Announcement

Collapse
No announcement yet.

Đông trùng hạ thảo là động vật hay thực vật?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Đông trùng hạ thảo là động vật hay thực vật?

    Đông trùng hạ thảo là động vật hay thực vật, chúng được sinh ra thế nào?



    Đông trùng hạ thảo có hai phần rõ rệt gồm: Phần dưới là một con sâu và từ đầu con sâu ấy mọc lên một mầm lá.

    TS Dương Văn Hợp, Viện Công nghệ Sinh học, ĐHQG Hà Nội cho biết: "Đông trùng hạ thảo" là hai giai đoạn của một cuộc đời của sinh vật, nó vừa là cây, vừa là con. Chúng có hai phần rõ rệt gồm: Phần dưới là một con sâu và từ đầu con sâu ấy mọc lên một mầm lá.

    Đông trùng hạ thảo có nguồn gốc là một loài bướm (người ta gọi là bướm dơi) trong chi Thitarodes. Mùa hè chúng đẻ trứng. Mùa đông trứng nở ra sâu non, sống trong đất. Khi con sâu ăn phải hoặc bị bào tử của nấm trùng thảo ký sinh trên các lỗ thở, chúng bị loài nấm này xâm nhập vào cơ thể. Các sợi nấm bắt đầu phát triển mạnh nhờ hút các chất dinh dưỡng từ cơ thể con sâu non và lớn dần lên.

    Dần dần, do chất dinh dưỡng bị nấm ăn hết, chỉ còn lại lớp vỏ bì bên ngoài nên sâu không thể lột xác để thành bướm được. Mùa xuân đến, khi thời tiết và nhiệt độ thích hợp, nấm sợi mọc dài ra từ râu xúc giác của con sâu, cắm sâu vào mặt đất. Sau đó, các bào tử hình cầu nhỏ xíu, phát tán trong không khí... lại đi tìm sâu bướm dơi để ký sinh bắt đầu cuộc đời mới. Người xưa cho rằng loài sâu mùa đông ấy đã biến thành ngọn cỏ mùa hạ này nên gọi là "đông trùng hạ thảo".


    Theo XL

  • #2
    Originally posted by 'BichNga'

    Đông trùng hạ thảo là động vật hay thực vật, chúng được sinh ra thế nào?

    .....

    ....., phát tán trong không khí... lại đi tìm sâu bướm dơi để ký sinh bắt đầu cuộc đời mới. Người xưa cho rằng loài sâu mùa đông ấy đã biến thành ngọn cỏ mùa hạ này nên gọi là "đông trùng hạ thảo".


    Theo XL
    :s! Hay quá! Tội nghiệp đời sâu bướm!

    Comment


    • #3
      Chị Bích Nga và các bạn đọc thân mến,

      Hôm nay,vào mục nông nghiệp của Diễn đàn và được đọc một số bài khá hay do các anh chị tham gia diễn đàn post lên, trong đó có bài " Đông trùng hạ thảo là thực hay động vật ?", đọc hết bài này Tuấn thực sự ngỡ ngàng và băn khoăn về nội dung và cách giải thích của người viết ( nhất là người viết là một tiến sĩ và làm việc ở Viện công nghệ sinh học thuộc ĐHQGHN, dĩ nhiên với lý lịch khoa học như thế này thì cách giải thích cũng sẽ phải rất "hàn lâm" và xác đáng ) Tuấn có một số thắc mắc và lý giải mang tính chủ quan muốn được diễn đàn đóng góp ý kiến thêm:

      1/ "Đông trùng hạ thảo là hai giai đoạn của một cuộc đời một sinh vật, nó vừa là cây vừa là con..."(TS)

      Theo Tuấn biết, sẽ không có một sinh vật nào có qui luật phát triển theo cách chuyển hóa thế này cả. Ngành sinh vật học đã thống kê lịch sử tiến hóa của sinh vật trên trái đất hoặc thuộc về động vật hoặc thuộc về thực vật mà thôi, đến như việc khảo sát sự phát triển của san hô (thoạt tiên tưởng là thực vật) hóa ra lại là động vật và các nhà khoa học xếp động vật này vào ngành ruột khoang.

