Khoảng 10 năm nay, tuần nào T cũng mong được đọc bài tạp ghi cuả Quỳnh Giao trên Người Việt online vì rất yêu thích lời văn mượt mà và lối diễn tả sự thưởng ngoạn một cách lịch lãm. Cô viết về nhiều đề tài lắm: nghệ sỹ VN và ngoại quốc, bài hát, tấu khúc, hay phim ảnh v. v... và vì bản thân T thích ( nói là mê thì đúng hơn) nghe nhạc, đọc sách, xem phim...nên bài viết nào cuả cô cũng đem lại cho T thêm chút kiến thức và nhìn lại sự cảm nhận cuả mình. Xin chia xẻ với bạn đọc những bài viết này, nếu có dịp bạn tìm đọc quyển sách 'Quỳnh Giao Tạp Ghi' do Người Việt xuất bản.
Trang 1:
Yêu thương muôn loài và muôn tánh
Đôi mắt biếc
Đêm cuối cùng
Thái Thanh - Lời ru cuả Mẹ
Trang 2:
Julie Christie - Ngày Lara trở lại
Lê Uyên Phương - Một cõi nhạc tình
Trịnh Công Sơn - Như cánh vạc bay
Charlot - Trẻ, già và mãi mãi
Nguyễn Đình Toàn - Dẫn em vào nhạc
Trang 3:
Tẻ vui cũng một kiếp người
Bông hồng cho muà Giáng sinh
Nguyên SA - Màu kỷ niệm khó phai
O Holy night
Xuân ca ngày cũ - từ La Hối đến Nguyễn Hiền
Xuân Tha Hương
Mỗi trang là một bài thơ - Lê Thương
Người đẹp và suối tóc
Trang 4:
Tiếng hát Duy Trác
Canh Thân với Túi đàn
Nghe, đọc và viết tạp ghi
Ngân một khúc ca
Nghe nhạc như tìm về nhà
Trường ca con đường cái quan
Henry Mancini trong lãng quên
Y Vân - Áng mây hồng cuả nhạc Việt
Trang 5:
Danh và thực, Tên và tài
Lớp lớp sóng nhạc
Phạm Đình Chương - Quê hương một niềm
Phạm Duy - The shootist
Lạc quan và hạnh phúc
Màu tím năm xưa
Mùa hoa phượng
Trang 6:
Lâm Tuyền và giấc mơ sông hồ
Emma Thompson
Xuân ca bất tận
Phạm Duy - nhạc xây tình người
Bóng chiều xưa
Ca khúc mùa Hè
Wednesday, October 05, 2011 2:16:31 PM
Tạp ghi Quỳnh Giao
Khi còn bé, vào lớp học môn Triết, người viết không thấy vui bằng vào chùa, hoặc học nhạc hay... ở nhà!
Quỳnh Giao không hiểu sao và cho đến giờ này vẫn chưa hiểu (!)lý do nào mà học trò trung học lại phải ngồi nghe hàng giờ một số ý kiến về luận lý học, tâm ý hay luân lý học của môn Triết. Thầy cô thì cố gắng nhồi nhét vào đầu lũ trẻ những tư tưởng của mấy ông Bergson hay Descartes xa lạ nào đó, trong khi học trò ngơ ngáo nhìn ra cửa sổ, hay lén chuyền cho nhau mấy hột ô mai!
Chỉ vì sau đó, qua giờ văn chương thì lại được lôi vào một thế giới khác.
Thế giới của những cụ Nguyễn Du với thân phận nàng Kiều hay chuyện “tài mệnh tương đố,” trong khi hai cụ Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát thì cãi nhau về cái lẽ xuất và xử, nên tìm công danh hay nên hưởng nhàn? Ít ra thì mấy tác giả này cũng... nói tiếng Việt, chỉ lâu lâu mới pha câu chữ Hán như “cầm chính đạo để tịch tà cự bí - hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên”!
Về đến nhà thì con bé lại lọt vào một cõi riêng, với người lớn từ u già đến bà ngoại lại nói về phép xử thế ngoài đời, “yêu nhau củ ấu cũng tròn,” hoặc “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”... Ngơ ngác hỏi thì thấy lờ mờ như nghe từ ông Kant, Bergson hay Descartes nào đó ở trong lớp. Rằng chúng ta có bị ngoại cảnh chi phối và nếu không khéo thì học thói xấu của người khác.
