Announcement

Collapse
No announcement yet.

Úc Châu, một nơi (34)Chẳng có rõ(34) – Nguyễn Xuân Quang

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Úc Châu, một nơi (34)Chẳng có rõ(34) – Nguyễn Xuân Quang


    Đã từ lâu tôi muốn đi xuống thăm Úc Châu một chuyến nhưng chờ dịp mãi không có. Chờ giới bác sĩ Việt Nam ở Úc Châu tổ chức đại hội ở miệt Hạ Dưới để có cơ hội xuống chơi nhưng các đồng nghiệp của tôi ở miệt dưới sợ bà con ngại đường xá xa xôi không xuống "miệt vườn" (lời của một thân hữu của tôi) tham dự nên đến nay vẫn còn do dự. Không phải các đồng nghiệp ở Úc e ngại là không chính đáng, cứ nghĩ tới phải ngồi trên máy bay 16 giờ từ Hoa Kỳ tới Úc Châu những người ít mạo hiểm sẽ thấy ngại ngay. Người Âu Mỹ gọi Úc Châu là xứ Down Under, tôi dịch là miệt Hạ Dưới. Từ Down Under này nghe có vẻ âm u quá. Đã Down rồi mà lại còn Under nữa. Đã Hạ (thấp) rồi mà còn Dưới nữa. Down Under nghe thấy thăm thẳm quá, nghe thấy xa xôi diệu vợi quá, nghe thấy kỳ bí, nghe thấy lưu đầy quá. Down Under còn có nhiều ẩn ý nữa, "Chẳng Có Rõ" hết được. Down Under đối với dân Anh trước đây quả là xứ lưu đầy. Tổ tiên của người Úc da trắng ở đây là con cháu của những kẻ lưu đầy từ Anh Quốc. Dĩ nhiên những kẻ lưu đầy này có những người xấu như những kẻ tội phạm nhưng những kẻ lưu đầy cũng có thể chỉ là những người bất chính kiến như trường hợp vua Hàm Nghi và những nhà Cần Vương như Kỳ Đồng của chúng ta chẳng hạn. Tuy nhiên xứ lưu đầy nào đi nữa cũng vẫn là một nơi biệt xứ, một chốn xa hun hút, một chỗ mịt mùng, một chốn thâm u… Chẳng cần nói gì đến thân phận của những kẻ lưu đầy, mà ngay cả những người phải đi canh giữ những kẻ lưu đầy cũng thấy mình bị lưu đầy. Đến Sydney chúng ta sẽ được nghe nói tới một bà thống đốc tên là Mac Quaries chiều chiều ra mỏm đá nhìn ra cửa bể:

    Buồn trông cửa bể chiều hôm,

    Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

    mà nhớ quê xa Anh Cát Lợi:

    Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

    Chiều chiều bà ngồi đó trông ra cửa biển chờ những con tàu từ Anh đến mang theo những lá thư nhà, ngồi đó từ năm này qua tháng nọ. Bà ngồi đó, cái trôn chai thành đá, đúng như Việt ngữ gọi là chai đá và cái mỏm đất chỗ bà ngồi mòn trơ đá ra trở thành cái Ngai Đá Bà Thống Đốc. Cái trôn của bà đã trở thành cái ngai mà tiếng Nga gọi là cái trôn, Anh Pháp gọi là cái throne (Việt ngữ trôn chính là Nga ngữ trôn, Anh Pháp throne, đều liện hệ tới cái chỗ dùng để ngồi). Ngày nay cái ngai đá này trở thành một địa danh du khách đến tíu tít chụp ảnh mà ít ai thấu hiểu được cái tâm trạng Down Under của bà lúc đó. Người Úc da trắng ngày nay cũng còn thấp thoáng thấy ít nhiều cái mặc cảm Down Under này, họ vẫn "nhìn lên" các xứ Anh Mỹ, Âu Châu với ít nhiều mặc cảm Down Under. Và cũng vì cái Down Under này mà chính phủ Úc đã để mất đi nhiều dịp cải tiến, để mất đi nhiều chất xám, nhiều nhân tài. Những chất xám này bỏ Úc ra đi tìm nơi thích hợp để phát triển tài năng. Nhân dịp xuát bản quyển Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt và được các văn hữu, thân hữu ở Hạ Dưới khuyến khích, ở Sydney có Bác Sĩ Liêu Vĩnh Bình cùng phu nhân là Bác Sĩ Trần Thị Xuyên và nhóm tạp chí Y Học & Đời Sống cùng anh Nguyễn Vi Túy, chủ nhiệm tờ Việt Nam Thời Nay, ở Melbourne có Giáo Sư Nguyễn Cung Thông và Bác Sĩ Trần Quốc Đông cùng phu nhân là dược sĩ Kiều Ánh…, tôi quyến định đi thăm Úc nhân dịp lễ Tạ Ơn được nghỉ ở Hoa Kỳ, mặc dầu rất gấp gáp chỉ trong vòng vài tuần lễ ngay sau khi vừa mới lu bu ra mắt sách ở Quận Cam xong. Tôi hân hoan đi Úc vì những cảm tình vì cái nhiệt tình của các thân hữu dưới đó. Thật ra làm khách như tôi chỉ vác xác tới, chủ nhà mới là những kẻ vất vả, nếu không có lòng yêu mến thì chẳng ai dám nhận lời vác gánh nặng vào người trong một khoảng thời gian gấp rút. Sau 12 giờ bay, ngồi bó gối, chỉ chợp mắt chập chờn, cuồng chân, đầu nặng, cổ khô, máy bay đáp xuống phi trường Fiji cho hành khách nghỉ ngơi thư dãn. Từ Fiji tới Sydney khoảng 4 giờ bay nữa. Khách sạn của chúng tôi ở khu Darling Harbour. Tắm rửa nghỉ ngơi xong chúng tôi thả bộ đi thăm viếng khu Darling Harbour ngay. Sydney với khu Darling Harbour đẹp tuyệt vời gợi nhớ lại khu Nội Cảng của Baltimore. Nổi tiếng khắp thế giới là cái hí viện Opera House với mái trông như những cánh buồm căng gió. Đây là biểu tượng của Sydney và gần như là của nước Úc về mặt kiến trúc. Nhìn gần những cái mái cánh buồm căng gió của hí viện có hình những mảnh vỏ ngao sò rạng đông viên mai (scallop) đang mở ra đón gió ngàn khơi. Với cái tính têu tếu, tôi đặt tên nôm na là cái Nhà Hát Ngao hay nôm na có hơi mách qué một chút là Nhà Hát Ngao Hóng Gió. Cái hay ở chỗ là Hát Ngao Hóng Gió là vữa đi vừa hát ngao, vừa hát nghêu, vừa hát nghêu ngao vừa hóng gió mà còn có một nghĩa mách qué nữa.

