, ba tầng lầu, phòng chiếu phim, trình bày những sự kiện thời Thế chiến thứ Hai khi Hitler và Đức quốc xã xưng tụng sự thượng đẵng cuả người Đức, hô hào tiêu diệt những dân tộc, những phần tử trong xã hội, họ cho là thấp kém, bất lợi cho xứ sở cuả họ, đặc biệt là phong trào bài trừ và tiêu diệt người Do Thái. Đức quốc xã gom họ vào những trại tập trung, hành hạ, giết hàng loạt bằng nhiều hình thức dã man.


    Click image for larger version

Name:	DSC00045.jpg
Views:	115
Size:	91.8 KB
ID:	29616



    Nào tới giờ T thích đọc những quyễn sách, xem những cuốn phim dưạ trên các sự kiện lịch sử. Phim tài liệu đem tới người xem kiến thức, dữ kiện, những con số, cột móc thời gian, tuy chính xác nhưng khô khan và khó cảm được tâm tư cuả người trong cuộc ...Còn những quyễn sách, bộ phim dùng lịch sử làm bối cảnh cho mình thấy về cuộc sống cuả con người ở thời điểm đó, gieo vào lòng người xem sự phẩn nộ, lòng trắc ẩn, niềm hạnh phúc, cảnh hãi hùng, và để lại những suy tư có thể làm thay đổi lối sống hay lối suy nghĩ trước kia.... Bạn đọc có những tác phẩm ưng ý nào chăng theo chiều hướng này?


    Click image for larger version

Name:	DSC00215.jpg
Views:	121
Size:	91.1 KB
ID:	29617



    Khoảng cuối thập niên 1980, T say mê bộ phim dài nhiều tập 'The Winds of War' và 'War and Rememberance' trình chiếu trên đài truyền hình và sau này thỉnh thoảng mượn ở thư viện xem lại. Hai phim này lấy bối cảnh của thời Đệ Nhị thế chiến, kịch bản hay, toàn tài tử gạo cội đóng như Jane Seymour, Robert Mitchum...T nhớ cảnh ông chú và cô cháu gái khi đó bị gom vào 'ghetto' và chờ ngày vào trại tập trung. Hai người nói đến sự sống còn trong tình cảnh tuyệt vọng. Người chú nhắc cháu gái cuả mình là trong kinh Do Thái có câu: "Let yourself be killed, but do not kill." Phải chăng vì vậy mà người Do Thái không chống trả lại khi bị bắt gom vào trại tập trung? Họ có vẻ cam phận dù bị đối xử tàn nhẫn. Cả bộ phim dài ngoằn mà T chỉ nhớ câu nói này, thỉnh thoảng lại hiện ra trong đầu khi thấy ngày nay, người ta sở hữu súng đạn dễ dàng và xử dụng một cách bưà bãi. Gây gỗ với ai, xách súng ra bắn. Ghét điều gì đó, hay giận ai đó, xách súng ra bắn. Ai đụng tới tài sản cuả tui, xách súng ra thị uy. Sát hại nhau vì những chuyện lãng nhách. Ở thế kỷ 21 mà cảnh nồi da xáo thịt vẫn còn, nhất là khi có vũ khí trong tay một cách dễ dàng. Người ta đeo súng ống đạn dược nơi chợ buá, trường học, chổ biểu tình..., để làm gì? Để bảo vệ sinh mạng cuả mình hay để sẵn sàng nhả đạn vào người khác? Xã hội nào dùng bạo lực để trị an là một xã hội bất an.

    Thế chiến thứ Hai kết thúc, vấn đề Nhân Quyền và Dân Quyền được Liên Hiệp quốc khởi xướng và nhiều nước ủng hộ. Thế nhưng hơn nưả thế kỷ đã qua, Nhân Quyền và Dân Quyền vẫn chưa hiện hữu ở nhiều nơi trên thế giới, vẫn còn nhiều người nghĩ là chủng tộc mình hơn chủng tộc khác, dân tộc mình hơn dân tộc khác...




    Click image for larger version

Name:	DSC00218.jpg
Views:	116
Size:	115.0 KB
ID:	29618


    Từ DHHRM, T biết được chế độ độc tài và tội ác diệt chủng có bốn nhân tố: 1- Kẻ áp bức ở thế thượng phong, có quyền hành, vũ khí... 2- Nạn nhân là những người cô thế không được sự bênh vực cuả công lý, bởi vì luật lệ đang nằm trong tay kẻ mạnh. 3- Người ngoài cuộc, đứng trung lập: cho là không hại đến ai nhưng họ vô tình đem lại lợi thế cho đám độc tài áp bức chứ không giúp được gì cho nạn nhân. 4- Chỉ những người dám tranh đấu chống sự bất công, bênh vực người cô thế thì hoạ may Nhân quyền và Dân quyền mới không bị chà đạp. (oppressors, victims, bystanders, upstanders).