“Chọn bạn mà chơi” trở thành chân lý, nhưng vì con nít không biết chọn nên nhiều khi cha mẹ chọn giùm. Con bé đó hay ăn quà, thằng bé này ưa nói dối, đứa nhỏ kia thì cứ liếm mép cả ngày!
Lớn lên một chút và vào bậc đại học thì càng hoang mang hơn khi đoán là các ông thầy Triết ngày xưa phải dùng sách Tây. Vì vậy, các ông phải đánh vật với hai cuốn từ điển Ðào Duy Anh để xem chữ này chữ kia của Pháp thì nên dịch thế nào sang tiếng Việt. Mà thường thì là những tiếng Hán Việt cho nên mới phải có hai cuốn.
Lúc ấy thì mới thấy thông cảm hơn với các tác giả đời xưa khi các cụ viết câu “nhân sinh hào kiệt bất ưng hư - muốn đại thụ hãy ghìm cho lúng túng.” Cũng là chữ Hán-Việt, với hàm ý là trời sinh người tài thì hay bắt trui rèn bằng nghịch cảnh gian nan, để sau này sẽ có lúc dùng! Ðấy là cách giải thích chuyện tài và mệnh, hoặc “chữ tài liền với chữ tai một vần.”
Tuy nhiên, “tài” với “tai” thì cái nào đi trước? Vì bị nhiều tai ách mà trở thành người tài, hay vì có tài nên cứ hay gặp chuyện tai ngược do một ông Xanh nào đó trên trời ganh ghét mà giáng lên đầu mình?
Ngẫm lại thì có thể đoán ra vì sao mà nhiều người phát điên! Nhưng chưa hết đâu.
Vì lũ trẻ sắp trưởng thành lại được giới thiệu với một ông Phờ-rớt nào đó về sau lại được gọi lại là ông Phờ-roi, tức là cha đẻ của môn tâm phân học mà có người khác dịch là phân tâm học! Ðó là Sigmund Freud, khi thì đọc theo kiểu Tây, khi đọc theo kiểu Anh.
Chỉ biết rằng ông cụ này dạy ta là loài người bị chi phối bởi những động lực chìm sâu trong vô thức. Mãnh liệt nhất là những động lực sinh dục. Hóa ra, chẳng có Ông Xanh hay Bà Nguyệt nào đó trên trời mà là những bản năng bẩm sinh từ khi oe oe chào đời đã khiến chúng ta nói thế này làm thế nọ!
Nhiều ông bà viết văn đã đào sâu vào cõi vô thức hay tiềm thức ấy mà sáng tác khiến chúng ta phát khùng vì những truyện con trai yêu mẹ mà có manh tâm giết cha... Truyện như thế mới là tân kỳ chứ?
May là vào ngay thời kỳ hoang mang cùng cực đó, nhiều ông khác lại chỉ ra con đường giải thoát của ông Suzuki qua cuốn Thiền tông! Vô minh cả đấy! Không thật đâu!
Vì thế, đã có một thời mà Sài Gòn năm xưa của chúng ta có ông Freud đứng bên này đường mà chỉ. Bên kia lại có ông Suzuki giơ ngón tay chỏ ra hướng khác, lên tận mặt trăng. Ở giữa là một lớp người ra dáng trí thức vì nhìn sự đời từ một cõi thăm thẳm nào đó rất cao xa. Vào trong chùa thì lại nghe câu “Nam Mô A Di Ðà Phật,” “tứ đại giai không” và thầy giảng là không có vô minh mà chẳng có chuyện hết vô minh, “vô vô minh - vô vô minh tận”!
Bây giờ, khi mọi chuyện đã lắng, đến lượt chúng ta nhìn lớp trẻ và những trằn trọc của chúng.
Nói như Phạm Duy trong bài “Kỷ Niệm”: xin đi lại từ đầu...
