Announcement

Collapse
No announcement yet.

Good Bad Ugly 025 - (39)Mâm cỗ(39) có cao hơn (39)tiếng chào(39)?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Good Bad Ugly 025 - (39)Mâm cỗ(39) có cao hơn (39)tiếng chào(39)?

    "Good Bad Ugly"

    "Good Bad Ugly" tựa đề viết tắt của "The Good, the Bad and the Ugly" , tựa đề của một cuốn phim cowboy rất xưa (1970) với nam tài tử Clint Eastwood.

    Tiết mục "The Good, the Bad and the Ugly" đặt ra để cùng nhau phiếm luận về những cái khác biệt của người Mỹ, để cùng nhau nhận thức, học hỏi hay phê phán về nền văn minh, văn hoá và con người trên đất nước này. Sống ở Mỹ bao nhiêu năm qua, chúng ta cũng cảm nhận đủ những cái tốt của học không tưởng chừng được, cũng bắt gặp nhiều cái xấu không thể ngờ, bên cạnh đó cũng đó những cái quái dị kỳ khôn thật là bất ngờ.

    Mong các bạn ủng hộ và cùng tham gia "Good Bad Ugly".


    ***

    Good Bad Urly 001 - Sướng Như Chó

    Khi còn ở quê nhà, chúng ta thuờng nghe câu than than thở "Số tao khổ như con chó..!". Khi mới sang đến Mỹ, đã nghe cái giai cấp của thú vật nuôi trong nhà còn cao hơn giá trị của người đàn ông...Chẳng dám nghĩ đến và chẳng dám tin ngay cả khi được biết có vài giống chó có thể mua mấy ngàn đồng một con chó con.

    Cho đến hôm nay mới thấy người ta thương chó mèo như đứa con của mình như lối xưng hô "Mom, Dad, Baby, v.v...". Họ cho chó ngủ trong chuồng nhỏ nêm chăn đầy đủ, chó mèo lên giường ngủ như là chuyện bình thường như chúng nó kiss (hôn) hay lick (liếm) trên tay chân mặt mày. Họ lo cho chó mèo nhiều thứ như đồ chơi, đồ ăn, chơi đùa với chúng, dạo bộ hằng ngày, v.v...Lúc đi làm họ cũng gửi cho vào nhà trẻ giữ chó. Họ đi du lịch, thì cũng gửi chó đi khách sạn ở hay thuê người về nhà trông coi. Họ gửi cho chó vào các club (hội quán) của chó, điều kiện phải qua một kỳ phỏng vấn và test (khảo nghiệm) trước khi được chấp nhận vào club. Họ cho chó đi tập thể dục và rèn luyện tricks (trò chơi). Họ cho chó mèo vào chương ăn uống diet (dưỡng sinh) và có bác sĩ theo dõi. Dich vụ làm đẹp cho chó mèo rất thịnh hành như hớt lông($40), tắm($20), làm móng chân($20), đánh răng($30), thư giãn($30/ giờ), v.v... Giá cả còn hơn các ông đi hớt tóc gội đầu. Thức ăn đồ hộp của chó còn ngon hơn đồ cơm nguội, có những thức ăn rất mắc hai ba chục đồng cho một túi đồ ăn chó...Súc vật cũng có quyền "nhân phẫm" như thưa kiện bồi thường nếu bị xúc phạm.

    Bên cạnh đó, luật lệ chính quyền đòi hỏi chó mèo phải có ID (số chứng minh), hồ sơ chích ngừa đầy đủ hàng năm, không để chó chạy nhông ngoài đường. Nếu học bắt được, và nếu người chủ không đến nhận, và không ai xin nhận về nuôi... Sở Thú Y sẽ cho chúng uống thuốc để chết và thiêu hủy chúng.

    Còn nhiều thứ nữa không sao kể hết...Đúng là chỉ có trên xứ người...!

  • #2
    Good Bad Ugly - 002 - Bạn Tâm Giao Giữa “Trai - Gái”

    Thời trung học, thuở biết đón và chở bạn gái đi ăn hàng khi tan trường, biết chụm năm chụm bảy chọc ghẹo đùa vui phá phách, cũng bắt đầu sợ cái tin đồn nhảm thất thiệt “thằng đó cặp bồ con nhỏ ấy...” Mặc dầu chỉ là chuyện bạn bè, làm quen, hay tìm hiểu, v.v... chưa đi đến đâu, cũng đã bị cả trường đồ ầm lên, cả phố cũng tiếng qua tiếng lại, ba mẹ cha mẹ anh chị chất vấn bàn ra bàn vô...đám bạn bè cũng quân sư quạt mo chỉ chiêu xúi dục làm bậy...Rồi từ đấy chỉ có một tiến hai lùi...ba là hát nghêu ngao bài "đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn..."

    Khi sống bên đây thời gian, chúng ta thấy ngoài tình thân của bạn bè cùng phái và ngoài tình yêu giữa trai và gái; chúng ta cũng nhận biết có tình bạn tâm giao giữa trai - gái chân thật và thoải mái, họ gọi nhau là "best friend forever". Nhưng đối với quan niệm Á Đông của chúng ta hiện nay vẫn cho rằng "không thể nào rơm gần lửa mà không bị bốc cháy!". Điều này có đúng hay không? Có nhiều không? Và tại sao lại không?

    Thật ra, những cặp bàn bè "khác phái" hay "best friend forever" này không phân biệt về phái, giới, hay chủng tộc màu da. Họ hiểu biết nhau, hợp ý nhau, hợp "gu" sở trường, thông cảm lo lắng cho nhau, đôi khi thân thiện còn hơn người thân trong nhà...Họ có thể nắm tay nhau, quàng vai bá cổ, ôm nhau thân mật, hay chuyện trò thủ thỉ tâm sự những chuyện thật riêng tư, nhưng không bao giờ họ nghĩ là lấy nhau, tình yêu hay tình dục với nhau. Họ có thể bàn bạc chia xẻ và yểm trợ nhau về những quyết định quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Họ chia nhau những buồn vui, học hành hay công danh, suy nghĩ đậm sâu về những nhân sinh quan đời sống...mà họ không thể nói cho ai khác nghe được. Ngay cả sau khi mỗi người lập gia đình, họ có thể chia xẻ những tâm tư hạnh phúc, cảm xúc u uẩn cho nhau nghe. Họ giữ bí mật cho nhau, bảo vệ nhau, và kín đáo giúp đỡ nhau. Họ có thể cho nhau bờ vai để người bạn mình có thể khóc cho khuây khỏa, hay họ cảm thấy đó là nơi an toàn họ trút hết lo sợ hoang mang trong cuộc sống.

