Announcement

Collapse
No announcement yet.

Ý Hay Lời Đẹp

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    A Place to Call Home


    Cách đây không lâu, T mượn ở thư viện Austin bộ phim của Úc châu - A Place to Call Home và mê mẫn từ đầu tới cuối. Mấy tuần nay, đài PBS trình chiếu lại bộ phim này trong chương trình Masterpiece nên T nhớ ra mà giới thiệu với bạn đọc. Có dịp bạn tìm xem A Place to Call Home, phim có 6 seasons, mỗi season có nhiều tập, thuộc loại 'drama' nên nhiều tình tiết hấp dẫn và nhất là tiếng Anh giọng Úc rất dễ thương. Cuối phim Anna đọc bài thơ 'On Children' của Kahlil Gibran, T nhận ra, những mẩu chuyện, những mối tương quan trong gia đình trong phim từ đầu tới cuối, đều xoay quanh tình ý của bài thơ. Cô Trần Mộng Tú có chuyển bài thơ này qua tiếng Việt.

    CON CÁI

    Con của bạn đâu phải là con bạn.
    Chúng là con trai con gái của đất trời
    Chúng vào đời lối qua nhà bạn
    Nào phải đâu chúng từ bạn mà ra

    Chúng ở chung nhưng thật sự không phải của ta
    Hãy cho chúng yêu thương nhưng đừng cho tư tưởng
    Chúng có tư tưởng riêng tự bộc ra
    Cho chúng ngôi nhà nhưng đừng khép cửa
    Để linh hồn chúng có chỗ bay xa
    Hồn chúng sẽ bay tới căn nhà khác
    Bạn sẽ không thể vào được dù trong giấc mơ hoa

    Hãy cố nương theo
    Nhưng đừng bắt chúng giống mình
    Vì ngày hôm qua không thể là ngày hôm nay
    Chẳng ai muốn đi lùi về quá khứ
    Ngày đã qua đi đừng cố giữ

    Bạn là cây cung con bạn đặt mũi tên trên đó
    Người xạ thủ vươn mình nhắm đích thật xa
    Cái vạch nhắm trên con đường vô định
    Cung hãy hân hoan uốn mình cùng xạ thủ
    buông ra cho mũi tên lao xa

    Người xạ thủ dẫu yêu đường tên bay xa tít
    vẫn nhớ một thời cung đã cho nương thân.

    ~ 0 ~


    On Children Poem

    Your children are not your children.
    They are the sons and daughters of Life’s longing for itself.
    They come through you but not from you,
    And though they are with you yet they belong not to you.

    You may give them your love but not your thoughts,
    For they have their own thoughts.
    You may house their bodies but not their souls,
    For their souls dwell in the house of tomorrow,
    which you cannot visit, not even in your dreams.
    You may strive to be like them,
    but seek not to make them like you.
    For life goes not backward nor tarries with yesterday.

    You are the bows from which your children
    as living arrows are sent forth.
    The archer sees the mark upon the path of the infinite,
    and He bends you with His might
    that His arrows may go swift and far.
    Let your bending in the archer’s hand be for gladness;
    For even as He loves the arrow that flies,
    so He loves also the bow that is stable.

    (Kahlil Gibran, The Prophet)
    Last edited by TrucLam; 08-08-2020, 10:39 PM.

    Comment


    • #32
      Sách điện tử và công trình vãn hồi, phổ biến sách báo xuất bản tại miền nam trước 1975

      Trùng Dương♦ 21.01.2019

      Hôm nay, một ngày đầu năm, nơi tôi ở trời lấm tấm mưa và sương mù còn giăng mắc mặc dù đã 10 giờ sáng. Có lẽ không hạnh phúc nào bằng ngồi trước lò sưởi với ly cà phê và vài cuốn sách — chính xác thì phải nói là với mấy Web sites sách điện tử, hay e-book, trên cái iPad. Bằng hữu ở xa, giờ già cả cũng ít hoặc hết còn đi thăm nhau được. Ngoài trao đổi điện thư ngày một thưa thớt, chỉ còn cái thú làm bạn với sách. Thú thật chưa bao giờ tôi đọc sách báo nhiều như những lúc về sau này.

      Từ ngày về hưu cách đây đã trên 10 năm, tôi dọn nhà nhiều lần, sách vở cho đi gần hết chỉ còn giữ lại vài cuốn tham khảo và hiếm hoi, nhất là sách chữ Việt. Vì đi du lịch luôn nên tôi cũng tập thói quen đọc sách trên iPad để có thể mang theo cả một thư viện sách điện tử bên mình, vô cùng tiện lợi.

      Chắc nhiều bạn đọc đã dùng hay nghe biết về cái app Kindle miễn phí để đọc sách của Amazon với những ấn bản (versions) cho các hệ thống máy khác nhau. Bạn tải app đó xuống, hoặc tại Apple Store hoặc tại Google Store, install và mở ra, đăng ký, nếu cần, và xử dụng. Có thể chuyển cả sách hay tài liệu dạng PDF vào Kindle, và đây là dạng của phần lớn sách Việt ngữ.

      Cái thú của tôi khi đọc sách bằng tiếng Anh trong Kindle app là khi gặp phải chữ mà mình không biết nghĩa, tôi có thể highlight chữ đó, xong bấm Look up để tìm định nghĩa. Hoặc muốn highlight một câu hay đoạn nào, và ghi chú cảm nghĩ của mình vào một “mảnh giấy” sẵn trong app để khi trở lại biết tại sao mình highlight chữ này hay câu nọ, Kindle cũng cho phép làm việc đó. Đọc sách dạng PDF trong Kindle không xử dụng được những chức năng tự điển hoặc ghi chú như của app Kindle. (Và cái không-thú-tị-nào của việc đọc sách điện tử, đối với tôi, là không thể đưa cho bạn cũng mê đọc sách cuốn sách hay mình vừa đọc xong, như với một cuốn sách bằng giấy. Mua tặng bạn cuốn sách điện tử đó thì cũng dễ thôi, khổ nỗi bạn già lại vẫn còn chỉ thích đọc sách giấy.)

      Ngoài Kindle còn hàng chục apps khác để đọc sách điện tử. Vì ít hay chưa dùng những apps này, nên tôi không thể có ý kiến. Bài này cũng chỉ thu gọn vào loại sách xưa dạng điện tử, đa số đã tuyệt bản, trong đó phải kể tới toàn bộ sách xuất bản tại Miền Nam trước 1975 đã bị cộng sản thiêu hủy và cấm đoán.

      Sách xưa bằng tiếng Anh và Pháp

      Gần đây giới yêu sách đón nhận một tin thật vui, đó là một loạt hàng trăm tác phẩm văn học cũ bằng Anh ngữ xuất bản vào thập niên 1920 vừa được đưa vào lãnh vực công (public domain) vì hết hạn tác quyền.(*) Khi một tác phẩm hết hạn tác quyền, có nghĩa là ai muốn tải xuống, đọc, in lại và bán hay làm bất cứ gì với tác phẩm đó, tùy ý. (Thú thật là tôi nghe mà hơi… rùng mình, nghĩ nếu một đứa con tinh thần của mình mà bị ai đó đem ra muốn làm gì nó thì làm thì thấy … thương quá, chắc chẳng nên có nó thì có lẽ hay hơn chăng? Tất nhiên đó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua, nghịch ngợm.)

      Nếu muốn đọc những sách xưa bằng Anh ngữ đã hết bản quyền và trở thành của công thì có nhiều Web sites chuyên về việc đó. Thay vì đưa ra đây danh sách những Web sites đó, bạn đọc, nếu thích, có thể vào xem tại https://ebookfriendly.com/free-publi...books-sources/



      Gần đây tôi tìm được một số sách điện tử bằng tiếng Pháp, và tải xuống gần như toàn bộ tác phẩm bằng điện tử của Albert Camus, tác giả tôi yêu thích hồi trẻ và định đọc lại ở tuổi về chiều để xem cảm nghĩ của mình đã thay đổi ra sao. Đây là một cái link tới những tác phẩm bằng tiếng Pháp đã được đưa vào lãnh vực công, http://www.multilingualbooks.com/ebooks-french.html, bạn đọc tùy nghi khám phá. Riêng sách của Camus, có thể tìm thấy tại http://www.bouquineux.com/?ebooks=26&Camus.

      Sách xưa bằng Việt ngữ

      Biến cố 30 tháng Tư, 1975 đã đưa tới cảnh bức tử vô cùng đau thương của nền văn học tự do của Miền Nam, một nền văn học có thể nói là rực rỡ thứ hai, sau nền văn học tiền chiến, song đa dạng hơn nhờ một bầu không khí tự do thực sự dù tương đối, và một tinh thần khai phóng của chính thể Miền Nam.

      Nơi nơi sách vở và các sản phẩm văn hoá khác lưu hành dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, trong đó gồm nhiều văn hoá phẩm thời tiền chiến được di tản vào và tái bản tại Miền Nam, bị đem ra đốt, lên án là “đồi truỵ,” “phản động,” và bị cấm đoán, trong một chủ trương lãnh đạo ngu dân của nhà cầm quyền cộng sản.(**) Trong khi đó các văn nghệ sĩ Miền Nam, nếu không may mắn thoát được ra nước ngoài, bị bắt bớ và lâm vào vòng tù tội.

      Dù thế, chính hàng trăm triệu sản phẩm văn hoá bị kết án và cấm đoán này đã giúp dân miền Bắc tỉnh ngộ, hiểu ra là mình đã bị “một chế độ man rợ” lừa gạt cả đời thanh xuân, như nhà văn Dương Thu Hương đã công nhận.(***) Có thể nói là từ đống tro tàn của sản phẩm văn học nghệ thuật của Miền Nam hồi ấy đã giúp hình thành những Dương Thu Hương và một nền văn học phản kháng, tiếp nối truyền thống của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm của giữa thập niên 1950.

      Cũng chính nhờ những văn hoá phẩm đó đã được tẩu tán, cất giữ đó đây ở trong nước mà gần đây, với sự phát triển và phổ biến của ngành kỹ thuật cao và hệ thống Internet, chúng dần xuất hiện tại nhiều nơi trên Web. Ở đây tôi không đề cập tới hai nơi lưu giữ nhiều sách (giấy) và báo (microfilm) thời VNCH, là Thư Viện Quốc Hội và Thư viện Đại học Cornell.

      Hiện có một số Web sites lưu trữ nhiều sách báo xưa, song người đọc chỉ có thể vào đọc những cuốn sách phần lớn đã được đánh máy lại và đọc tại chỗ, không thể tải xuống máy computer hay các máy di động khác, như điện thoại hay tablet, để đọc mà không cần phải lên mạng. Điển hình là Thư Viện Việt Nam tại https://www.tvbtv.org/, hay Việt Nam Thư Quán tại https://vnthuquan.net/, và một số văn khố điện tử khác trên mạng.

      Ở đây tôi chỉ đề cập tới những Web site hội hai tiêu chuẩn: 1) sách scanned từ những cuốn sách cũ ra đời trước 1975, không phải loại đánh máy lại có thể bị sai sót, lược bỏ hay hoán đổi, do vô tình hay cố ý; và 2) đặc biệt độc giả có thể tải những cuốn sách điện tử này xuống máy computer hay tablet của mình để đọc mà không cần phải lên mạng. Có thể còn những Web site nào khác hội đủ hai điều kiện đề ra trong khuôn khổ bài viết này mà tôi không được biết, xin độc giả tùy nghi bổ túc.

      1. Sách giáo khoa Google Drive, tại https://drive.google.com/drive/mobil...TF6N1Y2VzRQNVE. Thực ra đây chỉ là một đường dẫn vào nơi lưu trữ trên mây (cloud) của ai đó, trên đó chứa trên 100 cuốn sách giáo khoa xưa, phần lớn xuất bản vào thời Việt Nam Cộng Hoà, do chủ nhân có nhã ý mở ra để công chúng vào tham quan hay tải xuống cuốn nào tùy sở thích đọc. Khách viếng thăm cũng có thể tải xuống toàn thể bộ sưu tầm, nếu muốn, song sẽ hơi lâu, và cũng tùy theo tốc độ của dịch vụ Internet của mỗi người. Tôi vừa làm thử, bấm Download All ở trên góc tay phải. Tổng cộng sách lưu trữ tải xuống được là 1.9 GB, không nhẹ.



      2. Kho chứa sách xưa tại http://ndclnh-mytho-usa.org/KhoChuaSachCu.htm, chứa nhiều sách báo xưa, trong đó có một số ấn hành từ đầu thế kỷ 20. Tôi cũng vừa download thử cuốn Viet-Nam Tự-Điển của các soạn giả Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, do nhà Khai trí xuất bản năm 1970, dầy tổng cộng 1311 trang. Đây là Quyển Hạ, từ vần M tới X. Chưa biết quyển Thượng ở đâu. Ai biết, xin mách. Cũng tại kho sách xưa này, tôi bắt gặp một tập sách nhỏ, dầy 76 trang, của nhà báo Trần Tấn Quốc, tựa là “Saigon Septembre 45,” ghi lại những hình ảnh của một Saigon sau ngày Việt Minh nắm chính quyền của một Việt Nam độc lập khỏi thực dân Pháp và quân phiệt Nhật. Một tài liệu lịch sử quí giá.



      3. Link tải sách: Sách cũ trước 1975, tại http://lanvy.me/2017/03/31/link-tai-...cu-truoc-1975/. Giống như hai nơi trên, người đọc tùy nghi muốn tải cuốn nào xuống tùy ý. Có điều không thể làm như với trang Sách giáo khoa – Google Drive ở trên, đó 1à không thể tải nhiều hay hết tất cả xuống một lúc.



      4. Thư viện Người Việt, tại https://www.nguoi-viet.com/ThuVienNg...thuvien-NV.php. Thư viện này của nhật báo Người Việt, trụ sở đặt tại Westminster, Nam Calif., có vẻ được dùng để lưu trữ một số tạp chí xuất bản tại Việt Nam trước 1975 và một số tạp chí xuất bản tại hải ngoại sau 1975 nhưng đã đình bản. Trong số các tạp chí xuất bản trước 1975, đặc biệt thấy có trữ toàn bộ tạp chí Bách Khoa, một tạp chí có đời sống thọ nhất ở Miền Nam trước 1975. Bạn đọc có thể vào tải xuống số báo nào mình muốn xem.



      Tại những Web sites trên không thấy có nút chức năng tìm kiếm, nghĩa là muốn tìm một cuốn sách nào đó, hay một tác giả, khách không biết bấm vào đâu.

      5. Tủ Sách Tiếng Việt, tại http://tusachtiengviet.com, cho đến lúc này vẫn là Web site tôi thích nhất vì cách trình bầy trang nhã, mạch lạc, lại sẵn có chức năng tìm kiếm nên việc truy tầm xem có cuốn sách hay tác giả mình muốn kiếm được dễ dàng.



      Ngoài ra, số lượng sách trên TSTV cũng khá phong phú, với trên 5,000 đầu sách. Hầu như mỗi một hay hai tuần đều có sách mới được tải lên, nhờ lợi điểm là TSTV có vẻ có được nhiều người tiếp tay hợp tác.

      Một trong những điểm để nhận định xem một Web site có đáng cho mình tin cậy hay không, ngoài nội dung đứng đắn nghiêm chỉnh, cách trình bầy sạch sẽ, trang nhã, còn là việc người trông coi site phải có dễ cho mình tiếp xúc, nếu không qua một số điện thoại hay một địa chỉ bưu điện, thì ít ra cũng qua một địa chỉ e-mail nơi trang gọi là “Contact,” hay “About,” hoặc “Liên lạc” (không phải “Liên hệ” vốn là một danh từ được nhiều người dùng thành động từ).

      Tại đây, trên trang TSTV, tôi vào trang Liên lạc. Thoạt tôi hơi thất vọng, vì ở trang này cũng chỉ có một cái mẫu để điền vào những khung trống, xong bấm gửi đi, không có tên hay e-mail của người phụ trách. Dù vậy, tôi thử viết vài chữ xem có liên lạc được một con người, chứ không phải máy tự động, luôn thể cám ơn về một Web site hữu ích, và ngỏ ý nếu muốn tiếp tay thì phải làm sao. Số là tôi hiện có một số sách loại tham khảo cần scan trước khi đem cho, và có một lý do thúc đẩy mình ngồi xuống làm cái việc scanning rất buồn ngủ này là cái tôi đang cần. Tôi hài lòng là chỉ một hai ngày sau đã nhận được hồi âm của người coi TSTV. Nhờ đó tôi cũng cảm thấy được khích lệ để làm cái việc nhàm chán, đó là ngồi scan lại những cuốn sách tham khảo còn giữ được, và gửi đi góp vào TSTV, để có thể an tâm mang sách đi cho sau đó.

      Một lần, một bộ sách tôi scanned và gửi vào TSTV, một độc giả ở Miền Trung thấy bộ sách xưa mà ông ta vẫn muốn tìm, mừng rỡ tải xuống, rồi hì hục in ra (cả ngàn trang) để tiện đọc và khảo cứu. Ông nhận ra có một số trang bị thiếu, nên gửi thư hỏi ban phụ trách TSTV. Người phụ trách thông báo cho tôi biết và xin tôi, nếu còn giữ bộ sách đó, thì vui lòng mở xem lại và scan gửi cho những trang thiếu đó.

      Ngoài việc tôi được tiếp xúc với một con người, có được một tiếp xúc cá nhân, một thứ personal touch, dù người đó nhất định dấu tên hay bất cứ chi tiết gì về mình, tôi thấy ở TSTV là một quan tâm, mối thiết tha thật sự với một công trình văn hoá mà chắc chắn phần thưởng duy nhất nhận được hoàn toàn là tinh thần, niềm vui vô giá nơi một người mê sách.

      Để kết luận, xin giới thiệu tới bạn đọc những nơi lưu trữ sách điện tử xuất bản tại Miền Nam trước 1975. Đấy là những nỗ lực âm thầm, vô vị lợi, nhằm vun trồng lại vườn hoa văn học muôn hồng nghìn tiá của Miền Nam dạo nào.

      Happy searching, downloading, reading & dreaming.

      [TD 2019-01]

      Chú thích:

      (*) Tìm hiểu về tác quyền tại https://fairuse.stanford.edu/overvie...yright-basics/

      Comment


      • #33
        Thảm Kịch

        Trương Vũ♦ 21.10.2020

        Tôi xuất thân từ miền Nam, lớn lên trong chiến tranh. Gần nửa đời sống trên quê hương, trải nghiệm hay chứng kiến bao thảm kịch kinh hoàng của đất nước. Nửa đời còn lại, sống tha hương. Nhìn lại cả khoảng đời dài, bỏ qua bên bao mất mát, bao tàn phá, bao cay đắng từ cuộc chiến cùng cách kết thúc của nó, tôi vẫn thấy mình có nhiều may mắn, như rất nhiều đồng bào khác đang sống ở Mỹ. Một trong những may mắn lớn nhất là đã được hưởng một nền giáo dục có tính khoa học và tính nhân văn cao của miền Nam Việt Nam, và sau đó, ở Mỹ. Rồi, sống và làm việc trong một xã hội nhân bản và đa sắc tộc.

        Đối với những di dân Việt Nam phải rời bỏ đất nước mình cho một tương lai bất định, không thể quên những cái may mắn khác cùng với những ân sủng, những thông cảm, những đón nhận hào hiệp mà quê hương mới đã dành cho. Ở Mỹ, bắt đầu với chương trình đón nhận 130 ngàn tỵ nạn (con số này trong thực tế tăng lên khoảng 150 ngàn) theo quyết định của Tổng Thống Gerald Ford vào tháng 4 năm 1975. Sau đó, kể từ đầu năm 1977, khi hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam bất kể sống chết rời bỏ quê hương, đương đầu với bao thảm kịch trên Biển Đông, Tổng Thống Jimmy Carter đã ra lệnh cho hải quân Mỹ phải cứu vớt, giúp đỡ họ và đưa đến nơi an toàn. Ông cũng kêu gọi các quốc gia khác tiếp tay đón nhận người tỵ nạn VN, đồng thời quyết định tăng gấp đôi số di dân được nhập cảnh và mở rộng chương trình giúp đỡ người tỵ nạn hội nhập vào xã hội Mỹ. Quan trọng nhất là quyết định phối hợp với Liên Hiệp Quốc và chính phủ Việt Nam thực hiện chương trình Ra Đi Trong Trật Tự ODP (Orderly Departure Program) vào năm 1979, giúp đoàn tụ những gia đình chia cách. Kế tiếp là một nỗ lực phi thường của Thượng Nghị Sĩ John McCain, đưa đến kết quả thành công của chương trình HO (Humanitarian Operation) giúp các cựu sĩ quan và viên chức Việt Nam Cộng Hòa bị tù cải tạo từ ba năm trở lên, và gia đình họ, được rời Việt Nam sang Mỹ.

        Từ một xã hội luôn phải xưng tụng lãnh tụ, luôn phải nhứt trí với chính quyền, tôi càng ấn tượng với nếp sống tự do và dân chủ ở Mỹ, dù sống và làm việc trong thời kỳ tổng thống thuộc đảng nào, Cộng Hòa hay Dân Chủ. Chính cái nếp sống đó, cái xã hội đó, cùng với những nền giáo dục đã hấp thụ giúp tôi được sống thực hơn với chính mình. Và, ý thức rõ hơn cái quyền của con người được sống một đời có phẩm cách. Nghĩa là, được sống và hành xử theo lương tri, theo nhân sinh quan của mình và tôn trọng quyền của người khác cũng được sống như vậy. Trong suốt hơn bốn mươi năm, từ ngày đặt chân đến Mỹ, giữa bạn bè, hay cả trong gia đình, vẫn luôn có những tranh biện sôi nổi về những chọn lựa khác nhau. Nhưng, những tranh biện đó thường diễn ra trong không khí lành mạnh, lắng nghe, thuyết phục, tôn trọng sự thật, và tôn trọng sự khác biệt về quan điểm. Những đổ vỡ thật ra cũng có nhưng không nhiều và không trầm trọng. Chính những khác biệt về quan điểm làm nên sức mạnh của xã hội. Trong một xã hội tự do, dân chủ, mọi quan điểm khác biệt, trong bất cứ lãnh vực nào, có thể được chấp nhận hay không, được đánh giá cao hay thấp, nhưng nó không thể tạo nên kẻ thù. Càng không thể tạo nên “kẻ thù của nhân dân” như tôi từng kinh động trong những ngày còn ở lại trên quê hương sau khi chiến tranh chấm dứt.

        Dĩ nhiên, xã hội Mỹ không phải lúc nào cũng hoàn toàn lý tưởng như vậy. Cũng có lúc này lúc khác. Nhìn chung, suốt qua bao thập kỷ, nó luôn luôn là một quốc gia đứng hàng đầu về khả năng thu hút tài năng của thế giới. Chính sự thu hút đó làm nước Mỹ càng mạnh hơn, giàu hơn, đẹp hơn, và trở thành siêu cường số một. Tuy nhiên, trong thời gian vài năm gần đây, và đặc biệt khi càng đến cận ngày bầu cử 3 tháng 11 năm 2020, nước Mỹ khác hẳn trước. Cả thế giới nhận thấy điều đó. Tốt hơn hay xấu hơn, tùy cách nhìn, nhưng quả thật, có khác. Khác nhiều. Những đối chọi về chính trị, xã hội, và cả về khoa học đang trở nên trầm trọng một cách đáng báo động. Không thể không nhìn thấy sự chia rẽ sâu sắc ở mức độ có khả năng tạo nên những thù hận rất khó hòa giải. Nỗ lực để hồi phục lại một không khí lành mạnh như đã từng hiện hữu dài lâu ở Mỹ, như đã nhắc đến trên đây, sẽ phải là một nỗ lực phi thường. Cần rất nhiều, rất nhiều thời gian, thông cảm, và kiên nhẫn.

