Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hello Tuổi Già! Lẩm Cẩm Từ Ngữ (34)Bắc - Nam(34)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Anh Cường ơi! Trong tuần rồi 12/6 khi hai đứa Lấp Lánh và Xuân Lan vai mang balô chờ xe buýt để đi Portland thăm cô ĐặngThị Anh.Hai đứa nhìn hình ảnh mình qua cánh cửa gương ở trạm xe buýt mà chợt nhớ đến bài viết "Hello Tuổi Già" của anh đang đăng ở Forum và cười với nhau...Hehehe...nhìn hai đứa em còn vai balô, leo xe buýt lang thang đây đó là vẫn còn ngon lành lắm đó nhen..chưa chịu hello tuổi già đâu nhen anh Cường ơi! :giveme5:




    Xuân Lan

    Comment


    • #17
      Originally posted by 'XuanLan'

      Anh Cường ơi! Trong tuần rồi 12/6 khi hai đứa Lấp Lánh và Xuân Lan vai mang balô chờ xe buýt để đi Portland thăm cô ĐặngThị Anh.Hai đứa nhìn hình ảnh mình qua cánh cửa gương ở trạm xe buýt mà chợt nhớ đến bài viết "Hello Tuổi Già" của anh đang đăng ở Forum và cười với nhau...Hehehe...nhìn hai đứa em còn vai balô, leo xe buýt lang thang đây đó là vẫn còn ngon lành lắm đó nhen..chưa chịu hello tuổi già đâu nhen anh Cường ơi! :giveme5:




      Xuân Lan
      Vậy là tốt. Chúc mừng hai cô em "trẻ" trung yêu đời.... :giveme5:

      Comment


      • #18
        CHUẨN BỊ CHO TUỔI GIÀ - Phần 6

        Nhiều đêm vợ chồng anh không ngủ được, trông vẻ mặt lúc nào cũng u uẩn không vui. Hai vợ chồng anh ít nói chuyện hơn, đôi khi còn cáu gắt

        Cuối cùng thì anh cũng phải mua tặng ba mẹ vợ một bộ ghế salon bằng da đắc tiền của Ý . Anh ta phải làm liều như vậy để chìu lòng cô vợ . Anh biết rằng làm điều nầy là trái ý ba mẹ mình , có thể mang lại hậu quả khó lường . Nhưng anh không chịu nổi cái không khí quá nặng nề trong gia đình . Và những lúc gần đây , tối nào anh cũng bị "treo giò" mà anh không biết được là chừng nào mới xả bỏ sự trừng phạt khủng khiếp này của vợ mình .

        Anh không dám nói với vợ anh về những gì ba mẹ mình căn dặn . Anh biết rằng , nếu nói điều ấy ra thì chắc chắn sự xung đột sẽ trở nên gay gắt hơn giữa hai vợ chồng . Anh hy vọng bố mẹ anh sẽ không biết gì về món quà nầy .Nhưng khổ nỗi bố mẹ vợ của anh thì lại thích khoe khoan , muốn cho mọi người biết rằng mình đang có phước !!!

        Trái với dự đoán của anh chàng rể út , sự việc trở nên phức tạp hơn khi mà ba má anh ta phát giác được sự thật . Cái sự thật đã làm cho sự xung đột trở nên tệ hại và mở rộng thêm nhiều , vì những xúc phạm đến danh dự cá nhân của mọi thành viên trong hai gia đình . Cuối cùng , bất hòa đó đã dẫn tới sự đổ vỡ hôn nhân giữa hai vợ chồng cô em út .

        Và một thời gian không lâu , bố mẹ cùa hai cô cũng bắt đầu xích mích , đổ lỗi cho nhau về những đổ vỡ ấy . Ông bố buồn bực , giận bà vợ nên bỏ về VN thăm thân nhân một mình. Có lẽ ông đang có tâm sự buồn nên muốn tìm chỗ giải khuây.

        Sau một vài lần về VN, ông gặp một cô gái trẻ, tuổi chừng đáng con của ông. Nhưng cô này chắc là biết làm sao để chia sẻ cái buồn của ông tự bấy lâu nay. Ông ta thật sự tìm lại được cái gì đó mà vợ ông đã quên cho ông từ lâu. Ông quyết định ly dị vợ , đòi hỏi một số tiền và bảo lãnh cô vợ trẻ qua Úc . Họ thuê một căn phòng nhỏ không xa mấy .

        Sau khi ly dị chồng vì áp lực của hai bên , nhất là những người lớn với nhau . Cô em út phải dọn về ở chung với mẹ mình cùng hai đứa con nhỏ .

        Những tưởng, cô sẽ có một số tiền lớn từ phần chia gia tài mà chồng cô đã có.

        Quả thật, cũng như những người khác, kể cả cha mẹ cô đều nhầm lẫn. Căn nhà mà lúc trước mà gia đình vợ chồng cô ở thì thuộc quyền sở hữu của ba mẹ chồng. Vì ông bố đã cẩn thận dành quyền đứng tên làm chủ căn nhà .

        Ông tính toán rất cẩn thận . Nhiều lần ông đã dặn dò đứa con trai , nên làm cách nào để bảo vệ tài sản của chính mình . Chớ khờ dại mà để lọt vào tay người dưng .

        Quả thật ông là người biết lo xa . Ông có lần tự hào là ông đã tính toán rất đúng . Nếu không đúng thì một nửa tài sản đã lọt về tay của cô dâu mất rồi . Cô vợ hoàn toàn không biết gì mấy về quyền sở hữu của căn nhà , vì căn nhà này được mua trước ngày họ lấy nhau .

        Không phải là cô không để ý đến tài sản của người chồng . Nhưng cô còn quá trẻ để biết nhiều về cuộc đời . Ba má cô thì chỉ có cái giỏi , tìm cơ hội để khoe với thiên hạ hầu mong được người khác tỏ lòng thán phục . Thực ra thì cô vợ cũng có biết về một vài bất động sản mà vợ chồng cô đã đi coi mua để đầu tư . Tất cả những bất động sản này chồng cô đứng tên chủ quyền . Làm như vậy mới có lợi về mặt khấu trừ thuế , anh đã giải thích như vậy . Cô có hỏi công ty khai thuế và được xác nhận điều nầy là đúng .

        Đến lúc đặt vấn đề phân chia tài sản khi ly dị , cô vợ và gia đình cô mới hối hận khi biết rằng , số tiền cô nhận được chẳng đáng là bao nhiêu . Bởi vì những căn nhà đầu tư mà chồng cô đứng tên quả thật còn nợ gần nguyên số tiền đã vay của ngân hàng . Vì toàn bộ số lương của anh làm ra , được dồn trả cho căn nhà đang ở . Lúc ấy giá nhà chưa bùng cao như hiện nay , nên mẹ con cô chỉ được một số tiền nhỏ và tiền phụ cấp hàng tháng để nuôi con .

        Buồn vì phải mất đi một người chồng có danh vọng , nhờ đó mà cô đã có một cuộc sống tương đối khá giả trong mấy năm qua . Bây giờ đây cô mất gần như tất cả . Mất chồng là một nỗi buồn lớn , nhưng điều làm cô kém vui hơn hết là không chiếm được phân nửa tài sản của người chồng . Cô bực tức vì người chồng đã coi thường , không tin cô , nên đã tính toán quá kỹ như vậy . Cô nghĩ như thế , vì cô đâu biết đó là sự tính toán của ông bố chồng .

        Gương mặt cô lúc nào cũng đượm vẻ sầu muộn , trông có vẻ tiều tụy hơn xưa . Nhưng trông cô cũng còn "nét tươi mát" dưới cặp mắt của ông anh rể thứ hai .

        Không nói ra , nhưng ai cũng biết sự chịu đựng quá nhiều của người mẹ trước những bất hạnh , xảy đến suốt trong khoảng thời gian qua . Phần thì tuổi già sức yếu, phần thì buồn cho số phận hẩm hiu của đứa con gái. Thêm nữa , bà lại buồn cho những bất hạnh của đời bà ở cái tuổi xế chiều như thế này .

