Announcement

Collapse
No announcement yet.

Ký sự Nhật Bản

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Tinh thần Nhật Bản



    Sống ở Mỹ mấy chục năm, nay mới có dịp tới xứ khác trên thế giới mà Nhật Bản là nước đầu tiên. Chuyến đi ngắn ngủi nên những gì nghe, thấy và cảm nhận nêu ra trong bài viết, T giữ sự khách quan: không nghĩ mình là người VN nên cái gì cuả mình mới hay đẹp còn cuả xứ khác thì không bằng, hay vì sống ở Mỹ nên thiên vị cho nước bao dung mình. Và vì có hai tuần nên chỉ thấy phần nổi bên ngoài mà T cho đó là những điểm son cuả người Nhật, thật tình T chưa tìm được điều xấu ở họ qua thời gian tiếp xúc ngắn ngủi. Có chăng là sự nễ phục. Chỉ 20 năm sau Thế chiến thứ Hai, có nước nào trên thế giới từ đống tro tàn đứng lên hàng cường quốc. Nhật Bản là một dân tộc có trình độ dân trí cao và ý thức người dân đáng để những dân tộc khác học hỏi. T ghi lại đây vài điều:

    - Sự sạch sẽ nơi công cộng: phố xá ở Mỹ cũng rất sạch nhưng không bằng Nhật. Mỗi người gìn giữ sự sạch sẽ quanh mình là chính, chứ không phải kiểu cuả chung không ai gìn giữ.

    - Ngăn nắp: hàng hoá cuả họ trên kệ ngay hàng thẳng lối. Người Nhật xài đâu cất lại đó, dép để trước phòng tắm chung cho khách xài, xài xong bao giờ khách cũng xoay dép lại cho người sau khỏi phải xoay lưng lại khi mang dép.

    -Trật tự: Ở trạm subway, xe bus, toilet, chợ, quán ăn ....xếp hàng trât tự, không chen lấn - điều này đều có ở Mỹ và Nhât.

    - Chào hỏi: NB và Mỹ đều có sự chào hỏi lẫn nhau dù với người không quen, người Nhật chào nghiêm chỉnh hơn, cung kính hơn nhưng có sự xa cách, còn người Mỹ chào với sự thân thiện và cởi mở.

    - Tử tế: cả hai dân tộc đều đối xử tử tế hết mình với người cần sự giúp đở. Có điều T thấy người Nhật ít khi nhường ghế trên subway cho người già hay phụ nữ như người Mỹ. T luôn được sự giúp đở tận tình cuả người Nhật trong thời gian du lịch, nhất là nơi thôn xóm.

    - Tỉ mỉ trong công việc: sản phẩm, hàng hoá cuả Nhật xưa nay nổi tiếng đẹp, bền. Qua chuyến du lịch T thấy dù là những món hàng đơn giản như lát bánh ngọt, bộ kỷ trà, hộp thứ ăn ‘to go’ (bento box), món hàng 500 Yen hay 3000 Yen đều có được trình bày kỹ lưỡng như nhau. Ngay cả việc gói hàng cho khách, họ gói kỹ, đẹp, nhanh nhẹn nhưng không ẩu tả dù đang đông khách.

    - Sự phục vụ khách hàng: nhân viên nhã nhặn, vui vẻ, ăn mặc tươm tất và thường thấy họ mặc đồng phục, ở Mỹ xuề xòa hơn. Khi đông khách, manager ra làm tiếp không để khách chờ lâu. Và họ có nhiều người ‘service’ lắm.

    - Phong cách làm việc: họ có vẻ ‘take pride’ với công việc cuả họ, và làm rất tận tình dù đó là nhân viên cuả tiệm ăn, cuả subway, xe bus….hay là cưả tiệm cuả gia đình. Phần đông, người trẻ làm văn phòng, T thấy họ mặc suit, xách cặp táp, dáng đi hối hã trên đường phố hay các trạm xe điện. Người già chạy taxi, bán quán ăn nhỏ (có lẽ cuả gia đình). Nơi chùa chiền T thấy họ quét lá (chỉ thấy lúc sáng sớm). Họ làm việc có vẻ tận tụy, ít để ý đến xung quanh và ít khi thấy nói chuyện với nhau.

    - An ninh nơi công cộng: T không cảm thấy bất an ở chổ lạ hay nơi vắng vẻ, có lẽ nhờ sự sạch sẽ, trật tự chung quanh.

    - Sự thật thà: Người Nhật nhận và thối tiền chậm rải, đàng hoàng, nên T không lo họ ăn gian mình, họ kiên nhẫn chờ T đếm tiền. Hàng bán theo giá biểu ghi sẵn, không nói thách, không trả giá lôi thôi. Giá cả không chênh lệch nhiều ở những nơi khác nhau, không lợi dụng chổ trên núi hay xa phố, hay ở phi trường mà chèn ép khách, bán mắc hơn. T không biết Nhật có cho trả hàng lại dễ dàng như bên Mỹ không, nhưng nghĩ người Nhật mua đủ xài nên chắc ít có việc trả hàng vì họ đi chợ xách một hai túi nhỏ chứ không đầy cả xe như bên Mỹ.

    - Không tham lam: không nhặt cuả rơi, T thấy có người bỏ quên backpack trên rack ở xe điện, không ai buồn đụng tới, chắc cuối ngày nhân viên sẽ cất chờ chủ nhân tới kiếm. Ngày mưa, khách sạn để dù trước cưả, khách cần cứ lấy xài, xài xong trả lại chổ cũ. Khách để giày trước cưả vào lễ chuà, khi ra giày vẫn còn đó. Đồ vật ở đây không có cánh nên không bay.

    - Tân tiến trong chừng mực: Người Nhật học hỏi từ nước ngoài để canh tân xứ sở nhưng họ không áp dụng một cách cứng nhắc những điều học được mà sưả đổi để phù hợp với đời sống cuả dân họ. Nhật sản xuất xe hơi, xe gắn máy rất nhiều nhưng toàn bán cho thiên hạ. Thay vào đó, họ chế xe điện, 'bullet train' rất tiện lợi, an toàn, nhanh chóng, không chạy bằng giờ dây thun, giá phải chăng, không ô nhiễm môi trường, không lệ thuộc nhiên liệu và tạo điều kiện dễ dàng cho dân xử dụng phương tiện vận chuyển thực tiễn này. Tuy là nước có nền kỹ nghệ tân tiến và máy móc làm thay cho con người nhiều việc, nhưng bao giờ cũng có người phục dịch gần đó để giải quyết cho khách khi cần chứ không phải đặt máy tự động rồi để thiên hạ tự biên tự diễn muốn khùng.

    Những điều tưởng chừng như đơn giản này, nếu ai cũng làm được, thì thật ích lợi cho chính bản thân, cho người xung quanh, trong công việc làm, tương quan ngoài xã hội, dân chúng nơi xứ đó sẽ có một đời sống thanh bình thịnh vượng.
    ~ 0 ~


    T gắn vài tấm hình linh tinh cho bài viết toàn chữ hôm nay.

    ......

    Trẻ con chờ xe bus (công cộng)..............Học trò đi 'field trip' (cảnh ở Kyoto station)


    Uniforms - Đồng phục


    Học trò ở Nhật không có xe trường đưa đón như ở Mỹ. Đi học bằng xe bus hay xe điện với giá 'discount'. T thấy học trò đi 'field trip' rất nhiều. Học sinh tiểu học đi 'field trip' với thầy cô giáo và đội kết cùng màu. Học trò lớn hơn, đi từng nhóm nhỏ cở mười mấy trò, mặc đồng phục như đi học.



    Nhân viên chào khách (cảnh ở Kyoto station)





    Thêm một cảnh còng lưng quét lá.


    Chị Hiền thấy cảnh này chắc mỏi lưng lắm. Còn anh H. lấy làm lạ là chỉ thấy người quét lá chứ không thấy người quét rác mà không thấy rác.



    Hộp Bento này giá 580 Yen, bưả ăn tối cuả T. Tuy hộp có ngăn nhỏ riêng biệt nhưng họ để thêm mấy miếng plastic mỏng (giống như cupcake paper) dưới mỗi món ăn. T mua ở chợ trong station, họ hâm luôn, có sẵn muỗng đuả, về tới khách sạn thức ăn vẫn còn nóng.

    ......


    T mua lát bánh này ở chợ trong station. Lát bánh hơi nhỏ so với cái hộp nên họ chèn hai miếng carton giữ bánh không bị chạy. Một bên carton bỏ hai miếng 'ice sheet' (loại đá giữ lạnh không tan), một bên carton có cái muỗng nhỏ và khăn ướt lau tay trong bọc. Đậy hộp, dán băng keo, cho vào bịt nylon, dán băng keo, bảo đảm xách kiểu gì cái bánh không bị say sướt.




    Diã bánh mì và salad điểm tâm này giá 550 Yen, ăn trong nhà hàng rất lịch sự, có người phục dịch, nước trà và nước lạnh không tính tiền, người Nhật không nhận 'tip'.




    Diã bánh này cuả anh H 1000 Yen, ăn trong resort ở gần núi Phú Sĩ. Trưa đó T còn no nên chỉ có anh H và N ăn trong nhà hàng. T mua bánh croissant ở quầy trước cưả, hỏi cô bán hàng: 'Ăn bánh ở lobby được không? Cô bảo: 'Vô nhà hàng ăn.' T vô nói với bồi, tôi không order thức ăn vì có bánh rồi nhưng có người nhà ngồi trong kia. Anh ta dẫn T vô bàn, đi lấy cho khăn, diã, ly, rót nước mời uống. Không tính thêm tiền.

    .......

    Phòng ngủ kiểu Nhật ........................Phòng ngâm nước nóng


    Phòng ngủ kiểu Nhật - ngủ chiếu, không có giường, phòng rất đơn giản, chỉ cái bàn thấp và ghế cũng thấp. Chiếu tatami dệt rất mịn và sạch sẽ. Chiếu đóng chặt vào sàn nhà, đi rất êm chân. Khách đi vớ trên chiếu, khách sạn có dép cho khách mang khi vào 'toilet'.

    Khách sạn kiểu Nhật có phòng tắm nước nóng. Tuy trong phòng có nhà tắm riêng, nhưng T đi tắm kiểu này cho biết vì ở gần bên phòng T ở. Lần đầu tiên tắm nước nóng kiểu này vì nó không giống như những nơi T ngâm mình trước đây, một trải nghiệm rất lý thú. Họ có khu cho mình tắm thật sạch trước khi vào ngâm trong hồ. Nước rất sạch và nóng vưà đủ. Có hồ riêng cho đàn ông, đàn bà.
    .....

    Futon để ngủ, trên có 3 'yukata'....................Chăn, mền để trong 'closet'


    Họ có 'closet' để tấm trải, chăn, gối. Mỗi ngày mình tự đem ra để ngủ và cất vô tủ vào sau khi thức dậy. T rất thích mặc 'yukata' (một loại casual kimono) vì vải áo mịn, mát và sạch sẽ. Họ thay 'yukata' và làm phòng mỗi ngày.
    Last edited by TrucLam; 05-05-2020, 03:55 PM.

    Comment


    • #32
      Trúc và các bạn mến,

      Nói đến nước Nhật là người ta nói đến một dân tộc đứng đầu châu Á. Vì thế, từ trước đến giờ chưa có một ký sự du lịch nào của các bạn mà H thích thú đọc, theo dõi và có nhiều câu hỏi như khi đọc và xem hình ký sự Nhật bản của Trúc đó, vì H nghĩ muốn biết thì hãy hỏi, chứ không phải chỉ dựa cột mà nghe thôi.

      Nếu Nhật là một nước chậm tiến lạc hậu nghèo nàn thì H chẳng quan tâm đến tấm hình lom khom quét lá đâu.

      Khi anh Toản nhắc H rằng bà đó là người đang sống tại Nhật chứ không phải là bà Hiền đâu đấy, thì H lại nghĩ ngay đến người Nhật sống dai. Chắc các cụ quét lá này đều đã sống đến giai đoạn còng lưng rồi, còng rồi thì quét lá bằng chổi ngắn là phải rồi, một công hai ba chuyện: vừa thể dục vừa giữ cho sân sạch, vừa thấy người qua lại để thấy đời vẫn tươi. Với sự tưởng tượng trong đầu như thế thì Nhật quả là văn minh, đã nghĩ ra một phương thức thể dục cho người bị còng lưng, đúng là một quốc gia hoàn hảo 100%.

      Trúc lại mới cho xem thêm một cảnh khom lưng quét lá nữa của một phụ nữ trẻ, thì H thấy nó không phải là môn thể dục cho người còng lưng đâu như óc tưởng tượng trước đó của H. Ngay lập tức H thấy mức hoàn hảo của Nhật tụt xuống ngay, chỉ còn 80% thôi à, vì lý do an toàn lao động cho cái lưng.

      Trúc hỏi chị Hiền thấy cảnh này chắc mỏi lưng lắm? Chị Hiền trả lời Trúc nghe nè: Những hình khom lưng quét lá đó đâu có làm cho ai mỏi lưng đâu Trúc, chỉ khom lưng mới làm cho mình và người Nhật mỏi lưng thôi Trúc à, nếu không tin Trúc cứ khom lưng quét rác bằng cái chổi ngắn như mấy bà trong hình thử đi nhé.

      Cũng muốn nhắc thêm một chút, mỏi lưng mới là warning sign thôi,chứ không phải chỉ có thế rồi chấm hết đâu

      Thân ái

      Hiền


      Comment


      • #33
        Meiji Shrine

        Đền thờ Minh Trị Thiên Hoàng


        Theo sử sách, phần lớn các nước Đông Nam Á ngày xưa theo chế độ quân chủ như Tàu, Việt Nam, Triều Tiên…. thay vua như thay áo, chia nước như chẻ tre. Vua này lên ngôi chưa được bao lâu thì đời khác soán ngôi, cứ vậy mà xứ sở tang thương suốt mấy ngàn năm.

        Mà mỗi lần thay vua đổi chuá như thế thì dân cũng gian nan, nhẹ thì bị trù dập cất đầu không lên, có khi tù mọt gông, nặng thì không còn chổ đội nón, tru di tam tộc, cứ thế mà hận thù ngút ngàn đời đời kiếp kiếp. Đền đài, thành quách đời trước dựng lên, đám sau phá bỏ, có lẽ vì không muốn người đời thấy di tích cũ mà nhớ tới người xưa. Sách vở cũng xoá bỏ hoặc sưả đổi cho hợp thời đại mới. Bởi vậy cụ Nguyễn mới than:

        'Trải qua một cuộc bể dâu,

        Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.'


        Nhật Bản thì khác một chút. Họ cũng có lịch sử dài mấy ngàn năm, cũng bị ảnh hưởng cuả những nước lớn mạnh hơn tìm cách đô hộ họ. Nhưng dân Nhật không để bị đồng hoá, họ là một giống dân rất thuần chủng, ngay cả tới bây giờ. Đứng đầu nước là Nhật Hoàng, ngài ban chức tước cho các lãnh chúa, bổ nhiệm các tướng quân, nhưng không nhúng tay vào việc trị nước giữ nước. Nhật Hoàng chỉ là người hướng dẫn về tinh thần.