Trẻ thơ tất nhiên là bị ngoại cảnh chi phối, nhưng nội tâm cũng có vấn đề hay câu hỏi. Ngoại cảnh khiến chúng càng có nhiều câu hỏi hơn và đôi khi dẫn đến phản ứng mà người lớn không biết nếu không để ý tìm hiểu. Nội tâm của chúng không chỉ có những động lực mờ ám của dục tính và ngoại cảnh cũng chẳng là cha mẹ anh chị em. Ngoại cảnh ấy là bạn bè, trường lớp, truyền hình hay cả trăm trò chơi game và ngàn truyện hoang đường.
Trong thế giới đó đứa trẻ muốn được yêu thương nên sẵn sàng nhường cơm xẻ áo với chúng bạn. Khi ấy, chúng ta thấy là một đứa bé dễ thương. Nhưng cũng đứa trẻ này lại muốn lôi kéo sự chú ý của người khác và đôi khi có phản ứng ganh ghét kèn cựa để được cưng chiều nhất. Giữa tính hòa nhã và lối tai ngược, chúng ta đã mường tượng ra sự đấu tranh giữa thiện và ác, vị tha hay vị kỷ.
Thế rồi khi thấy khó dung hòa được hai ước muốn trái ngược, là có nhiều bạn nhất lớp hoặc là đứa giỏi giang ngang ngạnh nhất trường, đứa trẻ có khi lại chọn con đường thứ ba. Ðó là lủi thủi lui về với con búp bê, ngồi chơi một mình. Chúng nói và hát như Văn Cao, “ta ca trái đất còn riêng ta”!
Khi đứa trẻ cứ phải một mình lòng vòng giữa ba ngả đường, mà hình như ngả nào cũng quy vào cái “ngã,” chúng rất cần đến sự dẫn dắt của người thân ở chung quanh. Trường hợp cực đoan nhất là khi chúng không thể dung hòa được cả ba đòi hỏi tâm lý ấy thì chúng ta có vấn đề!
Quỳnh Giao bỗng dưng bàn lẩn thẩn như vậy vì trời mưa nghe lại một bài “Ðạo Ca,” lời Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy và hòa âm của Hồ Ðăng Tín.
Nghe lại câu “yêu muôn loài và muôn tánh... mai sau chẳng sống một mình.”
Sống một mình có thể là một cảnh ngộ xã hội hay gia đình mà cũng là một hoàn cảnh tâm lý. Nhưng cách mình yêu người, và cả chúng sinh muôn tánh, có khi là cách sống hạnh phúc. Hơn là chỉ chú ý để thỏa mãn những đòi hỏi thâm sâu mà ông Freud nói đến, hoặc chuyện cao xa như ông Suzuki chỉ ra.
Trang 1:
Yêu thương muôn loài và muôn tánh
Đôi mắt biếc
Đêm cuối cùng
Thái Thanh - Lời ru cuả Mẹ
Trang 2:
Julie Christie - Ngày Lara trở lại
Lê Uyên Phương - Một cõi nhạc tình
Trịnh Công Sơn - Như cánh vạc bay
Charlot - Trẻ, già và mãi mãi
Nguyễn Đình Toàn - Dẫn em vào nhạc
Trang 3:
Tẻ vui cũng một kiếp người
Bông hồng cho muà Giáng sinh
Nguyên SA - Màu kỷ niệm khó phai
O Holy night
Xuân ca ngày cũ - từ La Hối đến Nguyễn Hiền
Xuân Tha Hương
Mỗi trang là một bài thơ - Lê Thương
Người đẹp và suối tóc
Trang 4:
Tiếng hát Duy Trác
Canh Thân với Túi đàn
Nghe, đọc và viết tạp ghi
Ngân một khúc ca
Nghe nhạc như tìm về nhà
Trường ca con đường cái quan
Henry Mancini trong lãng quên
Y Vân - Áng mây hồng cuả nhạc Việt
Trang 5:
Danh và thực, Tên và tài
Lớp lớp sóng nhạc
Phạm Đình Chương - Quê hương một niềm
Phạm Duy - The shootist
Lạc quan và hạnh phúc
Màu tím năm xưa
Mùa hoa phượng
Trang 6:
Lâm Tuyền và giấc mơ sông hồ
Emma Thompson
Xuân ca bất tận
Phạm Duy - nhạc xây tình người
Bóng chiều xưa
Ca khúc mùa Hè
~ ~ ~
Yêu thương muôn loài và muôn tánh
Wednesday, October 05, 2011 2:16:31 PM
Tạp ghi Quỳnh Giao
Khi còn bé, vào lớp học môn Triết, người viết không thấy vui bằng vào chùa, hoặc học nhạc hay... ở nhà!