        Nhớ đến những gì chồng bà đã làm trong mấy lúc gần đây , bà phát bệnh nhiều hơn . Bà phải vào nằm viện nhiều lần vì cơn đau tim bộc phát , cộng với chứng rối loạn tinh thần khiến bà khó thở thường xuyên . Người con gái lớn phải dành nhiều thì giờ để vào bệnh viện thăm nuôi , an ủi mẹ mình . Phải chăng đó cũng là cơ hội tốt để người anh rể có dịp gần gũi và săn sóc đứa em vợ , đang lúc cô đơn ?

        Gần đây sức khoẻ của ông bố vợ lại có phần sút kém . Có lẽ tuổi tác , mà cũng có thể là do cô vợ vừa trẻ , vừa lẳng lơ đã rút tỉa dần mòn sức lực của ông . Đôi lần ông phải gọi chàng rể lớn đến để phụ giúp ông một số công việc . (vì có ai khác mà ông nhờ được? ) . Cũng có khi ông nhờ anh ta đưa đến bác sĩ khi vợ bé của ông bị bệnh nặng , mà ông không thể dẫn cô ta đi bằng xe buýt như mọi khi được . Mấy lúc sau nầy, người ta cũng còn thấy anh ta đưa ‘bà dì’ đi shop thường xuyên hơn .

        Bây giờ anh đang ngồi ngã lưng trên chiếc ghế bành bằng da êm ái để xem tivi , cái tivi của chính vợ chồng anh đã dám bỏ hết số tiền đang có ra mua , để làm quà mấy năm về trước . Anh chợt nhận ra rằng , người ta bảo : "tiền đẻ ra tiền"- quả không sai !

        Nhưng anh còn tìm ra thêm một chân lý khác nữa- đó là "tiền đẻ ra tình"- như hiện anh đang có được .

        Anh mỉm cười và thán phục chính anh . Vì rằng , nếu không có chiếc tivi lớn này , thì sẽ không có cái bộ ghế da đắc tiền ở đây . Và nếu không có bộ ghế ở đây , thì làm sao có được hai "dì" đang "cởi mở" cùng anh như bây giờ !!!

        Câu chuyện trên đây cho chúng ta thấy thảm trạng của một gia đình mà tình cảm được đo bằng hiện vật .

        Chúng tôi có một suy nghĩ là , hãy nói "KHÔNG" với bất cứ một món quà nào đó có giá trị , của một trong các người con đã có gia đình riêng tư , đề nghị gởi tặng cha mẹ chúng . Như người ta đã dạy con trẻ ở nhà trường , hãy nói "KHÔNG" với những ai muốn cho chúng nó dùng thử thuốc kích thích , cái thứ thuốc mà có thể mang lại một cảm giác sung sướng tức thì , nhưng quả thật tai hại về sau vô cùng .

        Đừng tạo một cuộc ‘ĐẤU GIÁ TÌNH CẢM’ giữa các thành viên trong gia đình , khi mà chúng ta sống ở đây không mấy thiếu thốn về mặt tài chánh .

        (còn tiếp)

        Comment


        • #19
          CHUẨN BỊ CHO TUỔI GIÀ - Phần 7

          Cũng có một số bậc cha mẹ ở đây , còn muốn duy trì cái quan niệm chia sẻ với nhau giữa các người con , theo truyền thông Á đông .

          Chúng tôi đồng ý rằng , quan niệm này quả thật rất hay vì nó có thể tạo sự giúp đỡ để vươn lên đồng bộ giữa các thành viên trong gia đình . Tuy nhiên , sống trong cái xã hội mà chủ nghĩa cá nhân được đề cao thì thật tình mà nói , rất khó áp dụng cái hay ấy được . Ở cái xã hội này , tính độc lập được coi là trọng yếu . Trong khi đó , cái quan niệm chia sẻ thì dựa vào tính lệ thuộc hoàn toàn .

          Cha mẹ nào cũng thương con mình , và có khuynh hướng dành nhiều tình thương cùng sự lo lắng cho đứa con nào nghèo khổ hơn .Tình thương như vậy được đánh giá cao . Tuy nhiên , nếu vì tình thương ấy mà mình bắt một số đứa con khá giả trong gia đình phải giúp đỡ tài chánh liên tục , cho một hay vài người trong số anh chị em của chúng , thì quả thật không phải là phương cách hay nhất , khi mà chúng đã có gia đình riêng tư .

          Thử hỏi một đứa con nào đó không chịu học hành , làm việc nhưng nó chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ từ anh chị em thì hỏi thử cho đến khi nào mới tự lập được !?

          Theo thiển ý của chúng tôi , vai trò của cha mẹ là nên tạo một sự độc lập giữa các con . Chỉ kêu gọi con cái mình giúp đỡ nhau khi mà chúng thực sự cần thiết . Chẳng hạn , giúp tiền sách vở để theo đuổi việc học hay cho mượn một số tiền để góp mua một căn nhà ở hoặc bỏ vốn làm ăn ...

          Sự giúp đỡ này nên dựa trên căn bản tự nguyện và tuỳ theo khả năng của mỗi người con . Đừng tỏ ra bực bội hay kết án đứa con nào có vẻ hờ hững trong việc giúp đỡ anh chị em chúng .Và cũng đừng thiên vị tình cảm về đứa nào làm theo ý mình quá mức .

          Sự đổ vỡ xảy ra , có thể là do những nguyên nhân khác trong cuộc sống giữa vợ chồng của chúng , nhưng chúng sẽ oán trách và đổ hết trách nhiệm trên đầu của quý vị.

          Thật tình mà nói , chúng tôi được sinh ra trong gia đình con một , không có anh chị em . Mồ côi cha từ thuở nhỏ và bà mẹ của chúng tôi cũng đã qua đời chỉ sau một một vài hôm bạo bệnh . Cho nên chúng tôi không có nhiều kinh nghiệm bản thân , về một nếp sống trong gia đình đông anh chị em .

          Có thể vì thế mà nhận xét của chúng tôi không hoàn toàn đúng lắm , kính xin quý vị tha thứ cho .

          Trong tôi, lúc nào cũng tưởng nhớ đến sự hy sinh của người Mẹ . Bà chỉ biết giúp đỡ cho con mà không đòi hỏi gì hơn .

          Bây giờ nghĩ lại , chúng tôi cảm thấy là mình chưa đền đáp kịp những gì mà người Mẹ đã hy sinh cho bản thân chúng tôi , một cách vô vị lợi .

          Chúng tôi chỉ biết trả ơn Bà, vỏn vẹn hai câu thơ :

          - “ CÔNG SINH DƯỠNG MÔT ĐỜI GHI NHỚ,

          ƠN HY SINH MUÔN THUỞ KHÔNG QUÊN ”

          Chỉ được ghi trên tấm mộ bia khổ nhỏ . Hai câu thơ đối vế này , chúng tôi chỉ mới nghĩ ra vài hôm sau ngày mất Mẹ .

          (còn tiếp)

          Comment


          • #20
            Đọc những bài nghiên cứu về Tuổi già của anh Cường ,NL cũng có vài suy nghĩ . Nói cho cùng thì