        Các tướng quân khi nắm quyền hành trong tay, vì tranh giành tư lợi nên cũng chém giết nhau dã man và dân tình lâm cảnh điêu linh. Có điều là lãnh chúa mạnh tới đâu họ cũng không tìm cách soán ngôi vua. Bởi vậy, lịch sử Nhật Bản qua mấy ngàn năm chỉ có một dòng vua, truyền từ đời cha sang đời con, cháu, chắt….. cho tới ngày nay, mấy trăm đời.

        Nhờ vậy mà những đền đài, di tích cổ xưa, có dính liếu gì tới Nhật Hoàng đều còn tồn tại tới ngày nay. Nếu có bị hư hại chăng là do thiên tai, thời gian hay chiến tranh chứ không phải do người đời chủ tâm tàn phá. Và họ cố gắng gìn giữ những gì cuả cha ông để lại cho đời sau, nếu cần phải trùng tu, họ làm y chang như người xưa đã làm, và hạn chế tối đa việc dùng đến kỹ thuật tân tiến có thể làm lệch lạc nét lịch sử ngày trước.

        Tới giưả thế kỷ 19, các nước Âu châu, Mỹ châu với kỹ thuật chế tạo vũ khí tiến xa rất nhiều so với các nước Á châu, trong đó có Nhật Bản, bành trướng sang châu Á, tìm lục điạ mới. Quân đội Âu Mỹ tới đâu, các lãnh chuá, tướng quân không cách chi chống trả được, Nhật Bản xưa nay bế quan tỏa cảng, giờ phải mở cưả cho các cường quốc Âu Mỹ vào buôn bán và bị chèn ép đủ điều.



        Thiên Hoàng Minh Trị lúc đó mới lên ngôi và chỉ là một thiếu niên non nớt, nhưng ông sớm nhận ra phải gom đất nước về một mối (đưa đến sự cáo chung cuả thời đại shogun, samurai....) Ngài kêu gọi các lãnh chúa, tướng quân, đoàn kết lại để xây dựng đất nước, khuyến khích dân chúng học hỏi văn minh, kỹ thuật cuả xứ người, nhưng vẫn bảo tồn phong tục tập quán cuả cha ông. Nhờ vậy mà chỉ trong thời gian ngắn, Minh Trị Thiên Hoàng đã đưa Nhật Bản lên hàng cường quốc ở Á châu.




        Cổng Torii ở Meiji Shrine


        Ông mất năm 1912, và người Nhật tôn sùng ông cho tới bây giờ. Đền thờ ‘Meiji Shrine’ được dựng lên mấy năm sau đó để ghi nhớ công lao canh tân xứ sở cuả thiên hoàng. Trong Thế chiến thứ Hai, Meiji Shrine bị dội bom và được xây lại sau khi chiến tranh kết thúc.




        Đường vào Meiji Shrine





        Meiji Shrine


        Ngày nay, Meiji Shrine nằm giưã lòng thủ đô Tokyo, trong một khu rừng nhỏ, cây cao bóng mát, không gian nơi đây yên ắng. Từ trạm ‘subway’ đi bộ khoảng 10 phút là thấy cổng gỗ ‘torii’, con đường trải đầy sỏi nhỏ, cây xanh hai bên lối đi chạy dài vô tới đền. Ở giưã là khoảng sân rộng, chung quanh là đền để khách cầu nguyện. Đền xây rất đơn sơ mộc mạc chứ không có chút gì xa hoa cầu kỳ cuả một vì vua.






        .....

        Meiji Shrine


        Khách đến khá đông, nhưng không thấy cảnh bát nháo. Ở một góc sân, có cây đại thụ, dưới tàng cây, người ta đặt những giá gỗ để khách viết lời cầu xin vào miếng gỗ nhỏ treo lên đó.



        T thấy có nhiều thứ tiếng, Nhật, Pháp, Anh, Việt, Tàu, và nhiều ngôn ngữ lạ lẵm…. T chỉ đọc được tiếng Việt và tiếng Anh trên những tấm gỗ này: Cầu cho gia đạo may mắn, cho đưá cháu sắp chào đời được vạn sự an lành, Cầu cho hoà bình thế giới, Cầu cho người thân chóng lành bệnh, Cầu người chinh chiến phương xa sớm trở về đoàn tụ….mong sao khách được toại nguyện.

        Shinjuku Gyoen (Công viên Shinjuku)


        Cách Meiji Shrine không xa là Shinjuku Gyoen (công viên Shinjuku). Đây là công viên lớn nhất ở Tokyo, ngày xưa là ‘Botanic Gardens’ cuả hoàng gia, nhưng sau này mở cưả cho dân chúng vào ngắm cảnh. Khu vườn nằm giưã thủ đô Đông Kinh đông đúc, tương tự như Central Park cuả thành phố Nữu Ước.




        Vườn Nhật


        ......





        Vườn Nhật


        Shinjuku Gyoen bị hư hại nặng nề trong Thế chiến thứ Hai do bom cuả đồng minh rắc như rải thảm xuống Tokyo và được xây dựng lại sau chiến tranh, muà Xuân có hoa Anh Đào và muà Thu lá đổi màu rất đẹp.




        Vườn Anh


        Công viên này có ba khu với khung cảnh khác nhau: vườn Nhật, vườn Anh và vườn Pháp. Mỗi khu có vẻ đẹp đặc thù cuả nó. Vườn Nhật còn xanh um, Tokyo phải đầu tháng 12 lá mới đổi màu. Vườn Anh là một sân cỏ rộng mênh mông và đã hơi nhuốm màu vàng, cỏ nơi đây nhuyễn nhừ, sợi mảnh như dây tơ hồng nên đi trên cỏ êm lắm. Vườn Pháp có hai dãy cây gì không biết tên đã nhuộm vàng lối nhỏ.

        .....

        Vườn Pháp

        Last edited by TrucLam; 05-05-2020, 04:02 PM.

        Comment


        • #34
          Đông Kinh



          Thủ đô Đông Kinh lúc nào cũng đầy người, nhất là tại các trạm xe điện. Hôm nay nhà T đến Ueno Park để đi ‘tour’. Tour này nói tiếng Anh, do người ta ‘volunteer’, dẫn du khách đi lòng vòng Ueno Park, khoảng 1.5 tiếng, giải thích những điạ danh, những đặc điểm cuả vùng này. Park này cũng khá lớn và là điạ điểm nổi tiếng vào mùa Xuân vì có nhiều hoa Anh Đào nơi đây. Các viện bảo tàng lớn cuả Tokyo cũng tập trung ở vùng này.


          Từ Ueno tới Asakusa chỉ cách nhau vài trạm xe điện. Asakusa có chùa Senso-ji cả ngàn năm và chùa khá lớn. Trên con đường dẫn vào chùa có nhiều hàng quán. T thấy có tiệm bán ‘kimono’ nhiều pattern rất đẹp giá rẻ.


          Kimono




          Hàng quán hai bên đường vào Senso-ji




          Đường vào Senso-ji từ visitor center



          ..........

          Senso-ji.....................................Skytree



          Shibuya nổi tiếng có có nhiều shopping nhưng T thấy hợp với giới trẻ hơn.



          Famous Shibuya crossing





          Phố xá ở Shibuya



          Trạm xe điện Shinjuku lớn lắm, hơn 3 triệu người đi qua Shinjuku station mỗi ngày. ‘West exit’ dẫn tới khu hành chính có Tokyo Metropolitan Government Building, có hai toà nhà cao North và South, cả hai có ‘observation deck’ ở lầu 45 (free) nhìn xuống thành phố Tokyo. Ngày trời trong có thể thấy tận núi Phú Sĩ.



          .........

          Tokyo Metropolitan Government Building...............Thế vận hội 2020 sẽ tổ chức ở Tokyo


          ‘East exit’ dẫn đến khu shopping sinh động về đêm. Buổi tối, lúc lang thang bên East Shinjuku, tình cờ thấy tiệm ‘Bánh xèo Sài Gòn’, bưả đó được ăn bánh xèo dòn rụm, ngon hết biết.


          ........


          T ghi lại đây những websites T dùng để lấy infor cho chuyến đi:

          http://www.japan-guide.com/ (info of any city in Japan)

          Find local businesses, view maps and get driving directions in Google Maps.


          http://www.hyperdia.com/en/ (info, schedules, ticket cost for train, bullet train….)

          http://www.limousinebus.co.jp/en/ (info Tokyo airport bus to hotels)

          http://travel.state.gov/content/travel/en.html (documents when travel oversea)

          The Magic of Japanese Masterpieces, NHK, Japan Broadcasting Corporation, Public Broadcaster, NHKWORLD, NHK WORLD, NHK WORLD PREMIUM, NHK WORLD TV, RADIO JAPAN, Japan


          Trước và sau khi đi Nhật, T xem lại những cuốn phim T thích về Nhật Bản:

          Memoirs of a Geisha

          (trong phim có cảnh Đền Ngàn Cổng và Kyoto)

          Shogun ( phim quay ở Nhật dài 5 tập. Coi phim này thấy phụ nữ Nhật rất diụ dàng, đầy sự phục tùng, nhưng cứng rắn và coi cái chết nhẹ như tơ.)

          The Last Samurai (phim về sự cáo chung cuả Shogun, Samurai và buổi ban đầu cuả thời đại Minh Trị Thiên Hoàng.)

          Tora! Tora! Tora! (phim về trận Trân Châu Cảng)

          Emperor (phim dưạ trên 'real events', vì sao Nhật hoàng không bị đưa ra toà án chiến tranh và Nhật Bản sau khi đầu hàng đồng minh)

          The Flowers of War (phim về cuộc thảm sát Nam Kinh)

          Japanland (Nhật Bản ngày nay - documentary - rất hay)

          Có dịp bạn mượn những phim này ở thư viện, nó gìúp T biết thêm về Nhật Bản thời trước.

          Phim về Japan từ youtube: Japanology, Japanology Plus, Tokyo Eye - Phim tài liệu về Nhật Bản hiện nay

          The Art of Japanese Life - Nature BBC 2017

          The Art of Japanese Life - Cities - BBC 2017

          The Art of Japanese Life - Home - BBC 2017

          Favorite city: Kyoto

          Favorite food: Takoyaki (squid ball – 6 for 550 Yen), Yakitori (grill meat – 150 Yen/ skew), matcha icecream (250 – 300 Yen), Tangerine (8 for 500 Yen), Meiji yogurt (100 Yen), matcha tofu (ở tiệm mì Ichiran – Shibuya)

          Affordable meals: Bento box, ramen, Takoyaki, dumpling, Yakitori

          Favorite things: suica card, fancy toilets, bullet train, tatami mat, yukata, sự sạch sẽ, an ninh, service.



          Takoyaki





          ........

          Takoyaki (Mực viên).......................Matcha Icecream



          Sau thế chiến thứ Hai, Nhật Bản đã trả giá rất đắt cho sự gây hấn chiến tranh, xâm lấn các nước lân cận. Xứ sở tan hoang vì bom đạn cuả đồng minh, thảm họa của hai trái bom nguyên tử ảnh hưởng đến nhiều năm sau này. Nhưng hận thù không phải là quốc sách cuả họ. Nhật Bản là một dân tộc cầu tiến, tinh thần kỹ luật cao, cần cù trong công việc..... Họ dùng những ưu điểm này để kiến thiết đất nước, và đó là con đường đã đem đến cho dân Nhật một đời sống thanh bình no ấm.

          Trẻ con trông khỏe mạnh, vui vẻ, mặc đồng phục sạch sẽ đến trường, hay được thầy cô dẫn đi ‘field trip’. T có cơ hội nói chuyện với cô giáo dẫn học trò đi ‘field trip’ từ Kyoto tới Peace Memorial trên xe điện đi Himeji. Cô hỏi chuyện T ( có lẽ vì lúc lên xe điện anh H ra hiệu nhường học trò lên trước) nên mình cũng có cơ hội hỏi chuyện lại cô. Người trẻ đi làm coi bộ hối hả. Phụ nữ dắt con nhỏ đi chợ hay có người đeo đưá nhỏ trước ngực, chạy xe đạp coi thật dễ dàng giưã phố xá đông người. Ở chợ cá Tsukiji, nhiều bà lão lưng đã khòm, quậy nồi nước lèo tổ chảng. Mấy ông già, da dẻ xếp ly dày cui, chạy Honda cà tàng giao hàng, giống y cái Honda T thấy hồi thập niên 70, hai cái dè cũ mèm muốn sút ra, anh H nói xe làm ăn mà, đâu cần xe xịn. Họ chạy trên đường mà xe đạp, xe Honda gì cũng không đội nón an toàn. T không thấy nhiều người ngồi xe lăn, không thấy tiệm thuốc tây ở mỗi góc đường như ở Mỹ.







          Khi đến Nhật, T mở lòng đón nhận cái hay cái đẹp cuả xứ họ. Cảm nhận về nước Nhật, người Nhật, T giữ sự khách quan, không qua con mắt cuả một người sống ở Mỹ nhiều năm, cũng không qua cái gốc gác là người Việt Nam. T đã thấy Nhật Bản ngày xưa qua phim ảnh, sách vở, T may mắn thấy Nhật Bản ngày nay với những thành tựu cuả họ.



          .........

          Ngày về



          Trên đời này không có gì là toàn bích, nếu nói đến hoàn hảo là nói một cách tương đối mà thôi. Khi mình đi chơi ở chổ nào, nói về chổ nào, thì như là người mù sờ voi. Chị Yến Thu, hay anh Toản, hay T sau khi đi Nhật, mỗi người có cảm nhận riêng cuả mình, có trải nghiệm khác nhau. T rất vui là đã có cơ may đến mảnh đất lưu lại lòng mình nhiều kỷ niệm đẹp. Những bài viết các anh chị đọc qua là những xẽ chia cuả T về thời gian ngắn ngủi đó. T cám ơn anh NTT đã nhường cho T viết về ký sự NB trước. T mong được đọc những cảm nhận cuả anh về chuyến du lịch NB cuả gia đình anh, vì T luôn thích thú với những bài du ký cuả anh từ nào tới giờ, đầy những nhận xét tinh tế và lối viết rất hài hoà.

          Cám ơn bạn đọc đã ghé qua Ký Sự Nhật Bản. Trong bài nếu có phần nào không được rõ ràng, hay những infor không đúng, thiếu sót, xin ghi lại đây để T sưả cho được hoàn chỉnh hơn.



          ~ 0 ~
          Last edited by TrucLam; 08-04-2021, 06:32 AM.

          Comment


          • #35


            Mỗi lần ghé mắt vào bài Ký sự Nhật Bản của Trúc Lâm lại chỉ muốn nói thêm một lời cám ơn. Cám ơn tác giả đã dành bớt một phần thời gian quí báu trong lúc du lịch để thu thập tư liệu cũng như hình ảnh cho một bài viết quá hay và công phu. Rất mong có người Nhật nào đó đọc được bài này để thấy tự hào thêm về lòng hiếu khách và dáng vẻ xinh đẹp của dân tộc và quê hương mình.

