Announcement

Collapse
No announcement yet.

Nguyên tử và Phóng xạ . Tác giả Cô DTTN

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên tử và Phóng xạ . Tác giả Cô DTTN

    NGUYÊN TỬ VÀ PHÓNG XẠ

    Dương thị Tuấn Ngọc (Huy Hà ) Khóa 3 CĐ Nls



    Gồm:

    Bài 1 : Cấu tạo của nguyên tử ( page 1)

    Bai 2 : Phản ứng tách hạt và lò phản ứng hạt nhân (page 1)

    Bài 3 : Sự phân rã của các chất thải từ lò phản ứng hạt nhân (page 1)

    Bài 4 : Các tia phóng xạ độc hại từ đâu có? (page 2)

    Bài 5 : Ảnh hưởng của phóng xa đối với cơ thể (page 2)

    Bài 6 : Mức độ nhiễm xạ trong môi trường sống (page 3)

    Bài 7 : Những bịnh do phóng xạ (page 3)

    Bài 8 : Những môi trường nào có các loại phóng xạ ngoài lò phản ứng? (page 4)

    Bài 9 : Làm sao để giảm thiểu lực tấn công của phóng xạ (page 4)

    Bài10: Trị bịnh và sự giúp giảm bịnh về phóng xạ(page 4)








    Bài 1 : CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ (STRUCTURE OF AN ATOM)



    ( Nucleus : Hạt nhân ; Proton : Dương điện tử ; Neutron : Trung hòa tử ; Electron : Âm điện tử e-)


    Nguyên tử ( Atom) : Nguyên tử là phần nhỏ nhất của mỗi chất gồm có : Hạt nhân ( nucluer ) ở chính giữa, các âm điện tử ( electron) quây chung quanh . Trong hạt nhân có protons và neutrons .

    Một Nguyên tử có cấu tạo giống như dạng hệ thống mặt trời , trong đó một Hạt nhân ( nucleus) giống như mặt trời đứng ở giữa và các electrons e- là các hành tinh quây liên tục chung quanh theo những quỹ đạo riêng của chúng với vân tốc rất nhanh , khoảng 1000km/sec .

    Trong một Nguyên tử, số protons bằng với electrons , nên nguyên tử có trung tính ( neutral ) tỉ dụ Nguyên tử Carbon dưới đây :



    Nguyên tử Carbon ( C ) có: 6 protons , 6 electrons nên nguyên tử carbon được trung tính (neutral) với 6 neutrons


    Hiện nay ,thế giới vật chất trong trái đất nầy có tới 115 nguyên tử đã được tìm ra . Chúng đều có dạng thức giống nhau như trên, chỉ khác nhau số protons . Dưới đây là Bảng Phân Loại Nguyên tử mới nhất , trong đó thí dụ như Uranium ký hiệu là U có số dương điện tử (proton) là 92 .




    Mỗi ô trong bảng là tên của mổi nguyên tử và có hai loại số : số trên là Atomic number là số điện tử dương (proton), số dưới gọi là Atomic mass (khối lượng nguyên tử)

    Tóm tắc :

    Number of Protons = Atomic Number

    Number of Electrons = Number of Protons = Atomic Number

    Number of Neutrons = Atomic Mass - Atomic Number




    Thí dụ: U có khối lượng nguyên tử (atomic mass) là 238 , số điện tử dương (atomic number) là 92. Vậy số trung hoà tử (number of neutron) là : 238 – 92 = 146

    Quây lại cấu tạo của một nguyên tử : Hạt nhân ở giửa, các elctrons quây chung quanh theo quỷ đạo riêng của chúng, khoảng cách từ hạt nhân đến các quỷ đạo là khoảng trống rổng ( empty space )

    Empty space rất lớn , chiếm 99.9% thể tích của một nguyên tử . Còn lại là hạt nhân và các electrons chiếm 0.1 % .

    Trọng khối nguyên tử (atom mass or weight): Hạt nhân chiếm hầu hết trọng khối 99.995% của một nguyên tử , còn các electron chiếm 0.05% .

