Announcement

Collapse
No announcement yet.

Phân tích, Tham khảo, Bình luận về Cuộc chiến Ukraine-Russa, Khối Nato, Thế giới và Hoa kỳ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Slovakia nhận tên lửa phòng không Mỹ Patriot để chuyển tên lửa Liên Xô S-300 cho Ukraina

    Click image for larger version

Name:	2022-03-22_Patriot.jpg
Views:	43
Size:	80.7 KB
ID:	26684
    Dàn tên lửa MIM-104 Patriot đất đối không, gần sân bay Rzeszow-Jasionka, Ba Lan. Ảnh chụp ngày 16/03/2022. REUTERS - FABRIZIO BENSCH

    Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ đang được chuyển đến Slovakia, theo thông báo hôm Chủ Nhật 20/03/2022 của bộ trưởng Quốc Phòng Slovakia, Jaroslav Nad. Việc Mỹ chuyển tên lửa Patriot đến Slovakia dường như mở đường để Slovakia giao cho Ukraina hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Liên Xô chế tạo nhằm giúp Ukraina đối phó với quân đội Nga.

    Trong tuần qua Slovakia đã tuyên bố có thể chuyển cho Ukraina hệ thống tên lửa phòng không S-300 được chế tạo từ thời Liên Xô, với điều kiện Slovakia phải nhận được tên lửa thay thế để tránh làm suy yếu an ninh của NATO. Hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà một số nước cộng sản cũ, trong đó có Slovakia và Bulgari, sở hữu, được xem là loại vũ khí lý tưởng cho Ukraina chống Nga, bởi quân đội Ukraina đã quen với hệ thống này.
    Trên Facbook, bộ trưởng Quốc Phòng Slovakia, Jaroslav Nad, khẳng định « những đơn vị đầu tiên chịu trách nhiệm triển khai hệ thống phòng không Patriot đang dần đến CH Slovakia. Quy trình sẽ được tiếp diễn trong những ngày tới đây (…) Hệ thống Patriot không thay thế hệ thống S-300 của Liên Xô trước đây, nhưng là một phần bổ sung trong công tác bảo vệ không phận của CH Slovakia ».
    Bộ trưởng Quốc Phòng Slovakia cũng nhấn mạnh S-300 trong tương lai không còn phù hợp với lực lượng vũ trang Slovakia do đã cũ, kỹ thuật và khả năng phòng không đều không đủ tốt. Slovakia cũng tránh phụ thuộc vào Nga : không thể chấp nhận khả năng hợp tác quân sự trong tương lai với chế độ đã vô cớ tấn công xâm lược Ukraina. Theo bộ trưởng Jaroslav Nad, Slovakia muốn thay thế S-300 bằng một hệ thống khác có khả năng bảo vệ đất nước tốt hơn và tương thích với hệ thống của các đồng minh.

    Tạm thời tên lửa Patriot được triển khai tại căn cứ quân sự Sliac của Slovakia, chính quyền cũng đang tham vấn giới chuyên gia về các địa điểm khác để đạt được khả năng phòng không lớn nhất cho cả nước. AFP nhắc lại hôm thứ Sáu 18/03, Hà Lan thông báo sẽ triển khai một hệ thống tên lửa Patriot ở căn cứ Sliac, miền trung Slovakia. Đức cũng khẳng định sẽ chuyển hai hệ thống tên lửa Patriot cho Slovakia.
    Trong khi đó, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, Tần Cương (Qin Gang), hôm 20/03 khẳng định Bắc Kinh không hỗ trợ quân sự cho Nga, nhưng không nói rõ có tiếp tục như vậy trong tương lai hay không.

    Have a nice day!!

    Comment


    • #17
      Tên lửa siêu thanh Nga có thay đổi cục diện chiến tranh ở Ukraina?

      Click image for larger version

Name:	2022-03-22_tenlua.jpg
Views:	43
Size:	50.3 KB
ID:	26686
      Phi cơ Nga Mig-31K mang tên lửa siêu thanh không đối đất Kinjal xuất hiện trong cuộc duyệt binh mừng ngày Chiến thắng phát xít, Matxcơva, ngày 09/05/2018. © Wikimedia

      Trong hai ngày, 19 và 20/03/2022, chính quyền Nga tuyên bố hai lần sử dụng tên lửa siêu thanh Kinjal để tấn công vào hai « vị trí chiến lược » của quân đội Ukraina. Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng loại vũ khí đáng sợ, mà hiện tại phương Tây chưa có phương tiện để ngăn chặn. Việc Matxcơva dùng tên lửa siêu thanh có ý nghĩa gì ? Có khả năng làm thay đổi cục diện chiến tranh không ?

      Sau một thời gian hơn ba tuần lễ đầu sử dụng các vũ khí quy ước, chủ yếu với thiết giáp, hỏa tiễn thông thường, không quân, quân đội Nga chuyển sang loại vũ khí nằm ở ranh giới vũ khí thông thường - « vũ khí răn đe », tức vũ khí có mức độ hủy diệt kinh hoàng, chỉ dùng để đe dọa đối phương chứ không để sử dụng. Nếu như nhiều chuyên gia khẳng định việc Nga dùng tên lửa siêu thanh có tác động trước hết về tâm lý, gây sợ hãi, mất tinh thần là chính, một số khác lo ngại việc sử dụng loại vũ khí này có thể làm thay đổi ít nhiều cục diện, ít nhất cũng để ngỏ khả năng khiến cường độ cuộc chiến gia tăng, và nhiều diễn biến khó đoán định.
      Đổi hướng bất ngờ, khó phát hiện, độ chính xác cao

      Trong những năm gần đây, Nga được coi là đã đi trước một bước so với phương Tây trong việc phát triển tên lửa siêu thanh tầm ngắn và tầm trung, thứ vũ khí có thể cùng lúc mang đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân. Nga hiện sở hữu hai loại tên lửa siêu thanh, Zirkon và Kinjal. Zirkon có tầm bắn 1.000 km, được trang bị cho tàu chiến và tàu ngầm. Loại tên lửa Kinjal mà quân Nga cho biết vừa sử dụng, hiện được trang bị cho các chiến đấu cơ MIG-31.
      Theo BFM TV, năm 2018, loại tên lửa Kinjal được thực nghiệm thành công, bắn trúng các mục tiêu ở khoảng cách hơn 1.000 cây số. Tên lửa siêu thanh này có tầm bắn đến 3.000 km, với vận tốc tối đa 12.000 km giờ. Điểm đặc biệt đáng sợ khiến loại vũ khí tốc độ siêu nhanh này gần như không thể phát hiện và đánh chặn được, là tên lửa có thể đổi hướng bất ngờ, có thể bay ờ độ cao rất thấp, hoặc bay vọt lên rất cao, khiến các hệ thống ra đa trở nên gần như bất lực.
      Áp đảo tâm lý

      Tạo thế áp đảo về tâm lý trên chiến trường trong một giai đoạn mà Nga có nguy cơ bị cô lập trên trường quốc tế do cuộc xâm lăng tàn bạo tại Ukraina, bù lấp lại lượng tên lửa tầm ngắn và tầm trung thông thường, bị cạn kiệt do sử dụng, hay thử phản ứng của phương Tây…. Có nhiều lý do khiến Nga quyết định huy động loại vũ khí độc nhất vô nhị này vào giai đoạn chiến tranh hiện nay.
      Trả lời ban Quốc tế đài RFI, tướng Dominique Trinquand, cựu chỉ huy lực lượng Pháp của Liên Hiệp Quốc, giải thích là loại vũ khí này không mang lại một lợi thế chiến lược thực sự cho Nga, nhưng « có tác dụng tức thời về mặt tâm lý ». Tuy nhiên theo vị tướng Pháp, loại vũ khí rất hiện đại này Nga không có nhiều về số lượng, và việc sử dụng chúng không làm thay đổi chiều hướng chiến tranh.
      Che lấp điểm yếu của quân Nga trên chiến trường