            Đến đây, chợt nhớ đến truyền thuyết của dân tộc Nhật Bản. Phải chăng họ chính là hậu duệ của những người Trung Hoa, năm nào đã bị Tần Thủy Hoàng buộc phải vượt biển về phía mặt trời mọc để tìm thuốc trường sinh?

            Cũng thật khó cho Toản sẽ phải viết sau Trúc về cùng một đề tài. Tuy nhiên khả năng và lối viết độc đáo của Toản cũng đã chinh phục được rất nhiều bạn đọc của trang web nhà, mong sớm được xem những bài viết này.
            Last edited by TrucLam; 05-05-2020, 04:07 PM.

            Comment


            • #36
              :huh:Trúc ơi! Tiệm bánh xèo là của người Nhật làm chủ hay Việt Nam vậy Trúc? Nhìn bánh xèo là biết bánh xốp hay không...!

              Comment


              • #37
                Cám ơn mỹ ý cuả anh Hùng. Rất vui khi biết anh ‘enjoy’ bài viết. Anh cho tác giả nhiều ‘credit’ quá. Thật tình mà nói, khi đi chơi ở Mỹ hay ở Nhật hay bất kỳ nơi nào khác, T không dành riêng thời gian để lo về bài viết cho diễn đàn. Chuyện bài vở cho diễn đàn thì chừng nào về mới tính. Phải ngồi trước cái ‘laptop’, gõ xuống vài chử, thì ý mới tuôn ra, rồi thêm cái này, bỏ cái kia, vài tiếng sau thì thành một bài ngăn ngắn. Trong thời gian du lịch, ngày nào cũng sáng đi tối về. Lúc đi thì bận ngắm cảnh, tối về thì mệt đừ, chỉ có lăn ra ngủ mà thôi.

                Chuyến du lịch nào cuả T không phải chỉ có một hai tuần đâu. Nó bắt đầu từ khi manh nha ý định đi đâu trong đầu, trước cả khi ‘book’ vé máy bay, và nó chưa kết thúc, có điều nó không xảy ra liên tục, on/off - tùy hứng.

                Tài liệu để viết bài thì đầy ắp, muốn viết về chổ nào thì nhớ lại sự việc ngày đó, mình đã thấy gì, nghe gì, đọc gì thì bây giờ ghi lại, chử nghiã xong thì thêm vài tấm hình minh hoạ, vô youtube lấy những video nào đã coi qua và thấy có thể làm sáng tỏ thêm cho bài viết thì ‘link’ vào.

                Có điều trong chuyến đi Nhật, vì muốn hiểu về một xứ sở, một dân tộc, chứ không thuần là chỉ đi chơi cho biết, nên 'research' thêm. Nhà T thích xem phim và đọc sách nên cứ tới thư viện mà mượn về, vưà giải trí vừa biết được chút nào hay chút nấy. Cũng may là T hay coi tin tức Á châu từ đài NHK cuả Nhật, 6pm trên băng tần PBS (giờ Austin). Họ làm nhiều chương trình về văn hoá phong tục cuả Nhật hay và giá trị, (Japanology, Tokyo Eye) rất cảm ơn những chương trình bổ ích cuả NHK post trên youtube.

                Thân mến,

                Trúc

                Originally posted by 'HongNhung'

                :huh:Trúc ơi! Tiệm bánh xèo là của người Nhật làm chủ hay Việt Nam vậy Trúc? Nhìn bánh xèo là biết bánh xốp hay không...!
                PS: sắp post reply thì thấy comment cuả chị HN nên T trả lời luôn. Lúc bước vào tiệm thì có cô VN mặc áo dài nhung đỏ ra đón, T có hỏi cô: Ở đây cũng có người Việt mở tiệm hả em? Dạ không, chủ là người Nhật, họ mướn mình làm cho họ. Trong tiệm thấy có cô bồi bàn và hai người nưã lớn tuổi hơn đứng bếp là người VN. T order bánh xèo, rất ngon, hương vị VN. Anh H ăn 'bánh xèo cuốn', không ngon bằng bánh xèo thường vì họ cuốn trong bánh tráng nên hết dòn, Nam ăn bún bò Huế - em có thử nước lèo, đậm đà và vưà ăn. Tụi em cũng thử sinh tố chanh và chè ba màu, món nào cũng vưà miệng cả. Lúc ăn thấy bàn kế bên (người Nhật) order 4 cuốn chả giò, da bánh rộp lên thấy phát thèm mà no quá nên đành cho qua. Mỗi phần ăn chưa tới $10 - không đắt lắm dù nằm trong khu thị tứ Shinjuku.

                Lục lại receipt: toàn tiếng Nhật nên không biết món nào giá bao nhiêu: 1000Y, 839Y, 907Y.


                ......

                Bánh xèo cuốn................................Bún bò Huế
                Last edited by TrucLam; 05-05-2020, 04:08 PM.

                Comment


                • #38
                  Trúc và các bạn đọc thân mến

                  Mổi khi đọc những bài du lịch của Trúc , tôi thường vào Google map để đi theo những bước chân phiêu lãng của bạn hữu . Kỳ nầy có lẽ chí mén gặp nhau ! Chúng tôi tình cờ có mặt ở Japan cùng thời gian với Trúc nên đọc Ký sự Nhật Bản thích thú hơn nhiều , ví như người coi đá banh hạng worldcup lại có thầy bàn (commentator) ngồi kế bên, phân tích trận địa rất chính xác !

                  Chính xác nhất có lẽ nằm ở đoạn kết : " Trên đời này không có gì là toàn bích, nếu nói đến hoàn hảo là nói một cách tương đối mà thôi. Khi mình đi chơi ở chổ nào, nói về chổ nào, thì như là người mù sờ voi ... "

                  Vì vậy chúng ta nên chủ trương ai đã đi Nhật ( số nầy không ít) , sờ được chổ nào tả đúng chổ đó thì coi như chúng ta cùng với Trúc đã khiêng được con voi nầy ra ánh sáng ! Về phần mình , hình như lần này chúng tôi lại sờ đúng chổ nhạy cảm của voi nên xin quý bạn đọc cho thêm một vài ngày nữa để suy nghĩ .

                  Trong lúc chờ đợi thân chúc mọi người vui tươi trong không khí sắm sửa , chào đón những ngày Christmas và new year đang tiến dần trước ngõ

                  Sau cùng có lẽ là niềm vui dành cho folder của Trúc trên diễn đàn . Thực tế, không dễ gì có được một loat bài Ký sự Nhật Bản như ý , hấp dẩn và giá trị như vậy !

                  Thân ái

                  NTT

                  Comment


                  • #39
                    Originally posted by 'ThienToan'

                    ......Về phần mình , hình như lần này chúng tôi lại sờ đúng chổ nhạy cảm của voi nên xin quý bạn đọc cho thêm một vài ngày nữa để suy nghĩ ....


                    Hi anh Toản,

                    Anh Toản gặp phần nhạy cảm cuả con voi à? Cái này coi bộ hấp dẫn à nha. Cứ suy nghĩ nhưng xin đừng để cổ bạn đọc dài như cổ cò.

                    Anh Toản đi bao lâu? Có ghé Kyoto và Tokyo không? Có đi như chạy giặc như T không? Nhờ chị YT ghi trong bài mới biết anh Toản đi Nhật đó chớ. Tưởng có mình có chí lớn ai dè gặp kỳ phùng địch thủ. Thiệt, đúng là chí lớn gặp nhau.

                    Nói gì thì nói, nhớ viết bài nha anh Toản.

                    Thân mến,

                    Trúc

                    Comment


                    • #40
                      Một bài viết rất công phu, tỉ mĩ và có quan tâm không chỉ giới thiệu các thắng cảnh mà còn bỏ công sức tìm hiểu thêm về lịch sử đế đem đến cho người đọc những cảm nhận đầy đủ về nơi được nêu tên. Rất hay và bổ ích cho những ai giống tui, làm với Nhật mà không biết về Nhật, vì không có dịp đi du lịch Nhật, hehehe.

                      Phải khen ngợi trước rồi mới cám ơn, để người viết cảm thấy giá trị của tiếng cám ơn cao hơn chút chút, đó cũng giống như tiếp thị lời khen vậy thôi.

                      Cám ơn Trúc rất nhiều về bài viết này, một bài viết giúp tôi đánh giá được thêm một khía cạnh của lối sống Nhật. Xin cám ơn....

                      Comment


                      • #41
                        Dưới đây là một trong những bài tạp ghi về chuyến du lịch Nhật Bản cuả Song Thao và cảm nghĩ cuả tác giả khi nhận lại máy chụp hình bỏ lạc ở Nhật Bản (đoạn gần cuối bài).

                        Khi tôi đang ở Tokyo thì một ông Nhật, nghe tôi nói sắp đi Hiroshima, đã cho biết là Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry hiện đang ở Hiroshima, vậy là tôi chậm chân hơn ông ngoại Mỹ. Nhưng tôi nhanh chân hơn ông tonton Obama. Mãi tới cuối tháng 5 này, sau khi thăm Việt Nam, ông Obama mới tới Hiroshima. Đây là vị Tổng Thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới thăm Hiroshima. Sở dĩ tôi kẹp hai ông lớn Mỹ này vào chuyện tôi đi Hiroshima vì nơi đây đã hứng trái bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới vào lúc 8 giờ 15 phút sáng ngày 6 tháng 8 năm 1945 theo lệnh của Tổng Thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Harry S. Truman. Khoảng từ 90 ngàn tới 146 ngàn người đã bị đốt cháy trong tổng số 350 ngàn dân của thành phố. Chuyện liên quan như vậy nên chuyện các ông lớn Mỹ tới Hiroshima là chuyện được dân Nhật chú ý. Ông Tập Cận Bình cũng chú ý vì chuyện thăm viếng và đặt vòng hoa tưởng niệm này khiến hai nước cựu thù xích gần nhau hơn, bất lợi cho Trung Cộng. Hai ông tới gây ồn ào quá cỡ, còn tôi tới thì êm ru bà rù. Không biết ai sướng hơn ai!

                        Hai ông chỉ biết những chỗ người ta dẫn đi, còn tôi phây phây đi vào khắp ngõ ngách nơi đã từng xảy ra thảm họa có một không hai trong lịch sử thế giới này, muốn tới đâu thì tới, muốn coi chi thì coi, chẳng ai ngó ngàng tới! Điều tôi chú ý nhất là chữ “hòa bình” được dùng cho nhiều tên trong quần thể lưu niệm này. Peace Bell (Chuông Hòa Bình), Peace Flame (Đuốc Hòa Bình), Children’s Peace Monument (Đài Tưởng Niệm Nhi Đồng Hòa Bình), Hiroshima National Peace Memorial Hall (Nhà Quốc Gia Tưởng Niệm Hòa Bình Hiroshima), Hiroshima Peace Memorial Museum (Viện Bảo Tàng Tưởng Niệm Hòa Bình Hiroshima). Sau những lỗi lầm lịch sử, dân Nhật ngày nay tôn vinh hòa bình ngay tại nơi bị chiến tranh tàn phá tang thương nhất. Hiroshima hứng trái bom nguyên tử đầu tiên nhưng không gánh vác đau thương một mình. Ba ngày sau, thành phố Nagasaki hứng trái bom thứ hai, gây tử vong cho từ 39 ngàn đến 80 ngàn nhân mạng. Cho tới nay vẫn chưa có trái bom thứ ba được thả nên hai trái bom này, với thiệt hại nhân mạng khủng khiếp, vẫn là chuyện thế giới phải nghĩ tới khi tổng kết và phê phán về hậu quả của chúng với sự kết liễu Đệ Nhị Thế Chiến.

                        Chắc mọi người còn nhớ trận Đệ Nhị Thế Chiến này diễn ra giữa hai phe: phe Trục gồm ba nước là Đức Quốc Xã, Ý và Nhật Bổn; phe Đồng Minh gồm phần lớn các nước Âu Châu và Hoa Kỳ. Ngày 8 tháng 5 năm 1945, Đức Quốc Xã đã chịu đầu hàng nhưng Nhật vẫn tiếp tục chiến đấu. Ngày 26 tháng 7 năm 1945, phe Đồng Minh công bố bản tuyên ngôn Postdam kêu gọi Nhật đầu hàng vô điều kiện nhưng Nhật phớt lờ coi như pha. Mỹ, với sự đồng ý của Anh, dùng đòn chót: bom nguyên tử. Hiroshima lãnh trái bom đầu. Đúng 16 tiếng đồng hồ sau khi bom nổ, Tổng Thống Harry S. Truman ra tối hậu thư cho Nhật: nếu không tuân lệnh thì sẽ “chịu một trận mưa tàn phá từ không trung chưa bao giờ xảy ra trên hành tinh này”. Nhật vẫn bướng bỉnh chống đối nên ngày 9 tháng 8 sau đó, trái bom thứ hai mới được thả xuống Nagasaki. Sáu ngày sau, ngày 15 tháng 8, Nhật mới chịu đầu hàng và Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt.

                        Khu tưởng niệm bom nguyên tử ở Hiroshima là một quần thể rộng lớn nằm ngay chính giữa thành phố. Đứng trong khu tĩnh lặng này không ai có thể tưởng tượng được nơi đây, trước khi hứng bom, là khu downtown buôn bán sầm uất của thành phố. Sau khi Nhật đầu hàng, Hiroshima đã biến nơi đây thành khu tưởng niệm mang tên Peace Memorial Park (lại “hòa bình”!). Cứ tưởng tượng nơi trung tâm rơi của trái bom nguyên tử gây tàn phá khủng khiếp nay biến thành một nơi bình an, đẹp đẽ với 300 gốc anh đào được trồng dọc theo hai bên bờ sông Motoyasu ngăn khu này với thành phố bên ngoài, khách thăm viếng mới biết là hòa bình đã được dân Nhật ngày nay tôn vinh như thế nào.

                        Trời quang mây tạnh, nắng nhạt nhòa yếu ớt, khi chúng tôi tới quần thể kỷ niệm này. Điều đập ngay vào mắt là tòa nhà cao chỉ còn trơ bộ khung sắt nằm chơ vơ như bộ xương người gầy gò ốm yếu. Đó là tòa nhà tưởng niệm A-Bomb Dome. Tòa nhà này được xây cất từ năm 1915, được sử dụng như một công ốc của quận hạt Hiroshima. Nơi tòa nhà tọa lạc có một định mệnh. Trái bom rơi xuống và nổ thành hình nấm trên bầu trời. Tòa nhà chỉ cách điểm nổ của bom 160 thước. Tất cả mọi sinh vật và đồ vật trong tòa nhà đã tức khắc biến thành tro bụi. Khung sắt của tòa nhà tuy có bị ảnh hưởng nặng nề nhưng không sụp xuống. Cho tới ngày nay vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Tổ chức Liên Hiệp Quốc UNESCO đã liệt tòa nhà này là di sản thế giới vào năm 1996.

                        Chúng tôi, như mọi du khách khác, đã quay phim, chụp hình lia chia trước di tích này. Đây là nhân chứng sống của sự tàn phá nguyên tử. Đúng 71 năm sau tôi mới tới mà vẫn cảm thấy rùng mình khi đứng trước cái khung nhà chơ vơ này. Vậy mới hiểu được lòng yêu hòa bình ngày nay của dân Nhật.

