Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hello Tuổi Già! Lẩm Cẩm Từ Ngữ (34)Bắc - Nam(34)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Hello Tuổi Già! Lẩm Cẩm Từ Ngữ (34)Bắc - Nam(34)

    Hello Tuổi Già!



    Lời mở đầu:

    Con người ai cũng trải qua "Sinh- Lão- Bệnh- Tử". Chúng ta thường nôm na nói: Già trước tuổi, già, tuổi già, tuổi đã già, người già, già quá rồi, v.v...Ai rồi trước sau cũng phải già đi, một giai đoạn không ai mong mà chúng vẫn đến. Thôi thì mình cứ lạc quan nói "Hello Tuổi Già!". Chỉ có mình biết rằng sức mình" yếu dần đi không còn như xưa, đôi lúc tử nhủ "mình già đi lúc nào?". Có lẽ cái hạnh phúc đầu tiên của tuổi già là biết mình đã già hay thấy mình già như trái chín cây trên cành. Hiểu biết, nhận thức, chăm sóc cái tâm hồn và tinh thần tuổi già là hạnh phúc nhất. Chắc mình cũng chối từ là "mình đã già" đôi lần, nhưng có chối từ cái già cũng vô ích, có tìm cách giấu cái già đi thì coi hổng được. Chấp nhận "tuổi già" sẽ ở mức độ khác nhau, không ai giống ai, nhận thức mỗi cách khác nhau. Dẫu sao, già hay không là tùy vào sự suy nghĩ trong đầu của mình. "Age is mostly a matter ò the mind! If you don't mind, it doesn't matter" (Tuổi tác là chuyện cái tâm, nếu ta không thèm quan tâm, chả có vấn đề tuổi tác!)

    Tôi chọn đề tài "Hello Tuổi Già! " này để trích đăng thường xuyên một số bài viết sưu tầm về "tuổi già" từ nhiều tài liệu trên mạng. Nếu Thầy Cô và các bạn có những bài viết hay, xin email cho C để thu nhận và chọn lọc đăng. Mong chúng ta cùng chia sẻ và học hỏi thêm.


    Testing Tuổi Già! Não

    - Cách làm: Đếm ngược từ 100, cách nhau 7 con số. Nếu bạn dưới 40 tuổi, sẽ mất chưa đến 20 giây để làm việc này. Nếu bạn từ 40 đến 60, sẽ mất chưa đầy 40 giây.

    - Tính điểm: Lấy số tuổi của bạn, trừ đi 2 năm nếu bạn đếm nhanh hơn mốc trên. Cộng thêm 2 năm nếu bạn làm chậm hơn.

    - Ý nghĩa của điều này: Não của chúng ta được làm từ hàng tỷ tế bào, truyền thông tin cho nhau thông qua các liên kết gọi là synapse. Nếu các liên kết càng nhiều và càng mạnh, thì chúng ta càng dễ xử lý và nhớ lạ thông tin. Nhưng khi có tuổi, khối não cũng rút nhỏ lại và giảm trọng lượng, các tế bào não bắt đầu chết và các liên kết này thoái hóa dần, ảnh hưởng đến tốc độ xử lý thông tin.

    - Cách cải thiện: Hãy tập thể dục, đặc biệt là aerobic (một hoạt động cần nhiều ôxi) sẽ có lợi cho não. "Tập thể dục làm tăng cường chức năng của tim, và cải thiện hệ tuần hoàn, khoảng 20% máu của cơ thể là chảy tới não".

    Testing Tuổi Già! Da

    - Cách làm: Đặt bàn tay duỗi thẳng trên mặt bàn, và véo da trên mu bàn tay, kéo căng hết mức có thể. Giữ trong một phút, rồi thả tay ra. Hãy xem mất bao nhiêu thời gian để da tay trở về bình thường.

    - Tính điểm: Nếu chưa đầy một giây, hãy trừ đi 3 năm tuổi; nếu 1-2 giây, giữ nguyên tuổi; nếu 3-4 giây, cộng thêm một tuổi, nếu 5-10 giây, cộng thêm hai tuổi, nếu 11-13 giây, cộng thêm 3 tuổi.

    - Ý nghĩa của việc này: Khi da của chúng ta già đi, có biểu hiện cháy nắng, nó sẽ mất độ đàn hồi. Da mỏng hơn và chùng xuống, độ co giản của da càng ngày càng giảm sút, và qua nhiều năm tháng biểu lộ vui, buồn, sướng, khổ, những nét nhăn trên mặt đã hằn sâu và lớn. Tóc bạc, thưa, và nhẹ hơn, đường kính của tóc chỉ còn 86 microns (1 phần triệu của 1m) so với 101 microns hồi 20 tuổi. Việc tiếp xúc với nắng nhiều sẽ làm mất các collagen - một protein giữ cho da mềm mài, co giãn. Điều này dẫn đến các nếp nhăn và làm tăng nguy cơ ung thư da.

    - Cách cải thiện: Hãy hạn chế sưởi nắng quá nhiều đến mức cháy da. Thuốc lá cũng khiến da trở nên nhạy cảm với các nhân gây hại.

    Testing Tuổi Già! Cơ

    - Cách làm: Đứng trên một chân và ngồi gập trên chân kia sao cho đầu gối ngang mông. Đặt tay lên hông và nhắm mắt lại. Tính thời gian bạn giữ được trong trạng thái thăng bằng này.

    - Tính điểm: Nếu bạn giữ lâu được một phút, hãy trừ đi 4 năm tuổi. Nếu trong 30 giây, trừ đi 2 năm. Nếu chỉ giữ được vài giây, cộng thêm 3 năm.

    - Ý nghĩa của điều này: Càng già, cơ các chi của chúng ta càng yếu đi. Chúng ta mất khả năng kiểm soát cử động ở các khớp, khiến ta dễ ngã hơn. Các cơ bắp làm cho phổi hoạt động bình thường, suy yếu dần, độ co giản của lồng ngực yếu đi, làm cho lượng dưỡng khí hít vào chỉ còn bằng một nửa thời 20 tuổi. Xương mất dần calcium, trở nên xốp, dòn, dễ gãy, lớp sụn ở các đầu khớp không còn nguyên vẹn, chất nhờn giữa các khớp khô đi, sinh ra di chuyển chậm, khó khăn.

    - Cách cải thiện: Tập đứng thăng bằng trên một chân mỗi ngày, càng lâu càng tốt.

    (Còn tiếp)

  • #2
    Testing Tuổi Già! Mắt

    - Cách làm: Đặt một đầu của một cái thước dài trên xương gò má, ngay dưới mắt, và cái thước nằm thẳng trước mặt bạn. Đặt một tờ báo dọc theo cái thước và di chuyển nó từ xa đến gần sát mắt bạn, cho đến khi các chữ bắt đầu mờ đi. Đo khoảng cách gần nhất đến mắt mà bạn có thể đọc được báo dễ dàng.

    - Tính điểm: Nếu chưa đầy 15 cm, giữ nguyên tuổi, nếu từ 16 đến 30 cm, thêm một năm vào tuổi của bạn, từ 31 đến 60, thêm hai năm, từ 61 đến 90, thêm 3 năm. Ngoài 90 cm, thêm 4 năm.

    - Ý nghĩa của việc này: Khi già đi, mắt chúng ta mất khả năng tập trung.

    - Cách cải thiện: Bỏ thuốc và ăn uống cân bằng có thể giúp mắt khỏe mạnh. Người hút thuốc có nguy cơ bị mù cao gấp đôi so với người không hút khi về già. Các hóa chất trong khói thuốc cũng làm vỡ nhiều mạch máu trong võng mạc - vùng mô nhạy sáng ở tròng đen của mắt. Bạn cũng nên đeo kính hấp thụ tia cực tím khi đi ngoài nắng.

    Testing Tuổi Già! Phổi

    - Cách làm: Cần một quả bóng bay cỡ trung bình, một cái thước 30cm. Hít thở sâu, và dùng một hơi, thổi vào quả bóng. Nắm chặt đầu, sau đó dùng thước đo độ rộng quả bóng. Nếu từ 7-9 cm, tương đương với nửa lít không khí; từ 10-11 cm là một lít khí; từ 12-13 là 1,5 lít; 14-16 là 2-3 lít, và từ 20-22 cm là 4-5 lít khí.

    - Tính điểm: Nếu chưa đầy một lít, cộng thêm 5 năm, nếu từ 1-1,5 lít, thêm 3 năm, từ 2-3 lít, thêm một năm, từ 4-5 lít thì trừ đi 3 năm tuổi.

    - Ý nghĩa của điều này: Khi có tuổi, phổi trở nên kém đàn hồi hơn, do vậy không khí không ra vào dễ dàng như trước.

    - Cách cải thiện: Giảm cân là yếu tố quan trọng nhất trong việc giúp cải thiện dung tích phổi. Hãy tập thở sâu đều đặn, 3-4 lần mỗi ngày.

    Testing Tuổi Già! Nghe

    - Cách làm: Vặn nhỏ chiếc radio quen thuộc của bạn đến ngưỡng âm chỉ bằng 1/4 so với mọi khi. Bạn có nghe rõ đủ để theo dõi chương trình?

    - Tính điểm: Nếu không thể, hãy cộng thêm 5 năm tuổi vào tuổi của bạn. Nếu bạn có thể chỉ vừa đủ phân biệt các từ và bài hát, hãy cộng thêm 3 năm. Nếu bạn vừa đủ hiểu những gì người ta đang nói, hãy cộng thêm một. Còn nếu bạn không gặp khó khăn gì để nghe, hãy trừ đi 2 năm.

    - Cách cải thiện: Đừng sử dụng các thiết bị như iPod lâu hơn một tiếng mỗi ngày, và hãy nghe nhạc hay chương trình radio ở mức volume nhỏ mà bạn có thể nghe thấy. Điều này sẽ buộc các vùng não phải làm việc hiệu quả hơn.

    (Còn tiếp)

    Comment


    • #3
      Testing Tuổi Già! Răng

      - Cách làm: Bạn có bị chảy máu lợi khi đánh răng? Bạn có hơi thở hôi?

      - Tính điểm: Nếu lợi chảy máu, hãy thêm vào 4 năm tuổi. Nếu bạn có hơi thở hôi, cộng thêm một năm.

      - Ý nghĩa của điều này: Chảy máu lợi và hơi thở hoi đều phản ánh sự có mặt của vi khuẩn trong miệng. Men răng càng ngày càng mòn dần vì quá trình nhai, nghiến, trong khi đó lợi răng co rút lại, làm lộ rõ khoảng trống giữa các chân răng.

      - Cách cải thiện: Hãy gặp nha sĩ hai năm một lần. Chải răng hai lần mỗi ngày. Dùng chỉ nha khoa cho các kẽ răng. Nhớ nhé, hơi thở hôi và chảy máu lợi là dấu hiệu của tuổi tác.

      Testing Tuổi Già! Tim

      - Cách làm: Đo chu vi của hông ở phần rộng nhất. Đo vòng eo ở chỗ hẹp nhất. Chia vòng eo cho vòng hông để có tỷ lệ eo/hông.

      - Tính điểm: Nếu tỷ lệ này bằng hoặc nhỏ hơn 0,7 hãy trừ đi một năm tuổi; nếu bằng 0,85 hãy cộng thêm 3 tuổi, và nếu lớn hơn một, hãy cộng thêm 5 năm.

      - Ý nghĩa: Nếu vòng eo của bạn bằng hoặc lớn hơn vòng hông, nghĩa là sức khỏe của bạn rất có vấn đề. Tim không còn bơm đủ máu ra khắp châu thân, một phần do cholesterol đóng dày trên thành động mạch, nên tim phải hoạt động nhiều hơn, mới bơm được máu đi. Người có nhiều mỡ ở eo cũng dễ mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp và bệnh tim mạch hơn.

      - Cách cải thiện: ăn uống cân bằng và luyện tập thường xuyên để bảo vệ trái tim của bạn.

      Testing Tuổi Già! Gan

      - Cách làm: Lượng rượu lớn nhất mà bạn uống trong một ngày bất kỳ trong tuần là bao nhiêu?

      - Tính điểm: Ba chén hoặc ít hơn, trừ đi 3 năm. Nếu uống 4 chén, giữ nguyên. 5 chén, cộng một năm. Trên 5 chén, cộng 3 năm.

      - Ý nghĩa: Gan có khả năng tái tạo đặc biệt, tuy nhiên, mỗi khi phải lọc cồn (rượu), một số tế bào gan sẽ chết dần. Vì thế nếu uống nhiều rượu trong nhiều năm liền, gan sẽ mất khả năng sinh tế bào mới, gây ra những tổn thương nghiêm trọng.

      - Cách cải thiện: Đừng uống quá ba chén mỗi ngày với phụ nữ, và 4 chén với đàn ông. Giảm bớt mỡ.

      (Còn tiếp)

      Comment


      • #4
        Tính Tuổi Già Theo Lối Mới

        Trong bài viết “Tính Tuổi Theo Lối Mới” (Calculate Your Age in Neo-Years) của Giáo sư Tiến sĩ Davis Demko, có liên quan đến cách suy nghĩ về tuổi già. Theo ông, 75% tiến trình lão hóa của con người có thể điều chế được do tác động của sáu yếu tố sau đây:

        1/ Khắc chế yếu tố di truyền. Dĩ nhiên yếu tố di truyền tạo cho mỗi con người một tình trạng có thể bị mắc những bệnh mà cha mẹ người đó đã từng bị, nhưng những phương pháp phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe hiện đại, nếu áp dụng đúng mức, có thể làm giảm đi rất nhiều tính đe dọa của yếu tố này.