            Phú qúy mới sinh lễ nghĩa" , con giàu có tiền mua cái này caí kia tặng bố mẹ , xây nhà cửa cho bố mẹ nở mày nở mặt để trả hiếu .Nhưng những đứa con nghèo không có tiền mua qùa tặng bố mẹ ,cũng đâu phải họ không có hiếu đâu, họ bỏ công chăm nom săn sóc " Người có của , người có công" "Của một đồng công một nén" , vì mình không làm được nên mình rất quí trọng và thương những người con nghèo và có hiếu .Mình cứ làm đúng lương tâm mình , Trời sẽ trả công. Đời tất cả đâu phải vì tiền hết đâu. Bố mẹ thương và lo cho con một tình thương yêu cho đi và vô vụ lợi , chỉ mong con nên người , có cuộc sống hạnh phúc và thành đạt là bố mẹ vui lòng . Vì con là 1 phần thân thể và mơ uớc của mình, những gì mình không làm đươc và không có , mình dồn cho con. Còn như nhiều người tính toán khi lấy vợ hay chồng để được nhờ vả lúc về già . Trật lấc , Mình tính không bằng trời tính , mà có khi ngược lại . "vợ chồng là duyên nợ" Có chạy trời không khỏi nắng ông ơi" . Duyên nợ biết đâu mà lần . Nuôi con để mong con nuối mình lúc tuổi già . Cũng chả dám mong "Trẻ cậy cha , già cậy con" như VN mình thường nói, nhưng xứ Mỹ này khác rồi ," Con lo cho cha không bằng bà lo cho ông". Thôi thì "hai con khỉ già lo cho nhau đi" Con naỳ đi trước thì con kia cũng sẽ tiếp bước đi sau cho lẹ chứ." mất anh (hay em) rồi thì đời vui với ai? Thôi thì cứ vui hôm nay với những gì mình đang có trong tầm tay đi , tình bạn già , tình vợ chồng già . Một mai "gối mỏi chân mòn " Mắt mờ tai điếc " ngồi một chổ thì không còn gì hối tiếc , ngaỳ xưa lúc còn sức khoẻ mình không hưởng , bây gìờ có muốn ăn cũng chả ăn được (còn răng đâu mà nhai) , muốn đi cũng chả đi được (đau chân làm sao mà đi) . Tất cả đều vô nghĩa , có tiền cũng chả làm được gì cả. Sức khoẻ là trên hết. Hảy vui lên bạn ơi .

            Comment


            • #21
              CHUẨN BỊ CHO TUỔI GIÀ - FINAL

              Lời Giới Thiệu: Những bài viết "Chuẩn Bị Cho Tuổi Già" của Đinh Tấn Khương rất hay và thực tiễn về cuộc sống tuổi già ở hải ngoại trong các nước phát triển. Tất cả gồm có 6 phần, sẽ được đăng trong sáu lần. Xin đón đọc và đóng góp ý kiến.

              Câu chuyện của một người Mẹ “chạy show” :

              Bà cho chúng tôi biết rằng , lúc nào bà cũng sẵn sàng với một túi xách đựng vài bộ quần áo và những đồ dùng cá nhân . Đứa nào trong số những người con của bà cần đến , gọi giúp là bà đi ngay . Đứa nào cần gấp thì bà giải quyết gấp .

              Bà không một chút nề hà , dù bà có phải cực khổ trong các việc giúp đỡ cho con cháu . Bà bảo :

              - Nếu mình không giúp nó thì con mình nó không vui và có khi mình cần chúng chở mình đi đâu đó thì coi sao cho được . Cứ làm cái nghề chạy show , khổ mà vui .

              Cũng có những bà mẹ thú nhận rằng, nếu không giúp con cháu hằng ngày thì đừng hòng cuối tuần tụi nó về thăm , ngay cả mình phải nấu đồ ăn cuối tuần cho chúng nữa .

              Câu chuyện của một người Mẹ đơn chiếc :

              Một người mẹ đơn chiếc gặp lúc lâm bệnh , người con gái trẻ hiện sống với ông bố , về thăm nuôi bà . Lòng bà cứ nghĩ rằng , thấy bà đau yếu thì chắc là đứa con phải biết lo lắng , thăm hỏi ... đến bà nhiều hơn . Thế nhưng không thấy nó hỏi han gì bà nhiều và cũng không thấy nó sửa soạn thức ăn gì cho bà . Bà bèn gọi nó vào và nhắc khéo :

              - Má bệnh quá , không nấu gì được cho con ăn , con thử kiếm gì mà ăn đi .

              Nó trả lời gọn lỏn :

              - Mom đừng lo , con chạy ra shop mua take away về ăn được rồi , Mom muốn ăn gì thì con mua luôn thể ?.

              Đúng ra bà mẹ phải nói cho con mình biết , mình muốn ăn thức ăn gì để nó mua hay nấu cho . Nhưng bà cứ nghĩ là nó sẽ biết bà có thể ăn được gì trong lúc bị bệnh như thế nầy .

              Vì vậy bà đã trả lời với con rằng :

              - Con cứ lo phần con đi, mẹ bệnh quá chắc không ăn gì được .

              Đứa con gái còn quá trẻ , trước nay ít có dịp gần gũi trong tình thương với mẹ nó , cũng chỉ vì những cuộc cãi vã giữa ba mẹ thường xảy ra nhiều hơn là thời gian được dành cho anh chị em chúng . Chính vì thế mà cô bé chẳng để ý gì đến sự mong chờ từ người Mẹ .

              Sự mong chờ của bà là gì ?.

              Khi đứa con dẫn bà đến khám bệnh , chúng tôi nhận thấy sự lo lắng của đứa con với những giọt nước mắt chảy dài khi quan tâm đến sức khoẻ của mẹ nó .

              Chúng tôi vô tình nói với bà rằng , bà không có bệnh gì nặng đâu , ráng ăn uống thì sẽ bình phục trở lại nhanh chóng , đừng làm con bà lo buồn nhiều như vậy nữa !

              Có lẽ bà nhận ra được cái lo lắng của đứa con , điều mà bà mong đợi ở nó mà bà không thấy nó diễn tả trong mấy ngày vừa qua .

              Bà đã tự thú: “ khi nghe nói tôi bệnh nặng, tôi nghĩ chắc là nó phải thông báo cho ba nó và anh chị em nó biết để về thăm tôi . Đâu ngờ nó chẳng hiểu gì cả , nó cũng chẳng nấu cho tôi một miếng cháo để ăn . Ba ngày trôi qua , tôi đói gần chết nên nói với nó dẫn tôi đến găp bác sĩ . Bây giờ tôi mới nhận ra là nó có thương tôi , nhưng nó không biết là tôi đã muốn gì ở nó , thành ra nó đã dửng dưng như vậy .

              Tưởng làm nư cho nó sợ , nào ngờ nó bỏ mình đói gẫn chết . Từ rày trở đi , tôi không dại gì làm nư như thế nữa .

              Câu chuyện trên đây nhắc nhở với quý vị rằng , con cái ở đây có khác bên Việt Nam là , mình muốn gì ở chúng thì phải nói ra cho rõ . Đừng nói lưng lửng giữa chừng rồi bắt nó phải hiểu ý mình muốn gì . Nếu nó không hiểu và không làm cho quý vị được thì quý vị tự mình ôm lấy nỗi hờn tủi vô lý .

              Quý vị nên gần gũi với chúng nhiều hơn , càng nhiều càng tốt nhất là khi chúng còn trẻ . Vì làm được như vậy , là quý vị tập được cho con cái quý vị một thói quen gần gũi với mình và hiểu được ý mình . Đến khi mình già yếu chúng cũng có thói quen thăm hỏi chúng ta , để chúng ta khỏi cảm thấy cô đơn .

              Thường một người khi nằm trên giường bệnh , họ mong chờ những người thân thăm hỏi , lo lắng cho họ nhiều hơn . Họ có cảm giác bị bỏ rơi và suy nghĩ bâng quơ nếu không ai quan tâm đến họ . Nghĩ như thế nên họ phải trải qua những cái đau của tâm và của thân bệnh .

              Câu chuyện của một cậu còn trẻ tuổi:

              Câu chuyện của môt cậu còn trẻ tuổi , phát hiện mắc chứng ung thư ở giai đoạn cuối . Biết rằng giờ phút cuối cùng của cuộc đời đã tới . Cậu thú nhận với người vợ trẻ , mong được tha thứ và xin một ân huệ cuối cùng là cho cậu ta được gặp mặt người yêu trước giờ phút lâm chung .

              May mắn thay , người vợ trẻ đã cảm thông và cho phép người tình vụng trộm được vào bệnh viện thăm cậu ta . Trong giây phút từ giã cỏi trần ..

              cậu ta đã mỉm cười nhắm mắt ra đi, khi mà tay mình được nắm lấy đôi bàn tay: một của người vợ đầy cảm thông và một của người tình lãng mạng .

