Các bạn đọc Thân mến
Cám ơn các bạn đã góp vui cho bài viết. Hy vọng nội dung dưới đây có vài yếu tố đáp ứng đúng comment đầy khuyến khích của bạn LP :
Hướng Nam của Moree ( gần Sydney hơn ) là thị trấn Narrabi . Thị trấn này khoản 6,000 người bằng 6/10 Moree. Ai đã đến đây, nếu chạy thêm 25km về hướng tây sẽ thấy một hệ thống " đồ chơi của Úc về thiên văn " loại Compact Array Telescope . Tên của nó là The Paul Wild Observatory , Narrabi .
Với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, "đồ chơi xịn " năm nao của viện CSIRO (Commonwealth Scientific and Industrial Research ) này đang dần dà trở thành đồ cổ ! Hệ thống được xây dựng từ 1981, đến nay vẩn còn hoạt động gồm 6 cái dĩa như hình ở trên, đường kính 22m, nặng 270 tấn. 1 cái cố định, 5 cái tự di chuyển được với vận tốc 4km/hr trên đường rầy rộng 9.6m, dài 3 km. Đường rầy nầy cách dĩa cố định 3km và tất cả đều nằm ngang thay vì cong theo mặt đất ( để có được những đường song song vào vũ trụ ).
Vào đây tham quan cũng biết thêm được vài điều khái quát được ghi trên các bảng trưng bày, đại khái như sau :
Đã từ rất lâu con người đã biết quan sát bầu trời đầy sao, tùy vào phong tục tập quán của họ mà có mục đích khác nhau như đoán số, tìm phương hướng ...
Điển hình như ở VN trước 75 đi lính hải quân :
"Nhớ em nhìn sao đêm
Đếm sao mà vững lòng
Vững lòng càng thương hơn
Tình nào cho em tình nào cho nước ! "
Từ đó mới có nhu cầu để phát minh ra telescopes ( viển vọng kính / kính thiên văn ) vào năm 1600s . Trước đó, ở EU người ta đã có sơ đồ Thái dương hệ . Ở China đã có chi tiết các chòm sao 1500 năm trước Công nguyên .
(Early Chinese star chart gồm 1,345 Sao , dùng mắt ,vẽ tay vào thế kỷ thứ 7 )
Nói về viển vọng kính, người ta phân biệt :
Kính quang học ( Optical telescopes ) loại này dựa vào ánh sáng thu nhận rồi phóng đại để quan sát vật thể trên trời . loại nhỏ thì dùng kính ( lenses ) và mắt thường như ống nhòm , lớn thì dùng gương ( mirrors) và máy để phân tích các dữ liệu thu thập được .
Kính làn sóng điện ( Radio telescopes ) : dựa vào làn sóng điện thâu nhận được từ không gian để tạo hình và nhận dạng sự hiện diện của thiên thể đó . Khám phá vào năm 1947 đối với mặt trời ,cho thấy ngoài ánh sáng ( nếu có ) của thiên thạch, đám bụi hoặc gas còn phát ra nhiều thứ khác trong đó có sóng điện từ . Tấm hình dưới đây là sự khác biệt của Jupiter qua ống kính quang học và sóng điện từ .
Đồ chơi ở đây thuộc loại thứ nhì, radio telescopes, nhìn giống radar nhưng chúng chỉ là cần ăn-ten , cổng vào có bảng cấm thiên hạ "turn on" cell phones, 2 ways radios, ngay cả microwave oven ! Bên cạnh có bảng coi chừng rắn ( địa điểm hoang vu, mấy con rắn ở đây trùng màu đất,màu cỏ úa để không bị chim ăn và dễ săn mồi, nếu mình không thấy đi đạp lên nó là phiền lắm !
Cường độ và số lượng tín hiệu nhận được tỉ lệ thuận với độ lớn của cái dĩa tuy nhiên thay vì làm 1 dĩa có đường kính 6km , người ta làm ra nhiều dĩa nhỏ 22m ( compack array) di chuyển được rồi tổng hợp / so sánh các tín hiệu ở nhiều vị trí để tạo hình ( phần nào giống nhau thì giữ, khác nhau thì loại ) . Tín hiệu nhận được (độ dài sóng từ 20cm đến 3mm ) sẽ được khuếch đại một ngàn triệu lần cho nên nhiễu tự sinh ( noise) trong quá trình đó cũng phải được giới hạn tối đa bằng cách ngâm máy thu trong phòng lạnh -261 độ C ...
Bạn nào thích có thể click vào đường link phía dưới để xem thêm nhiều hình thiên hạ chụp tại đây :
Tín hiệu nhận được trên bề mặt cong của dĩa sẽ phản chiếu hội tụ tại 1 điểm ( tiêu cự ?) trên đỉnh tháp của dĩa , sau đó được đưa vào control room để phân tích , theo dõi và nhận định. Cuối cùng tất cả các dữ liệu ngày nay đều được đưa lên internet để mọi người từ các nhà thiên văn học đến người bình thường có thể tham khảo và tìm hiểu thêm. Bạn nào muốn lội vào rừng trong lãnh vực nầy , hãy click vào đường link dưới đây với nhiều chi tiết đang xảy ra (live)
Thân ái chúc các bạn vui
NTT
Cám ơn các bạn đã góp vui cho bài viết. Hy vọng nội dung dưới đây có vài yếu tố đáp ứng đúng comment đầy khuyến khích của bạn LP :
--~o~--
Hướng Nam của Moree ( gần Sydney hơn ) là thị trấn Narrabi . Thị trấn này khoản 6,000 người bằng 6/10 Moree. Ai đã đến đây, nếu chạy thêm 25km về hướng tây sẽ thấy một hệ thống " đồ chơi của Úc về thiên văn " loại Compact Array Telescope . Tên của nó là The Paul Wild Observatory , Narrabi .
