Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tạp ghi Quỳnh Giao

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tạp ghi Quỳnh Giao

    Khoảng 10 năm nay, tuần nào T cũng mong được đọc bài tạp ghi cuả Quỳnh Giao trên Người Việt online vì rất yêu thích lời văn mượt mà và lối diễn tả sự thưởng ngoạn một cách lịch lãm. Cô viết về nhiều đề tài lắm: nghệ sỹ VN và ngoại quốc, bài hát, tấu khúc, hay phim ảnh v. v... và vì bản thân T thích ( nói là mê thì đúng hơn) nghe nhạc, đọc sách, xem phim...nên bài viết nào cuả cô cũng đem lại cho T thêm chút kiến thức và nhìn lại sự cảm nhận cuả mình. Xin chia xẻ với bạn đọc những bài viết này, nếu có dịp bạn tìm đọc quyển sách 'Quỳnh Giao Tạp Ghi' do Người Việt xuất bản.

    Trang 1:

    Yêu thương muôn loài và muôn tánh

    Đôi mắt biếc

    Đêm cuối cùng

    Thái Thanh - Lời ru cuả Mẹ

    Trang 2:

    Julie Christie - Ngày Lara trở lại

    Lê Uyên Phương - Một cõi nhạc tình

    Trịnh Công Sơn - Như cánh vạc bay

    Charlot - Trẻ, già và mãi mãi

    Nguyễn Đình Toàn - Dẫn em vào nhạc

    Trang 3:

    Tẻ vui cũng một kiếp người

    Bông hồng cho muà Giáng sinh

    Nguyên SA - Màu kỷ niệm khó phai

    O Holy night

    Xuân ca ngày cũ - từ La Hối đến Nguyễn Hiền

    Xuân Tha Hương

    Mỗi trang là một bài thơ - Lê Thương

    Người đẹp và suối tóc

    Trang 4:

    Tiếng hát Duy Trác

    Canh Thân với Túi đàn

    Nghe, đọc và viết tạp ghi

    Ngân một khúc ca

    Nghe nhạc như tìm về nhà

    Trường ca con đường cái quan

    Henry Mancini trong lãng quên

    Y Vân - Áng mây hồng cuả nhạc Việt

    Trang 5:

    Danh và thực, Tên và tài

    Lớp lớp sóng nhạc

    Phạm Đình Chương - Quê hương một niềm

    Phạm Duy - The shootist

    Lạc quan và hạnh phúc

    Màu tím năm xưa

    Mùa hoa phượng

    Trang 6:

    Lâm Tuyền và giấc mơ sông hồ

    Emma Thompson

    Xuân ca bất tận

    Phạm Duy - nhạc xây tình người

    Bóng chiều xưa

    Ca khúc mùa Hè

    ~ ~ ~
    Yêu thương muôn loài và muôn tánh


    Wednesday, October 05, 2011 2:16:31 PM

    Tạp ghi Quỳnh Giao

    Khi còn bé, vào lớp học môn Triết, người viết không thấy vui bằng vào chùa, hoặc học nhạc hay... ở nhà!

    Quỳnh Giao không hiểu sao và cho đến giờ này vẫn chưa hiểu (!)lý do nào mà học trò trung học lại phải ngồi nghe hàng giờ một số ý kiến về luận lý học, tâm ý hay luân lý học của môn Triết. Thầy cô thì cố gắng nhồi nhét vào đầu lũ trẻ những tư tưởng của mấy ông Bergson hay Descartes xa lạ nào đó, trong khi học trò ngơ ngáo nhìn ra cửa sổ, hay lén chuyền cho nhau mấy hột ô mai!

    Chỉ vì sau đó, qua giờ văn chương thì lại được lôi vào một thế giới khác.

    Thế giới của những cụ Nguyễn Du với thân phận nàng Kiều hay chuyện “tài mệnh tương đố,” trong khi hai cụ Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát thì cãi nhau về cái lẽ xuất và xử, nên tìm công danh hay nên hưởng nhàn? Ít ra thì mấy tác giả này cũng... nói tiếng Việt, chỉ lâu lâu mới pha câu chữ Hán như “cầm chính đạo để tịch tà cự bí - hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên”!

    Về đến nhà thì con bé lại lọt vào một cõi riêng, với người lớn từ u già đến bà ngoại lại nói về phép xử thế ngoài đời, “yêu nhau củ ấu cũng tròn,” hoặc “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”... Ngơ ngác hỏi thì thấy lờ mờ như nghe từ ông Kant, Bergson hay Descartes nào đó ở trong lớp. Rằng chúng ta có bị ngoại cảnh chi phối và nếu không khéo thì học thói xấu của người khác.

    “Chọn bạn mà chơi” trở thành chân lý, nhưng vì con nít không biết chọn nên nhiều khi cha mẹ chọn giùm. Con bé đó hay ăn quà, thằng bé này ưa nói dối, đứa nhỏ kia thì cứ liếm mép cả ngày!

    Lớn lên một chút và vào bậc đại học thì càng hoang mang hơn khi đoán là các ông thầy Triết ngày xưa phải dùng sách Tây. Vì vậy, các ông phải đánh vật với hai cuốn từ điển Ðào Duy Anh để xem chữ này chữ kia của Pháp thì nên dịch thế nào sang tiếng Việt. Mà thường thì là những tiếng Hán Việt cho nên mới phải có hai cuốn.

    Lúc ấy thì mới thấy thông cảm hơn với các tác giả đời xưa khi các cụ viết câu “nhân sinh hào kiệt bất ưng hư - muốn đại thụ hãy ghìm cho lúng túng.” Cũng là chữ Hán-Việt, với hàm ý là trời sinh người tài thì hay bắt trui rèn bằng nghịch cảnh gian nan, để sau này sẽ có lúc dùng! Ðấy là cách giải thích chuyện tài và mệnh, hoặc “chữ tài liền với chữ tai một vần.”

    Tuy nhiên, “tài” với “tai” thì cái nào đi trước? Vì bị nhiều tai ách mà trở thành người tài, hay vì có tài nên cứ hay gặp chuyện tai ngược do một ông Xanh nào đó trên trời ganh ghét mà giáng lên đầu mình?

    Ngẫm lại thì có thể đoán ra vì sao mà nhiều người phát điên! Nhưng chưa hết đâu.

    Vì lũ trẻ sắp trưởng thành lại được giới thiệu với một ông Phờ-rớt nào đó về sau lại được gọi lại là ông Phờ-roi, tức là cha đẻ của môn tâm phân học mà có người khác dịch là phân tâm học! Ðó là Sigmund Freud, khi thì đọc theo kiểu Tây, khi đọc theo kiểu Anh.

    Chỉ biết rằng ông cụ này dạy ta là loài người bị chi phối bởi những động lực chìm sâu trong vô thức. Mãnh liệt nhất là những động lực sinh dục. Hóa ra, chẳng có Ông Xanh hay Bà Nguyệt nào đó trên trời mà là những bản năng bẩm sinh từ khi oe oe chào đời đã khiến chúng ta nói thế này làm thế nọ!

    Nhiều ông bà viết văn đã đào sâu vào cõi vô thức hay tiềm thức ấy mà sáng tác khiến chúng ta phát khùng vì những truyện con trai yêu mẹ mà có manh tâm giết cha... Truyện như thế mới là tân kỳ chứ?

    May là vào ngay thời kỳ hoang mang cùng cực đó, nhiều ông khác lại chỉ ra con đường giải thoát của ông Suzuki qua cuốn Thiền tông! Vô minh cả đấy! Không thật đâu!

    Vì thế, đã có một thời mà Sài Gòn năm xưa của chúng ta có ông Freud đứng bên này đường mà chỉ. Bên kia lại có ông Suzuki giơ ngón tay chỏ ra hướng khác, lên tận mặt trăng. Ở giữa là một lớp người ra dáng trí thức vì nhìn sự đời từ một cõi thăm thẳm nào đó rất cao xa. Vào trong chùa thì lại nghe câu “Nam Mô A Di Ðà Phật,” “tứ đại giai không” và thầy giảng là không có vô minh mà chẳng có chuyện hết vô minh, “vô vô minh - vô vô minh tận”!

    Bây giờ, khi mọi chuyện đã lắng, đến lượt chúng ta nhìn lớp trẻ và những trằn trọc của chúng.

    Nói như Phạm Duy trong bài “Kỷ Niệm”: xin đi lại từ đầu...

    Trẻ thơ tất nhiên là bị ngoại cảnh chi phối, nhưng nội tâm cũng có vấn đề hay câu hỏi. Ngoại cảnh khiến chúng càng có nhiều câu hỏi hơn và đôi khi dẫn đến phản ứng mà người lớn không biết nếu không để ý tìm hiểu. Nội tâm của chúng không chỉ có những động lực mờ ám của dục tính và ngoại cảnh cũng chẳng là cha mẹ anh chị em. Ngoại cảnh ấy là bạn bè, trường lớp, truyền hình hay cả trăm trò chơi game và ngàn truyện hoang đường.

    Trong thế giới đó đứa trẻ muốn được yêu thương nên sẵn sàng nhường cơm xẻ áo với chúng bạn. Khi ấy, chúng ta thấy là một đứa bé dễ thương. Nhưng cũng đứa trẻ này lại muốn lôi kéo sự chú ý của người khác và đôi khi có phản ứng ganh ghét kèn cựa để được cưng chiều nhất. Giữa tính hòa nhã và lối tai ngược, chúng ta đã mường tượng ra sự đấu tranh giữa thiện và ác, vị tha hay vị kỷ.

