BÀI HỌC CÁI TÁT CỦA ÔNG GIÁO LÀNG
Nhân gần đây trên mạng xã hội lùm xùm việc thầy cô tát trò, trò trò tát nhau, tôi nhớ về bài học ngày xưa...
Tôi bắt đầu đi học lớp Năm (lớp 1 bây giờ) đã cách nay gần 60 năm tại một ngôi trường làng chỉ vỏn vẹn có ba lớp học Năm, Bốn, Ba (lớp 1, 2, 3). Thầy lớp 1 là một ông giáo lớn tuổi, gương mặt nghiêm khắc, nhưng khi thầy cười thì trông thầy rất hiền, đó là nhận xét ban sơ của lũ trẻ con chúng tôi ngày đầu tiên cắp sách đến trường.
Rất lạ, bài học đầu tiên là thầy kêu tất cả lớp đứng lên, dùng tay phải tự tát vào má bên trái và tay trái tự tát vào má bên phải, tát ba lần thật đau. Khi cả lớp làm xong, còn ngẩn ngơ thì ông nói:
“Chúng ta đi học để làm gì? để biết chữ. Biết chữ để làm gì? để đọc sách thánh hiền. Đọc sách thánh hiền để làm gì? để biết rõ đúng sai. Biết phân biệt đúng sai để làm gì? để làm việc tốt, tránh làm việc xấu. Như vậy các con sẽ trở thành người tốt, hữu ích cho xã hội. Nhưng cuộc đời không bao giờ trọn vẹn cả. Có khi chúng ta vấp phải làm việc xấu thì các con phải dùng tay tự tát vào mặt mình thật đau để cảnh tỉnh, và khi làm được việc tốt thì cũng vỗ tay để tự khích lệ mình. Tạo hoá cho các con có đôi má phải trái, có đôi tay phải trái và đi học là để nhận biết phải trái, để hành động biết tự thưởng phạt răn mình”
Ngoài đời kia còn đầy rẫy những việc giả dối, đúng sai. Xã hội hiện nay đang ngày càng bị biến dạng về đạo đức, việc làm đúng có khi bị bóp méo thành sai, việc làm sai có khi được vỗ tay thành đúng...ảnh hưởng đến mọi người chứ không riêng gì các thầy cô, những người đang hi sinh làm công việc đưa đò. Nên cần lắm mái trường phải là tấm gương đầu tiên dạy cho trẻ nhận biết, phân biệt đúng thật và sai thật.
Năm tháng trôi đi, lũ trẻ ngày xưa đã trở thành ông thành bà, tóc trên đầu đã bạc màu sương muối, và mỗi khi nhìn thấy ngôi trường tiểu học là tôi nhớ về bài học “Cái tát” của người thầy đầu tiên: Hãy tự tát mình trước khi người khác tát mình!
LPQ
Tịnh Biên, 18/5/2019
Nhân gần đây trên mạng xã hội lùm xùm việc thầy cô tát trò, trò trò tát nhau, tôi nhớ về bài học ngày xưa...
Tôi bắt đầu đi học lớp Năm (lớp 1 bây giờ) đã cách nay gần 60 năm tại một ngôi trường làng chỉ vỏn vẹn có ba lớp học Năm, Bốn, Ba (lớp 1, 2, 3). Thầy lớp 1 là một ông giáo lớn tuổi, gương mặt nghiêm khắc, nhưng khi thầy cười thì trông thầy rất hiền, đó là nhận xét ban sơ của lũ trẻ con chúng tôi ngày đầu tiên cắp sách đến trường.
Rất lạ, bài học đầu tiên là thầy kêu tất cả lớp đứng lên, dùng tay phải tự tát vào má bên trái và tay trái tự tát vào má bên phải, tát ba lần thật đau. Khi cả lớp làm xong, còn ngẩn ngơ thì ông nói:
“Chúng ta đi học để làm gì? để biết chữ. Biết chữ để làm gì? để đọc sách thánh hiền. Đọc sách thánh hiền để làm gì? để biết rõ đúng sai. Biết phân biệt đúng sai để làm gì? để làm việc tốt, tránh làm việc xấu. Như vậy các con sẽ trở thành người tốt, hữu ích cho xã hội. Nhưng cuộc đời không bao giờ trọn vẹn cả. Có khi chúng ta vấp phải làm việc xấu thì các con phải dùng tay tự tát vào mặt mình thật đau để cảnh tỉnh, và khi làm được việc tốt thì cũng vỗ tay để tự khích lệ mình. Tạo hoá cho các con có đôi má phải trái, có đôi tay phải trái và đi học là để nhận biết phải trái, để hành động biết tự thưởng phạt răn mình”
Ngoài đời kia còn đầy rẫy những việc giả dối, đúng sai. Xã hội hiện nay đang ngày càng bị biến dạng về đạo đức, việc làm đúng có khi bị bóp méo thành sai, việc làm sai có khi được vỗ tay thành đúng...ảnh hưởng đến mọi người chứ không riêng gì các thầy cô, những người đang hi sinh làm công việc đưa đò. Nên cần lắm mái trường phải là tấm gương đầu tiên dạy cho trẻ nhận biết, phân biệt đúng thật và sai thật.
Năm tháng trôi đi, lũ trẻ ngày xưa đã trở thành ông thành bà, tóc trên đầu đã bạc màu sương muối, và mỗi khi nhìn thấy ngôi trường tiểu học là tôi nhớ về bài học “Cái tát” của người thầy đầu tiên: Hãy tự tát mình trước khi người khác tát mình!
LPQ
Tịnh Biên, 18/5/2019
Comment