    Kích thước của nguyên tử : Kích thước quá nhỏ (very tiny) , trong 1cm = 50,000,000 đến 100,000,000 nguyên tử, nên nguyên tử quá nhỏ mắt thường không thể thấy được

    Kích thước của Hạt nhân nhỏ hơn nguyên tử là 1/100,000 hoặc 1/200,000

    Kích thước của hạt electron (e-) nhỏ hơn nguyên tử rất nhiều , nếu hạt nguyên tử bằng quả địa cầu, thì hạt electron chỉ bằng trái apple tức quả táo.

    Kích thước của proton và neutron lớn hơn electron là 1836 lần .

    Do đó tất cả các hạt đều không thể thấy được bằng mắt thường .

    Để có khái niệm về Trọng lượng của nguyên tử :

    1g Hydrogen có khoảng 5 x (10 lũy thừa 23) nguyên tử Hydro

    1g Uranium chứa khoảng 1 x (10 lũy thừa 22) nguyên tử uranium . Uranium là kim loại nặng , tỉ trọng là 18.7

    Lực mạnh của hạt nhân (strong nucleus force) là lực bao quanh kèm chặt các hạt protons và các hạt neutrons . Chính lực nầy sẽ đổi thành nhiệt khi nhân ( nucleus) bị tách ra để làm nóng nước trong lò phàn ứng hạt nhân .

    Lực yếu của hạt nhân (weak nucleus force) là lực ở kẻ các hạt

    Lực điện từ (electromagnetic force) là lực va đập hấp dẩn nhau giữa những điện tích âm dương của các protons và các electron .

    Trọng lực (gravity) ở đây để chỉ lực hút của trái đất lên nguyên tử

    Những nguyên tử đồng vị (Isotopes): những nguyên tử nào được gọi là đồng vị nhau khi chúng có cùng số proton (same atomic number), nhưng chúng có số neutron khác nhau (different number of neutrons).




    C12 và C 14 là hai chất carbon đồng vị (isotopes), vì cùng có proton là 6 . C12 có tính bền, không phóng xạ nhưng C14 không bền có tính phóng xạ .

    Những thí dụ khác:

    1 ( U -238) có 92 (atomic number), có mass atomic là 238, nên có số neutron là 146 , có tánh bền .

    ( U-235) cũng có atomic number 92, nhưng mass atomic là 235, nên có số neutron 143, không bền và có tánh phóng xạ cao ( higher radioactivity) hơn (U-238)

    2 Iodine I là một chất quan trọng cho sức khoẻ , thiếu iodine trong cơ thể có thể dẩn đến bướu cổ (goiter), Iodine rất cần trong Y khoa . Iodine-127, atomic number là 53 và Atomic mass là 127 vì vậy số neutron là 74. ( I-127 ) có tính bền , không phóng xạ ( not radioactive)

    Iodine131 cũng có 53 điện tử dương (atomic number) nhưng Atomic mass là 131, do đó số neutron là 78 nên có tính không bền (unstable) . Tính phóng xạ half-life của nó là 8 ngày.

    Tuyến giáp trạng (thyroid gland) cần iodine bền I-127 (gọi là iodine 127) , còn I-131 là không bền là radioactive isotope có tánh phóng xạ

    Sự di dời trong nguyên tử gọi là Transmutation or radioactive:

    Những hạt e- trong một nguyên tử không bền có thể tự di dời một cách tự động , tự phát ( spontaneous) hoặc bị va chạm bởi một lực mạnh từ ngoài làm nó bắn các hạt trong nguyên tử của nó . Thí dụ : tia gamma phóng vào nguyên tử có thể làm văng một hay nhiều hạt điện tử âm e- ra khỏi nguyên tử


    Đây là một nguyên tử không bền (unstable) nó có thể tự phát phóng xạ bất kỳ lúc nào nên được gọi là radioactive atom hay là transmutation in an atom .

    Để kết thúc bài 1, thân ái mời các bạn xem qua video : Atomis structure biochemistry dưới đây :


    -----oOo-----



  • #2
    Thật kính phục trí nhớ và kiến thức của cô. Cám ơn cô đã gởi cho chúng em những bài viết và nghiên cứu của cô rất hữu ích.Chúng em chỉ nghe và biết sơ về bom nguyên tử và sự ảnh hưởng của nó qua những tin tức trên báo đài , mà không biết rõ về cấu trúc của nó . Mong được đọc những bài kế tiếp của cô. Kính chúc cô luôn vui khoẻ .

