TÌM CHÂN DUNG TÌNH BẠN
QUA TRUYỆN NGƯỜI XƯA
QUA TRUYỆN NGƯỜI XƯA
************************************************** ************************************************** *************************
Tóm lược:
[justify]Lưu Bình và Dương Lễ là bạn kết nghĩa với nhau. Cả hai cùng đi học và chơi chung với nhau thân thiết lắm.
Lưu Bình con nhà giàu sang nhưng lại lười biếng không chịu học hành mà chỉ thích ăn chơi. Thi kỳ nào hỏng kỳ đó. Trái lại Dương Lễ rất nghèo nhưng biết phận nên chịu khó học hành đêm ngày. Lưu Bình lại rất tử tế với bạn: Anh ta cho Dương Lễ tiền để mua giấy mực, áo quần, cơm gạo để ăn học.
Đến kỳ, Dương Lễ thi đậu, được làm quan, ở trong dinh có lính hầu canh gác. Trong khi đó Lưu Bình cờ bạc hết tiền, trở nên nghèo đói. Không tiền, không việc, Lưu Bình tìm đến Dương Lễ. Anh nghĩ là lúc xưa đã giúp bạn tiền để ăn học nên Dương Lễ chắc không bao giờ quên ơn đâu. Hơn nữa anh ta là một người bạn rất tốt.
Thế rồi Lưu Bình tìm đến nhà quan Dương Lễ. Anh ta không được phép vào gặp ngay mà phải chờ đợi ở ngoài rất lâu. Sau cùng một lính hầu đưa anh ta đến một căn phòng đặc biệt. Khi ra tiếp đón bạn, Dương Lễ trông rất thờ ơ lạnh nhạt như người xa lạ. Dương Lễ không cho tiền bạc gì cả. Đến khi Lưu Bình than đói bụng thì Dương Lễ mới sai lính hầu cho người bạn một bát cơm nguội đựng trong cái bát mẻ, mấy quả cà thiu, và bắt bạn ngồi ăn dưới đất.
Lưu Bình tức giận thâm gan tím ruột. Khi trở về căn nhà nghèo nàn của anh, anh ta buồn tủi cho số phận mình nên không sao ngủ được đêm hôm đó. Rồi anh ta quyết chí học hành để thi đỗ làm quan cho bằng Dương Lễ. Nhưng than ôi lấy tiền đâu mà mua giấy mực để học bây giờ. Còn áo quần và thức ăn nữa chứ. Anh ta buồn rầu lắm vì không biết giải quyết ra sao.
Một vài ngày sau có một thiếu phụ trẻ đẹp dọn đến ở căn nhà bên cạnh. Nàng buôn bán tơ lụa. Lưu Bình làm quen với nàng và hai người trở nên bạn thân thiết. Nàng bán lụa để giúp chàng ăn học. Lưu Bình học hành ngày đêm. Sau cùng thi đỗ làm quan và Lưu Bình xin cưới nàng.
Khi ở trường thi về nhà thì Lưu Bình không thấy ân nhân của mình đâu cả. Anh ta buồn lắm. Nhưng nghĩ tới Dương Lễ, anh ta muốn cho bạn mình thấy là bây giờ anh ta không kém ai.