    Nhìn tấm bản đồ Âu châu thời Holocaust, chi chít những cây kim gắn trên đó, ghi dấu những trại tập trung cuả Đức lập ra để tiêu diệt Do Thái và những sắc dân mà họ cho là thấp kém mà rùng mình vì không ngờ nó nhiều như vậy.

    DHHRM trưng bày 'genocide' gần gũi với thế hệ cuả mình, những tội ác diệt chủng như các 'goulag' thời Lenine, Stalin ở Nga. 'Cách mạng văn hoá' cuả Mao trạch Đông ở Trung Cộng, Khmer Đỏ và những cánh đồng đầy xương người... Và hiện nay nhiều nơi trên thế giới, đám độc tài tìm cách khống chế hay tiêu diệt những người họ cho là không cùng chính kiến với họ dù cùng là một dân tộc với nhau như ở Myanmar, South Sudan, Iraq, Syria... (genocide).




    Click image for larger version

Name:	IMG_0286.jpg
Views:	97
Size:	383.7 KB
ID:	29619



    Đất nước nào đặt nền tảng tự do dân chủ dưa trên sự tản quyền, có lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách nghiêm chỉnh, như đứng vững trên cái kiềng ba chân này, mỗi chân có vị trí riêng cuả mình nhưng hổ trợ nhau (check and balance). Nếu hành pháp tạo vây cánh hay tìm cách lũng đoạn trong lập pháp hay tư pháp thì cái kiềng ba chân sẽ trở thành hai chân và sớm muộn gì nó sẽ tới tình trạng còn có một chân, tự do dân chủ sẽ gãy đổ mất, nó sẽ đưa đến chế độc tài, đảng trị, quân phiệt và diệt chủng vì nó gom vào một người, một nhóm người, một đảng phái.

    TB: Nhân nói đến những tác phẩm nghệ thuật có bối cảnh lịch sử. T yêu thích những bộ trường thiên tiểu thuyết như Giòng Sông Thanh Thuỷ cuả Nhất Linh, Xóm Cầu Mới - Nhất Linh, Khu Rừng Lau - Doãn quốc Sỹ, Muà Biển Động - Nguyễn Mộng Giác, Cuốn Theo Chiều Gió - Margaret Mitchell, The Winds of War và War and Remembrance - Herman Wouk. Trong đó Khu Rừng Lau cho T mường tượng tâm tình cuả những người trẻ tuổi thuộc thế hệ cha anh và Muà Biển Động cho T thấy lại xã hội miền Nam VN một quãng thời gian dài từ thời tuổi thơ cuả mình cho tới ngày xuống ghe vượt biển.

    Phim: Cội Rễ (Roots - cái nhìn về sự nô lệ qua nhãn quan cuả người da đen), North and South (cái nhìn về vấn đề nô lệ dưới nhãn quan cuả người da trắng), Gone With the Wind, Into the West, Holocaust, The Winds of War, War and Remembrance, ... và rất nhiều phim nưã, kể không hết.

    ~ 0 ~
    Last edited by TrucLam; 08-24-2023, 08:51 AM.

    Comment


    • #3
      Dallas, Fort Worth Landmarks



      HT có vài ngày lang thang ở những 'landmarks' ở Dallas. City Hall bề thế mà nay cưả đóng then cài, để lại bên ngoài cái sân rộng thênh thang không một bóng người.


      Click image for larger version  Name:	DSC00083.jpg Views:	0 Size:	92.5 KB ID:	29620
      Dallas City Hall



      Dallas Museum of Art (DMA) là Viện bảo tàng Nghệ thuật trong 'downtown' Dallas, vào cưả không tính tiền nhưng phải ghi danh trên 'internet' ngày giờ mình muốn xem vì nạn Covid hiện nay. DMA được thành lập cách đây hơn thế kỷ mà coi bộ còn mới lắm, khá lớn và có nhiều hoạ phẩm danh tiếng từ Âu sang Á, đồ gốm, đồ đồng, nhiều bức tranh thêu, móc rất sắc sảo..., có điều không thấy VN ... Hôm đó T ngắm nghiá mấy bức tranh nét vẽ hoa mỹ ghi là vẽ bằng 'pastel on the paper'. Anh H. nói với T: 'Hồi trước VN mình gọi nó bằng cái tên rất đẹp là 'phấn tiên'.