    Thế rồi khi thấy khó dung hòa được hai ước muốn trái ngược, là có nhiều bạn nhất lớp hoặc là đứa giỏi giang ngang ngạnh nhất trường, đứa trẻ có khi lại chọn con đường thứ ba. Ðó là lủi thủi lui về với con búp bê, ngồi chơi một mình. Chúng nói và hát như Văn Cao, “ta ca trái đất còn riêng ta”!

    Khi đứa trẻ cứ phải một mình lòng vòng giữa ba ngả đường, mà hình như ngả nào cũng quy vào cái “ngã,” chúng rất cần đến sự dẫn dắt của người thân ở chung quanh. Trường hợp cực đoan nhất là khi chúng không thể dung hòa được cả ba đòi hỏi tâm lý ấy thì chúng ta có vấn đề!

    Quỳnh Giao bỗng dưng bàn lẩn thẩn như vậy vì trời mưa nghe lại một bài “Ðạo Ca,” lời Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy và hòa âm của Hồ Ðăng Tín.

    Nghe lại câu “yêu muôn loài và muôn tánh... mai sau chẳng sống một mình.”

    Sống một mình có thể là một cảnh ngộ xã hội hay gia đình mà cũng là một hoàn cảnh tâm lý. Nhưng cách mình yêu người, và cả chúng sinh muôn tánh, có khi là cách sống hạnh phúc. Hơn là chỉ chú ý để thỏa mãn những đòi hỏi thâm sâu mà ông Freud nói đến, hoặc chuyện cao xa như ông Suzuki chỉ ra.
    Last edited by TrucLam; 05-06-2020, 10:19 AM.

  • #2
    Ðôi mắt biếc


    Tạp ghi Quỳnh Giao

    Wednesday, July 17, 2013 2:21:40 PM

    Người Á Ðông thường chỉ có hai màu mắt là đen và nâu. Trong văn chương và âm nhạc, chúng ta thi vị hóa thành mắt nhung hay mắt huyền, đôi khi mới có viết về mắt nâu.

    Em đến thăm anh người em gái, tà áo hương nồng

    Mắt nhung trìu mến sưởi ấm lòng anh...

    (trong Em Ðến Thăm Anh Một Chiều Mưa của Tô Vũ)

    Ðôi mắt huyền ơi!

    Hay chăng tôi yêu say sưa nồng nàn...

    (trong Ðôi Mắt Huyền của Thông Ðạt)

    Một đôi vòng tay nhỏ, với đôi mắt nâu buồn

    Cành hoa hồng nhung nở, đỏ như màu nụ hôn...

    (trong Tiếng Hát Ðồi Sim thơ Nhất Tuấn nhạc Hoàng Lang)

    Một số người hay tả đôi mắt Tây phương là mắt biếc. Thế nào là “biếc” thì tùy người đối diện vì có thể xanh như da trời, trong veo màu ngọc bích, có khi màu nâu rất nhạt. Việc ta gọi chung một chữ “xanh” cho hai màu da trời và lá cây cũng là nét lạ. Phải chăng vì vậy mà tân nhạc của chúng ta cũng có hai ca khúc cùng mang tên “Mắt Biếc”?

    Một của Cung Tiến, và một của Ngô Thụy Miên. Mà hình như cả hai bài đều không diễn tả mắt xanh.

    Ca khúc Mắt Biếc được Cung Tiến viết từ 1966, khi đang du học bên Úc. Năm 1981, bài hát được sửa cho hoàn hảo tại tiểu bang Minnesota, nơi ông và gia đình định cư sau 1975. Bài hát đề tặng Josée, vì vậy hiền thê của ông cũng được bạn bè gọi là “Josée Mắt Biếc”. Quỳnh Giao có gặp Josée khi đến Minnesota hát những đêm nhạc “thính phòng” Phạm Ðình Chương và Cung Tiến. Lần nào thì cả ban tam ca Tiếng Tơ Ðồng cũng ngự tại nhà Cung Tiến, với vợ chồng nhạc sĩ Phạm Ðình Chương và nhà văn Mai Thảo. Chị Josée có vẻ Tây phương quý phái. Dáng người cao, mảnh mai. Nước da trắng, mũi cao, và đôi mắt nâu rất đẹp.

    Ca khúc Mắt Biếc viết trên nhịp 3/8, nhưng có vài ô nhịp chuyển qua 4/8, trên cung Si giáng Trưởng. Bài hát có chuyển đoạn với tiết điệu nhanh hơn, trên cung thứ, rồi trở về cung bậc và nhịp điệu cũ. Cung Tiến viết kỹ từng nuance của cả bài, lúc êm lúc mạnh, lúc chậm rãi, lúc dồn dập. Ông soạn hòa âm cho piano từ năm 1966. Trong chương trình Chinh Phụ Ngâm ở San José năm 1988, Quỳnh Giao hát với phần hòa âm ông soạn cho dàn giao hưởng.

    Mắt Biếc của Cung Tiến không dễ hát vì đòi hỏi hòa âm và người đàn. Ngày xưa khi thu thanh Mắt Biếc, Khánh Ly la ầm lên là phải đổi tên là Mắt Lé, vì cô hát đến lé mắt...!

    Lời ca diễn tả nỗi nhớ nhung người xưa và kỷ niệm:

    Mắt hoen màu nhớ ân tình xa xưa

    Tóc nghiêng bờ nắng vai buồn chơ vơ

    Mắt xưa sầu vắng, mắt xưa lệ thắm

    Ôi mắt xưa còn đắm hồn tuổi thơ...

    Bài hát được viết cho giọng Nam. Ngày xưa trong ban nhạc Vũ Thành, ông đưa ca khúc này cho Anh Ngọc trình bày. Theo thiển ý, Anh Ngọc trình bày bản này tuyệt nhất.

    Ca khúc cùng tên do Ngô Thụy Miên viết, sau Cung Tiến vài năm và hình như là ca khúc đầu tay. Ngô Thụy Miên là bạn học trường Quốc Gia Âm Nhạc với người viết trong lớp nhạc lý của giáo sư Hùng Lân. Tên thật của anh là Ngô Quang Bình. Hiền thê của anh, ngày xưa cũng là bạn cùng lớp, chị Ðoàn Thanh Vân, con gái tài tử Ðoàn Châu Mậu. Mấy anh chị em trong nhà đều học đàn. Thanh Vân có nét duyên dáng với làn da bánh mật nên được lũ con trai xóm nhà lá gọi là “chocolat”. Ðôi mắt Vân màu nâu hạt dẻ, một mí, và rất tít như tiếng cười.

    Như tác phẩm của Cung Tiến, Ngô Thụy Miên cũng viết trên nhịp điệu Boston Í chậm rãi tha thiết, trên cung La Trưởng. Nội dung là kỷ niệm và nỗi nhớ nhung người xưa:

    Nhớ tới năm xưa bên nhau

    Bước trong chiều mưa, phím ru nhẹ đưa

    Bến cũ đam mê say sưa

    Lá thu còn rơi, người xa vắng rồi...

    Chuyển đoạn được viết qua cung thứ, ngắn nhưng rất uyển chuyển. Anh đổi rất nhiều hợp âm để diễn tả nỗi nhớ nhung dâng ngợp trời.

    Tình yêu như mây khói

    Thoảng theo gió buồn mơ hồ

    Tình yêu như giông tố qua phố đìu hiu

    Nhớ dáng xưa yêu kiều

    Trong chiều nhạt nắng, cung đàn mỏi ý

    Chờ nhau trong tê tái...

    Như ca khúc của Cung Tiến, Mắt Biếc của Ngô Thụy Miên được viết cho giọng Nam. Ngày xưa ở nhà chúng ta đã nghe Sĩ Phú hát, khi ra hải ngoại có Tuấn Ngọc trình bày. Cả hai đều hay. Giọng Sĩ Phú thủ thỉ tình tứ, giọng Tuấn Ngọc góc cạnh và mạnh mẽ hơn. Có lẽ chất giọng mạnh và cứng của Tuấn Ngọc thích hợp với ca khúc này nhất.

    Hai ca khúc cùng tên của hai tác giả có chỗ đứng riêng. Về nhạc thuật, Mắt Biếc của Cung Tiến thì công phu và kén người nghe lẫn người hát nên ít phổ biến. Với giới thẩm âm thì đấy là loại ca khúc nghệ thuật. Mắt Biếc của Ngô Thụy Miên dễ nghe dễ hát hơn nên được phổ biến rộng rãi và có nhiều người thưởng thức hơn. Mỗi người mỗi ý.

    Tác phẩm viết ra là của mình, nhưng khi đã ra đời, đôi mắt biếc có gây sóng lòng hay không thì tùy người nghe.

    Comment


    • #3
      Trúc Lâm,

      Một lần nữa phải ngỏ lời với Trúc Lâm về thưởng quan nghệ thuật của Trúc Lâm làm cho anh ngộ giải rất nhiều về Mắt biếc vì mắt hoen mầu nhớ nó theo anh đến từng chặng đời ,anh đã lấy nó làm cuộc thi về thanh nhạc và may mắn anh cũng vào chung kết trong cuộc thi của sinh viên vào nam 74 dù rằng không thứ hạng nhưng cũng làm một dấu nhớ vì mình cũng không tệ,hôm nay đọc lại thấy mình như được hồi sinh vì nhiều người biết về Mắt Biếc của ông Cung Tiến qua Trúc Lâm ,với anh ông Cung Tiến là bậc tôn sư về âm nhạc vì bài nào cũng đáng là mẫu mực để người làm nhạc biết trân trọng tác phẩm của mình,xin cám ơn!