Lần gặp gỡ này Dương Lễ lại đón tiếp bạn rất nồng hậu, mời bạn dự yến tiệc thịnh soạn, có đàn ca múa hát để mừng bạn. Khi Lưu Bình còn đang trở lại chuyện cũ để mỉa mai, bấy giờ Dương Lễ mới gọi vợ ra để tiếp rượu bạn. Lưu Bình sửng sốt khi trông thấy Châu Long, người xưa nuôi mình. Thì ra chính vợ của Dương Lễ đã giúp đỡ Lưu Bình ăn học thành tài như ngày hôm nay. Bây giờ Lưu Bình mới hiểu hành động của Dương Lễ ngày trước khi tiếp chàng một cách lạnh nhạt để cho Lưu Bình thấy là anh ta không thể ỷ vào tiền bạc mà sống mãi được. Cho nên Dương Lễ đã không cho bạn một xu, nhưng lại gởi vợ mình đến giúp bạn ăn học. Lưu Bình hiểu rằng mình có được người bạn chí thiết nên mãn nguyện lắm. Từ đó hai gia đình lại càng thân thiết hơn.[/justify]
************************************************** ************************************************** *************************
[justify]Nhân đọc trên NET, bài viết của tác giả Tâm Thanh rất có ý nghĩa trong cuộc sống. Ai trong chúng ta cũng có bạn: bạn tiểu học, bạn trung học, bạn đại học, đồng nghiệp .... Xin mạn phép tác giả để post bài này lên Forums DHSPKT-TD với mục đích chia xẻ và bình luận về đề tài TÌNH BẠN của người đời xưa và thời nay. Thế nào là tri âm tri kỷ ? Việc gởi vợ mình đến giúp bạn ăn học có phải là một kế sách hợp tình hợp lý không? Câu chuyện này có hợp tình hợp cảnh trong thế kỷ 21 này không?
[/justify]
Ngày xưa Dương Lễ - Lưu Bình
Tâm giao tri kỷ hiến tình vì ân
Ngày nay hỏi khắp thế nhân
Tìm đâu hai đứa bạn thân Lễ - Bình?
Tâm giao tri kỷ hiến tình vì ân
Ngày nay hỏi khắp thế nhân
Tìm đâu hai đứa bạn thân Lễ - Bình?
:caphe::caphe::caphe:
[justify]Lưu Bình Dương Lễ (LBDL) là một truyện thơ viết bằng chữ Nôm. Ấn bản Thư Viện Quốc Gia có tựa là "Lưu Bình Dương Lễ tân truyện" ghi năm in 1919. Bản của Thư Viện Đại Học Yale "Lưu Bình Dương Lễ sự tích diễn âm" cho là năm 1946-1956; như vậy không phải là truyện cổ, nhưng cũng không tân. Không hiểu tại sao cả ba bài giới thiệu của Yale, Thư viện Đông Nam Á SADL và Wikipedia đều coi LBDL là truyện thơ lục bát, thật ra ít lục bát, nhiều thất ngôn, xen lẫn câu năm, câu bốn, câu mười. Đan cử đoạn mở đầu không thấy có câu lục bát nào:
Có Lưu Bình Dương Lễ
Hai người kết nghĩa giao tình
Hạn mười năm cửa Khổng sân Trình
Quyết lập chí long vân cho trọn
Ai hay sớm muộn
Dương đã nên khoa giáp hiển vinh
Anh Lưu còn công nghiệp vãn thành
(Theo ấn bản và phiên âm của Đại học Yale)
[/justify]
Trừ một kết cấu hay, tâm lý sâu sắc, LBDL không có giá trị văn chương cao. Nhưng tại sao nó lại gây cảm hứng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ phóng tác thành các vở tuồng, chèo, cải lương được quần chúng hâm mộ? Câu trả lời gọn gàng nhất là vì nó nói lên một khát vọng sâu xa ở mọi thời mọi nơi − khát vọng một tình bạn chân thật. Khát vọng này tiềm tàng trong con người cổ sơ đến nay. Theo Sáng Thế Ký, Thượng Đế, mỗi lần dựng nên một sự vật trong trời đất, đều hài lòng phán, "Tốt đẹp!" Nhưng khi dựng nên Adam, Ngài thấy có cái gì chưa ổn. Nhìn ông thui thủi một mình giữa Vườn Địa Đàng, Ngài nói, "Con người sống một mình không tốt. Ta sẽ làm cho y một người đỡ đần, giống y." Do đó Ngài dựng Eva, một phiên bản giống ông (= người), nhưng có khác (= giống cái). Như thế lý do tồn tại của Eva trước hết là để Adam khỏi cô đơn. Thượng Đế tặng Adam một người bạn trước khi tặng ông một người vợ. Đứng bên ngoài ý nghĩa tôn giáo, ta thấy từ nguyên thủy con người không thể sống cô đơn. Sợ cô đơn và cần bầu bạn đã nằm trong bản tính nhân loại. Một người có thể không lấy vợ lấy chồng, nhưng không ai có thể không kết bạn. Tiếc thay, mặt đất càng đông người, sự cô đơn của mỗi cá nhân càng lớn. Và tìm một người bạn chân thật khó hơn tìm vợ.