    Comment


    • #3
      Bài viết đã được cô trình bày rất đơn giản và rõ ràng, những kiến thức cơ bản này có lẽ rất cần thiết để giúp bạn đọc có thể hiểu được các phần kế tiếp sẽ được post sau này. Nhân đây mong được cô cho biết thêm về chất phóng xạ mang tên Polonium - 210, đã được dùng để đầu độc lãnh tụ của Palestine là Yasser Arafat vào năm 2004 tại dải Gaza và cựu điệp viên KGB là Alexander V. Litvinenko vào năm 2006 tại London.

      Comment


      • #4


        Bài 2 : PHẢN ỨNG TÁCH HẠT NHÂN (NUCLEAR FISSION) VÀ LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN (NUCLEAR REACTOR)

        Định nghĩa: Phản ứng tách hạt (nuclear fission) là phản ứng mà hạt nhân (nucleus) của một nguyên tử bị một Trung hoà tử (neutron) bên ngoài đến gần và đập vào hạt nhân, thì hạt nhân đó bị tách ra làm 2 phần nhỏ hơn nó và có thoát ra 2 hoặc 3 hạt trung hoà tử khác, sự tách hạt nầy cho nhiệt độ cao dùng làm nóng nước trong lò thứ nhứt .





        PHẢN ỨNG TÁCH HẠT (NUCLEAR FISSION), làm cho lực mạnh của hạt nhân ( strong mucleus force ) đổi thành nhiệt cao tính theo (theo Định Luật Bảo Tồn vật Chất Conservation theory). Người ta tính ra được 1kg uranium cho sản xuất ra 176 units (mà 1 unit là năng lượng cung cấp cho một người dân Mỹ xài trong 1 năm)

        Khí tách nhân dây chuyền nhiệt độ rất cao được sinh ra (high t độ) khoảng 200 độ C- 300 độ C . (Nhiệt độ cao nầy sẽ làm rất nóng nước trong lò thứ nhứt ) , những phần còn lại là các chất thải được hút vào cần chứa ( control rods )

        Nhờ phản ứng tách hạt Uranium, sanh được nhiệt độ cao nên người ta xử dụng Uranium thay cho than đá làm chạy máy phát điện trong lò máy điện hạt nhân (Nuclear reactor)




        Dung liệu (fuel) uranium trong cần chứa uranium (fuel assembles or fuel rods), cần chứa bã ( control rods) để chứa những hạt bã sau phản ứng tách hạt của Uranium ở trong lò thứ nhứt , khi bị tách nhân , nhiệt độ cao được sanh ra làm nóng nước trong lò một , nước nóng ở lò một, được chuyển qua lò hai, làm nóng nước lò hai.

        Nước nóng trong lò hai bốc hơi, hơi nước tuôn qua ống dẫn vào các bánh xe Turbine, gây chuyển động các bánh xe turbine, chính các bánh xe làm chạy máy phát điện Generator, điện sẽ được chuyền qua bên ngoài cho xử dụng .


        Trong lò nầy chỉ dùng sức nóng của hạt nhân Uranium nổ tạo ra, còn phần xác tức là những chất thải ra thì được hút bởi các cần chứa (control rods). Vì vậy mà các chất thải ra nầy phải được cẩn thận chôn sâu hơn 400m dưới lòng đất của những vùng núi thật xa không có người ở .

        Những chất sa thải nầy chính là những thành phần của hạt nguyên tử Uranium, gồm tập hợp điện tử dương, trung hoà tử, điện tử âm nằm trong những mảnh vở vụn của Uranium, những chất thải nầy khi phân rả sẽ phóng ra những tia phóng xạ nguy hiễm như: tia Alpha, tia beta, tia gamma . . . rất có hại gây nhiều bịnh ung thư và tử vong. Tại sao ? Tại vì các nguyên tử trong con người như carbon C, oxy O, Nitogene N , Hydro O, vôi Ca , chất lân P . v.v. ..cũng có những hạt điện tử dương , trung hoà tử , điện tử âm , nếu bị các hạt mới vào sẽ gây sự không bình thường cho các hạt điện tử có sẳn trong người và sẽ làm hư cấu tạo tế bào, gây bịnh và chết .