                        Sát bên tòa nhà là dòng sông bình thản lượn lờ bên những cây anh đào đang vào độ rộ hoa. Nhưng đi quá lên một chút, chúng tôi lại đụng vào chiến tranh. Giữa dòng sông là bia kỷ niệm Memorial Cenotaph, tưởng niệm tất cả các nạn nhân của bom nguyên tử. Nơi đây là tâm điểm của quần thể lưu niệm. Một khối đá đen trông như một nấm mồ nằm dưới một vòm mái có hình chiếc yên ngựa. Kiến trúc này hình thành như một mái trú ẩn cho các oan hồn uổng tử. Bên trong nấm mồ này là tên của các nạn nhân bom nguyên tử, phía trước có khắc một lời nguyện cầu bình an cho những người đã nằm xuống và tuyên hứa, nhân danh toàn thể nhân loại, sẽ không bao giờ để cho thảm cảnh này tiếp diễn nữa. Ngay dưới chân đài kỷ niệm là một giải nước nông cạn, phía dưới có những tấm đá đen, mỗi tấm khắc những hàng chữ bằng một thứ ngôn ngữ. Tôi chỉ có chút ít thời giờ đứng ở nơi đây nên không coi kỹ được đó là những ngôn ngữ nào nhưng tôi đoán đó là những ngôn ngữ được dùng chính thức tại Liên Hiệp Quốc. Tôi đọc bản tiếng Anh và chú ý tới câu chính: Let all the souls here rest in peace for we shall not repeat the evil. Hãy để cho các linh hồn nơi đây được an nghỉ vì chúng ta sẽ không tái diễn tội ác này nữa. Tôi đứng lặng tưởng nhớ tới những nạn nhân của cuộc chiến. Bên tôi, vài người Nhật đứng cầu nguyện với vẻ mặt thành kính.

                        Cũng nằm trong khuôn viên khu tưởng niệm là một nấm mồ tập thể chôn tro cốt của 70 ngàn nạn nhân không nhận diện được. Mộ trông như một ngọn đồi được trồng cỏ bao phủ xanh rì, nằm giữa một rừng cây xanh rất yên tĩnh. Tên tuổi họ còn được ghi lại trong hai cuốn sổ do cảnh sát cứu cấp ghi lại sau khi tai nạn xảy ra. Hai cuốn sổ ngày nay trông rách nát được trưng bày trong một tủ kính tại Bảo Tàng Viện cũng nằm ngay trong khuôn viên khu tưởng niệm.

                        Bước chân vào Bảo Tàng Viện, tôi như nín thở. Tất cả quá khứ đau thương được phơi bày trong một khung cảnh âm u trầm buồn. Mọi người đều không dám bước mạnh. Những tiếng nói thầm thì của khách viếng thăm như từ thế giới nào vọng về. Hình ảnh rùng rợn xưa được phóng lớn, nằm trên những bức tường ẩn dấu những ngọn đèn lu mờ. Có chỗ được dựng lại toàn cảnh khi bom nổ trên những bức tường gạch vỡ còn được giữ lại từ 71 năm trước. Một phần bảo tàng viện được xây cất ngay trên những tòa nhà đổ vỡ mà họ đã khéo léo giữ lại nguyên trạng.

                        Những chứng tích đánh động vào con tim mọi người nhất có lẽ là những đồ chơi trẻ em bị bom bóp nát, những bộ áo quần trẻ em bị xé thành từng mảnh, chiếc xe đạp ba bánh méo xẹo. Bom không phân biệt tuổi tác. Vài ba viên ngói bị bom làm rộp lên được đặt dưới ánh đèn mờ cho du khách chạm vào. Một nhân viên đứng cạnh hộc trưng bày những viên ngói mời tôi đụng tay vào. Tôi nhẹ nhàng đặt tay lên những đốm sần sùi nổi lên cồm cộm, mắt nhìn bà nhân viên, lắc đầu.

                        Tôi ngơ ngẩn đi giữa những cảnh bị tàn phá và bắt gặp một chiếc bàn kính tròn, được chiếu sáng từ phía dưới. Trên bàn là những con chim hạc xếp bằng giấy đủ màu theo kiểu gấp giấy đặc trưng origami của Nhật. Chúng mang lại chút tươi vui cho nơi chốn nặng những kỷ niệm buồn bã của quá khứ. Nhìn vào bản giải thích mới rõ chuyện những con hạc này. Đó là những con hạc do em bé Sadako Sasaki xếp. Trên tường là hình ảnh và những con chữ nói về cuộc đời của em. Khi bom nguyên tử nổ trên bầu trời Hiroshima thì em Sasaki mới được 2 tuổi. Em may mắn không bị thương tích chi. Những năm tháng sau đó em lớn và phát triển như bất cứ một em bé khỏe mạnh nào khác. Nhưng mười năm sau, em bị ung thư máu. Được đưa vào bệnh viện điều trị, em rất yêu đời, ngồi xếp những con hạc bằng giấy với mong ước khi em gấp được một ngàn con hạc thì em sẽ khỏi bệnh về đi học bình thường với các bạn. Ước mơ của em bị dập tắt tám tháng sau đó. Em nhắm mắt với hình ảnh những con hạc còn vương vấn trong em. Cho tới ngày nay khắp thế giới đã gửi về Khu Tưởng Niệm hàng triệu con hạc. Nhiều du khách đã gấp những con hạc giấy và tận tay mang tới tặng.

                        Cái chết của em Sasaki đã làm dấy lên phong trào vận động để xây một khu tưởng niệm cho những trẻ em bị tử vong vì bom nguyên tử. Và đài Tưởng Niệm Nhi Đồng Hòa Bình được xây cất. Ngước nhìn lên bức tượng em Sasaki, nằm chót vót trên đỉnh đài tưởng niệm, hai tay giang rộng như muốn thu lại cả bầu trời, ngẩng đầu nhìn lên một con hạc được gấp bằng giấy treo ở phía trên, lòng tôi chùng xuống. Những thân phận nhỏ bé này có đáng chịu một định mệnh khắt khe như vậy không?

                        Hàng năm, tới ngày 6 tháng 8, chính phủ và dân chúng Nhật vẫn cử hành lễ tưởng niệm tại khu tưởng niệm này. Đúng 8 giờ 15 phút sáng, giờ trái bom nổ trên bầu trời Hiroshima năm xưa, tất cả đều yên lặng cúi đầu trong một phút mặc niệm để nhớ tới những nạn nhân thương vong. Rất nhiều du khách đã tới đặt hoa tại Bia Tưởng Niệm và tượng đài Tưởng Niệm Nhi Đồng Hòa Bình trong suốt ngày này. Buổi tối, hàng hàng lớp lớp đèn lồng được đốt sáng và thả trên sông Motoyasu nằm dọc theo khu tưởng niệm. Lửa của đèn lồng lấy từ lửa nguyên thủy khi bom nổ được một công dân sống trong giây phút hãi hùng ngày đó nuôi lại cho tới giờ. Trên đèn là những câu viết thương nhớ những nạn nhân và cầu chúc hòa bình cho đất nước.

                        Tôi nhận thấy một điều là phần lớn các kiến trúc tưởng niệm trong khu này đều được xây cất với hình ảnh những vòm trú ẩn. Chúng nói lên thân phận bé nhỏ, yếu đuối của con người trước thảm cảnh có một không hai của nhân loại. Bức tượng người mẹ cúi rạp người che chở cho đứa con, với tay ra sau nắm tay một đứa con khác, được tạc phía ngoài của khu Tưởng Niệm, ngay trên bãi cỏ tiếp giáp với đường Hòa Bình, là một chứng tích khác nói lên sự chịu đựng của con người yếu đuối dưới sức mạnh của bom đạn. Bức tượng mang tên “Mẹ và Con dưới trận Mưa Bão” với hình ảnh người mẹ cúi rạp người xuống che chở cho con nói lên sức mạnh của tình mẫu tử. Cũng trong ngày kỷ niệm 6 tháng 8, các bà mẹ thường tụ tập dưới chân tượng này, đặt hoa và những con hạc được gấp bằng giấy, cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

                        Không biết mai đây, khi tới thăm khu Tưởng Niệm Bom Nguyên Tử Hiroshima này, tonton Obama, người có quyền nhấn nút cho nổ bom sẽ nghĩ chi?

                        Chiến tranh là cách giải quyết tồi tệ nhất những mâu thuẫn của con người. Dân Nhật đã có thời mang chiến tranh ra để thực hiện giấc mộng Đại Đông Á. Binh lính Nhật đã đối xử nghiệt ngã, gây ra chết chóc, hãm hiếp người dân tại các quốc gia họ xâm lấn như Trung Quốc, Đại Hàn và ngay cả Việt Nam. Đội quân xâm lăng đó ngày nay vẫn được Nhật thờ phụng cùng với các liệt sĩ của mọi thời kỳ lịch sử của đất nước trong ngôi đền Yasukuni ở Kyoto. Mỗi lần một viên chức cao cấp của Nhật tới dâng hương ở đền này là một lần Trung Quốc và Đại Hàn phản đối. Thậm chí mới dây nhất, ngày 21 tháng 4 năm 2016, Thủ Tướng Shinzo Abe của Nhật chỉ gửi lễ vật tới dâng cúng cũng bị hai nước này phản đối kịch liệt. Nhưng đối với dân Nhật đền Yasukuni là nơi thờ phụng tất cả những người lính tử trận vì đã chiến đấu cho thiên hoàng. Cho tới nay đã có 2.466.532 tên được dân Nhật ghi công. Họ cho việc thờ cúng những liệt sĩ là đề cao bản sắc dân tộc và là nền tảng cho tinh thần yêu nước của Nhật. Tôi không có dịp tới viếng đền này trong thời gian ở Kyoto nhưng, trong các dịp tới viếng thăm các ngôi chùa hoặc đền thờ Thần Đạo ở Nhật, tôi thấy họ luôn luôn có một chiếc am nhỏ ngay nơi cổng vào để thờ những liệt sĩ đã hy sinh cho tổ quốc.

                        Gìn giữ tinh thần và bản sắc dân tộc là điều tôi thấy khi nhìn những em bé mặc đồng phục xếp hàng tới đền thờ. Họ dậy dỗ con em ngay từ lúc còn ở tuổi mẫu giáo. Có lẽ chính những giáo huấn này đã khiến dân Nhật ngày nay sống trong niềm tự hào dân tộc rất mạnh. Người ta nói việc dân Nhật không chú tâm học tiếng ngoại quốc, nhất là tiếng Anh, là vì tự hào dân tộc. Không biết có đúng không. Nhưng tôi thấy một trong những biểu hiện rõ ràng của tư cách con dân Nhật là chuyện không nhận tiền tip. Tôi hồ nghi chuyện này khi tới Nhật. Và tôi làm một bài toán thử. Buổi sáng, khi rời khách sạn, tôi để một miếng giấy viết “ Thank You” và một số tiền cho người dọn phòng. Chiều về, số tiền vẫn còn nguyên, trên miếng giấy có viết thêm vài câu tiếng Nhật. Dĩ nhiên tôi mù câm chẳng biết họ viết chi. Thủ tờ giấy trong túi, khi gặp một du sinh Việt Nam, tôi nhờ dịch giùm. Đại khái họ viết là rất cám ơn việc tôi đã nghĩ tới họ nhưng họ không thể nhận số tiền này được. Tại các nhà hàng ăn uống, họ cũng không nhận tiền tip. Nếu khách để tiền lại trên bàn, họ chạy theo trả lại.

                        Nhưng ông Nhật tại một quán bán bánh mực ở Osaka lại không cho tôi dịp may từ chối như cô dọn phòng và các nhân viên nhà hàng. Coi bộ ông này rất chịu chơi với chiếc mũ cao bồi. Bữa đó đi ngang qua một quán bán bánh bột có nhân là một miếng mực, thứ bánh mà các đệ tử của phim Đại Hàn chắc phải biết. Nhìn thấy một bà đang xiên từng chiếc bánh trong khuôn để trở bánh cho vàng, tôi phục cái tay nhanh nhẹn đầy…nghệ thuật của bà quá. Tôi xin phép quay phim. Ông chồng bà từ trong nhà ra nhìn. Chờ tôi quay xong, ông hỏi người từ đâu tá. Tôi trả lời. Xong tôi mua một gói. Khi tôi trả tiền thì ông nhất định không cho bà vợ lấy. Nói thế nào ông cũng không chịu. Tôi không nhận gói bánh thì ông ấn vào tay tôi với vẻ mặt khẩn khoản. Tôi đành phải nhận gói bánh biếu của ông. Một ông bạn đi cùng tôi chờ cho ông này đi vào trong nhà, mua tiếp. Ông lại chạy ra. Nhưng ông trễ một bước. Bà vợ đã nhận tiền. Ông không chịu thua. Bà vợ trả tiền lại nhưng ông bạn tôi nhất định không lấy. Vậy là ông giở chiêu khác. Ông bảo bà vợ cho thêm bánh vào gói!

                        Có đi vào ngóc ngách của đời sống dân chúng mới thấy niềm tự hào và tấm lòng của người dân xứ này. Họ kỷ luật và hiếu khách. Bất cứ chỗ nào có từ hai người trở lên là họ tự động xếp hàng. Chen ngang vào hàng là điều tối kỵ. Nhưng họ tôn trọng và vui vẻ chấp nhận những trường hợp bất khả kháng của du khách đi từng đoàn đông người cần phải lên chung một chuyến tàu hay xe. Cái cúi đầu chào của họ trong mọi trường hợp có lẽ là một thứ “dân tộc tính” khác. Không biết mỗi ngày họ gập người bao nhiêu lần. Tôi nói giỡn với một ông bạn: đây không thuộc lãnh vực văn hóa mà thuộc lãnh vực thể dục thể thao!

