Announcement

Collapse
No announcement yet.

TÌM CHÂN DUNG TÌNH BẠN QUA TRUYỆN NGƯỜI XƯA

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • TÌM CHÂN DUNG TÌNH BẠN QUA TRUYỆN NGƯỜI XƯA

    TÌM CHÂN DUNG TÌNH BẠN

    QUA TRUYỆN NGƯỜI XƯA



    ************************************************** ************************************************** *************************

    Tóm lược:

    [justify]Lưu Bình và Dương Lễ là bạn kết nghĩa với nhau. Cả hai cùng đi học và chơi chung với nhau thân thiết lắm.

    Lưu Bình con nhà giàu sang nhưng lại lười biếng không chịu học hành mà chỉ thích ăn chơi. Thi kỳ nào hỏng kỳ đó. Trái lại Dương Lễ rất nghèo nhưng biết phận nên chịu khó học hành đêm ngày. Lưu Bình lại rất tử tế với bạn: Anh ta cho Dương Lễ tiền để mua giấy mực, áo quần, cơm gạo để ăn học.

    Đến kỳ, Dương Lễ thi đậu, được làm quan, ở trong dinh có lính hầu canh gác. Trong khi đó Lưu Bình cờ bạc hết tiền, trở nên nghèo đói. Không tiền, không việc, Lưu Bình tìm đến Dương Lễ. Anh nghĩ là lúc xưa đã giúp bạn tiền để ăn học nên Dương Lễ chắc không bao giờ quên ơn đâu. Hơn nữa anh ta là một người bạn rất tốt.

    Thế rồi Lưu Bình tìm đến nhà quan Dương Lễ. Anh ta không được phép vào gặp ngay mà phải chờ đợi ở ngoài rất lâu. Sau cùng một lính hầu đưa anh ta đến một căn phòng đặc biệt. Khi ra tiếp đón bạn, Dương Lễ trông rất thờ ơ lạnh nhạt như người xa lạ. Dương Lễ không cho tiền bạc gì cả. Đến khi Lưu Bình than đói bụng thì Dương Lễ mới sai lính hầu cho người bạn một bát cơm nguội đựng trong cái bát mẻ, mấy quả cà thiu, và bắt bạn ngồi ăn dưới đất.

    Lưu Bình tức giận thâm gan tím ruột. Khi trở về căn nhà nghèo nàn của anh, anh ta buồn tủi cho số phận mình nên không sao ngủ được đêm hôm đó. Rồi anh ta quyết chí học hành để thi đỗ làm quan cho bằng Dương Lễ. Nhưng than ôi lấy tiền đâu mà mua giấy mực để học bây giờ. Còn áo quần và thức ăn nữa chứ. Anh ta buồn rầu lắm vì không biết giải quyết ra sao.

    Một vài ngày sau có một thiếu phụ trẻ đẹp dọn đến ở căn nhà bên cạnh. Nàng buôn bán tơ lụa. Lưu Bình làm quen với nàng và hai người trở nên bạn thân thiết. Nàng bán lụa để giúp chàng ăn học. Lưu Bình học hành ngày đêm. Sau cùng thi đỗ làm quan và Lưu Bình xin cưới nàng.

    Khi ở trường thi về nhà thì Lưu Bình không thấy ân nhân của mình đâu cả. Anh ta buồn lắm. Nhưng nghĩ tới Dương Lễ, anh ta muốn cho bạn mình thấy là bây giờ anh ta không kém ai.

    Lần gặp gỡ này Dương Lễ lại đón tiếp bạn rất nồng hậu, mời bạn dự yến tiệc thịnh soạn, có đàn ca múa hát để mừng bạn. Khi Lưu Bình còn đang trở lại chuyện cũ để mỉa mai, bấy giờ Dương Lễ mới gọi vợ ra để tiếp rượu bạn. Lưu Bình sửng sốt khi trông thấy Châu Long, người xưa nuôi mình. Thì ra chính vợ của Dương Lễ đã giúp đỡ Lưu Bình ăn học thành tài như ngày hôm nay. Bây giờ Lưu Bình mới hiểu hành động của Dương Lễ ngày trước khi tiếp chàng một cách lạnh nhạt để cho Lưu Bình thấy là anh ta không thể ỷ vào tiền bạc mà sống mãi được. Cho nên Dương Lễ đã không cho bạn một xu, nhưng lại gởi vợ mình đến giúp bạn ăn học. Lưu Bình hiểu rằng mình có được người bạn chí thiết nên mãn nguyện lắm. Từ đó hai gia đình lại càng thân thiết hơn.[/justify]


