Announcement

Collapse
No announcement yet.

Bún thang

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bún thang

    Bún thang có vị thanh, thơm mát, từ lâu đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của đất Kinh kỳ - Hà Nội.


    Nguyên liệu

    Gà béo, vịt béo

    Trứng vịt tươi

    Tôm he khô

    Xương lợn

    Giò lụa

    Nước mắm, cà cuống

    Rau răm, chanh tươi, củ cải

    Bún

    Nấm hương

    Mắm tôm

    Hành củ tươi, gừng, ớt tươi, đường

    Cách làm

    Gà vịt làm sạch, luộc chín vớt ra lấy thịt ở lườn thái chỉ. Số thịt gà còn lại chặt miếng bày đĩa, thịt vịt gỡ hết thái chỉ.

    Tôm he bóc vỏ nướng qua cho vào cối giã.Nấm ngâm rửa sạch

    Đánh tan trứng vịt, cho thêm chút nước lã quấy kĩ, tráng thật mỏng, thái chỉ.

    Giò lụa thái chỉ. Đun sôi nước, đập dập gừng, bỏ bún vào chần qua đổ ra rổ để ráo nước.

    Xương lợn, đầu tôm cho vào nước luộc gà vịt nấu thành nước dùng trong, thêm nấm hương, nêm vừa mắm, muối, đường, mì chính, cho thêm hành củ tươi lọc lấy nước trong.

    Lấy nhiều bát con, xếp rau răm đã rửa sạch thái nhỏ xuống đáy bát, bày bún lên trên. Ở trên bày một góc giò lụa, một góc thịt vịt, một góc trứng, một góc tôm bông, ở giữa bày lòng nấm hương.

    Đun nước dùng nóng đổ vào, nên đổ lại chắt đi cho đảm bảo đủ độ nóng.

    Bún thang ăn thật nóng, bên cạnh bày một chén nước mắm cà cuống, chanh ớt, một đĩa thịt gà chặt miếng, một đĩa giò và một đĩa củ cải dầm, tùy theo khẩu vị của từng người mà cho thêm mắm tôm.


    Theo tapchimonngon

    [hr]

    Bánh trôi là món ăn khá quen thuộc với tất cả chúng ta vào ngày Tết hàn thực. Chỉ cần một chút sáng tạo, chúng mình sẽ có đủ cả: nào bánh Kim, bánh Mộc, bánh Thủy, bánh Hỏa và bánh Thổ. Mỗi loại bánh lại mang một hương vị rất riêng.


    Nguyên liệu:

    Bột nếp: 200 g

    Nước ấm: 160 g

    Đường phên : 7viên hay đường thẻ cắt miếng nhỏ

    Muối 1/2 thìa cà phê

    Vừng (mè) rang vàng 1 thìa cà phê

    Khoai lang ruột vàng 1/2 củ

    Bột trà xanh (matcha) 1 thìa cà phê

    Thịt gấc 1 thìa cà phê

    Bột ca cao 1 thìa cà phê

    Cách làm

    1.Trộn đều bột nếp và muối. Từ từ rót nước ấm vào bột (có thể dùng hết chỗ nước hoặc phải thêm chút nước tùy thuộc vào độ thấp hút của loại bột mà mình sử dụng). Dùng đũa khuấy cho đều, sau đó dùng tay nhồi bột cho bột thật mịn, dẻo. Đậy kín bột, ủ khoảng 10 phút cho bột được mềm. Nếu ủ được lâu hơn thì càng tốt. (Hoàn toàn có thể thay thế bột khô như trong công thức trên bằng bột làm bánh trôi có bán sẵn ở ngoài chợ và chúng ta chỉ việc pha chế thêm nguyên liệu để làm thành món bánh của mình).

    2.Trong lúc chờ ủ bột, luộc hoặc hấp chín khoai lang. Chọn khoai có ruột màu vàng sẫm thì bánh sẽ nổi màu vàng rất đẹp. Sau khi khoai chín, tán cho khoai được nhuyễn mịn. Nếu muốn màu vàng sậm hơn có thể thay khoai lang bằng chút nước nghệ, hoặc nước ngâm từ hạt dành dành để lấy màu vàng. Cắt mỗi miếng đường phên thành 9 phần bằng nhau. Chuẩn bị một âu nước lạnh để sau khi luộc bánh chín vớt ra thả vào.

    3. Bột sau khi ủ xong được chia đều làm 5 phần. Một phần bột màu trắng để nguyên làm bánh Thủy Một phần bột nhồi với khoai lang vàng đã được tán nhuyễn để làm bánh Kim. Một phần bột nhồi với thịt gấc để làm bánh Hỏa. Một phần bột nhồi với bột trà xanh (nếu không có bột trà xanh có thể thay bằng nước lá thơm (lá nếp) giã nhỏ vắt lấy chút nước cốt) để làm bánh Mộc. Phần bột cuối cùng còn lại nhồi với bột cacao để làm bánh Thổ. Chia mỗi phần bột thành 12 phần nhỏ và nặn thành 12 viên bánh, để riêng các loại.