    Buổi tối anh chị Bác Sĩ Liêu Vĩnh Bình và Bác Sĩ Trần Thị Xuyên, Bác Sĩ Võ Văn Phước, Bác Sĩ Vũ Ngọc Tấn bao chúng tôi một chầu Darling Harbour by night. Đêm nay có trăng. Ở Hoa Kỳ chỗ chúng tôi ở thuộc nơi quê mùa (agriculture zone), không có đèn đường, có thể trồng trọt, chăn nuôi được, những đêm rằm vẫn có trăng sáng nhưng không có nước. Cali đất khô sa mạc, sông cạn quanh năm. Lâu lắm rồi đêm nay mới sống lại cùng trăng nước, mà lại là cảnh trăng nước Sydney.

    Ngoạn cảnh xong, chúng tôi được cho ăn tối ở một tiệm ăn Tầu Imperial Pekin, nhìn ngay ra cảnh trăng nước Nhà Hát Ngao Hóng Gió. Nguyên cái view này cũng đã phải trả một giá đắt rồi. Cua ở Úc sống ở bùn nên gọi là "mud crab" khác với cua ở ghềnh đá gọi là cua đá. Định bụng đến Úc phải nếm các món bản địa nên khi được các đồng nghiệp chủ nhà khuyến khích, chúng tôi nhận lời "mạo hiểm" ăn món steak kangaroo. Thịt kangaroo mềm, ngọt, không oi như thịt bò, ăn lần đầu cũng đã thấy ngon.

    Buổi tối về, không biết có phải tại ăn thịt kangaroo hay không mà thấy rậm rật, bắp thịt trong người "máy" như chuột chạy. Người Trung Hoa gọi kangaroo là đại thử, tức chuột lớn và các nhà cơ thể học gọi bắp thịt là muscle, cũng có nghĩa là con chuột dựa vào sự kiện là bắp thịt cũng nhúc nhích trông như chuột chạy. Bằng chứng thấy rõ nhất là khi bị bắp thịt co rút chúng ta nói là bị chuột rút. Như thế ăn thịt đại thử kangaroo chắc có ảnh hưởng đến chuột bắp thịt. Con kangaroo có một đặc tính hi hữu là nó đi, chạy bằng cách nhẩy tưng tưng. Sở dĩ chạy nhẩy nhanh được là nhờ kangaroo có cái đuôi to khỏe. Nếu áp dụng quan niệm Đông phương cho rằng ăn gì bổ nấy thì ăn kangaroo chắc là bổ nhất cái… đuôi. Cũng may là đêm nay có vợ nằm bên.

    Sáng hôm sau, vì thời gian ở Sydney ít, chúng tôi đi một tua thành phố để có một khái niệm tổng quát về Sydney. Sydney là một thành phố cảng đẹp, một trong những thành phố đẹp nhất thế giới. Đâu đâu cũng thấy chuẩn bị và quảng bá cho Thế Vận Hội năm hai ngàn ở Sydney. Dĩ nhiên Sydney có mang nhiều nét của nền văn minh Anh Quốc. Lái xe bên trái. Người Úc nói tiếng Anh còn dư âm của thứ Anh ngữ "lưu đầy", còn dùng nhiều từ có nghĩa cổ khác với Anh ngữ hiệm kim ví dụ chào nhau họ nói hi mate, g’d day mate, Anh Mỹ hiện kim mate chỉ những người cùng ở chung như inmate (bạn tù), room mate (bạn ở chung phòng)… nhưng từ mate thường làm liên tưởng tới việc truyền giống của thú vật như mating season (mùa truyền giống), mua bán người Úc dùng nhiều từ trade còn mang âm hưởng của sự mua bán ngày xưa bằng cách trao đổi hiện vật gọi là trade (từ trade liên hệ với Việt ngữ tráo, trao); thức ăn mang đi họ nói là take away thay vì nói take out, to go như Anh Mỹ… Tiếng Anh ở Úc mang sắc thái riêng Down Under. Dĩ nhiên Sydney cũng đủ các khu trung tâm tài chánh, thương mại, văn hóa bên cạnh các khu ăn và uống, ăn và chơi, khu "gay", khu đèn đỏ (red light)…. Hàng năm có ngày lễ hội "gay" rất lớn với những xe hoa thu hút giới đồng tính khắp nơi trên thế giới đổ về đi hội, nhất là các nước vùng Nam Hải và các đảo Thái Bình Dương, nơi còn giữ nền luân lý cổ truyền rất chặt chẽ. Khu đèn đỏ, nếu muốn nói theo chữ Hán Việt là hồng lâu, ở đây có một con đường nổi tiếng của các chị em… người ta. Đây là một con đường dốc, các cô hạng sang thường đứng chờ khách trên đầu cao của dốc, còn càng xuống dốc các cô càng bình dân, dĩ nhiên giá cả càng cao ở trên đầu dốc và càng thấp khi càng tụt dốc và các nàng với giá tiết kiệm nhất, rẻ nhất, vừa "budget" nhất là các nàng đứng ở cuối con dốc, xế ngang của tiệm cho mướn xe BUDGET. Sydney có nhiều bãi biển đẹp, dĩ nhiên cũng có những bãi của những người giàu tiền nhưng nghèo quần áo. Bãi công cộng nổi tiếng nhất ở đây phái nữ cũng thấy đó đây có người phơi bánh dầy, bánh ú, phơi cau, phơi mướp, phơi dành (bình tích nước)… Ông trời cứ mở mắt to ra mà nhìn, hèn gì nắng Sydney bốc lửa… hoa cả mắt!