    ************************************************** ************************************************** *************************


    [justify]Nhân đọc trên NET, bài viết của tác giả Tâm Thanh rất có ý nghĩa trong cuộc sống. Ai trong chúng ta cũng có bạn: bạn tiểu học, bạn trung học, bạn đại học, đồng nghiệp .... Xin mạn phép tác giả để post bài này lên Forums DHSPKT-TD với mục đích chia xẻ và bình luận về đề tài TÌNH BẠN của người đời xưa và thời nay. Thế nào là tri âm tri kỷ ? Việc gởi vợ mình đến giúp bạn ăn học có phải là một kế sách hợp tình hợp lý không? Câu chuyện này có hợp tình hợp cảnh trong thế kỷ 21 này không?

    [/justify]

    Ngày xưa Dương Lễ - Lưu Bình

    Tâm giao tri kỷ hiến tình vì ân

    Ngày nay hỏi khắp thế nhân

    Tìm đâu hai đứa bạn thân Lễ - Bình?



    :caphe::caphe::caphe:

    [justify]Lưu Bình Dương Lễ (LBDL) là một truyện thơ viết bằng chữ Nôm. Ấn bản Thư Viện Quốc Gia có tựa là "Lưu Bình Dương Lễ tân truyện" ghi năm in 1919. Bản của Thư Viện Đại Học Yale "Lưu Bình Dương Lễ sự tích diễn âm" cho là năm 1946-1956; như vậy không phải là truyện cổ, nhưng cũng không tân. Không hiểu tại sao cả ba bài giới thiệu của Yale, Thư viện Đông Nam Á SADL và Wikipedia đều coi LBDL là truyện thơ lục bát, thật ra ít lục bát, nhiều thất ngôn, xen lẫn câu năm, câu bốn, câu mười. Đan cử đoạn mở đầu không thấy có câu lục bát nào:

    Có Lưu Bình Dương Lễ

    Hai người kết nghĩa giao tình

    Hạn mười năm cửa Khổng sân Trình

    Quyết lập chí long vân cho trọn

    Ai hay sớm muộn

    Dương đã nên khoa giáp hiển vinh

    Anh Lưu còn công nghiệp vãn thành


    (Theo ấn bản và phiên âm của Đại học Yale)

    [/justify]

    Trừ một kết cấu hay, tâm lý sâu sắc, LBDL không có giá trị văn chương cao. Nhưng tại sao nó lại gây cảm hứng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ phóng tác thành các vở tuồng, chèo, cải lương được quần chúng hâm mộ? Câu trả lời gọn gàng nhất là vì nó nói lên một khát vọng sâu xa ở mọi thời mọi nơi − khát vọng một tình bạn chân thật. Khát vọng này tiềm tàng trong con người cổ sơ đến nay. Theo Sáng Thế Ký, Thượng Đế, mỗi lần dựng nên một sự vật trong trời đất, đều hài lòng phán, "Tốt đẹp!" Nhưng khi dựng nên Adam, Ngài thấy có cái gì chưa ổn. Nhìn ông thui thủi một mình giữa Vườn Địa Đàng, Ngài nói, "Con người sống một mình không tốt. Ta sẽ làm cho y một người đỡ đần, giống y." Do đó Ngài dựng Eva, một phiên bản giống ông (= người), nhưng có khác (= giống cái). Như thế lý do tồn tại của Eva trước hết là để Adam khỏi cô đơn. Thượng Đế tặng Adam một người bạn trước khi tặng ông một người vợ. Đứng bên ngoài ý nghĩa tôn giáo, ta thấy từ nguyên thủy con người không thể sống cô đơn. Sợ cô đơn và cần bầu bạn đã nằm trong bản tính nhân loại. Một người có thể không lấy vợ lấy chồng, nhưng không ai có thể không kết bạn. Tiếc thay, mặt đất càng đông người, sự cô đơn của mỗi cá nhân càng lớn. Và tìm một người bạn chân thật khó hơn tìm vợ.

    Tình bạn kiểu LBDL liệu có thể là một kiểu mẫu thích hợp cho thời đại này không?

    Đây là trọng tâm của bài này.

    oOo

    Và tại sao Bình đến với tư cách bạn? Đó là vì Bình biết tính Lễ xưa nay là kẻ đọc sách thánh hiền, trượng nghĩa, trung thành, Lễ không thể là người phản bạn quên ơn, điều tối kỵ trong đạo làm người. Bình không lý giải được thái độ hất hủi của Lễ, nhưng nhất thời chàng không vọng động (như liều mạng cùi xông vào đánh, hay tự vẫn để bêu xấu bạn, đốt nhà bạn) là vì trong thâm tâm chàng không tin Lễ đã thay lòng đổi dạ. Bình rất đau xót, nhưng không thù oán, trái lại chàng tỉnh ngộ và quyết tâm:

    Cố hương cao bỗng cánh bay

    Chí hồng nhạn còn nhiều vùng vẫy


    Thế là Bình trúng kế bạn hiền rồi − trước khi gặp Châu Long.