                        Tôi đã viết trong phần đầu của loạt du ký này chuyện tôi nghe thấy huyền thoại là tại Nhật đồ để quên hay đánh rơi ngoài đường không bao giờ mất. Nhiều người ngoại quốc đã kể lại kinh nghiệm cá nhân của họ. Nhưng tôi vẫn phân vân: bộ ngày nay vẫn có nơi y chang như dưới thời Nghiêu Thuấn hay sao? Cuối cùng tôi đã có kinh nghiệm về “huyền thoại” này. Vào những ngày cuối ở Nhật, trong lúc viếng thăm khu tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử tại Hiroshima, tôi để thất lạc một trong những máy chụp hình của tôi. Tôi không biết chiếc máy bị quên ở chỗ nào trong khu tưởng niệm rộng lớn này. Về tới khách sạn mới biết cớ sự. Nhưng vì không có thời giờ, lại di chuyển liên miên, nên tôi chặc lưỡi cho qua. Khi về tới Montreal, tiếc những tấm hình chụp trong máy, tôi thử cầu may bằng cách tìm vào internet. Kiếm được e-mail của Peace Memorial Park ở Hiroshima, tôi gửi ngay một thư trình bày sự kiện. Chỉ một thời gian ngắn sau tôi nhận được trả lời. Họ cho biết là họ có giữ một máy hình như tôi cho chi tiết vào ngày đó nhưng vì họ chỉ được giữ một tuần, sau đó phải nộp cho cảnh sát nên chiếc máy hình của tôi hiện nằm tại bót cảnh sát. Họ đề nghị nếu tôi có bạn tại Nhật thì ủy quyền cho bạn tới lãnh, nếu không họ có thể lãnh giúp tôi và gửi về Canada. Tôi nhờ họ lãnh giùm. Họ gửi cho tôi mẫu giấy ủy quyền để tôi ký. Mẫu toàn bằng tiếng Nhật. Biết trình độ tiếng Nhật của tôi nên họ gửi kèm theo một bản khác, khoanh đỏ chỗ tôi phải ký. Tôi ký và gửi lại. Họ cho biết để tránh sự nhầm lẫn, yêu cầu tôi mô tả máy hình, cho kích thước máy, kiểu máy, số máy. May là tôi còn giữ được chiếc bao và cái xạc điện của máy. Tôi cho kích thước của chiếc bao, kiểu máy và số máy trên cái xạc điện. Để chắc ăn, tôi chụp hình và gửi kèm theo luôn. Cho chắc ăn hơn nữa, tôi gửi một tấm hình của một ông bạn chụp tôi đang sử dụng chiếc máy hình bị thất lạc. Chỉ một ngày sau, họ xác nhận đúng là máy hình của tôi và họ cho biết sẽ gửi qua Canada cho tôi. Phí tổn do tôi chịu. Họ gửi qua bưu điện Nhật. Cách tính phí tổn rất tiện lợi. Họ cho biết giá bằng tiền Nhật nhưng kèm theo là số phiếu International Reply Coupon tương đương. Phiếu này có thể mua tại Bưu Điện Canada. Cẩn thận hơn, họ còn vào website của Bưu Điện Canada, chỉ rõ phiếu và giá tiền mỗi phiếu. Tôi chỉ việc ra Bưu Điện mua và gửi cho họ đủ số phiếu cần thiết. Họ đã nhận được phiếu, máy hình đang trên đường về Canada. Nếu chuyện này xảy ra ở một nước khác, kết cục có được như vậy không? Có thể được nhưng ở Nhật thì hầu như chắc chắn khổ chủ sẽ lại cầm trong tay món đồ thân yêu của mình.

                        Tôi đã đi du lịch nhiều nước nhưng phải nói là chưa có nơi nào tôi cảm thấy yên tâm, thanh thản và an bình như những ngày thăm viếng Nhật. Nhiều du khách đã cảm phục đất nước và con người Nhật Bổn, tôi có khen thêm cũng bằng thừa. Nhưng tôi vẫn phải buộc mình kể ra những gì tôi đã tai nghe mắt thấy trong hai tuần lưu lại Nhật, như chứng tỏ lòng cảm phục một dân tộc Á châu đã tự đứng dậy, vươn lên thành một cường quốc bằng cách vượt qua chính những lỗi lầm của họ trong quá khứ.

                        05/2016
                        Song Thao
                        Website: www.songthao.com
                        Last edited by TrucLam; 05-05-2020, 04:09 PM.

                        Comment


                        • YenThuHo
                          YenThuHo commented
                          Editing a comment
                          Mừng Trúc Lâm trở về với Diễn Đàn với bài viết hay. !

                      • #42
                        Thường ngày T thích đọc những đoạn văn ngắn, lời đẹp, ý hay. Từ Thức Paris có một số bài viết T thích, nên chia sẻ với bạn đọc.

                        Chuyện NHẬT (1,2)


                        Mis à jour : 9 juil. 2019

                        1.VÍ
                        Loạng quạng, đánh rơi cái ví (portefeuille), trong đó có thẻ kiểm tra (ID/ carte d’identité), carte bleue (credit card), 250 Euros và một số tiền Nhật mới đổi. Ra bót cảnh sát đầu đường. Nhân viên cảnh sát có vẻ mừng rỡ vì có việc làm. Thường thường, cảnh sát Nhật ngồi buồn tênh, đi ra đi vào, không có ai thưa gởi gì, không có ẩu đả, ăn trộm, ăn cướp, ăn cắp, lừa đảo. Thỉnh thoảng vớ được một bà già té xỉu, chở tới bệnh viện. Hay đưa một ông cụ qua đường (đưa thực, không phải dìu ông già trước máy quay phim, quay phim xong đá đít ông già), hay chỉ lối cho một du khách tới một địa chỉ không có tên đường. Một ông cảnh sát mở computer, coi danh sách những đồ vật lượm được trong thành phố. Một bà gọi điện thoại tới phi trường. Người thứ ba đứng coi, sẵn sàng phụ tá 2 đồng nghiệp. Họ hơi thất vọng vì không tìm thấy gì, khuyên nên trở lại buổi chiều. Chiều, trở lại, họ đã tìm được cái ví. Có người lượm được dưới ghế xe bus, đưa cho tài xế. Giấy tờ, tiền bạc còn y nguyên. Xứ sở gì kỳ cục.

                        2. RÁC: Hồi trước, sau một bữa ăn ở Tokyo, muốn biểu diễn một màn lịch lãm, tiến bộ của đàn ông Pháp, dù chỉ là Pháp giấy, tôi tự nguyện đứng dậy dọn bàn. Nhặt xương cá, xương gà, khăn ăn, vỏ chai vv…, bỏ vào túi đựng rác, đem xuống bếp. Hai giờ sáng, khát nước, mò xuống bếp, thấy nhà bếp sáng trưng. Cô bồ người Nhật của thằng con trai cả đang đổ các túi rác ra sàn bếp, xếp thứ nào ra thứ đó, giấy một bên, vỏ chai một bên, thức ăn một bên. Cô gái buổi chiều thấy người Tây giấy hung hăng biểu diễn, không nói gì, chờ mọi người ngủ mới lặng lẽ xuống bếp, thu xếp lại. Hơi ngượng, nghĩa là rất ngượng. Nhưng thời đó, cách đây trên 10 năm, ở Pháp ít người biết ‘’trier ‘’ rác, vứt mỗi thứ vào một thùng rác riêng. Ngày nay đã trở thành một thói quen.

                        Hôm qua, rảnh rỗi, tôi lựa thứ nào ra thứ đó, tính mang xuống nhà bỏ vào thùng rác. Nhưng lại nhanh nhảu đoảng, sai quy trình. Ngày nay, ở Tokyo, không phải ngày nào cũng đổ rác được. Mỗi ngày trong tuần người ta đi thâu lượm một loại rác: những thứ có thể tái biến như giấy, bao nhựa, vỏ chai, những thứ có thể đốt dễ dàng, những thứ khó đốt vv… Nói chuyện rác, bạn có biết tại sao đường xá Nhật sạch như ly như lau? Bởi vì …không có một thùng rác nào ngoài đường. Người Tây Phương nghĩ muốn dân không xả rác, phải để thật nhiều thùng rác khắp nơi. Người Nhật làm ngược lại. Ai có rác, giấy vụn… đều bỏ vào túi, mang về nhà. Ở Singapour, đường xá cũng sạch bóng, nhưng bởi vì anh nào loạng quạng xả rác hay vứt tàn thuốc lá là nộp phạt thẳng cẳng. Phải bao nhiêu thế hệ nữa Singapour mới có đuờng sạch khỏi cần phạt? Ở VN, nếu có rác, người ta xả… trước khi về nhà. Nếu cái thùng rác đẹp, có thể xài được, bứng luôn mang về. Tạm triết lý cùn: giải pháp không phải ở phương tiện, nhưng ở trong đầu, ở tư duy. Khi cái đầu sạch, tất cả đều sạch. Cái đầu VN….

                        Nói chuyện rác, lan sang một chuyện khác… Ngày nay ngồi trong xe điện ngầm, xe bus, thấy ít người Nhật đọc báo như ngày xưa. Ai cũng chúi mũi vào smartphones, nếu không ngủ gà ngủ gật, vì hôm trước lao động tốt, về trễ. Người Nhật có tài ngủ: vừa lên xe điện đã ngủ ngon lành. Nhiều khi ngủ đứng. Và khi tới nơi, mở mắt dậy như một cái máy, không hề lỡ, xuống lầm trạm xe. Một người dân địa phương giải thích: đọc trên điện thoại tiện hơn là đọc báo. Mua một tờ báo ở những nơi khác, đọc xong vứt đi, khỏe ru. Ở Nhật, phải ôm tờ báo suốt ngày, tối về nhà mới có chỗ vứt. Không đọc trên métro, chắc người Nhật đọc sách báo ở nhà. Bởi vì trong khi trên khắp thế giới, báo giấy đang lâm nạn vì thiếu độc giả, báo chí Nhật vẫn khơi khơi mạnh khỏe. Một tờ báo lớn của Pháp, như Figaro, Le Monde phát hành trên dưới 300.000 bản, báo Mỹ New York Times 1 triệu, báo Anh Daily Mirror trên dưới 1,2 triệu, báo Đức Bild 3 triệu, những tờ báo Nhật như Yomuri Shimbun vẫn bán hàng chục triệu số. Chưa nghe thủ tướng Phúc nổ, không biết báo VN có đứng đầu thế giới về số lượng không. Nhưng báo chí nhà nước, in nhiều hay ít, thường thường không phải để đọc, mà để gói xôi. Ít có báo chí nơi nào trực tiếp đóng góp cho công nghệ ẩm thực như vậy. Đó cũng là một đề tài đáng nổ. Hay ít nhất đáng chú trọng, khi nghiên cứu về lịch sử xôi chè VN.

                        HỌC
                        Tới thăm một người bạn dạy học ở Kansai. Từ cổng trường tới lớp học, học sinh cúi đầu chào thầy, kể cả học sinh không quen biết. Phải chào lại mỗi người, mệt quá, dù anh ta đã nghiên cứu đường đi, nước bước để gặp tối thiểu học sinh. Học sinh Nhật lễ phép, chăm chỉ, nhưng quá dè dặt, ít trao đổi, phản kháng, đặt vấn đề. Học sinh Mỹ biết đặt vấn đề, thắc mắc, phản kháng, nhưng có vẻ hỗn, dưới con mắt người VN. Lý tưởng là lễ độ như học sinh Nhật, nhưng thẳng thắn bày tỏ lập trường, suy nghĩ cá nhân, như học sinh Mỹ. Học sinh VN không thảo luận, trao đổi lôi thôi, sẵn sàng đánh bạn hữu như đòn thù, và hạ thầy cô, nếu cần. Đó có phải là thực trạng ngày nay, hay chỉ là cái nhìn phiến diện của một người ở xa, có nhận định bị méo mó bởi những tin tức dựt gân trên báo, trên mạng xã hội? Trong bất cứ trường hợp nào, tuổi trẻ VN cũng chỉ là nạn nhân. Tuổi trẻ là phản ảnh trung thực nhất của xã hội.
                        Tokyo, Tháng Năm 2019
                        ~ 0 ~


                        Chuyện Nhật (3). Ebi-senbei


                        Mis à jour : 9 juil. 2019

                        Enoshima. Đứng chờ Senbei mỏi cả cẳng. Senbei không phải là một phụ nữ, nhưng là một loại bánh tráng của Nhật, làm bằng gạo nếp, pha nước chấm giá ( soja ), bán khắp nơi, dưới mọi hình thức. Senbei ở Enoshima, một bờ biển thắng cảnh gần Tokyo, rất nổi tiếng, rất đặc biệt, chưa thấy ở nơi khác, không biết nơi khác có không. Giữa bột nếp, người ta đặt một miếng cá mực tươi, hay một con tôm ( ebi ), gọi là ‘’ebi-senbei’’ Người ta dùng hai phiến sắt nặng, nung nóng, ép cái bánh mỏng như tờ giấy. Khéo léo tới nỗi con tôm bị ép mỏng, nhưng giữ nguyên hình dáng, màu sắc, đẹp như bức họa. Ăn dòn dòn, ngọt vị tôm, bùi bùi gạo nếp, nhưng quá đẹp, không nỡ ăn.

                        ​​​​​
                        Với người Nhật, đời sống là một tác phẩm nghệ thuật. Cái gì cũng phải đẹp, từ món ăn tới củ hành, củ tỏi, gói trong giấy bóng kính như đồ gia bảo. Hai người đứng, vừa tráng bột vừa xử dụng cái máy ép senbei làm từ những thế kỷ trước, nóng hừng hực, giữa cái nắng của tháng 7 vùng nhiệt đới. Mặc dù cái đuôi dài, xếp hàng chờ nộp tiền mua bánh, họ vẫn tỉnh bơ, bình thản, chăm chú tráng và ép bánh, không hề vội vàng, nóng nẩy. Đó là một đặc tính Nhật, nhiễm tư tưởng Phật giáo: sống từng giây phút hiện tại, để hết tâm vào mỗi cử chỉ, mỗi hành động.

                        Đứng chờ ebi-senbei ở Enoshima, nghĩ vớ vẩn. Nếu là người Pháp, nhân viên sẽ đình công, đòi điều kiện làm việc, lương bổng tốt hơn, thời gian làm việc ngắn hơn. Nếu là người Mỹ, với cái nhìn thực dụng, coi sự hữu hiệu là mục tiêu, chắc họ sẽ chế ra máy tráng và ép senbei. Cùng lắm, để một cái máy ép cổ truyền để biểu diễn, dụ khách hàng, nhất là du khách. Sau đó sẽ mở chi nhánh ở khắp nơi, kiểu McDonald’s, Starbucks. Với giá 800 yen ( khoảng 7 dollars ) một cái, sớm muộn gì cũng giầu. Ở Kyoto có một tiệm ăn ngon nổi tiếng, nhưng chỉ có 12 chỗ ngồi. Khách hàng tới, xếp hàng chờ, cuối cùng 9 lần trên 10 phải ra về. Những công ty lớn sẵn sàng bỏ vốn ra làm một tiệm ăn lớn, dành cho khách nhà giầu để hốt bạc, nhưng ông chủ, cũng là đầu bếp, theo gương bố, nhất định từ chối. Với lý do chỉ có thể nấu nướng tận tình cho 12 người mỗi ngày. Nếu là người Hoa, hay người Việt (người Việt hay người Hoa ngày nay cũng ''same same'', cùng một văn hóa, một triết lý sống), chắc chắn sẽ có màn làm senbei giả. Cho tới khi khách chán, bỏ đi, sẽ đóng cửa tiệm đi làm hàng giả khác. Người Nhật yêu nghề, người Việt ngày nay học người Hoa, yêu tiền. Tất cả cái gì không phải là tiền, cho vào sọt rác hết. Bao nhiêu cái tốt đẹp của dân tộc, phá hết, miễn là có tiền. Không biết, hay biết nhưng '' kệ cha nó '', rằng đó là cách tự hủy hữu hiệu nhất.
                        Ì ạch ép cái bánh theo phương pháp cổ truyền, trong một xã hội cực kỳ tiến bộ, cũng là một đặc tính Nhật.