    Buổi chiều đi một vòng tua hải cảng xong chúng tôi lấy xe lửa ở khu Circular Quay xuống khu Việt Nam ở Bankstown. Bác Sĩ Xuyên đóng của phòng mạch sớm đón chúng tôi ở nhà ga đưa về thăm Bankstown. Khu phố Việt Nam xinh xinh, ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, đường được ngăn lại không cho xe cộ đi qua, cửa hàng nằm sát nách nhau khiến cho có cảm tưởng như đang dạo phố tại một nơi nào đó ở Việt Nam. Rất tiếc là đến đây đúng lúc các cửa hàng bắt đầu đóng cửa. Ở Úc năm giờ mọi dịch vụ đều đóng cửa (ngoại trừ ngày thứ Năm?) kể cả phòng mạch bác sĩ. Ôi sao mà hạnh phúc đến thế ! bác sĩ mà năm giờ chiều đã nghỉ làm việc! Buổi trưa tôi có liên lạc với một số đồng nghiệp nhưng không gặp ai cả, sau mới biết là bác sĩ ở đây nghỉ trưa siesta. Ôi sao mà hạnh phúc thế, bác sĩ mà có được giờ nghỉ trưa tùy hứng. Mấy chục năm trời hành nghề ở Mỹ sao mà cực quá vậy! Bác sĩ có ai nghèo đâu, chắc chắn ở Úc này cũng vậy. Sau đó chúng tôi về Cabramatta, thủ đô của người tị nạn Việt tại Úc Châu. Cabramatta thực sự đã gây cho tôi một xúc động mạnh. So với Little Saigon, Cabramatta nhỏ không có những khu thương xá lớn nhưng ấm cúng. Tôi đã đi qua nhiều khu phố Việt Nam ở hải ngoại nhưng chưa thấy ở nơi nào trên "cổng làng" có đề những chữ Việt bên cạnh chữ địa phương. Ở đây trên cổng làng có đề câu ca dao Việt Nam LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH. Sau cổng là pho tượng con trâu và con nghé. Đây không có lân hí cầu, rồng phượng như thường thấy ở các khu phố Việt-Tầu khác. Nơi đây có trâu, hình bóng của Lạc Việt ruộng nước. Nơi đây có trâu là vật tổ của Lạc Việt. Nơi đây có trâu là vật biểu của Lạc Long Quân Mặt Trời-Nước. Cổng đầu đàng kia có tượng nghê với sừng hai mấu, có cốt là con hươu sủa (barking deer) Mang gạc Munctjac, Kỳ Dương, vật biểu của Kinh Dương vương, vị vua đầu tiên của Xích Quỷ Việt Mặt trời rạng ngời. Ở đây chỉ thiếu hình bóng Cò Lang, Cò rạng ngời Hùng Vương. Không biết có phải do trời định hay không mà người Việt đã đến Cabramatta lập nghiệp. Cabramatta có nghĩa là Xứ Rắn (Cabra gần cận với cobra và matta gần cận với mart, market, Việt ngữ mạc trong từ làng mạc). Chúng ta là con cháu Rắn Rồng Âu Cơ-Lạc Long Quân dòng nước, dòng Rắn nên đã tìm đến Xứ Rắn Cabramatta dung thân. Phải chăng là thiên định? Theo truyền thuyết, thổ dân Úc cũng có ba vị thần tổ là ba con rắn Great Phallic-headed Serpent (Rắn có đầu là qui đầu, đây là thể lưỡng hợp âm dương), Rainbow Serpent (Rắn Cầu Vồng) và Wanabe Serpent. Ở hải đảo họ có nguồn gốc liên hệ với dòng Nước là chuyện hợp lý. Tại đây chính quyền xây cho cộng đồng Việt một building đậu xe rất ư là thiết thực. Úc Châu có đủ cây trái nhiệt đới, bây giờ là mùa xuân đang mùa chôm chôm, vú sữa, xoài đủ loại, những trái xoài tượng to hơn ở quê nhà. Ở đây đất rộng người thưa. Cây trái ở đây mỗi thứ trồng hàng ngàn mẫu với kỹ thuật canh tác tân tiến. Một ngày nào đó các cây trái nhiệt đới của Việt tị nạn ở Úc sẽ nhập cảng vào Hoa Kỳ như hiện nay ở California về mùa Đông vẫn có các cây trái mùa xuân, nhiệt đới từ Nam Mỹ nhập cảng vào. Các nhà trồng tỉa Việt Nam ở Úc Châu nên xúc tiến việc này. Hơn một triệu khách hàng người Việt ở Hoa Kỳ về mùa đông đang chờ ăn cây trái nhiệt đới của Úc Châu gởi sang.

    Buổi tối chúng tôi đi ăn tối ở tiệm Bạch Đằng với các món ăn Việt khoái khẩu, trong đó có món cua bùn rang me. Nền nhạc karaoke ở đây cũng thấy thịnh hành…

    Sáng sớm hôm sau, chúng tôi ra phi trường sớm đi Melbourne. Trời còn tinh mơ mà các quán cà phê vỉa hè đông nghẹt như những buổi sáng ở Saigon ngày xưa. Chuyến máy bay Qantas từ Sydney đi Melbourne sớm nhất trong ngày hành khách toàn là những tay mại bản, kinh doanh, tài chính mặc đồ lớn… họ đi máy bay bằng thẻ hàng tháng như đi xe bus dùng thẻ dài hạn. Bác Sĩ Trần Quốc Đông và phu nhân Dược Sĩ Kiều Ánh nghỉ việc đón chúng tôi ở phi trường rồi đưa chúng tôi về khu Việt Nam ở Footscray ăn phở. Đây cũng là một khu Việt Nam sầm uất. Melbourne lạnh hơn Sydney, cây cỏ xanh tươi hơn. Theo lịch trình buổi chiều tôi sẽ nói chuyện về cuốn Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt ở đây.

    Buổi chiều bị kẹt xe nên đến nơi nói chuyện bị trễ. Giáo Sư Nguyễn Cung Thông và nhóm Đồng Tâm cùng Bác Sĩ Đông đã giúp cho buổi họp mặt này thành hình. Mặc dầu được thông báo rất cận ngày nhưng khoảng 40 thân hữu đã có mặt, trong đó có các báo chí địa phương nhứ báo Nhân Quyền và nhiều các nhà văn hóa khác nữa không nhớ hết tên. Thật là xúc động. Một bàn thờ quốc tổ Hùng Vương đã được dựng lên. Trước khi nói chuyện Giáo Sư Nguyễn Cung Thông trưởng ban tổ chức, các vị trong nhóm Hùng Vương, tác giả đều dâng hương trước bàn thờ tổ. Buổi nói chuyện rất thân mật. Xin xem tường thuật của Người Melbourne in trong số này. Số tiền bán sách thu được đóng góp vào quỹ phát huy quốc tổ Hùng vương.

    Buổi tối vì anh Thông ăn chay nên không đi dùng cơm tối với chúng tôi được. Anh chị Đông và anh chị Dũng đã cho chúng tôi một bữa ăn ngon miệng tại nhà hàng Shark Fine Restaurant. Đặc biệt nhất là món bào ngư tươi vớt từ trong hồ nước ra. Bào ngư già vỏ có chín lỗ. Trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt tôi đã đề cập tới sự kiện là bào ngư cũng được nhiều tộc xem là biểu tượng cho vũ trụ giống như trứng hư vô. Những tộc này quan niệm vũ trụ là một cái bọc có vỏ cứng như đá (giống như con "cá bọc" bào ngư). Truyền thuyết Trung Hoa Bà nói rằng bà Nữ Oa nấu đá ngũ sắc vá trời cũng cho thấy vỏ vũ trụ giống như vỏ xà cừ lóng lánh nhiều màu sắc của bào ngư. Ốc Âu cơ đội lốt ốc bọc bào ngư vũ trụ nên cũng đẻ bọc. Vũ trụ ốc bọc bào ngư sau đó phân cực. Cực dương thành mặt trời Nọc, Việt (Viêm Đế) sinh ra bốn mặt trời cõi tứ hành và bốn mặt trời cõi thế gian (ứng với Đế Minh, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương), tổng cộng là chín mặt trời. Truyền thuyết cổ Mường Việt chúng ta có 9 mặt trời. Bào ngư tương ứng với bọc vũ trụ và chín lỗ tương ứng với chín mặt trời Nọc Việt.