        Nhìn vào Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại (CĐVNHN), tình trạng còn tệ hại hơn. Không giết nhau bằng súng đạn nhưng những chữ nghĩa độc hại, những nhận thức hời hợt về nhân văn hay khoa học, những tấn công không dựa trên sự thật, những tin tức bị cắt xén ráp nối, những hình ảnh được photoshop với ác ý, cùng những biểu lộ không nhằm thuyết phục bằng logic hay thiện ý mà chỉ nhằm thể hiện sự ngạo mạn và xem thường khả năng phán đoán của người khác, khiến cộng đồng như đang lao vào một cuộc nội chiến. Không khác gì cuộc nội chiến trên quê hương hơn 45 năm trước, nhưng trong một phạm vi nhỏ hơn. Ở đây, tôi không nhằm phê phán ai đúng hơn ai sai hơn. Tôi cũng không nhằm đưa ra những phân tích cá nhân về lý do khởi nguồn. Tôi chỉ muốn trình bày cái thấy của mình về những gì đang xảy ra và nhận định về các hậu quả mà tôi cho là vô cùng tai hại cho cộng đồng. Tai hại ở mức độ của một thảm kịch.

        Về tình trạng phân hóa của cộng đồng, mỗi người trong chúng ta đều thấy. Nhiều lắm. Ở đây, tôi chỉ muốn nêu ra một dữ kiện điển hình. Nhân đọc bài “BS Fauci khuyên dân Mỹ ẩn mình chống Covid mùa Thu, Đông sắp tới” trên diễn đàn VOA Tiếng Việt ngày 12/09/2020, tôi đọc được những dòng bình luận sau đây của một độc giả về BS Anthony Fauci:
        Lại là thằng chó già chuyên thọc gậy bánh xe. Hơn lúc nào hết người dân Mỹ cần sinh hoạt bình thường để đi làm, đi học, vui chơi giải trí. Cứ nhè lúc tình hình bớt căng thẳng thì thằng chó này lại gây hoang mang. Mà cha nó, từ lúc có dịch bệnh tới nay chỉ thấy nó bàn ra không thôi còn chưa thấy nó đưa ra được một biện pháp cụ thể nào! Nói kiểu nó thì đứa thất học nói cũng được…”

        BS Anthony Fauci là chuyên gia hàng đầu của Mỹ và của cả thế giới về bệnh nhiễm trùng. Ông phụ trách Trung Tâm Quốc Gia Chống Bệnh Nhiễm Trùng của Hoa Kỳ từ 1984 đến nay, trải qua sáu đời Tổng Thống. Ông cũng là vị bác sĩ tận tình chữa trị Ebola cho nữ y tá gốc Việt, Nina Pham, vào năm 2014. Ông cũng đã giúp chận đứng thành công đại dịch Ebola ở Mỹ. Tôi thật sự kinh hoàng khi đọc những dòng chữ trên đây. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam tôi thường có cảm giác ghê rợn khi nghe từ đài phát thanh Hà Nội những từ ngữ dành cho những lãnh tụ chính trị của miền Nam, đại khái như, “thằng Diệm”, “thằng Thiệu”, v.v… Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ đọc được những lời lẽ tương tự như những lời lẽ ghi trên dành cho bất cứ một khoa học gia nào bên này hay bên kia chiến tuyến, trên một diễn đàn có tầm cỡ như VOA Tiếng Việt, kể cả trên các báo lá cải.

        Nếu theo dõi những bài vở, những lời lẽ công kích nhau trên báo Việt, trên Internet, trên một số đài phát thanh tiếng Việt, trên các mạng xã hội, khó ai không nhận ra những rạn nứt sâu đậm trong cộng đồng Việt Nam ở Mỹ. Kinh hoàng hơn, khi nhìn một số video clip về cảnh chửi bới hung hãn chưa từng thấy khi hai phe vận động bầu cử của người Việt chạm trán nhau. Chia rẽ hay công kích luôn luôn có trong bất cứ cuộc bầu cử nào trong một quốc gia tự do, dân chủ. Tuy nhiên, chưa bao giờ tệ hại như trong cuộc bầu cử này, trong cộng đồng Việt Nam. Ở đây, biểu lộ sự khác biệt không còn là một biểu hiện giá trị của tự do, dân chủ, hay của nhân bản, của lý trí mà rất lắm khi chỉ là biểu hiện của nông cạn, ngạo mạn và hoang tưởng. Nó không làm nên sức mạnh của cộng đồng. Nó tàn phá cộng đồng và tàn phá nhân cách. Nó chia rẽ gia đình, chia rẽ bạn bè, chia cách thế hệ này với thế hệ khác. Nếu cứ tiếp tục, sẽ vô cùng khó để hàn gắn. Nó cần được chấm dứt.

        Cách đây vài tuần, tôi đọc được lời nhắn gởi cho một người thân trong gia đình. Đại ý của lời nhắn là nếu bạn bỏ phiếu cho ứng cử viên X và ứng cử viên X đắc cử, bạn sẽ phải ân hận suốt đời. Những lời nhắn với nội dung như thế này, tôi cũng từng được nhận và nghe khá nhiều. Do đó, tôi muốn nhân đây đưa ra một góp ý. Nếu tôi bầu cho một ứng cử viên X nào đó chỉ nên là vì tôi dựa vào sự hiểu biết của tôi về X, và dựa trên quan điểm chính trị, xã hội, văn hóa, v.v… của tôi. Tôi có thể sai, dĩ nhiên. Cũng giống như mỗi người trong chúng ta đều có thể sai, có thể đúng. Ngay cả sự lên tiếng vào ngày 2 tháng 9 năm 2020 của 81 nhà khoa học và trí thức Mỹ đoạt giải Nobel trong đó có đề nghị “những lãnh tụ chính trị nên tôn trọng các giá trị của khoa học khi làm chính sách”, cũng có thể sai. Cũng giống như chuyện tạp chí khoa học The Scientific American đã mới đây phá vỡ một truyền thống đã giữ suốt 175 năm để lên tiếng ủng hộ một ứng cử viên nào đó, là một sai lầm. Riêng tôi, nếu sai, tôi có thể buồn, có thể tự điều chỉnh mình để có những quyết định đúng trong tương lai. Nhưng chắc là không có chuyện ân hận suốt đời. Trừ phi, sau đó, tôi nhận ra rằng cái quyết định sai lầm của mình chỉ vì mình đã dựa trên sự thiếu hiểu biết, dựa trên sự tin tưởng mù quáng vào người khác, hay, dựa trên những định kiến, dựa trên những cái không hay vốn tiềm ẩn trong chính con người mình. Dầu sao, trong bất cứ hoàn cảnh nào, điều tốt nhất là không tiếp tục nuôi dưỡng sân hận, cho chính mình hay cho người khác, chỉ vì kết quả không như ý từ một cuộc bầu cử.

        Trong cái không khí rất không bình thường của cuộc bầu cử này, cuối cùng rồi tôi phải tự đi tìm cho mình và người thân của mình những cái phao cho những niềm tin tốt đẹp vào tương lai. Tôi nghĩ đến cái cách kết thúc cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ cách đây 155 năm. Tôi cũng nghĩ đến một vài cuộc tranh biện chính trị mà tôi đang theo dõi hàng tuần trên truyền hình Mỹ.

        Nội chiến Nam Bắc trong thế kỷ 19 dưới thời Tổng Thống Abraham Lincoln là một thảm kịch của nước Mỹ. Tuy nhiên, cách kết thúc của nó, nói đúng ra, cách ứng xử giữa vị chỉ huy phe thắng trận (tướng Ulysses Grant) và vị chỉ huy phe bại trận (tướng Robert Lee) đã giúp nước Mỹ xây dựng lại nhanh chóng từ những chia rẽ, đổ vỡ kinh hoàng trong nội chiến. Thắng hay bại, Grant và Lee có những nhân cách lớn. Nội chiến Việt Nam là một thảm kịch. Bi đát hơn nữa là vì nó không được kết thúc như nội chiến Mỹ. Lãnh tụ chính trị và quân sự của hai phe Việt Nam có thể giỏi hay dở, khôn hay dại nhưng không hề có nhân cách lớn.

        Về nội tình nước Mỹ hiện nay và đặc biệt khi theo dõi những tranh luận chính trị giữa hai phe trong cuộc bầu cử, khó ai lạc quan về những gì sẽ đến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hy vọng. Tôi thường theo dõi cuộc tranh luận trên truyền hình giữa Jennifer Granholm và Scott Jennings. Jennifer Granholm, thuộc đảng Dân Chủ, tốt nghiệp cử nhân ở Berkeley và tốt nghiệp luật ở Harvard, là người đàn bà đầu tiên đắc cử Thống Đốc Michigan (2003-2011). Scott Jennings, thuộc đảng Cộng Hòa, tốt nghiệp cử nhân ở University of Louisville, thường trú Học Viện Chính Trị của Đại học Harvard (2018), Phụ Tá Đặc Biệt (2005-2006) của Tổng Thống George Bush. Trong những tranh luận chính trị, cả hai đều bênh vực quyết liệt các chính sách hay nhân vật chính trị của đảng mình, nhưng luôn giữ một cung cách rất trí thức, rất hòa nhã với nhau. Không thấy họ đem những sự kiện không có thật vào tranh luận. Cũng không thấy họ dùng những phương thức hạ cấp để thủ thắng. Nếu bị thuyết phục, họ mỉm cười, hoặc im lặng, hoặc gật đầu. Tôi tin rằng, nước Mỹ sẽ qua được những vấn nạn của họ nhờ những con người như vậy.
        Trở lại chuyện cộng đồng chúng ta, tôi chỉ có một đề nghị:

        Hãy đi bầu.
        Bầu theo lương tri.
        Chấp nhận kết quả bầu cử.
        Xem kết quả như cách kết thúc hoàn toàn một cuộc chiến.

        Trương Vũ
        Maryland, tháng 10 năm 2020

        Comment


        • #34
          Từ chiếc điện thoại thông minh…


          Trùng Dương♦ 23.08.2019

          Người bạn chuyển cho một cái clip gồm những bức tranh hí họa mô tả những cảnh trong đó smartphone nằm lọt thỏm trong lòng bàn tay của mỗi nhân vật trong tranh/hình nhưng lại chiếm ngự mọi người mọi sinh hoạt. Lời chú bằng tiếng Pháp nhưng là chuyện chúng ta thấy hằng ngày ở Mỹ và hầu như mọi nơi trên thế giới. Những hoạt cảnh cười ra nước mắt. Song không khỏi làm người xem suy nghĩ về những biến đổi trong đời mỗi chúng ta do chiếc điện thoại thông minh này, nói riêng, và kỹ thuật cao, nói chung, mang lại.



          Trái, đọc tin năm 1996 và 2018. Phải, bà mẹ năm 1996 với đứa con mải chơi đá bóng: “Vô nhà ăn cơm rồi còn làm bài!” Bà mẹ 2018 với thằng con suốt ngày chơi game trên điện thoại: “Ra ngoài chơi!”




          Trái, cửa vào thư viện miễn phí so với cửa vào nơi có đường kết mạng miễn phí. Phải, “A!! Điện thoại di động!!! Cái này khiến ta gần với người ở xa nhưng lại làm ta xa với người ở ngay bên cạnh!!”



          Người bạn chuyển loạt hí họa viết, không thể chính xác hơn: “Trong suốt cuộc đời 80 năm của tôi, chưa bao giờ tôi thấy một hiện tượng lạ như cái smart phone của thời đại hiện nay. Tôi cũng chưa bao giờ chứng kiến hoặc nghe nói về một sản phẩm nào mà đông đảo con người trên toàn thế giới — tôi xin nhắc lại: trên toàn thế giới — say mê như họ say mê cái smart phone ngày nay.”

          Sự tiện lợi của điện thoại thông minh ai cũng biết. Tôi không dùng các diễn đàn thông tin xã hội, nhưng cũng như nhiều người, cá nhân tôi đi đâu mà quên cái iPhone là như thiếu vật tùy thân – một cái bóp nhỏ trong đựng thẻ căn cước, thẻ tín dụng và thẻ ngân hàng. Mặc dù không dùng phone khi ra ngoài, không mở điện thọai để soát điện thư hay text, nhất là khi có mặt người thân hay bằng hữu, nhưng tôi phải có nó bên mình vì trong đó là đủ thứ thông tin cần thiết và cả không cần thiết. Quan trọng nhất là các chi tiết ICE (in case of emergency/phòng hờ khẩn cấp) gồm tên và phone của mấy đứa con, các loại thuốc theo toa bác sĩ mà tôi hiện dùng, dị ứng với thuốc gì, loại máu, tên và số điện thọai của bác sĩ cá nhân, số Bảo hiểm sức khoẻ, vv. Tôi bỏ các chi tiết này vào một cái chương trình/app, gọi là Emergency, gài sẵn trong điện thoại và hiển hiện trên home screen để nhân viên cấp cứu có thể bấm và vào ngay mà không cần mật hiệu trong trường hợp tôi bị bất tỉnh hay không nói được.

          Smartphone, và nhỏ hơn nữa là cái smartwatch, thực ra chỉ là sản phẩm kết tụ của một chuỗi những phát minh chưa từng có của nhân loại, khởi đi từ kỹ thuật điện toán bắt đầu trở nên phổ biến từ thập niên 1980, và được kỹ thuật Internet thêm sức vào giữa thập niên 1990 sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt và Bộ Quốc phòng Mỹ (vốn vẫn độc quyền kỹ thuật này) chuyển kỹ thuật Internet sang cho lãnh vực tư xử dụng.

          Internet ra đời vì nhu cầu chuyển thông tin an toàn trong thời Chiến Tranh Lạnh vì, khác với điện tín có thể bị chặn cắp trọn gói dọc đường, Internet chia một thông tin thành nhiều mảnh vụn (gọi là packet) và chuyển qua nhiều trạm (gọi là node) khác nhau của một cái mạng lưới (do đấy gọi là Internet/liên mạng) rồi cuối cùng tới cùng một điểm đến (tức người hay nơi nhận) và tụ lại thành một gói nguyên vẹn như khi được chuyển đi.

          Trước kia người ta chỉ có thể chuyển văn bản/text qua Internet dưới dạng điện thư/email, chưa có khả năng đính kèm/attached. Mãi tới giữa thập niên 1990 mới có sự hình thành và hoàn thiện của cái gọi là World Wide Web, viết tắt là WWW, và các chương trình/software (gọi là browser) giống như một cái xe dùng để di chuyển, hay lướt trên mạng, xem được cả hình ảnh. Browser Netscape nổi tiếng một dạo, hồi ấy phải mua, cũng như mở chương mục điện thư phải trả tiền như Compuserve, AOL, và dịch vụ Internet dial-up. Netscape sau bị Internet Explorer miễn phí của hãng Microsoft lấn chiếm, để rồi chính cái browser IE này cũng bị gạt sang một bên, cũng như dịch vụ dial-up đã bị broadband thay thế, và dịch vụ điện thư trở thành miễn phí và người sử dụng phải lên Web để nhận và gửi thư, hoàn toàn miễn phí, bù lại là sự kiểm soát âm thầm của các hãng cho mình dùng dịch vụ miễn phí. Bây giờ đa số người sử dụng Internet dùng Google để tìm và lướt mạng, nhờ Google có trang bị một Search engine vô cùng hữu hiệu. Ít ai để ý tới việc Google lưu giữ vĩnh viễn những chi tiết của bạn, như bạn đã tới những nơi nào trên mạng, tìm gì, mua gì, gặp ai. Dù bạn có mày mò vào được tới chỗ cho phép mình xóa đi những chi tiết cá nhân đó, nhưng Google đã lưu giữ vĩnh viễn ở kho riêng của họ, và lập hồ sơ về hành trình lướt mạng mỗi ngày của bạn cho nhu cầu quảng cáo thương mại của họ. Cũng vậy là các diễn đàn xã hội, như Facebook và nhiều nữa. Người nào quan tâm tới sự riêng tư của mình thường dùng browser Firefox của Mozilla Corporation, một cơ sở phi lợi nhuận, hoặc browser Bing của Microsoft, an toàn hơn vì những browser này không lưu giữ thông tin về bạn. Những hãng này không cần doanh thu từ quảng cáo vì họ hoặc là phi lợi nhuận như Mozilla hoặc sản xuất software như Microsoft.

          Từ sau khi được bàn giao cho giới tư nhân, kỹ thuật Internet phát triển như vũ bão, không chỉ tại Mỹ mà lan ra khắp nơi trên thế giới như chúng ta đã biết. Chỉ trong vòng có một thế hệ, tức khoảng 25 năm, nhiều người, nếu muốn, không cần phải đi ra ngoài, vẫn có thể mua sắm mọi thứ đồ dùng, kể cả thực phẩm, trên Internet có dịch vụ giao tận nhà. Chúng ta không còn mấy ai mở tờ báo bằng giấy ra để đọc tin tức vì đã sẵn hết cả tin từ tây sang đông từ bắc xuống nam và cả từ… vũ trụ trên smartphone, tablet hay máy điện toán đủ loại để bàn hay trên đùi. Ngành bưu điện xưa độc quyền của chính phủ, nay vốn đã thoi thóp vì sự ra đời của những hãng tư nhân như UPS, FedEx, DHL, vv… nay lại bị kỹ thuật điện thư, online banking và nhiều dịch vụ khác lấn át. Tôi không nhớ lần cuối tôi trả tiền bằng ngân phiếu và dán tem rồi gửi đi cách đây bao lâu vì tôi đã sắp xếp trả tiền tự động qua banking online, đi đâu xa cả mấy tháng tôi cũng không phải bận tâm sợ trễ một hóa đơn nào.

          Vốn yêu nghề báo và đã từng lăn lộn với nó từ những ngày ở Sài Gòn sắp từng con chữ bằng tay sang tới Mỹ dàn trang trên PageMaker, QuarkXpress rồi InDesign, tôi chào đón kỹ thuật, song không tránh khỏi ngậm ngùi nhìn từng bộ phận của tờ báo bị xóa bỏ, từ sắp chữ, dàn trang, và cuối cùng nhiều tờ báo giấy dẹp tiệm, nhân viên bị sa thải. Đa số những ai còn hành nghề là thuộc giới trẻ. Họ là những người, ngoài huấn luyện báo chí truyền thống từ trường ốc còn thông thạo kỹ nghệ cao, đã “di tản” lên Internet, và được gọi là “V-journalist,” tức ký giả tường trình bằng video. Họ phải giỏi không những săn và viết tin, mà còn phải biết thu hình, cắt và ráp nối. Và cái họ điện thư đi nạp cho chủ bút không chỉ là bản tin mà còn cả một cái viedo clip.

          Tờ báo địa phương tôi đã cộng tác tới khi về hưu vào năm 2006 có tuổi trên một thế kỷ rưỡi. Phòng tin tức từ 80 nhân viên — ngoài dàn phóng viên và nhiếp ảnh trên dưới hai chục người, còn có cả một dàn copy editors và một graphic desk tíu tít bận rộn mỗi đêm để kịp chuyển các trang xuống nhà in vào lúc 1 giờ sáng, nơi có dàn máy in khổng lồ lớn gấp ba, bốn cái đầu tầu xe lửa — nay chỉ còn trên dưới 20 người. Ngay cả phần dàn trang cũng bị khoán cho một hãng ở tiểu bang khác. Bộ phận thư viện văn khố tin tức điện tử mà tôi giúp gầy dựng cũng đã bị dẹp bỏ. Tôi không khỏi thắc mắc cái gì đã xẩy ra cho mấy chục hộc tủ bằng thiếc đựng nhiều trăm ngàn clippings (những bài báo cắt ra và lưu trữ trước khi bài vở được số hóa, có clippings từ cuối thế kỷ 19), và hàng trăm cuộn microfilm. Và cả cái máy chữ cổ kính bầy trong thư viện mà tôi vẫn tiếc khi phải bỏ lại vì thuộc sở hữu của toà báo.

          Do bị Internet hút cạn nguồn thu nhập từ quảng cáo, đặc biệt rao vặt, trong vòng chưa tới hai thập niên mà đã có khoảng 2,000 tờ báo tại Mỹ đã phải đóng cửa, theo bản nghiên cứu dài 104 trang của Đại học North Carolina, tựa là “The Expanding News Desert” (Sa Mạc Tin Tức Ngày Một Lan Rộng). Nhiều người lo ngại sự thiếu vắng của các tờ báo địa phương với dàn phóng viên có huấn luyện trường ốc sẽ dẫn tới hậu quả không có người theo dõi canh chừng hành xử của các học khu, chính quyền địa phương, và tham những có thể xẩy ra mà không người theo dõi, điều tra, phanh phui.

          Cũng ít ai đi thư viện mượn sách vì có thể mượn ebooks trên Internet, hết hạn sách tự động được rút về, khỏi lo mang sách đi trả hoặc xin gia hạn. Đọc sách trên giấy trở thành việc làm của nhiều người hoặc khó thích nghi với kỹ thuật hiện đại hay vì mang tâm trạng “hoài cổ,” quyến luyến với những thói quen không muốn bỏ vì sự thân quen, và các lý do tình cảm hay thực dụng khác. May mà các thư viện địa phương, hòn ngọc của mỗi cộng đồng tại Mỹ, vẫn được duy trì, bảo vệ, dù phải cải tiến nhiều. Chứ không như số phận của nhiều tiệm sách của tư nhân.

          Cũng chẳng mấy ai đi xem phim ngoài rạp vì sự hiện diện của những Netflix, YouTube, Hulu, Amazon Prime, Apple, và một số hãng video streaming nhỏ khác; và vì việc có thể trang bị phòng khách hay phòng gia đình thành một rạp hát tại gia (home theater) không tốn kém lắm. Và liệu có ai còn nhớ tới những tiệm cho mướn phim trên băng nhựa thịnh hành một dạo, như Blockbusters hay Video Hollywood, chẳng hạn? Có ai còn nhớ tới những floppy disks, CDs? Và những máy chụp hình trên phim Kodak hay Polaroid? Tôi có hai cái máy Nikon loại này, chả biết giữ rồi làm gì, song không nỡ vất đi vì chúng chứa một số hoài niệm thân thương, và vì cái cảm giác vững vàng của khối kim loại tôi có khi cầm chúng trên tay, và vì vẻ đẹp của chúng mà tôi thỉnh thoảng đem ra ngắm nghía không chán.

          Sự hiện diện của những nơi mua bán trên Internet, đặc biệt của Amazon, đã đẩy nhiều ngành nghề tới chỗ hoặc phải thay đổi hoặc phá sản. Chỉ cần nhìn vào những dòng/chain tiệm sách lớn dần biến mất khỏi tỉnh nhà thì đủ biết. Ở tỉnh tôi, tiếng là thủ đô của một tiểu bang đông dân và trù phú nhất nước Mỹ, nay chỉ còn một tiệm sách lớn và cũng rất thưa thớt khách, nằm bên cạnh một rạp hát cả chục màn ảnh cũng thưa khách không thua. Cả tiệm sách và rạp hát nằm gần một cái shopping mall người đi xem, hay chỉ để tránh cái nóng mùa hè hay giá lạnh mùa đông, thì nhiều, người mua chẳng mấy. Vì nhiều người đã chọn mua đồ trên mạng, vừa tiện vừa rẻ, có khi không phải trả thuế sale nếu tiệm online không có chi nhánh tại tiểu bang, lại miễn phí chuyên chở/free shipping. Tôi cũng có phần đóng góp vào hiện tượng này vì là một trong những người này. Tôi thường đi tiệm sờ mó, thử nghiệm một món đồ, thường là máy ảnh digital, hay laptop, xong về nhà lên Internet tìm đọc các lời bình/review, thích thì xem nơi nào bán rẻ, free shipping, có khi không thuế, và cho mình trả lại/return dễ dàng, không kỳ nèo.