Quỳnh Giao không hiểu sao và cho đến giờ này vẫn chưa hiểu (!)lý do nào mà học trò trung học lại phải ngồi nghe hàng giờ một số ý kiến về luận lý học, tâm ý hay luân lý học của môn Triết. Thầy cô thì cố gắng nhồi nhét vào đầu lũ trẻ những tư tưởng của mấy ông Bergson hay Descartes xa lạ nào đó, trong khi học trò ngơ ngáo nhìn ra cửa sổ, hay lén chuyền cho nhau mấy hột ô mai!
Chỉ vì sau đó, qua giờ văn chương thì lại được lôi vào một thế giới khác.
Thế giới của những cụ Nguyễn Du với thân phận nàng Kiều hay chuyện “tài mệnh tương đố,” trong khi hai cụ Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát thì cãi nhau về cái lẽ xuất và xử, nên tìm công danh hay nên hưởng nhàn? Ít ra thì mấy tác giả này cũng... nói tiếng Việt, chỉ lâu lâu mới pha câu chữ Hán như “cầm chính đạo để tịch tà cự bí - hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên”!
Về đến nhà thì con bé lại lọt vào một cõi riêng, với người lớn từ u già đến bà ngoại lại nói về phép xử thế ngoài đời, “yêu nhau củ ấu cũng tròn,” hoặc “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”... Ngơ ngác hỏi thì thấy lờ mờ như nghe từ ông Kant, Bergson hay Descartes nào đó ở trong lớp. Rằng chúng ta có bị ngoại cảnh chi phối và nếu không khéo thì học thói xấu của người khác.
“Chọn bạn mà chơi” trở thành chân lý, nhưng vì con nít không biết chọn nên nhiều khi cha mẹ chọn giùm. Con bé đó hay ăn quà, thằng bé này ưa nói dối, đứa nhỏ kia thì cứ liếm mép cả ngày!
Lớn lên một chút và vào bậc đại học thì càng hoang mang hơn khi đoán là các ông thầy Triết ngày xưa phải dùng sách Tây. Vì vậy, các ông phải đánh vật với hai cuốn từ điển Ðào Duy Anh để xem chữ này chữ kia của Pháp thì nên dịch thế nào sang tiếng Việt. Mà thường thì là những tiếng Hán Việt cho nên mới phải có hai cuốn.
Lúc ấy thì mới thấy thông cảm hơn với các tác giả đời xưa khi các cụ viết câu “nhân sinh hào kiệt bất ưng hư - muốn đại thụ hãy ghìm cho lúng túng.” Cũng là chữ Hán-Việt, với hàm ý là trời sinh người tài thì hay bắt trui rèn bằng nghịch cảnh gian nan, để sau này sẽ có lúc dùng! Ðấy là cách giải thích chuyện tài và mệnh, hoặc “chữ tài liền với chữ tai một vần.”
Tuy nhiên, “tài” với “tai” thì cái nào đi trước? Vì bị nhiều tai ách mà trở thành người tài, hay vì có tài nên cứ hay gặp chuyện tai ngược do một ông Xanh nào đó trên trời ganh ghét mà giáng lên đầu mình?
Ngẫm lại thì có thể đoán ra vì sao mà nhiều người phát điên! Nhưng chưa hết đâu.
Vì lũ trẻ sắp trưởng thành lại được giới thiệu với một ông Phờ-rớt nào đó về sau lại được gọi lại là ông Phờ-roi, tức là cha đẻ của môn tâm phân học mà có người khác dịch là phân tâm học! Ðó là Sigmund Freud, khi thì đọc theo kiểu Tây, khi đọc theo kiểu Anh.
Chỉ biết rằng ông cụ này dạy ta là loài người bị chi phối bởi những động lực chìm sâu trong vô thức. Mãnh liệt nhất là những động lực sinh dục. Hóa ra, chẳng có Ông Xanh hay Bà Nguyệt nào đó trên trời mà là những bản năng bẩm sinh từ khi oe oe chào đời đã khiến chúng ta nói thế này làm thế nọ!