    Ngày hôm sau còn ít thời giờ tự do chúng tôi xuống Richmond ăn phở Hùng vương và đi thăm vài nơi nữa trước khi đáp máy bay về Sydney.Anh Cung Đình Thanh chủ nhiệm báo Tư Tưởng và cậu con trai đã thương mến ra phi trường đón và đưa về nhà chơi. Sau đó chúng tôi về Cabramatta để nói chuyện với các thân hữu tại đây. Anh Nguyễn Vi Túy chủ nhiệm báo Việt Nam Thời Nay là trưởng ban tổ chức, Bác Sĩ Liêu Vĩnh Bình làm điều hợp viên, anh tiết lộ cho biết anh vốn là một độc giả hâm mộ những truyện ma của tôi viết hồi còn làm tờ báo Trắng ở trường Y Khoa. Tại đây cũng có nhiều thân hữu, trong số này phải kể đến Bác Sĩ Nguyễn Nguyên đã từng có bài cộng tác với Y Học Thường Thức, Bác Sĩ Vũ Ngọc Tấn, người bạn cùng lớp với tôi cùng nhiều các bác sĩ khác, những nhà làm văn hóa như anh Cung Đình Thanh báo Tư Tưởng cùng nhiều báo chí khác như báo Dân Việt… Điều đáng quý là chị Ngọc Hân phóng viên đài SBS mặc dù bận rộn cũng đã đến dự và phỏng vấn tác giả cho thính giả toàn thể lục địa Úc Châu. Đài SBS do chính phủ Úc tài trợ (xem thêm phóng sự bằng hình). Nhờ tài "mại bản" của Bác Sĩ Võ Văn Phước, bao nhiêu sách tác giả mang theo bán hết sạch và tiền bán sách thâu được đóng góp vào quỹ cứu trợ nạn nhân bão lụt miền Trung Việt Nam.

    Nửa đêm về sáng nhóm thân hữu và chúng tôi đi ăn cháo thật là vui làm nhớ lại những ngày đi ăn đêm lúc trước ở Sài Gòn.

    Ngày hôm sau bà xã đi mua sắm cho tới lúc lên xe ra phi trường đi Fiji. Chúng tôi ở lại Fiji mấy ngày để hồi phục trước khi về Hoa Kỳ kéo cầy trở lại.

    Rời Úc đầu óc tôi vẫn thắc mắc không hiểu tại sao lại gọi con thú biểu của Úc Châu là kangaroo, kangoroo? Hỏi ai cũng trả lời gọn lọn là không có biết, chẳng có biết? Chắc chắn là kangaroo phải có một cái nghĩa nào đó. Về tới Hoa Kỳ tôi đi đào tìm xem kangaro có nghĩa là gì? Cuối cùng tìm thấy một tài liệu giải thích cái tên kangaroo như sau: Một vị thuyền trưởng người Anh khi đem đám tù nhân bị lưu đầy lên đất Úc Châu đã kinh ngạc, bàng hoàng về những giống thú lạ ở đây. Một hôm thấy con kangaroo ông hỏi một người thổ dân: Cái con gì vậy? Người thổ dân trả lời: Kangoro. Thế là từ đấy con vật đó có tên là con kangoro, kangaroo, kangourou, kanguru… Về sau các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu tiếng thổ dân mới biết rõ nghĩa của từ kangoro là "don’t know", "không biết rõ". Con kangoro là con "không biết rõ" (Esperanto L…, Đặng Xuân Điện dịch in trong Khoa Học tạp chí số 55 ngày 1er Oct 1933 tr.8).

    Và chuyến đi Úc kỳ này tôi lại khám phá ra từ kangoro ruột thịt với Việt ngữ! Kangoro có kang- = chẳng (k=ch như kênh = chênh), go- = có (g=c như gài = cài) và -ro = rõ. Kangoro = Chẳng có rõ. Con kangoro là con Chẳng có rõ, con "don’t know". Sự khám phá này coi như là một món quà tặng các thân hữu ở Úc đã có lòng quý mến chúng tôi và riêng tặng anh Nguyễn Cung Thông, tác giả "Tiếng Việt Tuyệt Vời-âm M trong tiếng Việt", người cũng thích nghiên cứu tiếng Việt như tôi. Hy vọng các nhà văn hóa ở Úc châu kiểm điểm lại. Nếu kangaro, kangoro tiếng thổ dân Úc có nghĩa là "không biết" thì quả đúng kangoro ruột thịt với "Chẳng-có-rõ" của Việt ngữ. Chắc chắn trong các thổ dân Úc có những tộc liên hệ với người cổ Việt. Trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt, tôi đã nhắc đến một điểm giống nhau của người cổ Việt và thổ dân Úc Châu là trong vũ trụ tạo sinh cả hai đều quan niệm vũ trụ có nhiều cõi và sự tạo sinh của mỗi cõi là một vòng tạo sinh riêng nhưng đội lốt lẫn nhau. Nếu kangoro đúng là "không biết" là "Chẳng-có-rõ" xin phổ biến cho toàn thể dân Úc biết rằng kangaroo ruột thịt với Việt ngữ, nếu không muốn nói là tiếng Việt.

    Úc Châu, xứ kangaroo, kangoro, xứ CHẲNG-CÓ-RÕ, một thế giới còn đầy kỳ bí. Chắc chắn tôi sẽ trở lại thăm Úc Châu và ăn thịt kangaroo để kiểm chứng lại…


  • #2
    Các bạn thân mến

    Những cảm nghĩ chân thành của du khách trong lần đầu đến một nơi nào đó thường là rất hay và hấp dẫn . Tại sao vậy ? Xin thưa là nếu họ quây lại nhiều lần hoặc ở lâu vài tháng , có lẽ nội dung sẽ khác ! và trường hợp thay đổi nhận định 180 độ so với lúc đầu cũng không phải là hiếm khi đến Úc .

    Bài viết nầy đáp ứng cho nhiều độc giả muốn biết về cuộc sống ở Úc , đối với độc giả ở Úc thì họ cũng muốn biết thiên hạ nghĩ gì về đất nước xem ra một mình một cõi, còn nhiều cái "không ai giống" nầy !