    Đúng là điều khó nói khó tin...nhưng nó hiện hữu trến đất nước này. Điều đó có thể tìm thấy trong đám bạn bè của con cái chúng tôi hiện nay.


    Comment


    • #3
      Có được một ngươì bạn tâm giao , tri kỷ hiếm và qúy lắm chứ, nhất lại là một tình bạn gìữa một người nam và một ngươì nữ . Vì thường người ta cứ hay có ấn tượng , nếu 2 ngươì khác phaí thưòng là "bồ" của nhau vì ranh giới tình bạn giữ 2 ngươì khác phái rất mong manh . Không biết ngươì này có phải lòng ngươì kia hay không? Đôi khi 1 trong 2 ngươì lập GĐ , ngươì kia thấy trống vắng lúc đó mới biết rằng mình đã yêu mà mình không dám nói. Còn ngươì thân và GĐ thì cứ nghĩ là 2 ngươì phải có cái gì với nhau chứ họ không tin là có tình bạn đơn thuần . Một phần nữa nếu ngươì nào khác muốn làm quen , họ cũng hơi ái ngại vì thấy người đó có "Gạc - đờ -co " bên cạnh cũng đâu dám nhào vô làm quen .Bởi vậy cũng phải xác định cho mình một quan điểm đúng đắn và chân thật. Một tiến hai lùi . Nếu không yêu thì xem nhau như một người bạn thân, nhưng hiếm lắm . Mình cũng có người bạn , vừa có chồng vừa có 1 anh bạn thân ,luôn giúp đỡ những khi cần đi dâu và chia xẻ vui buồn , vậy mà người ta cứ nói ra nói vào là "bắt cá 2 tay". Nên hay không?

      Comment


      • #4
        Good Bad Ugly - 003 -Giang Hồ Quý Tử

        Trong xã hội chúng ta, gia đình con cái thường sống dính chùm lại chung một nhà, một khu phố, hay chung một thành phố. Đối với những gia đình giàu có, thì con cái trước sau cũng được hưởng cái gia tài của cha mẹ để lại, mặc dầu có những người con nên người học hành đến nơi đến chốn, cũng có những đứa cũng hư thân mất nết chẳng ra gì... Phần lớn bậc cha mẹ luôn luôn bảo bọc, che chở, bảo vệ cho con cái cho đến khi chúng thành gia thất.

        Sống tại xứ sở này một thời gian, mới nhận biết phần lớn các sinh viên cũng vừa học vừa làm để tự trang trải những chi tiêu sinh hoạt cá nhân trong thời gian đi học. Nhất là quan niệm của giới trẻ, học phải làm nên một cái gì bằng khả năng và trí tuệ của họ. Nói thế chứ, các anh chị ấy đi đâu rồi cũng quay về nhà, hết tiền thì nắm ì ở nhà chẳng đi đâu, tiền bố mẹ đưa ra tội gì mà không lấy, lấy xong lại đi tiếp. Nhưng có một số người trẻ tuổi học thành tài thành nhân, làm ông này bà kia, đáng kể là thành phần trí thức như bác sĩ tiến sĩ, rồi đùng đùng bỏ công việc làm đi làm thỉnh nguyện bên Phi châu, một nơi không điện thiếu nước nhà tôn nắm đất một hai năm, sau đó trở về đi làm bình thường. Ngay cả một cô sinh viên người Việt, sau khi lấy bằng master, bỏ đi tình nguyện ở Nam Mỹ giúp đỡ hay xây dựng nhà cửa cho người nghèo nàn, cô không lương lậu chỉ cần có chỗ ở cơm ngày hai bữa, sau hai năm trở lại trường theo học Bác sĩ và trở nên thành công. Có một số sinh viên gia đình giàu có, họ có đầy đủ trust fund hay gia tài lớn, bỗng dưng bỏ làm tây ba lô đi khắp mọi nơi để hoạt động "bảo vệ môi trường đại dương". Anh chàng ta dừng chân tại một hòn đảo nhỏ bên Thái Lan chỉ có 1000 người dân, đi từ đầu qua cuối hòn đảo chì mất 20 phút, anh tự nấu ăn sinh sống ở đó đến gần bốn năm, sau đó về Mỹ tập trung vào sự nghiệp của cha ông để lại. Có người Luật sư muốn làm "homeless", bỏ lại gia tài kếch xù tay không đi khắp mọi nơi trên thế giới. Anh ta dừng chân tại đâu, kiếm tiền sinh sống rồi đi tiếp, mãi đến khi chán chường trở về tiếp tục sự nghiệp luật sư. Có một nam sinh viên ra trường tiến sĩ, bỏ đi qua Phi châu một thời gian, trở về Mỹ sống rất đơn giản thí dụ mua xe không có cái gì "tự động" trên cái xe. Đây là những chuyện có thật được biết tại Texas, chưa kể đến các thành phố hay tiểu bang khác.

        Chúng ta nghe đến truyền thuyết Đức Phật bỏ gia đình và ngai vàng để đi tìm con đường giải thoát cho chúng sanh. Còn hiện nay, đối với những "giang hồ quý tử" cũng bỏ lại tất cả "điều kiện thừa hưởng thuận lợi", bỏ ra đi phiêu bạt khắp mọi nơi, để gạn lọc và tìm kiếm những giá trị chân chính của cuộc sống, học hỏi kinh nghiệm sống còn, để giải thoát những căng thẳng bế tắc cho chính bản thân họ. Đương nhiên, trong những số người "giang hồ quý tử" thành công mỹ mãn, nhưng cũng có những người thất bại hoàn toàn không ít.

        Ngoài điều kiện của cải và ý chí vững mạnh, kinh nghiệm sống cũng là điều kiện cho ta nhiều thành công trên xứ này....


        Comment


        • #5
          Good Bad Ugly - 004 -Thẳng Thắn Xếp Hàng

          Nghe đến "xếp hàng" hay "lấy số" là chúng ta đã thấy sợ, vì chẳng chóng thì chầy sẽ có màn chen lấn xô đẩy cho đến khi đến cửa. Chúng ta đã từng nếm mùi xếp hàng lãnh thực phẩm, mua hàng phân phối, mua vé coi hát, dự xem đấu bóng, đi xem đại nhạc hội, đạp chân nhau trên sàn nhảy đầm, chen xe gắn máy trên đường không kể đường đi, v.v...Ấn tượng xếp hàng đeo đuổi như một tệ nạn, một hình phạt, một thói quen xấu, một tập quán thể hiện kém về ý thức "nề nếp" xã hội văn minh...