      Mục tiêu khác của việc sử dụng vũ khí này, theo tướng Trinquand, là che lấp những nhược điểm lộ rõ của quân đội sau hơn ba tuần chiến tranh đầu tiên. Nga sử dụng tên lửa siêu thanh để bù lấp thiếu hụt về hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung thông thường, cũng là ý kiến được chuyên gia về an ninh Héloise Fayet (Viện Quan hệ Quốc tế Pháp Ifri) chia sẻ trên France Info. Việc Nga phải sử dụng tên lửa siêu thanh, được coi ít nhiều là loại vũ khí răn đe vào cuộc chiến tranh thông thường hiện nay có thể là dấu hiệu cho thấy quân đội Nga không có đủ khả năng « kiểm soát hoàn toàn bầu trời », và phòng không Ukraina vẫn còn có khả năng gây tổn thất cho quân xâm lược.
      Quân đội Nga, sau ba tuần chiến tranh bộc lộ rõ đầy đủ các nhược điểm trên chiến trường, từ hậu cần đến khả năng tác chiến, tình báo, phương tiện…, nay với tên lửa siêu thanh muốn tỏ ra vượt trội so với phương Tây ít nhất cũng về loại vũ khí đặc biệt, mà Nga được coi là có phần đi trước phương Tây hẳn một bước.
      Phô trương vũ khí vượt trội

      BFM TV dẫn lời cựu thứ trưởng Quốc Phòng Nga Andre Kartapolov, chủ tịch Ủy Ban Quân Lực Hạ Viện Nga, tỏ ra rất coi thường khả năng hiện tại của phương Tây trong việc đối phó với các loại tên lửa siêu thanh của Nga, do đầu tư không đủ. Theo cựu thứ trưởng Quốc Phòng Nga, một chùm tên lửa siêu thanh Zirkon bắn từ tầu ngầm hoặc từ chiến hạm trên biển có khả năng hủy diệt nhiều tầu sân bay Mỹ.

      Bộ Quốc Phòng Mỹ dự kiến chỉ hoàn thiện tên lửa siêu thanh vào năm 2024, tên lửa siêu thanh trang bị cho tầu ngầm dự kiến chỉ đến năm 2028. Chỉ đến tháng 11 năm ngoái, Mỹ mới bắt đầu đặt hàng ba tập đoàn Raytheon, Lockheed Martin và Northrop Grumman phát triển hệ thống tên lửa chống hỏa tiễn siêu thanh, trị giá 60 triệu euro.
      Trắc nghiệm phản ứng của phương Tây

      Việc trắc nghiệm phản ứng của phương Tây có lẽ là một mục tiêu hàng đầu của Nga. Trên đài France 2, chuyên gia quân sự Xavier Tyteman nêu ba lý do khiến Nga sử dụng loại vũ khí đặc biệt này. Thứ nhất là để cảnh cáo Hoa Kỳ về sức mạnh của Nga, dội một gáo nước lạnh vào nỗ lực của Mỹ tăng cường hỗ trợ khả năng phòng không của quân đội Ukraina. Thứ hai là kiểm tra khả năng sử dụng tên lửa siêu thanh trong hoàn cảnh chiến tranh thực, và thứ ba, với loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân này, một lần nữa nhắc lại răn đe sử dụng vũ khí nguyên tử.
      Loại vũ khí siêu thanh, vốn vẫn được coi là nằm trong hệ thống vũ khí chiến lược mang tính răn đe, có thể nói đang tạo ra một bước ngoặt trong học thuyết quân sự của các đại cường nguyên tử. Việc đưa vũ khí siêu thanh vào sử dụng trong chiến tranh quy ước, khiến nguy cơ chiến tranh trở nên quyết liệt hơn, khốc liệt hơn. Việc Nga chính thức đưa vào sử dụng tên lửa siêu thanh trong chiến tranh tại Ukraina có thể coi là một cái mốc, thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang mới giữa các cường quốc.
      Chuyên gia Héloise Fayet (Viện Ifri) nhận định, phương Tây không phản ứng gì sau đợt tấn công đầu tiên với tên lửa siêu thanh. Nhưng nếu Matxcơva một lần nữa sử dụng loại tên lửa Kinjal này thì sẽ là chuyện khác.

      Have a nice day!!

      Comment


      • #18
        Stinger, Javelin và NLAW: Tên lửa phương Tây thành ác mộng cho Nga tại Ukraina

        Click image for larger version

Name:	2022-03-22_Stinger.jpg
Views:	41
Size:	159.4 KB
ID:	26688
        Ảnh minh họa: Thủy quân lục chiến Mỹ tập phóng tên lửa Stinger tại trại Capu Midia, trên bờ Biển Đen ở Rumani, ngày 20/03/2017. AP - Vadim Ghirda

        Trực thăng võ trang bị bắn rơi, rất nhiều chiến xa bị phá hủy… từ khi mở cuộc tấn công vào Ukraina từ hôm 24/02/2022, dù mạnh hơn gấp bội đối phương, quân đội Nga đã không tránh được những thiệt hại đáng kể về vật chất và con người. Ukraina trì hoãn được bước tiến của Quân Đội Nga nhờ việc lực lượng võ trang của họ đã được phương Tây cung cấp nhiều loại tên lửa rất thuận tiện cho chiến tranh du kích, từ tên lửa chống tăng Javelin, NLAW, cho đến tên lửa phòng không Stinger.

        Nhật báo Pháp Le Figaro ngày 05/03 đã trích dẫn nguồn tin từ chính quyền Ukraina hôm 02/03 cho biết là gần 60 xe tăng và hơn 355 quân xa của Nga bị phá hủy để cho rằng các loại tên lửa khác nhau mà phương Tây ráo riết viện trợ cho Kiev đang trở thành ác mộng cho Quân Đội Nga tại Ukraina.
        Từ ngày Nga xua quân tấn công vào Ukraina, các quốc gia phương Tây đã liên tiếp loan báo quyết định chi viện vũ khí cho chính quyền Kiev, đặc biệt là là loại tên lửa phòng không Stinger và tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ hay NLAW của một liên doanh Anh-Thụy Điển.
        Stinger từng chứng tỏ khả năng bắn hạ phi cơ Nga tại Afghanistan
        Ngoài Hoa Kỳ, nước đã đi đầu trong việc trang bị vũ khí Ukraina ngay từ trước khi cuộc chiến bùng lên, nước Đức chẳng hạn, vào tuần trước, đã phá bỏ cấm kỵ có từ thời sau Thế Chiến Thứ Hai để quyết định gửi 500 tên lửa Stinger cho Ukraina, với 2.700 chiếc khác sẽ được chuyển giao thêm. Trước Đức, Hà Lan cũng loan báo quyết định sẽ cung cấp càng sớm càng tốt cho Ukraina 200 tên lửa Stinger.

        Hiệu quả của tên lửa phòng không Stinger do Mỹ sản xuất rất đáng sợ. Trong cuộc chiến tranh Afghanistan trước đây, không quân Nga đã phải chịu rất nhiều thiệt hại do loại vũ khí này, vốn đã được Mỹ cung cấp cho lực lượng kháng chiến chống Nga.
        Tính chất lợi hại của Stinger nằm ở chỗ đây là một tên lửa vác vai, có thể phóng từ hệ thống phòng không do một người mang, có thể bắn từ nhiều vị trí khác nhau, nên có thể được triển khai ở hầu hết mọi nơi. Đây là loại tên lửa được mệnh danh là “bắn và quên - fire and forget”, có nghĩa là chỉ cần bắn ra, và chiếc tên lửa sẽ tự động tìm đến mục tiêu.

        Theo ghi nhận của trang tin Pháp Air Cosmos ngày 27/02 ngay từ năm 2018 Ukraina đã chính thức yêu cầu mua vài nghìn chiếc Stinger với trị giá 750 triệu đô la. Tuy nhiên, ít ra là trên bình diện chính thức, đơn đặt hàng này không được Mỹ đáp ứng. Tuy nhiên, với chiến dịch tấn công của Nga ngày càng rõ nét, vào tháng hai vừa qua, Washington đã thay đổi thái độ.
        Olivier Kempf, chuyên gia tại Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp FRS nhắc lại: “Năm 1979, người Mỹ đã giao Stinger cho người Afghanistan để chiến đấu chống lại lực lượng vũ trang Nga”. Những tên lửa phòng không này giúp cho lực lượng mujahideen chiến đấu hiệu quả trước sự sử dụng ồ ạt của các máy bay Liên Xô.
        Còn ngày nay, theo Cédric Mas, sử gia Pháp chuyên về quân sự, tại Ukraina, Stinger cũng rất hiệu quả, “đặc biệt là đối với các loại máy bay trực thăng vốn được sử dụng rộng rãi trong học thuyết quân sự của Nga. Stinger tạo ra một mối nguy hiểm thường trực”.
        Việc nhiều nước, trong đó có Mỹ, Đức, Hà Lan, Lítva… cung cấp Stinger cho Ukraina đã khiến Điện Kremlin lo ngại. Cuối tuần qua, bộ Ngoại giao Nga đã kêu gọi các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu và NATO “ngừng giao vũ khí”, và cho biết là Matxcơva đặc biệt lo ngại rằng tên lửa phòng không Stinger có thể rơi vào tay những kẻ khủng bố, gây ra mối đe dọa cho các hãng hàng không.