      Comment


      • #4
        Ðêm Cuối Cùng

        Tạp Ghi Quỳnh Giao

        Như một tấm kính mờ sương, kỷ niệm thường giúp chúng ta nhìn lại dĩ vãng với nét đẹp mới. Nghe lại các ca khúc xa xưa cũng thế. Nhiều bài trước đây làm chúng ta hững hờ mà giờ này nghe lại thì mình tự hỏi là vì sao người xưa viết nhạc có nghệ thuật như vậy? Trường hợp Phạm Ðình Chương thì khác.

        Ca khúc nào của ông cũng là một kỷ niệm đẹp và càng nghe lại càng thấy hay.

        Dường như thính giả yêu thích nhất những bài thơ phổ nhạc của ông. Ðây là những ca khúc trữ tình khiến mình nhớ lời thơ. Hai bài thơ Quang Dũng còn mãi với “Ðôi Mắt Người Sơn Tây.” Bài “Người Ði Qua Ðời Tôi” của Trần Dạ Từ hay “Mộng Dưới Hoa” của Ðinh Hùng cũng vậy. Saigon năm xưa có nét văn minh không quên được cũng là nhờ “Mắt Buồn” thơ Lưu Trọng Lư, “Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội” thơ Hoàng Anh Tuấn hay “Ðêm Màu Hồng” của Thanh Tâm Tuyền. Sài Gòn càng trở thành ký ức khó phai từ “Ðêm Nhớ Trăng Sài Gòn” do Phạm Ðình Chương phổ thơ Du Tử Lê khi ông ra ngoài này...

        Phạm Ðình Chương đã chắp cánh cho thơ bay cao và đượm mãi trên môi người hát và trong tim người nghe.

        Quỳnh Giao thì rất yêu những ca khúc do chính ông viết lời từ. Ông là nhạc sĩ có thừa ngôn ngữ của thơ như trong bài “Thuở Ban Ðầu,” hoặc nổi tiếng nhất là “Nửa Hồn Thương Ðau.” Riêng có một bài thật đẹp thì ít nghe thấy ai hát. Ðó là “Ðêm Cuối Cùng,” viết trên nhịp Boston chạm rãi với âm giai Sol thứ.

        Một lần nghe lại gần đây, Quỳnh Giao lại thấy hiện về những hình ảnh đẹp của Sài Gòn văn minh, khác hẳn những gì đang nghe thấy.

        Nhớ lại thì nhiều nhạc sĩ của chúng ta thường thích âm điệu buồn ủ ê sướt mướt của âm giai Ré thứ. Âm giai này như đã trở thành dấu ấn, một cliché, của những ca khúc buồn bã trong tân nhạc. Từ Văn Cao với “Buồn Tàn Thu,” Ðặng Thế Phong với “Giọt Mưa Thu” hay “Con Thuyền Không Bến,” đến Phạm Duy với “Mưa Rơi,” Hoàng Trọng với “Nhạc Sầu Tương Tư” cho tới Anh Việt Thu với “Tám Diệp Khúc,” vân vân, cung Ré thứ đã thành cổ điển.

        Mozart thường viết các nhạc khúc trong sáng và thánh thiện ở cung Trưởng. Nhưng khi viết nhạc khúc u ẩn, buồn bã, ông thường dùng âm giai Sol thứ. Có lẽ Phạm Ðình Chương của chúng ta cũng cảm nhận như vậy khi viết “Ðêm Cuối Cùng.”

        Hiểu ra nhạc thuật thì mình càng hiểu vì sao các ca khúc của ông đã thành bất hủ và Phạm Ðình Chương có một chỗ đứng riêng, ít lẫn với ai khác. Ông còn có tài soạn hòa âm cho ban nhạc và giữ phong cách trình bày rất đàn ông, diễn tả bằng lời ca hơn là uốn éo. Phong cách này cũng đang bị mai một.

        Như tựa đề, “Ðêm Cuối Cùng” là một bài thật buồn. Làm sao không buồn khi đôi lứa chia ly? Và chia ly trong ràn rụa nước mắt!

        Nhưng nét buồn của Phạm Ðình Chương có chất trượng phu: Buồn mà không ủy mị. Phải chăng nhờ nét nhạc của ông, qua cách chuyển cung, khi tối, khi sáng? Quỳnh Giao muốn viết riêng về sự độc đáo này, mong là độc giả sẽ thấm hơn khi được nghe lại...

        Mở đầu bằng tám ô nhịp chậm rãi từ tốn, Phạm Ðình Chương thủ thỉ với người tình rằng đêm nay là đêm cuối cùng gần nhau. Lệ đã dâng lên mi, môi đã bật lời hát thương đau:

        Ðêm nay, đêm cuối cùng gần nhau

        Lệ buồn rưng rưng, lời hát thương đau

        Rồi ông chuyển đoạn, đưa câu nhạc cũng tám ô nhịp cân đối với câu trước, nhưng âm thanh lên cao hơn, phiêu hốt hơn và thống thiết hơn. Tâm hồn quặn đau, nhìn ra ngoài thì cơn mưa ngoài trời là giọt lệ trong hồn... Mà là mưa như tiếng nhạc, là mưa có nhịp điệu:

        Nhịp mưa bâng khuâng ngoài phố lạnh. Nghe cho kỹ thì mình thấy chữ “ngoài” được Phạm Ðình Chương nhấn mạnh bằng nghệ thuật riêng: Ông dùng nốt Si bình của Sol Trưởng, không dùng Si giáng của Sol thứ. Ðến câu sau, chữ “sầu” cũng có nét khác: Giọt sầu rơi ướt hồn phiêu linh. Ông dùng nốt Fa thăng của Ré Trưởng. Nốt nhạc ấy làm không gian như mờ ảo và lại tỏa ra chữ “phiêu linh” thì quả là thần tình!

        Qua khúc thứ ba, Phạm Ðình Chương lại chuyển đoạn, cũng với tám trường canh. Nét nhạc xuống dần dần và chậm rãi từ từ với những hợp âm Sol thứ, xuống Fa 7, lên Sib Trưởng, xuống Eb Trưởng, xuống Do m7, xuống La m7, rồi trở về cảm âm. Nhạc như nói hộ người đang lặng đau. Ðôi tình nhân cố hé nụ cười héo hắt và cái nắm tay bịn rịn cuối cùng:

        Nắm tay không lời, cố hé run run môi cười

        Lúc chia phôi bên trời tiếc thương

        Chúng ta hãy nghe lại lời ca: “lúc chia phôi” là một lẽ, nhưng câu “bên trời tiếc thương” mở ra một cảnh giới khác... Buồn bã mà hiên ngang.

        Câu nhạc kết cũng tròn tám trường canh với nét nhạc gần như câu mở đầu, nhưng cấu tạo khác hơn ở bốn trường canh cuối, có một chút Trưởng, nghe thanh thoát và dường như chớm lên chút hy vọng trong tiếng ngậm ngùi:

        Ðêm nay đôi mái đầu còn xanh

        Ngậm ngùi thầm trao nhau giấc mộng chưa thành.

        Khi nghe đến đây, chúng ta cứ tưởng như hình ảnh đầy ước lệ, nghĩa là khá phổ thông về một cuộc chia tay. Xin hãy nghe lời hai, là khi Phạm Ðình Chương nói về giấc mộng đó:

        Em ơi đừng khóc sầu biệt ly

        Vì lệ tuôn rơi làm héo xuân thì

        Dù đêm sâu như hồn chúng mình

        Dù không gian cách trở mông mênh

        Hãy tin một niềm, mối nhớ thương xưa vẹn tuyền

        Sẽ cho ta ngày về thắm duyên

        Em ơi đêm cuối cùng gần nhau

        Hẹn hò một ngày sau, nối mộng ban đầu...

        Khi nghe lại, mình thấy chất thơ đẹp như một bức họa trong câu “đêm sâu như hồn chúng mình.” Lời từ của ca khúc trong nhịp điệu u uẩn làm không gian mở rộng thành nỗi ám ảnh về giấc mộng ban đầu.

        Cũng từ nội dung của lời hát, ca khúc tuyệt vời này thích hợp với giọng nam hơn giọng nữ.

        Ngày xưa, Thái Thanh hát bài này rất là nức nở, rất luyến (legato), nhưng Quỳnh Giao lại rất thích lối hát thủ thỉ của Sĩ Phú. Anh hát rất nhẹ, ít ngân nga và ngắt hơi từng câu một. Ra hải ngoại, Tuấn Ngọc cũng hát bài này, với lối lừng khừng cố hữu, giọng nghẹn ngào một cách rời rạc, không luyến láy. Với chất giọng tốt, những nốt cao điểm (crescendo) được ngân vang vọng, sung mãn, Tuấn Ngọc mang lại nét đẹp riêng. Ðây là cách trình bày đúng với tinh thần “trượng phu” của bài hát, buồn mà không ủy mị....

        Phạm Ðình Chương xa chúng ta đã gần hai mươi năm rồi. Nhưng Ðêm Cuối Cùng vẫn còn đó, ở bên trời tiếc thương...