    Tình huống thứ hai: về phía Dương Lễ, sau khi hiển đạt, muốn trả ơn bạn theo kiểu bánh ích đi bánh qui lại thì quá dễ dàng − chỉ việc mời bạn về nhà mình cung phụng mười năm, hai mươi năm. Và biến bạn thành người suốt đời lệ thuộc! Nhưng Lễ đã dùng kế khích khí

    Âu là ta giả cách vô tình

    Chịu điều bạc để anh em tức giận


    Kế này chỉ đắc dụng cho con người có khả năng trỗi dậy nơi đường cùng. Lễ hiểu rõ bạn thuộc mẫu người này. Dám dùng ái thê vào canh bạc nguy hiểm này cũng là vì Lễ hiểu cả bạn lẫn vợ.

    Châu Long người vợ và người bạn. Tài đức và dung mạo người vợ thứ ba của Dương Lễ được mô tả bằng hai câu kết truyện:

    Quốc sắc thiên hương vâng ghi để

    Tài này nghĩa ấy lại phân minh


    Nàng có đủ phẩm chất của một người vợ hiền kiêm bạn tri kỷ tri âm của Dương Lễ. Chàng chọn nàng vì chàng hiểu nàng và tin tưởng nàng. Nàng nhận lời lên Nghinh Hương quán giả làm cô gái kén chồng là vì nàng hiểu chồng, và hiểu cả Lưu Bình. Nếu nàng chỉ nhìn bề ngoài Lưu Bình như một con người ăn chơi, chắc sẽ không dám dấn thân tự làm mỡ treo miệng mèo. Nếu nàng nghi ngờ chồng đẩy mình đi để tiện bề cưới vợ tư, nàng đã ở lại với Lưu Bình sau khi anh đỗ trạng nguyên. Nhưng tri kỷ không còn chỗ cho ngờ vực.

    Chàng dạy đi thì thiếp phải đi

    Lời chung tình ở với cố tri

    Mảnh ân ái sẻ làm đôi ngao ngán nhẽ

    Chàng đã ở hết lòng cùng bạn

    Thiếp cũng xin ra sức cùng chồng


    Châu Long là người đàn bà hiếm hoi phù hợp trong sứ mạng Bồ Tát này − vì ngoài tình yêu vô điều kiện với chồng, nàng còn biết lẽ "chấp kinh tòng quyền".

    Rằng trong đạo tam tòng được mấy

    Tuy chấp kinh cũng phải tòng quyền


    Chấp kinh tòng quyền là uyển chuyển, tùy cơ ứng biến, trong hoàn cảnh thường thì theo đạo thường, lúc biến thì thích nghi theo luật biến. Đây là một nguyên tắc ứng xử của đạo trung dung, ngược với thói câu nệ của bọn khuyển nho cố chấp, khư khư ôm những xác ướp mà tưởng là giá trị ngàn đời.

    Dương Lễ thật có phúc cưới được người vợ như Châu Long. Và phúc cho ai vừa lấy được vợ vừa tìm được bạn trong cùng một người đàn bà.

    Nỗi lo ngại của Châu Long. Nhan sắc, tài ba, uyển chuyển, trung trinh... Châu Long từ khi nhận lời đến khi hoàn thành xong sứ mạng vẫn băn khoăn lo ngại. Lo ngại điều gì? Điều mà ít người nghĩ tới, nhưng cổ kim vẫn là nguyên nhân số một phá hoại hạnh phúc gia đình, chia rẽ tình bạn và phá hoại cộng đồng − đó là cái lưỡi, cái lưỡi không xương trăm đường lắt léo:

    E người thế miệng ong lưỡi én

    Lời tục ngữ lửa gần rơm lâu ngày cũng bén


    Miệng ong lưỡi én vô cùng tinh vi, nó sẽ viện dẫn cả đạo đức, phong tục, để xuyên tạc bôi nhọ nàng và phá hoại gia cang nàng. Ngày nay, bọn tiểu nhân vẫn dùng một thứ vũ khí y như ngày xưa: ngồi lê đôi mách.