        (Radiation Penetration)

        Kết thúc bài 2 là một đoạn video ngắn : Nuclear Reactor start up, mời các bạn xem .


        ----oOo----





        Comment


        • #5
          Các bạn thân mến ,

          Được biết, để viết loạt bài nầy , cô Tuấn Ngọc của chúng ta đã phải đã trải qua một thời gian khá dài ...

          Như vậy , trước khi đi tiếp qua bài 3 , có lẽ chúng ta cũng nên dừng lại một lúc , để tạo sự thân tình giữa thầy cô và học trò SPKTTD qua vài hàng tâm sự của cô Ngọc về nguyên nhân thúc đẩy cô viết và thuyết giảng về đề tài nầy như sau :

          " Khi cô nhìn thấy trên truyền hình ở Úc vào ngày 11/3/2011 , những cảnh nổ lò phản ứng hạt nhân ở Nhựt lúc đó thật tình cô cũng như nhiều người Việt khác ở Úc hoàn toàn xa lạ với phóng xạ , có thể nói là không biết gì về phóng xạ có hại nầy .

          Nhưng những cảnh chạy như chạy loạn của dân giàu ở Nhựt nhứt là tại Fukushima , rồi cảnh Chánh phủ Nhựt bắt buộc dân Nhựt gần Fukushima 20 km phải di tản cả trăm ngàn người .

          Chính giới truyền thông Úc các đài TV đưa tin mỗi ngày về phóng xạ lan truyền từ Nhựt ,chính những tin nầy làm cho cô tự hỏi sao mà mình dửng dưng quá ! hay là phóng xạ nguy hiểm thật ???

          Từ câu hỏi : tại sao giới truyền thông Úc lại quan ngại sự nổ lò hạt nhân ở Nhựt hơn cháy rừng , cháy xưởng tại đây ? Vậy phóng xạ từ lò Hạt nhân có hại thật sao ? và có hại như thế nào ??? .

          Từ sự dửng dưng lúc đầu tới sự ngạc nhiên về những thông tin của giới truyền thông Úc , gây ra cho cô tâm lý không dửng dưng nữa mà cần tìm hiểu rõ ràng xem phóng xạ nầy có hại ra làm sao . Từ đó , cô mới nẩy sinh ý muốn làm việc với những tài liệu nầy trên khắp thế giới nhứt là với wikipedia , the free encyclopaedia trên internet ".








          Mạn phép thay mặt các thành viên và bạn đọc, cảm ơn những tình cảm cô Ngọc dành cho diễn đàn Aí Hữu SPKT-TĐ.

          Thân ái

          NTT

          Comment


          • #6


            Cảm ơn anh Toản đã post bài với hình ảnh rõ ràng đầy đủ chi tiết.

            Đọc tin tức những năm gần đây, Vietnam đang sắp xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận. Với kiến thức nghiên cứu về chủ đề này, nếu có thể được, xin cô DTTN cho biết cảm tưởng, ý kiến, về tiện ích, cũng như hậu quả an toàn khi có nhà máy điện nguyên tử tại Vietnam.

            Tình thân

            4


            Best wishes,

            Comment


            • #7
              Cô Tuấn Ngọc và các bạn mến

              P cám ơn Cô đã dành thời gian tìm hiểu và chia sẻ kiến thức này với chúng em , đây là những kiến thức rất quý báu mà P rất thích vì từ khi học phổ thông P đã có nghe thoáng tới sự tốt xấu của năng lượng nguyên tử , mà hình như xấu nhiều hơn . Nhưng hồi đó kiến thức của thời trung học rất hạn chế nên P không được hiểu rỏ cho tới khi được xem hai bài viết vừa qua của Cô , nhân đây P cũng có chút thắc mắc là sao phải dùng Uranium để tạo năng lượng nguyên tử , vì Cô cũng nói chất thải của nó rất nguy hiểm phải chôn sâu để không ảnh hưởng tới sức khỏe nhân loại

              Ngoại trừ nhà máy điện nguyên tử , P còn nghe nói tương lai máy bay tàu thủy cũng dùng Uranium để chạy máy , P nghe mà lo lắng !