          Sống ở trên xứ người chúng ta mới thấy, họ vui vẻ xếp hàng chỉnh tề, không chen lấn chiếm chỗ, không mánh mung lấn áp hay đút lót. Họ cũng xếp hàng làm giấy tờ, bưu điện, ghi danh, mua vé, vào cửa, xem hát, đi về, đại nhạc hội ngoài trời, chích ngừa, nhận phát quà free, v.v... Người ta chờ đợi xếp hàng để vào thưởng thức nhà hàng nấu ăn ngon đông khách. Người ta xếp hàng thứ tự mua vé coi xi nê coi phim mới hay mà không cần chen lấn, nếu trựơt xuất này họ coi xuất kế tiếp. Họ lái xe đường đi rõ ràng, không chen lấn, không ép đường, không cắt ngang cua gắt, v.v...Còn chuyện kẹt xe trên xa lộ có thể hàng giờ, đa số người ta cũng không chen lấn đường đi giữ mực di chuyện an toàn. Có người trong trường hợp khẩn cấp, họ đều xin phép những người trước mặt để cho họ ưu tiên. Họ cũng có đến sớm giữ chỗ ngồi, hay "camp out" để giữ chỗ ưu tiên, họ thích thú làm những điều như thế và tôn trọng quyền lợi cho nhau. Thí dụ mỗi năm có ngày "Black Friday" các cửa hàng bán đại hạ giá cho nhiều mặt hàng khác nhau...hay những ngày ra mắt những mặt hàng mới như Apple 5, người ta có thể mang mùng màn ngồi ngủ ngoài tiệm trước đó hai ba ngày để giữ chỗ ưu tiên không cãi nhau giành giựt. Nhưng sau khi lấy số, khi cửa hàng mở, họ cũng chen lấn nhau chạy vào trong có khi đạp lên cả nhau. Đương nhiên, nếu ai xếp hàng mất trật tự và làm hỗn loạn, sẽ có cảnh sát mời người ấy ra về.

          Đi về VN nhiều lần, chúng ta ít nhiều chứng kiến được cảnh xếp hàng để đăng ký vé và gửi hàng. Chúng ta thử nhận xét người du lịch các đường bay VN tại phi trường Mỹ hay Canada, họ luôn xếp hàng theo thứ tự chỉnh tề, nhưng khi đến Đài Loan Hồng Kông Việt Nam lại bắt đầu chen lấn không theo thứ tự hàng ngũ. Nhất là tiếng nói xô bồ ồn ào, bất kể sự trật tự cho xung quanh. Có phải "When in Rome, do as the Romans do" hay ta phải luôn giữ đúng tư cách đứng đắn.

          Thẳng thắn xếp hàng... có phải đó là nề nếp trật tự của một xã hội văn minh?


          Comment


          • #6
            'Thẳng thắn xếp hàng... có phải đó là nề nếp trật tự của một xã hội văn minh? "



            Xã hội nầy coi bộ văn minh hơn các xã hội khác ... Tuy nhiên người quen đi chân không thì làm sao để xếp hàng .

            Chúc các bạn vui .

            Comment


            • #7
              Good Bad Ugly- 005- Con Không Cha

              Tục ngữ trước đây ta có câu "Con không cha như nhà không nóc", để cho biết vai trò của người cha trong việc bao bọc mái ấm gia đình, bao che bảo vệ cho những thành viên trong gia đình. Người ta còn kính trọng sức mạnh cứng rắn và công lao dạy dỗ của người Cha như "Công Cha như núi Thái Sơn". Bổn phận làm con chúng ta luôn thương yêu và kính trọng cha mẹ, và chúng ta xem gia đình là nền tảng vững chắc cho mình trong cuộc sống. Nhưng cho đến thời đại này, hình ảnh người đàn ông về "sức mạnh và công lao" đã dần dà nhường chân cho người phụ nữ hay người Mẹ nắm vai trò chính trong gia đình.

              Đương nhiên trong đời sống, "Con không Cha" cũng có ở nhiều hoàn cảnh khác nhau như mồ côi cha mẹ từ lúc chào đời; sơ sinh đỏ hỏn bị bỏ vứt trước cổng chùa; vợ chồng ly dị sau một thời gian sinh sống; gái mang thai "chửa hoang" vì không biết ai là người cha đích thực; phụ nữ mang thai nhưng người đàn ông từ chối trách nhiệm, v.v... Nhưng nếu người phụ nữ không có chồng mà có con, người đời cho đây là điều sỉ nhục, mang tai tiếng cho gia đình.

              Trong một thế giới tư do bình đẳng, người phụ nữ ngày nay có sự bình đẳng về quan hệ tình cảm và tình dục, có tiếng nói trong tự do ngôn luận, dường như họ không thích lập gia đình chỉ muốn ở vậy sống vui hơn; hay nếu họ có gia đình thì lại không muốn bó buộc có con cái trong khuôn khổ mẫu mực vai trò "cha mẹ". Đồng thời, tình trạng ly dị xảy ra quá dễ dàng quá nhiều; con số "single Mom" càng ngày càng cao; con cái cũng "tự do" khó lường dạy dỗ và uốn nắn, đồng tiền kinh tế và vật già càng gia tăng so với đồng lương; thị trường giải trí vui chơi quá phong phú, v.v... Vì thế trong những năm gần đây, giới phụ nữ trí thức có chức vị cao cấp, sang trọng giàu có sung túc, họ vẫn mong muốn có đứa con nhưng không muốn có chồng hay lập gia đình. Vì thế họ nhờ bác sĩ giúp tìm kiếm và "cấy tinh trùng" để họ có thể mang thai và sinh nở. Họ không lo ngại về giá cả cấy tinh trùng, mà chỉ chú tâm vào việc lựa chọn "giống" (gene) hay "tinh trùng" dựa trên nhiều tiêu chuẩn về gene tốt, có chỉ số thông minh IQ và EQ cao, phải đẹp trai khỏe mạnh, to con cao ráo, v.v... Họ có quyền interview người cho tinh trùng để giúp việc quyệt định chọn giống. Sau khi sinh sản, học tự nuôi nấng đứa con đó...mà chúng ta có thể gọi là "Con Không Cha".