      Click image for larger version  Name:	DSC00338.jpg Views:	0 Size:	73.3 KB ID:	29621 ... Click image for larger version  Name:	DSC00342.jpg Views:	0 Size:	182.9 KB ID:	29622



      Click image for larger version  Name:	DSC00374.jpg Views:	0 Size:	84.9 KB ID:	29623



      Gần đó có Klyde Warren Park, quanh mảnh vườn nhỏ này là những toà 'building' cao nghệu giưã lòng thành phố.



      Click image for larger version  Name:	DSC00134.jpg Views:	0 Size:	144.6 KB ID:	29624

      Thanksgiving Square như một mảnh vườn nhỏ cho khách nghỉ chân, có 'chapel' cho bạn cầu nguyện, hay dòng nước rơi êm nhẹ vào hồ. Khuôn viên tuy nhỏ, nhưng đã có nhiều nhân vật nổi tiếng ghé qua Tổng thống Ford, Đức Dalai Lama, bà Rosa Parks, Tổng thốngGeorge H.W. Bush...


      Click image for larger version  Name:	DSC00298.jpg Views:	0 Size:	126.7 KB ID:	29625... Click image for larger version  Name:	DSC00277.jpg Views:	0 Size:	124.4 KB ID:	29626



      AT&T Discovery District: nghe nói phí tổn xây dựng khu này cả 100 triệu, rất 'hi-tech', gần xong thì nạn Covid tới nên chưa khánh thành. Nhiều nhà hàng, khu mua sắm và nơi giải trí đã hoàn tất, nhưng mở cưả giới hạn, khung cảnh khá đẹp, và không đông đảo nên du khách có thể ngồi ngắm phố phường một cách thoải mái.



      Click image for larger version  Name:	DSC00121.jpg Views:	0 Size:	144.3 KB ID:	29627



      Đại học SMU (Southern Methodist University) cách 'downtown' Dallas không xa lắm, HT lấy 'DART rail' tới đó. Trường thành lập cách đây hơn thế kỷ và được mệnh danh là trường nhà giàu vì nó còn có 'nick name' là Southern Millionaires University. Ở Mỹ những trường đại học danh tiếng, học phí đắt đỏ, điều kiện trúng tuyển gắt gao, đào tạo nhân tài cho thế giới nhờ hai loại sinh viên, người có tài và kẻ có tiền. Đám có tiền thuộc loại gia đình giàu có, nhưng học hành không ra gì 'cúng dường' (donation) những món tiền khổng lồ để con em mình lấy bằng cuả trường về lộng kiếng. Nhà trường nhờ tiền 'donation' mới trang trải chi phí cho những sinh viên thông minh xuất chúng có cơ hội học hành tới nơi tới chốn, nghiên cứu và sáng chế nhiều công trình hưũ ích cho nhân loại và đem tiếng thơm về cho trường.


      Click image for larger version  Name:	285639_original.jpg Views:	0 Size:	329.0 KB ID:	29628
      SMU


      Kế bên SMU là Viện bảo tàng cuả tổng thống George W. Bush (Bush con) tiếc là đang đóng cưả vì nạn Covid, cỏ mục um tùm không người cắt tiả, coi buồn hết sức.

      Fort Worth có khu phố ' Fort Wort Stockyards', ngày hai bận sáng chiều có cao bồi Texas dẫn bò (long horn) đi lểu nghểu cho du khách coi, nay bò bị nhốt trong chuồng và du khách bị riềng chân, vì Covid-19 đang lểnh nghểnh đầy phố.




      Click image for larger version  Name:	DSC00703.jpg Views:	0 Size:	146.7 KB ID:	29629




      Phố xá Dallas - Fort Worth, hiện giờ chỉ thấy người vô gia cư thì nhiều vì những công việc nằm trong 'downtown' nay phần lớn làm ở nhà, du khách thưa thớt, phố xá vắng tanh. Trong muà đại dịch, HT tới những thành phố đông đúc hay những xóm làng thưa thớt chỉ thấy một màu ảm
      đạm.




      Click image for larger version  Name:	DSC00673.jpg Views:	0 Size:	186.7 KB ID:	29630


      ~ 0 ~
      Last edited by TrucLam; 08-24-2023, 09:07 AM.

      Comment


      • #4

        Lawton - Oklahoma


        Có một bài hát cuả The Beatles mà T rất thích lời ca

        There are places I'll remember,
        All my life though some have changed.
        Some forever not for better,
        Some have gone and some remain,
        All these places had their moments.
        With lovers and friends I still can recall.
        Some are dead and some are living.
        In my life I've loved them all.