      2/ "Chúng có hai phần rõ rệt : Phần dưới là một con sâu và từ phần đầu con sâu ấy mọc lên một mầm lá" (TS)

      Theo Tuấn, điều này đồng nghĩa với việc có hai hệ tuần hoàn và hô hấp đồng thời hoạt động trên sinh vật này (?). Lưu ý là thực vật "hô hấp" bằng phương pháp quang hợp thông qua hai chu trình cơ bản là chu trình Krebs và chu trình Calvin, trong khi ở động vật là quá trình trao đổi chất phức tạp hơn thông qua việc sử dụng phối hợp giữa hệ tuần hoàn và hệ hô hấp để thực hiện quá trình nói trên (mang O2 vào và dùng máu đưa O2 đi khắp cơ thể rồi mang CO2 ra khỏi cơ thể).

      Theo Tuấn, thực chất đây là quá trình ký sinh (tầm gửi) của thực vật lên động vật, trong giai đoạn đầu khi vật chủ còn mạnh thì bào tử nấm ký sinh chưa phát tán . Vào mùa đông lạnh giá khi sinh vật hưu miên (sâu này ngủ đông ở dưới đất) vào mùa hạ (ớ các vùng cao hoặc ôn đới , sau mùa xuân băng tan hết mới đến mùa hè là mùa mát mẻ và thực vật đâm chồi nẩy lộc) bào tử nấm sẽ hoạt động và phát triển bằng cách tiết ra một số enzyme làm tê liệt hệ thần kinh của sâu và vô hiệu hóa hoạt động của sâu, khi này con sâu đã bị hút hết dưỡng chất sẽ trở nên một túi dinh dưỡng có hình dáng là một con sâu tiếp tục nuôi cho nấm phát triển mà thôi. Sự ký sinh kiểu này thậm chí ở trên nhiều xác sinh vật khác trong nhiều giai đoạn phát triền khác nhau chớ không hẳn chỉ ở loài sâu này. (xem hình kèm theo) Đặc biệt khi nấm phát triển lên khỏi mặt đất phần mũ nấm bị xé ra làm đôi để cho các bào tử dễ dàng phát tán trong gió và phần lớn rơi xuống lại trên đất này nên nếu quan sát không kỹ sẽ tưởng phần mũ nấm này là hai mầm lá. Còn tại sao loại nấm này tìm loài sâu này thì có nhiều nguyên do nhưng nguyên do lớn nhất trong quá trình đấu tranh sinh tồn, trên một tiểu địa bàn các động thực vật tương tác cọng sinh hoặc sẽ là thiên địch của nhau bắt đầu do một sự ngẫu nhiên, sau đó quá trình đấu tranh sinh tồn có chọn lọc thông qua quá trình biến dị và di truyền sẽ tạo thành những cặp đôi thiên địch độc đáo, chẳng hạn : rết và gà trống, rắn và chồn (động vật) hoặc ớt và măng (thực vật).... truyện tam quốc cũng có câu than vãn rất ai oán của Châu Du : "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?" cũng từ lẽ đó



      Ở Việt nam, đối với nghề nuôi tằm, nông dân rất sợ loại bệnh tương tự như vậy khi nuôi tằm vào mùa xuân , có tên là bệnh tằm vôi (còn gọi là Bạch cương tằm) , triệu chứng và cách phát tán bệnh giống như Đông trùng hạ thảo, xác tằm chết vì bệnh này được đông y dùng vào các bài thuốc quý rất nhiều nhưng lương y thường dấu diếm vì nếu sử dụng không khéo sẽ không khống chế được bào tử của nấm này gây bệnh ở người...

      Vài dòng gửi diễn đàn để lý giải rõ thêm chút xíu và xin nhận thêm cao kiến của các anh chị, nghe Tiến sĩ giải thích kiểu này cũng giống như Penicilin có thể trị được bệnh ghiền thuốc lá, cách sử dụng (hơi phức tạp) là ngậm chặc viên thuốc giữa hai môi và không được nhả ra khi hút thuốc...

      Tuấn Tôn

      Comment


      • #4
        Thầy An, Bích Nga và các bạn thân mến ,

        Trong comment của anh Tuấn Tôn, có một điểm khá thú vị , sau khi nói chuyện với ảnh tôi mới biết tuy nhiên không chắc có đúng hay không .

        Rết và Gà trống : con rết rất sợ con gà , lúc nghe tiếng gà gáy mọi con rết trong vườn sẽ bị khựng lại và không bò đi trốn được .

        Rắn và Chồn : hai con vật này gặp nhau là đánh nhau cho tới chết , không bên nào ngán bên nào .

        Ớt và Măng : ớt gặp măng thì ớt sẽ cay lên rất nhiều lần . Tỉ dụ ớt không cay, đem xào với măng , ăn vô hít hà mệt nghỉ .

        Thân ái

        NTT

        Comment

        Working...
        X