              Đương nhiên, họ cũng sẽ giao du ăn nằm với bạn trai (boy friend), nhưng người đàn ông ấy không phải là Cha "hợp pháp" của đứa bé. Chúng ta không biết đứa "Con Không Cha" có thể phát triển bình thường về đời sống tâm lý hay không? Chúng ta cũng không biết đời sống tình cảm "đơn lẻ" người Mẹ đó sau này ra sao? Đứa con sẽ nghĩ như thế nào khi nó khám phá ra, nó chì là đứa "Con Không Cha"? Căn bản của nền tảng đơn vị gia đình sẽ còn tồn tại trong tương lai hay không? Chỉ biết họ mạnh dạn, dám làm, dám chịu với những đứa "Con Không Cha". Đó là chúng ta chưa kể đến những đứa "Con Không Cha" của những cặp vợ chồng "đồng tình luyến ái".

              Chuyện sinh “Con Không Cha" kiểu này chắc là loạn rồi, và điều đó không thể xảy ra và chấp nhận ở xã hội chúng ta. Nhưng đó là chuyện đã có và đang xảy ra trên xứ người hiện nay.

              Comment


              • #8
                Anh Cường! Khi cha con, hoặc anh em ruột lấy nhau thì mới gọi là 'loạn luân'.

                Chữ 'loạn luân' nằm ở câu cuối cùng
                - Chuyện sinh “Con Không Cha" là "loạn luân (?)" nó hoàn toàn không có make sense ở câu này!

                Comment


                • #9
                  Originally posted by 'HongNhung'

                  Anh Cường! Khi cha con, hoặc anh em ruột lấy nhau thì mới gọi là 'loạn luân'.

                  Chữ 'loạn luân' nằm ở câu cuối cùng
                  - Chuyện sinh “Con Không Cha" là "loạn luân (?)" nó hoàn toàn không có make sense ở câu này!

                  Đã sửa...sáng nay nghĩ hoài với (?). Cảm ơn!

                  Comment


                  • #10
                    Good Bad Ugly – 006 - Xưng Hô “You”

                    Trong nền văn hóa của chúng ta, hệ thống vai vế trong dòng họ và gia đình rất rõ ràng như Bác, Chú, Ba, Mẹ, Cô, Dì, Dượng, Anh, Chị, Em, Cô, Thầy, v.v... Cách xưng hô này được giáo dục và rèn luyện thực hành từ lúc mới chào đời, và mọi người đều rất coi trọng việc xưng hô như kính trọng người khác trong các vai vế khác nhau.

                    Khi học tiếng Anh ở Việt Nam, nhưng chưa sống ở đất nước dùng ngôn ngữ này, cho nên chúng ta không cảm thấy sự khó khăn trong cách xưng hô với người khác. Nhưng khi sống trên đất Mỹ một thời gian, ta mới thấy cái kỳ quặc khó chịu, vì ta có thể gọi hay nói bất cứ ai bằng tiếng "YOU". Dân nói với ông Tổng Thống "you"; ta có thể xưng hô người chủ "you"; con ngồi trò chuyện với cha mẹ cũng "you"; xưng hô cho một hay nhiều người cũng "you"; vợ chồng trò chuyện với nhau cũng "you"; v.v...Đôi khi để tỏ kính trọng người khác trong cách xưng hô, chúng ta thường hỏi “What should I call you?”, nhưng rất nhiều người cũng cảm thấy không thoải mái khi nghe câu hỏi này, thậm chí cả người bản ngữ cũng thấy rắc rối. Rất nhiều cô gái không biết nên gọi mẹ của bạn trai như thế nào hay một số bậc cha mẹ cũng không biết xưng hô thế nào với thầy cô giáo của con mình. Tại sao câu hỏi “What should I call you?” lại khó trả lời đến vậy? Có thể bởi vì bạn đang mong muốn người khác cung cấp thêm thông tin về mối quan hệ, vị trí hoặc địa vị của họ với mình. Đó có thể bao gồm tuổi tác, nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo và thậm chí cả tình trạng hôn nhân. Một số người đòi hỏi sự trang trọng hơn khi xưng hô với những người khác; ngay cách xưng hô trong văn viết cũng có nhiều quy tắc và trang trọng hơn trong văn nói. Họ có thể gọi nhau bằng tên (first name), hay họ (last name), hay nick name. Họ lịch sự thì dùng Mr là viết tắt của “Mister”, Mrs(”Misses”), Miss(“Miss”), Ms(“Mizz”) sau đó là họ (last name). Đương nhiên cách xưng hô có thể thay đổi tùy thuộc vào tuổi tác và địa vị. Tùy theo cách dùng cho trang trọng, đơn giản, thân thiện, v.v...trong cách xưng hô với học sinh, sinh viên, đồng nghiệp, bạn hàng, hoặc người quen. Khi gọi người yêu, bạn thân, thành viên trong gia đình hoặc trẻ em thường dùng các thuật ngữ biểu lộ tình cảm như: honey, dear, sweetie, love, darling, babe hay baby, pal, buddy hay bud. Cũng như ta đã nghe từ "my sunshine" từ anh Mẫn.

                    Sau những tiếng xưng hô "hoa mỹ" đệm vào, chúng ta lại thấy từ "YOU" xuất hiện hầu như toàn bộ trong câu nói, lời văn, dàm thoại, thuyết trình, diễn văn, v.v... Chỉ có cái từ “YOU” kỳ quái, một chữ có thể dùng cho tất cả cách "xưng hô"... cũng nói lên bản chất "bình đẳng" tự do trong ngôn ngữ.


                    Comment


                    • #11
                      Good Bad Ugly - 007 - "Đi Cày"

                      Khi còn ở quê nhà, chúng ta đã từng nghe bắt quải câu "Lao động là vinh quang". Khi còn ở nhà trường đã nếm mùi đốn tre, chặt củi, đắp đê, thủy lợi, v.v...rồi cũng tan biến chốc lác. Có đứa phải bỏ học bỏ làm, chạy làm ăn buôn bán để nuôi sống cho bản thân và gia đình như làm bánh mì, than đá, đạp xích lô, xửa xe gắn máy, v.v... rồi cũng sống yên vui. Những đứa may mắn có ở lại mái trường, học tốt nghiệp xong cũng chẳng còn mấy đưa theo ngành giáo dục và làm về các ngành nghề khác kiếm lợi tức, cũng dư giả phong lưu "đại gia" nhu ai. Có những người vượt biên, định cư ngòai hải ngoại cũng phải lăn lộn "lao động" cực nhọc từ hai bàn tay trắng, cho đến nay cũng chẳng còn phải kêu than "rêm mình" vì "lao động là vinh quang". Chúng ta nôm na gọi là "Đi Cày" ở xứ người.