Tình bạn kiểu LBDL liệu có thể là một kiểu mẫu thích hợp cho thời đại này không?
Đây là trọng tâm của bài này.
Và tại sao Bình đến với tư cách bạn? Đó là vì Bình biết tính Lễ xưa nay là kẻ đọc sách thánh hiền, trượng nghĩa, trung thành, Lễ không thể là người phản bạn quên ơn, điều tối kỵ trong đạo làm người. Bình không lý giải được thái độ hất hủi của Lễ, nhưng nhất thời chàng không vọng động (như liều mạng cùi xông vào đánh, hay tự vẫn để bêu xấu bạn, đốt nhà bạn) là vì trong thâm tâm chàng không tin Lễ đã thay lòng đổi dạ. Bình rất đau xót, nhưng không thù oán, trái lại chàng tỉnh ngộ và quyết tâm:
Thế là Bình trúng kế bạn hiền rồi − trước khi gặp Châu Long.
Tình huống thứ hai: về phía Dương Lễ, sau khi hiển đạt, muốn trả ơn bạn theo kiểu bánh ích đi bánh qui lại thì quá dễ dàng − chỉ việc mời bạn về nhà mình cung phụng mười năm, hai mươi năm. Và biến bạn thành người suốt đời lệ thuộc! Nhưng Lễ đã dùng kế khích khí
Kế này chỉ đắc dụng cho con người có khả năng trỗi dậy nơi đường cùng. Lễ hiểu rõ bạn thuộc mẫu người này. Dám dùng ái thê vào canh bạc nguy hiểm này cũng là vì Lễ hiểu cả bạn lẫn vợ.
Châu Long người vợ và người bạn. Tài đức và dung mạo người vợ thứ ba của Dương Lễ được mô tả bằng hai câu kết truyện:
Nàng có đủ phẩm chất của một người vợ hiền kiêm bạn tri kỷ tri âm của Dương Lễ. Chàng chọn nàng vì chàng hiểu nàng và tin tưởng nàng. Nàng nhận lời lên Nghinh Hương quán giả làm cô gái kén chồng là vì nàng hiểu chồng, và hiểu cả Lưu Bình. Nếu nàng chỉ nhìn bề ngoài Lưu Bình như một con người ăn chơi, chắc sẽ không dám dấn thân tự làm mỡ treo miệng mèo. Nếu nàng nghi ngờ chồng đẩy mình đi để tiện bề cưới vợ tư, nàng đã ở lại với Lưu Bình sau khi anh đỗ trạng nguyên. Nhưng tri kỷ không còn chỗ cho ngờ vực.
Châu Long là người đàn bà hiếm hoi phù hợp trong sứ mạng Bồ Tát này − vì ngoài tình yêu vô điều kiện với chồng, nàng còn biết lẽ "chấp kinh tòng quyền".
Chấp kinh tòng quyền là uyển chuyển, tùy cơ ứng biến, trong hoàn cảnh thường thì theo đạo thường, lúc biến thì thích nghi theo luật biến. Đây là một nguyên tắc ứng xử của đạo trung dung, ngược với thói câu nệ của bọn khuyển nho cố chấp, khư khư ôm những xác ướp mà tưởng là giá trị ngàn đời.
Dương Lễ thật có phúc cưới được người vợ như Châu Long. Và phúc cho ai vừa lấy được vợ vừa tìm được bạn trong cùng một người đàn bà.