        2/ Tập thể dục, thể thao. Rất nhiều các chứng đau nhức phát sinh do thiếu hoạt động. Nếu luyện tập thường xuyên thì hệ thống tim mạch sẽ được bảo toàn, xương và bắp thịt sẽ rắn chắc, khỏe, và sự phối hợp chân tay sẽ nhịp nhàng, hữu hiệu.

        3/ Tinh thần luôn được kích thích. Những người tưổi cao mà vẫn có những sinh hoạt tinh thần đều đặn và đầu óc luôn luôn được kích thích, suy nghĩ, tìm tòi như đọc sách, học ngoại ngữ, chơi ô chữ, hay tham gia vào các cuộc thảo luận hứng thú, sẽ giữ được tinh thần minh mẫn, tỉnh táo lâu dài.

        4/ Có tập quán dinh dưỡng tốt. Đó là cách tốt nhất để chống lại già trước tuổi hay bệnh tật. Thức ăn là năng lượng. Phải tìm hiểu những phương cách dinh dưỡng lành mạnh, cũng như những sinh tố hay khoáng chất mà cơ thể mình cần.

        5/ Sống có ý nghĩa. Sống phải có những mục đích đáng đeo đuổi. Ý thức rõ mục đích công việc mình đang làm dễ gây cho mình cảm hứng, giúp mình tập trung, chú ý, tránh được buồn nản, bẳn gắt, và kết quả tích cực sẽ nâng cao giá trị của chính mình.

        6/ Biết phòng ngừa bệnh tật. Đây là yếu tố quan trọng có giá trị điều chế tiến trình lão hóa. Cần khám tổng quát thường xuyên để kịp ngăn chận các bệnh hiểm nghèo. Đừng bao giờ nghĩ là các chứng đau nhức hành hạ mình, chỉ là hậu quả của tuổi già.

        Cách Tính Tuổi Già

        Giáo sư Demko đề nghị một lối tính tuổi mới mà ông cho là chính xác hơn. Ông đặt tên cho công thức tính tuổi của ông là DNA – Plus . DNA là viết tắt của Demko’s Neo Age Plus ngụ ý là già với những đặc tính tích cực. Công thức DNA-Plus tính trung bình của 4 lọai tuổi:

        - Tuổi thời gian, tính theo số năm đã sống.

        - Tuổi thể chất, tính theo tình trạng sức khỏe.

        - Tuổi xã hội, tính theo mức độ sinh hoạt hàng ngày trong việc làm, đời sống gia đình, giải trí, hay các công tác thiện nguyện.

        - Tuổi tâm lý, tính theo khả năng đối phó với khủng hoảng, mâu thuẫn, sự căng thẳng trong đời sống, hay thích ứng với mọi sự thay đổi bất ngờ.

        Nếu áp dụng công thức này cho một người đã sống đến 80 năm (tuổi thời gian), có tình trạng sức khỏe của một người sống 70 năm (tuổi thể chất), có mức độ hoạt động của một người sống 60 năm (tuổi xã hội), và có khả năng ứng phó của một người mới sống 50 năm (tuổi tâm lý), thì tuổi trung bình của người này sẽ là (80+70+60+50) : 4 = 65 tuổi (Neo Years), nghĩa là tuổi chính xác của người này chỉ mới 65, chứ không phải là 80 theo cách suy nghĩ thông thường.

        (Còn tiếp)

        Comment


        • #5
          Tuổi Già - Trần Mộng Tú


          Nhân đọc những bài viết về tuổi già cuả anh Cường sưu tầm, xin chia sẻ với bạn đọc bài viết cũng cùng những ý ấy, T đọc được cuả nhà văn Trần Mộng Tú cách đây khá lâu. Thân mến. Trúc.

          Bạn có bao giờ ngắm kỹ một con hạc trắng chưa? Nó trông thật mảnh mai; chân dài, người mỏng, trong một bộ lông trắng muốt. Trông nó thanh cao như một người luống tuổi mà vẫn giữ được phong cách ung dung.. Con hạc được coi là một con vật sống lâu cho nên người ta gọi tuổi của các cụ là tuổi hạc.

          Ðầu tháng năm vừa qua, tôi sang chơi với vợ chồng người anh ở bên Vienna, D.C. Ðằng sau nhà anh tôi có một con đường mòn dẫn tới một công viên. Con đường mòn vào cuối Xuân chớm Hạ thật là đẹp. suối róc rách chẩy, cây cỏ xanh mướt, những bông hoa núi nở trắng xóa. Chúng tôi mỗi buổi sáng dắt theo con chó đi bộ, vừa đi vừa trò chuyện. Tôi bất giác hỏi:- Sao con người không giống cây cỏ, vào mùa đông héo, úa, rụng, đến xuân, hạ lại hồi sinh nhỉ?

          Anh tôi cười, nói:- Cứ giữ mãi được Xuân, Hạ trong lòng mình là tốt rồi.Chúng ta những người ở lứa tuổi đang bước vào tuổi già hay đã già. Tinh thần và thể xác không còn như hai mươi năm, mười năm về trước hay thậm chí như mới năm ngoái nữa.

          Thông thường bất cứ người mang quốc tịch nào, sinh sống ở phần đất hay hoàn cảnh nào thì khi về già hay ngồi gậm nhấm lại quá khứ. Chúng ta là những người từ một quê hương mất mát đến ở trọ một quốc gia khác, chúng ta còn nhiều điều gậm nhấm hơn nữa.

          Ở tuổi già, không có phương tiện di chuyển, bị trở ngại ngôn ngữ đã làm một số người sống một cuộc sống tẻ nhạt, từ tẻ nhạt đưa tới trầm cảm, khép kín. Từ đó sinh ra bao nhiêu bệnh, và khi có bệnh, sự chạy chữa xem chừng không có hiệu quả lắm cho những người này.

          Bác Sĩ Ornish, tác giả cuốn sách Love & Survival, nói rõ: Tách lìa tình thân gia đình và bạn bè là đầu mối cho mọi thứ bệnh từ ung thư, bệnh tim đến ung nhọt và nhiễm độc. Tình thương và tinh thần là gốc rễ làm cho chúng ta bệnh hay khỏe.

          Ba mươi năm trước mà nghe ai nói cô đơn sinh ra các chứng bệnh thì người ta sẽ chỉ cười nhẹ.. Nhưng bây giờ điều này đã được nhiều bác sĩ công nhận là đúng.

          Những buổi tĩnh tâm chung, có cầu nguyện, có tịnh niệm (tùy theo tôn giáo của mỗi người) chia sẻ những buồn vui, lo lắng của mình cùng người khác cũng giúp khai thông được những tắc nghẽn của tim mạch như là ăn những thức ăn rau, đậu lành mạnh vậy.

          Nếu không nói ra được những gì dồn nén bên trong thì chính là tự mình làm khổ mình. Khi nói ra, hay viết ra được những khổ tâm của mình thì hệ thống đề kháng được tăng cường, ít phải uống thuốc. Theo Bác Sĩ Ornish, khi bị căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra một hóa chất làm cho mọi sinh hoạt ứ đọng, ăn không ngon, đầu không suy nghĩ, mạch máu trì trệ,mất sức đề kháng, dễ cảm cúm.

          Như vậy sự cô đơn cũng là chất độc như cholesterol trong những thức ăn dầu mỡ, mà chỉ có tình thương mới cứu rỗi được.

          Nếu bạn không mở tâm ra cho người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra thôi.

          Tuổi như thế nào thì gọi là già, chúng ta biết khi một người qua đời ở tuổi 60 thì được gọi là 'hưởng thọ'. Vậy sau tuổi 60 mỗi ngày ta sống là một bonus, phần thưởng của Trời cho.Chúng ta nên sống thế nào với những ngày 'phần thưởng' này. Lấy thí dụ một người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi đến chỗ tự than thân tráchphận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh.

          Trong Những Lời Phật Dậy có câu: Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.. Chắc trong quý vị không ai muốn rơi vào hoàn cảnh này.

          Gặp gỡ bè bạn thường xuyên trong những sinh hoạt thể thao là điều tốt lành nhất cho thể lý. Ði tập thể thao như Tài Chi, Hồng Gia, nhẩy nhẹ theo nhạc, tắm hơi, bơi lội v.v... đã giúp cho người lớn tuổi giữ được thăng bằng, ít ngã, và nếu có bệnh, uống thuốc sẽ công hiệu hơn, mau lành hơn.

          Gặp bạn, nói được ra những điều phiền muộn cho nhau nghe, ngồi tĩnh tâm, đến nhà thờ, chùa cầu nguyện giúp được làm chậm lại sự phát triển của bệnh. Bác Sĩ Jeff Levin giáo sư Ðại Học North Carolina khám phá ra từ hàng trăm bệnh nhân, nếu người nào thường xuyên đến nhà nguyện họ có áp suất máu thấp hơn những người không đến nhà nguyện, ông bỏ ra hàng đêm và nhiều cuối tuần để theo dõi, tìm hiểu những kết quả cụ thể của 'Tín Ngưỡng và Sức Khỏe'. Cuốn sách ông phát hành gần đây nhất có tên là God, Faith and Health. Trong đó ông cho biết những người có tín ngưỡng khỏe mạnh hơn, lành bệnh chóng hơn, ít bị nhồi máu cơ tim, gặp sự thăng trầm trong đời sống họ biết cách đối diện, họ luôn luôn lạc quan.

          Lạc quan là một cẩm nang quý vị nên luôn luôn mang theo bên mình. Ðừng bao giờ nói, hay nghĩ là 'Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nữa' hoặc 'Tôi vụng về, ít học, chẳng làm gì được'.

          Tôi xin kể câu chuyện Hai Con Ngựa của thầy phó tế George A.Haloulakos.

          Cạnh nhà tôi có một cánh đồng cỏ, hàng ngày có một cặp ngựa, con nọ lớn hơn con kia một chút thong thả ăn cỏ ở đấy. Nhìn từ xa chúng là đôi ngựa binh thường giống những con ngựa khác. Tuy nhiên nếu bạn đến gần, bạn sẽ khám phá ra là có một con mù.

          Chủ nhân của nó chắc thương nó không nỡ bỏ đi, mà còn cho nó một chỗ ở an toàn. Chính điều này đã thành một câu chuyện tuyệt vời.

          Ðứng bên chúng, bạn chợt nghe có tiếng chuông rung, phát ra từ cái đai nhỏ vòng quanh cổ con ngựa nhỏ hơn, chắc là một con cái.. Tiếng chuông báo cho con bạn mù của nó, biết là nó đang ở đâu mà bước theo. Quan sát kỹ một chút bạn sẽ thấy cái cách con ngựa sáng chăm sóc con ngựa mù, bạn nó chu đáo như thế nào. Con ngựa mù lắng nghe tiếng leng keng mà theo bạn, nó bước chậm rãi và tin rằng bạn nó không để nó bị lạc. Trên đường trở về chuồng mỗi chiều, con ngựa nhỏ chốc chốc lại ngoái cổ lại nhìn bạn, muốn biết chắc bạn mù của nó vẫn đi theo tiếng chuông của nó để lại đằng sau..Cũng giống như chủ nhân của đôi ngựa có lòng nhân từ, Thượng Ðế không bao giờ vứt bỏ bạn vì bạn kiếm khuyết, hoạn nạn hay gặp khó khăn. Người luôn luôn đem đến cho chúng ta những người bạn khi chúng ta cần được giúp đỡ.

          Ðôi khi chúng ta là con ngựa mù, được dẫn dắt bởi tiếng chuông mầu nhiệm mà Thượng Ðế đã nhờ ai đó rung lên cho chúng ta. Những khi khác chúng ta là con ngựa dẫn đường, giúp kẻ khác nhìn thấy.

          Bạn hiền là như vậy. Không phải lúc nào ta cũng nhìn thấy họ, nhưng họ thì luôn hiện diện đâu đó. Hãy lắng nghe tiếng chuông của nhau. Hãy tử tế hết sức mình, bởi vì có một người mà bạn gặp trên đời, biết đâu cũng đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn nào đó họ phải phấn đấu để vượt qua.

          Không gì hơn là tuổi già nương dựa vào nhau trong tình bạn. Luôn luôn nghĩ bao giờ mình cũng có cái cho đi mà người khác dùng được. Trong một lần đến thăm Viện Dưỡng Lão, tôi thấy một cụ ông 70 tuổi, đút thức ăn cho một cụ bà 80 tuổi. Hỏi ra thì họ không có liên hệ gì với nhau cả.Chỉ là một người có khả năng cho và một người vui vẻ nhận.

          Tính hài hước, làm cho người khác cười cùng với mình là những liều thuốc bổ. Nữ thi sĩ Maya Angelou vào sinh nhật thứ 77, trong trương trình phỏng vấn của Oprah, hỏi về sự thay đổi vóc dáng của tuổi già, bà nói: 'Vô số chuyện xẩy tới từng ngày... Cứ nhìn vào bộ ngực của tôi xem. Có vẻ như hai chị em nó đang tranh đua xem đứa nào chạy xuống eo trước'. Khán giả nghe bà, cười chẩy cả nước mắt.

          Sinh, bệnh, lão, tử. Con đường đó ai cũng phải đi qua. Nhưng đi như thế nào thì hầu như 80% chính mình là người lựa chọn.