        Javelin: Ác mộng đối với chiến xa Nga từ Chiến Tranh Vùng Vịnh
        Loại tên lửa thứ hai mà quân đội Ukraina có trong tay và đã gây thiệt hại không ít cho lực lượng Nga là tên lửa chống tăng Javelin, cũng thuộc loại cá nhân, thuộc diện “bắn và quên”, và cũng do Mỹ chế tạo.

        Theo ghi nhận của Le Figaro, loại tên lửa này thậm chí đã trở thành một biểu tượng của công cuộc kháng chiến chống lại Nga được chia sẻ rộng rãi trên mạng, với hình vẽ Đức Mẹ Đồng Trinh đang cầm một chiếc Javelin, kèm theo hàng chữ “Thánh Javelin, hãy bảo vệ Ukraina”. Trên mạng, tràn ngập hình ảnh những chiếc xe bọc thép và quân xa Nga bị phá hủy.

        Được thiết kế chủ yếu để chống tăng, loại tên lửa này có thể được bắn đi theo đường “cầu vồng”, khi được phóng đi sẽ bay lên độ cao khoảng 160 mét rồi rơi thẳng đứng xuống mục tiêu ở vào điểm yếu nhất của các loại xe bọc thép.
        Ngoài ra, Javelin cũng có thể tấn công trực diện theo đường ngang, thường được sử dụng để phá hủy công sự hay máy bay trực thăng bằng cách đưa tên lửa lên độ cao 60m.

        Theo Le Figaro, năm 2018, Kiev đã đặt mua 47 triệu đô la tên lửa Javelin, sau đó mua thêm gần 500 chiếc khác vào năm 2021 và 2022. Tháng Giêng vừa qua, đã có 300 tên lửa Javelin đến tay người Ukraina. Estonia, một nước Baltic cũng đã cung cấp tên lửa loại này cho đồng minh của mình.
        Javelin cũng đã chứng minh hiệu quả trong cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh lần thứ hai, khi được sử dụng để chống lại xe tăng T-72 do Nga chế tạo.

        NLAW: Đặc biệt thích hợp cho du kích đường phố
        Loại tên lửa thứ ba là NLAW (Next Generation Light Anti-Tank Weapon - Vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo) cũng tạo ra rất nhiều thiệt hại cho lực lượng Nga.
        Đây là loại tên lửa do tập đoàn vũ khí Thụy Điển Saab-Bofors thiết kế và tập đoàn vũ khí Anh Thales UK sản xuất. Tháng Giêng vừa qua, Anh Quốc đã giao cho Ukraina 2000 chiếc tên lửa loại này.
        Với tầm bắn hạn chế - không vượt quá 800m - loại tên lửa cá nhân NLAW chủ yếu được thiết kế để sử dụng trong một môi trường hẹp để chống lại các phương tiện bọc thép, hoặc các loại xe cơ giới khác, thậm chí là các trung tâm chỉ huy, đặc biệt thích hợp để chiến đấu trong các khu vực đô thị.
        Theo chuyên gia Olivier Kempf, các loại vũ khí chi viện cho Ukraina có thể “đóng một vai trò nhất định trong cuộc chiến, nhưng xét số lượng thiết bị mà Nga sử dụng, các phương tiên của Ukraina chỉ có thể làm cuộc xâm lược chậm lại, nhưng không thể đẩy lùi Nga”.
        Trước mắt, như nhận định của nhà sử học Cédric Mas, các loại tên lửa này đã trở thành “cơn ác mộng đối với lực lượng Nga, tương tự như pháo binh Nga hiện đang là cơn ác mộng đối với người Ukraine”.

        Theo các chuyên gia, vấn đề đối với Ukraina là làm sao có được người biết sử dụng các loại vũ khí phải nói là tối tân này. Ngoài ra, đây là các loại vũ khí chủ yếu là phòng thủ, sẽ không cho phép lực lượng Ukraina tổ chức phản công.

        Have a nice day!!

        Comment


        • #19
          Nato đưa Patriot vào Ba Lan, Slovakia, Ukraine dùng Starlink và Delta trong 'cuộc chiến drone'



          Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images

          Chụp lại hình ảnh, Patriot chống lại được phi cơ và tên lửa đạn đạo

          Cuộc chiến của Nga tại Ukraine sau mấy tuần giao chiến có vẻ như không đem lại kết quả rõ rệt về lãnh thổ, nhưng khối Nato đã tăng cường bảo vệ biên giới phía Đông bằng hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot.

          Hôm 09/03, hai dàn hệ thống phòng không Patriot của Hoa Kỳ được chuyển từ Đức sang phía Đông Ba Lan, tới một sân bay cách biên giới Ukraine chỉ chừng 50km.

          Trước đó, một hỏa tiễn Nga đã bắn vào một kho quân sự của Ukraine, cách biên giới quốc gia thành viên Nato là Ba Lan chỉ trên 20 km.

          Vì sao các tướng tá Nga bị giết liên tiếp ở Ukraine?

          Chiến tranh Ukraine: Hai ông Elon Musk và Phạm Nhật Vượng làm gì?

          Hoa Kỳ viện trợ vũ khí ‘lợi hại’ cho Ukraine, làm Nga ‘e sợ’

          Tuần trước đó, báo chí Romania - nước thành viên Nato - nói họ tìm thấy một drone "nghi là của Nga" ở nước này, đặt ra câu hỏi liệu Nga vô tình, hay cố ý "nắn gân" Nato.

          Cùng thời gian, quân Đức và Hà Lan sẽ điều khiển hệ thống Pariot đặt tại sân bay Sliac, miền Trung Slovakia, để tăng cường bảo vệ "sườn phía Đông" của Nato.

          Chính phủ Slovakia nói việc triển khai Patriot sẽ được thực hiện trong những ngày tới.

          Quyết định này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Jaroslav Nad của Slovakia họp với người đồng cấp Hoa Kỳ Llyod Austin hôm 17/03 ở Bratislava.

          Hỏa tiễn Patriot được thiết kế để bắn chặn, bắn hạ hỏa tiễn của đối phương trên không trung và từng được Mỹ cho triển khai ở Trung Đông.

          Năm 2001, lần đầu Patriot được tung vào trận để hạ các tên lửa Scud của Iraq, sản xuất theo mẫu Liên Xô, và đã chứng tỏ sự hữu hiệu.

          Năm 2018, Ba Lan tuyên bố bỏ ra 4,75 tỷ USD để mua hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot của Hoa Kỳ trong quyết định khiến Nga nổi giận.


          Nguồn hình ảnh, Getty Images

          Chụp lại hình ảnh, Dự kiến TT Biden sẽ tới Ba Lan ngày 25/03/2022 để ủng hộ các đồng minh Nato phía Đông

          Tuy thế, các dàn Patriot vừa được lệnh đem tới Ba Lan là của Hoa Kỳ, vốn đặt tại phía Tây nước Đức.

          Tin từ Hoa Kỳ cũng cho hay Tổng thống Joe Biden sẽ sang thăm Ba Lan tuần này, sau chuyến thăm tới Brussels, trụ sở khối Nato, để bàn về tình hình chiến sự ở Ukraine.

          Starlink và hệ thống trinh sát Delta

          Các báo Anh (The Times, Daily Mail) giới thiệu hoạt động rất hiệu quả của các đơn vị điều khiển drone vũ trang mà Ukraine đang có.
          Họ đã thành công trong việc bỏ bom, thả lựu đạn và phóng hỏa tiễn từ trên không diệt xe tăng, xe bọc thép Nga ở Ukraine những tuần qua.

          Đơn vị Aerorozvidka của quân đội Ukraine dùng nhiều loại drone, nổi tiếng nhất là Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, một chiếc mang theo bốn hỏa tiễn thông minh.

          Nhưng họ cũng có loại nhỏ hơn, do Ukraine sản xuất, mang được bom, chất nổ, thậm chí lựu đạn, bay tới và thả xuống xe tăng, xe thiết giáp, xe vận tải quân sự Nga lúc dừng vào buổi đêm, phá hoại khá nhiều vũ khí hạng nặng của Nga.

          "Chúng tôi đánh đêm khi quân Nga đang ngủ," chỉ huy Yaroslav Honchar cho tờ The Times biết từ căn cứ tại Kyiv.