                      Những ngày đầu họ làm bất kể chuyện gì, bao nhiêu giờ phụ trội (overtime) cũng không bỏ; hai ba công việc làm cũng không thấy đành dụm dư giả; làm đồng lương càng cao thì chi tiêu sắm sửa càng nhiều vì "thuyền to sóng lớn"; có người phải đi học đi làm để cải thiện đời sống; có người lại bỏ ngang việc làm để buôn bán "phi thương bất phú"; có người làm lui làm tới vẫn sạt nghiệp thất bại, v.v... Cuộc sống sinh nhai để tồn tại thì ở đâu cũng giống nhau; thay vì gọi là "lao động vinh quang", chúng ta thường an ủi nhau "đi cày như trâu" mỗi ngày. Thực sự, muốn sống thành công và sung túc ở Mỹ là mình phải lao vào việc làm, phải đối đầu thử thách, lối sống cũng phải thay đổi chút. Về việc làm ở đất nước mệnh danh là "land opportunity", tuổi nào giống nào cũng có được, miễn dốc lòng dốc sức. Chẳng ai cười chê bạn công việc làm của bạn, cũng không ai soi mói đời tư của bạn, chẳng ai ý kiến ý cò về sự lựa chọn của bạn. Cái thiên đường ở xứ này là chúng ta chí thú làm việc thật xuất sắc; có tiền ta có thể có nhà, xe cộ, ngần hàng, mua sắm, máy móc, du lịch cũng như ai. Cái không thiên đường tiếp theo của Mỹ là tỉ lệ thất nghiệp, kiếm việc thích hợp, học ra đôi khi lóng ngóng mãi không ra việc. Mà rồi đôi khi có việc phải dời sang sống tại tiểu bang khác xa tít mù tắp . Dọn đi dọn lại là điều dễ phá sản và khá chán nản vì phải xa gia đình một thời gian. Còn công việc lao động chân cho người lớn tuổi cũng rất đau đầu vì lực sức không bằng dân gốc Mễ, Xì, hay Phi. Còn làm việc bằng trí óc thích hợp cho người Việt, nhưng không hẳn nhẹ hơn và cũng khá chua cay về mặt ngôn ngữ đàm thoại hay giao dịch. Nhất là người Việt thường thích sống ở các thành phố lớn, đơng người đồng hương, dịch vụ nhiều, nhưng mấy thành phố này lại đông dân, thiếu việc, đồng lương lại quá ư là thấp. Khi đi làm ở hãng, cái trở ngại hỗn loạn nhất là tiếng Anh; không có giỏi tiếng Anh thì đi đâu làm gì cũng vướng vấp.

                      Tất nhiên bài viết chỉ đề cập vài điều chính yếu trong việc "lao động" trong cuộc sống ở Mỹ, nội dung bị giới hạn nên đã không thể lột tả toàn cảnh về cuộc sống ở nơi này. Nhưng điều chúng ta thoải mái và hạnh phúc nhất về cuộc sống ở đây là nhân quyền, cách đối đãi người với người, tư do ngôn luận, dịch vụ thương mại, không có cái chuyện hoạch họe để dút lót, thêm bớt mặc cả trong việc làm hay phục vụ đời sống.

                      Mặc dầu chua cay "đi cày" xứ người, nhưng chúng ta yêu những thú thương đau ấy, luôn chăm lo cái hạnh phúc công ăn việc làm trong tay...

                      Comment


                      • #12
                        Good Bad Ugly – 008 - "Xài Kiểu Mỹ"

                        Khi còn trẻ chúng thường diễu cợt là thằng ấy nó "Xài Kiểu Mỹ". Vì chúng ta thấy, mọi thứ đồ dùng của Mỹ xài đều dư giả hoang phí, chất lượng quá cao, cái gì cũng bự cũng to lớn, lối dùng quá tiện nghi "xài xong vứt bỏ", v.v... Trên thực tế, ai ai cũng chưởi và chống đối Mỹ, nhưng cứ đi tìm tiền Mỹ xài, đồ Mỹ mà dùng vì chất lượng cao, dùng hệ thống kinh doanh của Mỹ vì hợp lý, muốn Mỹ hợp tác bang giao về kinh tế thương mại vì nhu cầu đòi hỏi của thị trường, v.v...Vải nylon Mỹ chắc bền nhẹ chúng ta dùng làm võng; thị trường sản xuất may mặc áo quần cho công ty "Mỹ, thì vải tốt, đường may đẹp, không cần ủi, ít thấm nước lên mau khô. Giấy đi cầu cũng mịn màng và khó rách; kem đánh răng cũng thơm tho và hiệu quả cho răng; xà phòng tắm cũng bọt nhiều và không làm hại làn da; thuốc gội đầu Mỹ cũng làm cho làn tóc bóng bẩy và ít gàu, v.v...

                        Ngay cả người Âu Châu cũng chuộng nước ngọt CocaCola, nhưng chúng ta chỉ tìm có dưới 10 mặt hàng cùa Coca Cola trong các siêu thị; trong lúc đó ở Mỹ có gần trăm món hàng nước ngọt của Coca Cola. Thí dụ: Coca Cola, Diet Coca Cola, SugarfreeCoca Cola, Diet SugarfreeCoca Cola, Zero Coca Cola, Cherry Coca Cola, v.v... Đó là chưa kể đến các lọa hàng nước ngọt khác của hảng Pepsi và 7-Up. Người Phi Châu chuộng nhiều mặt hàng chất lượng của Mỹ về tiêu dùng như đồ hộp, đông lạnh, thịt gà heo bò, đồ khô ngũ cốc, v.v... ; trong lúc đó các siêu thị ở Mỹ có gấp trăm lần các món hàng tiêu dùng khác theo từng sở thích của khách hàng... như là whole chicken, chick wings, chicken legs, chicken white meat, chicken dark meat, chicken fajita, rosemary chicken, v.v... Hàng ngày, hàng năm, các cửa hàng và các xí nghiệp phế thải cả hàng tấn hàng tồn kho để bảo vệ chất lượng sản phẩm.