          Những vấn đề chính ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn qua tinh thần là:

          Sự cảm thông giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà với các cháu.

          Tinh thần chấp nhận và lạc quan.

          Nghĩ đến những điều vui nhỏ mỗi ngày.

          Tham gia những sinh hoạt nào phù hợp với sức khỏe.

          Làm việc thiện nguyện.

          Nhóm bạn: Ðọc sách, kể chuyện, đánh cờ, chơi bài (không phải ăn thua).

          Tham gia các lớp thể dục: Như Yoga, lớp dậy Hồng Gia, ngồi thiền, khí công v.v... Và ngay cả chỉ đi bộ với nhau 30 phút mỗi ngày cũng giúp cho tinh thần sảng khoái, sức khỏe tốt hơn là ở nhà nằm quay mặt vào tường.

          Hãy thỉnh thoảng đọc lên thành tiếng câu ngạn ngữ này:

          'Một nét mặt vui vẻ mang hạnh phúc đến cho trái tim và một tin vui mang sức khỏe cho xương cốt.'

          Chúc quý vị luôn cảm thấy vui khoẻ và trọn vẹn an lành trong tâm hồn !


          Comment


          • #6
            Vui sống với Tuổi Già

            Bài viết tổng hợp hai bài viết "10 điều khuyên cho người cao niên" và "Vui sống vời tuổi già" do Thầy M.Tường An sưu tầm và chia sẻ. Xin mời các bạn đọc.

            Trước tuổi trung niên - Đừng sợ hãi! Sau tuổi trung niên - Đừng tiếc nuối! Hãy tận hưởng cuộc đời khi có thể. Hãy lo gìn giữ 4 “Báu Vật” của bạn:

            1. Thân thể già nua mình - hãy chăm sóc nhiểu hơn cho sức khỏe của bạn vì không ai lo cho bạn tốt hơn là chính bạn

            2. Tiền hưu trí - Đây là tiển “mổ hôi nước mắt” của bạn thì tôt nhất bạn nên giữ cho chính mình,

            3. Người bạn đời già nua - Hãy trân quý mỗi khoảng khắc còn được gẩn gũi voi ngưởi bạn đời, vì sau nay một ngưởi sẽ phải ra đi trước

            4. Các bạn già - Mỗi khi có dịp hãy tìm gặp các bạn già. Với thời gian, những cơ hội này sẽ hiếm dần

            Bài viết tổng hợp “Vui sống với Tuổi Già” gởi những ai đã và sắp đến tuổi già những kinh nghiệm hay bí quyết vui sống của tuổi già:

            Hãy vui với nguời khác như bạn bè, bà con. Khi có cơ hội, hãy họp mặt cùng các bạn già. Họp mặt không những chỉ để ăn uống mà vì thời gian của chúng ta không còn bao nhiêu.

            Đừng tìm vui trong việc tích trữ của cải. Tiền gởi trong Ngân Hàng chưa hẳn là của bạn. Khi có dịp tiêu xài, hãy tiêu xài, và hãy tự chăm lo tốt cho mình vì bạn đã già rồi. Để của lại cho con đôi khi cũng có nhiều chuyện rắc rối xảy ra sau khi bạn qua đời. Phải tin rằng, con cái chúng ta sẽ tự gây dựng nên sự nghiệp của chúng.

            Lập chuơng trình tiêu xài hết tiền của mà bạn để dành. Bạn xứng đáng tiêu pha nó trong mấy năm còn lại của đời nguời. Nếu được, cứ đi du lịch. Đừng đợi đến khi chân hết lết nổi, rồi mới tiếc nuối. Khi nào thể lực còn cho phép, hãy đến thăm những nơi mình thích.

            Hãy sống với hiện tại. Đừng sống cho quá khứ hay cho tương lai. Bạn có ngày hôm nay trong tay bạn. Ngày hôm qua thì đã qua, ngày mai thì chưa đến hoặc không bao giờ đến.

            Hãy vui với lũ cháu nội ngoại của bạn (nếu bạn có..) nhưng đừng làm kẻ giữ trẻ trọn thời gian. Trách nhiệm nuôi dạy trẻ là của cha mẹ nó. Sau khi bạn đã nuôi con nên nguời rồi, bạn không còn trách nhiệm gì với bầy cháu của bạn. Đừng thấy áy náy khi từ chối giữ trẻ nếu bạn không thấy thích thú chăm sóc trẻ.

            Chấp nhận sự già yếu, đau nhức của tuổi già. Hãy vui với những gì mình còn làm được

            Vui với những gì bạn dang có. Đừng lao nhọc tìm những gì bạn không có. Đã trễ rồi, thời gian không còn nhiều nữa..!

            Hãy vui cuộc đời với người phối ngẫu (vợ/chồng), con cháu, bạn bè. Nguời khác yêu bạn, phải yêu chính bạn chớ không phải những gì bạn có. Ai yêu những gì bạn có chỉ gây khổ cho bạn mà thôi.

            Tha thứ cho mình và cho nguời. Chấp nhận sự tha thứ. Vui hưởng sự bình an trong tâm hồn.

            Bạn thích ăn gì, cứ ăn. Điều quan trọng nhất là bạn cảm thấy hạnh phúc. Thực phẩm tốt cho sức khỏe- bạn nên ăn thường xuyên và nhiều vào. Thực phẩm không tốt cho sức khỏe- bạn cũng nên ăn nhưng ăn ít thôi - chứ đừng nhịn

            Hãy chữa bệnh với sự lạc quan, dù bạn giàu hay nghèo. Không ai tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Không một ai ngoại lệ, đời là thế. Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh. Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵn sàng ra đi không tiếc nuối. Hãy để các bác sĩ săn sóc thân thể bạn, để Thượng Đế săn sóc cuộc đời bạn và yêu thương bạn, còn bạn phải làm chủ lòng mình.

            Làm quen với sự chết. Nó sẽ xảy ra. Đừng sợ hãi. Nó là một phần của cuộc đời. Chết là bắt đầu một cuộc đời mới hơn, tốt đẹp hơn. Chuẩn bị một cuộc sống mới với Đấng Tạo Hóa.

            MỖI NGÀY HÃY CƯỜI VANG, NHẢY NHÓT VÀ VUI VẺ VỚI BẠN BÈ. Nước chảy xuôi chứ không bao giờ chảy ngược. Đời sống cũng vậy, hãy vui sống lên! HÃY TẬN HƯỞNG MỔI GIÂY PHÚT CỦA CUỘC ĐỜI !

            Comment


            • #7
              Già Sao Cho... Sướng

              (BS Đỗ Hồng Ngọc)

              Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh bệnh lão tử! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép.

              Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được.

              Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăn mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những lọn tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác… mà không khỏi tức cười! Quan sát nhìn ngắm mình như vậy, ta mới hiểu hai chữ “xồng xộc” của Hồ Xuân Hương:

              “Chơi xuân kẻo hết xuân đi.

              Cái già xồng xộc nó thì theo sau!” .


              Có lẽ nữ sĩ lúc đó mới vào lứa tuổi 40! Thời ta bây giờ, 40 tuổi lại là tuổi đẹp nhất. Phải đợi đến 80 mới gọi là hơi già. Trong tương lai, khi người ta sống đến 160 tuổi thì 80 lại là tuổi đẹp nhất!

              Tuy vậy, thực tế, già thì khó mà sướng. Con người ta có cái khuynh hướng dễ thấy khổ hơn. Khổ dễ nhận ra còn sướng thì khó biết! Một người luôn thấy mình… sướng thì không khéo người ta nghi ngờ hắn có vấn đề… tâm thần! Nói chung, người già có ba nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải quyết được sẽ giúp họ sống “trăm năm hạnh phúc”:

              Già Sao Cho... Sướng - Thiếu bạn!

              Nhìn qua nhìn lại, bạn cũ rơi rụng dần… Thiếu bạn, dễ hụt hẫng, cô đơn và dĩ nhiên… cô độc. Từ đó dễ thấy mình bị bỏ rơi, thấy không ai hiểu mình! Quay quắt, căng thẳng, tủi thân. Lúc nào cũng đang như

              “Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt

              Ta nằm dài nghe ngày tháng dần qua…!”.


              Người già chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó, nhất là những ai “cùng một lứa bên trời lận đận”… Gặp đựơc bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được!

              Để giải quyết chuyện này, ở một số nước tiên tiến, người ta mở các phòng tư vấn, giới thiệu cho những người già cùng sở thích, cùng tánh khí, có dịp làm quen với nhau. Người già tự giới thiệu mình và nêu “tiêu chuẩn” người bạn mình muốn làm quen. Nhà tư vấn sẽ “matching” để tìm ra kết quả và làm… môi giới…Dĩ nhiên môi giới cho họ kết bạn. Còn sau này họ thấy tâm đầu ý hợp tiến tới hôn nhân (nếu còn độc thân) thì họ ráng chịu! Đó là chuyện riêng của họ. Ngày trước, Uy viễn tướng công mà còn phải than:

              Tao ở nhà tao tao nhớ mi

              Nhớ mi nên phải bước chân đi

              Không đi mi bảo rằng không đến

              Đến thì mi hỏi đến làm chi

              Làm chi tao có làm chi đựơc

              Làm được tao làm đã lắm khi…

              (Nguyễn Công Trứ)


              Rồi họ dạy người già học vi tính để có thể “chat”, “meo” với nhau chia sẻ tâm tình, giải tỏa stress…

              Thỉnh thoảng tổ chức cho các cụ họp mặt đâu đó để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, dòm ngó, khen ngợi hoặc… chê bai lẫn nhau. Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khỏe! Có dịp tương tác, có dịp cãi nhau là sướng rồi. Các tế bào não sẽ đựơc kích thích, đựơc hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố. Tuyến thượng thận sẽ hăng lên, làm việc năng nổ, tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu huyết lưu thông, hơi thở trở nên sảng khóai, rồi tuyến sinh dục tạo ra DHEA (dehydroepiandosterone), một kích thích tố làm cho người ta trẻ lại, trẻ không ngờ!…

              Dĩ nhiên phải chọn một nơi có không khí trong lành. Hoa cỏ thiên nhiên. Thức ăn theo yêu cầu. Gợi nhớ những kỷ niệm xưa… Rồi dạy các cụ vẽ tranh, làm thơ, nắn tượng… Tổ chức triển lãm cho các cụ. Rồi trình diễn văn nghệ cây nhà lá vườn. Các cụ dư sức viết kịch bản và đạo diễn. Coi văn nghệ không sướng bằng làm … văn nghệ!

              (còn tiếp)

              Comment


              • #8
                Originally posted by 'CuongTran'

                Già Sao Cho... Sướng

                (BS Đỗ Hồng Ngọc)

                Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh bệnh lão tử! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép.

                Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được.

                Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăn mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những lọn tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác… mà không khỏi tức cười! Quan sát nhìn ngắm mình như vậy, ta mới hiểu hai chữ “xồng xộc” của Hồ Xuân Hương:

                “Chơi xuân kẻo hết xuân đi.

                Cái già xồng xộc nó thì theo sau!” .


                Có lẽ nữ sĩ lúc đó mới vào lứa tuổi 40! Thời ta bây giờ, 40 tuổi lại là tuổi đẹp nhất. Phải đợi đến 80 mới gọi là hơi già. Trong tương lai, khi người ta sống đến 160 tuổi thì 80 lại là tuổi đẹp nhất!

                Tuy vậy, thực tế, già thì khó mà sướng. Con người ta có cái khuynh hướng dễ thấy khổ hơn. Khổ dễ nhận ra còn sướng thì khó biết! Một người luôn thấy mình… sướng thì không khéo người ta nghi ngờ hắn có vấn đề… tâm thần! Nói chung, người già có ba nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải quyết được sẽ giúp họ sống “trăm năm hạnh phúc”:

                Già Sao Cho... Sướng - Thiếu bạn!

                Nhìn qua nhìn lại, bạn cũ rơi rụng dần… Thiếu bạn, dễ hụt hẫng, cô đơn và dĩ nhiên… cô độc. Từ đó dễ thấy mình bị bỏ rơi, thấy không ai hiểu mình! Quay quắt, căng thẳng, tủi thân. Lúc nào cũng đang như

                “Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt

                Ta nằm dài nghe ngày tháng dần qua…!”.


                Người già chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó, nhất là những ai “cùng một lứa bên trời lận đận”… Gặp đựơc bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được!