          Viết báo, viết văn, xuất bản không còn là độc quyền của một số người, nhóm, tổ chức, cơ quan có đặc quyền hay đặc lợi và cả chuyên môn. Internet đã dân chủ hóa mọi người và ai cũng có thể có hơn “15 phút nổi tiếng” trên YouTube, hơn cả lời tiên đoán của họa sĩ Andy Warhold cách đây nửa thế kỷ, là “trong tương lai ai cũng sẽ nổi tiếng thế giới trong 15 phút.” YouTube là một chỗ cho mỗi người làm cái việc hơn cả 15 phút lừng danh ấy, thượng vàng hạ cám, mà cám nhiều hơn vàng. Vô phúc, bạn có thể nổi tiếng ngoài ý muốn, với những hình ảnh về bạn không lấy gì làm hay ho, có khi bị hoán đổi, như có lần đầu của một nữ nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng Việt được photoshopped cắm trên một thân thể người nữ khoả thân. Đòi YouTube gỡ xuống không dễ. YouTube cũng như Facebook và nhiều diễn đàn xã hội khác, mặc dù rõ ràng là họ đang làm cái công việc xuất bản và phổ biến, nhưng họ phủ nhận không coi mình là nhà xuất bản vốn chịu nhiều luật lệ đã có từ lâu đời, mà nấp dưới danh hiệu một hãng kỹ thuật/tech company, một thứ nhà phát hành, hay platform, và không chịu trách nhiệm đối với nội dung của những gì phổ biến trên diễn đàn của họ. Và họ còn được luật pháp liên bang che chở nữa, qua Section 230 của luật Communications Decency Act 1996, còn có tên gọi là Title V của Telecommunications Act of 1996. Luật này ra đời khi Internet mới đang chập chững đi, nhằm bảo vệ và nuôi dưỡng các hãng kỹ thuật cao, lúc ấy Google chưa ra đời, người sáng lập ra Facebook mới 11 tuổi, và Microsoft và Apple còn đang cạnh tranh, rình rập cóp nhặt lẫn nhau để chiếm địa vị độc tôn mặc dù Apple chuyên về phần cứng/hardware trong khi Microsoft chuyên về phần mềm/software. Không ai có thể ngờ tới sự phát triển khủng khiếp của kỹ thuật cao đã len lách vào đời sống của cả khối nhân loại đến như vậy.

          Thông tin truyền thống thường bị lấn lướt bởi tin giả/fake news mà các diễn đàn xã hội truyền đi xa và nhanh với tốc độ của ánh sáng. Người nhận không cần biết xuất xứ từ đâu, thấy lạ, hay hạp với ý hoặc chính kiến của mình, cứ cắm đầu chuyển đi, có khi chỉ mới đọc vài hàng thấy phải chuyển ngay kẻo người khác chuyển trước mất. Tôi có anh bạn (đã quá cố) nguyên là một ký giả của một tờ báo lớn ở Sài Gòn trước 1975, có tật này, nhưng thường cẩn thận viết thêm trước khi chuyển bài đi, “Tin chưa được kiểm chứng,” như một thứ “disclaimer” (phủ nhận) nhan nhản trên Internet hiện nay. Có lúc tôi đã bực mình bảo anh ta là anh đã từng là ký giả mà chuyển một tin không kiểm chứng đi như vậy là thế nào. Anh ta chỉ nhăn răng ra cười, rồi tính nào vẫn tật nấy, giống như tật của nhiều người mới làm quen với kỹ thuật Internet nên có nhu cầu khoe.

          Tóm lại, trên thế giới ảo, hầu như ít có ai chịu trách nhiệm về việc mình làm, vì thật dễ dàng nấp sau lưng người khác. Bản thân tôi chả bao giờ khai tên tuổi thật cho những chương mục loại này trên Internet; lại càng không khai địa chỉ thật (vì Google Earth có thể vào tới tận sân sau nhà tôi!), cũng như số điện thoại (vì nạn quảng cáo bằng robocall bất chấp luật cấm quảng cáo gọi vào điện thoại di động, dù không hoàn toàn tránh được). Facebook nói đã điều tra cho đóng hàng trăm ngàn chương mục giả; đã đầu tư thêm vào việc kiểm soát, như viết software chuyên rà chương mục giả; và đã mướn thêm người bằng xương bằng thịt để theo dõi. Tuy vậy, chương mục giả vẫn phát triển, bịt chỗ này thì ra chỗ khác. Facebook nói đã làm hết mình, hứa sẽ tiếp tục. Facebook thú nhận hiện có khoảng 120 triệu chương mục giả nói chung vẫn còn hoạt động. Đấy là chưa kể các chương mục giả bên Instagram cũng thuộc sở hữu của Facebook, và những diễn đàn xã hội khác.

          Giấc mộng của Mark Zuckenburg khi lập ra Facebook là để kết nối hoàn cầu, như người tỉ phủ trẻ nhất thế giới này đã từng tuyên bố. Song chỉ trong vỏn vẹn trên dưới một thập niên, giấc mộng ấy đang trở thành ác mộng, không chỉ đối với các cá nhân, mà còn đối với các chính thể dân chủ. Điển hình là qua cuộc bầu cử 2016 tại Mỹ. Hay tại Anh qua tấn bi kịch vẫn còn chưa ngã ngũ Brexit, có dính líu tới hãng Cambridge Analytica nay đã bị chính phủ Anh đóng cửa, song không bảo đảm là sẽ không có những Cambridge Analytica khác. (Cambridge Analytica là đề tài chính của phim tài liệu hiện đang gây sôi nổi, “The Great Hack,” hiện chiếu trên Netflix, phơi bầy việc hãng này đã sử dụng thông tin cá nhân của trên 50 triệu người dùng Facebook do Facebooks cung cấp, trong hai chiến dịch thao túng cuộc tranh cử của ứng cử viên Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 và của phong trào Leave.EU, tức Brexit, tại Anh quốc; chưa kể những cuộc bầu cử tại các nước Phi Châu như Trinidad và Tobago.)

          Biết tâm lý người xử dụng Internet vốn dễ cả tin, nên chính quyền Nga của Putin đã, trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, tung ngón đòn lấy từ sách vở cộng sản qua chiến thuật “disinformation” (thông tin thất thiệt với mục đích thao túng, gây rối, chia rẽ và lũng đoạn), một tuyệt chiêu của cộng sản. Lần này chiến dịch của Putin còn được kỹ thuật cao tiếp tay đắc lực nhằm lũng đoạn cuộc bầu cử Tống thống Mỹ vừa qua. Chiến thuật họ dùng gồm sản xuất những bài bôi nhọ kể cả bịa đặt, nhằm gia tăng sự phân hóa chính trị và xã hội Mỹ qua hàng ngàn chương mục giả mở trên các diễn đàn xã hội như Facebook, Snapchat, Instagram, Twitter, vv. Từ những chương mục này, họ tung lên mạng những bài viết, hình ảnh, phim clip đã hoán sửa, nhằm vào các mục tiêu lũng đoạn trên, kể cả nhiều bài rõ ràng là do một người ngoại quốc viết. Và nhiều người Mỹ đã hưởng ứng, tiếp tay chuyển đi vì nghe hạp với chính kiến của mình. Trong đó phải kể tới cả nhiều người gốc Việt, có người đã còn cặm cụi dịch ra tiếng Việt, rồi giúp phát tán đi khắp nơi mà không cần biết thực hư thế nào. Tôi không nhớ đã bao nhiêu lần ngồi tìm tới nguồn cội của một bản “tin” loại này bằng Anh ngữ, và chuyển tới các bạn đã có nhã ý muốn giúp tôi “mở mang” cái nhìn. Có một hai người bạn cũng học được tính thận trọng, trước khi chuyển bài đi để giúp “soi sáng” bạn bè, đã thường gửi cho tôi nhờ tìm nguồn hộ, nếu đúng mới phát tán.

          Kết quả chúng ta có một nhà lãnh đạo chỉ trong hai năm đã và đang giúp tháo gỡ toàn bộ hệ thống cơ cấu định chế đã giúp ổn định an ninh thế giới từ sau Đệ nhị Thế Chiến tưởng đã đẩy văn minh nhân loại tới chỗ diệt vong. Và như cái hộp báu mà nàng Pandora của huyền thoại Hy lạp nhận được và đã dại dột mở ra khiến lũ ma quỉ thoát ra ngoài, chưa bao giờ tôi thấy nước Mỹ mà tôi yêu mến có những thành phần xấu xí, hung bạo như trong hơn hai năm nay. Nhìn hình những người tay cầm đuốc, mặt mũi dữ dằn, miệng hô lớn những khẩu hiệu kỳ thị trong đoàn diễn hành của những người da trắng cực hữu, tôi không khỏi rùng mình hãi sợ. Như thể họ bước ra từ những trang sử của nước Mỹ của nửa đầu thế kỷ 20 và trước đó, khi người da trắng còn mặc sức treo cổ những người da đen vô tội và người ta kéo nhau đi xem như một trò giải trí. Hoặc xua người Mỹ gốc Nhật lên xe tải nhà binh đưa tới những nơi khỉ ho cò gáy khiến họ phải bỏ lại cửa nhà, ruộng vườn gầy dựng nên bằng mồ hôi nước mắt, sau vụ Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 măm 1942, khiến nhiều người Mỹ đã nhìn những người gốc Nhật như kẻ thù. Tài tử George Takei của loạt phim Star Trek vừa cho xuất bản cuốn hồi ký bằng tranh khá cảm động, “They Called Us Enemy/Họ Gọi Chúng Tôi là Kẻ Thù,” (Top Shelf Productions, July 16, 2019), mô tả lại kinh nghiệm của gia đình ông khi bị chính phủ của Tổng thống Franklin D. Roosevelt lùa vào trại tập trung, như hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Nhật khác.

          Tất cả những đổi thay tuyệt vời và cả hãi hùng do kỹ thuật Internet mang lại nay nằm gọn trong cái smartphone chúng ta hầu như ai cũng có và đang cầm trên tay hay kề kề bên mình không thể thiếu. Nó theo ta chẳng những mọi nơi chốn ta đi mà cả vào phòng ngủ, nhà vệ sinh, nếu ta không cẩn thận tự kỷ luật mình trong việc xử dụng nó. Cũng theo ta là những cái app trong phone không ngừng rình mò ta mà nhiều người vô tình hay không biết cách để vô hiệu hoá chúng.

          Nhiều bài báo, sách vở, phim ảnh đã đề cập tới ảnh hưởng tiêu cực của kỹ thuật điện tử trên chúng ta, đặc biệt là trẻ nhỏ còn đang thời kỳ phát triển. Mới ngày nào thấy một em bé cầm cái iPad hay smartphone thấy hay hay ngộ nghĩnh. Giờ nhìn lại cũng hình ảnh ấy tôi thấy ái ngại cho bố mẹ của em, như tôi đã ái ngại cho các con tôi nhìn con mình mất hút vào thế giới ảo.

          Gần đây tờ The New York Times đi một số bài đáng quan tâm, về sự thức tỉnh của chính những người sinh sống trong ngành kỹ thuật cao tại chính thủ đô điện tử Silicon Valley. Họ nằm trong chăn, nên họ biết sự hiện diện của những con rận điện tử hút máu trí tuệ và cả tình cảm của con người trong đó. Có gia đình con còn nhỏ đã tuyệt đối không giữ hay mở smartphone quanh các em. Trước khi mướn người trông con, tức nannies, có cha mẹ còn đòi người nhận việc phải ký giao kèo không dùng smartphone hay tablet. Họ sẵn sàng bỏ tiền ra để gửi con tới trường nào có thầy cô bằng người thật đứng ra lo việc dậy dỗ và chỉ xử dụng Internet vào việc truy tìm tài liệu. Tất cả nhằm giúp con cái họ phát triển một cách bình thường tròn vẹn trước khi chúng đủ lông cánh tinh thần để xông pha vào trường đời hứa hẹn nhiều bão tố.

          Tất nhiên không ai phủ nhận kỹ thuật cao đã và đang còn mang lại nhiều cải thiện xã hội, môi sinh, tiếp tay đẩy mạnh các phong trào đấu tranh cho dân chủ ở các nước thiếu tự do, nhân quyền. Chúng ta cần kỹ thuật, hiển nhiên là như vậy. Nhưng chúng ta cần hiểu ảnh hưởng tác hại của chúng mà đề phòng, hoặc ít ra thận trọng hơn khi xử dụng nó.

          [TD, 2019-08]
          Last edited by TrucLam; 12-24-2020, 11:29 AM.

          Comment


          • #35
            Janet Yellen

            Nữ bộ trưởng tài chánh Mỹ đầu tiên và trọng trách lèo lái Hoa Kỳ ra khỏi cơn khủng hoảng kinh tế hiện tại

            Trùng Dương


            Bức hình lịch sử:Phó Tổng thống Kamala Harris, phải,người nữ đầu tiên trong vai trò này, chủ tọa buổi lễ tuyên thệ nữ bộ trưởng bộ Tài chính đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, Janet Yellen, diễn ra tại cửa vào Cánh Đông của tòa Bạch Ốc đối diện với tòa nhà bộ Tài chánh, mà bà sẽ lãnh đạo, vào ngày 26 tháng Giêng, 2021. Nguyên chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ, bà Yellen có trọng trách giúp lèo lái Hoa Kỳ ra khỏi cơn khủng hoảng kinh tế hiện tại.Chồng bà Yellen, ông George Akerlof, giải Nobel về kinh tế năm 2001, và con trai Robert của họ, cũng là kinh tế gia, hiện diện tại buổi lễ đơn sơ trên. Hình Drew Angerer/Getty Images

            Thứ hai ngày 25 tháng Giêng Thượng Viện Mỹ đã bỏ phiếu công nhận bà Janet L. Yellen, 74 tuổi và là kinh tế gia chuyên về lao động và nguyên chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Federal Reserve, tắt là The Fed), vào chức vụ bộ trưởng Ngân khố (Treasury). Với 84 phiếu thuận 15 phiếu chống, lần đầu tiên một phụ nữ nhận lãnh chức vụ từ 232 năm qua toàn do đàn ông nắm giữ.

            Bà Yellen là một trong năm người nữ được đề cử vào chức vụ bộ trưởng trong nội các của tân Tổng thống Biden, bên cạnh tân Phó Tổng thống Kamala Harris, và một số các bà khác. Vào lúc tôi soạn bài này, vẫn còn một số chức vụ, như bộ trưởng và vài chức vụ quan trọng khác, cần Thượng Viện phê chuẩn. Nếu tất cả được chuẩn nhận, nội các của ông Biden sẽ gồm 48 phần trăm là phụ nữ, với nhiều người Da mầu, vượt xa bất cứ nội các chính phủ nào từ trước tới nay trong lịch sử công quyền Mỹ - một món quà xứng đáng mừng 100 năm ngày Tu Chính Án 20 công nhận quyền đầu phiếu của phụ nữ sau 70 năm tranh đấu cam go của nhiều thế hệ phụ nữ.

            Bà Yellen sẽ phải đối đầu với một trách vụ vô cùng lớn lao, đó là giúp chính phủ của ông Biden giải quyết các vấn nạn kinh tế suy xụp trầm trọng do hậu quả của đại dịch Covid-19 đã lấy đi trên 400,000 sinh mạng. Tuần rồi, thêm 900,000 người khai xin trợ cấp thất nghiệp – bằng tổng dân số của San Francisco và nhiều hơn bốn lần con số người khai thất nghiệp trước khi có đại dịch. Các cơ sở thương mại khắp nước Mỹ phải đóng cửa khi nạn nhiễm dịch lại tái gia tăng sau mùa lễ Giáng sinh. Theo thống kê, có tổng số 188,000 ca nhiễm mới và gần 4,000 người chết chỉ trong một ngày 26 tháng Giêng vừa rồi khi bà Yellen nhậm chức. Một vị bác sĩ trẻ gốc Việt làm việc tại một bệnh viện ở Tiểu Sài Gòn, Nam Cali, gần đây đã phải thốt kêu: “Người bệnh không kịp chữa, người chết không kịp chôn.” Đấy là chưa kể tới ảnh hưởng của đại dịch tới các lãnh vực khác, đặc biệt giới học sinh, sinh viên từ nhiều tháng nay không được tới trường.

            Tại cuộc điều trần với Ủy ban Tài chánh Thượng Viện, bà Yellen cổ động cho việc cấp bách thông qua gói cứu viện chống dịch 1.9 ngàn tỉ Mỹ kim rất cần cho công trình chống dịch để từ đó phục hồi và phát triển kinh tế.

            “Ta cần phải làm nhiều hơn nữa,” bà Yellen nói. “Nếu không hành động quyết liệt ngay ta sẽ lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế lâu dài và sẽ còn nhiều khốn đốn hơn nữa.” Theo bà, lúc này không phải là lúc bận tâm về cái giá phải trả khi chồng chất thêm nợ nần quốc gia. Một khi kinh tế phục hồi và phát triển, ngân quỹ quốc sẽ được bồi dưỡng và tăng trưởng, bà nói.

            Giải quyết hậu quả giây chuyền của Covid-19 sẽ là quan tâm hàng đầu của bà, bà Yellen nói, đặc biệt ảnh hưởng bất cân đối của nạn dịch lên các cộng đồng Da mầu, với tỉ số thất nghiệp thường là cao trong số nhân công người Da đenvà Latino.

            “Chúng ta cần bảo đảm là người dân không phải đói ở đất Mỹ này, là họ có thể dọn thực phẩm lên bàn ăn, rằng họ không bị mất nhà ở và trở thành vô gia cư vì bị đuổi nhà,” Bà Yellen nói. “Chúng ta cần đối phó với những thứ đau khổ này, và tôi thiết nghĩ ta không nên nhượng bộ trong công cuộc cấp bách này.”

            Ngay sau khi bà Yellen được công nhận vào chức bộ trưởng Tài chánh, tân phó TT Harris đã chủ tọa lễ tuyên thệ của bà vào chức vụ rất quan trọng trong một buổi lễ “dã chiến” diễn ra trên thềm Cánh Đông của tòa Bạch Ốc đối diện với tòa nhà bộ Tài chánh nơi bà Yellen sẽ làm việc. Hiện diện tại buổi lễ là chồng bà Yellen, ông George Akerlof, giải Nobel về kinh tế năm 2001, và con trai Robert của họ, cũng là kinh tế gia. Tân Bộ trưởng Yellen sẽ không chỉ cùng chung đối phó với đại dịch Covid và phục hồi kinh tế quốc gia, mà bà còn đóng vai trò nhà ngoại giao cao cấp nhất vào thời kỳ đầy căng thẳng toàn cầu này. Theo đó, bà Yellen sẽ có phần vụ hàn gắn liên hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ với các nơi trên thế giới, kể cả với các đồng minh Canada, Mexico và khối Liên minh Châu Âu đã bị soi mòn dưới thời Donald J. Trump. Bà sẽ phảivận động các đồng minh của Hoa Kỷ cùng phối hợp để đối phó với Trung Hoa, mà bà Yellen cho là quốc gia đã có các hành xử kinh tế “bất hợp pháp, không công bằng và lạm dụng.”

            Tại buổi điều trần tại Thương Viện, bà Yellen nói Trung Hoa đang “có những hành xử nhằm tạo cho họ lợi thế kỹ thuật bất công” và cho biết chính phủ của ông Biden đã sẵn sàng xử dụng mọi công cụ hiện có để đối phó với tình trạng này. Một trong những thử thách đầu tiên của bà là duyệt lại các thương thảo với Bắc Kinh của chính phủ ông Trump, kể cả việc Trung Hoa đã không thỏa mãn các thương thảo đó, và sẽ quyết định việc Hoa Kỳ tiếp tục duy trì thuế quan trị giá 360 tỉ Mỹ kim trên hàng xuất khẩu của Trung Hoa.

            Đấy là các chương trình trước mắt. Lâu dài thì bà Yellen dự tính sẽ giúp đề luật về thuế má, trong đó có việc tăng thuế các tập đoàn thương mại và giới giầu có vốn ít chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19. Ngoài ra, bà cũng dự định sẽ đem lại các thay đổi trong sứ mệnh của bộ Tài chánh, gồm có việc dùng quyền lực của bộ để thẩm định thiệt hại kinh tế mà hiện tượng thay đổi khí hậu mang lại và hỗ trợ các chương trình phát triển kỹ thuật xanh. Bà cũng đề cập tới việc giảm bớt sự bất bình đẳng chủng tộc về kinh tế.

            “Trách nhiệm của bộ trưởng bộ Tài chánh là tạo sức mạnh cho nền kinh tế Mỹ, nuôi dưỡng sự phồn thịnh chung cho mọi giới và đề bạt chương trình kinh tế dẫn tới sự tăng trưởng dài hạn,” bà Yellen nói.

            Với một vai trò quan trọng như vậy, chưa kể việc bộ trưởng Tài chánh xếp hàng thứ năm trong Hiến pháp là người kế vị chức Tổng thống, độc giả hẳn muốn biết người phụ nữ có vóc dáng nhỏ bé (đã từng bị ông Trump chê là lùn) Janet Yellen là ai.

            Cách đây sáu năm, tôi có soạn bài chân dung của người phụ nữ độc đáo này khi bà được Tổng thống Obama cử và được Thượng Viện công nhận vào chức vụ chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang. Bà Yellen ở trong chức vụ này tới năm 2018 thì từ chức dưới thời Tổng thống Trump, thay thế bởi ông Jerome Powell, một đảng viên Cộng hòa. Từ đó tới nay, bà đi dạy và diễn thuyết. Theo tài liệu thuế má cá nhân nạp cho chính phủ của ông Biden cùng với hồ sơ bổ nhiệm bà vào chức bộ trưởng Tài chánh, bà cho biết đã nhận được 7 triệu Mỹ kim diễn thuyết phí.

            Đăng lại bài chân dung bà Yellen, xuất bản trên tạp chí Trẻ Dallas, bên cạnh các thông tin kinh tế tài chánh hữu ích khác, để độc giả biết thêm về gốc gác và quan tâm của bà, người phụ nữ sẽ giúp lèo lái kinh tế Mỹ ra khỏi cơn ác mộng hiện nay. Đoạn kết của bài về bà Yellen sáu năm trước cũng là kết luận của bài về nữ bộ trưởng Tài chánh đầu tiên của Hoa Kỳ lần này.

            Đầu tháng Giêng năm nay [2014] Thượng Viện Hoa Kỳ bỏ phiếu chấp thuận việc Tổng thống Obama tiến cử bà Janet L. Yellen, 67 tuổi, vào chức vụ chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System). Yellen là người phụ nữ đầu tiên được tiến cử vào chức vụ cao nhất của cơ quan trách nhiệm làm ra chính sách kinh tế quốc gia, có ảnh hưởng sâu rộng tới kinh tế toàn cầu, đúng lúc quỹ này lên 100 tuổi.

            Tạp chí Time trong số ra ngày 20 tháng 1 năm nay [2014] đã gọi bà là “Người Phụ nữ Trị giá 16 ngàn tỉ” (The Sixteen Trillon Dollar Woman) -- đó là tổng sản lượng của nền kinh tế Hoa Kỳ và cũng là lớn nhất thế giới. “Nền kinh tế Mỹ bây giờ nằm trong tay bà. Liệu Janet Yellen sẽ làm gì với nó,” Time chạy một hàng tít nhỏ trên bìa.

            Quỹ Dự trữ Liên bang, gọi tắt là “The Fed”, được thành lập năm 1913, là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Cơ quan này đóng vai trò là một thứ ngân hàng của các ngân hàng tư, và trực thuộc chính phủ liên bang, nhằm cung cấp cho quốc gia một hệ thống tài chính và tiền tệ an toàn, uyển chuyển và vững vàng hơn. Trải qua nhiều năm, vai trò của The Fed cũng trải rộng hơn, điển hình gần đây [cuối thập niên 2000]là việc can thiệp trực tiếp của chính phủ qua việc bơm hàng trăm tỉ Mỹ kim để vực nền kinh tế lên sau khi xẩy ra hiện tượng bong bóng địa ốc bị “bục” trong mấy năm vừa qua [từ 2008], kéo theo việc nhiều ngân hàng và công ty tài chính phải khai phá sản. Hệ thống của The Fed gồm 12 ngân hàng dự trữ liên bang đặt tổng hành dinh khắp nước Mỹ, và một số các chi nhánh nằm dưới sự điều động của một Ban Thống đốc (Board of Governors) dưới quyền lãnh đạo của Chủ tịch Yellen, nguyên phó chủ tịch của Ban Thống đốc được tiến cử kế thừa nguyên Chủ tịch Ben S. Bernanke về hưu, kể từ ngày 1 tháng 2 vừa rồi. Bà Yellen là vị chủ tịch thứ 15 của The Fed.

