Đông trùng hạ thảo là động vật hay thực vật, chúng được sinh ra thế nào?
Đông trùng hạ thảo có hai phần rõ rệt gồm: Phần dưới là một con sâu và từ đầu con sâu ấy mọc lên một mầm lá.
TS Dương Văn Hợp, Viện Công nghệ Sinh học, ĐHQG Hà Nội cho biết: "Đông trùng hạ thảo" là hai giai đoạn của một cuộc đời của sinh vật, nó vừa là cây, vừa là con. Chúng có hai phần rõ rệt gồm: Phần dưới là một con sâu và từ đầu con sâu ấy mọc lên một mầm lá.
Đông trùng hạ thảo có nguồn gốc là một loài bướm (người ta gọi là bướm dơi) trong chi Thitarodes. Mùa hè chúng đẻ trứng. Mùa đông trứng nở ra sâu non, sống trong đất. Khi con sâu ăn phải hoặc bị bào tử của nấm trùng thảo ký sinh trên các lỗ thở, chúng bị loài nấm này xâm nhập vào cơ thể. Các sợi nấm bắt đầu phát triển mạnh nhờ hút các chất dinh dưỡng từ cơ thể con sâu non và lớn dần lên.
Dần dần, do chất dinh dưỡng bị nấm ăn hết, chỉ còn lại lớp vỏ bì bên ngoài nên sâu không thể lột xác để thành bướm được. Mùa xuân đến, khi thời tiết và nhiệt độ thích hợp, nấm sợi mọc dài ra từ râu xúc giác của con sâu, cắm sâu vào mặt đất. Sau đó, các bào tử hình cầu nhỏ xíu, phát tán trong không khí... lại đi tìm sâu bướm dơi để ký sinh bắt đầu cuộc đời mới. Người xưa cho rằng loài sâu mùa đông ấy đã biến thành ngọn cỏ mùa hạ này nên gọi là "đông trùng hạ thảo".
Theo XL
Đông trùng hạ thảo có hai phần rõ rệt gồm: Phần dưới là một con sâu và từ đầu con sâu ấy mọc lên một mầm lá.
TS Dương Văn Hợp, Viện Công nghệ Sinh học, ĐHQG Hà Nội cho biết: "Đông trùng hạ thảo" là hai giai đoạn của một cuộc đời của sinh vật, nó vừa là cây, vừa là con. Chúng có hai phần rõ rệt gồm: Phần dưới là một con sâu và từ đầu con sâu ấy mọc lên một mầm lá.
Đông trùng hạ thảo có nguồn gốc là một loài bướm (người ta gọi là bướm dơi) trong chi Thitarodes. Mùa hè chúng đẻ trứng. Mùa đông trứng nở ra sâu non, sống trong đất. Khi con sâu ăn phải hoặc bị bào tử của nấm trùng thảo ký sinh trên các lỗ thở, chúng bị loài nấm này xâm nhập vào cơ thể. Các sợi nấm bắt đầu phát triển mạnh nhờ hút các chất dinh dưỡng từ cơ thể con sâu non và lớn dần lên.
Dần dần, do chất dinh dưỡng bị nấm ăn hết, chỉ còn lại lớp vỏ bì bên ngoài nên sâu không thể lột xác để thành bướm được. Mùa xuân đến, khi thời tiết và nhiệt độ thích hợp, nấm sợi mọc dài ra từ râu xúc giác của con sâu, cắm sâu vào mặt đất. Sau đó, các bào tử hình cầu nhỏ xíu, phát tán trong không khí... lại đi tìm sâu bướm dơi để ký sinh bắt đầu cuộc đời mới. Người xưa cho rằng loài sâu mùa đông ấy đã biến thành ngọn cỏ mùa hạ này nên gọi là "đông trùng hạ thảo".
Theo XL
Comment