Lời nói đầu:
Anh chi em thân mến,
Cuối cùng thì cũng làm được bài luận văn về xứ Úc. Hôm nay xin gởi đến các bạn xem phần 1, nếu không gãi nhằm mụt ghẻ thì sẽ gởi tiếp các phần sau dần dần nhé. Còn nếu khó coi quá thì cũng cho biết để dễ xử. Post bài lần đầu, phần hình ảnh có thể bị trục trặc, xin các bạn thông cảm trước.
:ngai:
Lao Minh Khai 74 KCN
Gọi là ký ức cũng phải, vì tour du lịch chỉ gói gọn trong 7 ngày của tháng 9/2014 mà đến tháng 11/2014 mới được ghi lại. Hây dza, thời gian trôi qua, tuổi già mau quên, nên có thể có những chi tiết nhầm lẫn hay thiếu sót, thôi thì còn bi nhiêu hay bấy nhiêu, mong độc giả chia sẽ cho nỗi niềm của người viết bài này.
Để được đi du lịch, có 3 chuyện phải chuẩn bị:
1. Tiền bạc rũng rỉnh (chắc chắn phải có chút của để dành mới đóng được tiền tour du lịch…)
2. Sức khỏe dồi dào (đi tour du lịch đồng nghĩa với đi bộ tập thể 6-8 giờ/ngày)
3. Thời gian thong thả (để không phải vừa đi vừa lo cho công việc dở dang…)
Ngoài ra, với du khách Việt Nam, điều kiện cần và đủ là phải lấy được visa từ lãnh sự quán Australia, thì mới yên tâm chuẩn bị cho tour du lịch.
Trong tâm trạng đó, một ngày đẹp trời, mênh mang nỗi buồn vì không có việc làm, đồng thời được tin con trai ở Úc mới bắt đầu cuộc kinh doanh mới, tôi đã xin phép tổng tư lịnh để làm một chiến dịch càn quét đất Úc, nhân tiện thăm lại chiến hữu ngày xưa, giờ đang bám trụ trên đất Úc, xem “dung nhan ấy có còn như xưa” hay không. Bà xã duyệt y sự vụ lịnh với điều kiện kèm theo: Anh đi qua trước rồi về báo cáo lại cho em biết. Dù biết rằng mình có trách nhiệm đi trinh sát dò mìn, trải thãm đỏ, nhưng được lời như cởi tấm lòng, tôi dạ lớn một tiếng rồi bon bon đi lo giấy tờ, không quên ngắt nhéo chút ít bạc lẽ để chuẫn bị cho lộ phí bôi trơn trên đường.
Con nhỏ ở công t du lịch sao mà dễ thương, chỉ cần giao giấy tờ đầy đủ cộng thêm xấp hình Bác Hồ, trong vòng chưa đầy 15 ngày đã điện báo cho tôi biết: “Chú ơi, visa của chú có rồi, chú nhớ chuẫn bị đồ đẹp đi chơi nhé, và đem tiền nộp thêm cho con đúng hẹn nhé.”
NGÀY ĐẦU Ở MELBOURNE
Đến hẹn lại lên, chiều ngày 11/9, tôi khăn gói lên đường ra sân bay, lòng bùi ngùi nghĩ đến hiền thê phải ở lại nhà mà chua xót cho cảnh côi cút của mình. Nỗi niềm rồi cũng phôi phai khi đến sân bay, khung cảnh náo nhiệt và lộn xộn, thúc đẩy tôi tự giác kiểm tra lại hành lý để chắc ăn là mình không bị chôm thứ gì hết !