Với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, "đồ chơi xịn " năm nao của viện CSIRO (Commonwealth Scientific and Industrial Research ) này đang dần dà trở thành đồ cổ ! Hệ thống được xây dựng từ 1981, đến nay vẩn còn hoạt động gồm 6 cái dĩa như hình ở trên, đường kính 22m, nặng 270 tấn. 1 cái cố định, 5 cái tự di chuyển được với vận tốc 4km/hr trên đường rầy rộng 9.6m, dài 3 km. Đường rầy nầy cách dĩa cố định 3km và tất cả đều nằm ngang thay vì cong theo mặt đất ( để có được những đường song song vào vũ trụ ).
Vào đây tham quan cũng biết thêm được vài điều khái quát được ghi trên các bảng trưng bày, đại khái như sau :
Đã từ rất lâu con người đã biết quan sát bầu trời đầy sao, tùy vào phong tục tập quán của họ mà có mục đích khác nhau như đoán số, tìm phương hướng ...
Điển hình như ở VN trước 75 đi lính hải quân :
"Nhớ em nhìn sao đêm
Đếm sao mà vững lòng
Vững lòng càng thương hơn
Tình nào cho em tình nào cho nước ! "
Từ đó mới có nhu cầu để phát minh ra telescopes ( viển vọng kính / kính thiên văn ) vào năm 1600s . Trước đó, ở EU người ta đã có sơ đồ Thái dương hệ . Ở China đã có chi tiết các chòm sao 1500 năm trước Công nguyên .
(Early Chinese star chart gồm 1,345 Sao , dùng mắt ,vẽ tay vào thế kỷ thứ 7 )
Nói về viển vọng kính, người ta phân biệt :
Kính quang học ( Optical telescopes ) loại này dựa vào ánh sáng thu nhận rồi phóng đại để quan sát vật thể trên trời . loại nhỏ thì dùng kính ( lenses ) và mắt thường như ống nhòm , lớn thì dùng gương ( mirrors) và máy để phân tích các dữ liệu thu thập được .
Kính làn sóng điện ( Radio telescopes ) : dựa vào làn sóng điện thâu nhận được từ không gian để tạo hình và nhận dạng sự hiện diện của thiên thể đó . Khám phá vào năm 1947 đối với mặt trời ,cho thấy ngoài ánh sáng ( nếu có ) của thiên thạch, đám bụi hoặc gas còn phát ra nhiều thứ khác trong đó có sóng điện từ . Tấm hình dưới đây là sự khác biệt của Jupiter qua ống kính quang học và sóng điện từ .
Đồ chơi ở đây thuộc loại thứ nhì, radio telescopes, nhìn giống radar nhưng chúng chỉ là cần ăn-ten , cổng vào có bảng cấm thiên hạ "turn on" cell phones, 2 ways radios, ngay cả microwave oven ! Bên cạnh có bảng coi chừng rắn ( địa điểm hoang vu, mấy con rắn ở đây trùng màu đất,màu cỏ úa để không bị chim ăn và dễ săn mồi, nếu mình không thấy đi đạp lên nó là phiền lắm !
Cường độ và số lượng tín hiệu nhận được tỉ lệ thuận với độ lớn của cái dĩa tuy nhiên thay vì làm 1 dĩa có đường kính 6km , người ta làm ra nhiều dĩa nhỏ 22m ( compack array) di chuyển được rồi tổng hợp / so sánh các tín hiệu ở nhiều vị trí để tạo hình ( phần nào giống nhau thì giữ, khác nhau thì loại ) . Tín hiệu nhận được (độ dài sóng từ 20cm đến 3mm ) sẽ được khuếch đại một ngàn triệu lần cho nên nhiễu tự sinh ( noise) trong quá trình đó cũng phải được giới hạn tối đa bằng cách ngâm máy thu trong phòng lạnh -261 độ C ...
Bạn nào thích có thể click vào đường link phía dưới để xem thêm nhiều hình thiên hạ chụp tại đây :
Tín hiệu nhận được trên bề mặt cong của dĩa sẽ phản chiếu hội tụ tại 1 điểm ( tiêu cự ?) trên đỉnh tháp của dĩa , sau đó được đưa vào control room để phân tích , theo dõi và nhận định. Cuối cùng tất cả các dữ liệu ngày nay đều được đưa lên internet để mọi người từ các nhà thiên văn học đến người bình thường có thể tham khảo và tìm hiểu thêm. Bạn nào muốn lội vào rừng trong lãnh vực nầy , hãy click vào đường link dưới đây với nhiều chi tiết đang xảy ra (live)
Thân ái chúc các bạn vui
NTT
Comment