Tóm tắt tình hình chiến sự:
Bắt đầu cuộc chiến vào ngày 24 tháng 2, năm 2022. Nga đã mở cuộc tấn công dữ dội vào Ukraine từ biên giới hướng Đông và Đông Bắc. Các phi vụ oanh tạc cơ, trọng pháo đã thả bôm và bắn đạn pháo vào các thành phố chung quan thủ đô Kyiv trước khi Nga cho quân tràn vào để chiếm thủ đô Kieve. Tuy nhiên Nga đã thất bại vì các sự chống trả mãnh liệt của dân quân Ukraine đoàn kết và chiến đấu trước sự chỉ huy và tuyên bố không đầu hàng của tổng thống Ugraine Volodymyr Zelenskyy. Sau hơn 55 ngày chiến đấu cả 2 bên đã bị thiệt hại khá nặng nề. Bên Nga đã thay đổi chiến lược đã rút quân từ các hướng Đông Bắc và chuẩn bị một cuộc chiến tranh giai đoạn 2 từ hường Đông theo thông báo mới của Bộ quốc phòng Nga.
Khu phức hợp công nghiệp luyện kim Azovstal, Mariupol ơi những người lính cuối cùng của Ukraina đang cố thủ trước cuộc tấn công của quân Nga. Ảnh chụp ngày 19/04/2022. REUTERS - ALEXANDER ERMOCHENKO
Hôm qua 19/04/2022, bộ Quốc Phòng Nga một lần nữa kêu gọi những nhóm binh sĩ Ukraina cuối cùng, bảo vệ khu vực nhà máy luyện kim Azovstal, hạ vũ khí. Trên Facebook, một chỉ huy lực lượng Ukraina kháng cự ở đây hôm nay, 20/04, khẳng định họ chỉ có thể bám trụ lại đây « trong một vài ngày, thậm chí chỉ trong ít giờ nữa ».
Hôm qua, chính quyền Nga chính thức tuyên bố mở chiến dịch Donbass. Cùng lúc với việc kêu gọi toàn bộ quân đội Ukraina « đầu hàng », bộ Quốc Phòng Nga một lần nữa kêu gọi lực lượng Ukraina cố thủ tại Azov chấm dứt « cuộc kháng cự vô nghĩa ». Phía Nga thông báo mở một hàng lang nhân đạo từ trưa hôm qua để mở đường cho các binh sĩ Ukraina rời khu vực nhà máy Azovstal. Tuy nhiên vào lúc 19 giờ, giờ quốc tế, theo một quan chức quốc phòng Nga, « chưa có ai sử dụng hành lang nhân đạo này ».
Hôm nay, theo AFP, ông Serguiy Volyna, một chỉ huy của lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36 cố thủ tại nhà máy Azovstal cho biết quân Nga chiếm ưu thế tuyệt đối về hỏa lực, trên không, trên bộ, với lực lượng « đông gấp 10 lần ». Chỉ huy lữ đoàn lính thủy đánh bộ Ukraina « kêu gọi và khẩn nài các lãnh đạo thế giới can thiệp cứu giúp », để đưa lực lượng tại đây « đến lãnh thổ một nước thứ ba ». Viên chỉ huy nói trên cũng cho biết còn đến hàng nghìn thường dân đang bị kẹt tại khu vực nhà máy Azovstal.
Thông tín viên Anissa El Jabri từ vùng Donetsk gửi về bài phóng sự ghi nhận tình hình tại chỗ :
« Từ hai ngày nay áp lực gia tăng tại đây. Có thể thấy nhiều trực thăng và phi cơ chiến đấu bay thấp trên những cánh đồng. Ban ngày cũng như ban đêm, tiếng bom đạn nhiều hơn và mạnh hơn.
Sáng hôm nay, chúng tôi thấy trực thăng chở các lực lượng đặc nhiệm áp sát khu vực nhà máy luyện kim Azovstal, cùng với nhiều phi cơ chiến đấu, trước khi Nga thông báo lệnh ngừng bắn tạm thời và tuyên bố thiết lập ba hành lang nhân đạo.
Bộ Quốc Phòng Nga kêu gọi ngừng ‘‘cuộc kháng cự vô nghĩa’’, và tuyên bố bảo đảm an toàn cho tất cả những ai rời khỏi khu vực này qua ba ‘‘hành lang nhân đạo’’ do phía Nga thiết lập. Nhiều xe buýt và xe cứu thương đã túc trực tại đây.