                        Cuộc sống bên Mỹ thì khác rất nhiều. Không trả góp không phải dân Mỹ. Người có trả góp nhiều là một người "công dân tốt". Trả góp đây không phải là cái "mốt" hay là "phong trào" gì hết, mà trả góp để bạn có thể có điểm tín dụng "credit" cao để có thể vay mượn ngân hàng dễ dàng với lãi xuất thấp. Chúng ta trả góp hàng tháng tiền nhà, tiền xe, tiền thẻ tín dụng, tiền nợ, tiền ínurance, tiền bệnh viện, tiền sủa sang nhà cửa, tiền mua sắm máy móc trang bị trong nhà, v.v...Nhưng cái hay của trả góp là mình có thể sắm sửa "hàng mời" xài sớm, góp trả xong xài nó hư hay "cũ", mình lại góp tiếp cho món hàng "cập nhật" mới ra thị trường. Nhà thì từ ngày đi down đủ tiền cho ngân hàng và bắt đầu góp là có thể dọn và ở; xui xui mất job, hết góp nổi, nó kéo nhà. Xe mới mua không trả thì bị kéo về hãng ngay. Tiền nợ không trả thì sẽ khoán trừ trong những đồng lương thu nhuận của bạn. Hệ thống quảng cáo và khuyến mãi thị trường ở Mỹ là số một, giới trẻ thay đổi cell phone mới như là ăn cơm bữa; các cô bỏ tiền sắm giày sắm bóp như điên, còn các anh thì thích sắm xe với thiết kế đẹp và động cơ mạnh, v.v... Góp xong cái nhà đầu cũng hai màu tóc vì lo lắng, trả xong căn nhà 30 năm, thì sẽ phải mua một căn nhà mới khác.Nhưng phần lớn chúng ta cũng mua hay đổi nhà cửa cũng hai ba lần trong mấy mươi năm qua.

                        Nhưng đối với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, mọi người đều thắt lưng buộc bụng. Trước đây xài nguyên một tờ giấp napkin lau tay, giờ họ xài có một nửa tờ giấp napkin .

                        "Xài Kiểu Mỹ" đều đúng theo hai nghĩa "tốt và xấu"... tùy theo lối nhìn của từng góc cạnh.

                        Comment


                        • #13
                          Good Bad Ugly – 009 – "Save The World”

                          Chúng ta cũng từng nghe qua câu "Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon" hay câu "Dân giàu- Nước mạnh!". Có lẽ chữ "giàu" ở đây là chỉ đến trình độ giáo dục văn hóa, ý thức văn minh, tân tiến hiện đại. Về quê nhà đã nhiều lần và có dịp đi du lịch nhiều thành phố. Phải công nhận sự phát triển ở mọi nơi rất lớn mạnh như nhà cửa xây cất to lớn đẹp đẽ, đường xá cầu cống mở mang rộng lớn, hệ thông giao thông hợp lý hơn, cách phục vụ thương mãi sáng tạo mới mẻ hơn, v.v... Đó là những điều đáng mừng.

                          Nhưng tại sao quê nhà thuờng bị ngập lụt, các thành phố lớn không có hệ thống thoát nước đồng bộ với sự phát triển nhanh chóng, còn các thành phố vùng duyên hải vì núi trọc rừng thưa. Tại sao các sông rãnh ở thành phố vẫn nghẹn ngập bùn và dơ bẩn, cứ xem thử con sông ở thành phố cảnh Hội An và xem thử con sông Sài Gòn chúng ta sẽ thấy. Tại sao nhà cửa xây cất ngợp trời nhưng hệ thống điện nước, nước thải, và giao thông luôn bị bế tắc...Xe gắn máy đông như kiến trên khắp con đường, đi trên đường nửa ngày thì lồng ngực ta đã khó thở, lỗ mủi đã đóng đầy bụi, da màt dày đặc cát muối,v.v...Người đi đường phải mang khẩu trang hay găng tay dài .

                          Theo nhận xét hay quan sát riêng tư - Đi các con đường ở thành phố Pleiku rất rộng (4 lanes và median) và thiết kế cũng hiện đại, nhưng vẫn bụi bặm rác rưới bẩn thỉu dọc bên đường. Dọc theo đường xa lộ dọc biển từ Qui Nhơn ra Tuy Hòa, ta vẫn thấy bò dê đi từng đàn, lâu lâu phóng uế dọc đường, còn bờ biển cát trằng tinh đẹp mắt vẩn rác rưởi dọc ven biển và dân cư sống đầy ven biển. Thành phố Tuy Hòa nhiều kiểu đèn đường trên mỗi con đường, nhưng không thấy cái sạch sẽ đường xá trong một thành phố đẹp. Ở tại môt khách sạn lớn ở Nha Trang, có dịp ngắm nhìn đường phố biển sạch sẽ, đông du khách ngoại quốc, bỗng dưng tôi lại chăm chú nhìn một người lao công cầm chổi và cái hốt rách để vét những đống nước đọng bên lề đường...làm cho tôi thất vọng. Cam Ranh có những "resort" rất đẹp và hiện đại, nhưng vắng tanh khách du lịch, chỉ thấy tội nghiệp hàng chục người lao đông ngồi cắt cỏ bằng dao kéo. Đương các thành phố lớn như Đà Nẵng hay Sài Gòn, thì chỉ hòa nhoáng bên ngoài, nhưng đi vào những hệ thống cống rãnh vệ sinh công cộng vẫn chưa rõ nét về cái vĩ đại hay văn minh như các nước Á Đông khác về xe hơi và vận tải, hệ thống đường xa lộ nhiều tầng, hay tàu điện ngầm, v.v...