    Căn cứ vào đoạn " Đâu đâu cũng thấy chuẩn bị và quảng bá cho Thế Vận Hội năm hai ngàn ở Sydney." Chúng ta có thể đoán bài nầy viết vào năm 1998-99 . Từ đó đến nay đã hơn 15 năm với hầu như tất cả đều đã khác xưa rất nhiều, kể cả những vùng của người Việt tại Sydney như Bankstown, Cabramatta , Marrickville... Nếu là thành phố Melbourne, mức độ phát triển còn khủng khiếp hơn nữa .

    Ví như ... trước đây ở Sydney khi nói đến khu ăn chơi "gà móng đỏ " người ta nghĩ ngay đến vùng King Cross sầm uất như tác giả đề cập trong bài , tuy nhiên ngày nay cũng đã khác nhiều :

    There is big change underway in Sydney's Golden Mile. All the way down the strip in Sydney's Kings Cross, shops that once housed liquor, fast food, sex and convenience have been plastered with For Lease signs.


    Tóm lại Úc châu luôn bị du khách nhận định một cách oan ức ! Thứ nhất chỉ qua hình ảnh của 1-2 thành phố để quy nạp cho cả một lục địa to lớn . Thứ nhì tùy thuộc quá nhiều vào túi tiền của họ .

    Kết luận như vậy chắc sẽ có nhiều phản đối !

    Chúc các bạn vui .

    NTT

    Comment


    • #3
      Thấy mọi người bàn tán xôn xao về vùng đất "down-under" của anh Toản,

      Xin gởi thêm một tài liệu nói về Úc châu để các bạn tham khảo.

      Mẫn


      ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở ÚC CHÂU.

      Sự hiện diện của người Việt tại Úc có thể được truy nguồn từ những năm 1950, khi nhóm đầu tiên của sinh viên Việt Nam đến Úc để theo học đại học trong Kế hoạch Colombo. Theo Coughlan (1989: 13), hầu hết các sinh viên Việt Nam tiếp tục ở lại Úc, nhưng cũng có người trở về Việt Nam sau khi họ học xong. Theo Coughlan (1989: 14) thì có 938 người Việt sinh sống ở Úc trước năm 1975 bao gồm 537 trẻ em mồ côi được các gia đình người Úc bảo lãnh, 205 sinh viên Kế hoạch Colombo, 130 sinh viên Việt Nam theo chương trình du học tư nhân và 41 người là nhân viên ngoại giao. Các nhóm người Việt định cư tại Úc cũng được xác định trong các báo cáo khác, chẳng hạn như Martin (1981: 156), Facer (1985: 152; Mackie (1997: 14); Thomas (1997: 274



      Người Việt tị nạn đến phi trường Canberra từ các trại vùng Đông Nam Á, năm 1979 (abc.net.au photos).

      Các báo cáo này chủ yếu đề cập tới sự có mặt của những người Việt tại Úc, qua các đợt di cư của người Việt sau chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975. Có khoảng 125.000 người đã "vội vã di tản sang các đảo Wake Island, Guam, và Philippines" (Nguyen 1994: 45 ). Tuy nhiên từ các đợt di tản nầy, nhóm Việt tị nạn đầu tiên bao gồm 201 người đến Sydney vào ngày 20 tháng 6 năm 1975. Một nhóm khác gồm 323 người theo sau và đến Brisbane vào ngày 9 tháng Tám, và một nhóm 8 người đến trên một tàu chở hàng của Nhật Bản vào ngày 3 tháng 9 năm 1975 (Martin, 1981: 156). Như vậy trong vòng 4 tháng đầu tiên sau khi chế độ VNCH sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 có tất cả 532 người Việt tị nạn chính thức được Chính phủ Úc chấp nhận cho định cư tại Úc.

      Đa số người Việt định cư ở Úc có thể được xác định liên quan đến ba đợt di cư sau chiến tranh, chủ yếu từ vùng phía Nam Việt Nam. Theo Thomas (1997: 279-80) báo cáo thì "làn sóng đầu tiên" của người Việt rời khỏi Việt Nam bao gồm chủ yếu là những người liên quan với chính phủ miền Nam Việt Nam đã rời nước ngay sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam. Các "làn sóng thứ hai" của người Việt di chuyển ra nước ngoài, chủ yếu là tàu thuyền, dừng chân tại các trại tị nạn ở các nước láng giềng châu Á nhiều năm trước khi họ được cấp quy chế tị nạn định cư tại Úc. Các "làn sóng thứ ba" chủ yếu đến sau năm 1987; nhất là các thân nhân gia đình của cư dân Úc gốc Việt, và di cư theo chương trình đoàn tụ gia đình. Trong giai đoạn ngay sau chiến tranh, số lượng người Việt Nam sinh ra tại Úc tăng lên nhanh chóng, từ mức khiêm tốn 539 trong 1975-1976 lên đỉnh điểm 12.915 trong 1979-1980 (Thomas 1997: 275). Sự gia tăng nhanh chóng của Việt sinh tại Úc nhảy vọt từ con số 2427 trong Thống kê năm 1976 đến 41.096 năm năm sau đó, trong Thống kê năm 1981.

      Người Việt tại Úc không bị cô lập. Họ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội Úc. Tuy nhiên, phẩm chất văn hóa đặc biệt của người Việt không biến mất trong quá trình hội nhập vào xã hội Úc qua quan điểm giáo dục của họ khi phải đối đầu với nhiều vấn đề trong tiến trình tái định cư của họ (Lewins & Ly 1985: 22-23). Trong một nghiên cứu về kinh nghiệm mới đến phải đối đầu bởi người Việt tị nạn Việt tại Úc, Lewins và Ly (1985: 30) báo cáo rằng trong số 537 người Việt có 88,7% "nói ít hoặc không có tiếng Anh". Điều này cho thấy một vấn đề chính là phải đối đầu với trở ngại ngôn ngữ của người Việt khi đến Úc. Điều này buộc họ phải tìm cộng đồng ngôn ngữ riêng của họ trong khi sinh sống trong xã hội nói tiếng Anh của Úc. Hầu hết người Việt tại Úc có xu hướng giữ gìn phong tục truyền thống của họ, bao gồm cả việc cho con em đến trường học tiếng Việt (Lewins & Ly 1985: 62).

