Announcement

Collapse
No announcement yet.

Good Bad Ugly 025 - (39)Mâm cỗ(39) có cao hơn (39)tiếng chào(39)?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Originally posted by 'CuongTran'

    Good Bad Ugly - 007 - "Đi Cày"

    Khi còn ở quê nhà, chúng ta đã từng nghe bắt quải câu "Lao động là vinh quang". Khi còn ở nhà trường đã nếm mùi đốn tre, chặt củi, đắp đê, thủy lợi, v.v...rồi cũng tan biến chốc lác. Có đứa phải bỏ học bỏ làm, chạy làm ăn buôn bán để nuôi sống cho bản thân và gia đình như làm bánh mì, than đá, đạp xích lô, xửa xe gắn máy, v.v... rồi cũng sống yên vui. Những đứa may mắn có ở lại mái trường, học tốt nghiệp xong cũng chẳng còn mấy đưa theo ngành giáo dục và làm về các ngành nghề khác kiếm lợi tức, cũng dư giả phong lưu "đại gia" nhu ai. Có những người vượt biên, định cư ngòai hải ngoại cũng phải lăn lộn "lao động" cực nhọc từ hai bàn tay trắng, cho đến nay cũng chẳng còn phải kêu than "rêm mình" vì "lao động là vinh quang". Chúng ta nôm na gọi là "Đi Cày" ở xứ người.

    Những ngày đầu họ làm bất kể chuyện gì, bao nhiêu giờ phụ trội (overtime) cũng không bỏ; hai ba công việc làm cũng không thấy đành dụm dư giả; làm đồng lương càng cao thì chi tiêu sắm sửa càng nhiều vì "thuyền to sóng lớn"; có người phải đi học đi làm để cải thiện đời sống; có người lại bỏ ngang việc làm để buôn bán "phi thương bất phú"; có người làm lui làm tới vẫn sạt nghiệp thất bại, v.v... Cuộc sống sinh nhai để tồn tại thì ở đâu cũng giống nhau; thay vì gọi là "lao động vinh quang", chúng ta thường an ủi nhau "đi cày như trâu" mỗi ngày. Thực sự, muốn sống thành công và sung túc ở Mỹ là mình phải lao vào việc làm, phải đối đầu thử thách, lối sống cũng phải thay đổi chút. Về việc làm ở đất nước mệnh danh là "land opportunity", tuổi nào giống nào cũng có được, miễn dốc lòng dốc sức. Chẳng ai cười chê bạn công việc làm của bạn, cũng không ai soi mói đời tư của bạn, chẳng ai ý kiến ý cò về sự lựa chọn của bạn. Cái thiên đường ở xứ này là chúng ta chí thú làm việc thật xuất sắc; có tiền ta có thể có nhà, xe cộ, ngần hàng, mua sắm, máy móc, du lịch cũng như ai. Cái không thiên đường tiếp theo của Mỹ là tỉ lệ thất nghiệp, kiếm việc thích hợp, học ra đôi khi lóng ngóng mãi không ra việc. Mà rồi đôi khi có việc phải dời sang sống tại tiểu bang khác xa tít mù tắp . Dọn đi dọn lại là điều dễ phá sản và khá chán nản vì phải xa gia đình một thời gian. Còn công việc lao động chân cho người lớn tuổi cũng rất đau đầu vì lực sức không bằng dân gốc Mễ, Xì, hay Phi. Còn làm việc bằng trí óc thích hợp cho người Việt, nhưng không hẳn nhẹ hơn và cũng khá chua cay về mặt ngôn ngữ đàm thoại hay giao dịch. Nhất là người Việt thường thích sống ở các thành phố lớn, đơng người đồng hương, dịch vụ nhiều, nhưng mấy thành phố này lại đông dân, thiếu việc, đồng lương lại quá ư là thấp. Khi đi làm ở hãng, cái trở ngại hỗn loạn nhất là tiếng Anh; không có giỏi tiếng Anh thì đi đâu làm gì cũng vướng vấp.