                Để giải quyết chuyện này, ở một số nước tiên tiến, người ta mở các phòng tư vấn, giới thiệu cho những người già cùng sở thích, cùng tánh khí, có dịp làm quen với nhau. Người già tự giới thiệu mình và nêu “tiêu chuẩn” người bạn mình muốn làm quen. Nhà tư vấn sẽ “matching” để tìm ra kết quả và làm… môi giới…Dĩ nhiên môi giới cho họ kết bạn. Còn sau này họ thấy tâm đầu ý hợp tiến tới hôn nhân (nếu còn độc thân) thì họ ráng chịu! Đó là chuyện riêng của họ. Ngày trước, Uy viễn tướng công mà còn phải than:

                Tao ở nhà tao tao nhớ mi

                Nhớ mi nên phải bước chân đi

                Không đi mi bảo rằng không đến

                Đến thì mi hỏi đến làm chi

                Làm chi tao có làm chi đựơc

                Làm được tao làm đã lắm khi…

                (Nguyễn Công Trứ)


                Rồi họ dạy người già học vi tính để có thể “chat”, “meo” với nhau chia sẻ tâm tình, giải tỏa stress…

                Thỉnh thoảng tổ chức cho các cụ họp mặt đâu đó để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, dòm ngó, khen ngợi hoặc… chê bai lẫn nhau. Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khỏe! Có dịp tương tác, có dịp cãi nhau là sướng rồi. Các tế bào não sẽ đựơc kích thích, đựơc hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố. Tuyến thượng thận sẽ hăng lên, làm việc năng nổ, tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu huyết lưu thông, hơi thở trở nên sảng khóai, rồi tuyến sinh dục tạo ra DHEA (dehydroepiandosterone), một kích thích tố làm cho người ta trẻ lại, trẻ không ngờ!…

                Dĩ nhiên phải chọn một nơi có không khí trong lành. Hoa cỏ thiên nhiên. Thức ăn theo yêu cầu. Gợi nhớ những kỷ niệm xưa… Rồi dạy các cụ vẽ tranh, làm thơ, nắn tượng… Tổ chức triển lãm cho các cụ. Rồi trình diễn văn nghệ cây nhà lá vườn. Các cụ dư sức viết kịch bản và đạo diễn. Coi văn nghệ không sướng bằng làm … văn nghệ!

                (còn tiếp)
                Gợi nhớ những kỷ niệm xưa: SẮP XẾP DỂ ĐI DỰ HỌP MẶT ORLANDO-

                [hr]

                Gợi nhớ những kỷ niệm xưa: SẮP XẾP DỂ ĐI DỰ HỌP MẶT ORLANDO-

                Comment


                • #9
                  Già Sao Cho... Sướng - Thiếu Ăn!

                  (BS Đỗ Hồng Ngọc)

                  Thực vậy. Ăn không phải là tọng là nuốt là xực là ngấu nghiến …cho nhiều thức ăn! Ăn không phải là nhồi nhét cho đầy bao tử! Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thứ nuốt không trôi lắm! Chẳng hạn ăn trong nỗi sợ hãi, lo âu, bực tức; ăn trong nỗi chờ đợi, giận hờn thì nuốt sao trôi? Nuốt là một phản xạ đặc biệt của thực quản dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Một người trồng chuối ngược vẫn có thể nuốt được dễ dàng! Nhưng khi buồn lo thì phản xạ nuốt bị cắt đứt!

                  Nhưng các cụ thiếu ăn, thiếu năng lựơng phần lớn là do sợ bệnh, kiêng khem quá đáng. Bác sĩ lại hay hù, làm cho họ sợ thêm! Nói chung, chuyện ăn uống nên nghe theo mệnh lệnh của… bao tử:

                  Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

                  Cơ tắc xan hề khốn tắc miên…”

                  (Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

                  Đói đến thì ăn mệt ngủ liền…)


                  Trần Nhân Tông

                  “Listen to your body”. Hãy lắng nghe sự mách bảo của cơ thể mình! Cơ thể nói… thèm ăn cái gì thì nó đang cần cái đó, thiếu cái đó! Nhưng nhớ ăn là chuyện của văn hóa ! Chuyện của ngàn năm, đâu phải một ngày một buổi. Món ăn gắn với kỷ niệm, gắn với thói quen, gắn với mùi vị từ thuở còn thơ! Người già có thể thích những món ăn…kỳ cục, không sao. Đừng ép! Miễn đủ bốn nhóm: bột, đạm, dầu, rau…Mắm nêm, mắm ruốc, mắm sặc, mắm bồ hóc, tương chao… đều tốt cả. Miễn đừng quá mặn, quá ngọt…là được. Cách ăn cũng vậy. Hãy để các cụ tự do tự tại đến mức có thể đựơc. Đừng ép ăn, đừng đút ăn, đừng làm “hư” các cụ!

                  Cũng cần có sự hào hứng, sảng khoái, vui vẻ trong bữa ăn. Con cháu hiếu thảo phải biết … giành ăn với các cụ. Men tiêu hoá được tiết ra từ tâm hồn chớ không chỉ từ bao tử.

                  Già Sao Cho... Sướng - Thiếu Vận Động !

                  Già thì hai chân trở nên nặng nề, như mọc dài ra, biểu không chịu nghe lời ta nữa! Các khớp cứng lại, sưng lên, xương thì mỏng ra, dòn tan, dễ vỡ, dễ gãy…! Ấy cũng bởi cả một thời trai trẻ đã “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…” (TCS)!

                  Bác sĩ thường khuyên vận động mà không hướng dẫn kỹ dễ làm các cụ ráng quá sức chịu đựng, lâm bệnh thêm. Phải làm sao cho nhẹ nhàng mà hiệu quả, phù hợp với tuổi tác, với sức khỏe. Phải từ từ và đều đều. Ngày xưa người ta săn bắn, hái lượm, đánh cá, làm ruộng, làm rẫy… lao động suốt ngày. Bây giờ chỉ ngồi quanh quẩn trước TV . Có một nguyên tắc “Use it or lose it!” . Cái gì không xài thì teo! Thời đại bây giờ người ta xài cái đầu nhiều quá, nên “đầu thì to mà đít thì teo”. Thật đáng tiếc!

                  Không cần đi đâu xa. Có thể tập trong nhà. Nếu nhà có cầu thang thì đi cầu thang ngày mươi bận rất tốt. Đi vòng vòng trong phòng cũng được. Đừng có ráng lập “thành tích” làm gì! Tập cho mình thôi.. Từ từ và đều đều… Đến lúc nào thấy ghiền, bỏ tập một buổi … chịu hổng nổi là được!

                  Nguyên tắc chung là kết hợp hơi thở với vận động. Chậm rãi, nhịp nhàng. Lạy Phật cũng phải đúng …kỹ thuật để khỏi đau lưng, vẹo cột sống. Đúng kỹ thuật là giữ tư thế và kết hợp với hơi thở. Đó cũng chính là thiền, là yoga, dưỡng sinh… ! Vận động thể lực đúng cách thì già sẽ chậm lại. Giảm trầm cảm, buồn lo. Phấn chấn, tự tin. Dễ ăn, dễ ngủ…

                  Tóm lại, giải quyết đựơc “ba cái lăng nhăng” đó thì có thể già mà… sướng vậy.

                  Comment


                  • #10
                    CHUẨN BỊ CHO TUỔI GIÀ

                    Đinh Tấn Khương

                    Lời Giới Thiệu: Những bài viết "Chuẩn Bị Cho Tuổi Già" của Đinh Tấn Khương rất hay và thực tiễn về cuộc sống tuổi già ở hải ngoại trong các nước phát triển. Tất cả gồm có 6 phần, sẽ được đăng trong sáu lần. Xin đón đọc và đóng góp ý kiến.



                    CHUẨN BỊ CHO TUỔI GIÀ - Phần 1

                    Tuổi già là một gánh nặng cho chính phủ ở những quốc gia phát triển và cho chính những người liên hệ . Những người liên hệ mà tôi muốn đề cập đến ở đây là người phối ngẫu , con cái và chính bản thân của người già .

                    “Những Câu Chuyện Trên Báo Chí” của anh Minh Duy được đề cập đến cô gái ở một xứ Tây Phương, đã đăng mẫu quảng cáo trên mạng để rao tặng một ông bố ở độ tuổi ngũ tuần. Câu chuyện cũng còn nêu lên những sự thật phũ phàng được dành cho những người lớn tuổi, ở các quốc gia mà vật chất luôn được đề cao .

                    Chúng tôi nhận thấy cần nêu rõ và phân tích những khó khăn mà chúng ta có thể trải qua trong cuộc sống , ở khoảng tuổi về già . Đồng thời chúng tôi cũng muốn đưa ra một vài suy nghĩ , mong rằng có thể giúp nhằm tránh được những thảm trạng ở tuổi cuối đời . Cái điều mà không ai trong chúng ta có thể tránh khỏi được , nếu mà chúng ta chưa phải giã từ cõi trần nầy sớm hơn .

                    Nhiều người lớn tuổi ở đây thường nghĩ , về già sẽ "bị" con cháu gởi vào nhà dưỡng lão như một hình thức tống khứ. Họ quan niệm rằng , phần lớn con cái ở các nước phát triển, chúng không biết săn sóc cha mẹ ở tuổi già yếu .

                    Với suy luận là : "Lúc còn nhỏ cha mẹ đã bỏ chúng vào nhà trẻ, cho nên khi cha mẹ về già, chúng cũng cho ông bà thân sinh vào nhà dưỡng lão, như một quy luật bù trừ " .

                    Họ cho rằng, khác với con cháu ở Việt Nam, chúng có nhiều tình cảm và rất có trách nhiệm trong việc chăm sóc cha mẹ già. Điều này được đánh giá cao, như là một sự báo hiếu cho công ơn sinh dưỡng của cha mẹ.

                    Chúng tôi không dám đả phá quan niệm vừa nêu trên . Chúng tôi chỉ muốn nêu ra đây những thực tế và đưa ra một vài đề nghị , để quý vị nhận thức và bắt đầu thực hiện, ngay từ bây giờ, nếu quý vị thấy cần phải chuẩn bị cho tuổi về già của mình .

                    Trước tiên chúng tôi xin được nói về NHÀ DƯỠNG LÃO :

                    Nếu có lần nào đó, quý vị có dịp đến thăm một nhà dưỡng lão thì quý vị sẽ thấy, tại đây giống như là một trạm chuyển tiếp ở giai đoạn chót của đời người .

                    Nhiều hình ảnh thật đau lòng hòa lẫn với cái mùi xú uế, phát ra từ những căn phòng mà người bệnh không kiểm soát được đường đại, tiểu tiện .

                    Dù có sự giúp đỡ từ nhân viên của nhà dưỡng lão, nhưng không phải lúc nào cũng được thực hiện nhanh chóng như yêu cầu . Cộng thêm với nỗi cô đơn, hoặc là nghe những tiếng rên la đau đớn cũng như chứng kiến những cái chết thường xảy ra gần như mỗi ngày. Chắc chắn rằng , không một ai trong chúng ta lại muốn được sống trong cái hoàn cảnh như vậy !?

                    Nhưng Nhà Dưỡng Lão không phải là nơi mà con cháu muốn gởi cha mẹ vào đó cho rảnh nợ. Quý vị phải hiểu rằng, muốn được nhận vào đây, cần phải hội đủ các điều kiện quy định, đó là :

                    1- Những người có sức khỏe kém, không tự chăm sóc cho chính bản thân mình, không thực hiện được những hoạt động căn bản, cần thiết cho cuộc sống một cách độc lập .

                    Nói một cách cụ thể hơn là ,

                    - Những người không tự lấy thức ăn đã nấu sẵn để hâm nóng và tự mình ăn uống được .

                    - Những người không thể tự mình đi tiêu, đi tiểu , mà phải cần dến sự giúp đỡ từ người khác .

                    - Những người có sự bất ổn về mặt tinh thần, chẳng hạn hay quên trước quên sau, mở vòi nước hay lò nấu mà không nhớ đóng lại .

                    - Những người mắc chứng mất trí ở tuổi già, ra đi khỏi nhà mà không biết tìm đường về ...

                    2- Mặc dù chính phủ có tài trợ ngân sách cho các nhà dưỡng lão. Nhưng những người hội đủ điều kiện sức khỏe quy định để được nhận vào ở, họ đều phải trả một khoản tiền viện phí . Khoản phí này thường là cao hơn số tiền cấp dưỡng cho tuổi già. Có nghĩa là con cái phải trả phụ khoản tiền chênh lệch, chưa kể tiền thuốc men .

                    Muốn đưa vào ở các nhà dưỡng lão thì cần phải được xác nhận của bác sĩ , chứng thực là người nầy hội đủ điều kiện kém sức khỏe như vừa nêu trên đây .

                    Như vậy , quý vị phải hiểu rằng , "bị" đưa vào nhà dưỡng lão không phải là ý muốn của con cái, mà chính là điều kiện sức khỏe yếu kém của chính mình . Vì quý vị cần đến một sự chăm sóc, giúp đỡ đặc biệt và thường xuyên cho những sinh hoạt hằng ngày .

                    Nếu như sức khỏe của mình còn tốt thì chẳng ai cho phép mình vào ở các nhà dưỡng lão. Dù rằng chính mình có tự nguyện xin vào cũng không được chấp thuận.

                    Mặt khác, nếu như sức khỏe của mình có kém, nhưng còn có sự giúp đỡ của con cái hay người phối ngẫu thì đâu có cần vào nhà dưỡng lão như quý vị từng lo lắng .

                    Tuy nhiên quý vị cũng phải nhận thức rằng, đời sống ở đây có khác hơn tại Việt Nam .

                    Ở đây, con cháu của quý vị phải làm việc và có nhiều nỗi lo âu trong cuộc sống hằng ngày. Chúng tôi không cần phải phân tích nhiều ở đây vì chính quý vị đã là nhân chứng rồi. Quý vị biết rằng con cái của chúng ta không thể bỏ việc để ở nhà chăm sóc mình, dù rằng chúng ta thực sự phải cần đến chúng. Điều này không có nghĩa là con cháu của chúng ta ở đây không chịu chăm sóc cha mẹ già. Quý vị thử tưởng tượng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu con mình mất việc làm. Và chúng tôi cũng đoan chắc rằng, quý vị cũng không thể vui được một khi con mình phải bỏ việc mà chính mình là nguyên nhân.