              Chúng tôi những tưởng sao mà cậu ta "có phước" như vậy . Nhưng vài hôm sau cái ngày tang lễ , đứa con trai còn nhỏ tuổi đi học về vừa khóc vừa hỏi mẹ nó :

              - Tại sao hình của ba không thấy ở trên bàn thờ mà con lại thấy nó nằm ở ngoài sân , mưa ướt làm lạnh ba con hả mẹ !?.

              Mẹ nó không trả lời . Nó lủi thủi chạy ra sân ôm hình ba nó vào nhà , lau khô rồi bắc ghế trèo lên để lại ngay ngắn trên bàn thờ .

              Câu chuyện của một người đàn ông có hai ba giòng con khác nhau:

              Lúc ông còn sống , không có sự thuận thỏa giữa các người phối ngẫu và các người con khác mẹ nầy . Khi ông qua đời , các bà vợ và các con của ông chỉ gặp nhau tại tòa án để tranh chia tài sản , chứ không thấy ai có mặt trong ngày tang lễ .

              May mắn là sự ra đi của ông quá đột ngột . Giá như ông phải trải qua một thời gian bệnh nặng , chẳng biết ai trong những bà vợ hay các con của ông đã chịu đứng ra chăm sóc cho ông lúc ấy ?.

              Nói tóm lại , để chuẩn cho tuổi già thì xin quí vị hãy suy nghĩ và quyết định cho mình một cách sống , ngay từ bây giờ .

              Trên đây chỉ là thiển ý của một cá nhân . Nếu có điều gì khiến quý vị không vui với những câu chuyện nầy . Kính mong quý vị niệm tình bỏ lỗi cho

              Comment


              • #22
                Bí quyết sống lâu, sống khỏe, sống vui

                Tuổi già kéo theo đau nhức, mắt mờ, chân chậm, bệnh tật, nhưng tình hình tuổi thọ và sức khỏe con người trên thế giới ngày càng tăng lên và được cải thiện rất nhiều. Dù sao, trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào, nguyện vọng từ ngàn xưa của con người là "sống lâu, sống khỏe, sống vui". Đương nhiên, không có thuốc tiên trường sinh nào giúp con người đạt được nguyện vọng đó. Tự mỗi người hãy nắm vững bí quyết, biết phải làm gì, làm như thế nào, để “sống lâu, sống khỏe, sống vui”.

                1. Sống có bạn đời

                Thống kê đã chứng tỏ điều đó. Sống có đôi cho phép sắp xếp lối sống chung có quy củ hơn, tránh được những điều rủi ro do thói quen không đúng, hoặc do sự vô ý của tuổi già (chăm sóc ăn uống, thuốc men; cấp cứu khi cần: Tai nạn trong nhà như nước sôi, bếp ga, điện hỏng, v.v...); giúp nhau giải tỏa nỗi buồn, stress. Đối với đàn ông càng bức xúc. Sống đơn độc không có bạn đời bên cạnh dễ dẫn đến suy sụp về sức khỏe.

                2. Sống lạc quan

                Sống vui vẻ, lạc quan làm tăng số lượng và tác dụng của tế bào miễn nhiễm. Người lo âu sầu não, bi quan, chán nản rất dễ bị suy sụp sức khỏe toàn diện, dễ mắc nguy cơ các bệnh về tim mạch. Thống kê cho biết người sống lạc quan, vui vẻ có kỳ vọng tuổi thọ cao hơn 19% so với người sống bi quan, sầu não.

                Muốn sống vui phải có lòng vị tha, tính bao dung, không chấp nhặt, kèn cựa; tránh cáu giận, xúc động mạnh; trọng sức mình, nên làm việc có ích cho xã hội (từ thiện, văn hóa...); tăng cường giao lưu với xung quanh, láng giềng, bạn bè, đồng môn, đồng hương. Nếu sức khỏe cho phép có thể đi thăm quan, du lịch, tham gia tổ thơ, nhạc, tham gia công tác địa phương (Các hội, sở...) để sự giao lưu thêm phong phú, vui vẻ.

                3. Hoạt động cơ thể đúng mức

                Ngồi lỳ xem ti vi, nằm dài suốt ngày rất có hại. Phải cho cơ thể hoạt động đều, đúng mức: Đi bộ, làm việc nhẹ nhàng như quét dọn, đi chợ, nấu ăn, đi xe đạp. Nói chung phải cho các cơ bắp, khớp xương hoạt động liên tục, đều đặn, đúng mức; không được ráng sức làm việc chân tay, trí não như khiêng vác, thức khuya xem phim, đá bóng, say mê đánh cờ. Tốt nhất là thể dục đều, đi bộ thường xuyên nhẹ nhàng nơi thoáng đãng (mỗi ngày ít nhất 30 phút).

                4. Ăn uống điều độ

                Ăn uống là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính, nhưng nếu không khoa học, cũng là tác nhân gây bệnh tật. Nguyên tắc là nên ăn những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Người ta thấy rằng người dân ở đảo Okinawa (Nhật) có tuổi thọ cao nhất thế giới. Họ ăn rất ít chất giàu calori, chủ yếu ăn rau, rong biển, cá, các loại củ, đậu... Kinh nghiệm cho biết những người ăn theo chế độ tiết chế năng lượng (bớt chất béo, đạm động vật, mỡ, đường, bơ, sữa...) sẽ tiết ra ít insulin hơn, và giảm bớt tiêu hao năng lượng nói chung. Sự oxy hóa chậm các tế bào sẽ hạn chế việc xuống cấp của ADN, là nguyên nhân của lão hóa. Ăn tốt và ăn ít cũng hạn chế bệnh Alzheimer.

                5. Có lối sống khoa học

                Thống kê cho biết lối sống khoa học kéo dài tuổi thọ được 15 năm. Bỏ hẳn thuốc lá, uống rượu ít thôi, ăn uống cân bằng dinh dưỡng, hoạt động thể dục và chơi thể thao nhẹ (bóng bàn, cầu lông, đi bộ...) để tránh các bệnh về tim mạch, ung thư... giờ giấc sinh hoạt (ăn, ngủ, tập thể dục...) không nên bị xáo trộn; có kiến thức cơ bản về y học (triệu chứng tim mạch, tai biến mạch máu...) để kịp thời điều trị đúng lúc, biết làm gì, đi đâu, gọi ai khi cần thiết.

                6. Hoạt động trí tuệ

                Phải cố gắng cho nơron thần kinh hoạt động thường xuyên. Kinh nghiệm cho thấy các nhà bác học thường sống lâu và rất minh mẫn, sáng suốt. Những người có văn hóa quá thấp, sống thụ động, về già thường hay bị lẫn, bị bệnh mất trí nhớ.

                Lý do: Hoạt động trí tuệ tạo ra những liên hệ mới giữa các nơron và do đó, giúp não bộ ở dạng luôn bị đánh thức, không ngủ quên rồi ngủ luôn. Đọc sách báo, chơi cờ, truy cập internet, làm thơ, nghe nhạc, viết hồi ký, vẽ tranh, v.v... giữ cho não bộ duy trì khả năng hoạt động là yếu tố rất cần cho việc kéo dài tuổi thọ.

                Comment


                • #23
                  Tâm sự tuổi già

                  Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

                  Qua một ngày mất một ngày

                  Qua một ngày vui một ngày

                  Vui một ngày lãi một ngày

                  Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

                  Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì.

                  Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi.. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.

                  “Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”

                  Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc,cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sông, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

                  Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.

                  Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.

                  Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.

                  Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.

                  Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.

                  Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.

                  Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

                  Ôm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy. Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm.

                  Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao.. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.

                  Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

                  Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.

                  Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.

                  Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)

                  Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)

                  Người khôn phòng bệnh , chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống..

                  Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ,

                  ốm mới khám chữa bệnh….. Tất cả đều là muộn.

                  Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

                  Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên.

                  Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao,

                  Tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

                  Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình..

                  Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

                  Tuổi già, tâm không già, thế là già mà không già;

                  Tuổi không già, tâm già, thế là không già mà già.

                  Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.

                  Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

                  Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.

                  “Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu. Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

                  Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chua đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.

                  Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

                  Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống.

                  Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già

                  Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được,

                  Quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

                  Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.

                  Comment


                  • #24
                    Bệnh Lãng Trí Do Tuổi Già

                    ( Nhận bài viết sưu tầm trên web do Lánh gừi ngày hôm qua, thấ hay à vui, do đó lấy đăng trên forum.)