            Bà Yellen, gốc Do Thái, tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế tại Đại học Yale sau khi tốt nghiệp Đại học Brown. Tại Yale, bà có dịp thụ huấn với kinh tế gia giáo sư James Tobin, cũng là người được trao giải Nobel và là người chủ trương kinh tế học cần đặt trọng tâm vào việc giúp đỡ người dân và chính quyền có thể giúp làm giảm ảnh hưởng tai hại trong dân chúng khi nền kinh tế bị suy trầm, thay vì để thị trường tự chấn chỉnh lấy như nhiều chuyên viên kinh tế bảo thủ tin tưởng.

            Từ năm 1971 bà Yellen làm giảng viên tại Đại học Havard. Sau sáu năm, khi không được nhận vào làm giáo sư chính thức, bà vào làm việc với tư cách một kinh tế gia cho Ban Thống đốc của Quỹ Dự trữ Liên bang. Như thể định mệnh đã an bài, trong thời gian làm việc tại đây, vào năm 1977, bà gặp kinh tế gia đồng nghiệp George A. Akerlof, khi hai người tình cờ được sắp xếp ngồi cùng bàn ăn trưa trong một cuộc hội nghị. Họ kết hôn một năm sau đó và có với nhau một người con trai, Robert, 32 tuổi, hiện là giáo sư giảng dậy kinh tế tại Đại học Warwick, Anh Quốc.

            Đa số những nghiên cứu chung giữa hai ông bà cho thấy các nhược điểm của lý thuyết kinh tế cho rằng các thị trường có khuynh hướng hoạt động hữu hiệu và sẽ tự điều chỉnh lấy, một lý thuyết tin là sự can thiệp của chính quyền chỉ gây tốn kém thêm. Công trình khảo cứu của họ cho thấy chính quyền, trong đó có các ngân hàng trung ương, có thể đề ra các chính sách kinh tế nhằm cải thiện đời sống của người dân. Trên căn bản đó, ông Akerlof đã tiếp tục công cuộc nghiên cứu trong chiều hướng đó và vào năm 2001, ông được chung giải Nobel về kinh tế với hai đồng nghiệp nữa. Trong khi đó bà Yellen được Tổng thống Bill Clinton đề cử làm chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế vào năm 1997.

            Trả lời phóng viên của báo Time, bà Yellen cho biết chồng bà, kinh tế gia Akerlof, và giáo sư Tobin tại Yale là hai nguồn ảnh hưởng trí thức lớn nhất. Bà nói thêm là Akerlof là người hỗ trợ và là “fan” số 1 của bà, đã giúp bà quân bình hoá vai trò làm mẹ với nghề nghiệp. Họ cùng đi với nhau khắp nơi -- Anh Quốc; Berkeley, Calif.; San Francisco; và Washington, với ông Akerlof xin chân dậy học tại những nơi mà công việc làm chính sách kinh tế của bà Yellen đòi hỏi, có nghĩa là nàng đi theo nghề, và chàng đi theo nàng. Sở dĩ họ có thể làm được như vậy vì, theo bà Yellen, “Giới khoa bảng chúng tôi rất linh động, song tôi có một ông chồng rất tận tụy trong việc làm một người đồng hành trọn vẹn trong cuộc hôn nhân của chúng tôi.” Phóng viên Time Rana Foroohar đùa hỏi, như vậy có nghĩa là ông nhà cũng thay tã cho con và rửa chén đĩa nữa chứ? “Đã hẳn là thế rồi,” bà Yellen trả lời.“Tôi nghĩ nếu chị hỏi thế thì anh ấy bỏ vô việc nhà bao nhiêu phần trăm thì chắc chắn là phần của anh ấy chiếm trên 50% đấy.”

            Vào cuối năm 2005, vào lúc giá cả địa ốc tăng vút trời xanh, trong cương vị giám đốc của cơ quan The Fed tại San Francisco, bà Yellen đã lên tiếng cảnh báo việc cái bong bóng địa ốc có thể sẽ bị bục, gây ảnh hưởng kinh tế tai hại, trong một bài diễn văn đọc tại đại hội thường niên của trường thương mại Haas thuộc Đại học Berkeley. Cũng nội dung này bà đã trình bầy một tháng trước đó ở London trong cuộc hội thảo về chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ do Trung tâm Kinh tế và Tài chính Âu châu tổ chức. Cũng như một số nhà làm chính sách trong hệ thống The Fed, bà Yellen không ngờ sự kiện cái bóng bóng địa ốc bị bục đó lại có thể gây ảnh hưởng sâu rộng làm vậy, thay vì chỉ trong phạm vi kỹ nghệ địa ốc và xây cất, khiến The Fed phải trực tiếp can thiệp bằng việc bơm vào nền kinh tế hàng trăm tỉ Mỹ kim “stimulus” để vực nền kinh tế dậy.

            Năm 2010, bà Yellen được đề cử vào chức phó chủ tịch bên cạnh chủ tịch The Fed lúc đó là ông Ben S. Bernanke. Bà đã giúp soạn thảo các chính sách kinh tế của The Fed, trong đó có việc duy trì lạm phát ở mức 2 phần trăm mỗi năm, giữ phân lời thấp,tiếp tục chương trình “stimulus” ở mức độ nhẹ hơn để giúp cải thiện các ngành nghề và tạo công ăn việc làm, bên cạnh những biệnpháp khác.

            Bà Yellen được nhiều người đã từng làm việc với bà nhận xét là có cái trầm tĩnh của một học giả. “Bà ta vững vàng và công bằng. Đó chính là thái độ của một nhà lãnh đạo liên bang cần phải có,” giám đốc Quỹ Dự trữ Liên bang tại Dallas, Richard Fisher, đã nhận xét. Ông Fisher thường có nhiều bất đồng chính sách với bà Yellen nhưng lại hỗ trợ việc bà được tiến cử vào chức chủ tịch của The Fed.

            Trong bốn năm tới, tức nhiệm kỳ của một chủ tịch The Fed, thái độ trầm tĩnh, sự vững vàng và công bằng của bà Yellen vô cùng cần thiết để lèo lái con thuyền kinh tế Hoa Kỳ ra khỏi hẳn tình trạng suy trầm do cuộc khủng hoàng tài chính 2008 gây ra và vững tiến trên đường phát triển.

            [TD, 01/2014, 11/2021]
            Last edited by TrucLam; 02-01-2021, 10:33 PM.

            Comment


            • #36
              RBG, Người Nhỏ Bé Vĩ đại (phần 1)


              Đinh Từ Thức♦ 1.10.2020




              RBG (Photo from Sebastian Kim / August 2020 –The New Yorker)



              Nặng trên dưới 40 ký, cao chưa tới 1,6 mét, ra đời năm 1933, giữa cuộc đại suy thoái về kinh tế, là phụ nữ thuộc một gia đình bình thường, sống trong xã hội Mỹ vào giữa thế kỷ trước, Ruth Bader Ginsburg (RBG) là một người nhỏ bé, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nhưng khi nằm xuống vào ngày 18 tháng 9, 2020, di sản lịch sử của bà là của một nhân vật vĩ đại.

              Đầu ngành Tư Pháp, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện Mỹ John Roberts thông báo tin buồn: “Đất nước chúng ta đã mất một thẩm phán có tầm vóc lịch sử. Chúng tôi ở Tối Cao Pháp Viện (TCPV) đã mất một đồng nghiệp trân quý. Hôm nay chúng tôi để tang, nhưng với tin tưởng rằng những thế hệ tương lai sẽ nhớ Ruth Bader Ginsburg như chúng tôi đã biết bà – một thẩm phán không mệt mỏi và cương quyết vô địch.”

              RBG sinh năm 1933, thọ 87 tuổi, suốt đời tranh đấu cho công lý và bình đẳng nam nữ, từ chức vụ thư ký Sở An Ninh Xã hội, luật sư phụ tá, giáo sư, thẩm phán liên bang, và cuối cùng, phục vụ với tư cách là thẩm phán phụ nữ thứ nhì của lịch sử TCPV trong 27 năm. Một con người nhỏ bé, khiêm nhượng về hình thức, nhưng nhờ thông minh, cương trực, chịu khó, và qua những kinh nghiệm bất công từ thực tế phũ phàng, bà đã tạo được thành tích khổng lồ, không riêng cho cá nhân mình, mà ảnh hưởng tới mọi người.

              Đầu ngành Hành Pháp, Tổng Thống Trump, khi biết tin bà qua đời, đã thốt lên: “She led an amazing life. What else can you say? She was an amazing woman, whether you agree or not. She was an amazing woman who led an amazing life.”(Bà đã sống một cuộc đời đáng kinh ngạc. Bạn có thể nói gì khác? Bà đã là một phụ nữ đáng kinh ngạc, dù bạn có đồng ý hay không. Bà đã là một phụ nữ đáng kinh ngạc sống một cuộc đời đáng kinh ngạc). Một người có thói quen khen mình hơn khen người, vốn liếng chữ nghĩa thóa mạ của Tổng Thống Trump coi bộ phong phú hơn là lúc ông khen người khác. Ông chỉ nhắc đi nhắc lại một tiếng “amazing” để nói về cuộc đời và sự nghiệp của bà Ginsburg. Từ này, theo nghĩa thông thường là “kinh ngạc,” nhưng muốn dịch sát nghĩa sang tiếng Việt, có hai chữ thông dụng và rất đáng yêu của đất Thần Kinh Huế, là “dể sợ.” Nói “dễ sợ” là không đúng. Phải nói dể sợ (dấu hỏi). Đẹp dể sợ, hay dể sợ, thành công dể sợ… kể cả ác dể sợ, ngu dể sợ. Với ông Trump, tuyên bố về bà Ginsburg như vậy, coi như đã là ngoại lệ. Bởi ông từng bị bà chỉ trích là faker (kẻ láo khoét) trước cuộc bầu cử năm 2016 và nói với báo New York Times rằng: “Tôi không thể tưởng tượng đất nước này sẽ ra sao nếu Donald Trump là tổng thống của chúng ta.” (I can’t imagine what the country would be with Donald Trump as our president). Thực tế bốn năm qua chứng tỏ, nhận định và băn khoăn của bà không sai, nhưng sau đó, bà đã vội vàng xin lỗi về phát biểu ngoài chuẩn mực của mình.

              Các cựu tổng thống Mỹ còn sống, Obama, Clinton, Carter thuộc đảng Dân Chủ, kể cả Bush thuộc đảng Cộng Hoà – mặc dù bà chống lại phán quyết của TCPV cho ông đắc cử năm 2000–đều nhiệt liệt ca ngợi sự nghiệp của bà.

              Phía Lập Pháp, tình trạng chia rẽ chẳng những tồn tại, còn tăng mạnh nhân cái chết của bà Ginsburg. Phía Cộng Hòa chạy nước rút cố dành thêm một ghế bảo thủ tại TCPV. Phía Dân Chủ cố gắng hết sức để ngăn lại. Thay vì “được an nghỉ trong thái bình,” dù tạm thời trong thời gian để tang, sự ra đi của bà khiến cuộc xung đột bỗng nhiên sôi nổi. Ngay cả ước nguyện cuối cùng của bà cũng gây lời qua tiếng lại ở cấp cao nhất.

              Trước khi qua đời, bà đọc cho cháu gái ghi lại ước vọng cuối cùng của mình: “my most fervent wish is that I will not be replaced until a new president is installed,” (Mong ước nhiệt thành nhất của tôi là tôi sẽ không bị thay thế cho đến khi tổng thống mới nhậm chức).

              Sau khi tuyên bố vào tối Thứ Sáu 18 tháng 9, rằng bà Ginsburg là một phụ nữ dể sợ, đã sống một cuộc đời dể sợ, và sau khi biết được ước vọng cuối cùng của bà, Tổng Thống Trump đã lên Fox & Friends, cho nổ một trái bom gây hoang mang dư luận vào Thứ Hai 21 tháng 9, khi tang lễ chính thức chưa bắt đầu. Ông nói: “I don’t know that she said that, or if that was written out by Adam Schiff, and Schumer and Pelosi,” và rằng, “That came out of the wind. It sounds so beautiful, but that sounds like a Schumer deal, or maybe Pelosi or Shifty Schiff,” (Tôi không biết bà ấy nói thế, biết đâu lời đó đã được Adam Schiff, Schumer, và Pelosi viết ra. Nó như trên trời rớt xuống. Nó là những lời lẽ coi bộ đẹp đẽ, nhưng chắc là chuyện thương lượng của Schumer hay có thể của Pelosi hoặc tên Schiff gian trá). Cả ba người này là các dân cử cao cấp thuộc đảng Dân Chủ ở Quốc Hội; Schumer là trưởng khối thiểu số Thượng Viện, Pelosi là Chủ Tịch Hạ Viện, Schiff là Chủ Tịch Uỷ Ban Tư Pháp Hạ Viện.

              Theo bài báo của hai phóng viên Glenn Thrush và Kevin Roosetrên New York Times, sau trái bom hoài nghi trên Fox, phe phò Trump đã rộn ràng tung tin vô căn cứ trên Twitter, rằng bà Ginsburg đã đọc cho cháu gái 8 tuổi viết ước nguyện cuối cùng. Thật ra, bà Nina Totenberg của Đài Phát Thanh National Public Radio (NPR) đã xác nhận với chứng cớ: Người ghi lại di ước là cháu ngoại gái Clara Spera, luật sư, đã tốt nghiệp trường Luật Harvard từ năm 2017. Khi viết có sự chứng kiến của bác sĩ và những người khác.

              Dân Biểu Schiff đã đáp lễ Tổng Thống Trump trên Twitter: “Thưa Tổng Thống, đây là chuyện ‘chơi bẩn.’ Ngay cả đối với ông.” (“Mr. President, this is low. Even for you”).

              Mất mát đầu đời

              Ngay từ thời niên thiếu, Ruth đã trải qua những mất mát không thể bù đắp trong gia đình. Nhà có hai chị em, nhưng em gái mất khi mới 6 tuổi. Không được học trường tư danh tiếng như con nhà giầu, Ruth học trường công, rất xuất sắc trong việc học, cũng như trong các sinh hoạt học đường; cô đóng vai baton twirler, là người múa gậy dẫn đầu đội kèn nhà trường khi diễn hành. Rồi đến mẹ, Celia Bader, người được Ruth coi là thông minh nhất mà cô được biết trong đời, cũng là lực đẩy của Ruth, đã qua đời vì ung thư hôm trước ngày cô tốt nghiệp trung học, khiến cô không có mặt trong ngày lễ ra trường đầu tiên.

              Nhờ học giỏi, 17 tuổi Ruth đã được học bổng toàn phần tại đại học danh tiếng Cornell. Theo nhà báo Nina Totenberg của NPR–người bạn thân suốt nửa thế kỷ–khi Ruth bị sách nhiễu tình dục tại Cornell, thay vì câm nín chịu đựng, cô sinh viên 19 tuổi đã nhìn thẳng mặt vị giáo sư sàm sỡ tấn công mình, giận dữ: “How dare you, how dare you!” (Sao dám làm vậy, sao dám làm vậy!) Tuy nhỏ bé, cô chẳng sợ ai.

              Cũng tại Cornell, Ruth đã gặp Martin (Marty) Ginsburg, cả hai cùng học giỏi. Chàng hơn nàng một tuổi. Họ thành vợ chồng sau khi tốt nghiệp năm 1954. Quan niệm chung của nhiều thanh niên ở thế kỷ trước là một phụ nữ đẹp thường kém thông minh. “Điều khiến Marty vô cùng hấp dẫn, là anh ấy chú ý tới trí óc tôi.” (“What made Marty so overwhelmingly attractive to me was that he cared that I had a brain“), theo lời kể của Ruth.

              Sau khi thành hôn, Ruth theo chồng tới sống ở Fort Sill, Oklahoma, nơi Marty bị động viên và làm việc ở đó. Chồng đi lính, vợ phải kiếm việc để tăng quỹ gia đình. Mặc dù đậu cao khi ra trường, và đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển nhân viên của Sở An Sinh Xã Hội mà đáng lẽ phải được mướn ở Ngạch 5, Ruth, vì đã cho sở biết là bà có thai, đã bị đánh sụt điểm nhận việc xuống Ngạch 2, rồi chỉ được mướn qua chức thư ký đánh máy “do công việc này tránh cho nhân viên mang bầu phải đi công tác xa gia đình.”



              Cặp uyên ương: Ruth và tân binh quân dịch Marty tại Fort Sill, Oklahoma
              (Hình từ bộ sưu tập của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ)



              Hai năm sau, Marty mãn hạn quân dịch, cả hai trở lại miền Đông học luật ở Harvard, ngôi trường danh tiếng nhất thế giới, nhưng vào giữa thế kỷ trước, phụ nữ vẫn bị coi thường ở đây. Trong lớp hơn 500 sinh viên, chỉ có 9 phụ nữ, kể cả Ruth. Một hôm, vị khoa trưởng họp cả chín cô lại, yêu cầu mỗi người trả lời câu hỏi: Cô chứng minh thế nào khi lấy chỗ đáng lẽ dành cho phái nam? Ruth, mặc dù xuất sắc hơn chồng, đã khiêm tốn trả lời theo đúng ngôn ngữ vợ hiền: Vì chồng tôi là luật sư, tôi học luật để giúp đỡ và có sự hiểu biết về sự nghiệp của anh ấy.

              Theo tờ báo Crimson của Harvard ngày 23 tháng Bảy, 1993, trong cuộc điều trần trước Uỷ Ban Tư Pháp Thượng Viện để được chuẩn thuận làm Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện, Ruth Bader Ginsburg nói rằng cách đối xử bất bình đẳng mà trường Luật Harvard dành cho phụ nữ — như nữ sinh viên không được vào thư viện Lamont, khách phụ nữ không được mời dự tiệc của Harvard Law Review, và nữ sinh viên không được cấp nơi ở tại ký túc xá trường Luật — thời bà theo học ở đó từ 1956 đến 1958, đã khiến bà dùng sự nghiệp của mình đẩ phá vỡ rào cản trên đường tiến thân của phụ nữ trong xã hội.

              Ba điều bất lợi

              Tại Harvard, Marty học trước vợ một lớp. Vào năm chót của Marty, cũng là năm thứ nhì của Ruth, cả hai vợ chồng cùng bận học, thêm việc chăm con nhỏ, bỗng nhiên tai nạn ập tới. Thay vì chuẩn bị tốt nghiệp, Marty phải đương đầu với bệnh ung thư dịch hoàn (testicular cancer). Giải phẫu rồi chạy điện, Marty trở thành bệnh nhân tại nhà. Ngoài việc săn sóc và nuôi chồng bệnh hoạn, Ruth còn phải lo cho đứa con ba tuổi, tới lớp học của mình hàng ngày, và phụ trách công việc của Harvard Law Review–một tập san bình phẩm pháp lý danh tiếng của trường Luật. Điều này không do Ruth tự kể, mà do chính Marty nói với đài phát thanh NPR trong cuộc phỏng vấn năm 1993.



              Cùng với việc học, Ruth phải săn sóc chồng bệnh Marty và nuôi con gái Jane
              (Hình tử bộ sưu tập của TCPV)



              Theo lời Ruth viết năm 2016 về kinh nghiệm vừa nuôi con vừa tác vụ nghề nghiệp của mình, được báo People ghi lại, và qua phỏng vấn với NPR năm 1993, người ta có thể biết được hoạt động của Ruth trong một ngày: “Tôi đến lớp và làm việc chăm chỉ cho đến 4 giờ chiều; những giờ kế tiếp là của bé Jane, ra công viên, làm trò hay hát hò vui đùa với bé, xem sách họa hình hay đọc thơ A.A. Milne dành cho trẻ em, rồi tắm và cho bé ăn.”

              Thời gian chồng bị bệnh này, theo lời Ruth, công việc quá nhiều, đến nỗi giấc ngủ chỉ là niềm mơ ước. Sau khi được ăn trễ vào buổi tối, Marty đọc cho vợ viết lại bài vở năm chót từ ghi chép nhờ các bạn lấy cho ở lớp. Khoảng 2 giờ sáng, Ruth bắt đầu cầm tới sách học, sửa soạn cho bài vở của mình hôm sau.

              Những cố gắng phi thường này đã được đền bù, Marty khỏi bệnh, vẫn tốt nghiệp cùng khóa, không bị trễ, và kiếm được việc ở New York. Ruth lại bồng con theo chồng, và học năm chót ở Columbia. Dù đã học hai năm đầu với điểm cao, và chuyển trường có lý do chính đáng, Ruth không được phép tốt nghiệp ở trường cũ với văn bằng Harvard. Sau đó bà tốt nghiệp thủ khoa ở Columbia. Sau này, Harvard thay đổi, cho sinh viên trong hoàn cảnh tương tự như Ruth được tốt nghiệp với văn bằng của Harvard. Dịp này, Marty viết thư cho khoa trưởng Luật Harvard, kể rằng, anh đã hỏi vợ có muốn đổi bằng của Columbia lấy bằng của Harvard không, nhưng Ruth chỉ cười. Khi đã nổi tiếng, Ruth cũng vui vẻ nhận một Tiến Sĩ Danh Dự từ Harvard.

              Mặc dù ra trường hàng đầu từ một đại học danh tiếng, Ruth Ginsburg không thể kiếm được việc làm trong ngành luật tại New York. Nộp đơn mong được tuyển làm luật sư phụ tá (Supreme Court clerkship)[1] cho Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Felix Frankfurter, tuy với giấy giới thiệu rất tốt, Ruth không hề được gọi phỏng vấn. Người mẹ trẻ đủ thông minh nhận ra ba trở ngại đầu đời: phụ nữ, làm mẹ, và gốc Do Thái.

              Đường tới thành công

              Theo lời kể cùa Nina Totenberg, cuối cùng, giáo sư bảo trợ Gerald Gunther đã kiếm được cho Ruth Ginsburg chức luật sư phụ tá với Thẩm Phán Edmund Palmieri ở New York, với lời hứa nếu Ruth không làm được việc, ông sẽ thay thế bằng người khác. Theo Ruth Ginsburg, đây chỉ là “củ cà rốt.” Còn “cây gậy” là lời đe dọa đi kèm, nếu ông Toà Palmieri không chịu nhận Ruth, từ nay Giáo sư Gunther sẽ không bao giờ giới thiệu ai nữa. Kết quả là chức vị phụ tá thường chỉ có nhiệm kỳ là một năm, Ruth đã được giữ lại tới hai năm, từ 1959 đến 1961.

              Chặng kế tiếp, Ruth Ginsburg được nhận cộng tác với Anders Bruzelius, một học giả chuyên về luật tranh tụng dân sự Thuỵ Điển (Swedish civil procedure) và cùng với ông này viết một cuốn sách, qua dự án của trường Luật Columbia về Luật Tố Tụng Quôc Tế. Ruth phải học tiếng Thuỵ Điển và sang nước này làm việc tại chỗ.

              Trở về Mỹ, năm 1963, Ruth Ginsburg kiếm được chỗ dậy tại Rutgers Law School. Do kinh nghiệm quá khứ bị nhận việc xuống ngạch vì mang bầu, tại đây, cô giáo dậy luật 30 tuổi có lúc đã phải mượn áo mẹ chồng mặc để che cái bầu mới, đợi sau khi khế ước được tái tục mới cho lộ dạng. Bé trai ra đời sau chị Jane cả chục năm, trong thời gian này, bố bị ung thư dịch hoàn, rồi mẹ phải làm việc ở nước ngoài. Đứa con thứ nhì ra đời như một gói quà bất ngờ, và bác sĩ đã hỏi Ruth: Bà có thể cho biết cha đứa bé là ai? (Nhà báo Totenberg cho biết, James giống hệt bố Marty). Năm 1969, James bắt đầu học mẫu giáo, mẹ được thăng chức giáo sư chính thức tại Rudgers.