      Trong ba cuộc Thống kê dân số gần đây nhất của Úc, Việt Nam được báo cáo là một trong năm quốc gia hàng đầu có người di cư ở Úc. Trong thập niên 1996-2006 số lượng cư dân Úc gốc Việt đã tăng lên đều đặn. Trong Thống kê dân số năm 2006, số người Úc nói tiếng Việt ở nhà là 194.900 người, được xếp hạng thứ bảy trong số mười ngôn ngữ hàng đầu tại Úc. Trong số nầy có khoảng 35.100 người Việt sinh ra tại Úc nói tiếng mẹ đẻ ở nhà. (Le, Phuc Thien 2013:6). Theo cuộc thống kê dân số của Úc vào năm 2011[1] thì con số người Việt tại Úc là 219,000 người, dựa theo số người nói tiếng mẹ đẻ tại nhà, như vậy trong vòng 5 năm số người Việt sinh sống tại Úc đã tăng lên 24,100 người, do đó, trung bình mỗi năm có thêm 4,820 người Việt sống tại Úc. Như vậy, tính đến hôm nay, vào năm 2014, số người Việt định cư tại Úc khoảng chừng 233,460 người.



      Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại New South Wales tổ chức xuân Giáp Ngọ (lyhuong.net photo).


      Gia đình di cư người Việt tại Úc sống chủ yếu ở các trung tâm đô thị lớn ở New South Wales (NSW) và Victoria. Vào thời điểm khi cuộc Thống kê dân số 2006 kết thúc, có 65.880 người Việt sống ở NSW, tập trung ở Cabramatta, Fairfield và các bộ phận của Marrickville. Tại Victoria có 63.643 người Việt định cư tụ tập ở ngoại ô Richmond, Footscray và Springvale với các hoạt động thương mại của họ. Như vậy, dựa theo đà gia tăng trung bình mỗi năm là 4,820 người, 6 năm sau, tức là vào thời điểm năm 2014, số người Việt định cư tại Tiểu bang NSW là vào khoảng 104, 440 người, và tại Tiểu bang Victoria là 102,203 người.

      Một cuộc khảo sát tiến hành tại tiểu bang Victoria, Úc (Rado 1987: 15-16) cho thấy rằng phần lớn (80%) số người Việt ủng hộ ý tưởng là người dân Úc gốc Việt cần học và duy trì tiếng mẹ đẻ của họ.

      Có rất nhiều cách duy trì tiếng Việt ở Úc: Ngoài việc hỗ trợ và khuyến khích của phụ huynh trong các gia đình Việt Nam cho con em mình sử dụng tiếng mẹ đẻ tại nhà. Tiếng Việt cũng được giảng dạy tại các trường học khắp nơi trên nước Úc. Ví dụ, tại tiểu Victoria từ năm 1979, theo báo cáo của Le (1993: 9-10), các lớp học tiếng Việt đã được tổ chức tại những nơi tập trung người người Việt như Springvale, Richmond, Broadmeadows, Maribyrnong, Altona, Brunswick, Collingwood và Box Hill. Từ năm 1980 tiếng Việt đã được giảng dạy tại một số trường tiểu học và từ năm 1982 các lớp tiếng Việt đã được chuyển giao cho một số trường trung học công lập của Úc. Trong cùng một nghiên cứu Le (1993) cũng báo cáo rằng theo thông tin chính thức được cung cấp bởi Sở Giáo dục Tiểu bang Victoria thì vào tháng 7 năm 1992 đã có 9.325 học sinh tại Victoria nói tiếng Việt ở nhà trong đó bao gồm 4,117 học sinh đang học tại các trường tiểu học, 4,659 tại các trường trung học, 57 trong các trường học đặc biệt và 492 tại các trung tâm ngôn ngữ. Trong một nghiên cứu khác, Merlino (1988: 48) báo cáo rằng trong năm 1983 một Ủy ban được thành lập để thiết kế một khóa học tiếng Việt lớp 12 để được công nhận như một môn học Nhóm 1 trong các trường trung học Victoria; tức là tiếng Việt được chính thức công nhận như là một trong các môn học chính trong chương trình Trung học tại Úc.

      Về đời sống của người Việt tại Úc, quí độc giả ở ngoài nước Úc chắc rất nôn nóng muốn biết; nhưng đây là một câu hỏi khá phức tạp, bởi vì nó liên quan tới nhiều lãnh vực như kinh tế, xã hội, tình cảm và chính trị. Nhưng cho dù là chỉ trong bốn lãnh vực nầy, nếu câu hỏi trên được đặt ra cho 100 người sinh sống tại Úc thì có lẽ cũng sẽ có 100 cách trả lời khác nhau, tùy theo quan điểm hay góc nhìn của người trả lời! Thôi thì tôi xin trình bày "đời sống người Việt tại Úc" theo góc nhìn và quan niệm cá nhân tôi một người Việt tỵ nạn sinh sống ở Úc từ tháng 10 năm 1978 tới nay.



      Các thiếu nữ của CĐNVTD/VIC trong cuộc diễn hành Moomba 2014 (lyhuong.net photo).

      Ngay từ khi mới đặt chân tới Úc thì người Việt tỵ nạn được đưa tới các trung tâm tạm cư, tức là các hostel, nơi đây mỗi gia đình được bố trí cho vào ở một căn hộ gồm 2 hay 3 phòng ngủ. Nếu gia đình đông con thì được cấp 2 căn hộ kề bên nhau. Mỗi ngày được ăn 3 bửa, sáng, trưa chiều, tại nhà ăn chung. Sau khi ăn sáng thì đi học Anh Văn, người lớn thì có các lớp riêng, còn trẻ con thì có lớp riêng tùy theo lứa tuổi, có cả nhà giữ trẻ. Ngay từ ngày đầu tiên, mỗi gia đình được làm thủ tục lãnh tiền trợ cấp xã hội với mức tùy theo số dâu người trong gia đình. Tiền trợ cấp xã hội nầy ngang hàng với tiền trợ cấp bình thường dành cho người bản xứ và được tăng lên mỗi 3 tháng một lần, trungh bình khoảng 3%.

      Vào thập niên 1980, thủ tục bảo lãnh thân nhân gần như vợ, chồng và con, phải mất thời gian khá dài, có khi tới 2 hay 3 năm mới được qua Úc. Tuy nhiên, ngay sau khi nộp đơn bảo lãnh thì những thân nhân đang chờ được qua Úc đã được chính phủ trả trợ cấp giống như đang ở Úc vậy.