        Sau một năm rưởi lêu bêu ở các trại tị nạn, T mừng hết lớn khi nghe văn phòng Cao Uỷ Tị Nạn LHQ kêu tên mình lên ký giấy nợ (tiền vé máy bay đi Mỹ $498 do cơ quan từ thiện ứng trước, sau này khi qua Mỹ, mình trả lại). Ôi, vui mừng vui, quá vui!!! Vậy là sắp đến thiên đàng nơi hạ giới rồi. Vì đi 'sponsor' chùa nên tới lúc ký giấy nợ mới biết do hội CWS (Church World Service) bảo lãnh về thành phố Lawton thuộc tiểu bang Oklahoma. Cả thành phố lẫn tiểu bang là những cái tên quá xa lạ với T. Có người quen, am hiểu về nước Mỹ nói: 'Trời ơi, tiểu bang đó toàn mọi Da Đỏ không hà.' làm lòng T hoang mang hết sức vì sợ mình gặp 'sponsor lủng', chừng đó không phải là thiên đàng nơi hạ giới mà là điạ ngục chốn trần gian thì tiêu đời hoa, nên trong chuyến đi Mỹ định cư, những người có gia đình bảo lãnh họ hớn hở ra mặt, còn T thì lo sao quá xá là lo.




        Click image for larger version  Name:	DSC00477.jpg Views:	0 Size:	72.6 KB ID:	29631



        Sau gần tuần lễ, từ buổi sáng rời bến tàu ở trại tị nạn Galang, xuống ghe một đi không trở lại, tới trại tị nạn Singapore ở đó vài hôm chờ chuyến đi, rồi lên máy bay đi Mỹ. Nhập cảnh ở phi trường Oakland tiểu bang California, ở trại Hamilton hai ngày trước khi đi thêm hai chuyến bay nưã tới Lawton - OK. Lúc ở phi trường bên California thì có người trong cơ quan thiện nguyện dẫn tới 'gate' chờ lên máy bay. Tới phi trường Dallas, nó lớn quá xá quà xa, ra khỏi phi cơ mà không biết làm sao để tới được 'gate' lên máy bay đi Lawton. Níu đại áo ông phi công, thì ông dẫn tới nhân viên cuả hãng máy bay nhờ người ta giúp giùm. Tới được 'gate' chờ đi Lawton thì nghe trên 'speaker' chữ được chữ không là máy bay bị 'delay', khi nào họ thông báo thì đi. Trời ạ, giờ giấc ăn ngủ trật cù chià, ruột gan rối bời, thiệt có lúc, thiếu điều muốn xiủ. Cuối cùng thì cũng tới được Lawton.
        Click image for larger version  Name:	DSC00615.jpg Views:	0 Size:	220.2 KB ID:	29632



        Phi trường Lawton nhỏ xiú, vưà xuống cầu thang máy bay, còn ngơ ngác, mong có người ra đón, thì gặp ngay cô Sue bước tới nhận diện, chắc nhờ bảng tên trên áo và cái túi xách IOM (International Organization for Migration.) Cô còn trẻ, dáng cao lớn, bình dị, vận 'sarong', đi với mấy đưá bé Miên-Lào ra đón. Sue làm việc cho nhà thờ, chuyên đón người tị nạn ở phi trường, chở đi làm giấy tờ, giúp xin phúc lợi cho người mới tới Mỹ định cư ..., tất cả đều nhờ vào chiếc xe cũ kỹ cuả cô. Sue mới ngoài hai mươi, cở tuổi T, mộng ước được làm việc tại các trại tị nạn vùng Đông Nam Á nên cô học tiếng Việt qua những cuốn sách Việt ngữ không biết có từ đâu, nói được chút đỉnh tiếng Miên, Lào. T mong cô được như ý.