                    Nói rõ hơn một chút là quý vị không nên trông mong gì ở con cái trong tuổi già của chúng ta. Nếu như không kỳ vọng vào con cái thì liệu có ai sẽ giúp đỡ mình ở tuổi xế chiều ? Xin thưa rằng, đó là người phối ngẫu của chính quý vị chứ chẳng có ai xa lạ cả.

                    Ở tuổi già chỉ có người phối ngẫu là người gần nhất, có thể giúp đỡ rất nhiều về các mặt tinh thần và những sinh hoạt cần thiết trong cuộc sống thường nhật.

                    Quý vị đã nhận biết được , khi nuôi một đứa trẻ bình thường thì phải cần đến sự hy sinh gian khổ của người mẹ. Tuy nhiên đứa trẻ thường mang lại nhiều niềm vui cho người nuôi dưỡng nó. Niềm vui đến được từ những nụ cười, những tiếng bập bẹ đầu đời và những bước đi chập chững khởi đầu trong cuộc sống...

                    Niềm vui có được khi người mẹ nhìn thấy con mình có những thay đổi từng ngày. Ví như một người trồng hoa, tìm thấy được niềm vui khi nhìn thấy những bông hoa đang nở rộ trên cành. Họ cảm nhận được cái công lao đã đổ ra hòa chung với niềm hy vọng tràn đầy, cho tương lai của con mình. Người mẹ nuôi con trẻ, thường thì lúc họ còn đang ở độ tuổi có nhiều sức lực.

                    Trái lại, nuôi một người già thì khó khăn hơn nhiều . Khác với nuôi một đứa trẻ, người già không cho người nuôi một hy vọng gì cả. Người nuôi đã đoán biết chuyện gì sẽ xảy ra cho người được nuôi. Nuôi càng lâu, càng chán nản , bởi vì sức khỏe của họ mỗi ngày một tệ hơn, theo đúng quy luật của tạo hóa .

                    Vì ăn ngủ kém cộng với sự đau đớn của thể xác, khiến cho người già hay than phiền, cau có. Nếu người già còn lẩm cẩm hay mắc thêm chứng mất trí. Thường nói những điều không trúng đâu vào đâu, khiến cho người nuôi cũng như những người thân chung quanh dễ bực bội, buồn phiền .

                    Nếu người nuôi lại là người phối ngẫu thì họ cũng đang ở độ tuổi mà sức khỏe không còn khá mấy và tinh thần của họ thì cũng đang tuột dốc, vì có nhiều nỗi lo âu trong cuộc sống.

                    Quý vị làm sao có thể đoán biết được rằng: Ai trong số hai người, vợ hay chồng sẽ nhờ đến ai để chăm sóc cho mình ở tuổi già sức yếu? Ai sẽ ra đi trước? Người ở lại sẽ phải nhờ đến sự giúp đỡ từ đâu ?

                    (còn tiếp 5 phần)

                    Comment


                    • #11
                      CHUẨN BỊ CHO TUỔI GIÀ - Phần 2

                      Chúng tôi xin kể một số câu chuyện điển hình sau đây, từ vài thân chủ của chúng tôi:

                      1- Câu chuyện thứ nhất là của một bác gái đã giải thích cho quyết định chọn " người trăm năm " của mình lúc ấy . Đó là một trong số những người đã bày tỏ tình cảm với bác để xin kết hôn . Sự chọn lựa không mấy khó khăn vì người nào cũng có “ good back-ground ” như nhau . Điều khác biệt là bác trai trông vẻ to con , khỏe mạnh hơn những người kia .

                      Lý do khiến bác quyết định chọn người đàn ông to con để kết hôn cũng chỉ vì đã nghĩ rằng , về già chắc là ông này sẽ còn đủ sức khỏe để có thể giúp đỡ cho mình nhiều hơn .

                      Oái ăm thay , thực tế đã không xảy ra như những gì mà bác đã dự tính mấy chục năm về trước . Ngược lại, bác trai lại phải ngồi xe lăn sau cái lần bị tai biến mạch máu não cách nay vài năm . Bà cụ vừa cười vừa lau hai dòng lệ trong đôi mắt của mình , bà nói như nửa đùa nửa thật rằng : “mấy ông mà hồi đó bác chê là nhỏ con , bây giờ họ vẫn còn khỏe mạnh , đi đứng bình thường . Cũng vì cái tội ham cái ông to con cho nên bây giờ mình lại phải đẩy cái xe lăn thêm nặng ” .

                      2- Câu chuyện thứ hai được kể từ một ông cụ , ở gần độ tuổi 80 . Bác thú nhận rằng , hồi đó bác quyết định chọn người phụ nữ trẻ hơn mình cả chục năm tuổi , để kết hôn . Với ý mong là khi về già thì cụ bà vẫn còn đủ sức để chăm sóc cho ông . Không ngờ , chưa già mà cụ bà đã mắc phải những chứng bệnh nặng , lại cần đến sự giúp đỡ của ông rất nhiều . Bác đã trải qua những ngày tháng khổ sở để săn sóc một người bệnh , nằm suốt trên giường . Cuối cùng , bác gái cũng đã từ giã cuộc đời mà ra đi để bác ở lại trong cái nỗi buồn đơn lẻ .

                      Gần đây , bác có về VN và gặp được một cô gái tuổi chừng ngoài 40 , chịu săn sóc cho bác . Dĩ nhiên bác phải mang nhiều tiền bạc theo về để xây nhà dựng cửa cũng như cấp dưỡng cho người phụ nữ nầy . Bác đã gặp nhiều chống đối từ những người con . Nhưng lòng bác đã quyết thì không có gì ngăn trở được . Có lần bác tâm sự rằng , bác làm việc này chẳng phải vì một ham muốn gì khác ngoài ý nghĩ , bác phải cần đến một sự chăm sóc đặc biệt ở tuổi gần đất xa trời . Bác cho biết , vì sức yếu nên bác cần đến sự giúp đỡ trong những sinh hoạt hằng ngày . Bác hỏi chúng tôi rằng, nếu cần giúp để tắm rửa cho bác thì ai trong những người con, có thể làm được điều ấy ?

                      Bác cho biết , con trai của bác thì không giúp được trong các việc vặt vãnh này , và chúng cũng chẳng có thì giờ để làm như vậy . Vô lý con gái hay con dâu mà lại phải đảm trách cái chuyện ấy , dù rằng chúng có thể sắp xếp được giờ giấc !!!

                      3- Câu chuyện thứ ba , một bác trai cũng ở độ tuối gần 80 . Sau khi bác gái thọ bệnh và qua đời , bác phải sống cô độc một mình . May mắn là bác còn độc lập trong các sinh hoạt hằng ngày . Ở Úc , bác không có thân nhân ruột thịt . Bác chỉ có một người con nuôi gá nghĩa lúc mà hai bác còn ở độ tuổi trung niên . Bây giờ bác không nhận được một sự thăm hỏi hay nhờ đỡ gì từ người này.

                      Cách đây vài năm, bác có về VN thăm lại con cháu . Bác chỉ có một người con gái duy nhất bên ấy , người mà lúc trước bác thường xuyên giúp đỡ tài chánh . Dĩ nhiên là từ khi bác trở nên già yếu , bệnh cũng có nhiều nên chi phí thuốc men thì hơi cao .Do đó sự giúp đỡ cho cô con gái cũng có bị hạn chế .

                      Phải chăng vì thế mà lần về thăm nhà năm rồi , bác đã lưu lại VN khoảng chừng hai tháng , ngày nào cô con gái cũng cứ hỏi bác vỏn vẹn có một câu :

                      - Chừng nào Ba về lại Úc !?

                      Qua các mẫu chuyện trên đây hẳn quý vị đã thấy rằng , ở tuổi già , việc nhờ vã để được giúp đỡ , dù là từ người phối ngẫu hay từ con cái , bên này hoặc bên VN thì cũng phải gặp khó khăn không ít .

                      Chính vì vậy , muốn tránh bớt sự nhờ vã đó thì chỉ có một cách duy nhất là phải biết giữ “Tính Độc Lập” trong cuộc sống hằng ngày , càng nhiều càng tốt .

                      Chúng tôi không có ý nói rằng mình sẽ không nhờ vã một ai cả . Điều mà chúng tôi muốn nói ở đây là đừng đặt kỳ vọng duy nhất vào một người nào . Vì không có gì để bảo đảm cho quý vị .

                      Theo quan niệm của người Á đông , sinh con được coi như một hình thức đầu tư cho tuổi già . Có nghĩa là về già chúng sẽ nuôi lại mình . Đó là một quan niệm thiếu tính độc lập .

                      Chính vì sự kỳ vọng một cách quá lệ thuộc như vậy , cho nên về già con cái không chăm sóc theo sự đòi hỏi của mình thì mình đâm ra hờn oán các con .

                      Khác với người Á châu chúng ta , người Tây phương suy nghĩ theo một cách khác . Trước khi sinh một đứa con , thường họ phải liệu xem là có đủ khả năng tài chính để nuôi đứa con sắp cho ra đời hay không ? Họ không đặt nặng vấn đề giúp đỡ trở lại ở tuổi già , họ có tính độc lập cao .Vì vậy họ sẽ bớt khó chịu nếu sau này con cháu không giúp được nhiều .

                      Muốn thực hiện tính độc lập ở tuổi về già , quý vị cần phải giữ gìn sức khoẻ tốt cho mình ngay từ bây giờ . Nếu có một sức khoẻ tốt thì quý vị sẽ không cần đến ai chăm sóc , bởi quý vị có thể tự lo cho cuộc sống của mình rồi . Và nếu có một sức khoẻ tốt thì quý vị sẽ bớt làm phiền người phối ngẫu hay con cháu trong tuổi xế chiều , điều mà không một ai có thể né tránh được .

                      Chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là chúng ta chỉ có thể tránh bớt sự giúp đỡ , chứ không phải là không nhận một chút giúp đỡ nào từ những người liên hệ . Chúng ta cũng đừng vội tách rời cuộc sống của mình với những người chung quanh , như là một cách sống độc lập .

                      Quý vị nghĩ rằng quý vị sống cho riêng quý vị bây giờ , không cần để ý đến ai cả , như vậy về già quý vị cũng sẽ không cần đến ai chăm sóc lại mình . Đó là một lối suy nghĩ liều lĩnh không chính xác .

                      Vì đến khi quý vị bị bệnh , sức yếu .. quý vị không thể kết thúc cuộc sống của quý vị dễ dàng theo ý muốn được . Khi đó quý vị sẽ làm cho những người liên hệ phải bận tâm . Quý vị thử nghĩ rằng , người phối ngẫu hay con cháu mình sẽ giải quyết ra sao lúc ấy ? Có lẽ là họ sẽ rao cho quý vị , như cô gái nào đó mà anh Minh Duy đã đề cập đến !

                      Nhưng chúng tôi cam đoan với quý vị rằng , ở tuổi già sức yếu , quý vị sẽ không tìm được một ai chịu đứng ra để nhận lãnh cái thân tàn và cái khối óc vô dụng của mình , ngoại trừ những người liên hệ .

                      Nhiều người nói một cách mạnh dạn rằng :

                      - Tôi sống cho tôi bây giờ, tôi không cần lo cho ai cả. Về già khi sức yếu, bệnh hoạn tôi sẽ chọn cái chết êm ái bằng cách tự kết liễu cuộc sống.

                      Nghe có vẻ hợp lý. Nhưng trên thực tế, quý vị đã biết được có bao nhiêu người già thực hiện thành công điều ấy!?

                      Ngoài việc giữ gìn sức khoẻ quý vị cũng nên giữ một sự liên hệ tốt đẹp với những người liên hệ chung quanh . Những người đó , chính là người phối ngẫu và con cháu của quý vị . Có nghĩa là , quý vị phải biết hy sinh cho nhau , giúp đỡ săn sóc cho nhau về mọi mặt , vật chất và tinh thần . Hãy tạo niềm vui cho nhau ngay từ bây giờ .

                      Nếu bây giờ không làm được điều ấy thì về già quý vị sẽ chịu một cực hình . Quý vị sẽ cảm thấy bị hất hủi lúc mà mình cần nhiều đến sự chia sẻ , sự cảm thông .. cho những đau đớn tâm-thân trong độ tuổi gần đất xa trời .

                      Ở tuổi già , người ta hay nhớ và nhắc nhở đến những chuyện xưa cũ trong đời , mà mình đã từng trải qua . Nếu quý vị có một cuộc sống vui vẻ bây giờ thì lúc ấy quý vị sẽ nhớ đến những kỷ niệm đẹp . như thế lòng của quý vị sẽ cảm thấy vui .

                      Cũng chính vì vậy , mà có người quan niệm rằng , hãy tìm cách vui chơi xả láng bây giờ để về già không phải ân hận gì và lúc ấy mình sẽ nhớ lại những cuộc vui trong thời còn trẻ , sẽ được sống trong kỷ niệm đầy ắp niềm vui cũ .

                      Cũng có một số không ít , những người đã từng lam lũ trong sinh kế hằng ngày . Họ chưa bao giờ biết “hưởng thụ” những thú vui trần gian . Đến tuổi trung niên khi họ cảm thấy lơi đi phần nào gánh nặng tài chánh , vơi bớt những lo lắng về con cái của họ . Lúc ấy họ chợt nhận ra là mình đang thiếu thốn một cái gì đó , trong suốt thời tuổi trẻ . Nghĩ như vậy rồi họ đi tìm những thú vui cho riêng bản thân mình , cho dù họ biết rằng việc làm của mình có thể gây ra những phiền muộn mang đến cho những người liên hệ .

