Thời gian vừa qua các bạn khóa 74 SPKT nhận được email nhắc nhớ về kỷ niệm 40 năm ngày "Nhập môn" ĐH SPKT 1974-2014, xin chia xẻ lại cùng thầy cô và ACE hồi ký đã viết ở web nhà cũ.
Sau một tuần chờ đợi, gia đình người bạn đến từ VN đi du lịch, thăm con, thân nhân cùng bạn bè. Sau 30 năm, bạn có hai cô con gái đẹp, xinh xắn, dễ thương, học giỏi như mẹ ngày nào, trước khi chào cô đi về, con gái bạn xoay lại nói:
-Cô cho con email, con có câu hỏi con muốn hỏi cô là Mẹ và Ba làm sao quen nhau…con hỏi nhưng mẹ không nói.
Tôi cười:
-Con chờ đi, rồi con sẽ biết thôi.
Nghe cô bé nói thế tôi lấy làm đắc chí vì trong đầu tôi đang có ý tưởng viết về bạn về trường những ngày còn học dưới mái trường ĐHSPKT-TĐ, những 5 năm dài, có ít ỏi gì đâu… Bao nhiêu là vui buồn kể sao cho hết.
Có thể những điều ghi lại sẽ có nhiều bạn được nhắc đến trong ký ức đã có nhiều nhạt phai. Những điều ghi lại của một không gian nhỏ thường có nhau, có thể làm cho bạn vui, có bạn không thích, không vui, cũng xin bạn lượng thứ cho. Tất cả chỉ là những kỷ niệm đều đáng được trân quý, cho tất cả bạn ta đang và sắp thành ông bà nội ngoại, và cũng là câu chuyện đã hứa kể cho con của bạn nghe, thế hệ sau của chúng ta muốn tìm biết chuyện của ba, mẹ ngày xưa.
Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi cùng đám bạn đi điền đơn thi tuyển vào Đại Học Giáo Dục, ngôi trường tọa lạc tại ngã tư Thủ Đức. Cả bọn đều xuýt xoa vì ngôi trường đẹp có con đường cong cong chạy dài từ ngoài lộ dẫn vào cổng bằng hàng rào kẽm với nhà gác ở giửa, lúc ấy chưa có một cổng gạch đỏ đồ sộ với bảng tên trường như bây giờ.
Một “Phạn Xá” rộng lớn cở 3 gian nhà, đón học sinh các nơi đổ về, đèn đuốc sáng choang. Các anh chị sinh viên nhận đơn và hướng dẫn tận tình. Chúng tôi rảo bước vòng quanh, nào là giảng đường rộng lớn mới toanh, với những vách tường gạch đỏ rất đặc biệt, cửa kính, đèn đuốc sáng rực, ngay cả nhà vệ sinh vẫn còn mới với kiến trúc Tây phương nên ai cũng thích. Cả bọn nhao nhao lên rằng cố gắng để thi đậu vào trường này. Đặc biệt, lúc đó đối với chúng tôi còn mới lạ với chiếc máy nước lạnh đặt ở mỗi góc trường, mỗi khi uống phải đạp cái cần, hay nhấn một cái nút cho nước vọt lên, nên sau này được chúng tôi gọi đùa là máy nước “đá đạp”.
Những ghế đá đặt dọc theo lưng của giảng đường, khoảng sân trống giữa hai dãy lớp học có cầu thang đi lên tầng trên với một bên là lớp học và một bên là phòng thí nghiệm và các lớp vẽ… Ở tầng dưới, cuối dãy lớp là Thư Viện to lớn. Sau lưng thư viện là Lưu xá hay Ký Túc Xá chờ đợi ngày mở cửa, đón chào sinh viên vào học sau này…
Sau ngày thi là thời gian chờ đợi kết quả dài đăng đẵng. Gần đến ngày có kết quả cô bạn hàng xóm báo cho biết là “Hôm nay trong giờ học, ông hiệu trưởng có nói qua là chị đã đậu vào ĐHGD rồi”. Tôi mở tròn mắt “thiệt hôn, đừng cho tin thất thiệt để tui mừng hụt đó nhen!”