                        Bên cạnh những nhà chọc trời, tối tân là những ngôi đền cổ kính. Bên cạnh những đại lộ biển người, buôn bán sầm uất, túi bụi, là những con đường hẹp, yên tĩnh với mái nhà cong, cánh cửa gỗ và những ngọn đèn lồng. Bên cạnh những cầu tiêu với đủ nút bấm cầu kỳ, khiến người chưa quen ngỡ ngàng, vẫn còn những nhà cầu ngồi xổm, theo lối xưa, nhưng sạch bóng. Cái cổ kính xen lẫn với cái cực kỳ mới. Sống chung hoà bình, một cách nhịp nhàng, ít thấy ở những nơi khác, không chướng mắt. Không chửi nhau như ở VN. Văn hoá lành mạnh là bám vào rễ để vươn ra. Không có rễ, vươn ra sẽ đổ. Không vươn ra, sẽ thui chột, úa héo rồi chết đứng. Người Việt hoặc nhổ rễ để vươn cho nhanh. Hoặc không vươn ra, bám vào cái rễ cằn cỗi, coi trời bằng vung, ‘’tự sướng’’, trong khi chờ chết dần, chết mòn.
                        ~ 0 ~
                        Chuyện Nhật (4). RYOKAN


                        Saitama. Ghé thăm một ‘ryokan’ trong một xóm hẻo lánh, nơi ngày xưa có dịp tới làm quen với nghệ thuật tắm nước nóng Nhật. ‘Ryokan’’ là khách sạn, nhà trọ cổ điển, ‘onsen’ là nước suối nóng. ‘Onsen rykoyans’ là những khách sạn cổ truyền có bồn hay hồ nước suối nóng. Nhà trọ ở một khu tuyệt đẹp, yên tĩnh, thơ mộng. Thật buồn nghe tin bà cụ chủ nhà đã từ trần năm ngoái. Cách đây 10, 12 năm, bà cụ đã già, yếu, sau khi chồng từ trần, nhưng nhất định mở cửa vì đó là truyền thống gia đình, cha mẹ để lại, chết cũng không bỏ, hay chỉ bỏ khi chết. Con trai lên tỉnh kiếm việc, như hầu hết những người trẻ.

                        Cô con gái út, Sakura, ở lại giúp mẹ, với ý nghĩ sẽ bán nhà trọ, lên tỉnh sống, khi bà cụ qua đời. Bởi vì nhà trọ, ở một khu hẻo lánh, không đông khách như những khu nhiều du khách. Nước Nhật tiến bộ nhiều mặt, nhưng vẫn ì ạch về quyền bình đẳng nam nữ. Người đàn bà vẫn là người phải hy sinh cho gia đình. Sakura không ra khỏi ngoại lệ. Tiền thu được chỉ vừa sở hụi, nhiều khi không đủ, hai đứa con phải kín đáo góp tiền giúp mẹ. Nhưng đóng cửa ryokan, không. Vấn đề bảo vệ truyền thống… Ít nhất khi bà cụ còn sống. Trước đây, Sakura, một thiếu nữ 20 tuổi, chỉ nghĩ tới chuyện lên tỉnh, đi xa cái vùng quê hẻo lánh này. Nhưng hôm nay là một Sakura khác. Cô quyết định ở lại, mở cửa để nhà trọ của tổ tiên tiếp tục sinh hoạt.

                        Truyền thống. Cỗi rễ. Sakura cho hay hết hè này sẽ tạm đóng cửa để sửa sang lại. Và sẽ quản trị, khai thác theo lối mới, để ryokan không còn là một gánh nặng, mang lại đủ lợi tức để sống. Sẽ quảng cáo trên mạng, trên facebook, sẽ hợp tác với các trung tâm du lịch, sẽ bỏ vài truyền thống đã lỗi thời. Thí dụ chuyện không nhận khách xâm mình, có tatoo (tatouages) trên người. Các ryokans cổ truyền vẫn cấm những người xâm mình, vì họ thuộc xã hội đen, bất hảo. Mỗi băng đảng yakuza có một loại tatoo riêng, để nhận ra nhau, và để bày tỏ lòng trung thành tuyệt đối, chết sống với băng đảng. Ngày nay, người Nhật vẫn sợ và có thành kiến với tatoo, nhưng du khách rất nhiều người xâm mình, đôi khi chỉ một bông hoa nhỏ, hay tên người yêu, nếu giữ tục cũ sẽ loại rất nhiều khách. Bảo tồn truyền thống nhưng cải thiện để thích ứng, Sakura không ra ngoài cái tư duy cố hữu của người Nhật. Tắm nước nóng là một thói quen Nhật. Một cách giữ sạch sẽ thân thể, để sạch sẽ tâm hồn, theo giáo lý Shinto. Một cuộc họp mặt gia đình. Một nghi lễ. Cái gì ở Nhật cũng là một nghi lễ: cắm hoa, uống trà, tập võ, đánh trống… Hành động gì, nhỏ nhoi tới đâu đằng sau cũng có một triết lý sống.

                        Nước Nhật là nước của núi lửa, có trên 3 ngàn trung tâm tắm nước nóng, khai thác gần 30 ngàn nguồn nước nóng đủ loại, đón tiếp…150 triệu khách mỗi năm. Ngày nay những ryokans cho cả gia đình trần truồng tắm chung theo truyền thống chỉ dành cho người Nhật. Đối với họ, đó là một chuyện tự nhiên. Đa số các trung tâm tắm nưóc nóng ( gọi là SPA ), có nơi tiếp hàng trăm người, mọc ra khắp nơi, đáp ứng với thế hệ mới và du khách. Nếu bạn muốn thử, nơi nào cũng có một SPA gần nhà, giá cả không đắt như nhiều người nghĩ. Thường thường, nhà tắm chia làm 3 khu. Một khu dành cho đàn ông tắm truồng, một khu dành cho đàn bà, và khu chung cho mọi người, nhưng phải mặc áo tắm.

                        Người ta nói nước suối nóng trị bá bệnh. Và đó là một trong những bí quyết sống lâu, sống khỏe của người Nhật. Điều chắc chắn là khi ra khỏi bồn nước, bạn cảm thấy sảng khoái, nhẹ nhõm và tự hứa sẽ trở lại. Và tiếc sao khám phá một hạnh phúc đơn giản như vậy quá trễ.

                        Bên cạnh những cơ sở tắm nước nóng đại quy mô, tân tiến, 70.000 ryokans nhỏ, cổ kính, dễ thương như quán trọ của Sakura vẫn tiếp tục mở cửa. Để Nhật Bản còn là Nhật Bản.
                        ~ 0 ~

                        Chuyện Nhật (5). GIÀ


                        Gifu-Hashima. Trên chuyến xe bus gần 15 người, ngoài 2 cô nữ sinh đi học về, có lẽ tôi là người… trẻ nhất, kể cả ông tài xế.

                        Ra khỏi thành phố, nhất là Tokyo hay Osaka, nước Nhật là một nước già nua. Người ta vẫn khen nước Nhật là nơi có nhiều người thọ nhất thế giới, cũng là nơi cuộc đời trung bình, cả nam lẫn nữ, cao nhất thế giới: trung bình 83 tuổi.

                        Đó cũng là một vấn đề nghiêm trọng của nước Nhật. Dân càng ngày càng già, và dân số càng ngày càng ít đi, vì sinh nở ít.

                        Trên 30 % người Nhật trên 65 tuổi. Ai sẽ trả tiền hưu cho những người già càng ngày càng đông, nhất là khi dân số Nhật Bổn, giống như Nga, càng ngày càng ít đi. Mỗi năm, dân số xuống từ 2 tới 300.000 ngàn người, vì số sinh sản hàng năm quá thấp 1,44, trong khi phải 2,1 (như nước Pháp) mới đủ để thay thế những người từ trần.

                        Người ta tính ra, một cách khoa học, dân số Nhật hiện nay 127 triệu (trên một diện tích gần 380 ngàn cây số vuông), tới năm 2053 chỉ còn 100 triệu, 2155, 50 triệu. Nếu không có biện pháp hữu hiệu, trong 10 thế kỷ, sẽ không còn một người Nhật nào.

                        Người Nhật làm việc tới một tuổi rất cao, một phần vì không thích ngồi chơi xơi nước, một phần vì lương hưu không đủ sống thoải mái. Không hiếm những cảnh 3, 4 ông già mặc đồng phục, đứng chặn đường cho một chiếc xe ra khỏi parking, rồi đứng chờ cả buổi một cái xe khác.

                        Nhà cửa ở Nhật không tăng vọt như các nơi khác, nhất là nếu bạn chịu khó leo. Nhiều nhà cũ, không có thang máy, càng lên cao, giá thuê hay mua càng rẻ, vì người già chào thua, leo không nổi.
                        Phải có biện pháp gì? Giúp đỡ tối đa những bà mẹ muốn có con. Đã có vài biện pháp, nhưng vẫn còn yếu, so với các nuóc Tây Phương, nhất là Bắc Âu.

                        Chính phủ Nhật cũng nghĩ tới việc mở cửa, cho các nhân công các nước nghèo. Tới nay, trong các nước kỹ nghệ, tân tiến, Nhật Bản là nước dè dặt và khe khắt nhất đối với di dân. Nhưng giải pháp này, mới áp dụng vài năm đã cho thấy có quá nhiều vấn đề. Thí dụ người Việt tới Nhật những năm gần đây đã làm quá nhiều chuyện phi pháp, tai tiếng, từ ăn cắp ăn trộm, tới băng đảng, buôn lậu. Người Việt đứng thứ nhì trong số người nằm tù, sau người Tàu.

                        Sự thực, không phải chỉ có một thiểu số bất hảo trong số công nhân gây tai tiếng cho cả một cộng đồng. Các quan chức, các nhân sĩ VN đi công vụ hay du lịch cũng thường thường bị bắt khi ăn cắp hay buôn lậu, vì ăn cắp quá dễ trong một xứ đặt trọng tâm trên sự lương thiện, tin cậy lẫn nhau.

                        Nhiều nơi, người địa phương đã viết những tấm bảng Việt ngữ : ‘’ ăn cắp, ăn trộm là xấu ‘’. Một vài cuộc biểu tình chống di dân đã diễn ra, vì dân địa phương rất sợ đời sống bình yên, lương thiện của họ bị xáo trộn bởi các phong thục, tập quán bê bối nhập cảng từ nước ngoài.

                        Khuynh hướng hiện nay là thay vì cho nhập cảnh nhân công nước ngoài, người Nhật sẽ phát triển kỹ nghệ robot, họ đã đứng đầu thế giới, dùng người máy để thực hiện các công tác không cần chất xám, không cần suy nghĩ.

                        Các robots, người máy làm việc không lương 24 giờ trên 24, không biết ăn cắp trong siêu thị và nhậu thịt chó tại một xứ gia súc được cưng chiều.

                        Vấn đề là các robots không thay thế người thực, và Nhật sẽ vẫn còn lúng túng trong việc đi tìm một giải pháp cho bi kịch một quốc gia người già đông hơn người trẻ. Chưa nói tới hiểm họa diệt vong, trong một tương lai xa hơn.
                        ~ 0 ~

                        Chuyện Nhật (6). KYOTO


                        Kyoto. Huế của Nhật. Đó chỉ là một cách ví von, bởi vì so với 1600 chùa, 400 đền thần giáo shinto, và hằng hà sa số những lâu đài, công viên của Kyoto, Huế chỉ là một xóm nhỏ. Cái gì của ta cũng nhỏ bé, trừ cái tự cao, tự đại. Cùng với Nara ở bên cạnh, Kyoto là kinh đô văn hoá của Nhật. Người ta nói ở Kyoto, thành phố của 37 đại học uy tín, cứ liệng đại một viên đá, thế nào cũng trúng đầu một giáo sư đại học. Cố nhiên là số giáo sư, tiến sĩ còn thua VN; cái khác nhau là ở Nhật, với 27 Nobel đủ loại, với số lượng và phẩm chất nghiên cứu đứng hàng đầu thế giới, đó là những giáo sư thiệt, có bằng cấp và khả năng thiệt.

                        Nếu Tokyo là hiện đại, Osaka là tương lai, Kyoto và Nara là quá khứ, là tâm hồn của người Nhật. Một quá khứ huy hoàng, khiến người sống cảm phục người đã đi qua, để tin tưởng hơn vào tương lai. Miyazaki nói những người quên gốc rễ sẽ bị đào thải Người Nhật không quên quá khứ, trân trọng với lịch sử, quý trọng di sản của tổ tiên, nâng niu từng viên đá cũ, bảo trì từng viên ngói trên những ngôi chùa cổ.

                        Họ không san bằng mồ mả tổ tiên để dựng cao ốc, nhất là mồ mả của những tổ tiên không cùng chính kiến. Không phá bỏ những đền đài cổ kính, xây dinh cơ lớn hơn, để khoe cái ‘’hoành tráng’’ của một anh nhà quê mới giầu. Không sơn xanh đỏ, tưởng xanh đỏ loè loẹt là đẹp. Cái ngu dốt nhiều khi tai hại hơn cả sự độc ác. Khi hai cái đó bắt tay với nhau để quản trị đất nước…

                        Đứng nhìn ba, bốn người Nhật đội nón, ngồi tỉa từng cánh hoa, nhặt từng nhánh cỏ dại, một chiếc lá úa, trước một ngôi chùa cổ ở Kanazawa, tưởng như nghe tiếng búa đập chát chúa vào những ngôi mộ cổ, ở một xứ vẫn khoe là có 4 ngàn năm văn hiến. Di sản không có bao nhiêu, nhưng tìm cách phá sạch, tẩy xoá hết, san bằng hết. Kyoto là một thành phố cổ, nhưng không phải là một thành phố chết. Chỉ cần nhìn đường xá sầm uất ban ngày, tưng bừng ban đêm ở trung tâm Kyoto. Chỉ cần lướt qua những sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật đếm không xuể, coi không hêt dưới đủ mọi hình thức. Và những lễ hội liên miên... Đã tới Kyoto và Nara nhiều lần, nhưng mỗi lần vẫn lúng túng, không biết phải coi cái gì, bỏ cái gì. Nghĩ thấy tội nghiệp những du khách đi tours, viếng thăm chớp nhoáng một thành phố nơi mỗi viên gạch có một câu chuyện để kể lại. Nhất là tội nghiệp cho Kyoto.

                        ~ 0 ~

                        Chùa ta, chùa Nhật


                        Mis à jour : 22 juil. 2019

                        SÂN CHÙA

                        Hãy thử viếng một ngôi chùa Nhật Bản. Chùa cực kỳ thanh tịnh, khách rơi vào một thế giới bình yên, tự nhiên quên phiền muộn, oán thù.

                        Chùa cực kỳ đơn giản, bởi vì Phật Giáo, trước hết là thoát khỏi sân si, cám dỗ, từ bỏ những hệ lụy vật chất.

                        Điển hình là sân chùa, nhiều khi chỉ trần trụi sỏi, đá vụn; để cái nhìn, tâm hồn của người tu hành, hay Phật tử viếng thăm, không bị chi phối bởi ngoại vật, dù một bức tượng, một cành hoa. Chỉ có mình với đá, với Phật. Với mình.