Chiều hôm nay, tại Mariupol, sau một buổi sáng bom đạn dữ dội, người ta lại nghe thấy tiếng chim hót ven bờ sông. Một số dân cư thành phố ra ngoài với xe đạp, một số người dắt tay nhau đi dạo. Còn rất ít trẻ em trong thành phố. Nhưng một số em nhỏ cùng với cha mẹ có mặt tại một khu chợ cũ. Trên các sạp hàng, có để vài bó củ cải đỏ, một ít khoai tây, và đây đó một hai con cá đặt trên một tờ giấy, và một vài bộ quần áo.
Không khí có phần yên ắng nơi đây, nhưng trên đường chiến tuyến tại Donbass, lực lượng Ukraina bắn trả quân Nga. Giới phóng viên không được phép tiếp cận toàn bộ khu vực này ngày hôm nay ».
Truyền thông Pháp hôm 18/04 dẫn thông báo của giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới David Beasley, theo đó chưa kể việc thiếu nhiên liệu để sưởi, hơn 100.000 thường dân tại Mariupol đang bị nạn đói đe dọa. (Source RFI)
Các đồng minh cam kết viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine chống Nga ở miền đông
NGUỒN HÌNH ẢNH,ANATOLII STEPANOV
Chụp lại hình ảnh,Các binh sĩ Ukraine bảo vệ chiến tuyến chống lại cuộc tấn công của Nga gần Kharkiv
Các quốc gia đồng minh của Ukraine đã cam kết gửi thêm vũ khí để giúp Kyiv chiến đấu trước cuộc tấn công mới của Nga ở miền đông.
Mỹ và một số nước khác tuyên bố sẽ viện trợ thêm đạn pháo, vũ khí chống tăng và phòng không cho Kyiv trong cuộc điện đàm video kéo dài 90 phút vào ngày thứ Ba 19/4.
Ukraine nói họ cần vũ khí để tự vệ khi Nga tiến hành chiến dịch tấn công mới ở miền đông nước này.
Ukraine: Nga tiến hành cuộc tấn công vào phía đông
Lính Ukraine 'chiến tới cùng', Nga 'quyết san phẳng Mariupol'
Các cuộc giao tranh ở miền đông Ukraine đã đánh dấu điều mà nhà lãnh đạo Volodymyr Zelensky nói - là sự khởi đầu của "cuộc chiến nhằm giành lấy Donbas".
Nga đang tập trung lực lượng tấn công vùng Donbas, miền đông Ukraine - bao gồm các khu vực Luhansk và Donetsk.
Theo Ukraine, lực lượng Nga đã tấn công vào các vị trí đồn trú của Ukraine dọc theo toàn bộ đường chiến tuyến dài 480 km kể từ ngày thứ Hai 18/4.
Trong bối cảnh Nga đang tiến hành các đợt tấn công mới, các lãnh đạo phương Tây đã nhóm họp để thảo luận về việc viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine.
Sau cuộc họp, Bộ Quốc phòng Mỹ nói sẽ gửi thêm máy bay quân sự và các bộ phận máy bay đến Ukraine nhằm tăng quy mô đội bay và sửa chữa những chiếc khác bị hư hại.
Bộ Quốc phòng Mỹ nói thêm, Mỹ đã không cung cấp máy bay cho Kyiv và cũng không nêu chi tiết về quốc gia nào đã cung cấp máy bay.
Trước đó, Tổng thống Zelensky đã khẩn cấp kêu gọi Mỹ cung cấp hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu do Liên Xô chế tạo như một giải pháp thay thế cho việc thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine.
Tháng trước, Mỹ đã từ chối đề xuất của Ba Lan về việc Washington sẽ cung cấp máy bay chiến đấu MiG-29, rồi nước này sẽ chuyển giao cho Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden, phát biểu trước báo giới sau cuộc họp với các đồng minh phương Tây, cho biết Mỹ đang có kế hoạch cấp thêm một gói viện trợ quân sự cho Ukraine với quy mô tương tự như khoản viện trợ 800 triệu USD mà ông đã công bố vào tuần trước, theo truyền thông Hoa Kỳ.
Ông cho biết Washington sẽ gửi cho Ukraine thêm đạn pháo - loại súng hạng nặng được dùng trong chiến tranh trên bộ.
Trong cuộc họp, các nước khác cũng cam kết viện trợ quân sự thêm cho Ukraine.
"Họ [Ukraine] cần được hỗ trợ thêm đạn pháo, đó là những gì chúng tôi sẽ cung cấp", Thủ tướng Boris Johnson phát biểu tại Nghị viện Anh sau cuộc họp.