              Từ đại học Rutgers, Ruth Ginsburg bắt đầu cuộc hành trình vận động bình đẳng nam nữ, bằng cách tình nguyện làm việc với A.C.L.U (Liên Đoàn Tự Do Dân Sự Mỹ – American Civil Liberties Union), và đồng sáng lập Dự Án Nữ Quyền (Woman’s Rights Project).

              David nữ đấu Goliath nam

              Trong một xã hội còn nặng đầu óc kỳ thị nam nữ, một người nữ nhỏ bé đơn độc như Ruth Ginsburg, làm thế nào để thắng đối phương là cả một tập thể nam giới khổng lồ? Nhất là trên lãnh vực pháp luật, nơi tất cả các cứ điểm quan trọng đều nằm trong tay nam giới. Văn kiện quan trọng nhất trong lãnh vực pháp luật là Hiến Pháp. Nhưng Hiến Pháp chỉ là một mớ chữ nghĩa câm nín, nhiều chỗ quá vắn tắt, khó hiểu hoặc lỗi thời. Hiến Pháp áp dụng thế nào, là do giải thích của Tối Cao Pháp Viện. Cho đến thập niên 80 của thế kỷ 20, tất cả thành viên TCPV đều là nam giới, những người hầu hết thuộc giới thượng lưu. Thành phần chọn lọc này trưởng thành trong môi trường phụ nữ là người phục vụ. Từ người mẹ chiều con vì tình thương, vợ theo chồng vì bổn phận, và đầy tớ phục vụ chủ vì đồng lương. Đối với những ông lớn đẻ bọc điều này, họ không cảm thấy phụ nữ có nhu cầu bình đẳng. Khác biệt giữa vai trò nam nữ được coi như sự phân công tự nhiên do Thượng Đế an bài.

              Đó là thực tế, còn trên lý thuyết, giáo sư sử học Harvard, Jill Lepore, viết trên tuần báo New Yorker, thì theo lập luận của các bậc khai quốc–như Thomas Jefferson–phụ nữ bị loại khỏi các vấn đề quốc sự từ đầu, chính là để bảo vệ họ, “for their own protection.” Để tránh thương tổn về đạo lý và các vấn đề mơ hồ khác, không nên để họ pha trộn với các phần tử tạp nhạp trong những cuộc tụ họp của đàn ông. Dù Tu Chính Hiến Pháp 14 đã được phê chuẩn từ năm 1868, vào năm 1873, qua vụ kiện Myra Bradwell chống tiểu bang Illinois–do đã từ chối bà hành nghề luật–một Thẩm Phán Tòa Tối Cao đã giải thích rằng, “Sự rụt rè và mảnh mai tự nhiên của nữ giới chính là bằng chứng làm cho giới tính này bất khả với nhiều nghề nghiệp thuộc về cuộc sống dân sự.” (The natural and proper timidity and delicacy which belongs to the femal sex evidently unfits it for many of the occupations of civil life). Bà Ginsburg ví chuyện này như cái cũi bị nịnh hỡm là tượng thờ (a cage pretending to be a pedestal).

              Hiến Pháp Mỹ nguyên thủy không hề nói tới bình đẳng nam nữ, bình đẳng hôn nhân hay giới tính. Mãi đến năm 1868, Tu Chính Án 14 mới có thêm một câu cuối điều 1: “No state may deny any person, under its government, equal protection of the law” (Không tiểu bang nào có thể phủ nhận bất cứ ai, dưới chính quyền mình, được luật pháp bảo vệ bình đẳng). Mấy chữ chót (do người viết tô đậm) quan trọng này, được gọi là “Equal Protection Clause.” Trong đó, cũng không có chữ nào nói rõ bình đẳng nam nữ. Khoản này, do ra đời sau Nội chiến Nam Bắc, nhiều người, tiêu biểu là Thẩm Phán Tối Cao liên bang Hugo Black, đã nghĩ rằng chỉ áp dụng cho bình đẳng chủng tộc. Phải đợi một trăm năm nữa, mới tới phiên Ruth tranh đấu để áp dụng cho bình đẳng nam nữ.

              Một thế hệ sau Thế Chiến II, thế giới bùng lên cơn sốt vỡ da của giới trẻ vào năm 1968. Ở Mỹ, một phần do ảnh hưởng từ chiến tranh Việt Nam, ở Âu Châu, chẳng dính gì tới cuộc chiến này, cũng làm cho người hùng Charles de Gaulle phải từ chức tổng thống Pháp vào năm 1969, sau những cuộc xuống đường liên tiếp của sinh viên và công nhân vào năm 1968. Nhu cầu bình đẳng chủng tộc và bình đẳng giới tính cũng dâng lên, nhờ làn sóng phản kháng này.

              Trước trào lưu mới, năm 1971, Tổng Thống Nixon, một người không hề quan tâm tới nữ quyền, nếu không muốn nói là nặng đầu óc kỳ thị nữ giới, nhưng với ý định kiếm phiếu trong kỳ tái cử năm 1972, đã nghĩ đến chuyện đề cử một phụ nữ vào TCPV. Nhưng khi biết được ý định này, Chủ Tịch TCPV Warren Burger đã đe dọa, nếu Nixon đề cử một phụ nữ, ông sẽ từ chức. Khi Hugo Black quyết định về hưu vào tháng 9, 1971, sau 34 năm phục vụ, Nixon đã đề cử người thay thế thuộc phái nam: Lewis Powell, ông được chuẩn thuận ngày 7 tháng 12, 1971, và bắt đầu nhậm chức từ 7 tháng Giêng, 1972.

              Trong khi ấy, Ruth Ginsburg bắt đầu cuộc vận động bình đẳng nam nữ, qua hợp tác với ACLU. Ngày 22 tháng 11, 1971, trong khi cuộc điều trần về việc chuẩn thuận Lewis Powell còn đang diễn ra tại Thượng Viên, Ruth Ginsburg đã đạt được kết quả chấn động qua vụ kiện lịch sử, Reed v. Reed. Vụ này đã giúp Ruth Bader Ginsburg nổi tiếng, qua luận trạng (brief) đầu tiên trước Tối Cao Pháp Viện.

              Vụ án xét xử cuộc tranh tụng giữa một cặp vợ chồng đã ly thân, chồng Cecil Reed và vợ Sally Reed. Cả hai cùng nộp đơn tại Toà Án Di Sản Quận Ada (Probate Court of Ada County), thuộc tiểu bang Idaho, đòi quyền được quản trị tài sản (ước tính vào khoảng 1000 đô la) của con nuôi, Richard Reed 19 tuổi, khi còn nhỏ ở với mẹ, đến tuổi thiếu niên ở với bố, đã đã tự tử bằng súng của bố, không để lại di chúc. Toà Di Sản căn cứ vào luật Idaho, liệt kệ 11 hạng người được quyền quản trị tài sản người quá cố không để lại di chúc. Ưu tiên 1 là vợ hay chồng còn sống. Ưu tiên 2 là con cái. Ưu tiên 3 là cha hay mẹ. “Cha hay mẹ,” nghĩa là cha mẹ có quyền ngang nhau. Nhưng luật còn quy định: “nam giới phải được hơn nữ giới” (“males must be preferred to females”) trong việc chọn người quản trị di sản. Do đấy, toà đã cho Cecil Reed được quyền này.

              Sau nhiều lần xử và kháng án, từ Toà Tối Cao Tiểu Bang, cuối cùng, lên tới Tối Cao Pháp Viện Liên Bang. Tại đây, Ruth Bader Ginsburg và các cộng sự từ Liên Đoàn Tự Do Dân Sự Mỹ (ACLU), đã lập luận rằng, Equal Protection Clause bảo vệ quyền lợi của “mọi người,” nghĩa là không phân biệt nam nữ. Luật Idaho quy định “phái nam phải được hơn phái nữ,” rõ ràng đã vi phạm Tu chính 14. Tối Cao Pháp Viện chấp nhận quan điểm này, ra phán quyết lần đầu tiên qua vụ Reed v. Reed, rằng Equal Protection Clause của Tu Chính Hiến Pháp 14 cấm không được phân biệt đối xử dựa trên phái tính. Đây là sự kiện lịch sử làm thay đổi hẳn phạm vi áp dụng Tu Chính 14. Từ chỗ chỉ bảo vệ quyền bình đẳng dựa trên chủng tộc, từ đây, bao gồm cả bình đẳng giới tính. Chính Chủ Tịch Burger đã dựa trên quan điểm trong luận trạng của Ruth Ginsburg, khi viết phán quyết chính của TCPV, đại diện cho toàn thể các thẩm phán khác. Theo Jill Lepore, vài năm sau, đối diện với Ruth Bader Ginsburg trong một vụ kiện khác, Chủ Tịch Burger đã bối rối, không biết phải xưng hô thế nào cho đúng: “Bà Bader, hay Bà Ginsburg?”

              Từ năm 1972, không riêng Idaho, các nơi khác đều đã phải sửa lại tất cả luật lệ hiển nhiên không phù hợp với Tu Chính 14.

              Vụ kế tiếp mang tên Charles Moritz chống sở thuế (Charles Moritz v. Commissioner of IRS), diễn ra vào năm 1972. Moritz xin được trừ thuế về khoản chi phí dành cho việc săn sóc mẹ già 89 tuổi. IRS không chịu, vì theo luật, chỉ có phụ nữ, đàn ông goá vợ hay đã ly dị, mới được hưởng khoản khấu trừ này. Vì Moritz còn độc thân, không đủ điều kiện.

              Đầu đuôi câu truyện khá dài dòng để trình bầy đầy đủ trong khuôn khổ một bài báo. Vụ này, cả hai vợ chồng Ginsburg cãi chung ở toà dưới, chồng phụ trách phần thuế vụ, vợ tranh cãi về quyền bình đẳng theo hiến pháp. Có thể tóm tắt là, bà Ginsburg đã dựa vào Equal Protection Clause đề biện luận rằng, luật thuế đã vi phạm Hiến Pháp khi trọng nữ khinh nam. Bà không tranh đấu cho quyền lợi phụ nữ đưa đến thiệt hại cho phái nam. Ngược lại, bà dựa vào Equal Protection Clause, để đòi cho phái nam được bình đẳng quyền lợi với phái nữ. Bà đã thắng kiện, kết quả vụ án trở thành tiền lệ, áp dụng Tu Chính 14 HP trong việc bảo vệ bình đẳng quyền lợi cho cả hai giới nam và nữ. Nhờ vụ này, hàng trăm luật lệ thuế vụ đã phải sửa đổi để khỏi vi hiến. Từ gần nửa thế kỷ nay, biết bao người được hưởng lợi mà không biết đến công lao của Ginsburg.

              Vụ án ưng ý nhất

              Trên đây mới chỉ là vài thắng lợi bước đầu. Tuy vậy cũng đã giúp Ruth Ginsburg nổi tiếng đủ để trở thành nữ giáo sư chính thức đầu tiên tại trường Luật Columbia. Theo mô tả trong cuốn sách nổi tiếng về cuộc đời của bà: Notorious R.B.G.: The Life and Times of Ruth Bader Ginsburg, của Irin Carmon Shana Knizhnik, xuất bản năm 2015, và do vai chính trong vụ kiện là Stephen Wiesenfeld, kể lại trên New York Post sau khi bà qua đời, vụ kiện bà ưng ý nhất là vụ bắt đầu từ năm 1972 ở New Jersey, đến năm 1975 kết thúc với thắng lớn ở TCPV.

              Bà ưng ý nhất vụ này, vì nó diễn ra từ đầu đến cuối hoàn toàn phù hợp với kế hoạch và tính toán của bà. Nói cho dễ hiểu, đây là chiêu “gậy ông đập lưng ông.” Dùng quyền lợi của phái nam, để thuyết phục phái nam chấp nhận bình đẳng nam nữ. Trong vụ này, không phải thân chủ đi kiếm luật sư. Ngược lại, luật sư đi tìm thân chủ.

              Tại New Jersey, tháng 12 năm 1972, Stephen Wiesenfeld viết cho một tờ báo địa phương, kể lể hoàn cảnh éo le của mình: Nửa năm trước, Paula, vợ anh, qua đời khi sinh con. Mẹ chết, con sống. Paula từng là cô giáo, mỗi kỳ lương đều đóng góp đầy đủ vào quỹ An Sinh Xã Hội, như mọi người đi làm, không phân biệt nam nữ. Lâm cảnh gà trống nuôi con, Stephen nạp đơn, xin hưởng khoản lợi tức An Sinh Xã Hội (Social Security benefit) của vợ, lúc ấy là 206 đô la mỗi tháng (tương đương 1000 đô la bây giờ), để có thể ở nhà nuôi bé Jason. Yêu cầu của Stephen bị bác, vì theo luật An Sinh Xã Hội thời ấy, chỉ có vợ goá được hưởng phần lợi tức của chồng. Goá vợ không được lãnh phần của vợ.

              Đọc được thư ngỏ này trên báo, RBG như trúng mối, liên lạc ngay với Stephen. Tháng Hai 1973, bà thay mặt Stephen nộp đơn kiện tại toà liên bang ở Trenton, New Jersey, với dự tính, dù bên nào thua, cũng sẽ kháng cáo lên Toà Tối Cao tiểu bang, và cuối cùng, lên TCPV liên bang. Nếu thắng ở đấy, sẽ trở thành vụ án lịch sử, có ảnh hưởng đến mọi người.

              Đúng như tiên liệu, ba thẩm phán Toà Tối Cao New Jersey đã xử cho Stephen thắng, và chính quyền liên bang kháng án lên TCPV.

              Phiên xử của TCPV vào tháng Giêng 1975, chỉ có 8 Thẩm Phán Tối Cao hiện diện, William O. Douglas vắng mặt vì ốm. Dù không bắt buộc sự có mặt của nguyên đơn, lần duy nhất trong các vụ kiện tham dự tại TCPV, bà Ginsburg đã xếp đặt để Stephen ngồi trước mặt 8 thẩm phán nam giới, để các vị này tự mình thấy rằng, bất bình đẳng nam nữ gây thiệt hại cho cả phái nam là chuyện thật trước mắt, không phải chỉ trên lý thuyết.

              Qua luận trạng (brief), RBG nhấn mạnh, đại ý: Nội dung vụ kiện chứng tỏ luật lệ trong nước từ trước tới nay phản ảnh quan niệm người phụ nữ phụ thuộc vào chồng, nên khi chồng chết, được hưởng quyền lợi từ chồng. Chồng không phụ thuộc vợ, nên khi goá vợ, không được hưởng quyền lợi từ vợ. Rồi từ đây, RBG lý luận rằng, sự bất bình đẳng nam nữ trong luật, chẳng những riêng người chồng bị thiệt, cả đứa con cũng bị đối xử bất công. Nếu bố chết, được hưởng quyền lợi từ bố qua mẹ. Nếu mẹ chết, không được bố săn sóc nhờ quyền lợi từ mẹ. Cãi xong, về nhà đợi kết quả. TCPV không có lệ ra phán quyết ngay.




              Stephen và Jason năm 1975 (Hình của Stephen Wiesenfeld)


              Ngày 19 tháng Ba, 1975, bốn ngày sau sinh nhật thứ 43, trên xa lộ New Jersey tới Columbia, RBG sửng sốt qua tin radio trên xe. Bà vội táp vào bên đường, tìm điện thoại công cộng, thời ấy chưa có cell phone, gọi báo cho Stephen biết kết quả vụ kiện, thắng lớn không ngờ, 8-0. Thời Warren Burger là Chủ Tịch, TCPV còn rất bảo thủ. Ngay cả Thẩm Phán Rehnquist, người vẫn còn dè dặt với nữ quyền, đã cho biết ông bỏ phiếu đồng thuận với đa số, để bãi bỏ luật làm thiệt hại tới trẻ em. Quá xúc động, trên đường tiếp tục tới trường, RBG đã phải cố bình tĩnh, để tránh gây tai nạn. Khi tới Columbia, Ruth chạy trên hành lang nhà trường, tìm ôm hôn báo tin mừng cho các sinh viên đã cộng tác với mình.

              Vụ kiện này, mang tên Weinberger v. Wiesenfeld, đã trở thành sự kiện lịch sử. RBG nổi tiếng khắp nước, được nhiều người coi bà như tiêu biểu trong lãnh vực giải phóng phụ nữ. Ruth Bader Ginsburg không chịu, nói rằng, “Không phải là giải phóng phụ nữ, mà giải phóng cả nam và nữ.” (It is not women’s liberation; it is women’s and men’s liberation).

              (Xin xem tiếp phần 2)

              [1] TS: Judicial law clerk (assistant de justice), là chức vị của một luật sư đã tối nghiệp trường luật và, trong đa số trường hợp, cũng đã đậu bằng hành nghề luật sư, được chọn làm phụ tá cho một thẩm phán tòa án liên bang hoặc tiểu bang, giữ việc tra cứu luật pháp, phác thảo hoặc biên tập các tài liệu liên hệ đến những phán quyết của vị thẩm phán đã chọn họ. Đây là một chức vị chọn lọc vì người được nhận làm phụ tá thẩm phán phải có kiến thức sâu rộng về luật pháp và khả năng lý luận sắc bén. Nên tránh lầm lẫn law clerk với legal clerk. Legal clerk là thư ký tòa án giữ công việc sắp xếp hồ sơ, thi hành các thủ tục giấy tờ, làm việc đóng dấu, niêm yết v.v., nhưng không có kiến thức hoặc kinh nghiệm huấn luyện của một luật sư.
              Last edited by TrucLam; 03-31-2021, 11:59 AM.

              Comment


              • #37
                RBG, Người Nhỏ Bé Vĩ đại (phần 2)



                Đinh Từ Thức♦ 5.10.2020





                Chủ Tịch TCPV William Rehnquist, tay mặt, chủ trì lễ tuyên thệ nhậm chức của RBG, ngày 10-8, 1993 (Hình Kort Duce/AFP/Getty Images)


                Từ luật sư thành thẩm phán

                Trước tin RBG qua đời, cựu Tổng Thống Jimmy Carter đã mô tả bà là “ánh sáng dẫn đường của công lý” (a beacon of justice) và thực sự là một phụ nữ vĩ đại (a truly great woman). Chính ông là người đã đưa cuộc đời bà tới khúc quanh quan trọng. Những thành công của bà trong thập niên 70, thắng 5 trong 6 vụ cãi trước TCPV với danh tiếng lẫy lừng, khiến ông đề cử bà vào chức thẩm phán tòa phúc thẩm liên bang (US Court of Appeals for the District of Columbia Circuit) vào năm 1980. Từ địa vị đứng tranh cãi trước toà, bà đã trở thành người ngồi xử án.
                Trong gần 13 năm tại toà phúc thẩm Washington DC, với môi trường hoạt động trái ngược hẳn với thời gian hai thập niên khởi nghiệp luật sư, bà không tranh đấu qua những vụ án điển hình như trước. Bà đã dùng thời gian để học hỏi, thu góp kinh nghiệm, hơn là tạo tiếng vang qua các vụ án tiêu biểu. Thời gian này, khuynh hướng quyết định của bà qua các phán quyết phúc thẩm gần với bảo thủ hơn cấp tiến.

                Suốt 26 năm, kể từ 1967, khi Tổng Thống Johnson đề cử Thurgood Marshall, một luật sư nổi tiếng trước khi làm thẩm phán toà phúc thẩm liên bang, phía Dân Chủ không có cơ hội cử người nào vào TCPV. Thurgood Marshall là thẩm phán Tối Cao da đen đầu tiên, cũng là một nhà vô địch nhân quyền lọt được vào toà án cao nhất này. Sau hơn hai tháng tìm người, ngày 15 tháng 6, 1993, tân Tổng Thống Bill Clinton loan báo quyết định chọn Thẩm Phán Ruth Ginsburg. Bà được Thượng Viện chuẩn thuận ngày 3 tháng 8.

                RBG không ở đầu danh sách, mà là lựa chọn cuối của Clinton. Sau vài lần thất bại trong việc chọn người vào tân chính phủ, Clinton đã rất đắn đo trong việc đề cử người vào TCPV. Sau cùng, nhờ hậu thuẫn của hai nghị sĩ, một Dân Chủ, một Cộng Hoà, ông đã quyết định đề cử RBG. Đó là Nghị Sĩ Daniel Patrick Moynihan (Dân Chủ, New York), do công vận động của Marty Ginsburg, chồng bà, và Nghị Sĩ Orrin Hatch (Cộng Hoà, Utah); một nghị sĩ cực hữu đã giúp đưa Thẩm Phán Clarence Thomas vào TCPV hai năm trước, thế chỗ Thurgood Marshall. Bà Ginsburg đã được chấp thuận với tỉ lệ 96-3, gần tuyệt đối, vì được sự ủng hộ của cả hai đảng.

                Được ủng hộ từ cả hai đảng, vì lập trường của bà trung dung. Ví dụ tiêu biểu là vấn đề phá thai, bà cho rằng quyền định đoạt về cơ thể của mình là một quyền của phụ nữ, thuộc phạm vi quyền bình đẳng (equal protection), nhưng TCPV, qua phán quyết 1973 (Roe v. Wade), cho phá thai dựa vào lý do quyền riêng tư (matter of privacy) của mỗi người, là không đúng, khiến các tiểu bang bảo thủ cực lực chống lại, gây tình trạng chia rẽ. Bà đã từ chối yêu cầu của ACLU cãi trong vụ án liên hệ tới bênh vực Roe v. Wade. Thái độ không tích cực ủng hộ phá thai này khiến giới tranh đấu nữ quyền lo ngại, không hiểu Ruth Ginsburg coi quyền lựa chọn (right to choose) là một quyền căn bản, hay một quyền ít quan trọng hơn (a fundamental right or a lesser right). Vì thế, theo Jill Lepore, khi được đề nghị chọn Ruth Ginsburg, Clinton đã lo ngại: “Phụ nữ chống lại bà” (The women are against her). Nhưng sau khi gặp và nói chuyện với bà một tiếng rưỡi tại Bạch Ốc ngày 13 tháng 6, Clinton đã chính thức loan báo quyết định chọn bà ngày 15 tháng 6. Bill Clinton nói: “Không thể gọi Ruth Bader Ginburg là cấp tiến hay bảo thủ; bà đã tự chứng tỏ là người quá sâu sắc cho các nhãn hiệu đó.” (“Ruth Bader Ginsburg cannot be called a liberal or a conservative; she had proved herself too thoughtful for such labels.”)

                Trong cuộc điều trần để được chuẩn thuận, đáp câu hỏi của Nghị Sĩ Joe Biden, bây giờ là ứng cử viên tổng thống, lúc ấy là Chủ Tịch Uỷ Ban Tư Pháp Thượng Viện, về lập trường của bà, Ruth Ginsburg trả lời: “Cách tiếp cận của tôi, tôi tin là, không cấp tiến cũng chẳng bảo thủ.” (“My approach, I believe, is neither liberal nor conservative.”)
                Cũng trong cuộc điều trần này, khi được hỏi về vấn đề phá thai, bà trả lời: “Đây là trọng tâm về cuộc đời của một phụ nữ, về nhân phẩm của nàng. Đó là quyết định nàng phải tự mình định đoạt. Và khi chính quyền kiểm soát quyết định đó cho nàng, nàng bị đối xử dưới mức một người trưởng thành có trách nhiệm về lựa chọn của chính mình.” (“This is something central to a woman’s life, to her dignity. It’s a decision that she must make for herself. And when Government controls that decision for her, she’s being treated as less than a fully adult human responsible for her own choices.”)

                Nhưng về sau này, RBG đã dần trở thành ngôi sao của phía cấp tiến, qua những ý kiến sắc bén, đi trước thời đại, kể cả khi ở bên đa số, và nhiều hơn, trong các phản biện khi ở bên thiểu số. Có thể nói, nếu Thurgood Marshall là nhà vô địch nhân quyền về phía sắc tộc, Ruth Ginsburg là nhà vô địch nhân quyền về bình đẳng giới tính.
                27 năm sau, trước tin RBG từ trần, cựu Tổng Thống Clinton tuyên bố, bà đã “vượt quá những kỳ vọng cao nhất của tôi khi chọn bà.” (exceeded even my highest expectations when I appointed her.)