Nỗi lo ngại của Châu Long. Nhan sắc, tài ba, uyển chuyển, trung trinh... Châu Long từ khi nhận lời đến khi hoàn thành xong sứ mạng vẫn băn khoăn lo ngại. Lo ngại điều gì? Điều mà ít người nghĩ tới, nhưng cổ kim vẫn là nguyên nhân số một phá hoại hạnh phúc gia đình, chia rẽ tình bạn và phá hoại cộng đồng − đó là cái lưỡi, cái lưỡi không xương trăm đường lắt léo:
Miệng ong lưỡi én vô cùng tinh vi, nó sẽ viện dẫn cả đạo đức, phong tục, để xuyên tạc bôi nhọ nàng và phá hoại gia cang nàng. Ngày nay, bọn tiểu nhân vẫn dùng một thứ vũ khí y như ngày xưa: ngồi lê đôi mách.
Nếu Châu Long là người đàn bà lạnh lùng thì vai trò đơn giản hơn. Đàng này, nàng vốn trẻ đẹp, nồng nàn, lại phải đóng vai một thiếu nữ đang kén chồng, thì phải giả chút tình tứ, mời gọi... Và không phải một hai ngày, mà ba năm ròng rã. Nàng thành công, nhờ, bên cạnh tài trí, chính yếu là nhờ hiểu bạn, yêu chồng.
Theo ngôn ngữ thanh tao của người xưa, hình ảnh “nhớ chồng về đêm” mang ẩn ý cái nhớ không thuần túy tinh thần, mà có nhuốm xác thịt, khó chống đỡ. Nhưng nhờ lòng trung trinh tiết nghĩa, khi gà gáy, nàng thức giấc với lương tâm trong sáng như bình minh. Ấy vậy mà, làm xong nhiệm vụ Bồ Tát với thân tâm trong trắng, trở về với chồng, Châu Long vẫn khiêm tốn nói:
Cái miệng thế, đáng sợ thật! Bước ra khỏi sân khấu mà Châu Long chưa hết run. Nhưng nồi nào vung đó, người vợ cao thượng đi với người chồng cao thượng, Dương Lễ đánh tan mọi lời đồn nhảm nhí:
Châu Long sợ là phải, vì miệng thế còn giết cả những con người tài cao đức trọng.
Nàng biết Đức Khổng Tử một đời lao đao cũng vì hai chữ gièm pha. Ngài bị gièm pha tại quê hương nước Lỗ, phải bỏ xứ chu du tìm nơi rao truyền đạo của mình, năm 51 tuổi trở về Lỗ, trong ba tháng bình định đất nước, nhưng vẫn có kẻ gièm pha, Ngài không chịu nổi áp lực của lời gièm pha, một lần nữa phải từ quan, ra đi. Khổng Tử là người "đức trọng quỉ thần kinh"(đạo đức vững vàng, quỉ ma cũng phải sợ), thế mà Ngài phải đầu hàng lời gièm pha! Phải chăng kẻ gièm pha ghê gớm hơn ma quỉ?
TÌNH BẠN LÀ ĐỨC HẠNH. Gặp được một người tâm đầu ý hợp, lắng nghe nhau, lắng nghe trung ngôn, hiểu biết nhau, vượt thắng ngộ nhận, đạp dưới chân lời gièm pha, cởi bỏ ích kỷ, trách nhiệm trong lời nói, hết lòng yêu thương, nâng đỡ, tha thứ, dắt nhau cùng tiến lên... đó chẳng phải là một hành trình tu tâm dưỡng tính hay sao? Tình bạn khởi đầu có thể, và thường, là một trò chơi để thỏa mãn nhã thú và tình cảm, nhưng dần dà nó trở thành lò tôi luyện nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Nói vậy, phải chăng người xấu nết không thể có bạn? Đúng vậy, vì tham sân si không phải là đất lành cho tình bạn. Nhưng người xấu mấy cũng có cái tốt, nếu cố đưa cái tốt của mình mà kết giao với người tốt thì − gần mực thì đen, gần đèn thì rạng − một ngày kia tính thiện cũng sáng lên mà thôi. Ta tập làm người bằng cách ăn ở phải đạo với ít nhất một người. Tiếc thay ở đời ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, cho nên thế gian mới sinh ra lắm bè mà ít bạn. Vì vậy những đức tính tuyệt vời của Lưu Bình, Châu Long, Dương Lễ càng phải đề cao hơn nữa trong thời này.