Tại Berlin, Thủ tướng Olaf Scholz nói Đức sẽ cung cấp tài chính để giúp Ukraine mua vũ khí chống tăng và đạn dược từ các nhà sản xuất vũ khí của Đức.
Trong khi đó, Cộng hòa Séc cho biết sẽ giúp sửa xe tăng và xe bọc thép của Ukraine bị hư hỏng trong chiến tranh.
Các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh tay hơn nữa đối với Nga cũng được thảo luận.
Cam kết viện trợ thêm vũ khí được công bố sau khi Tổng thống Zelensky liên tục kêu gọi các đồng minh tiếp tục tăng cường tiếp tế vũ khí cho Kyiv.
"Chúng tôi cần pháo hạng nặng, xe thiết giáp, hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu - bất cứ thứ gì để đẩy lùi lực lượng Nga và ngăn chặn tội ác chiến tranh của họ", ông Zelensky tuyên bố trên Twitter tuần trước. "Sẽ không có ai ngăn chặn Nga ngoại trừ Ukraine với vũ khí hạng nặng".
Nga đã kịch liệt phản đối các sự trợ giúp từ đồng minh của Kyiv.
"Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây dưới sự kiểm soát của họ đang làm mọi cách để kéo dài hoạt động quân sự càng lâu càng tốt", Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói.
Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về cách cung cấp các đảm bảo an ninh cho Ukraine sau chiến tranh, ngay cả khi nước này không phải là thành viên của Nato, một cố vấn của Tổng thống Pháp cho biết.
Nato là một liên minh quân sự có 30 thành viên - bao gồm Mỹ, Anh và Đức - có cam kết hỗ trợ nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào bất kỳ quốc gia nào thuộc liên minh.
Vì Ukraine không phải là thành viên của Nato nên liên minh không có nghĩa vụ phải đứng ra bảo vệ.
Các thành viên của Nato lo ngại việc can dự vào một cuộc đối đầu vũ trang trực tiếp có thể dẫn đến một cuộc xung đột toàn diện giữa Nga và Phương Tây.
Thay vào đó, các thành viên Nato đã viện trợ quân sự trị giá hàng triệu USD cho Ukraine kể từ khi Nga tiến hành xâm lược.
Source: BBC
Bắt đầu cuộc chiến vào ngày 24 tháng 2, năm 2022. Nga đã mở cuộc tấn công dữ dội vào Ukraine từ biên giới hướng Đông và Đông Bắc. Các phi vụ oanh tạc cơ, trọng pháo đã thả bôm và bắn đạn pháo vào các thành phố chung quan thủ đô Kyiv trước khi Nga cho quân tràn vào để chiếm thủ đô Kieve. Tuy nhiên Nga đã thất bại vì các sự chống trả mãnh liệt của dân quân Ukraine đoàn kết và chiến đấu trước sự chỉ huy và tuyên bố không đầu hàng của tổng thống Ugraine Volodymyr Zelenskyy. Sau hơn 55 ngày chiến đấu cả 2 bên đã bị thiệt hại khá nặng nề. Bên Nga đã thay đổi chiến lược đã rút quân từ các hướng Đông Bắc và chuẩn bị một cuộc chiến tranh giai đoạn 2 từ hường Đông theo thông báo mới của Bộ quốc phòng Nga.
Khu phức hợp công nghiệp luyện kim Azovstal, Mariupol ơi những người lính cuối cùng của Ukraina đang cố thủ trước cuộc tấn công của quân Nga. Ảnh chụp ngày 19/04/2022. REUTERS - ALEXANDER ERMOCHENKO
Hôm qua 19/04/2022, bộ Quốc Phòng Nga một lần nữa kêu gọi những nhóm binh sĩ Ukraina cuối cùng, bảo vệ khu vực nhà máy luyện kim Azovstal, hạ vũ khí. Trên Facebook, một chỉ huy lực lượng Ukraina kháng cự ở đây hôm nay, 20/04, khẳng định họ chỉ có thể bám trụ lại đây « trong một vài ngày, thậm chí chỉ trong ít giờ nữa ».
Hôm qua, chính quyền Nga chính thức tuyên bố mở chiến dịch Donbass. Cùng lúc với việc kêu gọi toàn bộ quân đội Ukraina « đầu hàng », bộ Quốc Phòng Nga một lần nữa kêu gọi lực lượng Ukraina cố thủ tại Azov chấm dứt « cuộc kháng cự vô nghĩa ». Phía Nga thông báo mở một hàng lang nhân đạo từ trưa hôm qua để mở đường cho các binh sĩ Ukraina rời khu vực nhà máy Azovstal. Tuy nhiên vào lúc 19 giờ, giờ quốc tế, theo một quan chức quốc phòng Nga, « chưa có ai sử dụng hành lang nhân đạo này ».