Ngày sau, tôi xin phép má đi thăm chị và xem kết quả luôn thể. Nhưng khi tìm đến trường Nông Lâm Súc ở số 4 Cường Để, vẫn chưa có gì cả, tôi không muốn về nhà, cố nán lại đợi cho đến khi có kết quả, nhưng lại không báo cho ba má biết nên trong lòng lo sợ nếu kết quả không đậu, về nhà chắc chắn sẽ ăn đòn.
Tôi vẫn kiên nhẫn đi lại đến lần thứ ba, kết quả được niêm yết, tôi dò vào ban Ngư Nghiệp, ban này tôi chọn để thi vào, không thấy tên mình. Tôi cảm thấy hụt hẩng, quay lưng bước đi, nhưng lại nhớ đến lời người bạn hàng xóm nói rất chắc chắn là “thầy Hiệu trưởng đã bảo là Đậu mà!”
Tôi bèn quay lại, nhất định dò hết các trang giấy, đến khi vào trang của Tồng Hợp Nông Nghiệp, mắt tôi sáng lên, tim đập mạnh, hồi họp, tại sao tên mình nằm ở đây. Cảm giác vui mừng bay mất. Đến khi hai người con trai người Huế hỏi thăm làm quen, tôi mới hoàn hồn. Được biết hai người ấy là Lê văn Tuấn và Trương đức Nguyên, hai bạn mới quen cũng đậu.
Khi bước vào nhà, má rầy cho một trận tưng bừng, vì má ba lo âu cho những ngày đó ở Sài Gòn có biểu tình, lộn xộn làm cả nhà lo lắng, may là có kết quả thi đậu nên được má bỏ qua.
Trong đời tôi có ba chuyến đi làm cho gia đình lo âu, đây là lần thứ hai đi nhiều ngày không báo cho gia đình biết xém chút nữa là tôi bị ăn nặng đòn.
Lần đầu của tôi là thế. Còn với bạn, thế nào?
Hồi Ký - Bóng Thời Gian
Hồ Yến Thu
74KNN
Hồ Yến Thu
74KNN
Sau một tuần chờ đợi, gia đình người bạn đến từ VN đi du lịch, thăm con, thân nhân cùng bạn bè. Sau 30 năm, bạn có hai cô con gái đẹp, xinh xắn, dễ thương, học giỏi như mẹ ngày nào, trước khi chào cô đi về, con gái bạn xoay lại nói:
-Cô cho con email, con có câu hỏi con muốn hỏi cô là Mẹ và Ba làm sao quen nhau…con hỏi nhưng mẹ không nói.
Tôi cười:
-Con chờ đi, rồi con sẽ biết thôi.
Nghe cô bé nói thế tôi lấy làm đắc chí vì trong đầu tôi đang có ý tưởng viết về bạn về trường những ngày còn học dưới mái trường ĐHSPKT-TĐ, những 5 năm dài, có ít ỏi gì đâu… Bao nhiêu là vui buồn kể sao cho hết.
Có thể những điều ghi lại sẽ có nhiều bạn được nhắc đến trong ký ức đã có nhiều nhạt phai. Những điều ghi lại của một không gian nhỏ thường có nhau, có thể làm cho bạn vui, có bạn không thích, không vui, cũng xin bạn lượng thứ cho. Tất cả chỉ là những kỷ niệm đều đáng được trân quý, cho tất cả bạn ta đang và sắp thành ông bà nội ngoại, và cũng là câu chuyện đã hứa kể cho con của bạn nghe, thế hệ sau của chúng ta muốn tìm biết chuyện của ba, mẹ ngày xưa.
Lần đầu đến với Đại Học Giáo Dục
Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi cùng đám bạn đi điền đơn thi tuyển vào Đại Học Giáo Dục, ngôi trường tọa lạc tại ngã tư Thủ Đức. Cả bọn đều xuýt xoa vì ngôi trường đẹp có con đường cong cong chạy dài từ ngoài lộ dẫn vào cổng bằng hàng rào kẽm với nhà gác ở giửa, lúc ấy chưa có một cổng gạch đỏ đồ sộ với bảng tên trường như bây giờ.