Nhiều ông bà viết văn đã đào sâu vào cõi vô thức hay tiềm thức ấy mà sáng tác khiến chúng ta phát khùng vì những truyện con trai yêu mẹ mà có manh tâm giết cha... Truyện như thế mới là tân kỳ chứ?
May là vào ngay thời kỳ hoang mang cùng cực đó, nhiều ông khác lại chỉ ra con đường giải thoát của ông Suzuki qua cuốn Thiền tông! Vô minh cả đấy! Không thật đâu!
Vì thế, đã có một thời mà Sài Gòn năm xưa của chúng ta có ông Freud đứng bên này đường mà chỉ. Bên kia lại có ông Suzuki giơ ngón tay chỏ ra hướng khác, lên tận mặt trăng. Ở giữa là một lớp người ra dáng trí thức vì nhìn sự đời từ một cõi thăm thẳm nào đó rất cao xa. Vào trong chùa thì lại nghe câu “Nam Mô A Di Ðà Phật,” “tứ đại giai không” và thầy giảng là không có vô minh mà chẳng có chuyện hết vô minh, “vô vô minh - vô vô minh tận”!
Bây giờ, khi mọi chuyện đã lắng, đến lượt chúng ta nhìn lớp trẻ và những trằn trọc của chúng.
Nói như Phạm Duy trong bài “Kỷ Niệm”: xin đi lại từ đầu...
Trẻ thơ tất nhiên là bị ngoại cảnh chi phối, nhưng nội tâm cũng có vấn đề hay câu hỏi. Ngoại cảnh khiến chúng càng có nhiều câu hỏi hơn và đôi khi dẫn đến phản ứng mà người lớn không biết nếu không để ý tìm hiểu. Nội tâm của chúng không chỉ có những động lực mờ ám của dục tính và ngoại cảnh cũng chẳng là cha mẹ anh chị em. Ngoại cảnh ấy là bạn bè, trường lớp, truyền hình hay cả trăm trò chơi game và ngàn truyện hoang đường.
Trong thế giới đó đứa trẻ muốn được yêu thương nên sẵn sàng nhường cơm xẻ áo với chúng bạn. Khi ấy, chúng ta thấy là một đứa bé dễ thương. Nhưng cũng đứa trẻ này lại muốn lôi kéo sự chú ý của người khác và đôi khi có phản ứng ganh ghét kèn cựa để được cưng chiều nhất. Giữa tính hòa nhã và lối tai ngược, chúng ta đã mường tượng ra sự đấu tranh giữa thiện và ác, vị tha hay vị kỷ.
Thế rồi khi thấy khó dung hòa được hai ước muốn trái ngược, là có nhiều bạn nhất lớp hoặc là đứa giỏi giang ngang ngạnh nhất trường, đứa trẻ có khi lại chọn con đường thứ ba. Ðó là lủi thủi lui về với con búp bê, ngồi chơi một mình. Chúng nói và hát như Văn Cao, “ta ca trái đất còn riêng ta”!
Khi đứa trẻ cứ phải một mình lòng vòng giữa ba ngả đường, mà hình như ngả nào cũng quy vào cái “ngã,” chúng rất cần đến sự dẫn dắt của người thân ở chung quanh. Trường hợp cực đoan nhất là khi chúng không thể dung hòa được cả ba đòi hỏi tâm lý ấy thì chúng ta có vấn đề!
Quỳnh Giao bỗng dưng bàn lẩn thẩn như vậy vì trời mưa nghe lại một bài “Ðạo Ca,” lời Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy và hòa âm của Hồ Ðăng Tín.
Nghe lại câu “yêu muôn loài và muôn tánh... mai sau chẳng sống một mình.”
Sống một mình có thể là một cảnh ngộ xã hội hay gia đình mà cũng là một hoàn cảnh tâm lý. Nhưng cách mình yêu người, và cả chúng sinh muôn tánh, có khi là cách sống hạnh phúc. Hơn là chỉ chú ý để thỏa mãn những đòi hỏi thâm sâu mà ông Freud nói đến, hoặc chuyện cao xa như ông Suzuki chỉ ra.
Comment