    Tất nhiên bài viết chỉ đề cập vài điều chính yếu trong việc "lao động" trong cuộc sống ở Mỹ, nội dung bị giới hạn nên đã không thể lột tả toàn cảnh về cuộc sống ở nơi này. Nhưng điều chúng ta thoải mái và hạnh phúc nhất về cuộc sống ở đây là nhân quyền, cách đối đãi người với người, tư do ngôn luận, dịch vụ thương mại, không có cái chuyện hoạch họe để dút lót, thêm bớt mặc cả trong việc làm hay phục vụ đời sống.

    Mặc dầu chua cay "đi cày" xứ người, nhưng chúng ta yêu những thú thương đau ấy, luôn chăm lo cái hạnh phúc công ăn việc làm trong tay...
    [hr]

    O VN hay coi trong nhung nghe lao dong tri oc. Con o My thi chi can make money mien la dung co lam bay la duoc roi. Khi di mua nha hay mua xe ho thuong hoi minh what's your income? not what kind of job you do. Chac chan cac anh chi khi dat chan den My khong ai tranh khoi lam nhung cong viec lau nha, rua chen, cat co... hoac cac entry level job with minimum wage. Cung that la shock nhung ma nho vay ma cac anh chi em ai cung co duoc ngay hom nay

    HT

    Comment


    • #32
      'Mâm cỗ' có cao hơn 'tiếng chào'.?

      Cao Huy Huân

      Ông bà ta có câu “tiếng chào cao hơn mâm cỗ”, ý nói lời ăn tiếng nói đáng trọng hơn là của cải vật chất. Nhìn rộng ra một chút, truyền thống ngày xưa của người Việt Nam là coi trọng cách đối nhân xử thế, mối quan hệ thân tình hơn là vật chất. Vậy mà theo như tôi thấy thì ngày nay dường như truyền thống đó đang bị mai một dần. Ngoài xã hội Việt Nam lúc này tôi chỉ thấy “mâm cỗ” được ưu tiên hàng đầu.

      Thời còn học ở Mỹ, có lần tôi gặp một tình huống rất đáng ngạc nhiên. Tôi đến Texas vào lúc tiết trời sắp chuyển sang mùa thu. Thời tiết rất đẹp và mát mẻ. Tôi quyết định đi dạo một vòng khu học xá để tham quan nơi mà mình sẽ theo học mấy năm. Khi bước ra ngoài, có rất ngạc nhiên khi thấy nhiều hoàn toàn không quen biết chào tôi “what’s up”, “hello”, “hi”. Tôi chỉ biết gật đầu cười lại. Sau này khi đã quen thân với một vài người bạn Mỹ, tôi có hỏi họ tại sao những người Mỹ không quen đó lại chào hỏi tôi trên đường. Câu trả lời tôi nhận được là: “do thói quen”. Sau này, khi còn ở Mỹ, bất cứ ở đâu tôi cũng gặp những người Mỹ xa lạ cười rất tươi và chào hỏi tôi như người quen thuộc. Quả thật, chắc chỉ ở Mỹ mới có thói quen kì lạ như vậy, nhưng thói quen đó lại làm tôi cảm thấy rất dễ chịu và vui vẻ. Chỉ cần một nụ cười, một tiếng nói cũng xóa tan được cái băng giá lạnh lùng. Người Mỹ không hề sống thiếu tình cảm như chúng ta vẫn tưởng. Theo tôi, những người Mỹ xa lạ chào hỏi tôi là vì thói quen, nhưng nguyên nhân là do, với họ, giữa con người với con người cần có sự giao tiếp, và với họ, một tiếng chào không làm mất của họ đồng nào nên chẳng tiếc gì mà không chia sẻ nó với cả những người không quen. Ở một xứ xa lạ, một nụ cười, một tiếng chào bỗng dưng làm trái tim ấm áp lạ. Ngẫm lại xứ mình, đôi khi chúng ta quên việc chào hỏi nhau, thậm chí có lúc còn né tránh. Tôi còn nhớ có một cậu bạn đại học, lần đó chúng tôi đang đi chung trên đường, bỗng dưng cậu ấy nằng nặc đòi rẽ sang hướng khác. Một lúc sau hỏi ra mới biết, chỉ vì trên đường bỗng gặp cô giáo chủ nhiệm cấp ba năm xưa, cậu bạn không muốn phải đến chào hỏi. Tôi cảm thấy xấu hổ giùm cho cậu ta, một người trẻ lại không dám (đúng hơn là không muốn) mở lời chào hỏi người đã từng dạy bảo mình.