    Nếu Châu Long là người đàn bà lạnh lùng thì vai trò đơn giản hơn. Đàng này, nàng vốn trẻ đẹp, nồng nàn, lại phải đóng vai một thiếu nữ đang kén chồng, thì phải giả chút tình tứ, mời gọi... Và không phải một hai ngày, mà ba năm ròng rã. Nàng thành công, nhờ, bên cạnh tài trí, chính yếu là nhờ hiểu bạn, yêu chồng.

    Ba năm ở một nhà nuôi bạn

    Đêm năm canh luống những nhớ chồng


    Theo ngôn ngữ thanh tao của người xưa, hình ảnh “nhớ chồng về đêm” mang ẩn ý cái nhớ không thuần túy tinh thần, mà có nhuốm xác thịt, khó chống đỡ. Nhưng nhờ lòng trung trinh tiết nghĩa, khi gà gáy, nàng thức giấc với lương tâm trong sáng như bình minh. Ấy vậy mà, làm xong nhiệm vụ Bồ Tát với thân tâm trong trắng, trở về với chồng, Châu Long vẫn khiêm tốn nói:

    Xin lạy chàng thương lấy thiếp tôi cùng

    Kẻo miệng thế vàng thau lẫn lộn


    Cái miệng thế, đáng sợ thật! Bước ra khỏi sân khấu mà Châu Long chưa hết run. Nhưng nồi nào vung đó, người vợ cao thượng đi với người chồng cao thượng, Dương Lễ đánh tan mọi lời đồn nhảm nhí:

    Tiết nghĩa này đệ nhất Châu Long

    Mấy năm tuyết sạch giá trong


    Châu Long sợ là phải, vì miệng thế còn giết cả những con người tài cao đức trọng.

    Nàng biết Đức Khổng Tử một đời lao đao cũng vì hai chữ gièm pha. Ngài bị gièm pha tại quê hương nước Lỗ, phải bỏ xứ chu du tìm nơi rao truyền đạo của mình, năm 51 tuổi trở về Lỗ, trong ba tháng bình định đất nước, nhưng vẫn có kẻ gièm pha, Ngài không chịu nổi áp lực của lời gièm pha, một lần nữa phải từ quan, ra đi. Khổng Tử là người "đức trọng quỉ thần kinh"(đạo đức vững vàng, quỉ ma cũng phải sợ), thế mà Ngài phải đầu hàng lời gièm pha! Phải chăng kẻ gièm pha ghê gớm hơn ma quỉ?

    TÌNH BẠN LÀ ĐỨC HẠNH. Gặp được một người tâm đầu ý hợp, lắng nghe nhau, lắng nghe trung ngôn, hiểu biết nhau, vượt thắng ngộ nhận, đạp dưới chân lời gièm pha, cởi bỏ ích kỷ, trách nhiệm trong lời nói, hết lòng yêu thương, nâng đỡ, tha thứ, dắt nhau cùng tiến lên... đó chẳng phải là một hành trình tu tâm dưỡng tính hay sao? Tình bạn khởi đầu có thể, và thường, là một trò chơi để thỏa mãn nhã thú và tình cảm, nhưng dần dà nó trở thành lò tôi luyện nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

    Nói vậy, phải chăng người xấu nết không thể có bạn? Đúng vậy, vì tham sân si không phải là đất lành cho tình bạn. Nhưng người xấu mấy cũng có cái tốt, nếu cố đưa cái tốt của mình mà kết giao với người tốt thì − gần mực thì đen, gần đèn thì rạng − một ngày kia tính thiện cũng sáng lên mà thôi. Ta tập làm người bằng cách ăn ở phải đạo với ít nhất một người. Tiếc thay ở đời ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, cho nên thế gian mới sinh ra lắm bè mà ít bạn. Vì vậy những đức tính tuyệt vời của Lưu Bình, Châu Long, Dương Lễ càng phải đề cao hơn nữa trong thời này.

    Nếu St. Paul nói "yêu thương là chu toàn tất cả lề luật", thì chúng ta cũng có thể nói tình bạn là đức hạnh vậy.

    (Tâm Thanh)




    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

  • #2
    Bàn về Tri âm, Tri kỷ Trong Tình Bạn đời nay

    [justify] “Tương thức mãn thiên hạ,

    tri tâm năng kỷ nhân?” (Cổ thư).