      Vào thời gian nầy, công việc làm tại Úc rất dễ kiếm. Ai siêng đi làm, nếu cả hai vợ chồng thì sau khoảng 3 năm thì có đủ khả năng mua một căn nhà rồi. Nếu ai có chí đi học thì được lãnh tiền trợ cấp giáo dục để đi học tương đương với tiền trợ cấp xã hội. Đối với trẻ em thì khi đi học cũng được lãnh tiền trợ cấp giáo dục ở mức thấp hơn so với người lớn. Tại Úc có nhiều người vừa đi làm vửa đi học thì được sở làm cho nghỉ làm một số giờ hàng tuần để đi học. Sau nầy trợ cấp giáo dục của Úc được đổi thành tiền cho vay không tính lời, và sau khi tốt nghiệp sẽ trả lại theo tỷ lệ mức lương chính thức kiếm được. Nếu ai sau khi ra trường mà không kiếm được việc làm thích hợp vẫn được chính phủ cho vay tiền để học tiếp lên cao. Có những người tuổi lớn, khoảng trên 50 mà siêng năng đi học có khi tốt nghiệp nhiều bằng đại học mà vẫn chưa trả nợ cho chính phủ bởi vì họ không có việc làm phù hợp và đạt mức lương cao theo qui định phải trả nợ chính phủ theo một tỷ lệ nhất định, từ 3% tới 5%. Nếu không hội đủ tiêu chuẩn qui định thì người mắc nợ giáo dục của chính phủ vẫn tiếp tục mang nợ cho tới tuổi về hưu thì coi như huề luôn! Lẽ tất nhiên chính sách giáo dục và trợ cấp giáo dục của chính phủ Úc thay đổi theo thời gian, và theo từng thời đại chính phủ.

      Tượng Đài Chiến Sĩ Úc-Việt (lyhuong.net photo).


      Vì Úc là một quốc gia đồng minh có quân đội tham gia trong cuộc chiến tranh Việt Nam, ngày nay, chính phủ Úc áp dụng qui chế đặc ân cho những cựu quân nhân QLVNCH tham chiến cùng thời với quân đội Hoàng Gia Úc tại Việt Nam. Những cựu quân nhân được hưởng qui chế trợ cấp dành cho cựu chiến binh đồng minh khi đủ 60 tuổi, tức là sớm hơn tuổi được hưởng trợ cấp cao niên là 5 năm. Ngoài ra, tại Úc còn có nhiều loại trợ cấp khác của chính phủ như trợ cấp cao niên, trợ cấp bệnh tật, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp sữa cho trẻ em, trợ cấp bà mẹ đơn chiếc nuôi con (single mother) v.v. Mỗi loại trợ cấp có các điều kiện riêng, nhưng nói chung thì số tiền được trợ cấp tương đối giống nhau.

      Riêng trợ cấp mẹ đơn chiếc nuôi con có điều khá lý thú là trên nguyên tắc thì bà mẹ phải là người độc thân, tức là không có chồng. Tuy nhiên điều nầy không có nghĩa là bà mẹ phải thực sự cô đơn về mặt tình ái hay tình dục. Trong lúc hưởng trợ cấp bà mẹ đơn chiếc nuôi con, bà mẹ phải có con không quá 16 tuổi. Họ cũng có quyền tiếp tục đẻ con thêm mà không hề bị cúp tiền, miễn sao không chính thức tái kết hôn. Trái lại họ còn được trả thêm tiền phụ cấp sữa cho đứa con sau nầy. Tình trạng nầy vẫn tiếp tục được chính phủ công nhận; nghĩa là bà mẹ vẫn được tiếp tục được hưởng tiền trợ cấp mẹ đơn chiếc nuôi con, và có quyền đẻ hết đứa nầy tới đứa khác, cho đến khi nào bà ta không còn khả năng sinh đẻ nữa thì thôi! Chắc có lẽ ở đây tôi không cần phải ghi rõ câu trả lời "làm sao một mình mà có thể mang bầu để mà đẻ cho được?", bởi vì hình như ai cũng có thể tự tìm ra câu trả lời được!

      Tiến trợ cấp thất nghiệp tại Úc không có giới hạn miễn sao người lãnh loại tiền nầy chứng minh được rằng họ có nỗ lực tìm việc làm mà vẫn không tìm được việc làm thích hợp. Nếu kéo dài lâu quá, khoảng trên một năm mà vẫn chưa tìm được việc làm thì họ được chỉ định đi làm các công tác thiện nguyện cho các cơ quan từ thiện hay đi học Anh văn hay học nghề để được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, mà không cần phải đi tìm việc làm.

      Những người bị bệnh dài hạn (khoảng trên 6 tháng) thì được hưởng tiền trợ cấp dưỡng bệnh. Nếu bệnh nặng, không có hy vọng chữa trị được thì được hưởng trợ cấp bất lực vĩnh viễn. Phụ nữ sinh đẻ thì được thưởng cho mỗi đứa con chào đời tới 5-6 ngàn đô và được nghỉ phép nuôi con từ 6 tháng tới 1 năm mà vẫn được trả lương nếu họ có đi làm.

      Tất cả những người được hưởng tiền trợ cấp của chính phủ đều được cấp thẻ chước giảm y tế (healthcare card) để được giảm bớt các loại chi phí dịch vụ tiêu dùng hàng ngày như điện, nước, hơi đốt. Ngoài ra với thẻ chước giảm y tế họ được mua thuốc trị bệnh theo toa bác sĩ với giá được chính phủ tài trợ, mỗi món thuốc chi trả khoảng từ $5 tới $6 mà thôi. NHững người nầy thường được thuê nhà chính phủ với giá rẻ khoảng hơn phân nữa giá thị trường. Vì được trợ giúp rộng rải như trên, tại Úc nhiều người không có việc làm chính thức nào hết mà vẫn có dư tiền, có khi còn có thể mua nhà, dĩ nhiên là để con cái họ đứng tên. Những người nầy không phải gì bất chánh, hay bất lương để có dư tiền, mà họ làm những công việc mà thông thường ít ai muốn làm, hay làm không được; chẳng hạn như làm bánh, làm dưa tại nhà rồi đi bỏ mối, bán lại cho các tiệm tạp hóa. Họ cũng có thể làm các việc lặt vặt khác như sữa nhà, tráng xi măng, cắt cỏ v.v.

      Hội Chợ Tết Footscray, Victoria (lyhuong.net photo).


      Hầu hết gia đình người Việt tại Úc đều có con thành đạt trong giáo dục và nghề nghiệp, và tỷ lệ thành đạt càng ngày càng gia tăng. Cho nên ngày nay đời sống người Việt tại Úc tương đối thoải mái với mức độ thành công trong giáo dục và trong sự nghiệp đầy lạc quan.