          Quân Nga thường tránh bị lạc đường nên dừng xe ở các làng mạc vào buổi tối, nhưng quân Ukraine dùng hình vệ tinh, dùng thông tin trinh sát tìm ra các xe cộ quan trọng và tiêu diệt chúng, theo bài báo.

          Nhưng thông tin liên lạc của quân đội và chính phủ Ukraine không thể hiệu quả nếu không có mạng lưới vệ tinh Starlink của tỷ phú Nam Phi Elon Musk giúp đỡ.

          Chỉ trong thứ bảy tuần qua, có thêm 53 vệ tinh Starlink phát tín hiệu internet được phóng lên từ Cape Canaveral Space Force Station, Florida, giúp mạng lưới thông tin, do thám của Ukraine mạnh hơn.

          Quân đội Ukraine nhờ thế có thể làm chủ bầu trời về tín hiệu, và các phương tiện chiến tranh điện tử của họ có thể hoạt động tốt, kể cả khi một khu vực dân cư bị mất điện, mất tín hiệu Internet bình thường.



          Nguồn hình ảnh, Getty Images

          Chụp lại hình ảnh, Drone loại Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đang được Ukraine dùng để diệt xe tăng, các kho đạn và bộ chỉ huy quân sự của Nga

          Ngoài ra, người Ukraine cũng dùng cả các drone PD-1 mang theo phương tiện định vị và do thám bằng tia hồng ngoại để theo dõi quân Nga di chuyển.

          Các drone của Ukraine dùng thông tin từ hệ thống Delta vốn được phát triển nhờ cố vấn Phương Tây những năm qua.

          Delta tổng hợp số liệu bản đồ, ảnh vệ tinh, ảnh, video từ drone, thông tin tình báo do người cung cấp để tạo ra "hình ảnh như thực" của kẻ thù trên địa hình, kể cả khi đối phương di chuyển.

          Các báo Anh nói Delta được thử lần đầu trong cuộc tập trận Sea Breeze ở Hắc Hải năm 2021 do Hoa Kỳ tổ chức cùng Ukraine và 30 nước khác.

          Have a nice day!!

          Comment


          • #20
            Thượng đỉnh EU và G7: Các lãnh đạo thế giới thể hiện mặt trận đoàn kết tại các hội nghị thượng đỉnh lớn

            25 tháng 3 2022

            Nguồn hình ảnh, Getty Images

            Chụp lại hình ảnh, Các nhà lãnh đạo thế giới thể hiện một mặt trận thống nhất chống lại Nga tại một loạt các hội nghị thượng đỉnh vào thứ Năm

            24/3 một ngày bận rộn của ngoại giao quốc tế, với các hội nghị thượng đỉnh lớn, chứng kiến các lãnh đạo trên khắp thế giới thể hiện sự đoàn kết với Ukraine.

            Liên minh phòng thủ Nato, cũng như EU và G7 bao gồm các quốc gia giàu nhất thế giới đã tổ chức các hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp chưa từng có tại Brussels.

            Đoàn kết và hỗ trợ Ukraine là chủ đề chính, các lãnh đạo cam kết hỗ trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine.

            Trong khi đó, Nga cáo buộc phương Tây muốn xung đột tiếp diễn.

            "Quan trọng nhất với chúng ta là duy trì sự thống nhất và thế giới tiếp tục tập trung vào kẻ quá ư là độc ác (Vladimir Putin)", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với các phóng viên.

            "Putin đã vượt qua lằn ranh đỏ để trở nên tàn bạo", Thủ tướng Anh Boris Johnson nói.

            Một trong những kết quả quan trọng nhất trong ngày của Nato là họ đã chấp thuận các đợt tăng quân lớn ở Đông Âu.

            Bốn nhóm tác chiến mới sẽ được chuyển đến Slovakia, Hungary, Bulgaria và Romania.

            Ông Biden nói, nhóm chưa bao giờ đoàn kết hơn, điều này "trái với những gì ông Putin dự tính".

            Các lãnh đạo thế giới cảnh báo rằng nếu Nga sử dụng vũ khí hóa học hoặc vũ khí hạt nhân, họ sẽ buộc phải đáp trả. Tuy nhiên, họ không muốn nói mức độ đáp trả ra sao.


            Nguồn hình ảnh, JEFF J MITCHELL

            Chụp lại hình ảnh, Thủ tướng Anh, Boris Johnson

            Thủ tướng Johnson: "Ukraine có thể thắng cuộc chiến này."

            Thủ tướng Boris Johnson cũng có mặt tại Brussels hôm nay, ông thông báo rằng Anh sẽ chuyển cho Ukraine 6.000 tên lửa.

            Ông cũng cam kết viện trợ 25 triệu bảng Anh cho Ukraine để trả lương cho binh lính.

            Ông Johnson nói với BBC Newsnight: "Tôi nghĩ (Putin) thực sự không biết người Ukraine tiến hành kháng chiến mạnh mẽ như hiện nay."

            "Ông ấy hiểu sai hoàn toàn Ukraine là gì, và còn lâu mới hủy diệt được Ukraine với tư cách là một quốc gia, ông ấy làm cho nó vững chắc hơn."

            Trong bài "Ukraine không đơn độc trong cuộc chiến chống lại Nga" trên BBC News hôm nay, 25/3, ông nói rằng Vương quốc Anh sẽ không đứng nhìn Vladimir Putin "trút giận lên Ukraine" và sẽ tăng cường vũ khí phòng thủ cho đất nước này.

            Phát biểu tại Brussels, ông cảnh báo, nếu Tổng thống Nga dùng vũ khí hóa học, hậu quả sẽ "thảm khốc đối với ông ấy".

            Phân tích quân sự: Tướng Mỹ Petraeus chê lính Nga 'yếu kém' ở Ukraine

            Nga-Ukraine: Kinh tế Đông Nam Á cảm nhận khó khăn từ cuộc chiến

            Chiến tranh Ukraine: Zelensky nói một tướng Nga thiệt mạng

            Chiến tranh Nga-Ukraine: Lịch sử có nương nhẹ 'chiến binh ngoại'?

            Trước đó, Anh tuyên bố trừng phạt thêm 65 nhóm và cá nhân của Nga.

            Sau đó ông Johnson nói với BBC Newsnight rằng, Nga không muốn hòa bình mà muốn tấn công Ukraine mạnh hơn.

            Thủ tướng Johnson cũng hứa triển khai thêm quân mới của Vương quốc Anh tới Bulgaria, bên cạnh việc tăng gấp đôi quân số ở cả Ba Lan và Estonia.

            Thông điệp này tiếp sau thông báo trước đó của Nato rằng các nhóm chiến đấu mới sẽ được thành lập ở Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia.

            "Thông điệp mà Putin có thể tiếp nhận là: Ukraine không đơn độc. Chúng tôi sát cánh cùng người dân Kyiv, Mariupol, Lviv và Donetsk", ông Johnson nói.

            "Như chính Tổng thống Zelensky đã nói, người dân Ukraine phải chiến thắng, còn Putin phải thất bại. Ông ấy sẽ làm được."

            Have a nice day!!

            Comment


            • #21
              Chiến tranh Ukraina: Nhóm lính đánh thuê Wagner có mặt ở phía đông đất nước

              Click image for larger version

Name:	2022-03-29_Ukraine3.jpg
Views:	36
Size:	126.9 KB
ID:	26845

              Ảnh minh họa: Một nhóm lính đánh thuê tập đoàn quân sự Wagner của Nga tại Cộng hòa Trung Phi. © Franceinfo

              Bộ Quốc Phòng Anh hôm qua 28/03/2022 cho biết, khoảng 1000 lính đánh thuê thuộc công ty bán quân sự Nga Wagner đang chiến đấu ở miền đông Ukraina

              Được cho là thân cận với tổng thống Nga Vladimir Putin, công ty Wagner bị nghi ngờ có hành vi bạo hành ở Mali, Libya và thậm chí là ở cả Syria.

              Theo AFP, Luân Đôn cho biết do quân đội Nga bị thương vong nặng nề và cuộc xâm lược phần lớn bị đình trệ, Matxcơva rất có thể buộc phải điều động các binh sĩ đang hoạt động ở châu Phi và Syria sang Ukraina.

              Vào giữa tháng 3, đài quan sát Nhân quyền Syria cho biết Nga đã lập danh sách 40.000 quân nhân hoạt động Syria và các lực lượng dân quân đồng minh để sẵn sàng triển khai sang Ukraina.