      Lại nhớ, một cô bạn thời cấp ba của tôi lại thực dụng hơn một chút. Ngày còn đi học, mỗi khi đến ngày lễ nhà giáo, cô ấy luôn được gia đình đầu tư cho những phần quà to và giá trị nhất để tặng thầy cô. Sau khi đã tốt nghiệp, mỗi lần đến ngày lễ nhà giáo hay lễ tết, lớp chúng tôi đều tụ họp đến thăm thầy cô. Trước là để tỏ lòng tôn kính, sau là để hỏi han sức khỏe của những bậc vi sư, và cũng là dịp để mỗi người chúng tôi cập nhật tình hình của nhau khi đã một thời cùng là học trò dưới một mái trường. Thế mà cứ mỗi lần chúng tôi ngỏ lời mời cô bạn ấy tham gia thì cô ấy không bận việc này thì cũng bận việc khác, còn nói bóng gió là đã ra trường rồi thì cần gì phải đến thăm hỏi thầy cô giáo như vậy nữa. Cảm thấy chạnh lòng, chẳng lẽ đối với cô ấy, việc tôn kính những người thầy lại chỉ có ý nghĩa khi cô ấy còn đi học? Ý nghĩa của ngày nhà giáo rồi cũng nhanh chóng bị quên lãng theo những món quà, phong bao?

      Tôi còn để ý thấy người Mỹ rất hay nói “thank you” (cảm ơn) và “sorry” (xin lỗi). Cho dù đó là một anh công nhân ít học, cho đến một vị giáo sư có học hàm học vị cao thì những từ “cảm ơn” và “xin lỗi” luôn thường trực trên môi. Thật ra hai từ ấy cũng chẳng có sức mạnh ghê gớm gì nhưng lại thể hiện một xã hội văn minh và có tính nhân văn, thể hiện được giữa con người với con người có sự quan tâm và tôn trọng lẫn nhau. Ở một khía cạnh khác, cách nói “cảm ơn” và “xin lỗi” cũng thể hiện được tính cách của một dân tộc. Cách đây vài ngày tôi có đọc một bài viết so sánh về cách sử dụng hai tiếng “cảm ơn” của người Việt và người Mỹ. Theo đó, tác giả cho rằng người Việt rất ít khi nói cảm ơn. Thậm chí khi được người khác khen ngợi, người Mỹ thường nói “cảm ơn”, còn người Việt thì thường tìm cách từ chối lời khen đó chứ tuyệt nhiên ít khi nào nói “cảm ơn”. Tác giả cho rằng sở dĩ người Việt hay tìm cách từ chối lời khen ngợi là do thói quen. Dù vui như mở cờ trong bụng khi được khen nhưng chúng ta vẫn một mực tìm cách không nhận lời khen, bởi vì nhận lời khen tặng được xem là đồng nghĩa với thiếu khiêm tốn, và việc nói “cảm ơn” được xem là đồng nghĩa với việc nhận lời khen. Do đó, người Việt ít khi nói “cảm ơn” khi ai đó khen tặng. Thêm một lý do nữa mà người Việt ít khi nói “cảm ơn”, “xin lỗi” là vì tâm lý ngại, mắc cỡ, xấu hổ, và vì thế khi mang ơn của ai đó hay mắc lỗi nhỏ với ai, thường họ cứ cười trừ cho qua, và tìm cách lờ đi chuyện đó. Trăm lần như một, mỗi khi tôi bước vào bước ra một cửa hàng hay một văn phòng nào đó, tôi giữ cửa cho người sau bước ra cùng thì chẳng khi nào nghe có ai nói lời cảm ơn. Những lúc tôi giữ thang máy chờ một vài người ở văn phòng làm việc thì 10 lần hết 9 chẳng có ai nở một nụ cười cảm ơn, nói chi đến chuyện thốt lên hai tiếng lịch sự đó. Còn chuyện không nói lời xin lỗi khi làm lỗi thì gần như ngày nào tôi cũng được chứng kiến. Điển hình nhất là khi có va chạm phương tiện xảy ra trên đường phố, thường thì người có lỗi và người không có lỗi đều đứng dậy và chửi mắng nhau xối xả, nhất định không hỏi han người kia có bị làm sao không, và dù biết mình có lỗi đôi khi cũng tìm cách lơ đi để chối bỏ trách nhiệm.