                      Tuy nhiên , đây chính là niềm vui ích kỷ , chỉ biết tìm vui cho riêng mình . Làm như vậy quý vị đã đánh mất trách nhiệm , bổn phận của một thành viên trong gia đình .

                      Chúng tôi chắc chắn rằng quý vị sẽ khó sống với những người liên hệ trong tuổigià nua , bệnh hoạn của mình sau nầy . Cũng tương tự như thế , một số người rất chu toàn trong trách nhiệm của một người chồng , người cha . Họ chăm chỉ làm việc để trang trải những cần thiết trong cuộc sống gia đình . Chỉ có một điều mà những người vợ của họ cảm thấy không mấy vui và hay than phiền , là cứ đến cuối tuần các ông thường tụ tập bạn bè để ăn nhậu vui chơi .

                      Quý ông cũng có một lập luận khá hợp lý :

                      - Chúng tôi đã làm việc khó nhọc suốt 5-6 ngày trong tuần , chúng tôi chỉ có 1-2 ngày để vui chơi với bạn bè . Chỉ đến với nhau để uống vài lon bia và ca hát cho vơi đi những căng thẳng , nhọc nhằn .. trong suốt một tuần làm việc .

                      Chúng tôi đâu có làm gì sai sót với vợ con , tiền bạc để vui chơi như vậy chỉ là một con số nhỏ không đáng kể !?

                      Tuy nhiên , quý bà vợ này cũng không thấy hài lòng với cách giải thích dù có vẻ hợp lý như vậy .

                      Điều mà quý bà muốn , có lẽ là quý bà cần đến quý ông trong những ngày rãnh rỗi cuối tuần . Và điều quan trọng hơn hết , là quý bà lo sợ trong tương lai xa , nếu uống nhiều bia rượu quá sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ , nhất là chứng chai gan rất phổ thông và thường được nhắc nhở đến . Lúc ấy sẽ làm phiền không ít đến mọi thành viên trong gia đình .

                      Sẵn đây , chúng tôi cũng xin được nhắc quý bà , hãy thử tìm ra cái lý do nào mà các ông thấy vui với bia rượu và bạn bè mà không thấy vui với chính mình trong những ngày cuối tuần !!??

                      Quý bà nên biết rằng đa phần người đàn ông được sinh ra với cái bản chất ham vui, luôn cứng rắn với những người đối xử như ra lệnh nhưng lại mềm yếu với những ai biết cách ngọt ngào với họ.

                      Chúng tôi đã dò hỏi:

                      - Lý do gì mà quý bà muốn các ông ở nhà trong các ngày cuối tuần ?

                      Thì được cho biết :

                      - Ổng đi làm suốt tuần , chỉ có 1-2 ngày cuối tuần rảnh rang . Mình muốn ổng giúp làm mấy công việc ở nhà cũng như đưa rước con cái đi học thêm .. mà ổng không chịu nghe , cứ đi nhậu hoài . Quá bực mình nên thấy mặt là gây lộn , riết rồi thì đành để cho ông ấy đi phức mà êm cửa êm nhà . Mình ráng làm thì cũng xong thôi !"

                      Thì ra các bà mong muốn mấy ông ở nhà chỉ với mục đích là để phụ thêm công việc chứ thật ra chẳng có gì vui vẻ cả!!!

                      Thảo nào mà các ông lại không thích tìm bạn bè, để nhậu cho vui !?

                      (Còn tiếp)

                      Comment


                      • #12
                        CHUẨN BỊ CHO TUỔI GIÀ - Phần 3

                        Một vài bệnh nhân mắc chứng viêm gan siêu vi khá nặng. Những người này lại là những người nghiện rượu kinh niên. Bác sĩ có khuyên họ là nên bỏ bớt rượu bia, nhưng họ không thể thực hiện được như ý muốn. Một vài người trong họ than phiền rằng :

                        - Nếu bỏ rượu thì sẽ không còn bạn bè để chia sẻ vui buồn trong những ngày cuối tuần, đời sống nó tẻ nhạt làm sao ấy!

                        Thường thì khi có chuyện gì xảy ra, người ta hay đổ tội cho những điều mà họ nghĩ là có liên hệ đến. Một người bệnh gan nặng ở giai đoạn cuối đời cũng vậy. Nếu gặp phải ông chồng ngày trước mắc chứng nghiện rượu thì các bà vợ hay đay nghiến rằng :

                        - Cũng tại vì bia rượu mà bây giờ ông mới thân tàn ma dại như thế nầy, báo vợ báo con. Bạn bè ông ở đâu mà không thấy đến để chia sẻ cái bệnh của ông?. Ông thấy đó, bây giờ chỉ có con vợ già nầy phải chịu đựng với cái bệnh trầm kha của ông chứ có ai khác vào đây mà giúp!.

                        Chúng tôi rất thông cảm cho hai người trong trường hợp như vậy. Chúng tôi thấy rõ những khó khăn và những lo âu của người vợ về căn bệnh của chồng mình. Căn bệnh đã làm đảo lộn những sinh hoạt trong cuộc sống của gia đình này. Người vợ phải vất vả với những toan lo cho con cái, lại còn khá bận rộn cho người chồng bị bệnh của mình nữa!

                        Vả lại sức khoẻ của người vợ lúc này cũng đã có nhiều giảm sút. Cộng thêm với những lo âu triền miên về cuộc sống gia đình.. khiến họ dễ bị chứng mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt. Và nhất là bị khủng hoảng tinh thần dễ dẫn đến chứng bệnh trầm cảm, suy nhược thần kinh. Họ luôn mong cho được rảnh rang sớm!

                        Về phần người bệnh ở trong giai cuối đời này, ngoài cái đau của thân bệnh, họ cũng còn trải qua những khủng hoảng về măt tinh thần. Họ chờ đợi cái ngày cuối cùng ấy đến với họ trong sự hằn học của người phối ngẫu. Có khi từ các con cháu của họ nữa.

                        Họ cảm nhận một sự bạc bẽo của cuộc đời. Vì nghĩ rằng họ đã hy sinh khá nhiều sức lực cho gia đình thế mà bây giờ họ bất hạnh mắc phải chứng bệnh ngặc nghèo ở tuổi về già, thì bị hất hủi không thương tiếc! Rồi tự hỏi chính mình:

                        - Phải chăng cũng chỉ vì bây giờ mình đã là một người vô dụng đối với vợ con!?

                        Nghĩ như vậy, người bệnh cảm thấy cô đơn, buồn bực và cầu mong cuộc đời của mình được kết thúc sớm. Oái oăm thay, cái ước mơ khá đơn giản ấy dường như không đến với họ một cách dễ dàng, mặc dù họ có dành nhiều thì giờ để cầu nguyện!

                        Như vậy, quý vị đã thấy được phần nào cái khổ ở tuổi cuối đời dành sẵn cho người bị bệnh và người nuôi bệnh.

                        Chỉ cần một người trong cả hai bị bệnh nặng, thì người bệnh sẽ cột giữ người nuôi bệnh lại với họ. Nếu người nuôi bệnh không nhờ ai chăm sóc được, ngay cả trong một khoảng thời gian ngắn, thì hầu như họ đành phải gát bỏ những đi lại du lịch. Mãi cho đến khi họ trút bỏ được gánh nặng này.

                        Một vài hoàn cảnh khó khăn xảy ra, khiến họ oán hờn lẫn nhau cho đến ngày từ giã. Cái ngày mà tình cảm của hai người không còn giống như cái ngày mà họ mới gặp nhau!

                        Cũng có vài trường hợp khác hơn. Chẳng hạn có một người khác cũng mắc phải chứng viêm gan siêu vi C ở giai đoạn cuối. Ông này lúc còn trẻ cũng khá đào hoa, nhưng đã biết lo lắng cho vợ con đầy đủ. Ông mắc bệnh nặng này ở vào độ tuổi 70. May mắn cho ông là bà vợ rất tận tụy, vui vẻ và chịu khó rất nhiều, suốt trong thời gian mà ông lâm bệnh.

                        Bà thuyết phục ông về thăm lại Việt Nam và Trung Quốc, mặc dù các chuyến đi đòi hỏi nhiều khó nhọc nơi bà. Bà cũng tránh không nhắc lại những buồn phiền mà ông đã gây ra cho bà trong thời quá khứ. Bà tỏ ra thực sự tha thứ cho ông.

                        Chúng tôi thấy hai người nầy lúc nào cũng ở bên nhau. Ông ta luôn chịu đựng với những cơn đau vật vã. Bà ta thường giúp đỡ, an ủi ông trước những đau đớn ấy. Chúng tôi có đến thăm ông một ngày trước khi ông qua đời. Vẫn thấy ông luôn vui vẻ, chấp nhận thực tế. Chỉ có một điều mà ông quan tâm đó là:

                        - Bác sợ sau khi bác đi rồi, bác gái sẽ chịu cảnh cô đơn. Bác cũng cảm thấy tội nghiệp cho bác gái vì sẽ không được chăm sóc chu đáo ở tuổi cuối đời như bác đã có bấy giờ.

                        Ông ra đi trong niềm thông cảm, vị tha của người vợ. Ông cũng đã căn dặn các con của ông rằng:

                        - Nếu thương ba thì hãy chuyển tình thương ấy về cho mẹ, một người vợ và là một người mẹ vĩ đại.

                        Ông ra đi như trút bỏ gánh nặng cho bà trong nhiều năm qua. Có lẽ sự ra đi của ông đã được chuẩn bị trong lòng bà từ lâu cho nên bà không buồn mấy. Bà tự hào để nói với chúng tôi, nguyên văn như sau:

                        - Bác đã hết lòng với ổng suốt trong những năm qua. Mặc dù hồi xưa ổng cũng làm bác buồn lắm, nhưng bác nghĩ là nên tha thứ và chia sẻ cho nhau ở tuổi cuối đời. Bác phải cố gắng lắm mới vượt qua những khó khăn về mặt tinh thần!

                        Hiện tại, may mắn cho bà, là bà còn khoẻ mạnh nên thường xuyên đi ra nước ngoài thăm con cháu và thân nhân. Chúng tôi thấy bà rất vui.

                        Không ai phủ nhận rằng, tha thứ là một hành động khôn ngoan và mang đến hậu quả tốt. Thử nhớ lại một câu chuyện được kể:

                        Ngày xưa, trong một buổi họp quan quân trong triều, bổng dưng vì một lý do nào đó, đèn đóm thình lình tắt hết. Một chập sau, người thứ phi đã kề tai nói với vua rằng:

                        - "Thưa Hoàng Thượng, khi đèn vừa tắt có một vị quan nào đó đã làm điều sai trái với thiếp. May là thiếp đã giật được cái chóp mão của người này. Thiếp xin tâu với Hoàng Thượng để chờ khi đèn sáng Ngài sẽ nhận diện người đó là ai."

                        Nghe đến đây, nhà vua liền truyền lệnh không được đốt đèn trở lại và yêu cầu các quan hãy tự rứt bỏ chóp mão của mình rồi vứt xuống đất. Xong xuôi, vua mới ra lệnh cho đèn được thắp sáng trở lại.

                        Ngoài nhà vua, thứ phi và một vị quan nào đó. Không một ai khác biết chuyện gì đã xảy ra. Và dĩ nhiên, không người nào dám hỏi.

                        Như thế, nhà vua và người thứ phi cũng không biết được vị quan nào đã làm điều ấy. Rõ ràng nhà vua không muốn biết đến.

                        Về sau, người ta nhận thấy có một vị quan lúc nào cũng hết mình hy sinh cho nhà vua, ngay cả trước những hiểm nguy.

                        Phải chăng đó là vị quan mà người thứ phi đã muốn nhận diện ngày nào?

                        Không một ai trong chúng ta không mắc phải những sai lầm trong cuộc sống. Trong một gia đình, cũng luôn có những bất đồng ý kiến, giữa hai người phối ngẫu hay với con cháu. Nếu không có sự hiểu biết và tha thứ ngay từ bây giờ, e rằng quý vị sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống ở tuổi về già của mình.

                        Kính trọng, thông cảm, chia sẻ và tha thứ cho nhau.. có thể giúp mọi người sống gần gũi một cách thoải mái hơn.

                        Có những bất đồng ý kiến mà người ta không tìm ra được nguyên nhân tại sao!?

                        Một người cha nọ, có hai người con, một trai và một gái. Các người con nầy cũng như các người phối ngẫu của họ đều tốt nghiệp đại học, có địa vị trong xã hội theo quan niệm của người Á Đông.

                        Người cha rất hài lòng với chàng rể và thường nói với vợ của ông ta rằng:

                        - Gia đình mình quả thật có phước, con gái của mình lấy được thằng chồng có địa vị mà còn biết lo lắng cho gia đình, giúp đỡ vợ con trong các việc bếp núc, rửa chén, lau nhà.., chắc là phúc đức của tôi để lại cho con gái đấy!

                        Thế nhưng đến khi con trai của ông cưới vợ về, cậu con nầy cũng biết chia sẻ với vợ mình không khác gì ông anh rể đã làm. Vậy mà ông bố lại than phiền với bà vợ:

                        - Nó làm bác sĩ mà còn đi rửa chén, nấu ăn cho vợ nó. Sao tôi thấy chướng mắt quá!.

                        Bà mẹ hỏi lại ông:

                        - Tại sao ông cho là chướng mắt khi con trai của ông cũng làm những việc không mấy khác với con rể, mà ông lại cho đó là ông đang có phước?.