        Click image for larger version  Name:	DSC00617.jpg Views:	0 Size:	118.1 KB ID:	29633




        Blessed Sacrament Catholic Church và cha Robnett bảo lãnh khá nhiều dân tị nạn Việt Miên Lào tới định cư tại thành phố Lawton từ 1975 và nhiều năm sau đó. Người tị nạn sống xúm xít quanh nhà thờ, có món gì ngon, mang qua nhà thờ, cha thích lắm. Người Miên Lào đi có gia đình với nhau, người Việt ở đây phần lớn cũng vậy. Chỉ có khoảng năm sáu thanh niên độc thân được nhà thờ bảo lãnh mướn cho một phòng, các anh này ở chung với nhau, T có ghé qua thăm thấy cũng thảm lắm. Riêng T là nữ độc thân duy nhất lúc ấy nên cha gửi cho T ở với Sue. Lawton là thành phố nhỏ, chỉ có căn cứ quân sự Fort Sill là đáng kể, chứ hãng xưởng không nhiều, nên dân tị nạn chỉ ở đó một thời gian rồi ai nấy kiếm cách dọn về những thành phố lớn, dễ kiếm việc làm hơn.
        Click image for larger version  Name:	DSC01016.jpg Views:	0 Size:	172.3 KB ID:	29634




        T ở với Sue một thời gian ngắn tới khi nhà thờ mướn cho T một phòng nhỏ để ở. Căn nhà chính có gia đình ông bà Châu gần mười người ở, T trụ trì một phòng nhỏ bên hông phiá sau nhà, cưả vào riêng, có giường, tủ lạnh, nhà tắm và một bếp nhỏ nấu ăn, sân phơi quần áo phiá sau. Phòng cuả T cũ kỹ, không máy lạnh, kính cưả sổ bị bễ nhưng sao lúc đó không thấy lo ngại gì. Băng qua đường là siêu thị, đi bộ cở 10 phút là tới lớp Anh văn buổi tối ở nhà thờ do thầy Steve dạy cho đám tị nạn, chợ K-Mart cách nhà nưả tiếng đi bộ nếu mua quà gửi về VN, và bưu điện cũng không xa mấy. Thật là tiện cho T. Có điều sau vài tháng ở đây mới thấy, không xe, không điện thoại và muà Đông đang tới thì khó mà kiếm việc làm. Thành ra khi liên lạc được với mấy người bạn cùng ghe, T từ giã Lawton đi Houston - Texas kiếm cơm.




        Click image for larger version  Name:	DSC01019.jpg Views:	0 Size:	72.4 KB ID:	29635




        Thời gian như vó câu qua cửa, thoắt một cái, đã 20 năm, năm 2002 trở lại Lawton có thêm hai đưá con đi cùng. Lawton vẫn không phát triển thêm, gian nhà cũ ngày trước, giờ càng cũ hơn. Cha Robnett viên tịch đã lâu. Những người quen ngày đầu ở Mỹ không còn ở nơi xưa.

        Muà Thu năm nay 2020, Covid-19 cản trở những chuyến đi xa, HT đi Lawton gần tuần lễ. Kỳ này đóng đô ở Lawton và 'day trip' vài 'state parks' quanh vùng, cho biết thêm một chút mảnh đất cuả những ngày đầu tiên ở Mỹ, tới bờ hồ khi xưa cô Sue chở T và đám con nít Miên đi hóng gió cuối tuần.



        Click image for larger version  Name:	DSC00572.jpg Views:	0 Size:	135.0 KB ID:	29636





        À, từ nào giờ hầu như chưa gặp người Da Đỏ ở Oklahoma như lời người ở trại tị nạn khi xưa nói, ở nơi khác thì có. Tiểu bang Oklahoma không có gì đặc biệt cho lắm ngoài hai thành phố lớn như Oklahoma City hay Tulsa mà sau này HT có dịp ghé tới. Lawton vẫn dặm chân tại chổ, không phát triển gì hơn. HT ghé khu 'shopping' chính cuả thành phố, có tiệm phở cuả người Việt nhưng họ chỉ ở đây khoảng chục năm đổ lại. Tới trường đại học Cameron mà hồi đó nhà thờ dặn T đợi đủ năm thì tới xin học, trường nhỏ và dễ thương. Siêu thị gần nhà nay không còn nưã. Tiệm K-Mart nay là Walmart. Nhà thờ vẫn đẹp như ngày nào, những ngôi nhà khi xưa trên những con đường đã quen đi lại lắm lần, giờ cũng không thấy lạ, chỉ có vẻ bệ rạc hơn thời T mới tới. Khu 'mall' chính cuả thành phố, thưở ấy được mấy người VN qua trước dắt đi cho biết, sao mà lộng lẫy, rộn ràng và đèn đuốc sáng choang, giờ thấy nó nhỏ xiú và buồn thiu. Hương xưa ngày cũ giờ lãng đãng hiện về.



        Click image for larger version  Name:	DSC01033 (2).jpg Views:	0 Size:	98.0 KB ID:	29637



        ~ 0 ~
        Last edited by TrucLam; 08-24-2023, 07:46 PM.

        Comment

        Working...
        X