              Cũng vào hôm qua, viện trưởng Viện Công Tố Ukraina Iryna Venediktova tuyên bố có "bằng chứng" về việc quân đội Nga đã sử dụng bom chùm, loại vũ khí bị cấm bởi các công ước quốc tế, ở hai thành phố nằm ở phía nam lãnh thổ Ukraina là Odessa và Kherson.

              Source: RFI
              Have a nice day!!

              Comment


              • #22
                Giải mã ‘quy chế trung lập và bảo đảm an ninh’ mà Ukraine đang yêu cầu



                Nguồn hình ảnh, EPA

                Chụp lại hình ảnh, Một bức ảnh do Cơ quan Báo chí Tổng thống Ukraine cung cấp cho thấy Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phản ứng trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga, tại Kyiv, Ukraine, ngày 27 tháng 3 năm 2022



                Đoàn đàm phán Ukraine, có mặt tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, để họp tiếp với Nga, đã cho báo chí biết những yêu cầu mới nhất của Ukraine.

                Ngày 29/3 Oleksandr Chaly, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine, nói tại Istanbul rằng Ukraine đang yêu cầu có đảm bảo an ninh để chấm dứt chiến tranh.

                "Đây là cơ hội để khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Ukraine thông qua các phương tiện ngoại giao."

                Theo ông, "yêu cầu quan trọng là các đảm bảo ràng buộc pháp lý rõ ràng đối với Ukraine, về nội dung và hình thức của chúng phải tương tự như Điều 5 của Hiến chương NATO."

                "Nếu Ukraine là đối tượng của bất kỳ hành động gây hấn, bất kỳ cuộc tấn công hoặc hoạt động quân sự nào, chúng tôi có quyền yêu cầu tham vấn quốc tế trong vòng ba ngày và nếu những cuộc tham vấn này không dẫn đến bất kỳ kết quả nào trong vòng ba ngày, các nước bảo lãnh phải cung cấp cho chúng tôi hỗ trợ quân sự, vũ khí, hoặc thậm chí đóng cửa không phận."

                Ông nói: "Nếu chúng tôi củng cố các điều khoản quan trọng này, Ukraine sẽ có thể thay đổi vị thế, từ một quốc gia phi khối và phi hạt nhân hóa trên thực tế, chuyển sang hình thức trung lập vĩnh viễn."

                Trong khi đó, David Arakhamia, đứng đầu đảng Đầy tớ nhân dân của Tổng thống Volodymyr Zelensky, và là một thành viên của phái đoàn Ukraine, giải thích tiếp cho báo chí.

                "Về một hệ thống đảm bảo an ninh mới cho Ukraine, chúng tôi nhấn mạnh rằng đó là một hiệp ước quốc tế, sẽ được ký kết bởi tất cả các bên bảo đảm an ninh và sẽ được phê chuẩn để không lặp lại sai lầm đã từng có trong Bản ghi nhớ Budapest chỉ là một tờ giấy, và chúng tôi đã học được rất đau đớn."

                "Chúng tôi muốn đây là một cơ chế quốc tế hoạt động nhằm đảm bảo an ninh cụ thể cho Ukraine", Arakhamia nói sau cuộc hội đàm với phái đoàn Nga ở Istanbul hôm 29/3.

                Ông David Arakhamia nói rằng thỏa thuận, theo đề xuất mà Ukraine đưa ra, sẽ bao gồm nghĩa vụ của các nước bảo lãnh cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong trường hợp bị tấn công, tương tự như Điều 5 của Hiến chương NATO.

                "Nhưng thậm chí còn có một cơ chế kích hoạt khó khăn hơn, bởi vì NATO không có hạn chế về số lượng cuộc tham vấn mà họ có thể tham gia. Nghĩa là, nếu điều gì đó xảy ra, thì cuộc tham vấn có thể kéo dài trong một năm lê thê."

                "Nhưng chúng tôi nói rằng các cuộc tham vấn nên được tổ chức trong vòng ba ngày, và sau đó các quốc gia bảo lãnh cam kết cung cấp cho chúng tôi một cách hợp pháp, các hỗ trợ dưới hình thức hỗ trợ quân sự, lực lượng vũ trang, vũ khí, bầu trời đóng cửa, mọi thứ. Đây là đề xuất của chúng tôi."

                Ông nói rằng Ukraine hy vọng các quốc gia của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, như Anh và Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, rồi thì Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Canada, Ý, Ba Lan và Israel sẽ đóng vai các quốc gia bảo đảm trong một thỏa ước như vậy.

                Ông nói: "Chúng tôi đã quy định trong thỏa thuận này rằng các nước bảo lãnh không những không được từ chối việc Ukraine gia nhập EU mà còn phải giúp đỡ trong việc gia nhập EU."

                Trưng cầu dân ý

                Mykhailo Podolyak, một cố vấn cho phủ tổng thống Ukraine, thì cho biết một hiệp ước về đảm bảo an ninh của Ukraine cần phải được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý.

                "Việc thực hiện thỏa thuận về đảm bảo an ninh sẽ được tiến hành theo sơ đồ sau: đầu tiên, đó sẽ là một cuộc trưng cầu dân ý, tại đó tất cả công dân Ukraine sẽ bày tỏ quan điểm của họ về thỏa thuận này."

                "Sau đó sẽ diễn ra sự phê chuẩn của quốc hội các nước bảo lãnh và quốc hội Ukraine. Đây là vấn đề mấu chốt," Podoliak nói sau cuộc hội đàm với phái đoàn Nga tại Istanbul hôm thứ Ba.


                Nguồn hình ảnh, Reuters

                Chụp lại hình ảnh, Chiến tranh tàn phá Ukraine


                '15 năm để bàn về Crimea'

                Theo ông, Ukraine cũng đề xuất Nga và Ukraine sẽ nói chuyện trong vòng 15 năm để tiến hành các cuộc đàm phán song phương về hiện trạng của Crimea và Sevastopol.

                Ông Podoliak cho biết: "Về một điểm riêng biệt, chúng tôi đề xuất với phía Nga những điều sau: Ukraine và Nga sẽ không sử dụng bất kỳ quân đội hoặc lực lượng vũ trang nào trong thời gian này, trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra, để giải quyết vấn đề Crimea."


                Nguồn hình ảnh, EPA

                Chụp lại hình ảnh, Một tòa nhà bị phá hủy sau trận pháo kích ở Chernihiv, Ukraine, ngày 27 tháng 3 năm 2022


                Ông David Arakhamia nói thêm: "Tất nhiên, chúng tôi có những vấn đề chưa được giải quyết với các phần bị chiếm đóng của các khu vực Donetsk và Luhansk, với Crimea và Sevastopol. Và các đảm bảo an ninh quốc tế sẽ tạm thời không có giá trị ở các vùng lãnh thổ này."

                Thành viên thứ ba của phái đoàn Ukraine, Oleksandr Chalyi, cũng nhấn mạnh thời hạn ba ngày để tham vấn trong trường hợp "có bất kỳ hành động xâm lược, tấn công quân sự hoặc hoạt động quân sự nào."

                "Tuy nhiên, điều cơ bản đối với chúng tôi là không có điều khoản nào phủ nhận việc chúng tôi gia nhập EU."

                Giảm leo thang quanh Kyiv

                Phụ tá của Tổng thống Nga, ông Vladimir Medinsky, hôm thứ Ba cho biết việc quân đội Nga công bố kế hoạch giảm leo thang xung quanh Kyiv và Chernihiv "không phải là ngừng bắn."

                Trong phát biểu với kênh RT của nhà nước Nga, ông Medinsky nói bước đầu tiên mà Nga đồng ý trong các cuộc đàm phán với Ukraine "liên quan đến việc giảm leo thang quân sự dần dần theo hai hướng chính - Kyiv và Chernihiv".

                Ông nói thêm, "chúng tôi hiểu rằng có những người trong Kyiv cần phải đưa ra quyết định, vì vậy chúng tôi không muốn để thành phố này gặp thêm rủi ro."

                Hòa đàm 'có tiến bộ'

                19 ngày trước, khi ngoại trưởng Nga và Ukraine gặp nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ, không có chút tiến triển nào trong hòa đàm.

                Nhưng ngày 29/3, khi hai phía họp ở Istanbul, bầu không khí đã tích cực hơn rất nhiều.

                Đã hiện ra các phác thảo về tương lai của Crimea và khu vực Donbas, địa vị trung lập của Ukraine, được các đảm bảo an ninh, và thậm chí cả viễn cảnh về một cuộc gặp giữa Tổng thống Vladimir Putin và Volodymyr Zelensky.