Chuyến bay đêm dài 8hrs cuối cùng cũng kết thúc tại sân bay Melbourne. Sau tour kiểm tra của nhân viên Hải quan Úc có khuyến mải thêm phần đánh hơi ma túy của các chú khuyễn làm tăng phần lo lắng cho các vị phụ nữ hay ăn hàng, lúc nào cũng có thức ăn nhanh trong túi xách. Cuối cùng cũng ra khỏi sân bay và thở phào nhẹ nhõm. Ấn tượng đầu tiên của tôi không phải là sự rộng lớn hay hào nhoáng của sân bay, mà lại là cái cabin chứa hành lý kéo theo phía sau xe chở khách, dù đã được báo trước. Có thấy thực tế, tôi mới cảm nhận được sự hợp lý của bằng lái xe hạng B1, B2 (hạng thấp nhất cho xe hơi ở VN), vì cho phép lái được xe kéo rờ mọt. Cả đoàn đã sẵn sàng, nhưng giờ ăn đã đến, Hướng dẫn viên (HDV) mời mọi người đi thưởng thức món Phở tại xứ Melbourne.
Một trục trặc không biết cho là nhỏ hay lớn, khi đến quán ăn đầu tiên, dù cho đã book trước, sau vài phút chờ đợi trước nhà hàng đóng cửa im lìm, mọi người ngở ngàng khi thấy khuôn mặt còn ngái ngủ của chủ quán với câu xin lổi:”Tụi nó quên nên chưa mở cửa quán”. Vì rằng 14 cái bao tử đang réo gọi tình yêu, nên đoàn không thể chờ ông chủ nấu sôi thùng nước lèo, mà buộc phải sang ngang qua quán khác , cũng hay ra phết với cái tên lừng danh: Phở Hiền Vương. Danh phù kỳ thực, ông chủ nhà hàng xem ra cũng rất hiền, niềm nở tiếp đón đoàn khách và nhanh chóng mang từng tô phở đến cho những cái bụng đang háo hức chờ ăn. Co ro giửa cái lạnh bất ngờ ở xứ lạ, tô phở bốc khói là niềm vui để an ũi cho nỗi xa nhà. Cảm giác của tôi là hơi bị choáng khi nhìn thấy mấy miếng giò thủ nằm xen giửa thịt bò và bò viên, và ngạc nhiên hơn khi ăn miếng bánh phở với cảm giác kêu nhằm tô mì Quãng. Sau khi được giải quyết vấn đề bao tử, hình như ai cũng cãm thấy phấn chấn hơn, không ai từ chối lời đề nghị đi tham quan thương xá Saigon ở khu Footscray, nơi mà mọi người không cần phải lúng túng nếu chưa quen sử dụng tiếng Anh. Một hình ảnh vừa lạ vừa quen hiện ra trước mắt mọi người khi xe thả khách xuống khu thương xá, khi nhìn thấy tiếng Việt, người Việt đầy dẫy trong khu phố. Tấm biển đầu tiên đập vào mắt tôi lại rất quen thuộc trên đường phố Saigon ở VN:”Nước Mía Siêu Sạch”. Bằng chứng cụ thể này cho thấy mọi thứ mới xãy ra tại VN trong vòng vài năm, đều có thể xuất ngoại sang Úc, không cần biết có hợp thời trang hay không.
Một góc Thương xá Saigon
Nước mía siêu sạch
Rời thương xá, xe tiếp tục xuống khách tại khu vực trung tâm, mọi người có dịp thả hồn theo bước chân, mắt lấm lét nhìn tứ phía, trước là ngắm cái đồ sộ của sòng bạc to nhất Melbourne với hàng hàng lớp lớp máy kéo xèng, bàn đánh bạc, sòng ru lét…, tôi tranh thủ chụp ảnh dưới bảng hiệu “Crown” to đùng, đây sẽ là bằng chứng để khi trà dư tữu hậu, than thở với ban bè về việc mình đi đánh bài thua mất mấy ngàn đô. Sau ít phút dừng chân, lại tiếp tục cuộc đi bộ tham quan đường phố. Có lẽ vẻ mặt ngơ ngác nai tơ của mình cũng dễ thương, cộng thêm tò tò cái máy ảnh lúc chụp chổ này, chụp chổ kia giống như nhiếp ảnh gia thứ thiệt, nên đang đi bỗng có tiếng đập kiếng ầm ĩ, quay lại nhìn thì thấy cả gia đình anh Tây (chắc là dân Úc chính hiệu) đang ngồi trong một cửa hàng, tay ngoắt miệng réo om sòm. Đoán là họ muốn gởi dung nhan cho mình làm kỷ niệm, tôi dừng lại chụp vài pô ảnh. Cả gia đình hả hê, tay chào miệng say thank you lia lịa, dù không biết mình có chụp thiệt hay xù.