                          Ở xứ người, việc rác rưới thả rác hay phóng uế cũng có rải rác cho từng khu vực hay thành phố. Nhưng những đường phố chính, những nơi tiêu biểu của thành phố nhiều khách du lịch viếng thăm, hay nơi công cộng như hành chánh trường học... chúng ta thấy rất sạch sẽ. Đương nhiên xả rác dọc đường bị phạt $200; không giữ nhà cửa đàng hoàng cũng bị gửi giấy cảnh cáo và bị phạt; viết bậy trên tường cũng bị bắt vài ngày; xe cộ hàng năm phải check ống "bô" thoát khói có sạch không; v.v...Thùng rác để khắp mọi nơi như ngã tư, trạm xe bus, phi trường, cửa tiệm; bệnh viện, công viên, v.v... và được thay bao rác mới thuờng xuyên để bảo vệ môi trường. Nước thải (wastewater) từ nhà hay công cộng có hệ thống thoát nước riêng, qua hệ thống thanh lọc khử trùng (wastewater treatment plant) cho sạch trước khi dùng lại. Nước mưa cống rãnh cũng được qua các hệ thống lọc (water quality) để lấy đi rác rưới dầu nhớt trước khi đổ ra sông ngòi để bảo vệ môi trường. Họ khuyến khích nhân viên làm việc ờ nhà (telework) để giảm bớt lượng tiêu dụng xăng nhớt và khí thải ảnh hưởng đến "ozone" môi trường. Có những nhóm thỉnh nguyện, đi nhặt rác vào cuối tuần ở phố (downtown) hay xa lộ; có những thỉnh nguyện khác đi nhặt rác rưới ở các sông kênh rạch; có những nhóm khác họ trồng cây xanh trong những công viên, plaza công cộng, v.v...Chính quyền cũng không ngừng nghiên cứu những vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hệ thống, luật lệ...đễ không ngừng bảo vệ môi trường sống và bảo vệ cuộc sống lành mạnh cho dân chúng. Họ tận dụng "wind power", "solar power", "speed buses", "rail system", v.v... Họ yểm trợ nhiều chương trình "shared ride", "telework", "smart light", "recycle material", v.v... Các việc xây cất nhà cửa hay cao ốc, người ta khuyến khích dùng nhiều vật liệu tái chế biến (recycled materials), chú tâm vào dòng lưu của không khí, ánh sáng, cây xanh... để giảm mức tiêu thụ năng lượng. Ngành công chánh xây dựng cũng được dùng những vật liệu tái chế biến như recycled asphalt, porous concrete, light color, rain garden, wetpond, bicycle lane, v.v... Đó là chúng ta chưa kể đến tiếng động (noise), không khí (air), động (cave), mạch nước (spring), bụi bặm (dust), v.v..Mọi thứ bạn có thể kể ra, đều được bảo vệ tích cực ngay trên đất nước này hàng ngày.

                          Họ dạy trẻ em trường học với hành động nhỏ bé đơn giản nhưng với một mục đích tự giác to lớn "Save The World"

                          Comment


                          • #14
                            Good Bad Ugly – 010 - Kỳ Thị " Sắc Mầu Chủng Tộc”

                            Ngày xưa chúng ta thường dùng danh từ "Mọi" để ám chỉ cho các giống người dân da ngăm đen, dân tộc thiểu số, thượng, chàm, v.v...Ta cho rằng người "Mọi" là ở vùng núi rừng cao nguyên, kém văn minh, ăn ở mọi rợ, cà răng căng tai, ...Ngoài ra chúng ta còn dùng các danh từ khác như "Ba Tàu" hay "Chệt" để ám chỉ người Trung quốc sinh sống ở nước ta, mà ta ít khi gọi họ là người Hoa, hay người Việt gốc Hoa. Còn danh từ "Chà Già" để ám chỉ người Ấn Độ, cho họ ăn bốc, thờ heo thờ bò, thậm chí ta núm lấy vạt áo làm giống "lỗ tai heo" rồi búng vào đó để chọc ghẹo người theo Hồi giáo. Chúng ta cũng dùng tĩnh từ "Lai" cho các đúa bé bất hạnh là Mỹ lai và Tây lai, chia khoảng cách xấu xa và mặc cảm nặng nề cho các đứa trẻ ấy.

                            Những ngày còn ở trại tỵ nạn, chúng ta nghe đồn rằng người Mỹ kỳ thị chủng tộc; người Mỹ bóc lột thiếu nhân đạo; dân Mỹ "chủ nghĩa cá nhân" chỉ luôn biết đấn cái tôi "me me me"; dân Mỹ sống xa đọa theo nhu cầu thị hiếu và bất cần ngày mai; dân Mỹ lười biếng ngu dốt và không thông minh bằng người Á đông; v.v.. Chúng thấy và nghe đủ những từ mới lạ như dân “red skin”, "red neck", "KKK", “supremarcist”, "white trash", “negro”, "slave gangter", “yellow skin”, “brown skin”, “hispanic”, “mex”, v.v...Qua đến bên Âu châu, người Việt chúng ta gọi người Trung đông hay Ả Rập là bọn "Rệp" vì cho chúng ăn ở cả đàn cả lũ không vệ sinh. Còn bên Mỹ, ta gọi Mễ là "Xì" và cho đó là giống dân ăn bám lười biếng. Chúng ta ít khi dùng từ "Negro", mà ta gọi họ là đám "Mỹ đen" và cho họ nguy hiểm trộm cướp giết người bạo động. Chúng ta tiếp tục chống đối giao dịch hàng hóa của Trung quốc, và tránh xa dân da màu "Brown" vì cho họ láu cá và bủn xỉn. Chúng ta cũng không còn dùng tĩnh từ "Lai" hay "con lai" nữa.

                            Đương nhiên, cái kỳ thị "sắc mầu chủng tộc" cũng còn ở mọi nơi, nhất là những vùng thôn quê hẻo lánh. Nhưng tất cả dân da màu có tiếng nói trong hệ thống chính quyền và lập pháp, họ được bảo vệ vá đối xử hợp pháp "bình đẳng" như nhau. Không ai để ý soi mói đến ai, đèn nhà ai nhà ấy sáng, miễn là anh không phá rôi bất an cho quyền lợi hay sở hữu của kẻ khác. Anh có thể đứng giữa đường cầm khẩu hiệu chống đối Thổng thống, kỹ sư có thể bàn thảo tay đôi với xếp, đàn bà có thể ra ứng cử tổng thống, người Việt có thể trở thành một phi hành gia, em có thể nói thẳng với anh chị "I don't like you", v.v... Trong cái tư do bình đẳng ngôn ngữ, những ý tưởng "sắc mầu chủng tộc" củng tan biến, ít còn tồn tại trong tư tưởng của giới trẻ lớn và sống ở Mỹ hiện nay. Nhưng không hiểu tại sao, phần lớn chúng ta (ngay cả chính tôi) đi mua nhà lại kiếm những khu nhà nhiều Mỹ trắng, tránh khu Mỹ đen, Xì, Hoa hay Ấn; đôi khi không thích vào ở những khu có đông người Việt ở.

                            Có bao giờ ta thấy các giống dân da màu khác nhìn chúng ta ra sao? Cứ thử đi vào một nhà hàng Tàu, hay vào một tiệm thực phẩm Ấn độ, hay vào tiệm giặt ủi của người Đại Hàn, thì ta nhận thấy họ cũng không ưa và tôn trọng mình cho lắm. Thực ra, dân nào cũng có cái tư tưởng kỳ thị "sắc mầu chủng tộc" chẳng riêng cho người Mỹ.