                        Mỗi ngày, một người có tâm Phật tới cào sân đá. Đó là cả một nghệ thuật, phải học suốt đời. Cái gì ở xứ Phù Tang cũng là nghệ thuật. Mỗi cử chỉ nhỏ là một biểu tượng. Một nhà sư có thể giải thích cho bạn tại sao người ta trồng cây này, không trồng cây khác, tại sao trồng ở nơi này, không ở chỗ khác; cây cầu không phải chỉ để qua suối, những con cá muôn mầu không phải chỉ là vật trang trí.

                        Những luống đá, sỏi trên sân chùa là một trạng thái của tâm hồn. Cào sân là một cách thiền.

                        Một hoà thượng trụ trì một hôm nhìn sân đá vừa cào, hỏi người cào sân: đệ tử có gì bất an trong lòng? Người cào sân ứa nước mắt, thú thực có chuyện buồn trong gia đình, khiến cho tâm động, để cái bất ổn trong tâm trí hiện trên đường chổi, trên những luống đá sỏi.

                        Người tu hành không có người hầu hạ, phải thức dậy từ 3, 4 giờ sáng để lau chùi, quét dọn và kinh kệ. Tham dự vào đời sống hàng ngày cũng thuộc hoạt động của người tu hành. Tu hành là đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, không phải từ bỏ đời sống.

                        Trước khi đọc kinh phải học tập để hiểu ý nghĩa, không phải chỉ ê a cho có. Đọc kinh mỗi ngày khi hiểu kinh để những lời kinh thấm vào đầu óc, thể hiện trong cách xử thế, không phải để cho Phật vui lòng. Cũng không phải cầu xin gì, ngoài việc nhờ Phật giúp mình tìm cái thanh tịnh cho tâm hồn.

                        Bữa ăn cực kỳ thanh đạm, không có cảnh các bà, các cô chạy lên, chạy xuống, rót rượu, quạt mát cho các thầy quốc doanh ngồi phưỡn bụng nhậu nhẹt, đưa cay với bia, với Martell đắt tiền, đùa dỡn như vỡ chợ.

                        Bữa ăn yên tĩnh, nghe tiếng ruồi bay, bởi vì khi ăn phải suy ngẫm về ý nghĩa của sự dinh dưỡng, về thiên nhiên, về môi trường đã cho cây quả, cơm gạo. Bởi vì Phật tử phải biết sống giây phút hiện tại. Chẻ một sợi rau, rửa chén bát phải đặt hết tâm vào chuyện rửa chén, chẻ rau. Tìm cái vui, cái hạnh phúc trong mỗi cử chỉ nhỏ hàng ngày.

                        Trong nhiều chùa, nhà tu khi ăn để bên cạnh 9 hạt cơm. Một chú tiểu đi thu những hạt cơm đó, đem ra vườn cho chim chóc. Bởi vì khi ăn, khi hưởng thụ, phải nghĩ tới chúng sinh. Người tu hành không sống một mình, không sống cho mình.

                        PHẬT TẠI TÂM

                        Chùa chiền Nhật Bản, đôi khi cao 3 hay 5 tầng, bao giờ cũng hoà hợp với thiên nhiên, với cảnh vật chung quanh. Mỗi ngọn cây, mỗi khóm trúc, mỗi dòng suối đều có ý nghĩa, là biểu tượng cho một triết lý sống.

                        Người ta không vạt cả một ngọn núi, san bằng ngọn đồi để làm những ngôi chùa to tổ bố, bê tông cốt sắt, trang trí xanh, đỏ, tím vàng, để vênh váo khoe khoang đã xây một ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á.

                        Riêng chuyện tàn phá thiên nhiên, kho tàng của đất nước, đã là một cái tội nặng ngàn cân. Chưa nói tới chính sách ngu dân thô bạo.

                        Người Nhật biết kính trọng môi trường trước khi từ ngữ đó ra đời. Ở VN cũng vậy, chùa chiền ngày xưa có bao giờ kệch cỡm, thô tục như ngày nay?

                        Phật không trọng hình thức. Phật không đòi chùa bạc tỷ. Phật tại tâm.

                        Chuyện xưa: một chú sãi theo một vị chân tu học đạo. Mặc dù siêng năng, thuộc lòng kinh kệ, suốt ngày rung chuông gõ mõ, vẫn bị thầy chê là chưa hiểu giáo lý nhà Phật. Một đêm trời cực kỳ lạnh, thầy trò đốt hết vật dụng trong nhà để sưởi. Hết bàn ghế, giường tủ, thầy sai trò vào chánh điện, tìm những gì có thể đốt được. Trò mang hết chổi cùn, rế rách ra đốt. Lửa tàn, trời lạnh hơn nữa, thầy sai trò đi tìm củi. Chú sãi vào chánh điện, quả thực không còn gì, ngoài tượng Phật bằng gỗ quý. Đành gãi đầu, gãi tai, mang ra, đốt. Thầy khen đệ tử đã bắt đầu hiểu giáo lý nhà Phật.

                        NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC

                        Ngoài khía cạnh mỹ thuật, không xa với nghệ thuật, mỗi ngôi chùa Nhật Bản là một kỳ công kiến trúc. Ngày nay người ta hiểu tại sao một ngôi chùa 5 tầng đứng vững hàng ngàn năm ở một xứ động đất như cơm bữa.

                        Chùa Nhật, trừ ngoại lệ, cất 100% bằng gỗ, vật liệu thiết kế mềm nhất, tự uốn mình khi đất rung động. Chùa không có một cây đinh, tất cả đều là gỗ lắp với nhau, khi bị lay động, những then gỗ dựa nhau, cản sức chuyển động. Mỗi tầng độc lập với nhau, không gắn liền một khối; khi gió bão những nơi bị lay động không kéo cả toà nhà đổ theo. Những tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, khi động đất, toà nhà lắc lư, như một điệu múa của rắn, tạo quân bình. Nếu tầng dưới nghiêng về bên phải, tầng trên nghiêng bên trái. Tất cả những thành phần di động, uyển chuyển đó dựng chung quanh một cột trụ trung tâm vững chắc, để dù lay chuyển tới đâu, toàn bộ kiến trúc cũng có chỗ dựa, để đứng vững ngàn thu.

                        Trong cái kỹ thuật kiến trúc thần tình đó có cả cái triết lý nhu đạo. Lấy cái mềm trị cái cứng, lấy cái yếu chống cái mạnh. Đó là triết lý sống của cây sậy trước gió bão.

                        Những nguyên tắc ngàn xưa đó của chùa chiền Nhật Bản ngày nay được học hỏi, nghiên cứu để xây cất một thành phố với những cao ốc đồ sộ nhưng an toàn ở những thành phố bị động đất thường xuyên ở Nhật Bản.

                        Mặc dầu vậy, người ta không kiêu ngạo, khoe khoang. Người ta để cái độc quyền vỗ ngực huênh hoang cho những người chưa xây xong cầu đã sập, vừa khánh thành đường đã ngập ổ gà.

                        Hy vọng không có người Nhật nào mò tới thăm viếng những động ma quỷ, gọi là chùa, người Cộng Sản dựng lên để làm tiền. Và thâm độc hơn nữa, để thực hiện chính sách ngu dân, đưa dân trở lại thời đại đồ đá với thần núi, thần đá, với vong hồn suốt ngày ra rả vòi tiền.

                        Qua ngưỡng cửa một ngôi chùa Nhật, hay một ngôi chùa ở miền Nam trước 75, người ta rũ bụi trần, bước vào thế giới thanh tịnh từ bi. Qua cửa của chùa VN ngày nay, người ta bước vào thế giới ma quái của oan hồn, của ‘’vong‘’ ngất nghểu, ra rả đòi tiền như nặc nô đòi nợ.

                        Đó không phải là Phật giáo. Đó không phải là Phật Giáo Việt Nam. Khổng Tử: danh có chính, ngôn mới thuận. Albert Camus: dùng chữ không chỉnh là đem cái hỗn loạn vào cái hỗn loạn đã có. Hãy trả chùa chiền cho Phật, cho những người tu hành, cho Phật tử.

                        Paris, cuối tháng 3/2019

                        TỪ THỨC ( tuhuc-paris-blog.com )
                        Last edited by TrucLam; 12-12-2020, 10:11 PM.

                        Comment


                        • #43
                          Nhật Bản, Cuối Thu...

                          19/12/2019
                          Nguyễn Q.
                          Nguồn: Việt Báo

                          Năm nay, qua Nhật cuối tháng mười một thì cũng đã gần cuối mùa thu, không biết còn lá vàng không. Mùa thu ở đây, dù không đặc thù như mùa hoa đào, không mênh mông như mùa thu ở upstate New York, Boston, New Hampshire hay Vermont...mà có lần đã suýt đi lạc trên đường lái xe đi Montreal chỉ thay vì nhìn đường lại cứ mãi mê nhìn những tấm thảm rực rỡ đủ màu trải dài phủ kín những dãy núi xa ẩn hiện những căn nhà sơn trắng đó đây, nhưng mùa thu ở đây rất đỗi mượt mà. Vô cùng gần gủi với những cây phong trên khắp đường mình đi, đã đổi màu vàng đỏ trong nắng sớm. Đi giữa phố xá, đền chùa... mà cảm được cái lạnh của mùa thu nhẹ nhàng len lõi trong da thịt. Không còn lá vàng cũng không sao bởi có bao nhiêu điều để sống với trong hai tuần ở đây ngoài việc nhìn lá vàng... Kỳ nầy, chỉ ở Tokyo và Kyoto thôi, nhưng nhất định phải trở mấy quán ăn quen thuộc mình thích và tìm thêm những quán ăn mới nghe tiếng mà chưa có dịp trải nghiệm. Rồi chắc phải dàn xếp đi Osaka một ngày, thử mấy tiệm ăn mà ông sushi chef và một cô waitress ở một tiệm sushi gần nhà chỉ cho.

                          Làm reservation ở những tiệm ăn có chút tiếng tăm vô cùng khó khăn, phải làm qua khách sạn có tên tuổi vì họ sợ khách làm reservation rồi xù không tới vì tiệm thường chỉ chừng mười mấy ghế. Làm reservation qua khách sạn mà no show, hay đến quá trể, khách sạn sẽ charge tiền dùm cho tiệm ăn, đôi khi gấp đôi cả tiền bữa ăn, thường là preset menu. Có người qua Nhật thường xuyên nói có chiều hướng các tiệm ăn nổi tiếng sẽ không còn nhận reservation mà chỉ dành cho khách mời, hay được giới thiệu mà thôi.

                          Buổi trưa ngồi gần một cặp vợ chồng Mỹ ở một tiệm sushi vùng Rappongi. Ông chồng làm music producer ở Tennessee, đã qua Nhật nhiều lần chỉ để ... ăn. Vì là người đồng hương nên có nhiều chuyện để hỏi thăm, chia xẻ. Nhưng quanh quẩn mọi chuyện rồi cũng dẫn tới Japanese food - sushi. Đó chẳng phải là lý do chính mà mình tới đây hay sao? Hỏi họ có biết Jiro Sushi, được coi là tiệm sushi 3-starred Michelin hàng đầu trên thế giới, vừa bị Michelin đưa ra khỏi danh sách của họ ngày hôm trước không. Không phải vì Ông Jiro nay đã gần 95 tuổi, mất dần hào quang, không thể ra tiệm hằng ngày mà giao cho người con trông coi nên tiệm đi xuống, không còn xứng đáng nằm trong danh sách, mà chỉ vì không còn nhận reservation của thường nhân. Chỉ dành cho khách mời, hay dignitaries, mà thôi!

                          Hai vợ chồng rất ngạc nhiên, họ nói vừa mới ăn trưa ở đó hôm qua. Hỏi làm sao mà làm reservation được, họ nói họ rất may mắn. Sau nhiều lần cố gắng mà không có hy vọng gì, bỗng nhiên hôm qua có người cancel vào phút chót và họ được thế vào. Thế thì trải nghiệm được gì khi phải qua nhiều gian khổ như thế. Người chồng nói amazing food nhưng ridiculously expensive, hơn 900 dollars cho hai người. Mỗi người được hai mươi ba miếng và phải ăn trong khoảng nửa giờ. Người vợ than phiền mình chưa nuốt xong miếng nầy họ đã bỏ ra miếng khác trên khay. Ham nói chuyện chưa kịp ăn, người hầu bàn đã, nhỏ nhẹ thôi, nhắc chừng thôi đừng nói nữa, ăn dùm đi, có xuất khác đang chờ!

                          Chuyến qua Nhật lần trước, buổi sáng lấy subway tới tiệm Jiro Sushi nầy ở khu Ginza, dĩ nhiên là chỉ đứng ngoài nhìn vào cho mở mang kiến thức thôi, hỏi mấy người đang làm việc cho chụp vài tấm hình được không, họ trả lời rất lễ phép: no, you do not have to. Nhật mà!

                          Cứ tưởng chỉ có mình là ham ăn nhưng so với cặp vợ chồng nầy chưa thấm vào đâu. Nghe kể, sau khi ăn trưa ở Jiro Sushi hôm qua, họ đi ăn tối ở một tiệm Ý nào đó rất nổi tiếng. Food dĩ nhiên là amazing rồi vì họ highly recommended. Hôm nay, sau bữa trưa ở đây, họ sẽ đi quanh quẩn đâu đó vì trời mưa để đợi lúc xế chiều trải nghiệm ở một tiệm tempura rồi tối sẽ ăn ở một tiệm sushi khác! Ăn để mà chết chắc! Có những tiệm tempura ở đây không biết có lăng bột gan rồng không mà cũng có Michelin star và khách phải trả cả hơn trăm bạc mỗi người.

                          Nói tới Japanese food người ta hay nghĩ tới sushi, nhưng sushi chỉ một phần. Người Nhật không ăn sushi ở nhà thường ngày. Thức ăn nấu chín, xà-lách, rau cải, trái cây ... của người Nhật rất đặc sắc. Có người bạn Nhật nói người Nhật mang thức ăn mọi nơi trên thế giới về rồi cải tiến, sửa đổi cho ngon hơn. Mà đúng như thế. Bánh Tây: baguettes, croissants... thấy là cầm lòng không đậu. Kaseiki dinner như cơm cung đình của Huế với không biết bao nhiên chén dĩa. Yakitori. Steak. Chicken. Cá đút lò. Pickles đủ loại. Thức ăn Ý: một diã seafood spagetti chỉ $15 hai người ăn không hết ở một tiệm ăn bình dân trong nhà ga Kyoto nhưng không một tiệm Ý nào quanh vùng Little Saigon có thể so sánh nổi. Mỗi khi qua Nhật không thể không mua một cái old-fashioned donut 95 cents chỉ có ở 7Eleven, thêm một ly cafe đen 99 cents café xay ngay tại chổ là khởi đầu một ngày rất hoành tráng rồi. Trứng gà lòng đỏ không vàng mà đỏ như vỏ trái lựu. Chỉ tiếc một điều là họ thường bỏ nhiều bột ngọt quá trong ramen và udon, rất khổ cho những người cực kỳ dị ứng với bột ngọt như mình. Không lý vào tiệm udon hay ramen mà kêu một chén cơm trắng với một dĩa chicken karaage hay chọn bài ba miếng tempura thì quá chướng.