Gia đình anh Tây
Điểm tham quan kế tiếp là nhà Quốc hội bang Victoria, xưa kia là quốc hội Úc, khi Victoria còn là thủ phủ. Nơi này đóng cửa im lìm, chắc không cho vào, nên chỉ ghi lại được vài bức ảnh bên ngoài, cộng với nhìn xéo qua bên kia đường để thấy hotel Windsor, nơi Nữ Hoàng Anh đăng ký tạm trú khi đến bang này. Hình ảnh thú vị nhất trên đường phố Melbourne là các loại xe điện chạy ngang dọc trên phố phường, từ kiểu cổ cho đến model tân thời. Đến đây, xin dừng một giây tưởng niệm cho tuyến xe điện độc nhất vòng quanh bờ hồ Gươm ở Hà Nội, nay có lẽ đã được bán sắt vụn mất rồi.
Xe điện Melbourne
Nhà Quốc Hội bang Vitoria
Khách sạn Windsor
Đi thêm chút nữa, đoàn du lịch đến nhà thờ Thánh Patrick, là một nhà thờ cổ từ thế kỹ 19, trong một khuôn viện đất khá rộng rãi và có nhiều hoa văn đep, cộng với vài chú chim câu đang tìm thức ăn trên bãi cỏ, tăng thêm vẽ thơ mộng, tiếc là đang có khóa lễ nên kẻ Lương người Giáo chỉ lủi thủi tạo dáng chụp ảnh bên ngoài.
Tượng Thánh Patrick
Vài góc đẹp tại Nhà thờ Thánh Patrick
Chuyến đi bắt đầu đổi sang hướng mới: Đi tham quan khu vườn bách thảo Fitzroy. Tại đây, mục tiêu khám phá đầu tiên lại là căn nhà của thuyền trưởng Jame Cook, được xem là người đầu tiên tạo dựng nên nước Úc. Ngôi nhà nhỏ đơn sơ, được mang nguyên vẹn từng viên gạch, từng tấm ngói từ mẫu quốc, đặt trong vườn Bách thảo, rất cô đơn nhưng kiêu hãnh giửa rừng già. Những vật dụng của Jame Cook được giử nguyên vẹn dù đã nhuộm thắm màu thời gian.
Ngôi nhà của Jame Cook
Trong vườn Bách thảo Fitzroy
Cắt ngang phút bâng khuâng mơ màng với hình ảnh mình trở thành một vị anh hùng dân tộc, một Jame Cook của VN, HDV đưa chúng tôi về thực tế phũ phàng bằng lời giới thiệu vườn hoa bốn mùa, lúc nào cũng nở hoa với nhiều loại kỳ hoa dị thảo, có những loài hoa chưa bao giờ thấy. Tuy diện tích nhỏ nhưng với bố cục khéo léo, hoa nở khắp nơi, khách tham quan cảm thấy tăng phần hưng phấn, loanh quanh tạo dáng chụp hình, quay phim trong khuôn viên khoảng 500m2 không muốn rời đi, chỉ tội cho chú em HDV dài cổ chờ với cái bụng đói meo.
Vườn hoa trong nhà kiếng
Ngày đầu tiên trên đất Úc kết thúc bằng một buổi cơm tối thịnh soạn tai nhà hàng Thái, với món ăn đặc trưng (sau này mới nhận ra bửa cơm nào cũ ng có) là trứng vịt chiên, công thêm vài món Thái, chua cay mặn ngọt đều có đủ. Ăn xong nhìn quanh quất, thấy nhà hàng có bức tranh nghệ thuật chỉ có hình ba chiếc lá đa, nhìn mà muốn hỏi sao không thấy củ đa, nhưng sợ cả đoàn bị vạ lây nên đành im thin thít.