    4. Bắc nồi nước lên bếp đun sôi rồi thả bánh vào luộc. Nên luộc bánh có màu nhạt trước, lần lượt màu trắng, màu vàng, màu xanh, màu đỏ và cuối cùng là màu nâu. Khi bánh nổi lên là bánh chín. Vớt bánh ra thả vào âu nước lạnh để khoảng 1 phút cho bánh nguội. Vớt bánh ra đĩa, rắc vừng đã rang vàng lên là xong. Vậy là chúng mình đã có 5 đĩa bánh trôi tượng trưng cho 5 hành trong phong thủy. Còn chần chờ gì nữa mà không thành kính dâng lên để thờ cúng ông bà, tổ tiên.


    Theo Bếp gia đình

  • #2
    THÊM THẮT CHO BÚN THANG

    Về bún thang, Hòa nghĩ có thể THÊM THẮT chút đỉnh vào bài viết này cho sinh động.

    Tên gọi của bún thang, theo các nhà Hà Nội học là bún có chan nước lèo - do chữ Hán (thang = nước). Nhưng theo dân dã, thì do bát bún được trình bày theo hình thức những vật liệu nằm trên bát bún thành những hình rẻ quạt riêng biệt giống như thang thuốc Đông dược. Những bà nội trợ xưa của Hà Nội đâu có nhiều chữ Nho, càng không cầu kỳ khi gọi tên món ăn, nên khả năng này dễ chấp nhận hơn.

    Về nguyên vật liệu: Bún thang không dùng thịt vịt, mà chỉ dùng thịt gà do thịt gà thanh tao hơn, không béo. Tôm khô dùng loại tôm he khô (ở vùng biển phía Bắc gọi vậy). Theo kích thước khi đã khô, phỏng đoán khi còn tươi nó khoảng 100 gr/con. Khi sử dụng để nấu bún người ta bỏ tôm khô vào nồi nước dùng để tận dụng vị ngọt. Khi tôm mềm lấy ra bóc vỏ bỏ đầu và giã dập. Xé thịt tôm tơi ra, sao nhẹ cho khô (giống như chà bông heo).

    Thịt heo: dùng thịt nạc (thăn) cũng không xắt chỉ mà xắt cục lớn, luộc chín tới rồi giã dập, xé nhỏ thành sợi, cũng sao nhẹ cho khô.

    Chả lụa heo: xắt chỉ.

    Trứng: Chỉ dùng trứng gà cho thơm. Sau khi đập trứng vào tô và đánh tơi sẽ tráng trứng. Việc này yêu cầu trứng tráng càng mỏng càng tốt nên cần có bí quyết: chảo nóng ít thôi, dầu ăn chỉ vừa ướt lòng chảo, sau khi múc 1 vá trứng vào thì lắc đảo cho trứng lan ra khắp chảo tối đa. Sau chút thời gian trứng khô mặt là lấy ra ngay để không bị chai, xác. Sau khi tráng xong gấp gọn và xắt nhỏ như sợi chỉ.

    Nước lèo (xương heo, gà) khi nấu không bao giờ để sôi lớn mà giữ lửa sao cho chỉ lăn tăn, vớt bỏ hết váng mỡ và bọt, và cần có củ gừng nhỏ và vài củ hành tím, nướng thơm, đập dập bỏ vào. Nêm hơi nhạt (để khi ăn còn nêm mắm tôm)

    Nếu bỏ mực khô cũng làm như tôm khô.

    Ngò, hành lá xắt ngắn, riêng phần gốc hành màu trắng chẻ nhỏ như những sợi chỉ nhưng không đứt gốc (giống như bông hoa) để riêng.

    Những phần còn lại như bài viết đã thể hiện.

    Phần trình bày: cần chú ý những nguyên liệu thịt gà, heo, tôm, trứng chiên…. được bày theo những rẻ quạt riêng rẽ trên mặt bún rồi chan nước lèo, dùng nóng. Mắm tôm rất quan trọng, là hồn cốt của bún thang.

    Bún thang thực ra thường nấu vào sau Tết Nguyên đán (ngày tiễn ông bà),với dụng ý sửa dụng cho hết những món ăn Tết còn lại.

    Vì mẹ tôi là phụ nữ Hà Nội nên khi còn sống Người có thú vui là nấu những món cổ truyền cho các con ăn khi gia đình xum họp, thấy các con xì xụp là mẹ vui lắm quên cả cực khổ . Khi nấu Người thường kêu mấy thằng con xuống bếp phụ (vì không có con gái) kẻo sau này “có của cũng không biết nấu mà ăn cho đàng hoàng”. Vì vậy mà Hòa có những kiến thức nhất định về bún thang.



    (Bún Thang Cầu Gỗ Hà nội)

    Giờ về Hà Nội, thấy bảng hiệu BÚN THANG ghé vào chỉ thấy thất vọng vì đâu phải Bún Thang. Cũng phải thôi, giờ thời đại mới cái gì cũng cần nhanh gọn – nấu như các mẹ dạy cầu kỳ quá bao giờ có mà ăn.

    Viết đến đây lại dưng dưng trong lòng vì nhớ Mẹ. Người đã đi xa 7 năm rồi.

    Comment


    • #3
      Anh Hòa ơi, giờ ở Hà Nội chỉ còn BÚN THAN thôi vì mình ăn không còn thấy giống như hồi trước nên mình... than!

      :giveme5:

      Comment


      • #4
        Anh C thêm một chút - Ăn "Bún Thang" phài có vài giọt "cá cuống" mới đúng vị Bắc.

        Comment

        Working...
        X