                Hãng thông tấn Nga TASS dẫn lời Trưởng phái đoàn Nga Vladimir Medinsky cho biết, cuộc hội đàm mang tính xây dựng.

                Đáng chú ý, Medinsky nói rằng các đề xuất của Ukraine hiện đã đủ để "được trình lên Tổng thống. Và chúng tôi sẽ đưa ra phản ứng thích hợp."

                Các quan chức Nga trước đây đã từ chối bất kỳ sự can dự nào của Putin trong hòa đàm, nói rằng cần phải đàm phán nhiều hơn trước khi nhà lãnh đạo Nga đích thân ngồi xuống để đàm phán trực tiếp.

                Giờ đây, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti - dẫn nguồn từ phái đoàn Nga - đã nói về khả năng có cuộc gặp giữa Putin và Zelensky đồng thời với việc ký kết hiệp ước hòa bình giữa các ngoại trưởng của cả hai nước.

                Nay, Ukraine đề xuất một hiệp định bảo đảm an ninh, sẽ phải được quốc hội các nước bảo lãnh phê chuẩn.

                Người Ukraine cũng muốn những quốc gia bảo lãnh bao gồm các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - bao gồm cả Nga.

                Đề xuất của Ukraine là trong trường hợp có hành động xâm lược hoặc một chiến dịch quân sự nhắm vào Ukraine, "các cuộc tham vấn sẽ diễn ra trong vòng ba ngày."

                Một thành viên của phía Ukraine, David Arakhamia, nói tiếp: "Sau ba ngày đó, các quốc gia bảo lãnh có nghĩa vụ giúp đỡ chúng tôi. Viện trợ quân sự, lực lượng vũ trang và vũ khí, và bầu trời đóng cửa - mọi thứ mà chúng tôi cần rất nhiều và không thể có được."

                Để từ bỏ tham vọng trở thành thành viên NATO, Ukraine hy vọng sẽ nhanh chóng trở thành thành viên của Liên minh châu Âu - mà họ muốn được các nước bảo lãnh hỗ trợ.

                Có khả năng là triển vọng trở thành thành viên EU sẽ giúp đạt được một thỏa thuận tổng thể được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý tại Ukraine.

                Dĩ nhiên đây chỉ mới là các đề xuất và phác thảo, không thể biết khi nào thì Nga và Ukraine có thể bắt tay ký kết.

                Source: BBC
                Have a nice day!!

                Comment


                • #23
                  Các nước Baltic ngưng hoàn toàn nhập khẩu khí đốt từ Nga

                  Click image for larger version

Name:	2022-04-03_Ukraine2.jpg
Views:	31
Size:	100.6 KB
ID:	26889
                  Ba nước Baltic và nhiều quốc gia châu Âu khác vốn phụ thuộc nặng nề vào khí đốt Nga. Trong ảnh, hệ thống các đường ống dẫn khí từ Nga sang vùng Baltic. Wiki Commons

                  Trong bối cảnh châu Âu nói chung đang tích cực tìm cách giảm lệ thuộc vào nguồn khí đốt từ Nga, ba nước vùng Baltic - Litva, Latvia và Estonia - vừa đưa ra quyết định mạnh mẽ : chấm dứt hoàn toàn nhập khẩu khí đốt Nga. Trên Twitter, tổng thống Litva Gitanas Nauseda kêu gọi phần còn lại của Liên Hiệp Châu Âu « noi gương » các nước Baltic.

                  Lãnh đạo công ty Conexus Baltic Grid của Litva, chuyên về dự trữ khí đốt, thứ Bảy 02/04/2022, thông báo các nước vùng Baltic ngưng hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt từ Nga kể từ ngày 01/04/2022. Phát biểu trên đài phát thanh, chủ tịch tổng giám đốc Conexus Baltic Grid của Litva hôm qua 02/04/2022 giải thích là từ cách đây nhiều năm, chính quyền Vilnus đã ra những quyết định cho phép nước này giờ đây có thể cắt đứt hoàn toàn các quan hệ về năng lượng với Nga, quốc gia « xâm lược », mà không gặp khó khăn.

                  Chủ tịch tổng giám đốc Conexus Baltic Grid, ông Uldis Bariss nhấn mạnh : « Nếu chúng tôi làm được, thì phần còn lại của châu Âu cũng có thể làm được ». Theo số liệu của Eurostat, Cơ quan thống kê châu Âu, trong năm 2020, 3 nước Estonia, Latvia và Litva nhập khẩu lần lượt 93%, 100% và 41,8% khí tự nhiên từ Nga.
                  Từ Vilnius, thông tín viên Marielle Vitureau giải thích :

                  « Zero khí đốt Nga ở Litva. Đây là một quyết định không thể vãn hồi. Nhật báo kinh tế Verslo Sinios hoan nghênh quyết định chính trị này. Theo bộ trưởng Năng Lượng Litva, trước đây Litva nhập khẩu 30% khí đốt từ Nga, nhưng từ nay họ sẽ chuyển sang mua khí đốt của Mỹ và Na Uy.

                  Vilnius ý thức được rằng năng lượng luôn bị Nga coi là một phương tiện gây sức ép chính trị, nên Litva từ lâu nay đã khởi động việc đa dạng hóa các nguồn cung ứng. Hồi năm 2014, một tàu chở khí ga hóa lỏng LNG có tên Indépendance (Độc lập) đã được đưa vào sử dụng. Với khả năng tiếp nhận tới 5 tỷ m3 khí đốt mỗi năm, nhu cầu khí đốt của Litva sẽ được đáp ứng, đặc biệt để phục vụ hệ thống sưởi và sản xuất công nghiệp.
                  Vào đầu tháng 5, đường ống dẫn khí đốt giữa Litva và Ba Lan cũng sẽ đi vào hoạt động. Nhưng do nhu cầu khí đốt trong khu vực là rất lớn nên ba nước vùng Baltic đang thảo luận về việc đóng một tàu chở khí hóa lỏng khác. Đồng thời, trong những tháng qua, Litva cũng đã thúc đẩy phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời ».

                  Source: RFI
                  Have a nice day!!

                  Comment


                  • #24
                    Quân đội Nga bị “vỡ mặt” trên chiến trường Ukraina như thế nào(4/4/2022)

                    Click image for larger version

Name:	2022-04-05_Ukraine3.jpg
Views:	31
Size:	160.3 KB
ID:	26895
                    Ảnh minh họa: Một người lính Nga đứng cạnh một chiếc xe tăng Nga bị phá hủy tại thị trấn Trostianets, miền đông bắc Ukraina ngày 29/03/2022. AFP - FADEL SENNA

                    Từng được coi là một lực lượng quân sự đáng sợ, có thể đè bẹp đối thủ Ukraina trong vỏn vẹn vài ngày, thế nhưng sau sáu tuần hiện diện trên chiến trường, kể từ ngày 24/02 cho đến hôm nay 04/04/2022, quân đội Nga bị cho là đã thất bại trong chiến dịch xâm chiếm chớp nhoáng nước láng giềng với những tổn thất nặng nề về cả nhân lực lẫn vũ khí.

                    Trong thực tế, Nga đã phải lui binh ở phía bắc, để dồn sức xuống miền nam và miền đông, đồng thời tiếp tục nã pháo từ xa vào các thành phố, thị xã Ukraina bất chấp thương vong khủng khiếp gây ra cho thường dân.
                    Trong bối cảnh các thông tin về thiệt hại đến từ cả hai bên lâm chiến đều mang tính chất tuyên truyền - giảm thiểu tối đa tổn thất của chính mình, và nhân lên gấp bội mất mát của đối phương - báo chí phương Tây trong những ngày qua đều đã cố tìm hiểu xem tổn thất thực sự của các bên như thế nào, đặc biệt là từ phía Nga, vốn đã có chủ trương bịt kín thông tin về chiến dịch Ukraina.
                    Tổn thất 6 tuần tại Ukraina cao hơn cả 10 năm tại Afghanistan

                    Về phía Nga, trong bài phân tích ngày 02/04/2022 mang tựa đề: “Quân đội Nga tại Ukraina: Sáu tuần thảm bại”, tuần báo Pháp L’Express đã nhấn mạnh trên các thiệt hại mà Nga đã phải gánh chịu trên chiến trường, và tìm cách giải thích lý do vì sao một đạo quân thuộc loại hùng mạnh nhất nhì trên thế giới lại có thể bị vỡ mặt trước một đối thủ nhỏ bé như Ukraina.