Anh chi em thân mến,
Cuối cùng thì cũng làm được bài luận văn về xứ Úc. Hôm nay xin gởi đến các bạn xem phần 1, nếu không gãi nhằm mụt ghẻ thì sẽ gởi tiếp các phần sau dần dần nhé. Còn nếu khó coi quá thì cũng cho biết để dễ xử. Post bài lần đầu, phần hình ảnh có thể bị trục trặc, xin các bạn thông cảm trước.
:ngai:
KÝ ỨC DU LỊCH: MỘT CHUYẾN ĐI ÚC
Lao Minh Khai 74 KCN
Gọi là ký ức cũng phải, vì tour du lịch chỉ gói gọn trong 7 ngày của tháng 9/2014 mà đến tháng 11/2014 mới được ghi lại. Hây dza, thời gian trôi qua, tuổi già mau quên, nên có thể có những chi tiết nhầm lẫn hay thiếu sót, thôi thì còn bi nhiêu hay bấy nhiêu, mong độc giả chia sẽ cho nỗi niềm của người viết bài này.
Để được đi du lịch, có 3 chuyện phải chuẩn bị:
1. Tiền bạc rũng rỉnh (chắc chắn phải có chút của để dành mới đóng được tiền tour du lịch…)
2. Sức khỏe dồi dào (đi tour du lịch đồng nghĩa với đi bộ tập thể 6-8 giờ/ngày)
3. Thời gian thong thả (để không phải vừa đi vừa lo cho công việc dở dang…)
Ngoài ra, với du khách Việt Nam, điều kiện cần và đủ là phải lấy được visa từ lãnh sự quán Australia, thì mới yên tâm chuẩn bị cho tour du lịch.
Trong tâm trạng đó, một ngày đẹp trời, mênh mang nỗi buồn vì không có việc làm, đồng thời được tin con trai ở Úc mới bắt đầu cuộc kinh doanh mới, tôi đã xin phép tổng tư lịnh để làm một chiến dịch càn quét đất Úc, nhân tiện thăm lại chiến hữu ngày xưa, giờ đang bám trụ trên đất Úc, xem “dung nhan ấy có còn như xưa” hay không. Bà xã duyệt y sự vụ lịnh với điều kiện kèm theo: Anh đi qua trước rồi về báo cáo lại cho em biết. Dù biết rằng mình có trách nhiệm đi trinh sát dò mìn, trải thãm đỏ, nhưng được lời như cởi tấm lòng, tôi dạ lớn một tiếng rồi bon bon đi lo giấy tờ, không quên ngắt nhéo chút ít bạc lẽ để chuẫn bị cho lộ phí bôi trơn trên đường.
Con nhỏ ở công t du lịch sao mà dễ thương, chỉ cần giao giấy tờ đầy đủ cộng thêm xấp hình Bác Hồ, trong vòng chưa đầy 15 ngày đã điện báo cho tôi biết: “Chú ơi, visa của chú có rồi, chú nhớ chuẫn bị đồ đẹp đi chơi nhé, và đem tiền nộp thêm cho con đúng hẹn nhé.”
NGÀY ĐẦU Ở MELBOURNE
Đến hẹn lại lên, chiều ngày 11/9, tôi khăn gói lên đường ra sân bay, lòng bùi ngùi nghĩ đến hiền thê phải ở lại nhà mà chua xót cho cảnh côi cút của mình. Nỗi niềm rồi cũng phôi phai khi đến sân bay, khung cảnh náo nhiệt và lộn xộn, thúc đẩy tôi tự giác kiểm tra lại hành lý để chắc ăn là mình không bị chôm thứ gì hết !