Nếu St. Paul nói "yêu thương là chu toàn tất cả lề luật", thì chúng ta cũng có thể nói tình bạn là đức hạnh vậy.
(Tâm Thanh)
Hai người kết nghĩa giao tình
Hạn mười năm cửa Khổng sân Trình
Quyết lập chí long vân cho trọn
Ai hay sớm muộn
Dương đã nên khoa giáp hiển vinh
Anh Lưu còn công nghiệp vãn thành
(Theo ấn bản và phiên âm của Đại học Yale)
[/justify]
Trừ một kết cấu hay, tâm lý sâu sắc, LBDL không có giá trị văn chương cao. Nhưng tại sao nó lại gây cảm hứng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ phóng tác thành các vở tuồng, chèo, cải lương được quần chúng hâm mộ? Câu trả lời gọn gàng nhất là vì nó nói lên một khát vọng sâu xa ở mọi thời mọi nơi − khát vọng một tình bạn chân thật. Khát vọng này tiềm tàng trong con người cổ sơ đến nay. Theo Sáng Thế Ký, Thượng Đế, mỗi lần dựng nên một sự vật trong trời đất, đều hài lòng phán, "Tốt đẹp!" Nhưng khi dựng nên Adam, Ngài thấy có cái gì chưa ổn. Nhìn ông thui thủi một mình giữa Vườn Địa Đàng, Ngài nói, "Con người sống một mình không tốt. Ta sẽ làm cho y một người đỡ đần, giống y." Do đó Ngài dựng Eva, một phiên bản giống ông (= người), nhưng có khác (= giống cái). Như thế lý do tồn tại của Eva trước hết là để Adam khỏi cô đơn. Thượng Đế tặng Adam một người bạn trước khi tặng ông một người vợ. Đứng bên ngoài ý nghĩa tôn giáo, ta thấy từ nguyên thủy con người không thể sống cô đơn. Sợ cô đơn và cần bầu bạn đã nằm trong bản tính nhân loại. Một người có thể không lấy vợ lấy chồng, nhưng không ai có thể không kết bạn. Tiếc thay, mặt đất càng đông người, sự cô đơn của mỗi cá nhân càng lớn. Và tìm một người bạn chân thật khó hơn tìm vợ.
Tình bạn kiểu LBDL liệu có thể là một kiểu mẫu thích hợp cho thời đại này không?
Đây là trọng tâm của bài này.
oOo
Và tại sao Bình đến với tư cách bạn? Đó là vì Bình biết tính Lễ xưa nay là kẻ đọc sách thánh hiền, trượng nghĩa, trung thành, Lễ không thể là người phản bạn quên ơn, điều tối kỵ trong đạo làm người. Bình không lý giải được thái độ hất hủi của Lễ, nhưng nhất thời chàng không vọng động (như liều mạng cùi xông vào đánh, hay tự vẫn để bêu xấu bạn, đốt nhà bạn) là vì trong thâm tâm chàng không tin Lễ đã thay lòng đổi dạ. Bình rất đau xót, nhưng không thù oán, trái lại chàng tỉnh ngộ và quyết tâm:
Cố hương cao bỗng cánh bay
Chí hồng nhạn còn nhiều vùng vẫy
Chí hồng nhạn còn nhiều vùng vẫy
Thế là Bình trúng kế bạn hiền rồi − trước khi gặp Châu Long.
Tình huống thứ hai: về phía Dương Lễ, sau khi hiển đạt, muốn trả ơn bạn theo kiểu bánh ích đi bánh qui lại thì quá dễ dàng − chỉ việc mời bạn về nhà mình cung phụng mười năm, hai mươi năm. Và biến bạn thành người suốt đời lệ thuộc! Nhưng Lễ đã dùng kế khích khí
Âu là ta giả cách vô tình
Chịu điều bạc để anh em tức giận
Chịu điều bạc để anh em tức giận
Kế này chỉ đắc dụng cho con người có khả năng trỗi dậy nơi đường cùng. Lễ hiểu rõ bạn thuộc mẫu người này. Dám dùng ái thê vào canh bạc nguy hiểm này cũng là vì Lễ hiểu cả bạn lẫn vợ.