    “Quen khắp thiên hạ gần xa,

    Hiểu mình, tri kỷ cùng ta mấy người?” (HP)


    Người đời cho rằng tri âm dễ kiếm nhưng tri kỷ khó tìm. Tri âm là người cùng sở thích với mình trong một lãnh vực hay chuyên môn nào đó, nhiều khi tối nay muốn đi nghe nhạc, nhưng không có tri âm nên không biết rủ ai đi, nhưng tri kỷ cao hơn một bậc, là người bạn gần gũi, hiểu rõ được lòng nhau! Phải hiểu rõ mình thì mới nhận ra ai là người hợp với mình để cùng nhau san sẻ nỗi lòng cũng như tâm sự.

    Người xưa có nói: “Trong nghĩa vua tôi ít khi có tình tri kỷ, trong đạo vợ chồng tri kỷ đã là khó, chỉ may ra có được tình tri kỷ trong bạn bè.” Nghĩa vua tôi mà tìm được người tri kỷ, thì cả ngai vàng hay giang sơn cũng không tiếc. Tri kỷ trong tình vợ chồng gọi là hồng nhan tri kỷ, đó không phải là vợ, cũng không phải người tình. Người ta định nghĩa “hồng nhan tri kỷ” là đối tượng mà người đàn ông có thể bày tỏ mọi bí mật, mà họ không thể nói được với vợ hay người tình. Quả là hiếm hoi trên đời này, gặp được một người vừa là vợ, chồng, vừa là người tình, vừa là tri kỷ.

    Suốt đời chúng ta giao tiếp, quen biết, kết thân với nhiều người trong thiên hạ, có bao nhiêu là thứ bạn: bạn thời niên thiếu bắt dế, đá banh; bạn học cùng trường lớp (biết rõ tính nhau), bạn hàng xóm; khi ra đời có bạn đồng nghiệp (nhưng đồng hành tương kỵ – đồng nghiệp tương tranh); bạn nhậu (chí thiết với nhau, nhưng thường rượu nói hơn là lời nói từ trong lòng); bạn cờ bạc (sẵn sàng tháu cáy, lừa nhau miễn là dành phần thắng); bạn nhà binh (nhân tình nhà thổ); bạn tù, bạn văn chương (văn nhân tương khinh), bạn đồng đảng (đồng chí hại nhau chẳng gớm tay),… nhưng được mấy người có thể hiểu rõ tâm ý mình, có để trở thành một người bạn gọi là tri kỷ.

    Trong đời này, đôi khi ta tự hỏi ai là người tri kỷ với mình, thì chỉ buồn bâng khuâng thôi, nhưng cuối cùng nhìn trong thiên hạ, không ai là người tri kỷ với mình, mới là nỗi hận nghìn đời. Ông Khổng Tử đã nói:

    -“Thiên hạ thuỳ nhân tri kỷ? Hận nhất dạ! Thiên hạ vô nhân tri kỷ. Hận thiên thu!”

    Xin phỏng dịch:

    “Trong thiên hạ biết ai người tri kỷ

    Dù mang buồn cũng chỉ một đêm thôi.

    Trong thiên hạ không ai người tri kỷ

    Mối hận ta mang theo hết một đời.” (HP)



    Người vô tâm, vô tính, thường không có hay không có nhu cầu tìm bạn tri kỷ. Lại cũng có người hạnh phúc có bạn tri kỷ, để có thể lắng nghe, hiểu, cảm thông và chia sẻ với ta tất cả những niềm vui, nỗi buồn của chúng ta. Cũng không phải vì chiều lòng hay thương bạn, mà họ sẵn sàng san sẻ nỗi vui buồn với bạn, mà chính họ giống nhau trên quan điểm, sở thích, cùng thương, cùng ghét. Bạn tri kỷ, thương ai họ cùng thương và ghét cũng cùng ghét, nên lúc nào cũng thấu hiểu lòng nhau, như hiểu chính lòng mình.

    (Tạp ghi Huy Phương)

    oOo[/justify]


    (Đoàn Chuẩn và Từ Linh, năm 1950)





    Xin đừng nghĩ rằng “tri âm tri kỷ” là một người vô cùng đặc biệt. Có thể người ấy đang ở bên cạnh bạn, chỉ có điều bạn không nhận ra thôi. Khác với những người khác, người ấy đem lại cho bạn nhiều niềm vui và mối liên lạc mang cảm xúc tích cực để giúp bạn nhận ra mình là ai. Bạn sẽ thấy mình thật quan trọng trong mắt người ấy. Khi cả hai ở bên nhau, thế giới bỗng yên bình. Vì vậy, yêu là phải gắn liền với hạnh phúc và niềm hân hoan.

