Announcement

Collapse
No announcement yet.

Hello Tuổi Già! Lẩm Cẩm Từ Ngữ (34)Bắc - Nam(34)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Anh Sơn, bạn của gia đình H từ VN. Anh vượt biên rồi định cư tại Úc năm 1984 và đi học ngay . Trong thơi gian đi học, một bà già Úc ( gọi là bà Sister, vì các bạn của bà gọi bà là sister) cho anh ở trong nhà kho không mất tiền, đổi lại anh có nhiệm vụ cắt cỏ chăm sóc vườn tược cho bà,bà có 2,3 người bạn thường tụ tập tại nhà bà nấu nướng, chuyện trò, ăn uống.

    Khi ra trường, anh di chuyển đến chỗ khác gần nhiệm sở của anh, nhưng hàng tuần vẫn ghé thăm bà. Ít lâu sau, vợ và 2 con của anh vượt biên lọt, vợ chồng con cái đoàn tụ đến chào bà. Bà sister muốn gia đình anh Sơn dọn về ở chung trong nhà bà. Từ ngày về ở chung, bà rất hạnh phúc vì trong nhà có trẻ con và có không khí gia đình, chăm lo săn sóc cho nhau.

    Khi bà già hơn, bà không muốn vào viện dưỡng lão, bà chỉ thích sống với gia đình anh Sơn, được chăm sóc bởi gia đình anh Sơn. Bà Sister này to con và nặng lắm, gia đình anh Sơn phải dùng đến cả cần cẩu khi tắm rửa cho bà.

    Một thời gian sau, bà không còn đứng lên được nữa, bà không được chọn sống tại gia nữa, mà phải vào viện dưỡng lão, ở đó mới đủ phương tiện, nhân sự và chuyên môn mà.

    Vào đó bà buồn lắm, cứ đòi về dù ngày nào gia đình anh Sơn cũng vào thăm. Bác sĩ nói nếu bà tự đứng lên được thì bà sẽ được về. Anh Sơn khuyến khích: “ Má ráng tập để đứng lên được, con sẽ rước má về".

    Bà tự bám giường, cố gắng tập, vài tuần sau bà đứng lên được thật. Thế là bà lại được trở về lại sống trong căn nhà thân yêu của bà với gia đình anh Sơn.

    ( còn tiếp)

    Thân ái

    Hiền 74KNC

    Comment


    • Viết đến đây H đang nhớ lại lần đầu tiên đến thăm gia đình anh Sơn vào năm 1990, bà Sister đang ngồi trên ghế bố ( loại ghế nửa nằm nửa ngồi) trong phòng khách, bên cạnh là cái nôi bé Linh 4 tháng tuổi đang ngủ, thỉnh thoảng bà đưa tay đong đưa cái nôi. Vậy là sau khi đoàn tụ, anh chị Sơn có thêm cháu này.

      Chị Sơn giới thiệu món tráng miệng học được từ bà Sister và làm cho gia đình H mỗi người một chén, chỉ gồm 2 vật liệu: peach thái lát loại đóng hộp và double cream. Chị nói tất cả đều mua ở siêu thị, nhàn, sau mỗi bữa nếu không có nó là bà thấy như thiếu thiếu cái gì, nên trong nhà lúc nào cũng có sẵn cho bà.

      Rồi chị kể bà Sister nói bà có tiền già rồi, đừng lo tiền nhà cho bà, thì gia đình chị Sơn sẽ dư giả nhiều, thì mua được nhà sớm,rồi cho thuê , và vẫn ở đây với bà cho vui, thì trả dứt căn nhà ấy chẳng mấy hồi. Chị nói nhờ vậy gia đình chị mới mua được nhà rồi và đang cho thuê như bà Sister hướng dẫn.Chị kết luận: “Thật may mắn, bà rất quí chúng tôi và mấy đứa nhỏ, và gia đình tôi cũng quí mến bà, vợ chồng tôi gọi bà là má, các con gọi bà là bà.”

      Gia đình H cũng hay đến nhà anh chị Sơn chơi, lần nào đến chơi cũng thấy bà đang ngồi trên cái ghế bố đó, biết thêm bà thích ăn bánh mì nướng quẹt bơ và jam. H thầm nghĩ trong đầu: “Bà ít vận động như thế, lại thích món tráng miệng peach đồ hộp quá ngọt với double cream , hay ăn jam, ăn butter, thảo nào bà càng ngày càng to là phải rồi.”

      Lần này đến nhà anh chị Sơn, rất ngạc nhiên vì trong phòng khách không còn thấy cái ghế bố, thay vào đó là cái ghế cao cao 4 chân, loại để người già bám vào để đi. Chị Sơn đem cái ghế cao cao 4 chân vào phòng ngủ cho bà và kêu bà dậy ăn trưa. Trên khay đồ ăn của bà là 2 lát bánh mì nướng, 1 trái chuối, 1 chén dâu( strawberry), 1 chén rau nghiền, một chén súp thịt gà xé nhỏ, không butter, không jam.

      Bà sister bám cái ghế để ra ngồi ăn ở phòng khách. Thấy H nhìn chăm chăm vào khay cơm của bà, chị Sơn nói: “bây giờ khác rồi, bám cái ghế này đi từ từ vòng vòng trong xóm ngày mấy lần, bà nói quẳng cái ghế bố đi cho bà, thực đơn bây giờ của bà cũng khác hẳn rồi, tội nghiệp bà lắm, vì bà không thích vào ở dưỡng lão, bà nói ở nhà vui hơn.”