Chuyến bay đêm dài 8hrs cuối cùng cũng kết thúc tại sân bay Melbourne. Sau tour kiểm tra của nhân viên Hải quan Úc có khuyến mải thêm phần đánh hơi ma túy của các chú khuyễn làm tăng phần lo lắng cho các vị phụ nữ hay ăn hàng, lúc nào cũng có thức ăn nhanh trong túi xách. Cuối cùng cũng ra khỏi sân bay và thở phào nhẹ nhõm. Ấn tượng đầu tiên của tôi không phải là sự rộng lớn hay hào nhoáng của sân bay, mà lại là cái cabin chứa hành lý kéo theo phía sau xe chở khách, dù đã được báo trước. Có thấy thực tế, tôi mới cảm nhận được sự hợp lý của bằng lái xe hạng B1, B2 (hạng thấp nhất cho xe hơi ở VN), vì cho phép lái được xe kéo rờ mọt. Cả đoàn đã sẵn sàng, nhưng giờ ăn đã đến, Hướng dẫn viên (HDV) mời mọi người đi thưởng thức món Phở tại xứ Melbourne.
Một trục trặc không biết cho là nhỏ hay lớn, khi đến quán ăn đầu tiên, dù cho đã book trước, sau vài phút chờ đợi trước nhà hàng đóng cửa im lìm, mọi người ngở ngàng khi thấy khuôn mặt còn ngái ngủ của chủ quán với câu xin lổi:”Tụi nó quên nên chưa mở cửa quán”. Vì rằng 14 cái bao tử đang réo gọi tình yêu, nên đoàn không thể chờ ông chủ nấu sôi thùng nước lèo, mà buộc phải sang ngang qua quán khác , cũng hay ra phết với cái tên lừng danh: Phở Hiền Vương. Danh phù kỳ thực, ông chủ nhà hàng xem ra cũng rất hiền, niềm nở tiếp đón đoàn khách và nhanh chóng mang từng tô phở đến cho những cái bụng đang háo hức chờ ăn. Co ro giửa cái lạnh bất ngờ ở xứ lạ, tô phở bốc khói là niềm vui để an ũi cho nỗi xa nhà. Cảm giác của tôi là hơi bị choáng khi nhìn thấy mấy miếng giò thủ nằm xen giửa thịt bò và bò viên, và ngạc nhiên hơn khi ăn miếng bánh phở với cảm giác kêu nhằm tô mì Quãng. Sau khi được giải quyết vấn đề bao tử, hình như ai cũng cãm thấy phấn chấn hơn, không ai từ chối lời đề nghị đi tham quan thương xá Saigon ở khu Footscray, nơi mà mọi người không cần phải lúng túng nếu chưa quen sử dụng tiếng Anh. Một hình ảnh vừa lạ vừa quen hiện ra trước mắt mọi người khi xe thả khách xuống khu thương xá, khi nhìn thấy tiếng Việt, người Việt đầy dẫy trong khu phố. Tấm biển đầu tiên đập vào mắt tôi lại rất quen thuộc trên đường phố Saigon ở VN:”Nước Mía Siêu Sạch”. Bằng chứng cụ thể này cho thấy mọi thứ mới xãy ra tại VN trong vòng vài năm, đều có thể xuất ngoại sang Úc, không cần biết có hợp thời trang hay không.
Một góc Thương xá Saigon
Nước mía siêu sạch
Rời thương xá, xe tiếp tục xuống khách tại khu vực trung tâm, mọi người có dịp thả hồn theo bước chân, mắt lấm lét nhìn tứ phía, trước là ngắm cái đồ sộ của sòng bạc to nhất Melbourne với hàng hàng lớp lớp máy kéo xèng, bàn đánh bạc, sòng ru lét…, tôi tranh thủ chụp ảnh dưới bảng hiệu “Crown” to đùng, đây sẽ là bằng chứng để khi trà dư tữu hậu, than thở với ban bè về việc mình đi đánh bài thua mất mấy ngàn đô. Sau ít phút dừng chân, lại tiếp tục cuộc đi bộ tham quan đường phố. Có lẽ vẻ mặt ngơ ngác nai tơ của mình cũng dễ thương, cộng thêm tò tò cái máy ảnh lúc chụp chổ này, chụp chổ kia giống như nhiếp ảnh gia thứ thiệt, nên đang đi bỗng có tiếng đập kiếng ầm ĩ, quay lại nhìn thì thấy cả gia đình anh Tây (chắc là dân Úc chính hiệu) đang ngồi trong một cửa hàng, tay ngoắt miệng réo om sòm. Đoán là họ muốn gởi dung nhan cho mình làm kỷ niệm, tôi dừng lại chụp vài pô ảnh. Cả gia đình hả hê, tay chào miệng say thank you lia lịa, dù không biết mình có chụp thiệt hay xù.