                    Đối với L'Express, chỉ sau không đầy 6 tuần lễ, quân đội Nga được cho là đã phải chịu những tổn thất còn cao hơn cả cuộc chiến 10 năm (1979-1989) của Hồng Quân Liên Xô tại Afghanistan.

                    Tuần báo Pháp đã nêu lên ước tính của bộ Quốc Phòng Ukraina theo đó Nga đã bị mất từ ​​7.500 đến 17.000 quân trong tổng số 190.000 người được huy động vào cuộc xâm lược. Theo L’Express, nếu ước tính cao của phía Ukraina chính xác, điều đó có nghĩa là số lính Nga thiệt mạng trong một tháng rưỡi vừa qua tại Ukraina đã cao hơn nhiều so với con số 14.400 lính của Hồng Quân Liên Xô bị tử trận tại Afghanistan trong 10 năm, từ năm 1979 đến năm 1989.
                    Bên cạnh đó, còn phải kể đến số người bị thương, thường được ước lượng theo tỷ lệ cứ một người chết thì có từ 2 đến 3 người bị thương.
                    Về mặt vật chất, theo phía Ukraina, thiệt hại của Nga cũng rất nặng nề, với 1.625 xe bọc thép và 561 xe tăng Nga bị phá hủy, tức là khoảng một nửa số phương tiện được tung vào chiến dịch. Ukraina cũng tuyên bố đã bắn rơi hơn 100 trực thăng và hàng chục máy bay Nga, cũng như đã phá hủy một tàu chiến và sáu chiếc thuyền.

                    Từng được coi là hùng mạnh nhất nhì thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, tình trạng quân đội Nga tại Ukraina trong những ngày qua, theo l’Express đã khiến người ta nghĩ tới số phận của quân đội Irak thời Saddam Hussein vào năm 1991, khi đó được coi là “đạo quân thứ tư trên hành tinh”.
                    Phát biểu với tuần báo L’Express, tướng Ben Hodges, cựu tư lệnh lực lượng Mỹ tại châu Âu đã không ngần ngại cho rằng quân đội Nga đã cho thấy là họ “không có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn”.
                    Quân đội Nga thiếu cả ba yếu tố cần thiết để chiến thắng!

                    Câu hỏi mà giới phân tích đặt ra là do đâu mà quân đội Nga tại Ukraina lại thất bại như vậy. Theo nhà nghiên cứu Phần Lan Tomas Ries thuộc học viện chiến tranh Försvarhögskolan ở Stockholm (Thụy Điển), năng lực của quân đội, dựa trên ba yếu tố: ý chí (tinh thần của quân đội), kỹ năng và trang bị được sử dụng, và trên cả ba điểm này, Matxcơva đều thất bại.

                    Về tinh thần chiến đấu của quân đội Nga, chuyên gia Tomas Ries ghi nhận là ý chí của binh sĩ Nga rất thấp, thể hiện qua các vụ đào ngũ, và các lời khai của các tù binh Nga mà tinh thần rất sa sút. Về xã hội Nga, hiện đang rất ủng hộ Putin, tinh thần sẽ xuống trong vòng từ 6 tuần lễ đến hai tháng « khi họ phát hiện ra thực tế là Ukraina không gây ra mối đe dọa nào đối với Nga, rằng tổn thất của Nga rất cao và cuộc chiến không cần thiết này đang làm suy yếu đất nước của họ”.
                    Còn trên bình diện năng lực, quân đội Nga dường như rất thiếu. Từ ngày 24/02 đến nay, họ hầu như không gặt hái thành công nào. Cuộc chiến tranh thần tốc dự trù đã gặp thất bại do thiếu sự phối hợp giữa bộ binh và lực lượng kỵ binh cơ giới. Theo một quy tắc quân sự cơ bản, xe tăng và bộ binh phải cùng tiến vào các thị trấn và ngôi làng, thế nhưng, thiết giáp Nga lại tiến một mình, và bị bộ binh đối phương ngăn cản với các loại tên lửa chống tăng. Mảng hậu cần thậm chí còn tệ hại hơn: Đoàn xe dài 62 km bị chặn ở phía bắc thủ đô Kiev trong nhiều tuần lễ là một trường hợp điển hình về việc bộ tham mưu Nga đã không điều phối nguồn cung cấp nhiên liệu và thực phẩm cho lực lượng của mình một cách hợp lý!

                    Một vấn đề khác là cơ chế chỉ huy theo hàng dọc và cứng nhắc của bộ chỉ huy Nga, hầu như không có cấp hạ sĩ quan, những người, trong tất cả các quân đội trên thế giới, tạo thành vành đai truyền lực thiết yếu giữa bộ tham mưu và quân đội.

                    Chính sự thiếu vắng này là một trong những lý do đã khiến các tướng chỉ huy Nga phải trực tiếp ra trận để điều động quân lính của mình và do đó làm mồi cho đối phương. Đối với L’Express, không phải là ngẫu nhiên mà cho đến nay, đã có 7 viên tướng Nga bị tử trận
                    Về vũ khí và quân trang quân bị được sử dụng, giới quan sát ghi nhận hệ quả của việc quân đội Nga bị tham nhũng đục khoét, gây ra những tình trạng khẩu phần ăn của binh lính bị thiếu hay quá hạng sử dụng, dẫn đến nạn cướp phá các cửa hàng ở Ukraina, hay lốp xe tải kém chất lượng, dẫn đến tình trạng rất xe bị thủng lốp không di chuyển được ngay trên đường hành quân.

                    Theo L’Express, trong cuộc duyệt binh gần đây trên Quảng Trường Đỏ, các thiết bị của quân đội Nga được phô trương để chứng minh cho quá trình hiện đại hóa quân đội do Putin đảm nhận vào khoảng năm 2010. Xe tăng T-14 Armata tối tân (đơn giá 5 triệu euro) đã gây chấn động.
                    Thế nhưng, với số lượng ít, phương tiện này không được triển khai ở Ukraina. Phải chăng vì sợ chúng bị phá hủy? Ông John Schaus thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế cho biết: “Chỉ một người lính, với một khẩu súng bắn tên lửa chống tăng Javelin có thể dễ dàng tiêu diệt một chiếc xe tăng”. Loại bazooka này của Mỹ, trị giá 100.000 euro mỗi chiếc, đang gây thiệt hại rất lớn cho phía Nga.

                    Tổn thất của quân đội Ukraina, một bí mật được giữ kín

                    Riêng về tổn thất của lực lượng Ukraina, theo nhận định của hãng tin Pháp AFP ngày 31/03 vừa qua, đây vẫn là một “bí mật được giữ kín”. Con số gần đây nhất mà chính quyền Kiev tiết lộ hôm 12/03 vừa qua là 1.300 lính Ukraina thiệt mạng, bị đánh giá là thấp hơn so với thực tế.

                    Michael Kofman, chuyên gia của tổ chức tư vấn CNA của Mỹ, tóm tắt: "Chúng tôi không biết nhiều về mức độ tổn thất của lực lượng Ukraina. Trên thực tế, chúng tôi không biết gì về điều đó",

                    Cho đến nay, chính quyền Kiev chỉ mới đưa ra hai báo cáo về thiệt hại kể từ ngày 24/02. Gần đây nhất, ngày 12/03, Ukraina công nhận đã có 1.300 binh sĩ của họ thiệt mạng. Theo cách tính thông thường, trong thời chiến, cứ mỗi binh sĩ thiệt mạng thì có ba người bị thương. Vì vậy, quân đội Ukraine sẽ có ít nhất hơn 5.000 người bị “loại khỏi vòng chiến”, một con số chắc chắn là thấp hơn thực tế.

                    Theo ghi nhận của Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp (FRS), vấn đề đề bảo mật thông tin rất được người lính Ukraina tôn trọng nên người ngoài khó biết được mức độ các tổn thất và thiệt hại của Ukraina có thể rất lớn.

                    Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, do ở trong tư thế phòng thủ, lực lượng Ukraina trên nguyên tắc, sẽ bị tổn thất ít hơn Nga.

                    FRS lưu ý: "Cuộc xung đột ở Ukraine là một bằng chứng tuyệt vời về nguyên tắc của Clausewitz theo đó bên phòng thủ sẽ ít bị tiêu hao hơn phe tấn công… Điều này càng đúng vì các lực lượng Ukraina thường áp dụng các phương thức của chiến tranh du kích công nghệ cao, hơn là đối đầu thông thường, để tránh hỏa lực của Nga."