                    Tui định sẽ đi tưới khu vườn sau nhà.

                    Ngay khi vừa bật vòi nước ở bên hè, tui nhìn thấy chiếc ô tô và nghĩ là nó cần được rửa liền.

                    Khi bước về phía nhà xe, tui thấy đống thư từ vừa lấy từ thùng thư mà chưa mang vô nhà.

                    Tui quyết định mang thư vô trước rồi rửa xe sau.

                    Tui để chùm chìa khóa trên bàn, bỏ những thư rác vào giỏ rác dưới bàn,hấy giỏ rác quá đầy.

                    Do đó tui quyết định bỏ những hóa đơn xuống và đi đổ rác trước.

                    Nhưng tui nghĩ lại, nếu sẵn đi đổ rác gần thùng thư, tại sao không ký check để trả những bill nợ luôn.

                    Tui lấy tập checkbook ra từ ngăn kéo nhưng xui quá chỉ còn tấm cuối cùng.

                    Các tập chi phiếu trống thì lại bỏ trong phòng làm việc.

                    Tui đi vô nhà đến bàn giấy thì thấy lon Pepsi bèn cầm lên uống luôn.

                    Đang tìm tập checkbook tui tìm chỗ để lon Pepsi cho khỏi đổ.

                    Tui quyết định bỏ lon Pepsi vào tủ lạnh.

                    Cầm lon Pepsi vào bếp, tui chợt thấy bình hoa trên gần bồn rửa đã cạn nước.

                    Vừa để lon nước xuống tui bỗng nhìn thấy cặp kính lão tui đi tìm từ sáng đến giờ.

                    Tui quyết định sẽ đem để cặp kính vào bàn giấy ngay sau khi tưới hoa. Để kính xuống bàn, tui định hứng nước vào bình tưới thì bỗng thấy cái remote control của TV mà ai đã để trên bàn bếp.

                    Tui biết là tối nay xem TV, tui lại phải đi tìm cái remote control này, nên quyết định sẽ đem để nó trên bàn ngủ ngay sau khi tưới hoa.

                    Khi hứng nước vào bình không khéo nên bị đổ vương vãi ít nước trên sàn nhà.

                    Bởi vậy tui để remote control lên bàn, lấy khăn lau khô chỗ nước đọng. Xong xuôi, tui bước lên nhà trên và ráng nhớ xem mình đang định làm việc gì.

                    Kết quả cuối ngày hôm đó :

                    · Ô tô chưa rửa

                    · Hóa đơn chưa ký

                    · Lon Pepsi uống dang dở vẫn còn nằm trên bàn

                    · Bình hoa vẫn chưa được tưới nước

                    · Tập chi phiếu còn tấm cuối cùng

                    · Bộ remote control của TV vẫn còn bị lạc

                    · Cặp kính lão vẫn chưa tìm thấy

                    · Quên bẵng mình đã làm gì với chùm chìa khóa xe

                    Tui ráng nghĩ coi tại sao cả ngày không làm được việc gì ! Tui hoang mang nhớ là tui rất bận biụ cả ngày và bây giờ mệt nhừ. Tui biết đây là những triệu chứng không ổn. Tui cần phải tìm người cố vấn về chuyện này.

                    Nhưng đầu tiên tui phải vào check email trước…Xin làm ơn giúp tui một việc : chuyển email này đến mọi người. VÌ TUI KHÔNG NHỚ TUI ĐÃ GỞI EMAIL NÀY ĐẾN CHO AI

                    Đừng cười, vì sẽ có ngày bạn như vậy !

                    Comment


                    • #25
                      From Đinh Hương

                      :huh: Sao thấy giống ĐH quá vậy?!

                      Đi làm về, tính dẫn cô chó Bubble đi làm việc vệ sinh thì nghe chuông điện thoại, liền trả lời phone; tiện tay mở email ra xem co ai gửi thư cho ĐH khg; trả lời thư Lánh...Kết quả là cô chó đợi khg được .....:-/



                      Chúc vui!

                      Comment


                      • #26
                        Bạn Minh Đường thường chia xẻ nhiều bài viết hay đến các bạn bè qua email. Tuần qua MĐ gửi một bài viết phiên dịch qua nhiều ngôn ngữ, bài viết có tựa đề "Gởi Các Bạn 60 Tuổi và Còn Khỏe Mạnh". Nghe tựa đề dã thấy "oải wá" rồi, nhưng có lẽ bạn MĐ nhớ đến cái sinh nhật 60 của tôi vừa qua, bạn gửi đến để nhắc nhở ông bạn này. Bài viết cũng khá hay, phù hợp với những "Chút Suy Tư" của mình. Hôm nay tạm phép đăng trên forum để các bạn trên dưới 60 hay sắp sửa đến 60 cùng đọc... Cảm ơn cô bạn Minh Đường nhé!

                        Gởi Các Bạn 60 Tuổi và Còn Khỏe Mạnh

                        Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Bạn thọ lắm cũng chỉ sống đến 100 tuổi (tỉ lệ 1 trên 100.000 người).

                        Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 10 năm. Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức.

                        Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.

                        Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai nữa đâu.

                        Đừng lo lăng nhiều qúa về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống riêng. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng.

                        Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Con biết lo cho cha mẹ, dù có lòng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và các ràng buộc khác nên không thể giúp gì bạn.

                        Các con vô tình thì có thể sẽ tranh dành của cải của bạn ngay khi bạn còn sống, và còn muốn bạn chóng chết để chúng có thể thừa hưởng các bất động sản của bạn.

                        Các con của bạn cho rằng chuyện chúng thừa hưởng tài sản của bạn là chuyện dĩ nhiên nhưng bạn không thể đòi dự phần vào tiền bạc của chúng.

                        Với những người thuộc lứa tuổi 60 như bạn, đừng đánh đổi sức khoẻ với tài lực nữa. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khoẻ. Khi nào thì bạn thôi làm tiền? Và có bao nhiêu tiền là đủ (tiền muôn, tiền triệu hay mấy chục triệu)?

                        Dù bạn có cả ngàn mẫu ruộng tốt, bạn cũng chỉ ăn khoảng 3 lon gạo mỗi ngày; dù bạn có cả ngàn dinh thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng 8 mét vuông để ngủ nghỉ ban đêm.

                        Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi. Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có chuyện buồn phiền riêng.

                        Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn, nhưng bạn hãy so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ... Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể thay đổi vì chẳng được gì, mà lại còn làm hại cho sức khỏe bạn...

                        Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc của chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn thật đã sống hạnh phúc từng ngày.

                        Một ngày qua là một ngày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn "được".

                        Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết.

                        Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng đến bao giờ.

                        Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục thích đáng, thừơng xuyên ra ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống một thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30 năm tràn trề sức khỏe.

                        Và nhất là biết trân qúy những điều tốt đẹp quanh mình và còn BẠN BÈ nữa… Họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và có người cần đến mình... không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ.!!!

                        Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.

                        Comment


                        • #27
                          Vài Niềm Vui Sinh Hoạt Tuổi Già ở Mỹ

                          Ở Mỹ con cái thường xuyên vắng nhà vì bận bịu đi làm. Nhất là vào mùa đông, khí trời lạnh lẽo, bên ngoài tuyết rơi dày cộm, cộng thêm nỗi buồn xa xứ... dễ làm cho cuộc sống những người Việt lớn tuổi ở Mỹ cô đơn, tẻ nhạt và buồn bã. Nhưng nhiều người Việt lớn tuổi ở Mỹ không hẳn chỉ ngồi một mình trong nhà nhìn ra ngoài cửa sổ nữa. Nếu không kể đến những sinh hoạt tu tập hay hành thiện nghiêm túc, người già ở Mỹ cũng có những sinh hoạt mang những sắc thái đặc biệt, mà các nhà kinh doanh ở Mỹ luôn cố khai thác triệt để.