Gia đình anh Tây
Điểm tham quan kế tiếp là nhà Quốc hội bang Victoria, xưa kia là quốc hội Úc, khi Victoria còn là thủ phủ. Nơi này đóng cửa im lìm, chắc không cho vào, nên chỉ ghi lại được vài bức ảnh bên ngoài, cộng với nhìn xéo qua bên kia đường để thấy hotel Windsor, nơi Nữ Hoàng Anh đăng ký tạm trú khi đến bang này. Hình ảnh thú vị nhất trên đường phố Melbourne là các loại xe điện chạy ngang dọc trên phố phường, từ kiểu cổ cho đến model tân thời. Đến đây, xin dừng một giây tưởng niệm cho tuyến xe điện độc nhất vòng quanh bờ hồ Gươm ở Hà Nội, nay có lẽ đã được bán sắt vụn mất rồi.
Xe điện Melbourne
Nhà Quốc Hội bang Vitoria
Khách sạn Windsor
Đi thêm chút nữa, đoàn du lịch đến nhà thờ Thánh Patrick, là một nhà thờ cổ từ thế kỹ 19, trong một khuôn viện đất khá rộng rãi và có nhiều hoa văn đep, cộng với vài chú chim câu đang tìm thức ăn trên bãi cỏ, tăng thêm vẽ thơ mộng, tiếc là đang có khóa lễ nên kẻ Lương người Giáo chỉ lủi thủi tạo dáng chụp ảnh bên ngoài.
Tượng Thánh Patrick
Vài góc đẹp tại Nhà thờ Thánh Patrick
Chuyến đi bắt đầu đổi sang hướng mới: Đi tham quan khu vườn bách thảo Fitzroy. Tại đây, mục tiêu khám phá đầu tiên lại là căn nhà của thuyền trưởng Jame Cook, được xem là người đầu tiên tạo dựng nên nước Úc. Ngôi nhà nhỏ đơn sơ, được mang nguyên vẹn từng viên gạch, từng tấm ngói từ mẫu quốc, đặt trong vườn Bách thảo, rất cô đơn nhưng kiêu hãnh giửa rừng già. Những vật dụng của Jame Cook được giử nguyên vẹn dù đã nhuộm thắm màu thời gian.
Ngôi nhà của Jame Cook
Trong vườn Bách thảo Fitzroy
Cắt ngang phút bâng khuâng mơ màng với hình ảnh mình trở thành một vị anh hùng dân tộc, một Jame Cook của VN, HDV đưa chúng tôi về thực tế phũ phàng bằng lời giới thiệu vườn hoa bốn mùa, lúc nào cũng nở hoa với nhiều loại kỳ hoa dị thảo, có những loài hoa chưa bao giờ thấy. Tuy diện tích nhỏ nhưng với bố cục khéo léo, hoa nở khắp nơi, khách tham quan cảm thấy tăng phần hưng phấn, loanh quanh tạo dáng chụp hình, quay phim trong khuôn viên khoảng 500m2 không muốn rời đi, chỉ tội cho chú em HDV dài cổ chờ với cái bụng đói meo.
Vườn hoa trong nhà kiếng
Ngày đầu tiên trên đất Úc kết thúc bằng một buổi cơm tối thịnh soạn tai nhà hàng Thái, với món ăn đặc trưng (sau này mới nhận ra bửa cơm nào cũ ng có) là trứng vịt chiên, công thêm vài món Thái, chua cay mặn ngọt đều có đủ. Ăn xong nhìn quanh quất, thấy nhà hàng có bức tranh nghệ thuật chỉ có hình ba chiếc lá đa, nhìn mà muốn hỏi sao không thấy củ đa, nhưng sợ cả đoàn bị vạ lây nên đành im thin thít.
Comment