    Trong bạn nhạc, có lẽ Đoàn Chuẩn và Từ Linh có thể được xem như bạn tri âm vậy. Từ Linh tuy nhỏ tuổi hơn Đoàn Chuẩn, chỉ ở vai em. Thực ra Từ Linh (? – 1992) không trực tiếp tham gia sáng tác, nhưng Đoàn Chuẩn ghi tên chung hai người để tôn vinh người bạn tri âm của mình, tôn vinh tình bạn đã góp phần tạo cảm hứng nghệ thuật. Thế như hai người rất hợp ý hợp lời. Thường là bạn rượu với nhau. Từ đó chúng ta mới có cơ hội để thưởng thức những bài hát vang bóng một thời tiền chiến như Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay, Lá Đổ Muôn Chiều, Tà Áo Xanh, Lá Thư, Tình Nghệ Sĩ, Màu Nắng Có Bao Giờ Phai Đâu, và Vàng Phai Mấy Lá ...






    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

    Comment


    • #3
      KD cũng đồng ý với tác gỉa Huy Phương. Vợ chồng cả 2 nên 1 nhưng họ vẫn là 1 vật thể riêng biệt, trưởng thành trong môi trường khác nhau nên vẫn có những cá tính, lối sống khác nhau . Tri âm tri kỷ trong thời Nương Tử hay Thê Tử còn hiếm có nữa, huống chi ở thế kỷ này, thời đại cái xã hội mà con người phải chạy đua theo khoa học kỹ thuật, thiên về duy vật, con người còn ích kỷ hơn thì trong gia đình làm sao tránh khỏi bất đồng giữa vợ chồng con cái, gia đình anh chị em nội ngoại hai bên, người trong xã hội, chỉ có điều là xảy ra nhiều hay ít mà thôi. Con người luôn cần cả gia đình và xã hội.

      Đơn cử một vài chuyện nhỏ: đôi khi có một vài sự việc không đồng ý kiến với chồng mình nhưng muốn giữ sự nể trọng cho chồng thì đâu dám kể với cha mẹ hay anh chị em mình, hoặc khi gặp trục trặc giữa mình với gia đình bên chồng thì cũng đâu dám càm ràm với chồng mãi vì mình cũng phải hiểu cho rằng anh cũng có cha mẹ sanh ra và nuôi lớn (với người Bắc thì ông bà quan niệm con trai con dâu mới là con nối dòng nên cha mẹ hy sinh cho con trai đi học, sau này thành danh thì nuôi dâu nuôi cháu nội chứ đâu có nuôi ông bà là bao), anh cũng có anh em như mình, càm ràm nhiều bên mẹ bên vợ chỉ làm đau lòng chàng hơn. KD thì rất kỵ chia sẻ những chuyện này với cha mẹ, anh chị em hai bên vì họ hàng nội ngoại ai cũng quen biết nhau nên không muốn họ nhìn nhau với con mắt mất thiện cảm với nhau. và còn nhiều những bất đồng, những đố kỵ, những gỉa dối nhận được từ con người trong xã hội.

      Vì những lý do đó mà con người cần có bạn tâm giao để bày tỏ những stress.

      Người xưa dạy rằng "chọn bạn mà chơi" . Qua trên 60 năm cuộc đời KD thấy chọn được người có cùng quan điểm với mình, tính tình trầm ấm, từ tốn để biết lắng nghe mình. Có sự hiểu biết sâu sắc hơn mình, kín đáo để đưa ra những ý kiến khôn ngoan cho mình chọn lựa, ít nói nên giữ được sự việc không bay ra ngoài đã là qúi lắm rồi, KD không muốn để mất đi người bạn đó nếu không có chuyện chẳng đặng đừng.

      Nếu gặp sự việc khó mà mình không kềm mình lại để chọn cho kỹ người mà mình muốn trút bầu tâm sự cho vơi nỗi buồn thì coi chừng chuyện nhỏ lại vỡ to lúc đó mình sẽ không kịp hối hận lại buồn thêm vì Tưởng rằng chọn được người tri âm ai ngờ lại cùng người tri âm đưa danh thơm tiếng tốt của chồng mình xuống âm ti. điều này lại càng làm cho vợ chồng xa cách nhau hơn.

      KD còn nhớ lúc nhỏ Bố dạy về lời ăn tiếng nói, bố kể câu chuyện có một anh chàng ôm con gà ra ngoài đường, vừa đi vừa vặt lông gà bỏ ngoài đường, sau đó anh ta lại đi tìm nhặt từng cái lông để gắn vào con gà, mới kể tới đây cả bày con nhỏ của bố đều la lên "ông đó bị khùng hả bố" "chắc anh đó bị khùng" "con gà có chết không bố" "làm sao mà nhặt đủ lông lại được, anh này chắc chắn là bị khùng". Bố lấy đó làm ví dụ cho những tác dụng lợi hại của lời nói, lời nói bay ra rồi không lấy lại được.