                          Qua Nhật lần nầy là lần thứ chín, nhưng vẫn còn nôn nóng muốn đi. Có quá nhiều điều muốn học, muốn nghe, muốn thấy ở xứ nầy. Có ai không muốn nghe lại một bài hát hay, đọc lại một cuốn sách quý? Chưa có một xứ sở nào mà truyền thống và văn minh, nay là thông tin công nghệ, hài hòa dến thế. Những tiệm ăn nhìn rất xập xệ, chỉ vài ba người hầu bàn mà người nào cũng dùng handheld device để lấy order. Vừa lấy order xong là người nấu đang đứng trong bếp đã có tờ giấy in ra trước mặt rồi.

                          Lần nầy, nói về thẻ Suica. Những chuyến đi trước, khi nào cũng mang theo một cái bọc nhỏ đựng bạc kên. Mỗi khi vào tiệm mua một ly cà phê, vài ba cái bánh ngọt, một miếng chocolat hay vài ba trái apple là lấy cái bao ra, đổ hết tiền lên khay của người bán hàng để tùy họ lấy bao nhiêu thì lấy, còn bao nhiêu bỏ lại vào trong bao. Lần nầy thì biết rồi. Lúc ra JR station đổi JR pass và đặt vé đi Kyoto, luôn tiện mua một cái thẻ Suica, tương tự như debit card ở Mỹ, nhưng vô cùng giản tiện. Không cần ra ngân hàng, không cần gặp ai, chỉ cần tìm cái máy có bán thẻ nầy cạnh không biết bao nhiêu là máy khác bán vé xe lưả ở mọi nhà ga, bỏ vào số tiền mình muốn mua và máy sẽ in ra một cái thẻ, thế là xong. Nếu mình muốn, có thể in cả tên mình lên thẻ để nếu bị mất có thể làm thẻ khác. Khi mua xong những món hàng nhỏ chỉ đặt cái thẻ trên cái reader trước mặt người bán hàng là coi như trả xong tiền. Trước dây, mỗi khi đi xe bus phải chuẩn bị chính xác tiền lẻ để bỏ vào máy trước khi xuống, nhiều lúc chỉ vì mình mà không biết bao nhiêu người phải chờ. Nay thì chỉ đặt cái thẻ trên cái reader cạnh người tài xế rồi lẹ làng xuống xe, không làm phiền ai. Muốn biết thẻ còn bao nhiêu, đã xài gì, ở đâu, chỉ bỏ thẻ vào máy và máy sẽ hiện hay in ra tại chổ cho mình.

                          Đã cuối mùa thu nhưng vẫn còn mùa cảm cúm. Đi đâu cũng thấy người mang mask. Trước khi đi cẩn thận mang theo vài cái mask xin ở phòng mạch bác sĩ, nhưng ở đây, tiệm tạp hoá, 7Eleven, Family Mart nào cũng treo bán đầy ngoài cửa. Dù không ho cũng lợi dụng cơ hội mang cái mask vào để cố gắng tập bớt nói đi, nói nhỏ lại, để được nghe, được nhìn nhiều hơn, để thêm suy ngẫm, để sống tỉnh thức...như những cái YouTube Góc Suy Ngẫm, Thiền Học..hay mấy cái link, bài viết..của bạn bè gởi cho đã dạy. Tập nói ít đi để chú tâm vào việc săn sóc thân xác, chăm bón trí tuệ, đọc nhiều hơn, cho mỗi ngày có thêm những cành lá mới.... Có niềm vui nào bằng vượt hơn chính bản thân mình của ngày hôm qua, của một giờ trước? Tập nói ít đi để đừng ba hoa nói những điều mình không biết tới nơi tới chốn làm thú tiêu khiên ở đời. Để đừng lấy chuyện mình tưởng mình biết hơn người khác làm điều tự hào. Để cẩn trọng hơn trong cách sống, trong tương quan với người khác- dù thân, dù sơ. Để biết chia xẻ với áp đặt khác nhau rất xa. Để tập từ bỏ. Cuộc đời rốt lại như chiếc xe chạy trên đường. Muốn ít hao xong, chạy được lâu, không nằm đường, ngồi rộng rãi, thoãi mái... mà thấy cục gạch, viên đá nào cũng dừng lại mang lên xe. Phải sở hữu, phải của mình mới bằng lòng mà không biết trên đường đi còn vô số viên gạch, hòn đá đẹp hơn đang chờ. Không cần phải chất lên xe cũng là của mình. Khi tới cuối đường, xe đã không còn thì gạch đá thu lượm đi về đâu? Giới trẽ bây giờ không còn cho việc tích lũy hàng khủng, đắt tiền là quan trọng mà dùng thời giờ và tiền bạc để trải nghiệm: đi và ăn.

                          Biết là tri dị hành nan, nhưng cứ gắng... Không gieo có đâu mà gặt. Không dành dụm để tiền vào nhà băng thì tiền đâu ra ATM mà rút. Không mua vé số thì không nên than phiền số mình thiếu may mắn, chẳng bao giờ trúng được cái chi?

                          Có một người rất nổi tiếng, gây ra không biết bao nhiêu tranh cãi trong gần sáu mươi năm qua và sẽ còn nhiều năm nữa sắp tới, đã viết trong tự truyện khi gần cuối đời: Rốt cuộc, tôi không biết gì, không có ý định gì cả nên cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không’, không có gì đáng nhớ, đáng nói... Còn có gì cần nói thêm nữa không?

                          Mấy hôm nay Tokyo mưa lạnh lại có thêm chút không khí Giáng Sinh vì nhiều nhà ga, thương xá, khách sạn đã treo đèn và trưng bày cây thông. Không hoành tráng như ở mấy thành phố u Tây, nhưng rất nhẹ nhàng. Có nơi lại có hàng chữ mà mình ít thấy: Happy Christmas! Tìm ra được Jingu Gaiden Ginkgo Ave. để đến hai lần coi những hàng cây Ginkgo đầy lá vàng rực rỡ với những quán cà phê rất thơ mộng dọc bên đường làm mình chỉ muốn ngồi lại suốt ngày. Người đi như trẫy hội, thấy ai cũng vui!

                          Đêm cuối ở Tokyo, dọn về ở Tokyo Bay vì muốn đi quanh vịnh vài ba giờ buổi chiều, chụp vài ba tấm hình lúc tối đèn lên và lúc mặt trời mọc để thêm vào cuốn lịch năm 2011 vì sẽ có nhiều hình mùa thu rồi. Sáng sớm trước khi ra ga đi Kyoto, đi quanh vịnh một vòng và tìm ra được một công viên còn lá vàng dù lúc nầy đã cuối thu. Rất lạnh nhưng quá đỗi bình yên. Thỉnh thoảng mới có một người vội vàng đi ngang qua, còn không thì chỉ có mình với đàn chim đang kiếm ăn trên sân vắng, dọc theo bốn hàng cây lá vàng đã bắt đầu sáng lên trong nắng sớm.

                          Đang nhìn trước nhìn sau thì đằng xa có bốn người đi lại, chắc là một gia đình người Nhật. Cậu bé đi ngoài mặc chiếc áo jacket đỏ mang giày neon nổi bật lên giữa mấy hàng cây, chụp vội mấy tấm hình rồi chận họ lại, đưa cho họ coi và xin e-mail để gởi cho. Họ cho nhưng chắc nghĩ mình sẽ không bao giờ gởi, du khách nào mà bỏ thì giờ làm việc tào lao, trời ơi đất hỡi nầy!

                          Email mấy tấm hình cho họ lúc ngồi trên xe lửa đi về Kyoto và nhận được trả lời trước khi tới. ‘Thank you for your nice photos. We are lucky.’. Có chút vui vui trong lòng khi nghĩ tới sự ngạc nhiên và niềm vui họ có khi nhận được những tấm hình không mong đợi của gia đình. Nhưng họ đâu biết được người lucky cũng chính là mình. Nhờ họ, tự nhiên xuất hiện đúng nơi, đúng lúc, mà mình có được một tấm hình ưa thích để bỏ vào lịch chia xẻ với bạn bè, đồng nghiệp. Nhưng quan trọng hơn, mình được vui chung trong niềm vui của họ.

                          Nhớ lần về lại Huế sau mấy mươi năm, chụp được tấm hình cuả đôi vợ chồng đang câu cá sáng sớm trên sông Hương, rất thích, phóng lớn treo trong phòng làm việc rồi gởi cho ông Cậu, một người cũng ham chữ nghiã như mình, xem. Ông trả lời: hình đẹp vì có người. Cảnh mà không có người thì chẳng đẹp chi. Người đã làm cho tấm hình thêm đẹp ở đây không phải là người mẫu chân dài chân ngắn, mà là một cặp vợ chồng câu cá kiếm sống, dù nhìn từ xa trên thành cầu vẫn thấy chiếc nón lá tã tơi và chiếc áo bạc màu sờn vai.

                          Chuyến đi nầy gặp quá nhiều người Việt ở Tokyo và Kyoto. Hầu hết còn rất trẽ và đang làm nghiên cứu sinh. Một hôm bên đó, tình cờ vào YouTube của một người thanh niên Việt Nam đang ở Nhật đã từng là nghiên cứu sinh mấy năm nói về một tin không vui mà TV Nhật đang nói tới. Có mấy người nghiên cứu sinh Việtnam gây gỗ rồi hành hung một người chủ Nhật. Video chiếu cảnh người chủ nói lập đi lập lại ‘tao đã nói bọn mầy đừng nói dối mà tại sao bọn mầy cứ tiếp tục nói dối ...’

                          Có lẽ gia đình những người nghiên cứu sinh nầy đã phải trả một khoảng tiền lớn cho những tổ chức đưa họ sang đây, hy vọng không những họ sẽ làm nhiều tiền để dành, gởi về phụ giúp gia đình trả nợ, mà còn đem theo sự huấn luyện ở đây khi trở về để có một công việc tốt, lương bổng cao. Nhưng theo anh YouTube nầy, nghiên cứu sinh thật sự chỉ là cheap labor, không toàn màu hồng như nhiều người vẫn nghĩ. Thù lao rất rẽ, làm việc rất dài ngày và có khi cả mấy tháng không có được một ngày nghỉ. Trách ai? khi mà tất cả mọi người bị cuốn hút trong một xã hội cổ xúy dùng của cải vật chất, bất kỳ từ đâu tới, làm thước đo sự thành đạt của con người. Các thành phố Sài gòn, Hà Nội... còn bao nhiêu nhà sách, có bao nhiêu thư viện? Sách chưa phát hành đã có ấn bản giả bán ngoài vĩa hè thì làm sao những người viết sách còn tâm huyết, phương tiện để tiếp tục viết lách. Có kênh truyền hình nào có chương trình Đố Vui Để Học? Những tờ báo chỉ muốn loan tin ca sĩ nầy mới mua xe xịn, người mẫu hoa hậu kia mới tậu một căn hộ khủng, nhạc sĩ nọ với vợ mới chia tay... để câu độc giả.

                          Nói chi tới nghiên cứu sinh, ngay cả những người Nhật trẽ tuổi cũng khó khăn. Thấy họ làm việc, cung cách đối xử với khách hàng mới thương. Trời mưa gió rất lạnh mà phải đứng ngoài cửa để đưa dù cho khách của khách sạn. Những người thiếu nữ chạy bộ kéo xe cho du khách nặng cả trăm pound trên những con đường dốc. Vì thương con mà hay thương lây những người trẽ còn lận đận. Nhưng tuổi trẽ mà, rồi họ sẽ tìm cách thích ứng với hoàn cảnh để vươn lên. Sự khó khăn tôi luyện con người. Không ai có thể nằm đắp chăn đọc truyện Kim Dung mà trở thành TrươngVô Kỵ, Quách Tĩnh với Kiều Phong! Như mình đây, không có một cái giường riêng cho đến khi vào nội trú ở đại học. Thời tiểu học, đạp xe cả giờ đến trường khi trời còn tối mịt. Gặp lúc trời mưa, phải quấn quần dài lên cổ vì gia thân chỉ có hai cái, mưa ướt rồi làm sao. Thời trung học, mùa hè ngủ bằng miếng váng trên mái nhà hay cạnh bờ sông chờ đêm khuya dùng đèn đường học thi. Rồi cũng xong!

                          Ở Kyoto, nhiều đền chùa vẫn còn ... mùa thu: Eikendo, Arashiyama, Tenryuji, Tofukuji... Thiên nhiên đã đẹp lại có thêm bàn tay người săn sóc nên đẹp thêm bội phần. Như một người đàn bà, trời sinh đã đẹp lại còn biết cách chăm sóc, trau chuốt cho mình thì có chi bằng.

                          Những nơi nầy đã đến nhiều lần rồi nhưng mỗi lần đi lại vẫn thấy cái mới. Vẫn còn muốn chậm rãi đi quanh, hay ngồi xuống cạnh bên bờ hồ, để nhờ cảnh giới mà soi rọi mình hơn. Có những cặp thanh niên nam nữ ăn mặc giản dị ngồi rất lâu với nhau trên hành lang của chùa hướng ra khu vườn nhỏ có mấy cây lá vàng và vài tảng đá. Có người ngồi hướng ra bờ hồ nhắm mắt tĩnh tâm mặc cho mọi xôn xao chung quanh. Không phải chỉ khuôn mặt mà cả người họ toát ra mộ vẽ thanh thoát, ung dung tự tại làm sao.

                          Có điều, những chỗ nầy nhiều người đi xem quá. Tìm ra được một góc đẹp, vừa mới đưa máy ảnh lên thì đã có mấy cô mặc kimono đủ màu hiện ra trong ống kính, rồi kêu gọi nhau bằng tiếng Tàu ơi ới. Rất khổ tâm.Vì thế mà có nhiều nơi phải trở lại lúc sáng sớm trước khi mở cửa, hy vọng sẽ kiếm được vài ba tấm hình không có những cô mặc kimono nầy, thì nắng lại chưa lên!

                          Hai tuần nầy không rớ tới cái keyboard. Có mang theo cuốn sách để thực tập vổ tay đếm nhịp nhưng không mang ra khỏi cái backpack vì mãi chạy theo mấy cây lá vàng, mấy miếng cá sống, thịt gà nướng, baguettes, croissants, 7Eleven donut, 99-cent coffee...Khi trở về, không biết phải mất bao lâu mới tìm ra cái middle C nằm ở đâu. Nhưng không sao, cứ vô tư mà trở lại từ đầu. Đến đích chắc gì vui hơn như khi đang trên đường đi tới.

                          Lúc đi không an tâm vì không biết cứ đi hoài như vậy thì công việc trong sở ai lo, vì thế mà phải mang theo cái laptop, thế mà cả hai tuần chỉ nhận một tin nhắn của một người nhờ reset lại password! Bộ không ai làm việc trong mùa Thanksgiving hay sao? Hay system mình setup đã quá ổn định rồi?
                          Hiểu ra mình chẳng quan trọng chi, chẳng cần thiết nhiều cho ai như mình vẫn tưởng. Không mợ chợ vẫn đông...


                          Nguyễn Q.
                          Tháng Mười Hai, 2019.

                          Comment

                          Working...
                          X