Châu Long người vợ và người bạn. Tài đức và dung mạo người vợ thứ ba của Dương Lễ được mô tả bằng hai câu kết truyện:
Quốc sắc thiên hương vâng ghi để
Tài này nghĩa ấy lại phân minh
Tài này nghĩa ấy lại phân minh
Nàng có đủ phẩm chất của một người vợ hiền kiêm bạn tri kỷ tri âm của Dương Lễ. Chàng chọn nàng vì chàng hiểu nàng và tin tưởng nàng. Nàng nhận lời lên Nghinh Hương quán giả làm cô gái kén chồng là vì nàng hiểu chồng, và hiểu cả Lưu Bình. Nếu nàng chỉ nhìn bề ngoài Lưu Bình như một con người ăn chơi, chắc sẽ không dám dấn thân tự làm mỡ treo miệng mèo. Nếu nàng nghi ngờ chồng đẩy mình đi để tiện bề cưới vợ tư, nàng đã ở lại với Lưu Bình sau khi anh đỗ trạng nguyên. Nhưng tri kỷ không còn chỗ cho ngờ vực.
Chàng dạy đi thì thiếp phải đi
Lời chung tình ở với cố tri
Mảnh ân ái sẻ làm đôi ngao ngán nhẽ
Chàng đã ở hết lòng cùng bạn
Thiếp cũng xin ra sức cùng chồng
Lời chung tình ở với cố tri
Mảnh ân ái sẻ làm đôi ngao ngán nhẽ
Chàng đã ở hết lòng cùng bạn
Thiếp cũng xin ra sức cùng chồng
Châu Long là người đàn bà hiếm hoi phù hợp trong sứ mạng Bồ Tát này − vì ngoài tình yêu vô điều kiện với chồng, nàng còn biết lẽ "chấp kinh tòng quyền".
Rằng trong đạo tam tòng được mấy
Tuy chấp kinh cũng phải tòng quyền
Tuy chấp kinh cũng phải tòng quyền
Chấp kinh tòng quyền là uyển chuyển, tùy cơ ứng biến, trong hoàn cảnh thường thì theo đạo thường, lúc biến thì thích nghi theo luật biến. Đây là một nguyên tắc ứng xử của đạo trung dung, ngược với thói câu nệ của bọn khuyển nho cố chấp, khư khư ôm những xác ướp mà tưởng là giá trị ngàn đời.
Dương Lễ thật có phúc cưới được người vợ như Châu Long. Và phúc cho ai vừa lấy được vợ vừa tìm được bạn trong cùng một người đàn bà.
Nỗi lo ngại của Châu Long. Nhan sắc, tài ba, uyển chuyển, trung trinh... Châu Long từ khi nhận lời đến khi hoàn thành xong sứ mạng vẫn băn khoăn lo ngại. Lo ngại điều gì? Điều mà ít người nghĩ tới, nhưng cổ kim vẫn là nguyên nhân số một phá hoại hạnh phúc gia đình, chia rẽ tình bạn và phá hoại cộng đồng − đó là cái lưỡi, cái lưỡi không xương trăm đường lắt léo:
E người thế miệng ong lưỡi én
Lời tục ngữ lửa gần rơm lâu ngày cũng bén
Lời tục ngữ lửa gần rơm lâu ngày cũng bén
Miệng ong lưỡi én vô cùng tinh vi, nó sẽ viện dẫn cả đạo đức, phong tục, để xuyên tạc bôi nhọ nàng và phá hoại gia cang nàng. Ngày nay, bọn tiểu nhân vẫn dùng một thứ vũ khí y như ngày xưa: ngồi lê đôi mách.