      Đọc chuyện Lưu Bình Dương Lễ của anh Khang giới thiệu mà KD cười không nín được vì ngày xưa nghe nội kể, ba chị em thắc mắc "Châu Long có bị gđ chồng ghét không?", nội bảo "không, châu long là người hiếu đễ với cha mẹ chồng, nhưng vì yêu chồng nên nghe lời chồng". Kết chuyện nội thì khen Dương Lễ còn ba chị em thì ghét Dương Lễ vì Châu Long tốt thế này mà đuổi đi, bà cháu tranh luận với nhau ai cũng giữ lập trường của mình, lũ con nít bị bà coi là láo hay cãi lý, bố bênh nội bảo tụi D "Lý sự chổi cùn", chẳng biết từ đâu cái chổi cùn hiện ra trong đầu ba đứa, cùng một lúc nói như tranh nhau "chổi cùn cũng quét được cứt gà" (vì ngày đó nhà KD có cái nhà nuôi gà lớn lắm, chị bếp thường lấy mấy cái chổi lúa quét nhà đã mòn đem xuống quét chuồng gà cho đến khi mòn tới cuống). Bố tức qúa bắt ba chị em nằm úp trên giường vút cho ba roi mây đau điếng, từ đó không bao giờ thèm nghe chuyện Lưu Bình Dương Lễ nữa.

      Chiều hôm đó bố đi làm về cho ba đ́ứa lên xe chở đi lên chợ tỉnh ăn phở, có lẽ vì bố nghĩ đánh oan các con vì bố đi lính nay đây mai đó nên đã gởi các con cho mấy bà soeur tây nuôi, chúng đã bị nhiễm tính tây Thẳng thắn và lắm ý kiến chứ không phải con gái bố hỗn. Hôm đó ba chị em được ăn phở rồi bố dẫn vào nhà sách "Văn Hóa" mua cho mỗi đứa một cái cặp da nâu mới toanh KD còn giữ cho tới bây giờ tuy nó đã bị sứt mẻ trày trụa nhiều rồi.

      Thân ái

      KimDung

      Comment


      • #4
        .... Đọc chuyện Lưu Bình Dương Lễ của anh Khang giới thiệu mà KD cười không nín được vì ngày xưa nghe nội kể, ......



        ===========================================

        Đọc bài anh viết mà KD cười ..... thì tốt lắm đó ..... Một nụ cười là ba liều thuốc mà !

        Kỷ niệm bị bố đánh đòn ... thì ai cũng có ! Khi xưa anh cũng bị vài trận vì ... cứng đầu !

        Chúc KD một ngày vui ...

        https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

        Comment


        • #5

          Xin đừng nghĩ rằng “tri âm tri kỷ” là một người vô cùng đặc biệt. Có thể người ấy đang ở bên cạnh bạn, chỉ có điều bạn không nhận ra thôi.

          Không thể đi đâu để tìm thấy “tri âm tri kỷ” nếu không có được một chữ "duyên". Duyên và Nghiệp như là 2 thái cực của đời người, Duyên đem đến những tốt lành trong khi Nghệp đem lại những khổ đau. Duyên hay Nghiệp sẽ là hệ quả có được từ tiền kiếp, từ quá khứ của một người nào đó và đây cũng chính là luật Nhân Quả trong triết lý Phật giáo.

          Comment


          • #6
            [justify]Bạn bè cũng giống như người yêu, phải có duyên có nợ, phải hợp nhau và thương nhau.

            Và nếu hợp nhau thương nhau thì dù thời gian có trôi qua bao nhiêu, biến cố có nhiều đến bao nhiêu thì nó vẫn vầy, nguyên vẹn và tràn đầy. Còn đã đi được một đoạn đường, mà thấy không hợp nhau, cứ chia tay, sẽ không buồn thảm như chia tay người yêu nhưng cũng không hẳn không buồn khổ như chia tay một người dưng, nhưng chia tay và ngưng bận tâm sẽ là điều tốt nhất.Nếu đã không có duyên, thì đành chịu.

            Buông bỏ là cách tốt nhất, và điều quan trọng là nhìn về phía trước sẽ thấy được niềm vui, đừng cố quay đầu lại để tìm kiếm kỷ niệm nơi xưa cũ, người cũ, tình bạn cũ và tình yêu cũ. Niêm vui tạo ra thời điểm cũ nếu người đã đổi thay thì sẽ mãi không kiếm lại được. Cố tìm kiếm làm chi ?