                Những thành tích cụ thể

                Vẫn trong tuyên bố trên, Clinton đã kể ra một số thành tích của Ginsburg: “Những quan điểm nổi bật của bà đã thăng tiến bình đẳng phái tính, bình đẳng hôn nhân, quyền cho người khuyết tật, quyền cho người nhập cư, và rất nhiều thứ khác đã đưa chúng ta tới gần một cộng đồng hoàn hảo hơn”.

                Trong phần mở đầu một bài trên New Yorker vào 18 tháng 9, ngày RBG từ trần, giáo sư sử học Jill Lepore viết, “Ginsburg đã là nhân chứng, biện luận cho, và giúp cho cuộc cách mạng hiến-pháp-hoá cái quyền khó tranh đấu nhất và ít được biết đến nhất trong lịch sử hiện đại Mỹ: là quyền giải phóng phụ nữ”.

                Đúng vậy, thành tích trong di sản của Ginsburg khá nhiều, nó bàng bạc trong nhiều lãnh vực, nhiều người được hưởng hàng ngày, mà cứ coi như chuyện tự nhiên, không cần biết nó đến từ đâu, và từ bao giờ.

                Sara M. Moniuszko, Maria Puente, và Veronica Bravo, đã liệt kê trên USA TODAY, 8 thành tích cụ thể của RBG:

                1 Trước Ginsburg, trường nhận trợ cấp từ công quỹ tiểu bang không bắt buộc nhận phái nữ.

                Qua phán quyết đại diện đa số (7-1) trong vụ án nổi tiếng chống Quân Sự Học Viện Virginia (Virginia Military Institute – VMI) năm 1996, Ginsburg viết: “Không có lý do để tin rằng việc nhận những phụ nữ đủ khả năng về mọi điều kiện cho khoá sinh của VMI lại phá hoại học viện này thay vì tăng cường khả năng phục vụ của học viện cho một quốc gia hoàn hảo hơn.” (“There is no reason to believe that the admission of women capable of all the activities required of [Virginia Military Institute] cadets would destroy the institute rather than enhance its capacity to serve the ‘more perfect union.’”)

                2 Trước Ginsburg, phụ nữ không thể ký giấy vay tiền hay mở tài khoản tại ngân hàng, nếu không có phái nam cùng ký.

                Ginsburg đã mở đường cho việc thông qua luật Equal Credit Opportunity Act năm 1974, cho phép phụ nữ xin thẻ tín dụng (credit cards) và vay tiền không cần phái nam cùng ký tên. Phụ nữ Việt sang Mỹ sau 1975, có thể tưởng tượng, nếu chỉ ở Mỹ trước đó vài năm, họ đã không thể tự mình ký giấy mượn tiền mua xe, mua nhà, hay xin credit card để đi shopping, cuộc đời dễ chán ra sao.

                3 Ginsburg giúp phái nữ được bình đẳng với phái nam về lương bổng.

                Qua phản biện nổi tiếng trong vụ kiện năm 2007, Ledbetter v. Goodyear Tire & Rubber Co. Vụ này, với tỉ lệ 5 trên 4, TCPV đã giữ nguyên bản án phúc thẩm của tòa dưới, với nội dung lật ngược phán quyết của tòa sơ thẩm đã cho nguyên đơn thắng trong vụ kiện chủ nhân kỳ thị giới tính đối với nhân viên, khi một quản lý (manager) phái nữ của hãng chế tạo vỏ xe Goodyear bị trả lương thấp hơn so với phái nam tương đương nhiệm vụ. Lý do tòa phúc thẩm lật ngược bản án sơ thẩm, và được TCPV giữ nguyên, là nguyên đơn đã để mất thời hiệu, nộp đơn kiện quá lâu sau khi xảy ra sự việc.

                Tuy ở phía thiểu số, Ginsburg đã phản biện rất mạnh rằng, việc trả lương không bằng nhau giữa nam nữ, thường trong vòng kín đáo, người bị thiệt không thể biết ngay mình bị thiệt để khiếu nại. Do đấy, bà kêu gọi công luận và Quốc Hội cần có hành động để tăng thêm bảo vệ cho quân bình lương bổng. Chỉ hai năm sau, Quốc Hội đã thông qua đạo luật Lilly Ledbetter Fair Pay Act, được Tổng Thống Obama ký ban hành năm 2009.

                4 Ginsburg giúp duy trì quyền chọn lựa của phụ nữ.
                Mặc dù hoài nghi về quyết định của TCPV khi cho phép phá thai qua vụ Roe v. Wade, Ginsburg tin rằng đây là một quyền lựa chọn của phụ nữ, và vẫn cố duy trì nó. Nếu không, nó đã bị phủ nhận.

                5 Ginsburg đẩy mạnh việc bảo vệ phụ nữ mang thai.
                Nửa thế kỷ trước, phụ nữ thường bị mất việc nếu mang thai. Chính Ginsburg từng là nạn nhân. Vào năm 1972, Ginsburg đã tranh cãi việc sa thải một phụ nữ mang thai ra khỏi Không Quân–như trong vụ án Struck v. Secretary of Defense mà Đại Uý y tá Không Quân Susan Struck kiện Bộ Trưởng Quốc Phòng–là kỳ thị phái tính (sex discrimination). Không Quân đã bỏ chính sách này năm 1972, và vụ kiện chấm dứt trước khi xử.

                6 Phụ nữ không nên bị loại khỏi vai trò phụ thẩm.
                Cho đến năm 1979, nhiệm vụ bồi thẩm (jury duty) vẫn được coi là một quyền tùy nghi lựa chọn của phụ nữ tại Mỹ. Nhiều tiểu bang cho rằng, trọng tâm công việc của phụ nữ là trong phạm vi gia đình, nên có thể miễn trừ nhiệm vụ bồi thẩm. Ginsburg đòi cho phụ nữ quyền làm bồi thẩm giống như nam giới. Theo bà, “Phụ nữ thuộc về bất cứ nơi nào xảy ra những quyết định quan trọng. Họ không phải là phần tử ngoại lệ.”

                7 Ginsburg là lá phiếu quan trọng cho phép hôn nhân đồng tính.

                Năm 2015, qua vụ án Obergefell v. Hodges, TCPV, với đa số 5-4, đã cho cộng đồng LGBTQ trên khắp 50 tiểu bang, được kết hôn giữa những người đồng tính. Một trong 5 phiếu đa số này là của Ginsburg. Không có phiếu của bà, kết quả có thể đã khác.

                8- Ginsburg đem lại tin tưởng cho phái nữ.
                Một phụ nữ tiên phong trong lãnh vực dùng môi trường luật pháp để vận động bình đẳng nam nữ, với những thành tựu to lớn trong nửa thế kỷ, đã đem lại phấn khởi và tự tin cho nữ giới, nhất là những nhà lãnh đạo phái nữ muốn đi theo con đường của bà. Sự phấn khởi cụ thể không chỉ xuất hiện khi bà qua đời, mà có thể nhận thấy, ngay từ khi bà còn sống, trong các lãnh vực từ sách báo, phim ảnh, trang phục, bà đã trở thành một thần tượng văn hóa (pop culture icon), với hình ảnh và tên bà trên các sản phẩm trang sức của phụ nữ, hay y phục Halloween …


                Nhà phản biện vĩ đại

                Hoa tưởng niệm Ruth Ginsburg bên ngoài TCPV, Thứ Bảy 19-9, 2020
                (Hình Samuel Corum/Getty Images)



                Ruth Ginsburg được gọi là “nhà phản biện vĩ đại,”The great dissenter, vì không những bà nổi tiếng qua các phán quyết khi ở phía đa số, mà nổi tiếng nhiều hơn qua các phản biện ở phía thiểu số. Vẫn trong tuyên bố sau khi bà từ trần, Bill Clinton nói rằng: “Những phản biện mạnh mẽ của bà, nhất là tiếng nói bảo vệ quyền bầu cử và những bảo đảm khác về bình đẳng, đã nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta đã rời khỏi hứa hẹn trong Hiến Pháp với thiệt hại cho chúng ta. Bà đã làm tất cả các việc đó với sự tử tế, khả ái, và bình tĩnh, cư xử với những đối thủ mạnh mẽ nhất của bà với sự trân trọng.”

                Tiêu biểu nhất cho phản biện đem lại kết quả tốt, là vụ Ledbetter v. Goodyear Tire & Rubber Co. đã nói trên. Vai chính trong vụ này, bà Ledbetter, đã bị hãng Goodyear trả lương thấp hơn các đồng sự phái nam. Bà đi kiện từ năm 1998, được toà dưới xử thắng, cho bà được bồi thường 3.3 triệu đô la. Toà phúc thẩm bác, với lý do nguyên đơn không nạp đơn kiện trong vòng 180 ngày, kể từ khi biết được mình bị chủ đối xử bất công. Nghĩa là từ khi nhận được pay check bất bình đẳng đầu tiên. Vụ kiện lên TCPV, được xử vào năm 2007, với tỉ lệ 5-4, Toà Tối Cao chấp nhận phán quyết của tòa phúc thẩm, hậu quả là bà Ledbetter không được nhận số tiền 3.3 triệu. Qua phản biện đại diện 4 người thuộc phía thiểu số, bà Ginsburg lập luận rằng, việc chủ trả lương sai biệt giữa người này với người khác không phải là chuyện dễ biết. Hơn nữa, chuyện này có thể diễn ra trong một thời gian lâu, qua những lần tăng lương. Trong bài phản biện công phu với đầy đủ tài liệu dẫn chứng, bà Ginsburg còn nêu ra mấy vụ sai lầm tương tự trong quá khứ, đưa đến chỗ Quốc Hội đã phải sửa luật. Cuối cùng, bà kết luận: “Một lần nữa, trái banh đang trong sân Quốc Hội. Cơ quan Lập Pháp có thể hành động để sửa lại” (“Once again, the ball is in Congress’s court. Legislative may act to correct it.”)

                Hai năm sau, 2009, Quốc Hội đã đáp ứng, bằng cách thông qua đạo luật Lilly Ledbetter Fair Pay Act, mang tên người bị kỳ thị, từng thắng kiện ở bước đầu, nhưng thua ở hai cấp cao hơn. Đạo luật này bảo đảm quyền bình đẳng về lương bổng với mọi công nhân, chống lại mọi thứ kỳ thị dựa trên chủng tộc, tôn giáo, tuổi tác, phái tính, khuynh hướng chính trị… Và người bị kỳ thị có thể nộp đơn kiện bất cứ lúc nào, trong vòng 180 ngày, kể từ khi biết được mình bị thiệt. Nghĩa là, không phải căn cứ vào pay check đầu tiên, mà có thể là bất cứ pay check nào, từ đầu đến cái cuối cùng.

                RBG nổi tiếng về phản biện, không do phản đối ồn ào lấy lệ, hay giận dữ khi quan điểm của mình không được nhiều người đồng ý. Mặc dù biết dư luận thường chú ý tới quan điểm của bên đa số, hơn bên thiểu số, bà vẫn làm công việc của mình một cách cẩn trọng, với hy vọng quan điểm của mình sẽ có ngày được nhiều người chấp thuận. Theo hai tác giả Irin Carmon và Shana Knizhnik mô tả trong tác phẩm Notorious RBG: The Life and Times of Ruth Bader Ginsburg, trong cách xử thế, RBG nói rằng, “Giận dữ, phẫn nộ, ghen tị. Những tình cảm này chỉ làm tiêu hao năng lực.” (“Anger, resentment, envy. These are emotions that just sap your energy.”) Và sở dĩ thành công trong cuộc vận động thực hiện mục tiêu của mình, thay vì chống đối, bà đã tìm cách làm người khác theo quan điểm mình. (“in a way that will lead others to join you.”)

                Ví dụ, thành tích ngoạn mục nhất của RBG, là vụ U.S. v. Virginia về Quân Sự Học Viện Virginia đã nói trên, với tỉ lệ 7-1, diễn ra năm 1996, ba năm sau khi bà được nhận vào TCPV. Lần này, bà viết phán quyết đại diện đa số. Trong số 6 người đồng ý với bà, có cả Chủ Tịch TCPV William Rehnquist; người vốn không ưa phái nữ. Đường lối phản biện hữu hiệu nhất, theo Ginsburg, là: “nêu ra những khác biệt không làm nguy hại tinh thần tương giao hay sự kính trọng của công chúng và sự tín nhiệm dành cho bộ tư pháp.” (The most effective dissent, spells out differences without jeopardizing collegiality or public respect for and confidence in the judiciary).

                Hòa trong dị biệt

                Quý vị đồng ý với chúng tôi, hay quý vị chống lại chúng tôi; bạn theo tôi, hay bạn là kẻ thù của tôi, đó là cách xử thế từ ngàn xưa, vẫn tồn tại đến nay. Cả các thánh nhân như Matthew, Luke, trong Tân Ước, đến các nhà độc tài như Lenin, Mussolini, cũng có thái độ này. Ngay đến Tổng Thống hoa Kỳ, lãnh đạo một nước dân chủ mẫu mực của thế giới, cũng tuyên bố tương tự: “Tất cả mọi dân tộc, tại mọi vùng, bây giờ phải có một quyết định. Hoặc quý vị đi với chúng tôi, hay quý vị theo bọn khủng bố.” (“Every nation, in every region, now have a decision to make. Either you are with us, or you are with terrorists”), George W. Bush, trong diễn văn ngày 20 tháng 9, 2001, trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ, sau vụ tấn công 11 tháng 9, 2001.

                Ruth Bader Ginsburg hoàn toàn ngược lại. Người bạn thân nhất của bà, từ thời gian cùng là Thẩm Phán tòa phúc thẩm, đến khi cả hai cùng là Thẩm Phán Tối Cao, từ 1980 đến 2016, là Thẩm Phán Antonin Scalia. Hai người thuộc hai cực đối nghịch: Ông, Mỹ gốc Ý. Bà, Mỹ gốc Do Thái. Hai cái gốc này một thời là kẻ thù không đội trời chung. Ông, Công Giáo, có con là linh mục (Paul Scalia). Bà, Do Thái giáo ngoan đạo, tôn giáo từng bị coi là phía giết Chúa. Ông, Mỹ gốc Ý đầu tiên vào TCPV. Bà, phụ nữ Do Thái đầu tiên vào TCPV. Ông, cực hữu, theo phái giải thích hiến pháp dựa trên văn bản nguyên thủy (originalist và textualist), chấp nhận án tử hình, chống phá thai và hôn nhân đồng tính. Bà cấp tiến, áp dụng hiến pháp phù hợp với thay đổi của thời đại, không chấp nhận án tử hình, coi phá thai là một quyền của phụ nữ, chấp nhận hôn nhân đồng tính. Ông theo Cộng Hòa, được đề cử bởi Tổng Thống Reagan. Bà theo Dân Chủ, được đề cử bỏi hai Tổng thống Carter và Clinton.

                Khác nhau hơn mặt trăng mặt trời như thế, kể đã quá đủ. Nhưng hai người là bạn rất thân của nhau trong nhiều thập niên, cả ngoài đời, lẫn trong công việc. Xin nêu vài thí dụ cụ thể chứng tỏ hai người khác nhau về mọi phương diện, nhưng vẫn thân nhau.

                Ông Scalia qua đời ngày 13 tháng 2, 2016, chỉ 4 tuần trước khi đủ 80 tuổi. Bà Ginsburg, hơn ông ba tuổi, viết, “chúng tôi từng là bạn bè thân thiết.” (“We were best buddies.”)



                Các Thẩm Phán TCPV Antonin Scalia và Ruth Bader Ginsburg cưỡi voi tại Rajasthan, Ấn Độ, năm 1994
                (Hình từ TCPV/AP)


                Trên phương diện khác nhau qua quan điểm về luật pháp, Nina Totenberg của NPR, một bạn thân của Ginsburg trong nửa thế kỷ, kể: “Họ thích tranh luận với nhau trên tinh thần tốt – trong tinh thần thẳng thắn – không theo kiểu tranh cãi ngày nay trên TV.”
                Ginsburg từng thú nhận, những quan điểm khác biệt của Scalia đã giúp bà khá hơn. Không phải thú nhận với bạn bè riêng tư, mà nói cho mọi người biết, vào dịp cả hai cùng có mặt trong một cuộc phỏng vấn chung. Hôm ấy, Ginsburg kể, bà viết chưa xong một phán quyết đại diện đa số trong một vụ quan trọng. Scalia cho bà xem trước phản biện của ông ở phía thiểu số. Thấy lập luận của ông quá dở, bà dùng cả cuối tuần sửa lại luận cứ của mình. Giúp nó hay hơn nhiều khi chính thức công bố. Nói rồi, cả hai cùng cười vui vẻ.

                Thắng lợi lớn nhất của Ginsburg tại TCPV, là vụ US v. Virginia đã nói trên. Vụ này, Ginsburg đại diện đa số viết phán quyết. Phiếu duy nhất phản đối là từ đồng nghiệp thân nhất, Antonin Scalia. Một người không bỏ phiếu là Clarence Thomas.

                Trong cuộc sống đời thường, hai người còn thân nhau hơn. Cùng với người phối ngẫu, họ gặp nhau ăn nhậu, nghe nhạc, coi opera, du lịch khắp nơi.

                Một hôm, vẫn theo lời Totenberg, trong cuộc gặp mặt bạn bè, Ginsburg giải thích tại sao báo chí nói bà có vẻ buồn ngủ, trong khi nghe Tổng Thống Obama đọc diễn văn về tình trạng liên bang tại lưỡng viện Quốc Hội. Bà kể, “trước khi đi nghe diễn văn, đã tự hứa không uống rượu, chỉ uống nước trong bữa ăn tối hôm đó. Nhưng cuối cùng, món ăn ngon quá, cần rượu đi kèm.” Scalia chen vào, “Đó mới chính là lần đầu mà bà biết hành xử minh mẫn.” (Well that’s the first intelligent thing you’ve done.”)
                Họ tranh cãi trong ôn hòa về sự khác biệt quan điểm, thỉnh thoảng đem nhau ra làm trò cười, rồi vẫn là bạn thân, mỗi người vẫn giữ vững lập trường của mình cả đời. Tình bạn không phải là con đường một chiều. Bà Ginsburg tôn trọng ông Scalia, ông này cũng tôn trọng bà tương tự, tình bạn mới tồn tại lâu dài. Trong lễ tưởng niệm sau khi ông Scalia qua đời, bà nhắc lại lời ông: “Tôi tấn công tư tưởng. Tôi không tấn công con người. Vài người rất tốt có vài tư tưởng rất bết.” (I attack ideas. I don’t attack people. Some very good people have some very bad ideas). Mọi người cười ồ, giữa khung cảnh lễ tưởng niệm trang nghiêm.



                Các Thẩm phán TCPV Ginsburg (giữa, cầm quạt) và Scalia (bên trái bà) cùng với các diễn viên trong vở “Ariadne auf Naxos” sau cuộc trình diễn tại Washington National Opera, 1994
                (Hình Stephen R. Brown, AP)


                Bên cạnh những khác biệt mỗi người giữ cho mình cả đời, họ cũng có một điểm chung nổi bật: cả hai cùng say mê opera. Năm 2013, một người tốt nghiệp trường luật ở Maryland đã đem quan điểm khác biệt của họ vào âm nhạc. Vào dip Scalia từ trần, Ginsburg kể lại, ở phần cuối của vở opera hài mang tên Scalia/Ginsburg, Scalia với giọng tenor và Ginsburg soprano, họ đã song ca “We are different, we are one” (Chúng ta dị biệt, chúng ta là một). Ginsburg nói: dị biệt trong cách giải thích văn bản; nhưng là một trong sự tôn trọng dành cho Hiến Pháp và cơ chế chúng ta phục vụ.

                Thật ra, tinh thần của 6 chữ Anh ngữ trên đây, không phải là sáng kiến mới của bà Ginsburg và ông Scalia, nó là khẩu hiệu đã được khắc trên quốc huy Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ từ ngày lập quốc, bằng tiếng Latin: “E pluribus unum” (Từ số đông thành một–Out of many, one). Điều đáng lưu ý là, trong khi hai người bạn gốc di dân, dù ở hai thái cực đối nghịch về tư tưởng, đã áp dụng nó hoàn hảo, còn những người có đầu óc mong muốn nước Mỹ vĩ đại lại quên mất điều này.

                Một bài học quá rõ ràng và ngắn gọn, dành cho mọi người. Từ cấp lãnh đạo tới toàn dân. Một bài học sống còn chỉ gồm 6 chữ trong tiếng Anh, “We are different, we are one,” và 8 chữ dịch sang tiếng Việt. “Chúng ta dị biệt, chúng ta là một.” Chúng ta dị biệt về nguồn gốc, tôn giáo, dòng dõi, chủng tộc, mầu da, giới tính, tuổi tác, học thức, văn hoá, địa vị xã hội… nhưng chúng ta chỉ là một, cùng có một Hiến Pháp đã thề bảo vệ, có một đất nước để sinh sống, và để lại cho con cháu.

                Có người, nghĩ mình là thiên tài xuất chúng, cho rằng, “một” đây không phải là một hiến pháp, hay một đất nước, mà là một người. Voilà! Chính mình! Hậu quả là sinh hoạt mùa bầu cử 2020 cho thấy một hoạt cảnh đậm nét: Chúng ta dị biệt, mình tôi là nhất, bất đồng là kẻ thù, không đội trời chung! Chỉ mình tôi có thể làm cho nước Mỹ vĩ đại, giải quyết tất cả mọi rắc rối. Thiếu tôi, đất nước sẽ tiêu tùng!

                Từ cuộc đời đến màn bạc

                Cuộc cách mạng âm thầm và đơn độc của một phụ nữ đã gây ấn tượng sâu đậm cho nhiều người.

                Trong thập niên cuối cùng của đời bà, cũng là thời gian đơn lẻ, sau khi Marty mất năm 2010, đã xuất hiện nhiều phim ảnh, sách báo, trang phục, vật dụng lưu niệm… về cuộc đời và sự nghiệp của RBG. Chỉ trong một năm, 2018, đã có hai phim về cuộc đời của Ruth Bader Ginsburg được phát hành, một phim tài liệu “RBG,” cònphim kia là On the Basis of Sex, dựa trên đời thật của Ruth Ginsburg.

                Trong phim tài liệu RGB, có sự hiện diện của người thật, là các thành viên trong gia đình, từ bà Ruth Bader Ginsburg, đến hai con Jane và James, và cháu ngoại Clara Spera.Phim dài 97 phút, đạt được nhiều thành quả tốt đẹp về uy tín và tài chánh. Nhận được nhiều giải thưởng giá trị về phim tài liệu hay nhất, được đề nghị Giải Oscar kỳ thứ 91. Về tài chánh, thâu được 14 triệu đô la cho lần phát hành đầu tiên. Phim được chiếu lại sau khi RBG từ trần, tiền thu được, tặng quỹ của ACLU.

                Nội dung phim tài liệu này, ghi lại đầy đủ cuộc đời của Ruth Bader Ginsburg, từ khi ra đời ở Brooklyn, NY, trong một gia đình di dân gốc Do Thái, đến khi thành đạt, tạo được những thành tích lẫy lừng.

                Nội dung phim còn cho biết một khía cạnh đặc biệt khác: cuộc sống hoà hợp của hai người khác biệt trong phạm vi gia đình. Thánh Phao Lồ (St. Paul), một người độc thân, thiếu kinh nghiệm hôn nhân, dậy rằng: hai người nam nữ, sau khi thành hôn, trở thành một. Người nữ phục tùng chồng mình, như Giáo Hội phục tùng Chúa. Nếu theo đúng tôn chỉ này, Martin và Ruth Ginsburg không thể ở với nhau lâu dài. Tỉ lệ ly dị của những người Thiên Chúa Giáo, (Công Giáo và Tin Lành), khoảng từ 40 đến 50 phần trăm. Martin và Ruth khác nhau hoàn toàn, về bản tính tự nhiên, cũng như xu hướng tư tưởng, nghề nghiệp. Marty hướng ngoại, ồn ào sống động, chuyên về thuế vụ, làm bếp giỏi, thích đàn đúm bạn bè; Ruth hướng nội, dè dặt, nghĩ nhiều hơn nói, chuyên về nhân quyền, không biết nấu ăn, tiết kiệm, đị mua sắm không bao giờ quên dùng coupons. Họ không thể trở thành một, không ai sai khiến ai, không ai là chủ nhân hay tôi tớ của ai; họ tôn trọng lẫn nhau, mỗi người làm phận vụ hợp với khả năng của mình. Những công việc cả hai cùng làm được, phải thay đổi nhau mà làm.