        Comment


        • #5
          Bên trời tiếc thương,với anh Trúc Lâm là nhất,vì mỗi phổ biến của Trúc Lâm nó làm anh phải vẩn vơ suốt cả ngày trời,bản nhạc này là một cuộc chia tay vĩnh viễn của anh với Diễm Mai vào năm 77 khi anh quyết định bỏ học để vào rừng sâu núi thẳm Banmethuot để sống làm trai,nhưng mộng không thành anh đành sang Pháp làm dân tị nạn,anh đã hát thầm bên hành lang trường chúng ta gần phạn xá thay vì dêm nay anh thành hôm nay đôi chúng mình gần nhau,lệ sầu rưng rưng lời nói sau cùng,và như thế nó là dấu ấn cho những tháng ngày còn lại của anh,nó cũng buồn như sự ra đi vĩnh cửu của ông Phạm đình Chương một người rất gần gũi với anh vì tổ tôm nơi nhà bà chị ở đường Trương tấn Bửu,anh rất yêu nhạc của ông cũng như con người ông,nay nghe lại như một tưởng niệm cho những yêu dấu cũ!!!!

          Comment


          • #6
            Anh Nha nè! Hồi xưa anh đã hát thầm bên hành lang trường?! Giờ thì anh có thể hát to lên được rồi chứ?!

            Comment


            • #7
              Đêm cuối cùng, như mới đó, mà đã là xa lắm !!!
              Last edited by TrucLam; 05-18-2020, 09:55 PM.

              Comment


              • #8
                Tuyệt vời! ước gì diễn tả được nền nhạc như vậy!

                Comment


                • #9
                  Trúc, Mục QG Tạp ghi này rất độc đáo, những bài đăng rất hay, có khà năng phân tích xâu sắc...đã làm những người yêu thích âm nhạc và nghệ thuật huởng ứng nhiệt liệt. Bravo cô bạn! Tiếp tục đăng hàng tuần nhé. :giveme5:

                  Comment


                  • #10
                    Thái Thanh - Lời Ru Cuả Mẹ


                    Tạp ghi Quỳnh Giao

                    Cách đây đã hơn ba chục năm, khi viết về Thái Thanh với lời xưng tụng “Tiếng Hát Vượt Thời Gian”, Mai Thảo không ngờ rằng chính lời phán xét ấy đã vượt thời gian. Thái Thanh hát từ đầu thập niên 1950 và sau thập niên 1970, tiếng hát ấy vẫn vang vọng thêm hai thập niên nữa. Và còn mãi mãi trong tâm tư chúng ta.

                    Cách đây rất lâu, trong dịp đi du lịch tại một xứ xa lạ và vào một nhà hàng Tàu (vì tên là Golden Lotus, Kin Lian) Quỳnh Giao bỗng thấy bồi hồi. Trong nhà hàng trang trí đỏ loét kiểu dáng Trung Hoa cho người ngoại quốc, âm thanh lại chất chứa hồn Việt. Tiếng hát Thái Thanh, giữa một vùng xa lạ. Thời ấy ở tại vùng ấy, người ta chưa đủ tân tiến để hành hạ thực khách với loại ca khúc có giai điệu Hồng Kông, được gào lên bằng tiếng Việt theo kiểu Blues ở Bình Thạnh. Cho nên chủ nhà hàng, một phụ nữ Việt xa xứ từ trước thời thuyền nhân, chỉ có được một chút kỷ niệm gắn bó với cố hương vừa bị đẩy xa, là mấy băng nhạc Thái Thanh. Lúc ấy, Quỳnh Giao đã nghĩ đến Thái Thanh như tiếng hát vượt cả thời gian lẫn không gian và chuyên chở cái tâm hồn Việt Nam trong một giai đoạn bi thương nhất.

                    Trong nửa sau của thế kỷ 20, tiếng hát Thái Thanh đã là di sản không thể mất của rất nhiều người Việt. Nó nổi trôi theo mệnh nước, thấm vào tâm tư chúng ta để thành tiếng hát tiêu biểu nhất từ thời phôi thai của tân nhạc cải cách, trải qua thời chiến tranh cho đến thời lưu vong và tàn tạ. Nếu chúng ta có thể thấy hạnh phúc và hãnh diện với tân nhạc Việt Nam thì thời kỳ nhiễu nhương nhất của lịch sử, từ những năm 1950 đến 1970, là thời kỳ đẹp nhất và trong giai đoạn ấy, Thái Thanh là một tiếng hát không thể quên được. Mỗi người lại thưởng thức nghệ thuật Thái Thanh theo một cách, tùy theo tâm tư và hoàn cảnh. Riêng với Quỳnh Giao, vốn rất dè dặt khi viết về tiếng hát của các đồng nghiệp, nếu Anh Ngọc là “giọng hát trượng phu” thì Thái Thanh là “lời ru của mẹ”.

                    Thật ra, ngày còn bé, Quỳnh Giao chưa biết thích tiếng hát của bà. Dường như trẻ thơ không thích cách diễn tả thê thiết, đau đớn như thế. Lúc đó, những giọng hát trong trẻo, kỹ thuật cao, một đòi hỏi không thể thiếu trong các đài phát thanh, hát những bài ca ngợi tình người và tình đời với những màu xanh, màu hồng mới là hay. Như Kim Tước với “Mộng đẹp ngày xanh”, Mai Hương với “Em tôi” hay Mộc Lan với “Nhớ nhung”, hoặc Châu Hà với “Thương tình ca” là loại tiếng hát thổi lên những giấc mơ đẹp, bình an và thiết tha tình yêu thái hòa. Phải đến khi ra hải ngoại, sau một cuộc đổi đời của cả xã hội, Quỳnh Giao mới đủ trưởng thành để thích giọng hát Thái Thanh và thích nhất ở những ca khúc bà hát về quê hương, về tình nhân loại, về nhân thế.

                    Thái Thanh trong loạt “đạo ca” do Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư là lúc tiếng hát tròn đẹp về tình mẹ và về triết lý của cuộc đời. Thái Thanh trong những ca khúc về chiến tranh mới diễn tả hết nỗi bi thương của con người trong thời chinh chiến. “Kỷ vật cho em” hay “Khi tôi về” là loại tiêu biểu. Nhưng nghe Thái Thanh, Quỳnh Giao luôn nghĩ đến vai trò lớn nhất mà cũng là vai trò trọn vẹn nhất của bà: vai trò của người mẹ. Ở giọng hát của Thái Thanh, tình yêu còn quá nhẹ. Bà ngợi ca tình yêu mà như hát cho người chứ không phải cho mình. Trong thập niên 1960, khi nhạc tình của Việt Nam lên tới những đỉnh cao không còn thấy nữa, nhờ Phạm Duy, Trịnh Công Sơn hay Phạm Ðình Chương, thì Thái Thanh của “Ngày ấy chúng mình” đã hát cho mọi cặp tình nhân trên đời. Nhưng, Lệ Thu hay Khánh Ly vẫn có mặt và tỏ tình thay cho rất nhiều người. Trước đấy, khi dân ca được Phạm Duy cải biên để từ thôn quê chinh phục thành phố và thúc giục mọi người cùng hát “Em bé quê”, “Vợ chồng quê” để thương xót quê nghèo, Thái Thanh đã sớm góp tiếng và có mặt. Nhưng, Thái Thanh có dáng dấp và phong cách tinh tế và hiện đại hơn vậy, nên cũng trường cửu hơn vậy, khi người ta không còn nhớ gì về dân ca thời kháng chiến. Chỉ ở những bài về tình mẹ, Thái Thanh mới thực sự hát cho chính mình và cho đời sau. Quỳnh Giao cảm thấy như thế khi nghe bà hát “Bà mẹ Gio Linh”, hay “Lời ru, bú mớm, nâng niu” của Phạm Duy. Cũng thế, Phạm Duy nhắc đến người mẹ rất nhiều trong các ca khúc của ông, và hồi ký về tuổi thơ của ông chỉ có mẹ hiền, mà thiếu vắng hình ảnh của người cha. Chúng ta lại hiểu thêm vì sao giọng hát của Thái Thanh lại gắn liền với ca khúc Phạm Duy.

                    Người Pháp có câu” văn là người”. Quỳnh Giao cũng nghĩ như thế, giọng hát là người. Thái Thanh có tiếng hát đẹp, như trường hợp của Kim Tước hay Ánh Tuyết, Mộc Lan, Châu Hà. Nhưng Thái Thanh lại khác hẳn mọi người ở khả năng phát âm rất rõ lời. Thái Thanh có sự bén nhạy thiên phú để hát mạch lạc từng câu từng chữ, với âm sắc hoàn toàn Việt Nam. Cái “hồn Việt” chúng ta nói đến trong tiếng hát của bà được bắt gặp trước tiên ở cách hát cho rõ lời. Cũng vì vậy, đòi Thái Thanh hát nhạc ngoại quốc là chưa bắt được cái “thần” của bà. Thái Thanh là người hoàn toàn Việt Nam từ cốt tủy. Và hát hay nhất các ca khúc về mẹ. “Bà mẹ Gio Linh” của Phạm Duy không thể nào sống mãi trong chúng ta, dù chiến tranh đã tàn, nếu không có cách diễn tả của Thái Thanh, “Giọt mưa trên lá” cũng thế, “Tình ca” cũng vậy. Ngay trong tiếng nức nở về tình yêu và chinh chiến, từ “Buồn tàn thu” xa xưa đến “Kỷ vật cho em” hay “Bài hương ca vô tận” về sau, Thái Thanh vẫn làm chúng ta rùng mình không vì nỗi lòng thiếu nữ mà là tâm tư của thiếu phụ. Rồi bỗng thương xót đàn con thơ.