Nếu Châu Long là người đàn bà lạnh lùng thì vai trò đơn giản hơn. Đàng này, nàng vốn trẻ đẹp, nồng nàn, lại phải đóng vai một thiếu nữ đang kén chồng, thì phải giả chút tình tứ, mời gọi... Và không phải một hai ngày, mà ba năm ròng rã. Nàng thành công, nhờ, bên cạnh tài trí, chính yếu là nhờ hiểu bạn, yêu chồng.
Ba năm ở một nhà nuôi bạn
Đêm năm canh luống những nhớ chồng
Đêm năm canh luống những nhớ chồng
Theo ngôn ngữ thanh tao của người xưa, hình ảnh “nhớ chồng về đêm” mang ẩn ý cái nhớ không thuần túy tinh thần, mà có nhuốm xác thịt, khó chống đỡ. Nhưng nhờ lòng trung trinh tiết nghĩa, khi gà gáy, nàng thức giấc với lương tâm trong sáng như bình minh. Ấy vậy mà, làm xong nhiệm vụ Bồ Tát với thân tâm trong trắng, trở về với chồng, Châu Long vẫn khiêm tốn nói:
Xin lạy chàng thương lấy thiếp tôi cùng
Kẻo miệng thế vàng thau lẫn lộn
Kẻo miệng thế vàng thau lẫn lộn
Cái miệng thế, đáng sợ thật! Bước ra khỏi sân khấu mà Châu Long chưa hết run. Nhưng nồi nào vung đó, người vợ cao thượng đi với người chồng cao thượng, Dương Lễ đánh tan mọi lời đồn nhảm nhí:
Tiết nghĩa này đệ nhất Châu Long
Mấy năm tuyết sạch giá trong
Mấy năm tuyết sạch giá trong
Châu Long sợ là phải, vì miệng thế còn giết cả những con người tài cao đức trọng.
Nàng biết Đức Khổng Tử một đời lao đao cũng vì hai chữ gièm pha. Ngài bị gièm pha tại quê hương nước Lỗ, phải bỏ xứ chu du tìm nơi rao truyền đạo của mình, năm 51 tuổi trở về Lỗ, trong ba tháng bình định đất nước, nhưng vẫn có kẻ gièm pha, Ngài không chịu nổi áp lực của lời gièm pha, một lần nữa phải từ quan, ra đi. Khổng Tử là người "đức trọng quỉ thần kinh"(đạo đức vững vàng, quỉ ma cũng phải sợ), thế mà Ngài phải đầu hàng lời gièm pha! Phải chăng kẻ gièm pha ghê gớm hơn ma quỉ?
TÌNH BẠN LÀ ĐỨC HẠNH. Gặp được một người tâm đầu ý hợp, lắng nghe nhau, lắng nghe trung ngôn, hiểu biết nhau, vượt thắng ngộ nhận, đạp dưới chân lời gièm pha, cởi bỏ ích kỷ, trách nhiệm trong lời nói, hết lòng yêu thương, nâng đỡ, tha thứ, dắt nhau cùng tiến lên... đó chẳng phải là một hành trình tu tâm dưỡng tính hay sao? Tình bạn khởi đầu có thể, và thường, là một trò chơi để thỏa mãn nhã thú và tình cảm, nhưng dần dà nó trở thành lò tôi luyện nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Nói vậy, phải chăng người xấu nết không thể có bạn? Đúng vậy, vì tham sân si không phải là đất lành cho tình bạn. Nhưng người xấu mấy cũng có cái tốt, nếu cố đưa cái tốt của mình mà kết giao với người tốt thì − gần mực thì đen, gần đèn thì rạng − một ngày kia tính thiện cũng sáng lên mà thôi. Ta tập làm người bằng cách ăn ở phải đạo với ít nhất một người. Tiếc thay ở đời ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, cho nên thế gian mới sinh ra lắm bè mà ít bạn. Vì vậy những đức tính tuyệt vời của Lưu Bình, Châu Long, Dương Lễ càng phải đề cao hơn nữa trong thời này.
Nếu St. Paul nói "yêu thương là chu toàn tất cả lề luật", thì chúng ta cũng có thể nói tình bạn là đức hạnh vậy.
(Tâm Thanh)
Comment