      Nói về sự thành đạt của người Việt trên đất Úc củng rất đa dạng như thành đạt về sự học hành, thành đạt về công danh sự nghiệp. Về sự học hành thì người Việt có sẵn bản tính siêng năng, cần cù, nên có khá nhiều người thành đạt trong lãnh vực giáo dục. Thực vậy, dù sống trong xã hội có một nền văn hóa Tây phương, nhưng bản sắc văn hóa Á đông của người Việt mình vẫn có ảnh hưởng sâu sắc ít ra là trong quan niệm sống tổng quát, với "sĩ" được đặt ưu tiên, nên gia đình người Việt tại Úc ai cũng khuyến khích và đặt ưu tiên cho con cái họ theo đuổi việc học hành. Mặc dù không có thống kê chính thức, nhưng số người Việt tại Úc tốt nghiệp đại học càng ngày càng đông. Trung bình trong gia đình người Việt tỷ lệ con cái tốt nghiệp đại học có thể lên tới 90%. Sau trên 30 năm sinh sống tại Úc, có người Việt đã đỗ đạt tới 7 bằng cấp đại học, trong đó có khá nhiều người có bằng tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, luật sư. Trong lãnh vực giáo dục bậc đại học, cũng có người đạt tới chức Giáo sư (Professor) hay Phó Giáo sư (Associate Professor). Trong lãnh vự chính trị, cũng có người Việt chen chân vào Quốc hội Tiểu bang Úc, thậm chí mới đây, vào ngày 01/09/2014. ông Lê Văn Hiếu, là một người Việt tỵ nạn, đã chính thức được bổ nhiệm chức Toàn Quyền (Governor) Tiểu bang Nam Úc.

      Ông Lê văn Hiếu, Toàn Quyền TB Nam Úc (lyhuong.net photo).


      Nói tóm lại đời sống của người Việt tại Úc rất thoải mái, một phần nhờ vào tính cần cù, chịu khó của họ, một phần nhờ vào tài nguyên giàu có của Úc so với dân số thấp, khoảng 25 triệu hiện nay. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là nước Úc giống như thiên đàng, không có khổ đau. Bởi vì cũng có những người không chịu khó học hành hay làm việc, muốn kiếm tiền bằng những con đường tắt, nên không phải lúc nào cũng được may mắn. Những người nầy trở thành nạn nhân của cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập, chán đời, mà bất cứ xã hội cũng có.

      Những dữ kiện và mô tả về đời sống người Việt tại Úc vẫn chỉ có giá trị giới hạn do nhiều yếu tố khách quan, như sự thay đổi chính sách và sự ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu theo thời gian. Ngoài ra, như tôi đã nêu, đây chỉ là sự ghi nận từ nhận thức cá nhân nên không thể tránh được những thiếu sót hiển nhiên trước cái đề tài quá bao quát, liên quan tới nhiều lãnh vực mà mỗi lãnh vực về đời sống người Việt tại Úc có thể là một đề tài nghiên cứu rất thú vị cho các học giả sau nầy.

      Tài liệu tham khảo:

      Coughlan, James E. (1989). A Comparative Analysis of the Demographic Profile of Australia Three Indochinese-Born Communities: 1976-86. Centre for the Study of Australian-Asian Relations. Griffith University.

      Facer, Elizabeth A. (1985). Indo-Chinese Immigrants: Cultural Characteristics and adaption in Australia. In M. E. Poole, P. R. Lacey, and B. S. Randhawa, (eds.), Australia in Transition: Culture and Life Possibilities. Sydney London Orlando Toronto: Harcourt Brace Jovanovich, Publishers, pp.152-158.

      Le, Phuc Thien (2013) Variation in linguistic politeness in Vietnamese: A study of transnational context. Asia-Pacific Linguistics (SLIM), College of Asia and the Pacific. The Australian National University. Canberra ACT 2600. Australia.

      (http://pacling.anu.edu.au/materials/...3Variation.pdf)

      Le, Phuc T. (1993). Vietnamese Attitudes to Literacy in Australia. Melbourne University (unpublicized).

      Lewins, Frank & Ly, Julie (1985). The First Wave: The Settlement of Australia's First Vietnamese Refugees. Sydney London Boston: George Allen & Unwin.

      Mackie, Jamie (1997). The Politics of Asian Immigration. In J. E. Coughlan and D. J. McNamara (eds.), Asians in Australia: Patterns and Settlement. Macmillan Education Australia Pty Ltd.

      Martin, Jean (1981). The Ethnic Dimension. Sydney: George Allen & Unwin Australia Pty. Ltd.

      Nguyen Dang Liem (1994). Indochinese Cross-cultural Communication and Adjustment. In Nguyen Xuan Thu (ed.), Vietnamese Studies in a Multicultural World. Vietnamese Language& Culture Publications. Victoria, Australia, pp.44-64.

      Rado, Marta (1987). Vietnamese: A New Subject, Australian Vietnamese Women's Welfare Association, Victoria, Australia. (La Trobe, 495.922207).

      Thomas, Mandy (1997). The Vietnamese in Australia. In J. E Coughlan and D. J. McNamara (eds.), Asians In Australia: Patterns of Migration and Settlement. South Melbourne: Macmillan Education Aus

      ________________________________________

      [1] http://www.abs.gov.au/ausstats/abs@....res902012-2013

      Comment


      • #4
        Ở Thiên đàng , tổng lãnh thiên thần Lucife vì không giữ luật, làm sai ý Chúa nên bị đọa thành Satan.

        Ở thế gian cũng vậy, như anh Hùng nói "Trời cao vẫn có Trời cao hơn" làm sai thì hãy nhìn lưới trời lồng lộng, cho nên Thiên Đàng hay địa Ngục là ở tâm ta

        KimDung

        Comment


        • #5
          Cám ơn anh Mẩn đã upload (*) một bài có giá trị cho những ai muốn biết tổng quát về cộng đồng người Việt tại Australia . Mặc dầu tác giả đã định tư tại đây năm 1978 nhưng những đoạn mang ý kiến cá nhân đều được tác giả nhắc nhở ( rào đón) rất cẩn thận để tránh sự chủ quan cho bài viết .

          Đọc xong bài nầy , bạn nào thích sẽ có rất nhiều tại liệu để tìm hiểu thêm trên internet, Youtube ... cho cuộc sống muôn màu của người Việt tại đây . Có lẽ cũng như các nơi khác , sự trưởng thành của cộng đồng VN ở Úc cũng trải qua các giai đoạn "khói lửa" như khó khăn , ê chề , hảnh diện ... đủ hết mới có được bộ mặt như hôm nay .

          Thân ái chúc anh Mẫn và các bạn vui .

          NTT

          (* ) Hy vọng sẽ cung cấp được tên tác giả cho bài viết nầy ASAP .

          " ...mọi người bàn tán xôn xao về vùng đất "down-under" của anh Toản " Câu giới thiệu nầy chắc là không chính xác ! Vùng đất down under của NTT chỉ có vỏn vẹn một cái nhà và một cây chanh . Khi có gió thổi, một cái đứng yên , cái kia lao xao một tí

          Comment

          Working...
          X