Một “Phạn Xá” rộng lớn cở 3 gian nhà, đón học sinh các nơi đổ về, đèn đuốc sáng choang. Các anh chị sinh viên nhận đơn và hướng dẫn tận tình. Chúng tôi rảo bước vòng quanh, nào là giảng đường rộng lớn mới toanh, với những vách tường gạch đỏ rất đặc biệt, cửa kính, đèn đuốc sáng rực, ngay cả nhà vệ sinh vẫn còn mới với kiến trúc Tây phương nên ai cũng thích. Cả bọn nhao nhao lên rằng cố gắng để thi đậu vào trường này. Đặc biệt, lúc đó đối với chúng tôi còn mới lạ với chiếc máy nước lạnh đặt ở mỗi góc trường, mỗi khi uống phải đạp cái cần, hay nhấn một cái nút cho nước vọt lên, nên sau này được chúng tôi gọi đùa là máy nước “đá đạp”.
Những ghế đá đặt dọc theo lưng của giảng đường, khoảng sân trống giữa hai dãy lớp học có cầu thang đi lên tầng trên với một bên là lớp học và một bên là phòng thí nghiệm và các lớp vẽ… Ở tầng dưới, cuối dãy lớp là Thư Viện to lớn. Sau lưng thư viện là Lưu xá hay Ký Túc Xá chờ đợi ngày mở cửa, đón chào sinh viên vào học sau này…
Sau ngày thi là thời gian chờ đợi kết quả dài đăng đẵng. Gần đến ngày có kết quả cô bạn hàng xóm báo cho biết là “Hôm nay trong giờ học, ông hiệu trưởng có nói qua là chị đã đậu vào ĐHGD rồi”. Tôi mở tròn mắt “thiệt hôn, đừng cho tin thất thiệt để tui mừng hụt đó nhen!”
Ngày sau, tôi xin phép má đi thăm chị và xem kết quả luôn thể. Nhưng khi tìm đến trường Nông Lâm Súc ở số 4 Cường Để, vẫn chưa có gì cả, tôi không muốn về nhà, cố nán lại đợi cho đến khi có kết quả, nhưng lại không báo cho ba má biết nên trong lòng lo sợ nếu kết quả không đậu, về nhà chắc chắn sẽ ăn đòn.
Tôi vẫn kiên nhẫn đi lại đến lần thứ ba, kết quả được niêm yết, tôi dò vào ban Ngư Nghiệp, ban này tôi chọn để thi vào, không thấy tên mình. Tôi cảm thấy hụt hẩng, quay lưng bước đi, nhưng lại nhớ đến lời người bạn hàng xóm nói rất chắc chắn là “thầy Hiệu trưởng đã bảo là Đậu mà!”
Tôi bèn quay lại, nhất định dò hết các trang giấy, đến khi vào trang của Tồng Hợp Nông Nghiệp, mắt tôi sáng lên, tim đập mạnh, hồi họp, tại sao tên mình nằm ở đây. Cảm giác vui mừng bay mất. Đến khi hai người con trai người Huế hỏi thăm làm quen, tôi mới hoàn hồn. Được biết hai người ấy là Lê văn Tuấn và Trương đức Nguyên, hai bạn mới quen cũng đậu.
Khi bước vào nhà, má rầy cho một trận tưng bừng, vì má ba lo âu cho những ngày đó ở Sài Gòn có biểu tình, lộn xộn làm cả nhà lo lắng, may là có kết quả thi đậu nên được má bỏ qua.
Trong đời tôi có ba chuyến đi làm cho gia đình lo âu, đây là lần thứ hai đi nhiều ngày không báo cho gia đình biết xém chút nữa là tôi bị ăn nặng đòn.
Lần đầu của tôi là thế. Còn với bạn, thế nào?
Comment