              P đang mong được xem các bài mới của Cô , kính chúc Cô nhiều sức khỏe , và nhân đây cũng cám ơn Anh Toản giúp Cô post bài , trình bày đẹp và rõ ràng , nên chưa thấy nguyên tử … nguy hiểm gì hết

              Thân mến

              PL

              Comment


              • #8
                Cám ơn comment của bạn Lê Phương và "Tình thân " của anh Tư đã có một câu hỏi đầy tình cố hương trong đề tài này . Câu hỏi của các bạn sẽ được cô Ngọc ghi nhận và có thể trả lời vào cuối bài hoặc lúc nào thuận tiện ( cô năm nay đã hơn 75 tuổi ) . Như vậy một mặt cô Ngọc sẽ có nhiều thì giờ để giải đáp vui hơn , mặt khác tránh được sự lập lại để giải thích những yếu tố phức tạp có liên quan mà những yếu tố nầy sẽ được diễn giải trong những bài tới .

                Để bù vào đó là một thắc mắc khá vui được gởi đến bạn đọc như sau :" ..1kg uranium cho sản xuất ra 176 units (mà 1 unit là năng lượng cung cấp cho một công dân Mỹ xài trong 1 năm) " . Unit nầy nếu tính ở Úc có lẽ đủ cho một gia đình 3 người xài trong 1 năm . Nếu cung cấp cho các vùng quê hẻo lánh của VN có lẽ đủ cho cả xóm ! Thế nhưng ... nghe nói mấy năm nay, mấy bác công dân Mỹ bên đó làm ăn khó khăn lắm nên không biết unit nầy có bị "shrink " lại hay không

                Thân ái

                NTT

                Comment


                • #9


                  Bài 3: Sự phân rã của các chất thải ra từ lò phản ứng hạt nhân (radioactive decay)






                  Đây là tiến trình phân rã của U 238 thảy ra alpha và chất mới (daughter nucleus)

                  U 238 là hạt nguyên tử nguyên thuỷ (parent nucleus) phân rã (decays) thành

                  Th 234 (thorium) là hạt sau khi rã (new matter) (daughter nucleus)

                  U 238 >>> Th 234 + He 4 ( Là những hạt xuất ra bởi sự tách hai của Uranium Th 234 sẽ bị phân rã (radioactive decay)

                  Thí dụ thứ hai: U-235 bị tách ra thành bã Rb- 90 và Cs-143 + 3 neutron

                  Có rất nhiều loại bả (xem bảng đính kèm) chúng có tính phóng xạ, tiến trình phóng xạ (radioactive decay) là sự phóng ra các tia năng lượng Alpha, beta, gamma, neutron.

                  Năng lượng (energy) khi phóng ra thì tính theo công thức của Einstein



                  E = năng lượng, m = khối lượng , c= vận tốc ánh sáng ( c=300,000km/s )


                  What is radioactive decay?

                  Radioactive decay is the spontaneous breakdown of an atomic nucleus resulting in the release of energy and matter from the nucleus. Remember that a radioisotope has unstable nuclei that does not have enough binding energy to hold the nucleus together. Radioisotopes would like to be stable isotopes so they are constantly changing to try and stabilize. In the process, they will release energy and matter from their nucleus and often transform into a new element. This process, called transmutation, is the change of one element into another as a result of changes within the nucleus. The radioactive decay and transmutation process will continue until a new element is formed that has a stable nucleus and is not radioactive. Transmutation can occur naturally or by artificial means.

                  - Education Resources - Science of NDT - Radiography



                  Sự phân rã phóng xạ là gì (what is radioactive decay?) là sự nát mụt ra tự động của một nhân nguyên tử cho thoát ra năng lực và vật chất mới thứ cấp từ hạt nhân (nucleus). Tiến trình nầy còn gọi là sự chuyển hoá (transmutation), nghĩa là sự biến đổi một chất (element) thành một chất khác (new element) cho đến khi nào thành được một chất mới có tính bền (stable) không có tính phóng xạ nữa ( radioactive) thì mới thôi.



                  Đây là bảng phân rã của các chất thải ra (matters) tạo các tia alpha , beta, gamma, neutron, . . .