                    Ai cũng có thể hát nhạc tình dù chẳng cần quặn quại trên sân khấu, và ai cũng có thể hát về quê hương hay chiến tranh, nhưng chỉ có Thái Thanh mới khiến chúng ta bùi ngùi về người mẹ. Trước khi trở thành mẹ hiền, hay mẹ già, biết bao phụ nữ thời ấy đã là người tình, đã có những rung động e ấp của tuổi thanh xuân. Nhưng tất cả đều bị dồn nén, xóa nhòa, để chỉ rưng rưng còn lại là lòng mẹ. Thái Thanh diễn tả được nỗi niềm ấy khiến người nghe thấy ra một bất công lớn với phụ nữ, đối với chính người mẹ của mình.

                    Comment


                    • #11
                      Julie Christie – Ngày Lara Trở Lại


                      Tạp ghi Quỳnh Giao

                      29-01-2008



                      Ngày xưa, Lara đến với chúng ta từ... nước Pháp.

                      Tác phẩm Docteur Jivago của văn hào Nga đến trước bằng Pháp ngữ, sau đó mới có Doctor Zhivago bằng Anh ngữ, rồi cuốn phim của đạo diễn David Lean người Anh, do các công ty Pháp phân phối qua Việt Nam.

                      Và nàng Lara Antipova thời ấy nói tiếng Pháp! Nhạc phim do Maurie Jarre, cũng người Pháp, viết cho tác phẩm - Lara's Theme - được gọi là Chanson de Lara, Ca Khúc của Lara. Một ca khúc không lời, với dàn nhạc đại hòa tấu và mấy chục cây đàn balalaika của âm nhạc Nga. Carlo Ponti, phu quân người Ý của Sophia Loren là nhà sản xuất.

                      Chúng ta có thể đã quên hết những chi tiết quốc tế ấy và chỉ còn nhớ nàng Lara mắt xanh ứa lệ, tóc vàng như màu lúa chín, dưới nét diễn tả của Julie Christie. Năm 1965 đó, khi phim Doctor Zhivagoxuất hiện, chiến tranh ở trong Nam đã lấn át mọi sinh hoạt khác, nhưng càng khiến người ta thương nàng Lara trong thời loạn. Và ca khúc Lara đã trở thành một nỗi ám ảnh khó nguôi cho nhiều người...

                      Với nhiều người trong chúng ta, đấy là những bước đầu để nghe nhạc không lời, loại nhạc cứ bay bổng cùng với hình ảnh trong phim và chìm sâu trong tiềm thức chúng ta.

                      Về sau, mãi về sau, ca khúc của Lara mới được ban nhạc Ray Conniff trình bày lại và thật sự trở thành ca khúc, một khúc hát với lời ca, là bài Somewhere My Love...

                      Nhờ Maurice Jarre, "Ca Khúc của Lara" trở thành nhạc phim quen thuộc nhất thế giới, và bài
                      Somewhere my Love của Ray Conniff là loại ca khúc phổ thông nhất trong bốn chục năm qua.

                      Thế rồi, chúng ta lãng quên dần nàng Lara năm xưa mình đã thoáng gặp tại Sàigòn trong một thời lãng mạn, và quên cả Julie Christie, đã khuất nẻo trong một cảnh rất buồn ở cuối phim.

                      Cho tới gần đây...

                      Julie Christie sinh năm 1941 tại Assam của xứ Ấn Ðộ, nơi thân phụ là một chủ đồn điền khá giả. Nàng đi học tại Anh và bắt đầu xuất hiện trên màn ảnh truyền hình từ năm 1961, ở tuổi 20. Lúc ấy, chưa ai thấy gì, cho tới khi nàng bước qua màn bạc với phim Billy Liar vào năm 1963. Từ đấy, nàng có nét vượt trội và được giải Oscar năm 1965 với phim Darling, một hiện thân của sự thác loạn rất có vẻ ăn khách thời ấy tại Âu Châu.

                      Nhưng cũng năm 1965 đó, mọi người chỉ nhớ đến Lara qua tài diễn xuất của nàng. Hoàn toàn trái ngược, đẹp mà bi thảm. Nhiều người coi đi coi lại phim này và phát giác ra một chi tiết: Julie Christie có bàn tay vất vả! Người khác thì cho rằng nàng vất vả vì có mái tóc quá rậm. Xem phim mà nhìn ra "phá tướng" của diễn viên thì phải là người ghiền phim lắm. Số phận của nàng Lara đã khiến người ta suy ngược lên cuộc đời của Julie Christie! Có mấy khi mà ta gặp trường hợp nhập vai khiến khán giả nhập tâm như vậy?

                      Mà của đáng tội, Doctor Zhivago là một trong mấy tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất của mọi thời, với số thu vượt qua tổng số tất cả mọi phim khác của đại đạo diễn David Lean.

                      Chẳng biết chỉ tay của nàng ra sao thì người ta cũng thấy Julie Christie là một minh tinh không thích ánh sáng. Nàng không thích được nổi danh!

                      Ðôi khi nàng phải đóng phim vì... tiền, và nói thẳng như vậy, nhưng xong rồi thôi. Thường thì nàng chọn kỹ truyện phim và người thực hiện. Julie Chrisite là người đã từ chối nhiều phim có thể đưa nàng trở lại đài danh vọng. Chỉ vì, với nàng, điện ảnh không là đời sống. Hạnh phúc rất riêng tư kín đáo mới là đời sống đích thực.

                      Riêng tư kín đáo là khi nàng trở về sống trong một nông trại tại Anh, chứ trong những năm sinh sống gần Hollywood, từ 1967 đến 1974, nàng có cuộc sống rất Mỹ và mối tình bốc khói bốc tin với Warren Beatty! Có lẽ, tài tử điển trai, có tài và nhiều tham vọng này hiểu ràng khá rõ: "Julie Christie là người đẹp nhất, mà cũng có tâm lý bất an nhất!" Người như vậy thì không thể sống vui và sống mạnh tại Hollywood được. Nhất là với anh chàng Warren Beatty.

                      Tài tử Al Pacino của bộ phim Godfather thì có cách đánh giá khác. Ðược tờ Playboy hỏi là dưới con mắt chàng, ai là nữ diễn viên chàng muốn được đồng diễn, Al Pacino trả lời không do dự: Julie Christie, vì là diễn viên nên thơ nhất! "Poetic actress!" Có dịch là "nên thơ" hay "thơ mộng" e rằng vẫn chưa đủ.

                      Một người đẹp, mà ở tuổi 67 thì còn có gì là thơ mộng? Người ta có thể hỏi vậy!

                      Và có ngay câu trả lời trước mắt khi thấy Julie Christie bước lên sân khấu nhận giải Golden Globe vào tháng trước, rồi giải Screen Actors Guild Award vào tuần qua, nhờ vai nữ diễn viên chính của phim Away from Her. Vẫn nét đẹp khả ái, sang trọng, và lời phát biểu từ tốn điển hình của người sống với nội tâm hơn là cho quần chúng. Ðẹp quý phái, thông minh và nhũn nhặn, đấy là Julie Christie.

                      Trong phim Away from Her, do một người bạn gái người Canada làm đạo diễn và khẩn khoản mời đóng, Julie Christie thủ vai một thiếu phụ bị bệnh lú lẫn Azheilmer. Nàng từ chối nhiều lần mà sau cùng nhận lời vì nể bạn là Sally Potter. Và phải được hóa trang cho già hơn, xấu hơn, lụ khụ hơn. Tuổi già không thể rượt theo người nghệ sĩ đích thực ấy, Julie Christie diễn xuất quá hay nên người ta chờ đợi nàng sẽ còn quay trở lại, với hai giải quan trọng nhất của điện ảnh là Academie Award của Hoa Kỳ và giải BAFTA của Anh.






                      Julie Christie nhận giải diễn viên nữ xuất sắc nhất trong giải thưởng hàng năm lần thứ 14 của Hiệp Hội Tài Tử Điện Ảnh (14th Annual Screen Actors Guild Awards) cho vai trò trong phim Away from Her- 27.1.2008.

                      Ngày xưa, ở tại Sàigòn, Lara đã mở ra cho chúng ta những khung trời thơ mộng và bi thương của một thế giới khác, trong một hoàn cảnh rất chung của tình yêu trong chiến tranh và hận thù. Những gì xảy ra sau đó tại Việt Nam còn vượt qua mọi sự bi thảm của tác giả Boris Pasternak và nhiều nàng Lara thật ở ngoài đời, ở trong thế giới của chúng ta, đã khiến mình có thể quên được người nghệ sĩ Julie Christie.

                      Bây giờ, bốn chục năm sau, nàng đã trở lại, lộng lẫy, nồng nàn và thông minh hơn bao giờ hết. Tài nghệ ấy không phai lạt với thời gian và còn đáng quý hơn nữa vì Julie Christie không thích ánh đèn màu và sự hâm mộ của quần chúng. Thích thì diễn xuất, thật hay, không thì thôi, nàng vẫn sống một cuộc đời phẳng lặng, bình thường.

                      Như trong một giấc mơ không thành của nàng Lara trong truyện...

                      Last edited by TrucLam; 05-18-2020, 09:59 PM.