                Jane, con gái, kể: “My mother strongly believes there won’t be true equality until men take full participation in child care and other household tasks” (Mẹ tôi tin rằng, sẽ không có bình đẳng thật sự, cho đến khi đàn ông tham dự vào việc chăm con và những việc khác trong nhà). Có lần, sau khi phải thức trắng đêm làm việc, sáng sớm, bị nhà trường gọi bảo phải đến họp, để nói về con phạm lỗi không trầm trọng. Bà trả lời, thằng bé có cả cha lẫn mẹ, làm ơn gọi thay đổi, mỗi người một lần. Từ đấy, bà ít bị gọi.

                Trải qua bao khó khăn, bệnh tật từ cả hai người, họ đã ở với nhau được 56 năm, liên tục, từ khi kết hôn năm 1954, đến khi một người ra đi năm 2010.

                RBG phát hành tháng 5, nửa năm sau, On the Basis of Sex, phát hành tháng 11, 2018. Phim trước trình bầy cuộc đời tư của Ruth Ginsburg, phim sau kể lại tiến trình sự nghiệp của bà, từ lúc theo học năm đầu tại trường luật Harvard, đến khi tốt nghiệp tại Columbia. Tiếp theo là những vụ án nổi tiếng, bênh vực quyền bình đẳng của phụ nữ, làm thay đổi cả phạm vi áp dụng Tu Chính 14 của Hiến Pháp. Cuối cùng, trở thành phụ nữ gốc Do Thái đầu tiên làm Thẩm Phán tối cao Pháp Viện. Phim do các tài tử thủ vai, chính bà Ginsburg cũng xuất hiện chốc lát trong màn chót, bước lên những bậc dẫn vào TCPV.

                Phim này, tuy là phim truyện, nhưng do một người cháu bên chồng chủ trương, dựa trên sự thật, được bà chấp nhận cốt truyện, và nhấn mạnh việc tìm các tài tử, nhất là người đóng chồng bà, phải giống người thật – bà gặp cả các tài tử chính — nên có thể coi phim đã phản ảnh sự thật ở mức độ cao. Ruth Ginsburg là người yêu sự chính xác. Đã có người yêu mến bà, đưa nhận xét “can’t spell truth without Ruth”(không thể đánh vần sự thật mà không có Ruth). Ngay cảnh đầu tiên của phim, bà đã phản đối, vì người đóng vai bà đi giầy cao gót tới học ở Harvard, trong khi đời thật, bà đã đi giầy thấp gót, vì phải đi bộ từ nhà tới trường. Nhà làm phim phải thuyết phục mãi, bà mới chịu; coi đây là điều duy nhất bà nhượng bộ. Sau đây là vài hình ảnh cho thấy tài tử chính khá giống người thật.



                Hình trên, cảnh trong phim On the Basis of Sex: RBG tại trường Luật Harvard, do Felicity Jones thủ vai.

                Hình dưới, người thật, Ruth, sinh viên năm cuối tại Cornell (Jonathan Wenk/Focus Features)





                Người định và Trời định




                Hoa nến và kỷ vật thương nhớ đặt trước trụ sở TCPV tưởng niệm bà Ruth Ginsburg, ngày 19 tháng 9, 2020 (Hình Jose Luis Magana, AFP-Getty Images)


                Vào thập niên chót của đời mình, sau khi vất vả săn sóc Marty bị trọng bệnh trước khi ông qua đời vào năm 2010, và sau khi Ruth tưởng đã thoát bệnh ung thư ruột già (đã được phát hiện sớm vào năm 1999), đến lượt bà cũng bị đủ thứ bệnh đáng sợ tấn công, như: ung thư lá mía (pancreatic cancer) 2009; giải phẫu tim, 2012 và 2018; giải phẫu cắt mụn độc ở phổi trái, 2018; chạy phóng xạ khi ung thư lá mía trở lại, 2019. Ngoài ra, còn bị ngã, gẫy xương sườn. Nhưng bà vẫn cố gắng phi thường, it khi chịu vắng mặt trong các khoá xử ở Toà.

                Thấy sức khoẻ bà bị đe dọa trầm trọng, nhiều người, từ Tổng Thống Obama đến các chính khách Dân Chủ, giáo sư luật, và các nhà bình luận báo chí, hoặc âm thầm vận động riêng tư, hay công khai đề nghị trên báo, muốn bà từ chức, để phía Dân Chủ có cơ hội đề cử người khác vào thay bà ở TCPV, hầu khỏi mất một ghế quan trọng cho phía bảo thủ, một khi Bạch Ốc hay Thượng Viện, hoặc cả hai, vào tay Cộng Hòa. Nhưng bà đã không đáp ứng yêu cầu, chắc không phải vì “tham quyền cố vị,” mà chỉ vì tinh thần phục vụ cao. Từ chức thời Obama, trước 2014 thì quá sớm, sau 2014 là thả mồi bắt bóng, Thượng Viện đã trong tay Cộng Hoà rồi, người do Obama cử đã chắc gì trót lọt. Theo nhà báo Totenberg, bà muốn đợi Hillary đắc cử, hy vọng nữ tổng thống đầu tiên sẽ đề cử một phụ nữ thay bà. Hoặc, bà sẽ làm việc đến năm 90 tuổi rồi sẽ nghỉ hưu.

                Nhưng người định một đàng, Trời định một nẻo. Bà có thể định việc từ chức hay không. Trời định mạng sống của bà. Khi biết không thể làm khác mệnh Trời, bà đã để lại ước vọng cuối cùng, mong chỗ của mình không bị thay thế, cho đến khi tổng thống nhiệm kỳ kế tiếp nhậm chức.
                Ước nguyện này đã bị phủ nhận phũ phàng, cùng lúc Nghị Sĩ đầu khối đa số Thượng Viện nói về sự ra đi của bà. McConnell tuyên bố: “Thượng Viện và cả nước để tang sự ra đi bất ngờ của Thẩm Phán Tối Cao Ruth Bader Ginsburg và sự kết thúc cuộc đời ngoại hạng của một người Mỹ. Người Tổng Thống Trump đề cử sẽ được toàn Thượng Viện biểu quyết.”

                Quyết định của McConnell, hay của Trump, cũng chỉ là do người định. Trời đã định về sự sống của bà. Hãy chờ đợi, xem Trời định ra sao về hậu quả cái chết của bà. Cái chết của bà đã tạo được dấu ấn lịch sử: Người phụ nữ Mỹ đầu tiên, sau 34 nam giới, được quàn tang trên bệ Lincoln tại Quốc Hội. Biết đâu, nếu cái chết tưởng như không đúng lúc của bà, có thể giúp người dân từ mọi phía, nhìn rõ sự việc giữa vòng xoáy kinh hoàng của siêu bão lịch sử đang diễn ra, để có thể quyết định sáng suốt hơn trong cuộc bầu cử gần kề, cái chết của bà sẽ đem lại kết quả vĩ đại, có khi còn ngoạn mục hơn cả những gì bà đã tạo được khi còn sống.
                ~ 0 ~
                Last edited by TrucLam; 03-31-2021, 11:57 AM.

                Comment


                • #38
                  Frances Perkins, Người Phụ Nữ Dằng Sau Chính Sách Xã Hội Mới Của TT Roosevelt 86 Năm Trước

                  Ronald G. Shafer
                  ♦ Chuyển ngữ: Trùng Dương 26.03.2021

                  Lời Người Dịch: Ngày 8 tháng 3 là ngày Phụ nữ Quốc tế. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, ngày này cũng là ngày Lễ Hai Bà Trưng, được tổ chức với các cuộc diễn hành rầm rộ, có cả voi và hai nữ sinh được chọn đóng vai Trưng Trắc và Trưng Nhị, để tưởng nhớ công ơn Hai Bà. Tôi nhận thấy trên YouTube có vài phim ngắn về Hai Bà Trưng, đặc biệt một phim dài 30 phút do The Great Courses, một công ty giáo dục chuyên sản xuất những khóa học chuyên ngành cấp đại học đặt trụ sở tại tiểu bang Virginia thực hiện, tựa là “Hai Bà Trưng của Việt Nam khởi nghĩa chống Nhà Hán.” Tại Mỹ, nguyên tháng 3 là Tháng của Phụ nữ (Women’s Month).

                  Kỷ niệm tháng Phụ Nữ tại Mỹ năm nay có một sự kiện đặc biệt, đó là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ có tới bốn vị nữ lưu được đề cử vào chức vụ bộ trưởng trong Nội các của chính phủ Biden, bên cạnh Phó Tổng thống Kamala Harris và một số nữa vào các chức vụ cao cấp khác, nâng số phụ nữ tham chính trong Nội các này lên 48 phần trăm, với nhiều người da mầu, vượt xa bất cứ nội các chính phủ nào từ trước tới nay trong lịch sử công quyền Mỹ. Đây quả là một món quà xứng đáng mừng 100 năm ngày Tu Chính Án 19 công nhận quyền đầu phiếu của phụ nữ sau 70 năm tranh đấu cam go của nhiều thế hệ. Họ được đón nhận với nhiều hỗ trợ, tôn trọng.

                  Một phụ nữ có viễn kiến, tác giả chính của chương trình New Deal (Chính sách Xã hội Mới) nhằm cải cách xã hội và nâng cao đời sống dân Mỹ của Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã giúp đem nước Mỹ ra khỏi cuộc Đại Khủng Hoảng 86 năm về trước, đã không có cái may mắn được đón nhận như vậy. Frances Perkins, nữ bộ trưởng Bộ Lao Động đầu tiên của nội các chính phủ liên bang Roosevelt, từng giữ chức vụ uỷ viên và chủ tịch hội đồng kỹ nghệ của tiểu bang New York khi ông Roosevelt làm thống đốc nơi đây, đã bị tấn công tơi bời bởi ngay chính giới lãnh đạo lao động mà bà yểm trợ vì họ không tin một phụ nữ có thể làm nên trò trống gì ngoài việc bếp núc gia đình. Ít ai biết bà là người đề ra các chương trình công lộ đem việc làm tới cho giới công nhân; ấn định mức lương tối thiểu; lập nên chương trình an sinh xã hội để bảo vệ người già cả mà nhiều người trong chúng ta hiện đang hưởng; và chấm dứt việc lợi dụng sức lao động của trẻ em. Bị chính giới báo chí tấn công, cho là bà theo chủ nghĩa xã hội của cộng sản, người phụ nữ 52 tuổi này không sờn lòng vì bà được TT Roosevelt hỗ trợ, tin dùng.

                  Mời bạn đọc bài chân dung về người nữ khác thường này của tác giả Ronald G. Shafer, do nhật báo Washington Post phổ biến ngày 14 tháng 3 vừa qua. Xuyên qua bài này, người đọc cũng đồng thời không tránh khỏi so sánh việc TT Roosevelt ký bộ luật Chính sách Xã hội Mới do bà Perkins đề thảo vào năm 1935 với việc TT Joe Biden ký bộ luật American Rescue Act ngày 11 tháng 3, 2021 vừa rồi, mà báo chí quen gọi là Covid Relief Act, trong khi đối phó với đại dịch chỉ là một phần nhỏ của toàn bộ luật trị giá 1.9 ngàn tỉ Mỹ kim này. American Rescue Act có tham vọng giải quyết ảnh hưởng tiêu cực của cơn đại dịch Covid về mặt kinh tế và y tế công cộng; hỗ trợ các chính quyền tiểu bang và địa phương, giáo dục học đường, các cá nhân, và các cơ sở thương mại. [TD2021-03]

                  ***

                  Người phụ nữ đã giúp một tổng thống thay đổi nước Mỹ trong thời gian 100 ngày đầu sau khi nhậm chức: Frances Perkins là nữ bộ trưởng đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ và kiến trúc sư chính của Chính sách Xã hội Mới của TT Roosevelt





                  Trong hình trên, Tổng thống Roosevelt tươi cười khi ký bộ luật đã gây ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử Mỹ, đó là luật về An sinh Xã hội (Social Security Act). Đứng đằng sau ông là Bộ trưởng Frances Perkins, người nữ duy nhất trong Nội các Roosevelt. (Ảnh AP)

                  Vào ngày 14 tháng 8 năm 1935, TT Franklin D. Roosevelt ban hành luật An sinh Xã hội, bao quanh là một nhóm đàn ông da trắng và một phụ nữ, Frances Perkins, kiến trúc sư trưởng của luật An sinh Xã hội và phần lớn chương trình Chính sách Xã hội Mới (New Deal) của TT Roosevelt.

                  Ngày nay, 69 triệu người Mỹ nhận các loại trợ cấp An sinh Xã hội, nhưng ít ai biết đến tên bà Frances Perkins, người nữ bộ trưởng nội các đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Bà bộ trưởng Lao động tiên phong này đã mở đường cho các phụ nữ đến sau bà, kể cả con số phá kỷ lục mà TT Biden đã đề cử vào nội các của ông, như Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo và Bộ trưởng Nội vụ Deb Haaland, cùng nhiều phụ nữ khác.

                  Trong thời kỳ 100 ngày đầu của TT Roosevelt tại Tòa Bạch Ốc, bà Perkins là động lực chính đằng sau những chương trình cột trụ để chống lại cuộc Đại Khủng Hoảng, mà có người đã mệnh danh là “Chính sách Xã hội Mới của Perkins”.

                  Và hẳn nhiên là bà đã bị tấn công tới tấp. Thậm chí một nhà báo gọi bà là “người phụ nữ đầu tiên làm tay sai cho tổng thống.”

                  Bà Perkins trước đó đã từng là giám đốc lao động trong thời gian ông Roosevelt làm thống đốc tiểu bang New York. Người phụ nữ 52 tuổi này đã chuẩn bị sẵn sàng trên giấy trắng mực đen các đòi hỏi của bà khi dự cuộc phỏng vấn cho chức Nội các với vị tổng thống đắc cử.



                  TT Roosevelt họp Nội các, năm 1938. (George R. Skadding/AP)



                  Chương trình New Deal của TT Roosevelt thực ra chỉ là “một cụm từ ông dùng để gọi trong thời kỳ vận động tranh cử,” bà Perkins viết sau này. Tuy nhiên, bà đã có sẵn một viễn kiến về nó như thế nào: đó là đề án về các công trình công chánh để tạo công ăn việc làm cho giới công nhân, đề cử một mức lương tối thiểu, bảo đảm đời sống cho người cao niên và chấm dứt tệ nạn khai thác sức lao động của trẻ em.

                  “Các chương trình này đã nhận được sự hỗ trợ nồng nhiệt của ông Roosevelt, và ông nói với tôi rằng ông muốn tôi thực hiện những chương trình này,” bà Perkins viết.

                  Các nhà lãnh đạo giới lao động đã phản đối việc đề cử bà Perkins. Chủ tịch nghiệp đoàn thủy thủ cằn nhằn rằng, “Tôi đoán là bọn thủy thủ chúng tôi, cũng như thợ xây nhà với thợ mỏ, đều nên thủ sẵn mỗi người hộp phấn hồng và thỏi son để đi diễn hành trong ngày đăng quang chắc.”

                  Báo chí thì mô tả bà Perkins với cung cách chưa hề được dùng để nói về các bộ trưởng Nội khác thuộc phái nam. “Cô ta cao 5 feet 5 và nặng 150 pounds. Mắt cô mầu nâu và linh động,” một bỉnh bút viết. “Cô ta ngủ trên một chiếc giường đơn và mặc một cái áo ngủ cũ kỹ. Cô đã đá tung chăn phủ khỏi người mình.”

                  Điều gây tranh cãi gay nhất là việc bà Perkins dùng họ khai sinh của mình. “Bà ta thực ra là Phu nhân Paul Wilson,” song bà dùng “tên con gái của mình nơi công cộng,” tờ Oakland Tribune lên giọng mắng mỏ. Vào năm 1933, phụ nữ có chồng làm việc trong chính quyền liên bang buộc phải dùng tên chồng trên phiếu lương của mình.

                  Vào thời điểm này, chồng bà Perkins, ông Paul Caldwell Wilson, đang sống trong một viện tâm thần. Bà Perkins bấy lâu sống với bà Mary Harriman Rumsey, một quả phụ và là con gái của vua tầu hỏa E.H. Harriman. Bà Rumsey là người sáng lập Đội Thiếu Niên nhằm giúp trẻ em nghèo và tạp chí sau này trở thành Newsweek. Ở Washington, hai bà Perkins và Rumsey ở chung trong một ngôi nhà rộng lớn ở Georgetown.

                  Mặc dù ít ai để ý bấy giờ, người nữ bộ trưởng đầu tiên trong Nội các cũng là vị bộ trưởng thuộc giới đồng tính luyến ái đầu tiên trong Nội các chính phủ liên bang. [Ngườn nam đầu tiên trong Nội các Biden thuộc giới này là tân Bộ trưởng Giao thông Pete Buttigieg]

                  Tại Bộ Lao động, bà Perkins trở thành “Madame Secretary” và được biết thường đội mũ ba góc ngay cả trong lúc làm việc. Bà nhanh chóng trở thành người phụ nữ hàng đầu trong nhiều chương trình xã hội mới của TT Roosevelt.



                  Dân chúng xếp hàng để lãnh khoai tây và bắp cải thặng dư của chính phủ liên bang tại Cleveland, năm 1938. (Ảnh AP)



                  Chương trình đầu tiên của New Deal là sự ra đời của Đạo quân Bảo tồn Dân sự, tức Civil Conservation Corps. Đây là chương trình tạo việc làm cho các thanh niên thất nghiệp và độc thân bằng cách đưa họ tới các vùng thôn dã trong các công trình bảo tồn [trong đó có các công viên quốc gia vốn không được bảo trì vì thiếu ngân quỹ]. Bà Perkins đã đệ trình các công trình này lên Quốc Hội xin tài trợ. Một vị dân biểu đã ngỏ lời ca ngợi bản tường trình của bà, bà Perkins ghi lại, nhưng thêm, “ông ấy có lẽ ghét lấy tôi làm vợ.”

                  “Cô Perkins,” như người ta gọi xách mé bà trong các tít báo chí, đấu tranh với các viên chức về ngân quỹ và được TT Roosevelt chuẩn thuận một ngân khoản là 3.3 tỉ Mỹ kim (tương đương với 63 tỉ bây giờ) để tài trợ công trình công chánh cho năm đầu. Vào năm 1934, chương trình Bảo tồn Dân sự có 2 triệu người làm việc.

                  Vào giữa tháng 6 kể từ khi nhậm chức năm 1933, TT Roosevelt đã công bố 13 đề án. Trong một chương trình phát thanh vào cuối tháng 7, ông nói về “những biến cố dồn dập của 100 ngày tập trung vào việc khởi động bánh xe của New Deal.” Đó là lần đầu tiên cụm từ 100 ngày đầu được dùng, từ đấy nó đã trở thành cái mốc để đạt tới của mỗi tân chính quyền Mỹ.

                  Vào năm 1934, bà Perkins khởi sự phác họa dự luật chương trình bảo hiểm cho tuổi cao niên và bù đắp thất nghiệp. Cuối năm đó, bà bạn đồng môn Rumsey của bà bị té ngựa và bị thương trầm trọng. Bà Rumsey sau đó qua đời với bạn đời Perkins ở bên.

                  Bà Perkins lúc ấy đang phải đối diện với hạn chót vào ngày Giáng Sinh phải hoàn tất một chương trình sau này trở thành luật An sinh Xã hội. Một mình trong căn nhà rộng lớn, bà gọi các thành viên gồm toàn người nam tới, “đặt một chai rượu Scotch lên bàn và nói không một ai được rời khỏi phòng tới khi hoàn tất bản dự luật,” theo Kirstin Downey, tác giả của cuốn “Người Phụ nữ đằng sau Chính sách Xã hội Mới.”

                  Sau khi Quốc hội thông qua đạo luật An sinh Xã hội và TT Roosevelt ký ban hành vào ngày 14 tháng 8, 1935, nhật báo Washington Post tuyên bố “Chính sách Xã hội Mới là bộ luật quan trọng nhất… vì luật này sẽ dần dà ảnh hưởng tới đời sống của mỗi người đàn ông, đàn bà và trẻ em của đất nước này,” theo Thư viện và Viện Bảo tàng Tổng thống Franklin D. Roosevelt, nơi dành ra một khu để tuyên dương công trình và di sản của vị nữ bộ trưởng Lao động của Nội các Roosevelt.

                  Vào năm 1938, bà Perkins giúp soạn thảo luật Fair Labor Standards, ấn định làm việc 40 tiếng một tuần và lương căn bản là 25 xu một giờ cho công nhân nam cũng như nữ (tương đương với 4.65 Mỹ kim bây giờ). Luật này cũng đồng thời siết chặt việc dùng lao động trẻ em.

                  Bà Perkins đã hẳn là bị chỉ trích gay gắt. John L. Lewis, chủ tịch Liên hiệp Thợ Mỏ, có lần gọi bà là “cái đầu bấn loạn.”

                  Giới bảo thủ kết án bà là người theo chủ nghĩa xã hội hoặc tệ hơn. Vào năm 1939, Ủy ban Điều tra Các Hành động Phản Mỹ quốc của Hạ viện khởi sự việc luận tội bà về việc đã không chịu trục xuất Harry Bridges, gốc Úc và là người lãnh đạo giới lao động cùng bị nghi là cộng sản. Sở Di trú dạo ấy nằm trong Bộ Lao động. Hạ viện sau đó bãi bỏ việc luận tội bà Perkins, và ông Bridges cũng không bị trục xuất.

                  Trước sự đe dọa của Thế chiến II, bà Perkins điều chỉnh lại luật di trú để dễ dàng giúp người Do Thái thoát khỏi chế độ Adolf Hitler đang chiếm ưu thế. Bà tiếp tục phục vụ chính quyền Roosevelt trong nhiệm kỳ thứ tư của ông và là một trong hai người của Nội các nguyên thủy còn ngồi lại. Người kia là Bộ trưởng Nội vụ Harold Ickes.

                  Sau khi TT Roosevelt qua đời vào ngày 12 tháng 4, 1945, bà Perkins xin từ chức. Có lần bà nói việc đề cử bà “đã không khiến sự hiện diện của một phụ nữ trong Nội các là cần thiết, song nó làm cho sự hiện diện đó có thể xẩy ra.”



                  Bà Perkins tại nhà riêng ở New York, năm 1957. (Bob Wands/AP)


                  Từ đó cho mãi tới năm 1953 mới có một phụ nữ khác góp mặt trong Nội các của TT Dwight D. Eisenhower, đó là bà Oveta Culp Hobby, trong vai trò bộ trưởng Bộ Y tế, Giáo dục và An sinh. Lại phải 22 năm sau TT Gerard Ford mới đề cử bà Carla Hills vào chức bộ trưởng Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị.

                  Bà Perkins thường tránh nói về mình và dành toàn công lao về New Deal cho TT Roosevelt. Bà cổ súy nữ quyền nhưng chống dự luật Tu chính án Quyền Bình đẳng cho là có thể bị ảnh hưởng ngược lại. Bà qua đời vào năm 1965.

                  Vào năm 1980, TT Jimmy Carter đổi tên tòa nhà của Bộ Lao động ở Washington thành Tòa nhà Frances Perkins. Vào năm 2015, bà Perkins là một trong các biểu tượng của Diễn đàn Bình đẳng của Tháng Lịch sử LGBT. Ngôi nhà của bà ở số 2326 California St. NW ở D.C., nơi bà sống với Dân biểu Caroline O’Day của New York sau khi người bạn đời Rumsey qua đời, hiện là một di sản lịch sử quốc gia.