                    Source: RFI-Trọng Nghĩa
                    Have a nice day!!

                    Comment


                    • #25

                      Sau 'sai lầm nặng nề', Putin có thể nghĩ kế hoạch gì tại Ukraine?

                      5 tháng 4 2022

                      NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
                      Chụp lại hình ảnh,Xe tăng và lính Nga ở quận Volnovakha thuộc Donetsk do phe ly khai thân Nga kiểm soát, ở Ukraine vào ngày 26 tháng 3 năm 2022

                      Vào lúc này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tạm thời chưa khuất phục được Ukraine như hy vọng lúc đầu của ông ta khi phát lệnh xâm lược ngày 24/2.

                      Khi cuộc chiến ở Ukraine kéo dài sang tuần thứ sáu, Nga dường như đã từ bỏ mục tiêu ban đầu trong cuộc xâm lược Ukraine là chiếm Kyiv và lật đổ chính phủ Ukraine.

                      Vậy 'Kế hoạch B' của Putin sắp tới có thể là gì?

                      'Sai lầm' của Putin

                      John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho rằng những sai lầm chiến lược đã khiến Nga phải trả giá đắt, nhưng vẫn chưa thua trong cuộc chiến: Nga đã không phát động cuộc xâm lược này chỉ với một mục tiêu.

                      Viết bài ngày 4/4, John Bolton nhận xét: "Vào năm 2014, Nga đã chiếm Crimea mà hầu như không có một phát súng nào. Trên thực tế, một phần đáng kể hải quân Ukraine đã đào tẩu sang phía Nga. Giao tranh ở khu vực Donbas không quá thành công đối với Nga, nhưng chi phí quân sự không cao cũng như các lệnh trừng phạt sau đó của phương Tây không hiệu quả. Người ta có thể dễ dàng hình dung các nhà lãnh đạo của Moscow dự tính một kịch bản tương tự vào năm 2022. Rõ ràng là họ đã sai."

                      "Quan trọng hơn nữa, vào đúng ngày 24/2 và sau đó, Nga đã vi phạm học thuyết quân sự cơ bản về tập trung lực lượng. Thay vì nhắm vào một số ít mục tiêu trọng điểm với lực lượng áp đảo, Moscow lại tấn công trên diện rộng với nhân lực, hỏa lực và hậu cần không đủ. Cuộc kháng chiến anh dũng của Ukraine hoàn toàn là bất ngờ. Kết quả là Nga thất bại trong việc giành được hầu hết các mục tiêu chính: Kyiv, Kharkiv, Odesa. Hỏa lực của Nga đã thành công tương đối lớn hơn ở miền nam và miền đông Ukraine, nhưng ngay cả những tiến bộ này cũng không thể áp đảo."

                      John Bolton dự đoán: "Mục tiêu của Điện Kremlin hiện nay có thể sẽ là tối đa hóa quyền kiểm soát quân sự và chính trị trên khắp miền nam và miền đông Ukraine. Mục tiêu tổng quát của Nga là chinh phục hoàn toàn Ukraine gần như chắc chắn đã nằm ngoài tầm với rồi, nhưng có nhiều lựa chọn thay thế."

                      "Nếu Putin có thể hoàn thành các yếu tố quan trọng của những mục tiêu nhỏ hơn này, thì ông ấy sẽ có đủ khả năng để thuyết phục công chúng Nga rằng cuộc chiến là đáng giá và dụ dỗ nhiều người phương Tây trở lại quan hệ kinh tế và chính trị "bình thường"."


                      NGUỒN HÌNH ẢNH,BBC NEWS

                      Theo John Bolton, 'gần như chắc chắn' mục tiêu sắp tới của Nga là kiểm soát các vùng có nhiều người nói tiếng Nga, để 'chia đôi' Ukraine.

                      "Các mục tiêu của Điện Kremlin là miền nam Ukraine, đặc biệt kiểm soát bờ biển phía bắc quan trọng về mặt chiến lược của Biển Đen, và miền đông Ukraine, phía đông sông Dnepr kéo đến thành phố Dnipropetrovsk và sau đó là phía bắc đến biên giới Nga. Nói chung, đó là tám tỉnh của Ukraine (ngoài Crimea): Kharkiv, Luhansk, Donetsk, Dnipropetrovsk, Zaporizhzhia, Kherson, Mykolaiv và Odesa."

                      "Nga có thể thất bại trong việc chinh phục toàn bộ lãnh thổ này, nhưng càng chiếm được nhiều, vị thế thương lượng của họ càng mạnh khi các cuộc đàm phán thực sự trở nên nghiêm túc."

                      "Hiện tại, vị trí quân sự của Nga ở miền đông Ukraine là tương đối mạnh và "chiến thắng" là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, dọc theo Biển Đen, Moscow đã bị ngăn chặn, và Odesa dường như nằm ngoài tầm kiểm soát của Nga vào lúc này. Tuy nhiên, nếu Moscow điều chỉnh lại lực lượng, điều phối các nỗ lực trên bộ, trên biển và trên không, đồng thời sự hỗ trợ của phương Tây đối với quân đội Ukraine là không đủ, thì việc chiếm Odesa vẫn khả thi. Với việc đảm bảo an ninh cho phía đông và phần lớn phía nam, Nga có thể "nhượng bộ" lãnh thổ bằng cách rút khỏi các khu vực mà nước này nắm giữ ở phía bắc mà không vững chắc lâu dài."




                      Hạn chót tháng Năm?

                      Nhiều người khác đang nhắc đến ngày 9/5 - khi Nga sẽ duyệt binh đánh dấu chiến thắng phát xít Đức trong Thế chiến Hai - như thời hạn mà ông Putin có thể tự đặt ra cho mình.


                      Alexander Grinberg, nhà phân tích tại Viện Chiến lược và An ninh Jerusalem (JISS), nói với AFP: "Putin bị ám ảnh bởi những ngày tháng mang tính biểu tượng và lịch sử nên ông ấy rất cần một bức tranh chiến thắng trước ngày 9/5."

                      Nếu Nga chiếm giữ thành phố Mariupol, nằm trên bờ biển phía bắc của Biển Azov, đó sẽ là một thành tựu cho Nga trong việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lãnh thổ nối liền bán đảo Crimea của Ukraine, bị Moscow chiếm giữ vào năm 2014, với Nga.

                      Nếu có Mariupol, Nga có thể "đi lên phía bắc để nắm phần còn lại của khu vực Donbas và kiểm soát liên tục phía nam của Ukraine và Biển Azov," Pierre Razoux, giám đốc học thuật của Tổ chức Nghiên cứu Chiến lược Địa Trung Hải, nói với AFP.

                      Hôm 4/4, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Joe Biden tin rằng Nga đang tái bố trí lực lượng để tập trung vào một cuộc tấn công khu vực Donbas phía đông Ukraine.

                      "Tất cả các dấu hiệu cho thấy Nga sẽ tìm cách bao vây và áp đảo các lực lượng Ukraine ở miền đông Ukraine", Jake Sullivan, Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai.

                      Hoa Kỳ cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó sẽ "sử dụng thành công chiến thuật để tuyên truyền về sự tiến bộ và hạ thấp những thất bại quân sự", ông nói thêm.

                      Sullivan nói: "Nga đã cố gắng khuất phục toàn bộ Ukraine, nhưng đã thất bại."

                      Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 4/4 nói đàm phán hòa bình sẽ tiếp tục với Nga mặc dù cáo buộc Moscow về tội ác chiến tranh và tội ác diệt chủng.


                      NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP VIA GETTY IMAGES
                      Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Zelensky cáo buộc Moscow tội ác chiến tranh và diệt chủng

                      Ông Zelensky phát biểu tại Bucha, gần thủ đô Kyiv, nơi thi thể thường dân được tìm thấy trên đường phố sau khi quân đội Nga rút đi.

                      Các video và hình ảnh gây sốc đã gây ra sự phẫn nộ trên khắp thế giới.

                      Nga phủ nhận trách nhiệm và nói những hình ảnh về hành động tàn bạo đã được Ukraine dàn dựng.

                      Ukraine bắt đầu cuộc điều tra tội ác chiến tranh sau khi cho biết thi thể của 410 thường dân đã được tìm thấy ở các khu vực xung quanh Kyiv.

                      Một số được phát hiện trong các ngôi mộ tập thể trong khi những người khác bị trói tay và đã bị bắn ở cự ly gần.

                      Source:BBC
                      Have a nice day!!

                      Comment

                      Working...
                      X