      Thói quen ít nói lời cảm ơn ở nơi công cộng, làm cho người làm ơn có cảm giác mình có bổn phận phải làm việc đó, cảm thấy hành động tốt bụng của mình bị phủ nhận. Dần dà, chẳng còn ai muốn giúp ai ở nơi công cộng nữa. Việc nuốt mất hai từ “xin lỗi” khi làm lỗi còn tai hại hơn khi nó cho thấy rằng đa số chúng ta không dám chịu trách nhiệm về những lỗi lầm do mình gây ra. Còn nhớ trong vụ chìm tàu Sewol ở Hàn Quốc gần đây, những quan chức liên quan đã tự động nhận lỗi và từ chức, thậm chí có người đã tự tử vì cảm thấy tội lỗi nặng nề. Còn ở Việt Nam, các vị vẫn thường đổ lỗi cho nhau và đổ lỗi cho dân vì sự hèn nhát và tham lam cá nhân. Tất nhiên, số đông không phải là tất cả, nhưng rõ ràng thói quen của số đông sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến xã hội. Chỉ mong sao hai “tiếng chào” hay lời xin lỗi, câu cảm ơn sẽ lại nở trên môi người Việt Nam.

      Comment


      • #33
        :thank3:
        ..........

        Comment


        • #34
          Hello Anh Cường và các bạn

          Đọc bài này làm P nhớ hồi mới sang Úc , cô giáo của P cũng dặn dò rất kỹ về phép xã giao thường ngày như say hello hoặc thank you , sorry …. hoặc ai thank you mình thì mình trả lời You ' re welcome , hoặc ai mà hắt hơi trước mặt mình thì đừng có sợ … vi trùng mà nên nhìn người ta mà nói God bless you hay Bless you . Nói chung thì lúc đầu nói cũng hơi ngượng nhưng nói miết cũng quen , có khi quen miệng nói mà không nhớ mình nói luôn .

          Ở đây thì nói không có gì phiền phức cả , chỉ có khi về Vn , nếu muốn ra ngoài đường đi chơi đây đó tự do một mình , P thường giả dạng là người ở bển bằng cách mặc áo quần may ở bên đó , nhất là đầu óc lúc nào cũng nhắc nhở mình đừng nói hello , thank you , kẻo bị biết là Việt kiều , mua hàng bị mắc mà còn bị người xấu canh chừng . Lơ đển một chút thì hàng họ không cánh mà bay . Hoặc ai đụng mình cũng phải làm lơ đi một nước không dám hó hé Khổ thế đấy các bạn ơi , vì hoàn cảnh muốn lịch sự mà cũng không dám nữa .

          Chia sẻ với các bạn một chút về tiếng chào , có gì hong zui thì “ Sorry “ nghen

          Thân mến

          PL

          Comment


          • #35
            Ừa, tớ cũng vậy đó! Khu shopping ở VN thì đông. Hình như họ đi để hưởng cái mát lạnh trong đó hơn là để mua sắm! Không cách chi mình đi mà không chạm vào người khác. Mỗi lần chạm vào người ta là mình phải bậm môi lại để khỏi bật ra tiếng "sorry", sợ bị lộ!

            Comment

            Working...
            X