                  Nguồn: https://www.washingtonpost.com/histo...days-new-deal/

                  Comment


                  • #39
                    Du Lịch Bằng Xe RV
                    14/05/2021 Hoàng Đình Minh Long


                    Nhân dịp các con được nghỉ học một tuần dịp Spring break, gia đình chúng tôi lên kế họach đi chơi. Vì đại dịch Covid 19, chúng tôi không có nhiều lựa chọn. Trên facebook thấy người quen cũng như rất nhiều ca nhạc sỹ Việt nam đùn đùn kéo nhau đi chơi ở Hawaii, vợ tôi vào trang nhà của Costco và cho tôi biết rằng gói du lịch Hawaii rẻ hơn một nửa so với trước đại dịch. Tuy rất muốn tận dụng khuyến mãi giá rẻ nhưng nghĩ tới cảnh ngồi máy bay 5 tiếng đồng hồ, trong một không gian chật chội, phải hít thở không khí chung với những hành khách khác, tôi cương quyết từ chối.

                    Bà xã cố thuyết phục:

                    - "Không sao đâu! Trước khi lên máy bay người ta kiểm tra thân nhiệt và mọi người phải đeo khẩu trang".

                    - "Có những người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng vì vậy đo thân nhiệt cũng vô ích. Còn đeo khẩu trang thì anh thấy trong hãng làm cũng như khi đi chợ bao nhiêu người cũng mang tiếng là đeo khẩu trang nhưng khẩu trang của họ chỉ che cái miệng, còn cái mũi vẫn lò ra".

                    Bà xã vớt vát:

                    -"Anh khéo lo. Ca sỹ Việt nam cũng như những gia đình mình quen họ đi hà rầm kìa, có sao đâu ".

                    Tôi không thích cái suy luận "người ta sao mình vậy" cho nên nhất quyết không vì ham rẻ mà làm ngược lại khuyến cáo của các chuyên viên y tế.

                    Thấy máy bay không xong, bà xã chuyển sang "quảng cáo" cho khách sạn:

                    - "Giá khách sạn cũng rẻ quá chừng, hay là mình lái xe rồi đặt phòng khách sạn?"

                    - "Khách sạn, tuy đỡ nguy hiểm hơn máy bay, nhưng cũng là chỗ công cộng, dễ lây lan bệnh tật"- tôi lại từ chối

                    Thấy cái gì tôi cũng không, bà xã nổi đóa:

                    -"Máy bay không đi, khách sạn không dám ở, vậy bây giờ đi đâu?"

                    Thấy tình hình chính trị căng thẳng, có thể dẫn đến chiến tranh, thằng con trai nảy ra sáng kiến hòa bình:

                    -"Mình mướn xe RV đi chơi như cách đây ba năm đi".

                    RV, viết tắt của chữ Recreational Vehicle, là một xe motor home. Nói một cách khác, RV là một căn nhà di động. Trên xe có phòng ngủ, phòng tắm, bếp, bàn ăn, tủ lạnh. Trong mùa dịch mà đi chơi bằng xe RV thì xem ra đỡ nguy hiểm nhất vì không phải chung đụng với ai. Tuy vậy, xe RV cũng có những vấn đề riêng của nó. Thứ nhất là giá mướn xe RV rất mắc (sẽ viết thêm về điều này). Thứ hai là ngoài mướn xe RV, chúng ta phải mướn bãi đậu xe vì những lý do sau đây. Vì xe RV là căn nhà di động, chúng ta cần có bãi đậu để ngủ qua đêm. Nếu muốn tiết kiệm tiền, chúng ta có thể đậu xe qua đêm tại bãi đậu xe của một số tiệm Walmart. Tuy nhiên, khi đi chơi bằng RV, hầu hết mọi người đều kiếm những khu thiên nhiên như công viên quốc gia, những khu rừng và núi chứ ít ai mướn RV để chạy vòng vòng trong thành phố rồi tối đến ra Walmart đậu. Điều quan trọng hơn nữa là nếu muốn được thoải mái, chúng ta cần một nơi có điện và nước để xử dụng máy điều hòa không khí, đèn, tủ lạnh trong xe. Trên toàn nước Mỹ, có rất nhiều các công viên xe RV (tiếng Mỹ gọi là RV park) để cho người đi chơi bằng RV mướn chỗ đậu. Khi đặt chỗ tại các RV park này, mỗi xe có một chỗ đậu riêng, có số hẳn hòi. Mỗi chỗ đậu có một ổ điện, một vòi nước và một ống cống riêng dành cho người thuê mướn.

                    Sáng kiến hòa bình của thằng con trai làm tình hình chính trị trong gia đình hết căng thẳng. Cả nhà òa lên sự vui mừng trước đề nghị quá chí lý của thành viên nhỏ nhất trong gia đình.

                    Sau khi mướn xe xong, chúng tôi gọi cho công viên RV gần công viên quốc gia cây Joshua (Joshua Tree National Park) để đặt chỗ đậu xe.

                    Vì RV là căn nhà di động, chúng tôi phải chuẩn bị mang theo đồ ăn, xoong chảo, nước uống, chăn gối. Thường thì các chỗ cho mướn RV chỉ cho khách hàng lấy xe sau 1 giờ chiều vì họ cần buổi sáng để lau chùi xe được những khách hàng trả lại trước 11 giờ sáng. Tuy nhiên, vì muốn tận dụng từng giây phút có thể, bà xã trổ tài ngoại giao và thuyết phục cô phục viên cho chúng tôi lấy xe vào lúc 11:30. Vì dịch bệnh Covid19, bà xã quyết định biến tôi thành người lao công để lau chùi sát trùng xe mặc dù hãng cho mướn xe cho biết rằng họ đã lau chùi trước khi giao xe. Trước khi cho cả nhà lên xe, với khẩu trang trên mặt, găng tay, giấy và chai thuốc sát trùng, tôi hì hục lau chùi xe trong vòng một tiếng đồng hồ. Lau chùi từ ghế xe, bàn ăn cho đến bếp, nhà tắm, bồn cầu.

                    Sau khi lau chùi xong, cả nhà chuyển đồ ăn, nước uống, chăn mền, gối lên xe. Đến gần 3 giờ chiều, chúng tôi bắt đầu chuyến đi chơi bằng RV. Công viên cây Joshua cách nhà chúng tôi khoảng 2 tiếng đồ hồ lái xe. Tuy nhiên, vì rời nhà trong giờ cao điểm của giao thông, hệ thống định vị toàn cầu báo cho chúng tôi biết rằng chúng tôi sẽ phải mất 5 tiếng lái xe và sẽ đến công viên RV sau 8 giờ tối. Trong khi tôi thở dài ngao ngán nghĩ đến cảnh phải lái chiếc xe RV to đùng trong vòng 5 tiếng đồng hồ thì hai đứa con lại tỏ ra sung sướng vì chúng ngồi rất thoải mái tại bàn ăn trong xe. Chúng lấy các món ăn chơi ra bầy trên bàn, vừa ngồi ăn, vừa ngắm cảnh qua cửa sổ.

                    RV có nhiều kích thước khác nhau, từ nhỏ như chiếc xe truck (17 feet) cho đến to lớn gần bằng xe mini bus (32 feet). Vì gia đình chúng tôi có 4 người, chúng tôi chọn xe RV dài 25 feet. Chiếc này không quá dài cho nên khi lái không đến nỗi quá khó khăn. Nếu chọn chiếc 19 feet thì tuy lái dễ hơn nhưng bên trong lại quá chật chội cho 4 người . Lần đầu tiên lái chiếc RV cách đây 3 năm, tôi phải khổ sở với nó vì không quen khi phải lái xe mà không nhìn được kiếng chiếu hậu trong xe. Muốn nhìn xem sau mình có xe nào khác thì phải dùng hai kiếng chiếu hậu bên trái và phải. Lần này thì do kinh nghiệm cho nên tôi lái nhanh hơn và tương đối không căng thẳng như cách đây ba năm.

                    Trong lúc hai đứa con đang vui cười phía bàn ăn đằng sau và bà xã đang ngủ gục, tôi bỗng nghĩ đến phong trào bạo động chống người Á châu đang bùng ra trên nước Mỹ. Tôi nhớ rằng những chuyến đi chơi bằng RV trước, hầu hết những người trong các công viên RV (dù là mướn hay làm chủ RV) đều là người da trắng tóc vàng. Tôi nhớ lần đầu tiên, giống như Hai Lúa lên tỉnh, khi tới bãi đậu của mình trong công viên RV, tôi lái thẳng xe vào chỗ đậu.

                    Ông Mỹ trắng bên cạnh chạy tới, ra hiệu cho tôi quay kiếng xuống và nói:

                    "Bạn đậu sai rồi, phải de xe cho đuôi xe vào thì mới cắm điện, nước và nối kết với ống cống được vì những thứ đó nằm phía bên kia".

                    Thế rồi ông ta tận tình làm "lơ xe" giúp tôi de xe trở ra rồi lùi xe vào lại chỗ đậu. Ông rất tận tình giúp đỡ và thân thiện. Rồi những người khác xung quanh cũng rất thân thiện, tới chào hỏi. Tuy nhiên, đó là hơn 3 năm về trước, khi chưa có đại dịch và phong trào chống người Á châu. Định đánh thức bà xã dậy để chia sẻ nỗi lo lắng mới nghĩ ra nhưng tôi quyết định giữ riêng nỗi lo lắng ấy trong lòng vì sợ tình hình chính trị lại căng thẳng. Dù gì thì bây giờ xe RV đã lấy, bãi đậu xe đã mướn. Thôi thì đã phóng lao thì phải theo lao thôi.

                    Sau 5 tiếng lái xe, chúng tôi tới công viên RV vào lúc 8:15 khi trời đã tối. Chúng tôi vào đến văn phòng để làm thủ tục nhập trại thì văn phòng đã đóng cửa. Tuy nhiên, trên thùng thư, tôi thấy giấy tờ có tên tôi. Người thư ký viết vài dòng rằng tôi cần phải treo giấy phép đậu xe trong phong bì lên kiếng xe để nhân viên an ninh khi đi tuần tra trong công viên nhận biết chúng tôi là khách trả tiền. Sau khi lấy phong bì giấy tờ nhập công viên, chúng tôi đi tìm bãi đậu xe của mình. Trời tối nên phải dùng đèn pin để tìm chỗ đậu xe số 18 của mình. Bãi đậu xe số 19 bên cạnh là một gia đình trẻ người Mỹ trắng. Anh chồng tuy không thân thiện như những người chúng tôi gặp trong chuyến đi chơi RV lần trước nhưng cũng không có vẻ dữ tợn hay kỳ thị.

                    Anh làm "lơ xe" giúp tôi lùi xe vào bãi của chúng tôi. Sau khi cám ơn anh ta xong, hai đứa con vác đèn pin xuống xe với tôi để làm những việc thiết yếu sau đây. Việc đầu tiên chúng tôi phải làm là cắm dây điện của xe vào ổ điện của công viên. Việc thứ hai là nối vòi nước của xe vào ống nước của công viên. Hai việc này tương đối gọn gàng. Việc tiếp đến là khó khăn và dơ dáy nhất, phải dùng găng tay: nối ống thoát nước của xe vào hệ thống cầu cống của công viên. Trong lúc hai đứa con soi đèn pin, tôi mở cốp xe để lấy ống thoát nước, gắn một đầu vào lỗ thoát của xe, đầu còn lại vào ống cống dưới đất của công viên. Sau đó, tôi phải mở cái khóa thoát nước để khi trong xe chúng tôi rửa tay, tắm rửa hay đi vệ sinh, nước dơ sẽ chảy thẳng xuống ống cống của công viên. Sở dĩ có cái khóa này là vì trong trường hợp chúng tôi đậu xe ở những nơi không phải là công viên RV (như ở bãi đậu xe của Walmart) hoặc đang trên xa lộ, nếu cần đi vệ sinh, thì nước thải sẽ được giữ lại trong xe nếu khóa được đóng lại. Cũng có những công viên RV chỉ có nước và điện nhưng lại không có hệ thống ống cống (những công viên như vậy giá thuê rẻ hơn) thì người xử dụng xe phải khóa ống thoát nước này để nước thải dơ không tuôn ra môi trường.

                    Khi mướn xe, nhân viên hãng RV luôn dặn tôi rằng trước khi trả xe, nhớ phải cho nước dơ thoát hết, nếu không thì sẽ bị phạt $39 đồng. Anh ta kỹ càng dặn dò:

                    "Khi vào công viên, sau khi nối vào hệ thống ống cống, nhớ phải mở khóa thoát nước ra vì nếu nối vào ống cống nhưng không mở khóa thì đồ dơ sẽ vẫn ở trên thùng chứa của xe. Ngoài chuyện bị phạt $39 tiền clean up, đồ dơ sẽ bốc ngược lên xe, xe sẽ nặng hơn làm tốn xăng hơn".

                    Để chắc chắn là nước và đồ dơ sẽ thoát xuống ống cống, tôi gọi với bà xã trong xe:

                    "Em mở nước rửa tay xem nước có thoát xuống đây không".

                    Khi bà xã mở nước trong xe, tôi và hai đứa con xác nhận là nước dơ chảy xuống ống cống. Chúng tôi yên tâm trở vô lại xe.

                    Vào trong xe tôi nghe tiếng tủ lạnh chạy vì hệ thống điện của xe đã nối với ổ điện của công viên RV. Chúng tôi mở máy lạnh lên cho đỡ oi bức. Tôi lấy xoong chảo ra để nấu bữa ăn tối cho gia đình.

                    Sau khi làm lao công chùi lau chùi buổi sáng, làm tài xế hơn 5 tiếng đồng hồ buổi chiều, làm đầu bếp nấu ăn buổi tối, tới giờ đi ngủ tôi..hân hạnh được bà xã biến thành hầu phòng. Bà xã đưa cho tôi khăn trải giường và ra lệnh cho tôi trải phòng ngủ phía sau cho bà xã và con gái, phòng ngủ trên nóc phòng lái cho tôi và con trai. Đặt lưng xuống, tôi chìm ngay vào giấc ngủ sau một ngày dài. Đến khoảng 2 giờ sáng, tôi giật mình thức giấc vì tiếng rú của gió sa mạc. Những cơn gió lớn làm rung rinh chiếc RV. Tôi lo lắng là gió mạnh sẽ làm RV lật vì RV cao hơn xe thường. Tôi suy nghĩ tìm cách để làm sao tránh cho RV bị lật. Trong bóng đêm tối mịt, một sáng kiến nảy ra trong đầu. Tôi đi xuống bếp, khóa cái sink lại và mở nước cho đến khi cái sink đầy nước. Tôi phỏng đoán cái sink chứa được khoảng 3 gallon nước. Tuy không nhiều nhưng hy vọng số nước này sẽ giúp xe nặng hơn và sẽ không bị lật. Leo lên giường nằm nhưng không ngủ lại được vì gió ngày càng mạnh hơn làm xe rung mạnh hơn. Tôi suy tính là sẽ ra ngoài xe, đóng cái khóa thoát nước dơ lại, rồi vào xe mở nước cho tới khi nào thùng chứa nước đầy. Theo như tài liệu xe thì thùng chứa sẽ chứa được trên 50 gallon, sẽ nặng đủ để RV không bị lật. Tuy vậy, tôi quyết định không thực hiện kế hoạch này vì lo ngại ra ngoài trong lúc gió lớn như vậy lỡ cây gẫy đổ sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Gió bên ngoài vẫn không ngừng. Tôi vắt tay lên trán và tiếc là trước khi đi ngủ đã đi vệ sinh. Nếu không thì bây giờ có thêm 1 pound trong người, hy vọng giúp xe RV chống chọi lại những cơn cuồng phong bên ngoài. Tôi tự nhủ là ngày hôm sau tôi sẽ đóng khóa thoát nước để giữ nước lại trong xe. Tuy nhiên đó là dự tính cho ngày hôm sau, còn đêm này tôi chỉ biết hy vọng gió sẽ không làm đổ xe. Không biết vì lý do gì nhưng tiếng gió hú bên ngoài xe làm tôi bỗng nhớ đến cảnh những thuyền nhân Việt trên những con thuyền bé nhỏ phải đương đầu với sóng dữ trên biển Đông năm nào. Tuy không phải là thuyền nhân nhưng vì trong gia đình có nhiều người thân đã là thuyền nhân cũng như do đọc sách báo về thuyền nhân, tôi cảm nhận được nỗi kinh hoàng của họ khi phải đối đầu với sóng to gió lớn. Nhớ đến chuyện những thuyền nhân đã thành tâm cầu khẩn Chúa, Phật tùy theo tôn giáo của họ, tôi hướng tâm hồn về Chúa và Đức Mẹ để nguyện cầu cho gió ngừng thổi và cho gia đình tôi được bằng an. Tôi nhớ đến anh tôi kể chuyện tàu vượt biên của anh bị chết máy, trôi dạt trên biển hơn hai ngày. Trong lúc nhớ đến con tàu chết máy của anh, tôi nghe phía cuối xe RV tiếng "máy" đều đều phát ra từ "hai con tàu": bà xã và con gái.

                    Sau ba tiếng lo lắng, những cơn gió bắt đầu nhỏ dần và xe RV thôi lung lay. Cuối cùng tôi ngủ được trở lại sau 5 giờ sáng. Đến 8:30 thì bà xã dựng đầu tôi dậy để làm đầu bếp cho gia đình ăn sáng.

                    "Sao 8:30 rồi mà còn ngủ?"

                    "Tối qua lo gió lớn ngủ không được "- tôi giải thích và hy vọng bà xã động lòng từ bi trắc ẩn cho ngủ thêm.

                    "Em và con gái ngủ đâu có nghe thấy gì đâu. Thôi dậy đi, còn đi chơi nữa".

                    Bà xã và con gái nằm trên giường phía cuối xe. Vì giường thấp nên không cảm nhận được sự rung chuyển của xe. Tôi và thằng con nằm trên nóc của phòng lái, cao hơn so với mặt đất cho nên chỉ cần xe rung chuyển một chút là cảm nhận được ngay. Sau khi ăn sáng xong, tôi ra ngoài, rút dây điện, ống nước và ống thoát nước để lái xe vào công viên quốc gia cây Joshua tree, cách công viên RV khoảng 20 phút. Khoảng 5 giờ chiều, chúng tôi trở lại công viên RV. Lần này, sau khi gắn ống thoát nước vào ống cống của công viên RV, tôi cẩn đóng khóa thoát nước để giữ nước lại trong xe. Khi tối lên giường đi ngủ, tôi tự nhủ rằng tối nay gió có lớn cũng an tâm vì trong xe bây giờ có mấy chục gallon nước không sợ xe lật. Nằm đợi gió đến cả đêm nhưng gió không thèm đến. Tất cả những dự định cho "chiến tranh" trở thành công cốc. Lúc đó tôi mới thấm cái câu "Muốn có hòa bình thì phải chuẩn bị cho chiến tranh". Có lẽ gió biết rằng đêm nay có đến cũng sẽ chẳng làm gì được cái RV với đầy nước này cho nên gió không thèm tốn công đến làm gi.

                    Bình thường tôi chỉ cần 2 phút để nhổ neo (rút dây điện, rút ống nước, rút ống thoát nước), sáng thứ hai ở công viên RV tôi phải mất gần 5 phút. Lý do là vì đêm hôm qua giữ lại gần 60 gallon nước cho nên hôm nay cần gần 3 phút để nước thoát xuống ống cống.

                    Đi chơi bằng RV rất thú vị nhưng lại lắm nhiêu khê. Thứ nhất là tiền thuê xe RV khá mắc. Nếu đi vào những tháng hè, tiền thuê xe 25 feet là khoảng $500 một đêm. Nếu đi vào những tháng khác thì tiền thuê xe là $200 một đêm. Thứ hai, tiền thuê bãi đậu từ $50 cho đến $80 một đêm. Tiếp đến là tiền xăng vì xe RV rất tốn xăng. Ngoài vấn đề tiền bạc, lái xe cũng là một vấn đề vì xe to và nặng. Nhưng bù lại, xe RV giúp chúng ta được tới gần thiên nhiên mà vẫn thoải mái. Đi cắm trại thì còn gần thiên nhiên hơn nữa nhưng phải ngủ trên đất và vấn đề vệ sinh bất tiện. Không biết dân tộc nào phát minh ra xe RV nhưng những chuyến đi chơi bằng RV cho thấy người Mỹ rất ưa chuộng thú tiêu khiển này. Vì đại dịch Covid19 mà nhu cầu mướn xe RV đã tăng vọt trong năm qua. Dù hầu hết các lãnh vực du lịch khác như vé máy bay, giá khách sạn đều hạ giá rất nhiều vì ảnh hưởng của Covid 19, giá mướn xe RV không hề giảm vì du lịch bằng RV tương đối an toàn nhất trong các hình thức du lịch. Tuy giá cả và nhu cầu không giảm, du lịch bằng RV ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Trong các chuyến đi chơi bằng RV trước đây, buổi tối chúng tôi thường hay đốt lửa vào buổi tối(củi mình phải mang theo, còn lò đốt thì công viên RV cung cấp) bên cạnh xe. Chúng tôi thường hay ngồi đốt lửa trại buổi tối với gia đình xe bên cạnh dù trước đó không hề quen biết. Như đã viết ở trên, những người đi chơi bằng RV rất thân thiện. Vì Covid 19, trong những đêm ở công viên RV, chúng tôi chỉ ở trong xe vì sợ bị lây nhiễm. Sau một năm tránh đi ra ngoài vì Covid 19, chuyến đi chơi bằng RV trong không khí thiên nhiên của công viên cây Joshua thực sự đem lại cho gia đình tôi một sự thoải mái rất cần thiết. Trên đường về lại nhà, bà xã mới thưởng cho tôi một câu:

                    "Sau vài lần đi RV, daddy là một người có vẻ rành như chuyên nghiệp về xử dụng RV".

                    Tôi hãnh diện quá vì trong suốt cả chuyến đi chỉ toàn làm thân phận tôi đòi: lao công lau chùi, tài xế, đầu bếp và hầu phòng. Nay được bà xã tâng bốc lên hàng chuyên nghiệp bỗng mũi tôi phồng to như chiếc RV tôi đang lái. Thế rồi bà xã "bồi" cho thêm một phát nữa làm thằng tôi bay lên tận mây xanh:

                    "Hay là anh mở dịch vụ tư vấn về RV cho cộng đồng VN mình đi vì có lẽ RV còn mới lạ với đồng hương".

                    Úi giời, từ thân phận cu li nay được bà xã phong chức lên tới hàng cố vấn thì quả là cuộc đời "xuống chó lên voi". Chưa kịp quay sang chớp mắt lia lịa với bà xã để biểu lộ sự vui sướng của mình thì tôi lại được hai đứa con...tiêm cho một mũi kích thích:

                    "Nếu daddy làm tư vấn về RV thì tụi con sẽ được đi chơi bằng RV nhiều trong tương lai".

                    Đang làm phi hành gia bay lơ lửng trên chín tầng mây xanh, bỗng nghe cái giọng ra lệnh quen quen của bà xã kéo tôi về lại hiện tại:

                    "Tới đường Brookhurst quẹo phải vào tiệm cơm tấm lấy 4 phần để ăn tối".

                    Không biết vì thương hại khi thấy cái mặt tôi đang từ tươi cười sung sướng bỗng trở nên buồn như cái bánh bao chiều hay vì lý do gì, bà xã mặt đang nhìn qua cửa sổ xe nói:

                    "Nẫy giờ xe RV mình chạy qua mấy khu phố trong Little Saigon, nhiều người VN ngắm nhìn xe RV này quá. Chắc làm tư vấn RV cho cộng đồng mình có ăn đó".

                    Trong lúc đi vào tiệm cơm tấm lấy đồ ăn, tôi tự nhủ rằng mình tài cán không có, chắc chỉ thích hợp với mấy cái chức vụ quan trọng bà xã giao cho hàng ngày như làm lao công, tài xế, đầu bếp thôi. Tư vấn hay cố vấn RV chắc ngoài khả năng. Thôi đành tư vấn kinh nghiệm đi chơi bằng RV qua bài viết này vậy.

                    Nguồn: Việt Báo
                    ~ 0 ~

                    Comment

                    Working...
                    X