                      Comment


                      • #12
                        Lê Uyên Phương - Một Cõi Nhạc Tình


                        Tạp ghi Quỳnh Giao

                        Chúng ta bây giờ có lẽ đã quên hẳn một “đợt sóng mới” của thời xưa. Thời xưa ấy, cách đây đúng năm chục năm, Sài Gòn của chúng ta đã xôn xao với chữ “đợt sóng mới”. Sài Gòn thôi, không phải là cả miền Nam. Chữ đó xuất hiện từ Paris, từ điện ảnh Pháp với tác phẩm của một số đạo diễn trẻ muốn phá cách, phá thể và thậm chí phá phách trong nghệ thuật thứ bảy.

                        Khi các bộ phim đó, như của Francois Truffaut hay Jean-Luc Godard vào tới Sài Gòn thì nam thanh nữ tú của chúng ta đều say mê và gần như thay đổi cách ăn nói, ăn mặc hay cắt tóc.

                        Khi ấy, nhóm Sáng Tạo cũng đang muốn làm mới văn chương và nhiều nhà văn đã tìm thấy trong “đợt sóng mới” của Tây cái trớn cho trào lưu sáng tác của mình, dù rằng đa số chưa từng đặt chân lên đất Pháp. Họ chỉ đọc văn chương Pháp và coi phim Tây trong nguyên bản.

                        Thế rồi đợt sóng mới đó cũng dạt vào bờ và tan biến dần trong chiến tranh và hỗn loạn, trước sau thì chỉ “mới” được có mười năm, cho đến 1968. Tại Paris, nó không còn tiếng vang, và Sài Gòn của chúng ta cũng thay đổi với những trào lưu sáng tác mới. Giữa tiếng ì ầm của đạn bom và lời than vãn về sự tàn phá và tàn phai, chói lọi nhất là qua nhạc Trịnh Công Sơn, bỗng dưng chúng ta thấy lòng mình trũng lại vì tiếng thở than của tình yêu.

                        Ðó là thời điểm xuất hiện nhạc Lê Uyên Phương.

                        Tác phẩm Lê Uyên Phương là các ca khúc đầy hạnh phúc của những cặp tình nhân đang gào lên lời khấn nguyện là sẽ chết cho tình yêu. Nhạc tình của Lê Uyên Phương là những bài ngợi ca tình yêu ngay giữa thảm kịch. Một đợt sóng mới tràn đầy nước mắt. Và nó chinh phục mọi người. Trong chiến tranh, chỉ còn một nơi ẩn náu và phủ dụ nhau, đó là tình yêu, dù là tình yêu bi thảm. Tác phẩm của Lê Uyên Phương chinh phục chúng ta trước tiên là nhờ lời đẹp như thơ được nhạc đưa thẳng vào hồn người nghe. Nhớ lại và nghe lại thì Lê Uyên Phương là một tên tuổi gần gũi với chúng ta vào thời thanh xuân chìm trong lửa đạn.

                        Nói về một nhạc sĩ, điều đầu tiên và cần thiết là về nhạc thuật của người ấy. Lê Uyên Phương là người viết nhạc đầy cá tính, có nét đẹp đơn giản của một kẻ rong ca cho tình yêu. Từ sự đơn giản đó, người viết đoán rằng anh sáng tác trên cây đàn guitar. Mỗi nhạc sĩ đều có phương pháp hay phong cách sáng tác riêng. Ở trong nhà, từ bé, Quỳnh Giao đã thấy Dương Thiệu Tước viết nhạc với cây guitar. Tiếng dây tơ chạm nhẹ, và chỉ cần một chuỗi arpège rải lướt trên hợp âm (accord) hài hòa, mình đã nghe thấy đời sống của tác phẩm đang thành hình. Nguyễn Mỹ Ca là tay vĩ cầm có hạng nên bài “Dạ Khúc” của ông là tiếng réo rắt, quyến luyến của cây archet miết rung trên sợi dây tơ. Văn Phụng viết trên phím ngà, nhạc tuôn như suối, và tràn đầy rung cảm...

                        Nghe kể rằng Nguyễn Văn Khánh viết nhạc với cây guitar Hawaiienne, thảo nào mà nét nhạc uốn lượn như sóng nước, với tiếng nhấn ẻo lả gây liên tưởng tới vũ điệu Hạ Uy Di mềm mại:

                        Yêu (u u) ai.. Yêu cả một đời... (trong bài Nỗi Lòng)

                        Nhưng, khác hẳn tác phẩm của những nhạc sĩ vừa nhắc tới ở trên, nhạc Lê Uyên Phương được thai nghén từ cây đàn guitar và cũng được trình bày hay nhất là chỉ với một cây guitar. Trong cõi ẩn náu, cặp tình nhân chỉ cần một cây đàn để thủ thỉ vỗ về và không thể có một dàn nhạc thính phòng được. Ða số ca khúc Lê Uyên Phương là những bài buồn, nét buồn majeur, bâng khuâng, tha thiết. Quỳnh Giao đặc biệt yêu thích những ca khúc trong tập “Khi Loài Thú Xa Nhau”. Gồm 12 tình khúc buồn. Anh có một cấu trúc đơn giản, mỗi câu nhạc như một bài thơ sáu chữ, đôi khi vào cuối câu thì điểm thêm một chữ, nghe lại như tiếng thở dài:

                        Như hoa đem tin ngày buồn

                        Như chim đau quên mùa Xuân

                        Còn trong hôn mê buồn tênh

                        Lê mãi những bước ê chề

                        Xin cho thương em thật lòng

                        Xin cho thương em thật lòng

                        Dù có khi lòng thôi giá băng...

                        (Tình Khúc Cho Em)

                        Hoặc mở đầu đoạn mineur của bài “Vũng Lầy Của Chúng Ta”:

                        Theo em xuống phố trưa nay

                        Ðang còn ngất ngất cơn say

                        Theo em bước xuống cơn đau

                        Bên ngoài nắng đã lên mau

                        Cho nhau hết những mê say

                        Cho nhau hết cả chua cay

                        Cho nhau chắt hết thơ ngây

                        Trên cánh môi say, trên những đôi tay,...

                        Ðoạn điệp khúc được chuyển qua âm giai trưởng nhưng vẫn buồn và tha thiết sôi nổi hơn.

                        Khi nghe lại, ta nên rùng mình vì nghệ thuật dùng chữ rất mới, đầy tính chất siêu thực của tình yêu, thí dụ như câu “...chắt hết thơ ngây trên cánh môi say”... Chữ “chắt” này là tiếng thơ rất đắt, đầy nhục cảm... mà vẫn buồn, của một cuộc tình buồn mà sôi nổi. Nếu nhớ lại thì phải nhìn cặp Lê Uyên Phương trên sân khấu mới thấy hết sự sôi nổi ấy. Phải thấy anh Lộc bật dây đàn như muốn bật máu đầu ngón tay, như chỉ hát xong là gục ngất. Phải thấy Lê Uyên hát với cả tâm hồn, như trút hết hơi tàn qua giọng khàn đục gợi cảm, trên thân thể lượn sóng theo điệu đàn, và mái tóc dài rũ rượi như một tảng mây đen... Khán thính giả nín lặng, đau theo nỗi đau của họ và đôi khi thâm tâm cũng mơ ước được một sự đam mê bật máu như vậy trong tình yêu...

                        Sự đơn giản là ở chỗ đó, nó chân thật và đẹp đẽ, không cần cường điệu, không cần sáo ngữ và không cần... cả một ban nhạc hay vũ công múa may ở hậu cảnh! Hát nhạc Lê Uyên Phương chỉ cần cây đàn guitar và một tâm hồn đầy xúc cảm. Và ít ai hát nhạc của anh ngoài anh và Lê Uyên. Ngay cả khi họ đã xa nhau, thỉnh thoảng Quỳnh Giao được nghe và xem Uyên hát một mình bài của anh. Hình ảnh của chị lúc đó là sự trống trải, lẻ loi. Giọng ca của chị vẫn như thế, đầy nhục tính, rất gợi cảm, nhưng không thể lột hết cái đau đớn xót xa của ngày nào...

                        Ngẫm lại thì đợt sóng mới ấy trong nhạc Lê Uyên Phương thật ra vẫn còn rất mới vì chưa mấy ai vượt qua. Sau này, chỉ cần một cặp tình nhân yêu nhạc và yêu nhau cũng đủ rung lại những xúc động xa xưa của chúng ta, những xúc động mà thời nào cũng có, người nào cũng muốn có...

                        Comment


                        • #13
                          Thanh kiu Trúc đã post bài này. Nhạc của TCS, của LU&P chị rất là thích khi còn ở trường Trung học. Mỗi lần có dịp nghe lại nhạc của hai nhạc sĩ này thì chị nhớ nhớ thêm được chút kỷ niệm của thời thơ ấu ở Tuy Hoà .