                  Half–life là thời gian của sự giảm một nửa tính độc hại của một chất có tính phóng xạ

                  Bảng half – life của chất thải phóng xạ và những tia phóng xạ ra

                  Giải thích bảng Half – life: mỗi chất thải phóng xạ có half –life khác nhau rất xa và cho tia phóng xạ khác nhau : thí dụ Uranium238 half-life 4,5 billion years phóng tia alpha , gamma

                  Cuối bài 3 là một clip 11 phút trên Youtube nói về Radioactive decay để các bạn xem thêm .


                  ----oOo----




                  Comment


                  • #10
                    Đọc qua một số bài vừa được post, độc giả dễ dàng thấy được những 'dấu ấn công sức' của bạn Thiện Toản qua việc trình bày hấp dẫn và diễn đạt rõ ràng những khái niệm vốn khá trừu tượng và phức tạp của môn Hóa Học. Ngoài ra chúng ta cũng có thể cảm nhận được sự vui sướng của bạn Toản khi 'vớ' được loạt bài của cô Tuấn Ngọc nhằm giới thiệu với bạn bè và củng cố cho những giá trị học thuật của trang web nhà. Xin cám ơn nhiệt tình của Toản !!!

                    Comment


                    • #11
                      Các bạn thân mến

                      NTT rất lấy làm cảm kích trước những lời cảm ơn và khen tặng của các bạn gởi về . Tuy nhiên vì chỉ là người upload bài cho nên chỉ xứng đáng khoảng 10% hoặc ít hơn so với công sức của tác giả để viết một đề tài như vậy .

                      Để được bạn đọc thông cảm, công việc của người upload bài (của bất cứ tác giả nào) lên diễn đàn cũng có những nguyên tắc giống như "kỷ luật sắt" trong quân đội . Theo đó, lúc cần reo hò xung phong trận mạc , nếu lỡ đeo lon binh nhì, không xung phong được thì nằm yên chứ không ai dại gì đi sửa lời hay edit lệnh của đại úy !

                      Quây về loạt bài của Cô Ngọc , người upload bài chỉ có nhiệm vụ là sao y bản chánh . Phần ngắn gọn , đẹp , để hiểu đều do tự bản chánh mà ra .

                      Để chứng minh tinh thần tất cả vì bạn đoc của chúng tôi , xin kể một sự việc khá vui khi upload bài của Cô Ngoc . Trong đó có đoạn giải thích về half life , thấy cô Ngọc viết “MỐT CHẤT có tính phóng xạ “ đến hai lần, khiến cho tôi mất tự tin vào tài phán đoán của mình mà phải email hỏi cô mốt chất là gì , xin cô kèm theo tiếng Anh cho rõ nghĩa . Thế là được Cô Ngoc tức tốc replied : mốt chất là một chất ! Cô cám ơn em đã tìm ra lỗi do đánh máy bỏ trật dấu tiếng Việt !

                      Thân ái chúc mọi người vui

                      NTT

                      Comment


                      • #12
                        Chào các em và quý vị đồng nghiệp ,

                        Tôi có vào diễn đàn để xem lại bài và các video Youtube mà em NTT để vào . Các video này đã được em ấy lựa chọn khéo lắm , giúp cho đề tài thêm phần hứng thú .

                        Có lẽ sau khi bài 5 được post lên diễn đàn , tôi sẽ trả lời lần lượt các câu hỏi đã gởi về ,trong khả năng giới hạn của tôi .

                        Tôi cũng rất cám ơn các em đã đặt câu hỏi , để chúng ta cùng nhau học hỏi .

                        Thân ái chúc các em và quý vị vui khỏe

                        DTTN

                        Comment


                        • #13
                          Là một bạn đọc trung thành của trang Web nhà, rất cảm động khi thấy cô góp mặt. Ngoại trừ thầy Tuấn, các thầy cô khác vẫn còn 'kín tiếng' lắm. Hôm nay lại thấy vui hơn nữa khi nhận được feedback của cô sau một thời gian khá dài mong đợi. Kính chúc cô và quý quyến luôn được bình an và mạnh khỏe.

                          Comment


                          • #14


                            Bài 4 : Các tia phóng xạ độc hại từ đâu có ?



                            Là do các tiến trình phân rã của các chất không bền phóng ra gồm có tia Alpha, beta, gamma, neutron .