                        Có lẽ ông nhận ra cái khác biệt vô lý của mình. Dần dà ông thay đổi thái độ với người con. Và họ đang có cuộc sống thật sự thoải mái hơn trước kia nhiều
                        .

                        (Còn tiếp)

                        Comment


                        • #13
                          CHUẨN BỊ CHO TUỔI GIÀ - Phần 4

                          Chúng tôi có nuôi một con chó , không phải là giống chó khôn ngoan . Thời gian chúng tôi ở nhà , trông nó có vẻ mừng rỡ ra mặt . Chúng tôi đi đâu là nó đi theo đó . Chúng tôi ngồi vào bàn làm việc thì nó cũng theo nằm bên cạnh .

                          Sáng ra đi làm , vứt cho nó một ổ bánh , chiều về vẫn thấy còn nguyên . Nếu chúng tôi vừa ăn vừa vui đùa thì nó ăn có vẻ ngon lành , nhanh chóng . Điều nầy tạo một ấn tượng lớn trong chúng tôi :

                          - Con chó không là đồng chủng . Không nói lên được hết những thứ tình cảm giữa nó với mình . Thế mà nó còn muốn có một sự gần gũi . Hỏi thử rằng các con của chúng ta có thực sự cần đến một gần gũi như vậy , với chúng ta hay không ?.

                          Chúng tôi đoan chắc rằng chúng nó rất cần đến điều ấy . Tuy nhiên , đa số chúng ta thường mắc phải một sai lầm nghiêm trọng đó là , mỗi khi gần gũi với con cái , chúng ta không chịu tạo niềm vui hay chia sẻ với những lo âu của chúng . Mà chúng ta thường dành thì giờ đó để chỉ trích những lầm lỗi mà chúng chưa kịp suy nghĩ ở cái tuổi ăn chưa no , lo chưa tới .

                          Đồng ý với quý vị rằng, chúng cần đến sự nhắc nhở và dạy dỗ của chúng ta. Nhưng không phải mỗi khi chúng ta thấy mặt các con là để lải nhải những câu:

                          - Lấy bài ra học đi , đừng làm những chuyện mất thì giờ vô ích đó . Đừng ngồi đây coi tv nữa .. v.v.

                          Mà trước đó mình chưa tạo được cơ hội để cho chúng cảm thấy thoải mái và muốn gần gũi với chúng ta .

                          Làm như vậy , chúng luôn có cảm giác rằng sự gần gũi của mình chỉ là để kiểm soát hay để phê phán , chỉ trích .. chứ không phải thực sự là để giúp đỡ hay chia sẻ niềm vui cho nhau .

                          Nghĩ như vậy , chúng không còn muốn một sự gần gũi thường xuyên với chúng ta nữa . Lâu dần trở thành một thói quen xa lạ .

                          Nếu quý vị nghĩ rằng , cố gắng xây dựng một gia đình có nhiều tài sản để lại cho con cái là ưu tiên số một . Thì quả thật quý vị đã làm sai một bài toán trong lãnh vực đầu tư .

                          Con cái của chúng ta chắc chắn cần đến sự giúp đỡ về tài chánh , nhưng không thể thiếu tình cảm của chúng ta được dành cho chúng

                          Lúc trưởng thành chúng có thể kiếm được tiền từ khả năng của nó. Nhưng nó không tìm lại được cái tình cảm mà mình không cho chúng nó ngay từ bây giờ.

                          Không phải là chúng ta không thương các con nhưng chúng ta đã không biết thương đúng cách . Thử hỏi , bây giờ chúng ta không có dịp để gần gũi với chúng thì làm sao ở tuổi về già quý vị có thể gần gũi với chúng được ? Nhất là khi các con của quý vị đã có gia đình riêng tư , chúng cũng phải có cuộc sống riêng của chúng lúc ấy chứ !

                          Tôi biết được một nữ bác sĩ người Mã Lai gốc Hoa , chồng mất sớm vì tai nạn . Bà chỉ có một đứa con gái duy nhất , người mà bà đã dành trọn tình thương như để bù trừ sự thiếu thốn tình cảm từ người cha . Bà làm việc rất chăm chỉ , những mong tạo dựng cơ nghiệp hầu để lại cho đứa con gái thân yêu của mình . Bà cũng nuôi con ăn học thành tài như ước nguyện .

                          Sau lễ tốt nghiệp đại học đứa con gái xin được tổ chức đám cưới với người mà nó đã quen biết từ lâu. Cuộc hôn nhân đó đã làm cho bà rất hài lòng vì nghĩ rằng mình đã hoàn tất bổn phận và đã trút hết gánh nặng của một người mẹ .

                          Bà bắt đầu suy nghĩ và dự tính là tới lúc nên được nghỉ ngơi cũng như dành thì giờ cho đứa con gái duy nhất của mình . Nhưng điều dự tính nầy không đạt được ý mong . Bởi vì công việc riêng tư cũng như thời gian dành riêng cho nhau của đôi vợ chồng trẻ đã là một trở ngại lớn lao . Bây giờ bà muốn dành nhiều thì giờ với nó nhưng không được . Bà đã cảm nhận một sự trống trải tột cùng và đã yêu cầu được gần gũi với chúng nó nhiều hơn. Thế nhưng chúng phải đi xa vì công việc làm của chúng . Bà đã không quên được câu nói của đứa con mình :

                          - Mẹ có biết rằng trước đây con đã từng mong muốn một sự gần gũi với Mẹ lắm không ? Nhưng lúc ấy Mẹ quá bận rộn nên con đành ôm lấy một nỗi buồn .

                          Bây giờ thì con đã có gia đình và cần phải theo đuổi việc làm , con không thể bỏ lỡ cơ hội Mẹ ạ. Xin Mẹ tha thứ cho con !

                          Bà đã khóc rất nhiều và đã nghỉ việc kể từ dạo ấy !

                          Như vậy , tiền bạc không phải là thứ duy nhất mà con cái chúng ta cần đến. Phải không quý vị ?

                          Cũng có thể , chỉ những đứa con không chịu khó hay là không đủ ý chí để tạo dựng tương lai cho riêng mình thì mới ỷ lại tiền bạc của

                          cha mẹ mà thôi !?

                          Nhớ lại câu chuyện của một anh bạn cùng quê ở miền Trung. Sau khi hoàn tất tú tài 2, xin gia đình vào SàiGòn để theo đuổi bậc đại học . Anh ta đi trước chúng tôi chừng một năm .

                          Cũng như chúng tôi , anh ta phải vừa học vừa dạy kèm để kiếm sống , phụ thêm những chu cấp có giới hạn của gia đình .

                          May mắn cho anh là anh sớm có được một chỗ nhận để dạy kèm một cô học sinh thuộc gia đình giàu có . Chúng tôi muốn nói , anh có may mắn vì chỗ nầy trả thù lao cho anh khá hậu hĩnh . Nhờ thế mà anh đã yên tâm trong vấn đề tài chánh để tập trung trong việc học .

                          Anh hoàn tất học trình ở trường đại học Sư Phạm , được nhận dạy tại một trường trung học ở SG . Đồng thời anh cũng hoàn tất văn bằng cử nhân Luật , mà anh đã ghi danh học hàm thụ trước đây, một năm sau đó .

                          Có lẽ nhận thấy anh ta là người cần cù chịu khó học hành , làm việc . Gia đình cô gái có ý định gả cô học trò này cho anh ta . Và dĩ nhiên là gia đình cô có ý định tặng nhiều phẩm vật và tài sản cho vợ chồng anh. Tài sản khá to đối với tầm nhìn của những thằng trẻ tuổi như chúng tôi hồi bấy giờ. Một cây xăng tại một đường phố lớn và một căn nhà ở Sài Gòn thì làm sao mà chúng tôi không choáng được.

                          Chúng tôi khuyên anh ta là nên chớp ngay cơ hội . Mình nghèo quá mà . Có của sẵn người ta cho thì hưởng phước rồi còn gì !?

                          Mấy thằng bạn của chúng tôi , dù không nói ra , nhưng chúng tôi thừa biết rằng đứa nào cũng cảm thấy tiên tiếc là tại sao mình lại không được may mắn như vậy !

                          Anh bạn có hội ý cùng ba mẹ . Ba mẹ anh hơi lo lắng là không có sự cân đối giữa hai gia đình , e rằng sau này anh sẽ khổ . Nhưng ba mẹ anh đã cho anh cái quyền quyết định .

                          Anh bạn suy nghĩ trong một thời gian không lâu và hôn lễ được cử hành khá long trọng , dưới cặp mắt thơ ngây của những thằng con trai mới lớn như chúng tôi lúc ấy .

                          Nhưng một năm sau , vào một đêm mưa to gió lớn . Anh bạn đã gõ cửa nhà trọ chúng tôi . Với cái túi xách cũ kỹ ngày nào được mang từ miền quê lên thành theo học . Mặt anh có vẻ u buồn với một tấm thân hơi tiều tụy .

                          Chúng tôi rất ngạc nhiên , bởi bấy lâu nay chúng tôi thường nhắc và tưởng chắc anh phải béo lên thêm . Vì nghĩ rằng "chuột sa hũ nếp" mà !. Hỏi ra mới biết , không dễ gì ăn được của người giàu , như đầu óc non trẻ chúng tôi thời bấy giờ đã nghĩ !

                          Anh bạn tiết lộ rằng , từ ngày lấy vợ anh đã phải làm việc phụ trội nhiều hơn . Ngoài công việc dạy học của mình , anh còn phải quần quật trong các công việc buôn bán của gia đình bên vợ .

                          Nhiều lần anh xin về thăm nhà ở miền Trung mà không được . Bởi vì không có ai thay thế trong lúc anh đi vắng . Lương của anh lãnh về cũng được đổ vào công việc kinh doanh , để biến thành "tiền sinh lợi" . Anh ta được dạy cho biết là làm thế nào để " tiền đẻ ra tiền " .

                          Anh nghe thì tin "tiền đẻ ra tiền"thật . Nhưng tiền của anh thì nó cứ chạy mất khỏi tầm tay mà không thấy trở về . Anh muốn gởi giúp gia đình anh một ít nhưng không biết lấy đâu ra !

                          Chiều hôm nay anh đã làm liều . Lãnh lương xong anh bèn gởi một phần lớn về cho ba mẹ và các em nhân ngày Tết đến .

                          Trở về nhà với tiền lương bị mất . Những xung đột bắt đầu bùng nổ nhưng có phần dữ dội hơn mọi khi , giống như cơn mưa đêm nay. Chị vợ mãi kể lể , làm như là anh ta hoàn tất được đại học là do số tiền hằng tuần được trả công cho anh dạy kèm mọi khi . Chị không để ý đến phần công lao sinh dưỡng của bố mẹ anh ta , cũng như những cố gắng vượt bực với ý chí vươn lên từ một người nghèo khó như anh .

                          Chạm vào tự ái , anh ta không chấp nhận được cái lối cư xử như vậy . Anh cho biết , nói là nhà , là tài sản chia cho anh chị nhưng trên mặt giấy tờ , ông bố vợ vẫn thực sự là chủ nhân . Anh bảo , anh không cần tranh chấp những thứ ấy . Anh chỉ muốn được xử dụng số tiền của anh làm ra một cách hợp tình hợp lý .

                          Vì sinh trưởng trong một gia đình giàu có , cho nên cách cư xử của chị ta , trong một đôi lúc cũng có phần hơi kiêu mạn . Chị vợ nhắc khéo cho anh biết :

                          - “Nếu không có Ba Má tôi thì làm sao có căn nhà này cho anh ở . Có bàn ghế tủ giường , tivi , máy giặt này cho anh dùng .. và còn để cho anh mở mày mở mặt với người ta nữa ?. Anh là người phủ ơn sự giúp đỡ của ba má tôi ” .

                          Anh chợt nghĩ , từ ngày cưới được vợ anh chưa bao giờ có dịp đi uống café với bạn bè như trước kia , thường khi vào lúc cuối tuần . Có ai biết được anh cưới vợ giàu mà còn phải lam lũ như vậy . Lại còn bảo rằng " mở mày mở mặt với người ta " ?

                          Anh có gặp ai đâu , ngoài những người bên vợ . Những người lúc nào cũng nhìn anh như nghi ngờ , anh là một thằng đào mỏ !? Buồn tủi , bực tức dâng trào và đêm nay anh đã có một quyết định dứt khoát . Anh bảo với vợ :

                          - “ Tất cả những gì trong nhà này đều là của Ba Má cô , tôi xin để lại cho cô . Chỉ có con c. là của tôi , tôi sẽ mang nó ra đi đêm nay ”.

                          Chuyện nầy đã làm cho chúng tôi có một cách nhìn khác với thực tế của cuộc đời . Có phải vì thế mà sau này nhóm bạn của chúng tôi ít có đứa nào dám tìm vợ giàu ? Chắc vì vậy mà cho đến bây giờ chúng tôi đứa nào cũng phải chịu sống với cảnh nghèo !?

                          Qua câu chuyện trên đây . Bây giờ ở tuổi trưởng thành chúng tôi mới nhận thấy rằng , ông bố vợ của anh bạn đã thương con gái mình cho nên muốn gầy dựng sự nghiệp cho chúng . Có lẽ vì thấy các con còn trẻ cho nên không dám trao hết tài sản . Vả lại , ông đâu dám tin chàng rể quá nghèo một sớm một chiều cho được . Lúc nào ông cũng nhìn nó với một cặp mắt nghi ngờ nên ông đã quyết định cần phải nắm giữ cái quyền sở hữu tài sản .