                          Comment


                          • #14

                            Lê minh Lập (Phương) & Lâm phúc Anh (Lê Uyên)

                            Comment


                            • #15
                              Trịnh Công Sơn - Như Cánh Vạc Bay



                              Trịnh Công Sơn (1939 -2001)

                              Tạp ghi Quỳnh Giao

                              Trịnh Công Sơn viết nhạc từ tuổi đôi mươi cho tới những năm gần đây, cho nên đã cho chúng ta một số lượng tác phẩm rất lớn. Như ở một triết gia đích thực, ở nơi ông nỗi ám ảnh lớn về đời người đã đưa đến ba loại đề tài lớn, là tình yêu, quê hương và thân phận con người, trong đó chiến tranh và đói khổ là sự ngột ngạt bao trùm lên tất cả. Khi chiến tranh đã chấm dứt, và vận nước đã đổi thay, ông thiên về các đề tài mang nhiều triết tính về cuộc đời, nhưng thủy chung vẫn là người viết nhạc tình độc đáo nhất. Nhạc sĩ Văn Cao gọi Trịnh Công Sơn là ca nhân về tình yêu có lẽ là trong ý đó... Từ góc độ của người hát và yêu nhạc, khi nhìn lại Trịnh Công Sơn viết cho tình yêu, Quỳnh Giao muốn được nói lên một sự kiện, đó là từ Trịnh Công Sơn trở đi, các tình khúc đã đổi khác rất nhiều, và nền tân nhạc phải cảm tạ ông về sự khai phá đó...

                              Nói về tình khúc Trịnh Công Sơn, ta hãy thử nhắm mắt lại để nhìn quanh mà xem... Gió mưa, nắng cát; sông biển, núi non; sa mạc, công viên; lá vàng, sỏi đá; rong rêu, lộc nõn; phố vắng, tháp cổ; mây bay, tóc rối; thân xác, cây già, v.v... ngần ấy hình tượng tản mát đều lấp lánh siêu thực trong các tình khúc của ông. Trịnh Công Sơn là một phù thủy về ngôn ngữ, và căn bản văn hóa Pháp mà ông hấp thụ từ khi còn trẻ có thể phần nào, dù chỉ phần nào thôi, giải thích khả năng dùng chữ đầy ấn tượng lạ kỳ của ông. Phần nào thôi, vì khả năng rất tự nhiên đó, có lẽ ông phải có từ tiền kiếp, nhất là trong lối sử dụng hình dung từ bóng bẩy và hình ảnh bất ngờ mà có sức biểu cảm lớn, như trong hội họa. Ông là một nhà thơ, trước khi là một nhạc sĩ. Ta hãy nghe Ru Ta Ngậm Ngùi chẳng hạn, để bàng hoàng nhớ lại là 30 năm trước ông dùng chữ như thế nào...

                              Khi tình đã vội bay, tim lăn trên đường mòn

                              Trên giọt máu cuồng điên, con chim đứng lặng yên

                              Khi về trong mùa Đông, tay rong rêu muộn màng

                              Thôi chờ những rạng đông...

                              Ngoài giá trị của lời ca, điều giải thích vì sao nhạc Trịnh Công Sơn chinh phục người nghe có lẽ là nét nhạc đơn giản, có giá trị ở giai điệu hơn hoà thanh. Nhạc ông dễ nghe dễ cảm lại không đòi hỏi hoà âm cầu kỳ, nên chỉ với một cây đàn, người ta cũng đã diễn tả được cái hồn của nhạc, cái tứ của thơ, chứ không cần tới dàn nhạc lớn được phối khí công phu. Trong ý nghĩa đó, nhạc Trịnh Công Sơn là những khúc rong ca nằm ở một cực đối nghịch với nhạc Dương Thiệu Tước bác học. Nhưng hai người lại giống nhau, và có lẽ hợp nhau, ở trình độ văn hoá rất sâu và khả năng dùng chữ rất tài.

                              Trước khi phân tích về lời ca của Trịnh Công Sơn, tôi làm ngược những người viết về ông: tôi phân tích phần nhạc rất độc đáo của Trịnh Công Sơn.

                              Những tình khúc thuở ban đầu như Ướt Mi, Biển Nhớ, và ngay cả Diễm Xưa, Trịnh Công Sơn đã có nhạc thuật rất chỉnh. Giống như Văn Cao hay Phạm Duy trong những ca khúc đầu đời, Trịnh Công Sơn cũng dùng từng câu nhạc rất “balance” như cấu trúc của một câu thơ, mà không bị “monotone”. Tôi xin thí dụ:

                              Hồn cầm phong hương hình dáng xuân tàn

                              Ngày dần buông trôi sầu vắng cung đàn

                              Từ ngày ra đi chờ vắng tin người

                              Từ người ra đi là hết mơ rồi

                              Cung Thương là tiếng đàn

                              Cung Nam là tiếng người...

                              ( Cung Đàn Xưa của Văn Cao)

                              Bốn câu đầu như một bài thơ tứ tuyệt, mỗi chuỗi nhạc có tám chữ. Đến câu thứ tư nhạc chuyển sang năm chữ, êm đềm, bay bổng...

                              Đêm năm xưa khi cung đàn lên tơ

                              Hoa lá quên giờ tàn, mây trắng bay tìm đàn

                              Hồn người thổn thức trong phòng loan..

                              Đêm năm xưa khi cung đàn gây mơ

                              Âu yếm nâng tà quạt hôn gió đưa về thuyền

                              Tưởng người trên sóng ru thần tiên...

                              (Khối Tình Trương Chi của Phạm Duy)

                              Đoản khúc trên được chia ra làm hai câu. Câu thứ nhất là một chuỗi tám chữ, câu thứ hai có mười chữ và câu thứ ba bẩy chữ. Rồi cứ như thế Phạm Duy kể cho chúng ta nghe chuyện thần tiên bằng những câu nhạc cân đối, đều đặn như một chuỗi ngọc trai...

                              Ngoài hiên mưa rơi rơi

                              Lòng ai như chơi vơi

                              Người ơi nướt mắt hoen mi rồi

                              Đừng khóc trong đêm mưa

                              Đừng than trong câu ca

                              Buồn ơi trong đêm thâu...

                              (Ướt Mi của Trịnh Công Sơn)

                              Những câu nhạc như bài thơ năm chữ và thỉnh thoảng chêm câu bẩy chữ khi kết thúc đoạn nhạc, nghe như tiếng mưa rơi rỉ rả đêm khuya...

                              Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ

                              Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao

                              Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ

                              Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu...

                              (Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn)

                              Cả đoạn nhạc đầu là chuỗi thơ tám chữ, nhịp nhàng, cân đối. Đếm ra thì thấy đến câu chuyển nhạc (modulation) Trịnh Công Sơn mới đổi cấu trúc của nhạc. Nghĩa là anh đã dùng tám câu nhạc đầu hoàn toàn tám nốt, không chuyển đổi. Vậy mà ta không thấy bị nhàm, ngấy khi hát tám câu đầu của bài Diễm Xưa...

                              Những ca khúc rộn ràng của anh, dù không có nghĩa rộn ràng về phần lời, mà vì tiết điệu của bài hát như những bài ở Trọ, Hoa Xuân Ca, và những ca khúc da vàng của anh, lại có nét nhạc cung đình ở Huế, vì anh dùng nhiều ngũ cung và những phách “lỗi” nhịp đặc biệt của điệu “tứ đại cảnh và “ bình bán” này.

                              Những ca khúc mang âm hưởng “negro spirituel”, dân ca của ngườida đen của anh mới là tuyệt. Hãy nghe lại Xin Mặt Trời Ngủ Yên, Hãy Khóc Đi Em, Hạ Trắng...để thấy Trịnh Công Sơn như một Duke Ellington của xóm da đen, với tiếng Saxo thật nức nở, và giọng ca loại khàn đục của Carol Kim một thời mới nghe hết lại cái rã rượi một cách “lười biếng” của loại nhạc da đen này...

                              Riêng bài hát của Trịnh Công Sơn mà tôi yêu thích nhất chính là bài Lời Mẹ Ru, tôi nghe từ thuở mới đến tuổi dậy thì, chưa có con để biết ru con. Nét nhạc như tiếng kinh cầu, và lời ca tôi coi như trác tuyệt nhất của Trịnh công Sơn đưa tôi vào thế giới ảo huyền, tôn kính. Những giọng ca trong vắt như của Kim Tước và Hà Thanh thật là thích hợp. Ngày ấy, tuy đã bắt đầu hát ban “người lớn” rồi, nhưng các trưởng ban liệt tôi vào loại “nhi đồng”, chỉ hát tango, và valse chứ chưa hát những bài tình cảm như Lời Mẹ Ru...làm tôi uất ức lắm!

                              Đôi khi tôi nghĩ là Trịnh Công Sơn phần nào bị “oan”. Bị “oan” bởi vì lời ca quá đặc biệt của anh khiến người thưởng ngoạn “quên” đi phần nhạc cũng rất là độc đáo của anh. Nếu ta cứ ngẫm nghĩ lại mà xem: Một người tự học nhạc lấy, không qua một trường đào tạo nào cả. Trong gia đình cũng không hề có người đi trước để có sự di truyền, hay học hỏi. Trịnh Công Sơn đã đơn thương độc mã đi vào lĩnh vực âm nhạc, như một người “học nhạc từ kiếp trrước” , với những tác phẩm phải nói là có giá trị, và có chỗ đứng ngang hàng với những người viết nhạc được học hành hẳn hoi, không kể là còn xuất thân từ những gia đình dòng dõi, khuê các, được học cả cổ nhạc lẫn nhạc Tây phương.

                              Nhà văn Nguyễn Mộng giác có lần thắc mắc hỏi tôi nghĩ gì về nhạc của Trịnh Công Sơn. Theo anh, thì nhạc của ho Trịnh dù đơn giản , nhưng nghe vẫn có chất “trí thức” trong đó, không giống như những ca khúc phổ thông, dễ nghe dễ hát phần nhiều nghe ngây ngô và bình dân lắm. Tôi đồng ý với anh Giác, nhưng cũng không giải thích nổi điều này. Đương nhiên là lời ca của anh là của người có học, có chiều sâu của sự suy nghĩ. Nhưng giải thích sao đây phần nhạc cũng rất “mélodieuse”, phong phú và uyển chuyển của anh, tuy anh không giỏi gì về nhạc thuật cả!. Tôi chỉ dám kết luận anh là một người có “gout”, có khiếu thẩm âm, thẩm mỹ mà thôi...