                          Một trong những thú vui của người già Việt ở Mỹ là tới sòng bài! Nghe có vẻ lạ nhưng sự thật là như vậy. Tất cả các sòng bài ở Cali, New Orleans, Cruises, ngay cả Las Vegas, đều dành phần lớn không gian cho những người không biết đánh bài, chơi không chuyên và người già! Một cái máy giật xèng, chỉ cần bỏ vào đó vài USD, bấm một cái nút, máy kêu rổn rổn, màn hình chạy lên chạy xuống và biết mình thắng hay thua ngay tức khắc. Mỗi lần bấm như vậy chỉ mất 5 cent, 25 cent hoặc 1 USD... Có khi chơi gần cả ngày, thua rồi thắng cũng chỉ mất trên dưới 10 USD. Rất nhiều người con trong các gia đình ở Cali hay Houston chở ba mẹ mình tới những sòng bài để giải trí, khi nào ông bà muốn về thì đón về. Ở quận Cam bây giờ muốn đến sòng bài không cần đi xa đến tận Las Vegas, mà chỉ cần 15 phút lái xe từ Little Saigon là có thể tới được các sòng bài rồi. Ở Houston, chỉ lái xe đến Hong Kong 4 là có xe bus đưa đến sòng bài ở New Orleans.

                          Nhiều cụ ông không thích đến sòng bài thì sáng sớm bắt xe buýt ra khu trung tâm thương mại lớn để vừa nhâm nhi ly cà phê, vừa đánh cờ tướng với mấy ông bạn cùng lứa. Đánh vài ván thì nắng lên, mấy ông cũng đứng dậy, ghé ngang mua tờ báo và leo lên xe buýt về nhà. Do đó, các trung tâm thương mại Việt Nam có những khu vực dành riêng cho người cao niên như công viên, phòng hội họp, chung cư, chùa chiền , v.v.... Có người già khá giả hơn, thì mời bạn bè V.I.P. đến nhà trước là trà đàm đấu khẩu, sau thì vui chơi mạt chượt, sập xám, hay tổ tôm, v.v...Cuối cùng, vui vui quay nhau nhảy đầm "thể dục dưỡng sinh", buồn buồn "khoe của" đồ mới có một không hai, v.v... Từ đó mới có chuyện ông về Việt Nam có vợ bé, bà "nhớn" bên này phơn phởn "single available" thế mới chết...Chuyện ly thân ly dị diễn ra dài dài...

                          Các trung tâm giải trí ở Mỹ rất hiểu tâm lý hiếu thảo của con cái, nên phần lớn bài hát trong chương trình được chọn thích hợp với người già. Đó là lý do tại sao băng đĩa ghi lại chương trình nhạc hội cho thấy khán giả chỉ toàn người lớn tuổi. Các trung tâm giải trí còn nhận giao băng đĩa tới tận nhà, để con cái không cần xách xe chạy ra tiệm mà vẫn có băng đĩa ca nhạc, hài, cải lương, phim... tặng cha mẹ.

                          Thú xem băng đĩa tiếng Việt tại nhà cũng được nhiều vị cao niên chọn lựa vì cảm thấy thoải mái hơn và có thể lựa chọn theo sở thích cá nhân. Nhiều người con còn trang bị máy phóng lớn để những bậc cha mẹ yếu mắt xem được dễ dàng và rõ hơn. Ngoài băng đĩa đủ các thể loại do các trung tâm giải trí phát hành các chương trình như du lịch Việt Nam, phim Việt Nam, cải lương, ca nhạc, hài, tin tức, cách gìn giữ sức khỏe với các bác sĩ... trên tivi phát sóng 24 giờ ở năm kênh truyền hình bằng tiếng Việt và hoàn toàn miễn phí. So với thời gian trước đây, họ muốn xem các chương trình này thì phải trả tiền.

                          Các cửa hàng buôn bán phở, bánh mì, cà phê, v.v... mở cửa rất sớm để phục vụ các cụ cao niên "chung tình chung thủy" uống cà phê sáng cà pháo điểm tâm buổi sáng. Ngồi nhâm nhi đọc báo thời sự trong và ngoài nước vẫn được nhiều bậc cao niên người Việt duy trì ở mọi nơi. Các đồng hương cao niên hay chiến hữu gặp nhau nói chuyện thời sự, tâm sự xưa nay, tranh cãi bóng đá cho mau hết ngày giờ. Những bác nào thích tụ họp đông vui, ở mọi nơi đã có những trung tâm dành cho người già hay những hội cao niên. Họ đăng ký tham gia câu lạc bộ, có xe tới tận nhà đưa rước từ sáng, đến xế chiều thì xe trung tâm chở về; những ai không thích xe đưa rước thì tự mình lái xe. Có người tân tiến hơn là đi bơi lội, tập thể dục dụng cụ, hay tham gia các phóng trào tập Tài Chi hay Khí Công. Tất cả chi phí đã có quỹ hưu trí lo, nhưng phong trào hưu trí "non" cũng nhiều lắm ở xứ Mỹ này.

                          Vào các trung tâm này, họ được ăn uống, được dạy tiếng Anh, được khám sức khỏe mỗi sáng, được tập thể dục ở những phòng tập. Những ai thích tụ họp chơi đánh bài giải trí cũng sẽ được thỏa mãn. Ngoài ra, họ còn tự làm những chương trình ca nhạc “cây nhà lá vườn” mà ca sĩ chính là những ông bà, cô bác đến đây sinh hoạt. Đều đặn vài tháng, trung tâm còn tổ chức đi du lịch đó đây trong nước Mỹ cho những ai đủ sức khỏe và thích du lịch.

                          Ngoài ra, có bác khỏe mạnh có việc giữ cháu hay đi chợ thổi cơm nấu nướng giúp các con đi làm cả ngày. Đôi khi nhận vài đứa trẻ để kiếm thêm tiền. Nhiều bác còn thích “vui thú điền viên”. Hầu hết các căn nhà ở Mỹ đều có khoảng sân vườn sau nhà. Nếu là nhà biệt lập thì có khoảng vườn lớn, còn nếu là nhà chung cư thì cũng có khoảng sân nhỏ trên ban công sau nhà. Người già có thể trồng ớt, trồng cà, trồng rau, cây kiểng, bông hoa, cây ăn... Có nhiều bác còn trồng rau như hành, hẹ, các loại rau sống như rau dấp cá, húng lủi, tía tô, dưa leo, cà chua... Cây ăn trái thì có thanh long, hồng giòn, cam, quýt... Tuy trồng chơi nhưng ăn thật vì các bác liên hệ với các chợ VN để bán các thành quả mình trồng như chanh, ổi, hồng giòn... Các loại rau thì khỏi phải vào chợ mua, rau trồng ở nhà “vừa free vừa fresh”. Tuổi già với buổi sáng ngồi nhâm nhi ly trà nóng, ngồi ngắm cây cỏ mình cực khổ trồng và chăm sóc, được nghe chim hót thì sự hiu quạnh của tuổi già sẽ trôi qua êm ả hơn.

                          Comment


                          • #28
                            Vấn đề chỗ ở cho người già

                            Các tổ chức Ipsos/ PleineVie/Lesseniorales tại Pháp đã tiến hành một cuộc thăm dò về những uớc muốn và dự tính cúa các hưu viên về những vấn đề liên quan đến chỗ ở như dọn đi nơi khác, loại nhà ở ( nhà riêng hay chung cư, nhà cũ hay nhà mới), khí hậu, định cư ở ngoại quốc, v.v…

                            Nếu không kể đến những trường hợp đặc biệt như tình trạng sức khỏe, bảo hiểm sức khỏe, điều kiện y tế, hạn chế tiền hưu trí, v.v... Chúng ta có thể hiểu tổng quát về việc lựa chọn nơi ở hợp với ý nguyện cùa người cao tuổi.