                            Giống dân nào cũng có người xấu người tốt, đôi khi chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, mang tiếng xấu cho cả một giống dân. Chuyện người bản xứ giết người xảy ra hằng ngày khắp mọi nơi, nhưng chuyện cậu thanh niên Đại Hàn giết người, thì lại đồn vang xa khắp nước Mỹ.

                            Comment


                            • #15
                              Good Bad Ugly - 011 - Trẻ "Lễ phép Tối Thiểu"

                              Khi lớn lên ở quê nhà, chúng ta đều biết học những đạo đức, lễ phép tối thiểu của một đứa bé trong một gia đình gia giáo nề nếp. Đứa trẻ biết thưa gởi dạ vâng hay khi đi lúc về với người lớn; chúng được dạy bảo cách "ăn trông nồi ngồi trông huớng", biết nhường nhịn và kính trọng người cao tuổi; biết cung kính vòng tay cúi đầu chào hỏi hay nghe lời dạy dỗ của người lớn; biết yêu quý trọng thấy cô người dạy dỗ cho chúng thành đạt về sau. Chúng được rèn luyện việc biết khiêm tốn, yên lặng ngồi nghe những lời giáo huấn của đấng sinh thành để tỏ lòng kính trọng thương yêu. Không hiểu vi đâu và vì sao, những lễ phép tổi thiểu đã mất đi dần, các môn học công dân giáo dục hay đức dục mất hẳn đi trong hệ thống giáo dục hiện nay. Đồng thời, giới trẻ bậc cha mẹ cho rằng những lễ phép trước đây cổ hũ phong kiến, hay mang tính cách máy móc không thực tiễn, họ không còn coi trọng việc dạy dỗ các lễ phép tối thiểu như trên. Có số lại theo thời đại tự do ngôn luận, tự do bày tỏ những ý mình muốn mà không cần ai thích hay không thích.

                              Chúng ta đi thử qua các quốc gia như phong tục người Nhật Bản hay Đai Hàn cúi đầu chào vẫn là xem như là quốc hồn quốc túy khi gặp các chính khách. Hình ảnh chắp tay lạy chào nhau của Thái Lan vẫn được mọi người trên thế giới chiêm ngưỡng trong phim ảnh và nghệ thuật. Hình ảnh đứng bắt tay chào xếp lớn trong quân dội vẫn còn duy trì trên khắp thế giới. Hình ảnh các vận động viên "quỳ gối" ngồi chờ khi có đồng đội bị thương trên sân banh để biểu dương tình đồng đội. Thế tại sao hình ảnh "vòng tay cúi đầu" chào người lớn, ta lại cho cổ hũ xấu xa trong thời đại hiện nay.

                              Nếu chúng ta tìm hiểu và quan sát tại các trường mẫu giáo ở Mỹ rất hay về việc vào trí óc tưởng tượng cho đứa trẻ. Ngoài việc khơi mở trí lực giai đoạn đầu cho trẻ, người ta rất coi trọng việc dạy cho trẻ các quy tắc lễ nghi. Yêu cầu đối với mỗi em là phải nghe theo lời chỉ bảo của các giáo viên, học cách tham gia các hoạt động tập thể cùng với những học sinh khác. Trong các trường mẫu giáo ở Mỹ, mỗi khi đứa trẻ hắt hơi, sẽ phải nói “xin lỗi!” và điều này đã trở thành một hành vi tự giác của trẻ. Đối với trẻ em phạm lỗi, người ta thường dùng phương pháp “phạt ở một mình”, để khi trẻ bình tĩnh suy nghĩ về hành động của mình, lúc đó lời giảng giải điều hay sẽ có hiệu quả sẽ cao hơn. Nhưng họ không bao giờ "cột chân" hay "khóa nhốt" trong phòng cà ngày như chúng ta thường thấy trước đây. Trẻ em được dạy "Yes Sir hay Yes Mam" với người lớn tuổi. Nổi nóng ở những nơi công cộng là điều dường như không ai có thể chấp nhận được ở Mỹ. Do đó, phong độ cũng như sự trầm tĩnh có lẽ liên quan nhiều đến phương pháp giáo dục ngay từ độ tuổi mẫu giáo này. Trong việc giáo dục những lễ nghi ứng xử cho đứa trẻ ở giai đoạn tuổi mẫu giáo, những điều trẻ học được không phải là những lý giải mà là những gương mẫu từ những giáo viên mẫu giáo.

                              Nhưng cái dở của giáo dục ở Mỹ, đứa trẻ có cái "tự do ngôn luận" quá mức, nhất là cái khác biệt trong cái giáo dục "đứa trẻ" ở nhà trường và suy nghĩ của cha mẹ về bảo vệ quyền lợi của đứa trẻ ở "nhà". Họ không thích ép buộc trẻ vào khuôn khổ nhiều quá, không muốn trẻ phải làm homework nhiều, không muốn trẻ bị la mắng hình phạt ở trường do thương xót con, v.v... Từ đó, họ cho con học những trường dạy cho các trẻ em khác biệt, trường tư thục đặc biệt, hay hệ thống "homeschool" từ mẫu giáo đến năm lớp 12.

                              Trên thực tế, phần lớn giới trẻ lớn lên tại Mỹ, khi chúng gặp người lớn thì mặt cứ trơ ra, đợi cho cha mẹ nhắc thì mới chào; vừa chào xong là thấy chúng biến mất hay mắt cứ dí vào cái iPhone. Lễ ra trường là của chúng, theo học ngành nghề nào do chúng; ngày cưới là ngày vui của hai đứa chúng nó, phần lớn khách là bạn bè của con; đi du lịch ba mẹ chi tiền mua vé thí con đi chung, nhưng còn chuyện đi chơi là do chúng con...Cha mẹ chỉ bỏ tiền ra nuôi chúng lớn thành nhân thành tài... Bổn phận của ông bà là xong, and ….Now my turn! This is my life!

                              Còn nhiều điều không thể đề cập hết, nhưng trong cái giáo dục lý tưởng tại một đất nước quá tự do, đứa trẻ có thể nói thẳng ba mẹ "No! I don't want it", hay "This is mine!". Thậm chí bé có thể từ cha mẹ ruột và hợp pháp chấp nhận một cha mẹ nuôi mới.

                              Comment

                              Working...
                              X