Hôm nay, theo AFP, ông Serguiy Volyna, một chỉ huy của lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36 cố thủ tại nhà máy Azovstal cho biết quân Nga chiếm ưu thế tuyệt đối về hỏa lực, trên không, trên bộ, với lực lượng « đông gấp 10 lần ». Chỉ huy lữ đoàn lính thủy đánh bộ Ukraina « kêu gọi và khẩn nài các lãnh đạo thế giới can thiệp cứu giúp », để đưa lực lượng tại đây « đến lãnh thổ một nước thứ ba ». Viên chỉ huy nói trên cũng cho biết còn đến hàng nghìn thường dân đang bị kẹt tại khu vực nhà máy Azovstal.
Thông tín viên Anissa El Jabri từ vùng Donetsk gửi về bài phóng sự ghi nhận tình hình tại chỗ :
« Từ hai ngày nay áp lực gia tăng tại đây. Có thể thấy nhiều trực thăng và phi cơ chiến đấu bay thấp trên những cánh đồng. Ban ngày cũng như ban đêm, tiếng bom đạn nhiều hơn và mạnh hơn.
Sáng hôm nay, chúng tôi thấy trực thăng chở các lực lượng đặc nhiệm áp sát khu vực nhà máy luyện kim Azovstal, cùng với nhiều phi cơ chiến đấu, trước khi Nga thông báo lệnh ngừng bắn tạm thời và tuyên bố thiết lập ba hành lang nhân đạo.
Bộ Quốc Phòng Nga kêu gọi ngừng ‘‘cuộc kháng cự vô nghĩa’’, và tuyên bố bảo đảm an toàn cho tất cả những ai rời khỏi khu vực này qua ba ‘‘hành lang nhân đạo’’ do phía Nga thiết lập. Nhiều xe buýt và xe cứu thương đã túc trực tại đây.
Chiều hôm nay, tại Mariupol, sau một buổi sáng bom đạn dữ dội, người ta lại nghe thấy tiếng chim hót ven bờ sông. Một số dân cư thành phố ra ngoài với xe đạp, một số người dắt tay nhau đi dạo. Còn rất ít trẻ em trong thành phố. Nhưng một số em nhỏ cùng với cha mẹ có mặt tại một khu chợ cũ. Trên các sạp hàng, có để vài bó củ cải đỏ, một ít khoai tây, và đây đó một hai con cá đặt trên một tờ giấy, và một vài bộ quần áo.
Không khí có phần yên ắng nơi đây, nhưng trên đường chiến tuyến tại Donbass, lực lượng Ukraina bắn trả quân Nga. Giới phóng viên không được phép tiếp cận toàn bộ khu vực này ngày hôm nay ».
Truyền thông Pháp hôm 18/04 dẫn thông báo của giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới David Beasley, theo đó chưa kể việc thiếu nhiên liệu để sưởi, hơn 100.000 thường dân tại Mariupol đang bị nạn đói đe dọa. (Source RFI)
Các đồng minh cam kết viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine chống Nga ở miền đông
NGUỒN HÌNH ẢNH,ANATOLII STEPANOV
Chụp lại hình ảnh,Các binh sĩ Ukraine bảo vệ chiến tuyến chống lại cuộc tấn công của Nga gần Kharkiv
Các quốc gia đồng minh của Ukraine đã cam kết gửi thêm vũ khí để giúp Kyiv chiến đấu trước cuộc tấn công mới của Nga ở miền đông.
Mỹ và một số nước khác tuyên bố sẽ viện trợ thêm đạn pháo, vũ khí chống tăng và phòng không cho Kyiv trong cuộc điện đàm video kéo dài 90 phút vào ngày thứ Ba 19/4.
Ukraine nói họ cần vũ khí để tự vệ khi Nga tiến hành chiến dịch tấn công mới ở miền đông nước này.
Ukraine: Nga tiến hành cuộc tấn công vào phía đông
Lính Ukraine 'chiến tới cùng', Nga 'quyết san phẳng Mariupol'
Các cuộc giao tranh ở miền đông Ukraine đã đánh dấu điều mà nhà lãnh đạo Volodymyr Zelensky nói - là sự khởi đầu của "cuộc chiến nhằm giành lấy Donbas".