                            Dọn đi nơi khác

                            Các hưu viên thường ra muốn dọn về ở gần gia đình và các người thân, trong một căn nhà tiện dụng và ở trung tâm thành phố. Ý muốn này được thể hiện một cách cụ thể khi tuổi hưu gần kề. Thật vậy, người ta nhận thấy con số người còn đang làm việc dự tính dọn nhà khi về hưu cũng ngang ngửa bằng con số hưu viên đã thực sự dọn nhà. Như vậy ý định dọn nhà khi về hưu không phải là một uớc nguyện mà là một hiện thực như được chứng minh bởi thực tế

                            Sống gần người thân

                            Khi được hỏi là nếu phải lựa chọn nơi ở mới thì những yếu tố nào quan trọng nhất đối với họ thì phần lớn (47%) các người già cho cho biết là họ muốn sống gần gia đình và bạn bè. Theo lẽ đương nhiên, tiêu chuẩn này càng quan trọng khi tuổi càng cao, khả năng sống độc lập càng kém và đời sống càng cô độc.

                            Căn nhà thực dụng và khí hậu tốt

                            Kết quả cho thấy là 84% đểu ước muốn làm chủ một căn nhà mới ở tại trung tâm thành phố (70%). Một căn nhà thực dụng (36%) và một khí hậu tốt với ánh nắng mặt trời (34%) cũng là những yếu tố ảnh hưởng. Tiếp theo mới tới sự yên tĩnh và cảnh đẹp (30%) và sau đó là các thiết bị cần thiết cho sinh hoạt (22%), nhu cầu trở về làng xóm cũ (12%) và diện tích chỗ ở (8%). Nên ghi nhận là tuổi tác của những người được thăm dò không có ảnh hưởng gì lên thứ tự nêu trên của các yếu tố lựa chọn.

                            Một căn nhà riêng

                            Ngoài ra, 70% trong số người già được phỏng vấn muốn chỗ ở của họ là một căn nhà chứ không phài là một phòng chung cư. Tuổi tác có ảnh hưởng lên sự lựa chọn; nếu 80% nhửng người từ 50 đến 59 tuổi muốn có một căn nhà thì 41% những người tuổi trên 70 lại thích có một căn phòng chung cư. Điều này có lẽ là vì sự đi lại trong nhà trở thành khó khăn và nguy hiểm hơn

                            Căn nhà mới

                            Hơn nữa , căn nhà mơ ước của họ phải là nhà mới (57%) và sự tiện lợi cũng như sự di chuyển dễ dàng trong căn nhà là một tiêu chuẩn quyết định cho sự lựa chọn (63%).

                            Căn nhà ở trung tâm thành phố

                            Có một sự khác biệt đáng kể về điểm này. Nếu đa số (33%) thích có nhà ở trung tâm thành phố thì một số đáng kể người già lại muốn về làng xóm cũ sống (23%) hay về sống nơi đồng quê (23%), trong khi 20% lựa chọn sống ở ngoại ô thành phố. Tuổi càng lớn thì càng thích ở trung tâm thành phố. Sở dĩ những người cao tuổi nhất lựa chọn sinh sống ở trung tâm thành phố là vì tuổi càng cao thì lại càng muốn sống gần nơi buôn bán, tiện đường chuyên chở và gần các bệnh viện, ở những nơi mà sự độc lập trong sinh hoạt của họ được bảo đảm.

                            Chỉnh trang lại làng mạc

                            Khi được hỏi ý kiến về những lựa chọn khác nhau về chỗ ở thì các người lớn tuổi tỏ ra thích thú với một số lựa chọn. Cứ 10 người già thì có 6 người (58%) cho biết là họ tán thành dư án tân trang lại làng mạc để họ có thể trở về sống với các người thân, trong số này 10% quả quyết là muốn như vậy. Dự án này cũng được đặc biệt quan tâm bởi lớp người còn đang làm việc (66%), và dĩ nhiên bởi cả những người đang cư ngụ tại vùng nông thôn (65%) và những người khao khát muốn trở vể nơi chôn rau cắt rốn (64%) hoặc về sống gần gia đình và bạn bè (61%)

                            Sống độc lập

                            Tuy nhiên ao ước được sống với các người thân dường như bị hạn chế vì như vậy không có đủ chỗ riêng tư cho chính bản thân. Chỉ có 33% người già là có thể tính tới việc “chia sẻ” nơi ở của mình với bạn bè hay gia đình. Cũng vì lý do này nên chỉ có 23% người già là có thể tính tới việc nhờ các dịch vụ thu xếp việc ở chung cho người già, mà trong số đó chưa tới 3% thật sự muốn làm như vậy. Ngoài ra, gần một nửa (46%) người già xác nhận họ có nghĩ tới việc ở chung với những người tuổi trẻ như sinh viên chẳng hạn, nhưng số người chắc chắn muốn làm điều này không quá 5% .

                            Sống ờ nước ngoài

                            Ý định có một chỗ ở tại nước ngoài để sinh sống vài năm chỉ có thể được thực hiện bởi 22% người già . Trong số này người ít tuổi nhiều hơn người cao tuổi và người còn đang làm việc nhiều hơn người hưu. Lẽ đương nhiên những người khá giả là thành phần thích thú nhất với dự án này

                            Comment


                            • #29
                              An toàn nhà cửa cho người lớn tuổi

                              Trong đời sống vào mỗi tuổi chúng ta có những khó khăn khác nhau… nhưng cũng có phương cách giải quyết. Khi tới tuổi già, thân thể chúng ta bớt giẻo dai, khó giữ thăng bằng nên rủi ro bị té ngã , nhất là ở nhà, tăng cao. Có nhiều yếu tố gây ra rủi ro này như là cách xắp xếp nhà cửa, tình trạng sức khỏe, sự ăn uống cũng như sự thiếu hoạt động.

                              Mỗi năm trung bình có khoảng một trong ba người 65 tuổi hay hơn bị té ngã. Tuổi càng già thì cơ thể càng thay đổi : mắt kém , xương dễ gẫy,phản ứng chậm chạp… và chính chỗ ở của chúng ta cũng trở thành nguy hiểm

                              Tất cả các điều đó dẫn đến những tai nạn nhỏ mà hậu quả có thể nghiêm trọng, ảnh hưởng không tốt tới khả năng sống độc lập của các người lớn tuổi và các cao niên. Tuy nhiên có những biện pháp đơn giản có thể bảo đảm sức khoẻ mà lại không thay đổi nhiều sinh hoạt hàng ngày của chúng ta

                              Các chứớng ngại vật trên mặt đất

                              Rủi ro bị té ngã vì chân vướng dây điện, trượt trên thảm hay vấp phải đồ vật vẫn thường xẩy ra. Muốn tránhđiều này thì phải dọn trống các lối đi trong nhà bằng cách:

                              -gắn dây điện lên tường hay kẹp gọn các dây điện lại với nhau

                              -sửa sang lại sàn nhà. Trải thảm là an toàn nhất.. Nếu là sàn gỗ, lino hay gạch thì bạn phải dùng thảm trải chống trươt té. Ngoài ra khi dùng thảm trải bạn nên cẩn thận giữ cho mép thảm đừng vênh lên hoặc phải gắn chặt thảm xuống sàn. Lời khuyên này cũng có giá trị đối với các thảm trải trong phòng tắm vì nó dễ làm bạn mất thăng bằng

                              Các đồ vật để trên cao

                              Chúng ta thuờng hay phải đứng lên ghế để với lấy đồ vật để trên cao hay lau chùi dọn dẹp nhà cửa. Nhưng đôi khi rất nguy hiểm vì mất thăng bằng té ngã.