            Sau đây là một số danh ngôn hay về tình bạn:

            Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người bạn

            đến với trong những phút khó khăn, cay đắng nhất

            của cuộc đời.

            “Maxim Gorki”

            – Người bạn giả dối giống như những chiếc bóng:

            Chúng theo gót gót ta ra ngoài nắng ấm, và rời bỏ

            ta ngay khi ta bước vào bóng râm.

            “C. Bovi”

            – Khi ta mất một người bạn trung thành thì không

            có gì có thể hàn gắn sự mất mát của tâm hồn ta.

            “P.Coocnay”

            – Có ít nhất một người bạn để ta chia sẻ hơn là có một lô

            bạn hời hợt.

            “Dr. Blair Justice”

            – Tình bạn reo vui như tia nắng, quyến rũ như một

            câu chuyện hay, truyền cảm như một nhà lãnh đạo, keo

            sơn như một sợi dây chuyền vàng, chỉ lối như một

            ảo ảnh thiên đường.

            “N. Hiller”

            Một sống một chết – tình bạn mới biết.

            Một giàu một nghèo – mới biết lòng nhau.

            Một hèn một sang – tình bạn rõ ràng.

            “Tư Mã Thiên”

            – Cùng chung một ước muốn, cùng chung ghét bỏ,

            những người ấy hẳn phải có tình bạn bền bỉ.

            “Ngạn ngữ Mỹ Latinh”

            – Cách giữ bạn tốt nhất là không bao giờ phản bội bạn.

            “U.Mione”

            – Điều quyến rũ – của mọi hạnh phúc là có một

            tình bạn vững bền và dịu dàng. Tình bạn xoa dịu đi

            mọi lo lắng, xua tan mọi nỗi buồn phiền và khuyên

            nhủ khi ta bất hạnh.

            “Seneque”

            – Khi giàu rất dễ có bạn, nhưng lúc lận đận thì tìm

            được bạn là điều không có gì khó khăn cho bằng.

            “Epictète”

            – Có ba loại bạn có hại: Bạn khoác lác, bạn chiều

            chuộng, bạn xiêm mị.

            Có ba người bạn có ích: Bạn ngay thẳng, bạn khoan

            dung, bạn hiểu rộng.

            “Khổng Tử”

            – Lúc nào người bạn cũng thương ta và trong nghịch

            cảnh, người bạn trở thành anh em ruột thịt.

            “Kinh thánh”

            – Tình bạn không cần đến lời nói – Đó chỉ là cô đơn

            thoải mái khiến cho ta không còn cảm thấy buồn

            phiền vì cô đơn.

            “Dag Hammarsk Jold”

            – Bạn là người mang cả chồng sách mà anh đang

            tìm và anh có được những quyển sách mà bạn ấy

            đang giữ.

            “P.Brown”

            – Những người bạn chân chính chỉ cho ta mọi trở

            ngại trên đường đời và giúp ta vượt qua. Chớ coi

            những kẻ nịnh hót là bạn.

            Người bạn chân chính là người trung thực và

            thẳng thắn.

            “M.Xoadi”

            – Ai bỏ bạn bè trong cơn hoạn nạn thì rồi người đó

            sẽ được biết nỗi đắng cay của cơn hoạn nạn.

            “Shota Rustaveli”

            – Tình bạn trước hết là sự chân thật, là việc phê

            bình những sai lầm của bạn. Bạn bè là những

            người đầu tiên phê bình gay gắt để ta có thể sửa

            chữa sai lầm.

            “Ostrovski”

            – Người bạn chân chính cũng giống như sức khỏe,

            chỉ đến khi mất rồi mới nhận thấy hết giá trị của niềm

            hạnh phúc ấy.

            “F.Balcon”

            – Tình bạn nhiều khi đưa đến tình yêu nhưng rất ít tình yêu chấm dứt mà thành tình bạn.

            “Colton”

            – Tình bạn chân thành là một cái cây mọc chậm và

            phải thử thách, phải chịu đựng nhiều nghịch cảnh

            trước khi được gọi bằng danh hiệu đó.

            “G. Washington”

            – Làm bạn bất kể sang, hèn, giàu, nghèo, đàn anh

            hay đàn em, chỉ lấy tài đức để kết thân với nhau mà

            thôi.

            “Mạnh Tử”

            – Người nào bảo rằng có thể sống mà không cần

            đến người khác kẻ đó sai lầm. Người nào bảo rằng

            kẻ khác không thể sống thiếu anh ta thì kẻ đó tự

            lừa dối mình.

            “Khuyết danh”

            [/justify]

            https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

            Comment

            Working...
            X