                            Đây là những tia phóng xạ từ tiến trình phân rã

                            Bả lớn thành bả nhỏ hơn và mất đi một alpha hay helium






                            Phóng xạ di chuyển nhanh trong không gian, không thấy được bằng mắt thường


                            Như đã đề cập trước đây , Half–life là thời gian của sự giảm một nửa tính độc hại của một chất có tính phóng xạ

                            Bảng Half -life ( bài 3) cho thấy mỗi chất thải phóng xạ có half –life khác nhau rất xa và cho tia phóng xạ khác nhau : thí dụ Uranium238 half-life 4,5 billion years Alpha , gamma

                            Cách tấn công vào cơ thể bởi các tia độc hại


                            alpha có 2 điện tử dương và 2 trung hoà tử nên có điện tích dương + , beta là điện tử âm có điện tích âm - , gamma là tia sóng (wave)

                            các tế bào (cell) của chúng ta cũng có những nguyên tử O ,N ,H ,C ,Ca, . . . cũng chứa điện tử dương (proton) , điện tử âm (electron) , trung hoà tử (neutron )

                            Cho nên khi chúng ( alpha,beta ,gamma) vào cơ thể thì tác động vào nguyên tử trong mô và tế bào của chúng ta bằng nhiều cách:

                            Alpha không đi vào da được, có thể vào cơ thể qua đường thở và ăn uống hoặc qua vết thương.

                            Beta(electron) qua da , vào trong da nhưng không xuyên qua aluminium. (Nhôm)

                            Gamma là loại sóng điện từ mạnh, xuyên qua được da, aluminum (Al) nhưng không xuyên qua chì (Pb) ta có thể so sánh độ dài sóng gamma với radio waves như đường kính trái banh với hạt cát

                            Các phóng xạ quá nhỏ và độc hại: không thể thấy bằng mắt thường được, cả kính hiển vi cũng không thể thấy, phài có kính hiển vi phóng đại hơn 20,000,000,000 lần mới thấy alpha hay neutron, hay proton, còn electron quá nhỏ hơn nữa

                            1/ Khi có phóng xạ (radioactive particles) di chuyển trong không gian, trong phòng, trong nước, trong không khí , trong cơ thể như vô hình vì quá nhỏ . Muốn biết có phóng xạ hay không? Phải dùng máy rà tìm gọi là Geiger Muller, hay Geiger counter. Con người không tự biết được có phóng xạ chung quanh.

                            2/ Những phóng xạ (radioactive particles) nầy, do từ sự nổ của hạt nhân

                            Phân loại phóng xạ :

                            Tia Alpha Tia Neutron
                            Tia beta - (e-) Tia sáng
                            Tia beta +(e+) Tia hồng ngoại tuyến ( infrared)
                            Tia gamma Microwave
                            Neutron Radiowave
                            Double proton Very low frequency (VLF)
                            Cluster decays Extremely low Frequency (ELF)


                            Vì alpha , beta độc vì có tính phân cực + hoặc – ( alpha gồm 2 neutrons và 2 protons có tính dương +; còn beta là điện tử âm có tính âm -, gamma là tia sóng rất mạnh.

                            Kết thúc bài là phần video Youtube . Dưới đây là 3 clips video đã được tác giả chọn lựa và giới thiệu cho nội dung bài 4 . Mời các bạn xem qua .

                            1. Radiation danger to cell :




                            ----oOo----


                            Comment


                            • #15
                              Chất thải phóng xạ (radioactive waste) từ các nhà máy điện hạt nhân, từ các phòng thí nghiệm, từ các cơ sở y khoa, công nghệ hay quân sự, … có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường là mối quan tâm rất lớn cho nhân loại bất chấp những lợi ích của loại năng lượng này. Do thời gian tự phân hủy (decay) của loại chất thải này có thể lâu đến nhiều thế kỷ, mong được cô cho biết thêm phương án nào là tốt nhất để đối phó với những nguy cơ tiềm ẩn ngoài cách chôn những chất thải này ở đáy biển hay hầm sâu, trong những bồn chứa làm bằng béton hay thép kiên cố. Các phương pháp tái tạo (reprocessing) ‘rác nguyên tử’ hiện nay có thể được thực hiện đến mức độ nào để bảo đảm an ninh và an toàn cho cuộc sống bình an của con người.

                              Comment

                              Working...
                              X