                              Muốn tránh rủi ro này

                              -sắp xếp lại để đỡ phải với tay lên cao để lấy đồ vật. Nên để những đồ vật thường dùng ỏ ngay tầm tay

                              -nếu cực chẳng đã bạn phải đứng lên ghế để với lấy vật trên cao thì chỗ đứng phải vững vàng. Tuyệt đối không đươc đứng trên ghế xoay và tốt hơn hết nên dùng ghế đẩu có hai hay ba nấc thang và có chỗ tựa tay. Hay hơn nữa là nên chờ khi có người khác đứng bên cạnh hãy làm những công việc đó

                              Ánh sáng trong nhà

                              Để tránh bị vấp ngã bạn phải thắp đèn đủ sáng dù rằng bạn nghĩ là biết rất rõ nơi bạn đang ở. Điều quan trọng là chỗ bạn ở phải chan hoà ánh sáng và không có vùng tối

                              Muốn vậy bạn nên dùng nhiều ánh sáng gíán tiếp thay vì một nguồn chiếu sáng duy nhất như đèn treo sát trần nhà, Cụ thể là ban phải thắp sáng cầu thang mặc dầu bạn đã quen lên xuống cả nhiều năm và tăng số đèn thắp trong nhà

                              Tập đứng dậy khi ngã

                              Nếu sống một mình, bạn nên tập làm sao để có thể tự đứng dậy đươc khi rủi ro bị ngã. Trong khi tập nên có người ở bên cạnh

                              Ăn uống và hoạt động

                              Một thực chế cân bằng và thích ứng với nhu cầu cũng như một hoạt dộng thể lực đều đặn sẽ giúp bạn luôn luôn khỏe mạnh, bảo toàn đươc sức lực , giữ đươc độc lập trong sinh hoạt. Ăn uống đúng cách là phương cách đơn giản và hữu hiệu để chống bệnh loãng xương làm xương dễ bị gẫy. Hoạt động thể lực giúp bạn giữ đươc thăng bằng và tránh té ngã

                              Khi con người già đi, các nhu cầu dinh dưởng của các bộ phận cơ thể cũng thay đổi : trái với điều người ta vẫn nghĩ các nhu cầu này không giảm vào tuổi già mà có những nhu cầu lại còn tăng nữa là khác. . Đối với tuổi từ 55 trở lên , có những khuyến cáo dinh dưỡng đặc biệt như phải ăn từ 3 tới 4 sản phẩm bơ sữa mổi ngày.

                              Hoạt động thể lực hàng ngày có lợi ích cho bất cứ tuổi nào vì bảo vệ chống một số bệnh tật, giữ cho không lên cân, duy trì hoặc tăng khối cơ, tăng cường các chức năng thăng bằng và giúp con người có thể sống độc lập. Thật vậy tuổi càng cao thì các cơ sẽ suy yếu làm thay đồi khả năng giữ thăng bằng nên có nhiều rủi ro bị té ngã. Ngày nay điều đã đươc chứng tỏ rõ là hoạt động thể chất đều đặn giúp cải thiện khối cơ và các chức năng giữ thăng bằng

                              Sau hết, ngoài tác dụng lên hình thể con người, hoạt động thể chất cũng có ảnh hưởng tốt lên tinh thần. Qua những buổi luyện tập, bạn có thề cải thiện phẩm chất của cuộc sống nhờ vào các mối liên hệ xã hội.

                              Thế nào là hoạt động thể chất đều đặn? Trước hết là tiếp tục vận đông mổi ngày như đi lại, dạo chơi ngoài trời, cử động chân tay cơ bắp và đầu. Bạn phải vận động đều đặn và đúng mức nghĩa là tương đương với 30 phút đi bộ nhanh mỗi ngày. Nếu bạn không thể dành 30 phút liên tục cho hoạt động thể chất thì có thễ chia thành nhiều giai đoan , mỗi giai đoạn lâu ít nhất 10 phút

                              Comment


                              • #30
                                5 nỗi sợ lớn nhất của người đàn ông khi về già

                                Đàn ông chúng ta ai mà chẳng sợ già – có thể chỉ có những người đã ỡ vào tuổi già rồi là không. Những cuộc thăm dò liên tiếp cho thấy là các cao niên tỏ ra thỏa mản hơn với cuộc đời của họ, ít bị trầm cảm hơn và ít sợ chết hơn so với những người trẻ tuổi . Những đàn ông ỡ tuổi trung niên lại thấy sơ hãi nhiều hơn khi nhìn về tuổi già trong tương lai.

                                Dưới đây là 5 điều các đàn ông sơ nhất khi về già

                                Nỗi sợ số 1: Liệt dương (impotence)

                                Theo giáo sư tâm thần Ken Robbins thuộc Đai học Wisconsin thì “đương nhiên là đàn ông lo lắng hơn phụ nữ vể vấn đề “khả năng chăn gối”. Khi mà lòng ham muốn tình dục bắt đầu suy giảm hoặc việc làm tình không được suông sẻ như trước, thì điều xẩy ra rất thông thường là người đàn ông sợ sẽ bị ngượng hay cảm thấy nhục. Viễn ảnh bị liệt dượng đáng sơ hơn cả ung thư và sự chết. Lý do y học chính đáng là do rối loạn cương (erectile dysfunction), mô vành bất bình thường, huyết áp hay mỡ trong máu cao, và những chỉ dấu khác của bệnh tim

                                Nỗi sợ số 2: Suy yếu bạc nhược (weakness)

                                Đối với đàn ông sức mạnh thể lực là quan trọng. Theo bác sĩ Robbins “Đàn ông coi trọng sức mạnh và nghị lực – khi mà những thứ này bắt đầu suy yếu thì họ khó mà chịu đựng nổi”. Đối với họ mất sức mạnh thể lực là mất tất cả, suy yếu bạc nhược là một trong những điều đáng sợ nhất khi về già.

                                Nỗi sợ số 3: Nghỉ hưu/ sự không thích hợp- Retirement/ irrelevance

                                Viễn ảnh nghỉ hưu đem lại rất nhiều lo âu cho đàn ông bởi vì “phải chấm dứt sự nghiệp thì cái tôi của họ đâu có còn”. Chuyên gia về lão hóa Laurie Jacobs, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tuổi già thuộc Đại học Y khoa Albert Einstein nói: “Đàn ông sợ nghỉ hưu vì họ đã xác định chính mình là như thế và họ lấp đầy thời gian cũa họ bằng công việc”. Theo bà, khi bạn đã tới tuổi nghỉ hưu thì sẽ chẵng còn ai tới hỏi bạn ý kiến và bạn trở thành “vô hình” đối với mọi người. Kết quà là lòng tự ái của bạn bị tổn thượng. Nhà tâm thần học Ken Robbins góp ý thêm là các phụ nữ khi dời bỏ việc làm có thễ lấp thời gian nhàn rỗi của họ nhanh chóng hơn đàn ông nhờ vào bạn bè con cái

                                Nỗi sơ thứ 4: Không còn lái xe (và mất sự độc lập)- Losing wheels (and independence)

                                Tai Hoa kỳ, chiếc xe hơi là biểu tượng cho bản sắc (identity) của người chủ xe, và cũng còn tượng trưng cho sự tự do, cuộc sống độc lập, và những khả năng vô tận của con đường mở rộng

                                Viễn ảnh phải từ bỏ tất cả các thứ trên đây quả thật đáng sợ--điều mà nhiều đàn ông đã bắt đầu nghĩ tới khi thấy chính người cha của mình phải từ bỏ chùm chìa khóa xe vì lý do an toàn. Lái xe cũng còn tượng trưng cho một nỗi sơ khác: đó là phải lệ thuộc vào người khác về những nhu cầu căn bản.

                                Nổi sơ thứ 5: Bạn (hay vợ của bạn ) bị mất tâm trí – Losing your mind (or your wife losing hers)

                                Có lẽ tin tức mới đây làm nhiều người hơn lo sợ về bệnh lú lẫn Alzheimer. Theo nghiên cứu của Viện Mayo Clinic thì bệnh suy giảm nhận thức nhẹ (mild cognitive impairment -MCI), hay còn gọi là bệnh “tiền- lú lẫn” (pre-Alzheimer), đàn ông bị mắc bệnh này sớm, dễ dàng hơn so với phụ nữ. Theo kết quả nghiên cứu thì cứ trong năm nguời tuổi từ 70 đến 85 thì có khoảng một người mắc bệnh bệnh trên đây, từ tật hay quên bình thuờng (normal forgetfulness) tới sa sút trí tuệ ở giai đoạn đầu (early dementia)

                                Mặt khác thực ra có nhiều phụ nữ hơn bị mắc bệnh lú lẫn Alzheimer. Điều này cũng là một viển ảnh đáng sợ cho người chồng, khi họ đột ngột phải đảm trách việc chăm nom vợ mà chưa có được chuẩn bị gì nhiều, nhất là khi người vợ không còn nhận ra chồng mình nữa.

                                Comment

                                Working...
                                X