                          Tuy nhiên , như chúng tôi đã đề cập ở trên , ông ta đã làm sai một bài toán đầu tư . Vì ông chỉ cho con và rể của ông được nhìn cái bánh mà chưa biết chừng nào sẽ được ăn . Ông cứ bắt chúng nó giữ lấy và tiếp tục làm cho cái bánh to thêm . Chúng tôi không chắc rằng , đến lúc ông chết ông có chịu cho chúng nó bán ăn hay mãi bắt chúng nó giữ hoài cho có của , để mở mày mở mặt với người ta !?

                          Theo quan điểm riêng của chúng tôi , đừng vì một số tài sản của mình muốn để lại con cái mà mình chi phối cuộc sống riêng tư của chúng nhiều quá . Từ đó sinh ra đổ vỡ hạnh phúc của chúng . Khi chúng ta về già chúng sẽ oán . Dĩ nhiên lúc ấy chúng ta sẽ khổ sở vì nhiều vấn đề , trong đó của cải bị phân tán là điều làm cho chúng ta đau đớn nhất , nếu chúng ta cứ còn ráng bám giữ cho đến cuối dời .

                          Tình thương là những gì mà chúng ta có sẵn , tại sao không cho chúng nó ngay từ bây giờ ?

                          Comment


                          • #14
                            CHUẨN BỊ CHO TUỔI GIÀ - Phần 5

                            Câu chuyện của một gia đình có 2 cô con gái . Cả hai cô đều có gia đình riêng tư . Người em may mắn hơn là vừa trẻ đẹp lại vừa có chồng là một người khá thành công với một học vị cao .

                            Có lẽ đó là lý do mà cha mẹ của các cô này thường tự hào về anh chàng rể út . Ông bố lúc nào cũng tỏ ra có cảm tình với chàng rể khá giả và có địa vị này . Ai đến thăm chơi hay đi đến đâu ông cũng thường nhắc nhở với một niềm kiêu hãnh .

                            Ông thường trà đàm với chàng rể này và luôn tỏ sự nể phục , vì kiến thức uyên bác của anh ta , trong mọi khía cạnh của cuộc sống mà ở đó vật chất được tôn trọng hàng đầu .

                            Đứa con gái lớn thấy em mình có hạnh phúc thì cũng có lòng vui . Cô ta cũng mường tượng rằng , nhờ đứa em lấy được một người có địa vị mà cả gia đình gần như được những người chung quanh khâm phục và kính nể hơn .

                            Đôi lúc cô cũng mừng cho em gái mình trước những may mắn ấy . Và cũng giống như bố mẹ mình , nhiều lần cô cũng mượn chuyện để " khoe " với bạn bè , cho chúng nó nể mặt gia đình cô .

                            Tuy nhiên, nhiều khi cô lại suy nghĩ vẩn vơ, mơ hồ như cô có phần bất hạnh . Cô sinh ra không được may mắn để có một nét đẹp như cô em . Thêm nữa , cô cũng không may mắn để lấy được một ông chồng có địa vị và giàu sang như đứa em gái của mình .

                            Chồng của cô không được bố mẹ nhắc nhở với một niềm kêu hãnh như đã từng làm với đứa em rể . Cô vừa buồn tủi cho thân phận mình , vừa như có phần ganh tức với những hạnh phúc của cô em .

                            Nghĩ như vậy , nhưng cô không dám nói với ai , kể cả người chồng mà cô nghĩ cũng bất hạnh như cô .

                            Chồng cô chỉ là một công chức chính phủ , lương tháng cũng đủ trang trải cho cuộc sống . Tuy không chật vật thiếu thốn , nhưng không dư giả giàu sang .

                            Cô là con gái lớn trong gia đình , được dạy dỗ và tiếp thu nền văn hóa Việt Nam . Cô thường dành những ngày cuối tuần để loay hoay với bố mẹ , kể cả những lúc bố mẹ cô cũng chẳng cần đến sự giúp đỡ gì ở cô , vì họ còn khoẻ mạnh . Cô thường tỉ mỉ nấu và mang những thức ăn hợp khẩu về cho cha mẹ thường xuyên .

                            Mặc dù không nghe cô vợ tâm sự , nhưng chàng rể lớn này cũng đoán được tâm ý của cô vợ mình . Chàng ta chữ nghĩa thì ít nhưng rành nhiều về tâm lý ở đời . Anh ta biết cô vợ mình đang cố lấy đìểm cha mẹ cô ấy , gọi là cố "tranh thủ tình cảm" như là một cách đền ơn , hiếu thảo .

                            Khác với cô chị , cô em thì còn trẻ mà lại còn đang mải mê "tự hào" với những thành công trong cuộc sống của chồng cô . Chồng cô , học thì có giỏi nhưng không khôn ngoan ranh mãnh như ông anh rể , mà bề ngoài có vẻ thâm trầm ấy .

                            Ông anh rể này lại biết được là gia đình của đứa em cột chèo không mấy ưa cái tật "dựa hơi" của ba mẹ vợ mình . Đôi lúc họ đã tỏ thái độ hằn học khi nghe ông bà sui khoe khoan quá đáng .

                            Đã nhiều lần ông bà luôn căn đặn thằng con một cách xa gần rằng :

                            - Phía vợ của mày có vẻ lợi dụng cái danh của mầy đó , coi chừng một ngày nào không xa họ sẽ lợi dụng đến tiền bạc của mày cho coi . Đừng có ngu mà đổ tiền xuống sông , xuống biển nghe con . Ba má mầy đã khó nhọc nuôi cho mầy ăn học rồi bây giờ thành công lại đi nuôi người dưng , vô phước lắm nghe con . Cho họ ăn , rồi họ đi nói dóc tao nghe nó chướng tai quá .

                            Thằng con cũng ậm ừ cho qua chuyện , vì lâu nay nó cũng không nghe bố mẹ vợ nó hỏi xin tiền bạc gì cả . Anh chàng nầy sinh ra thì ở Việt Nam nhưng lớn lên ở xứ Tây nên cũng không rành mấy , những thứ mà ba mẹ cứ nói vòng vo khó hiểu .

                            Một hôm, gần đến ngày " Mother's Day " anh chàng rể lớn liền bàn với vợ :

                            - Lâu nay mình chưa có dịp đền ơn cha mẹ . Anh nghĩ vợ chồng mình hiện có dư được chút đỉnh , nên tạo một bất ngờ cho ba mẹ , nhân ngày "Mother's Day" nghe em .

                            Cô vợ cảm thấy cái đề nghị hơi lạ tai , vì trước nay cô ta chưa bao giờ tin là người chồng của cô có chút tình cảm với cha mẹ mình . Một phần cô nghĩ , có lẽ chồng của mình có nhiều mặc cảm . Vì anh được sinh ra trong một gia đình nghèo , cha mẹ mất sớm nên không được ăn học đến nơi đến chốn .

                            Thêm nữa , bố mẹ mình cũng ít dành cảm tình cho anh ta . Có lẽ vì thế , anh ta đã không tỏ được cái tình cảm có sẵn trong lòng ?

                            Cô càng ngạc nhiên hơn nữa là anh lại đề nghị dành trọn số tiền to lớn , trong quỹ tiết kiệm định kỳ đang đến ngày đáo hạn , để mua một cái tivi lớn kiểu mới , tặng cho ba má nhân ngày đền ơn mẹ , theo phong tục tây phương ở đây . Cái ngày mà những năm trước anh không muốn được nhắc đến . Không biết anh không muốn nhắc là vì anh đã mất mẹ từ lâu , khiến lòng anh không vui trong cái ngày ấy ?

                            Hay là anh sợ vợ anh , lỡ dại đề nghị dẫn cả gia đình đi ăn ở một nhà hàng lớn , như vợ chồng đứa em thường làm . Anh đâu dám từ chối nếu vợ anh muốn thế . May là vợ anh có đủ thông minh để hiểu thấu lòng anh , anh đã nghĩ như vậy .

                            Anh thầm tính , tụi nó có tiền nhiều . Hàng tuần mang con đến gởi bố mẹ trông coi dùm , chúng nó bỏ tiền ra mời đi ăn mỗi năm chỉ có một hai lần như thế thì đâu nhằm nhò gì .

                            Vợ chồng anh thì chưa có đứa con nào , mặc dù đã nhiều lần vào bệnh viện để làm thụ thai nhân tạo , nhưng tất cả đều thất bại .

                            Anh nghĩ , anh có nhờ gì đến ông bà đâu . Ngược lại vợ anh còn dành nhiều thì giờ để gần gũi , lo lắng cho ba má cô ấy hơn là dành cho riêng anh . Thế thì tại sao anh còn phải bận tâm !!!

                            Cái đề nghị có phần táo bạo đó của anh hôm nay đã làm cho cô vợ sững sốt . Cô ráng định thần trở lại và tự nguyền rủa chính mình . Vì đã nhiều lần cô hiểu lầm rằng ông chồng của mình quá keo kiệt với gia đình cô . Nghĩ thế nên mỗi khi cô mua một món ăn gì , véo bớt từ tiền chợ của vợ chồng cô , để mang về cho ba má , cô hơi sờ sợ . Nếu chồng mình biết được chắc ổng sẽ không vui !?

                            Bây giờ nghĩ lại điều đó , cô hơi xấu hổ vì mình đã hiểu sai cái lòng thật sự rộng lượng thầm kín của người chồng . Cô cũng hối hận , là tại sao vợ chồng cô đã ăn ở với nhau nhiều năm như thế mà cô lại không hiểu được hết ý của chồng mình ?

                            Rồi cái ngày " Mother's Day " cũng đến . Một chiếc tivi to tướng đắc tiền được giao đến tận nhà ba mẹ vợ . Ông bà tỏ ra rất ngạc nhiên với món quà lớn lao và bất ngờ này .

                            Anh chàng rể có vẻ im lặng một cách khiêm nhường . Anh loay hoay chỉ vẽ cho mấy người giao hàng để đặt chiếc tivi làm sao cho thích hợp với phương hướng và vị trí của nó .

                            Nhưng anh không quên liếc vội để nhìn thấy cái khuôn mặt rạng rỡ của cha mẹ vợ . Anh ta cũng đọc được luôn những suy nghĩ trong lòng của ông bà . Anh biết chắc rằng ông bà cũng đang ân hận như cô vợ mình , đã nghĩ không đúng về cái tấm lòng của anh từ bấy lâu nay .

                            Căn phòng khách khá chật hẹp , không mấy cân xứng với cái khổ lớn của chiếc máy . Nhưng không ai cần để ý đến điều ấy .

                            Món quà quả thật đã làm cho cha mẹ vợ hết sức vừa lòng . Sự vừa lòng không phải là vì ông cần cái tivi quá lớn để coi phim mà vì ông có dịp để nói cho bà con , bạn bè của ông biết rằng ông bà đang có phước .

                            Cái tin thằng rể lớn tặng ông bà món quà đáng giá này được loan ra thật nhanh chóng .

                            Như mọi năm , chiều nay vợ chồng cô em đưa con cái sang , mời ba mẹ đi ăn ở một nhà hàng tàu đã book sẵn . Nhìn chiếc tivi , cô hơi suy tư một chút . Tại sao ông anh rể của mình không giàu lắm mà dám tặng ba mẹ mình một món quà đáng giá như thế . Trong lúc chồng mình lại có tiền nhiều gấp bội phần , mà chưa bao giờ anh đề nghị tặng ba má cô một món quà xứng hợp với sự giúp đỡ của ông bà , đã giữ con không công từ bấy lâu nay . Cô cố nghĩ rằng chồng mình hơi vô tình chứ không đến nỗi tệ như cô đang lo sợ !?

                            Cũng như những năm trước , bữa ăn gia đình nhân ngày "Mother's Day" tại nhà hàng Tàu thật thịnh soạn . Nhưng hôm nay , vẻ mặt của mỗi người có phần hơi khác hơn mọi khi . Mỗi người trong họ đang suy nghĩ mông lung , về cái tình cảm mà họ đang dành cho nhau . Cái tình cảm mà được đo bằng hiện vật . Tiền trả cho bữa ăn tối cũng không phải là ít , nhưng có thấm gì so với món quà của vợ chồng đứa con gái lớn đã tặng .

                            Từ cái ngày mà anh chị hai dám tặng ba má món quà to lớn đó , gia đình vợ chồng cô em đã nẩy sinh nhiều xung đột . Người vợ cứ nói gần nói xa với anh ta là , mình nên mua một món quà nào tương xứng hoặc có giá trị hơn để tranh thủ cảm tình của ba mẹ . Cô ta không quên nhắc cho anh chồng biết rằng , lúc này bố mẹ cô có vẻ gần gũi với anh chị hai nhiều hơn .

                            Anh ta cũng thấy biết điều đó và anh cũng đoán biết lý do tại sao như vậy . Anh không mấy vui về chuyện này . Không phải anh không ưa bố mẹ vợ . Quả thật ông bà giúp đỡ vợ chồng anh rất nhiều trong suốt những năm qua . Công ơn ấy anh cũng muốn được dịp để đền đáp lại .

                            Ngặt một nỗi là ông bố của mình đã nhiều lần cảnh cáo chuyện tặng tiền hay phẩm vật cho cha mẹ vợ
                            .

                            Comment


                            • #15
                              Đọc bài viếtcủa anh Cường, nhận thấy anh cũng là một nhà nghiên cứu tâm lý đời sống xả hội hay

                              lắm.

                              Comment

                              Working...
                              X