Nga đang tập trung lực lượng tấn công vùng Donbas, miền đông Ukraine - bao gồm các khu vực Luhansk và Donetsk.
Theo Ukraine, lực lượng Nga đã tấn công vào các vị trí đồn trú của Ukraine dọc theo toàn bộ đường chiến tuyến dài 480 km kể từ ngày thứ Hai 18/4.
Trong bối cảnh Nga đang tiến hành các đợt tấn công mới, các lãnh đạo phương Tây đã nhóm họp để thảo luận về việc viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine.
Sau cuộc họp, Bộ Quốc phòng Mỹ nói sẽ gửi thêm máy bay quân sự và các bộ phận máy bay đến Ukraine nhằm tăng quy mô đội bay và sửa chữa những chiếc khác bị hư hại.
Bộ Quốc phòng Mỹ nói thêm, Mỹ đã không cung cấp máy bay cho Kyiv và cũng không nêu chi tiết về quốc gia nào đã cung cấp máy bay.
Trước đó, Tổng thống Zelensky đã khẩn cấp kêu gọi Mỹ cung cấp hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu do Liên Xô chế tạo như một giải pháp thay thế cho việc thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine.
Tháng trước, Mỹ đã từ chối đề xuất của Ba Lan về việc Washington sẽ cung cấp máy bay chiến đấu MiG-29, rồi nước này sẽ chuyển giao cho Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden, phát biểu trước báo giới sau cuộc họp với các đồng minh phương Tây, cho biết Mỹ đang có kế hoạch cấp thêm một gói viện trợ quân sự cho Ukraine với quy mô tương tự như khoản viện trợ 800 triệu USD mà ông đã công bố vào tuần trước, theo truyền thông Hoa Kỳ.
Ông cho biết Washington sẽ gửi cho Ukraine thêm đạn pháo - loại súng hạng nặng được dùng trong chiến tranh trên bộ.
Trong cuộc họp, các nước khác cũng cam kết viện trợ quân sự thêm cho Ukraine.
"Họ [Ukraine] cần được hỗ trợ thêm đạn pháo, đó là những gì chúng tôi sẽ cung cấp", Thủ tướng Boris Johnson phát biểu tại Nghị viện Anh sau cuộc họp.
Tại Berlin, Thủ tướng Olaf Scholz nói Đức sẽ cung cấp tài chính để giúp Ukraine mua vũ khí chống tăng và đạn dược từ các nhà sản xuất vũ khí của Đức.
Trong khi đó, Cộng hòa Séc cho biết sẽ giúp sửa xe tăng và xe bọc thép của Ukraine bị hư hỏng trong chiến tranh.
Các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh tay hơn nữa đối với Nga cũng được thảo luận.
Cam kết viện trợ thêm vũ khí được công bố sau khi Tổng thống Zelensky liên tục kêu gọi các đồng minh tiếp tục tăng cường tiếp tế vũ khí cho Kyiv.
"Chúng tôi cần pháo hạng nặng, xe thiết giáp, hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu - bất cứ thứ gì để đẩy lùi lực lượng Nga và ngăn chặn tội ác chiến tranh của họ", ông Zelensky tuyên bố trên Twitter tuần trước. "Sẽ không có ai ngăn chặn Nga ngoại trừ Ukraine với vũ khí hạng nặng".
Nga đã kịch liệt phản đối các sự trợ giúp từ đồng minh của Kyiv.
"Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây dưới sự kiểm soát của họ đang làm mọi cách để kéo dài hoạt động quân sự càng lâu càng tốt", Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói.
Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về cách cung cấp các đảm bảo an ninh cho Ukraine sau chiến tranh, ngay cả khi nước này không phải là thành viên của Nato, một cố vấn của Tổng thống Pháp cho biết.
Nato là một liên minh quân sự có 30 thành viên - bao gồm Mỹ, Anh và Đức - có cam kết hỗ trợ nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào bất kỳ quốc gia nào thuộc liên minh.
Vì Ukraine không phải là thành viên của Nato nên liên minh không có nghĩa vụ phải đứng ra bảo vệ.
Các thành viên của Nato lo ngại việc can dự vào một cuộc đối đầu vũ trang trực tiếp có thể dẫn đến một cuộc xung đột toàn diện giữa Nga và Phương Tây.
Thay vào đó, các thành viên Nato đã viện trợ quân sự trị giá hàng triệu USD cho Ukraine kể từ khi Nga tiến hành xâm lược.
Source: BBC
Comment