                              Đến đây tôi xin chuyển đoạn, để nói tới phần chính yếu mang lại sự thành công của Trịnh Công Sơn.

                              Nói về sự nghiệp âm nhạc, khi nói về nhạc tình, người ta có thể lý luận dài dòng về tình yêu của Trịnh Công Sơn. Ông viết tình ca cho người, có thể là cho người yêu, nhưng ông không ngưng ở điểm tới của tình yêu, mà đi tới, đi tiếp. Và bay mãi, một mình, như cánh vạc trong đêm. Thực ra, ông có trái tim quá lớn để có hạnh phúc. Trái tim đó đã nở thành cả trăm tình khúc cho đời, mà trong một bài viết, chúng ta chỉ có thể giới thiệu được một phần nhỏ, rất nhỏ, qua một số trích đoạn...

                              Vào cuối thập niên 50, đầu thập niên 60, khi chúng ta còn sướt mướt với dòng nhạc lãng mạn gọi là tiền chiến, thì Trịnh Công Sơn đã gây kinh ngạc cho mọi người, với một số ca khúc thật lạ. Lạ từ nhan đề tới hình ảnh tân kỳ mang nét siêu thực trong lời ca. Ướt Mi, Diễm Xưa, Tuổi Đá Buồn, Lời Buồn Thánh, Ru Ta Ngậm Ngùi... quả là mới lạ, khi ta đã quen nghe Kiếp Hoa, Nỗi Lòng, Khúc Nhạc Tương Tư, hay Lá Thư, Tan Tác, Tạ Từ... Rồi mưa bay trên tầng tháp cổ, mắt xanh xao, hồn xanh buốt... là hình tượng mới và màu sắc lạ, đã gây sự chú ý cho người nghe. Và nét nhạc chậm buồn như lời kinh thảm sầu khiến các tình khúc của ông liền chinh phục người nghe...

                              Sang thập niên sau, Như Cánh Vạc Bay và một loạt các tình khúc khác tiếp tục làm chúng ta say mê, với hình ảnh diễm ảo của tóc em từng sợi nhỏ, rớt xuống đời làm sóng lênh đênh... ta nghe từng giọt lệ, rớt xuống thành hồ nước long lanh... Trịnh Công Sơn viết nhạc tình với nét bút họa sĩ trong một bức tranh cổ, và ông khéo dùng kỹ thuật cổ họa, ông đảo ngược ngôi vị chủ khách để vẽ ra những thăng hoa hay tàn phá của tình yêu, khi chủ đích là hát cho người tình.

                              Cũng trong lối viết tình ca, Trịnh Công Sơn có thể là đứa bé thơ ấu nói về mối tình trăm tuổi, hoặc cụ già thực hư về hoan lạc cuộc đời trẻ dại. Bài Nguyệt Ca đã diễn tả được nét vui tươi mơn mởn của tình yêu, đưa ta về quê hương thanh xuân, và toàn bài duy nhất có một chữ tình thì lại là... tình cờ.

                              Nghệ thuật dùng chữ bóng bẩy, với những tĩnh từ nay mang nghĩa mới, sắc mới đã tạo ra phong cách Trịnh Công Sơn. Người nghe cứ tưởng rằng mình được mời vào ngôi vườn cũ, thế rồi cảnh trí đổi thay, bao nhiêu hình tượng hay ý niệm của ước lệ cổ điển bỗng đảo tung và ngôi vườn xưa chợt mở ra khung trời lạ. Sự biến gây choáng váng đó là gì, nếu không do tình yêu? Đóa Hoa Vô Thường, ca khúc công phu nhất và dài hơn 11 phút của ông với sáu chuyển đoạn thần diệu, có thể là điển hình cho nghệ thuật Trịnh Công Sơn khi ông viết về tình yêu như nỗi chết bất tận giữa cõi vĩnh hằng của kiếp sống.

                              Lâu lắm sau 1975, Trịnh Công Sơn đã viết trở lại về những thể tài đích thực của riêng ông, như lời thiên thu gọi, như cánh diều bay mà hồn lạnh lẽo... Bản thân ông rong chơi trên mé bờ tuyệt vọng mà tình ca của ông vẫn nuột nà đằm thắm, và Trịnh Công Sơn vẫn có thính giả của ông, ở mọi lứa tuổi. Như Môi Hồng Đào 16 tuổi và Hoa Vàng Mấy độ đã nối lại dòng tình đứt đoạn của một đời quá thăng trầm, như Quỳnh Hương nhí nhảnh đùa vui với nhân thế, và ở trọ đã làm tuổi thơ đời nay đi từ dân ca vào âu ca, an nhiên tựa hơi thở.

                              Lời cuối ở đây, chúng ta phải dành cho chính tác giả. Năm năm trước, Trịnh Công Sơn đã viết: Tôi đã mỏi dần với lòng tin. Chỉ còn niềm tin sau cùng. Tin vào niềm tuyệt vọng. Có nghĩa tin vào chính mình. Tin vào cuộc đời vốn không thể khác. Người yêu nhạc ông cũng biết là cuộc đời vốn không thể khác, nên dù cho bão nổi sóng chìm, loài chim nhỏ hót chơi trên đầu ngọn lau vẫn để lại cho đời những tình khúc tuyệt vời. Điều đáng yêu nhất ở con người Trịnh Công Sơn chính là tình yêu người bao la bát ngát. Vì bát ngát như vậy, mà Trịnh Công Sơn không chối bỏ một tình cảm nào đưa đến cho mình, và ngược lại, không ràng buộc với một thứ tình nào hết, ngoài tình gia đình, và tình bạn, bởi lẽ đó là những thứ tình bền bỉ nhất.

                              Khi tôi viết bài này cho chương trình ỏ Suối Nguồn Tân Nhạc Việt Nam” của BBC, vào thời điểm tháng Tư năm 1997, Trịnh Công Sơn vẫn còn sống và khỏe mạnh bình thường. Ngày tôi đến ngôi nhà ở đường Duy Tân cây dài bóng mát, tôi cười cười nói đùa:” Quỳnh Giao nghe ở bên kia đồn là anh đã chết rồi, thế có bậy không?”. Anh cười thú vị:”A, hôm nay là ngày mùng một tháng Tư tây đấy. Cá tháng Tư mà, Quỳnh Giao nhớ không?”. Nói rồi, đem ngay tập sách nhạc “Trịnh Công Sơn, tuyển tập những bài ca không năm tháng” viết đề tặng tôi như sau: Bản dành tặng Quỳnh Giao, Sàigon tháng Tư, poisson d'Avril!

                              Bốn năm sau, cũng đúng vào ngày poisson d'Avril, tôi lạnh người khi nghe tin anh đã ra đi vĩnh viễn.

                              Khi máy bay của mẹ tôi và tôi đáp đến phi trường Tân Sơn Nhất lúc ba giờ sáng ngày mùng Ba tháng Tư, năm 2001, thì sau đó đúng ba tiếng đồng hồ, anh cũng được hơn sáu ngàn người đưa tiễn đến nơi an nghỉ cuối cùng tại Gò Dưa, Thủ Đức, chôn cạnh người anh yêu quý nhất đời, đó là mẹ của anh.

                              Tôi trở về Huế để dời mộ phần của thân phụ tôi lên núi. Năm mươi năm qua, người nằm trong phần đất bên cạnh phủ Tuy Lý, nay đã là nhà riêng của tư nhân, thuộc vào sân vườn của họ. Đem người lên núi cùng với mộ của cô tôi (người không chồng không con, suốt đời sống cạnh cha tôi để săn sóc cho cha tôi và anh em chúng tôi), được gần mộ của ông bà nội, mẹ tôi và tôi thật là mát ruột.

                              Tôi cứ tiếc mãi là về quá cận giờ, không thể tiễn Sơn lần cuối, dù mình đã có mặt một cách tình cờ vào thời điểm đó. Sau khi lo xong công việc dời mộ của cha về, tôi có đến nhà anh cùng với thi sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương, chị họ của tôi, để thắp nén hương tưởng niệm lên bàn thờ nghi ngút khói của anh. Khi ấy có một phái đoàn đang quay phim và phỏng vấn gia đình anh. Tôi được biết có cả nhạc sĩ Trần Văn khê đang ở lầu trên, nhưng chúng tôi không lên trên đó. Nhìn hình ảnh của anh, chữ viết của anh, nét vẽ của anh ngay nơi anh ở, tôi không muốn gặp ai khác ngoài sự tưởng nhớ và tiếc thương nặng trĩu của riêng mình

                              Anh cho rất nhiều, và nhận cũng rất nhiều. Có lẽ từ trên cao nhìn xuống một cõi đi về của mình, hẳn anh đã ngạc nhiên thấy có quá nhiều người thương khóc anh. Họ yêu anh thật tình anh ạ. Họ là một đám đông già trẻ, lớn bé, gái trai đủ mọi thành phần. Anh là người có được một hạnh phúc đích thực: Hạnh phúc của một người gieo hạnh phúc...

                              Quỳnh Giao

                              Viết lại tháng Chín, 2001


                              Comment

                              Working...
                              X