      Vài tuần sau, chị Sơn gọi điện thoại cho H, kể:

      “Hôm qua, 2 cảnh sát đến nhà tôi nói có người thưa là vợ chồng tôi bắt nạt bà Sister già cả, không trả tiền nhà cho bà”

      “Ai mà kỳ vậy?”

      “ Thì 3 người tây mà ngày xưa hay đến chơi với bà Sister đó”, bà Sister nói liền: “ Điều đó không đúng, tôi cho gia đình anh này ở đây không mất tiền vì tôi yêu quí họ và họ cũng yêu quí chăm sóc tôi, họ cũng có nhà của họ mà, mà tôi và gia đình này ở chung với nhau vì chúng tôi muốn như vậy”.

      Chị Sơn kể tiếp: “ bà Sister cho cảnh sát xem tờ giấy bà đã hứa tặng căn nhà này cho hội bảo vệ loài vật sau khi bà qua đời được 3 tháng, và gia đình tôi được ở trong nhà này của bà cho đến 3 tháng sau khi bà qua đời mà không phải trả tiền nhà, và bà đã chuẩn bị sẵn 20 ngàn để gia đình tôi chi tiêu trong việc ma chay cho bà, và bà chọn cách được thiêu.”

      (Còn tiếp)

      Thân ái

      Hiền 74KNC


      Comment


      • Gia đình chị Sơn ăn món gì bà Sister ăn món đó, chỉ khác nhau ở mùi vị, tẩm ướp thực phẩm, và ít chất béo hơn thí dụ như súp, món xào, món spaghetti luôn luôn có cheese cho bà, nhưng cho ít thôi và giảm số lượng dần dần. Dù bà đã ngửi mùi nước mắm gần...quen, nhưng chị vẫn không dám thử nêm nước mắm vào tô của bà đâu.:ngai:

        H biết một cặp Úc-Việt kia, đã sống với nhau gần 20 năm, mà mỗi lần cô vợ VN rót nước mắm từ chai nước mắm mực ra chén, là anh ta la oai oái: “ Lại cái mùi cóc chết, cô làm ơn đẩy cái chén đó xa tui hơn nữa”. Dù rằng đi ăn tiệm, thấy nhiều cô cậu Úc còn bê chén nước mắm lên miệng húp, nhưng mỗi người mỗi khác mà, đừng liều vẫn hơn chị Sơn ha.

        Gia đình chị bây giờ cũng uống sinh tố nhiều hơn, vì làm cho bà thì xay cho cả gia đình luôn. Đủ độ lỏng thì máy mới xay được, nên lượng nước đá thêm vào được gia giảm tùy theo độ đặc lỏng của trái cây, trái cây ngọt chung với trái cây chua, nên không phải thêm đường, bà Sister ghiền luôn, quên phéng món tráng miệng đồ hộp trước đây luôn đó.

        Nhờ hoạt động bám ghế đi bộ thường xuyên và thay đổi cách ăn uống, bà không còn béo và nặng như trước, muốn sàng bà từ giường sang xe lăn không phải nhờ đến cần cẩu nữa, chỉ cần biết cách ôm bà sao cho vững, biết sàng sang xe lăn sao cho có thế, sau đó mới đẩy xe lăn vào phòng tắm để bà tắm dưới vòi sen.

        Bà sống vui khỏe được vài năm, đột nhiên xuất hiện chứng lú lẫn, có khi muốn vào toilet mà đi lộn vào phòng ngủ, có một lần bà đang đi bộ bám vào ghế mà quên mất lỏng 1 tay ra, nhưng lúc đó có con lớn anh Sơn đi cùng dìu bà về. Bà cũng chẳng còn nhớ đến thời khóa biểu bám ghế đi bộ nữa, nên anh Sơn chỉ dìu bà đi bộ trong nhà vài lần, mỗi lần chừng 10 phút sau bữa cơm chiều thôi, để bà đỡ nhức mỏi.

        Một lần kia, sau khi bà tắm và được mặc quần áo, chị Sơn đẩy xe bà về phòng ngủ. Khi sàng bà từ xe sang giường, cũng như mọi khi, chị Sơn lấy thế 2 tay ôm lấy người bà vững vàng, còn bà quàng 1 tay ra phía sau cổ chị để bám vào chị, chưa sàng xong thì bà quên chẳng thèm bám nữa, hai người lăn cù ra giường.

        Vẫn còn trong tư thế bị lăn kềnh trên giường, từ cuối giường này nhìn thấy bà Sister một cục mặt tỉnh queo ở góc kia của cái gường, chị Sơn vừa mắc cười vừa hú hồn, chị bò sang phía đó nâng bà ngồi lên.:help01:

        Anh Sơn đi làm về, nghe chị kể lại, quá khả năng mình rồi, anh chị quyết định đem bà vào viện dưỡng lão.

        Vài lần H cũng theo gia đình chị Sơn vào thăm bà, dìu bà đi bộ. Chị Sơn nói lần này trở lại viện dưỡng lão chẳng thấy bà đòi về, chắc bà nghĩ bà đang ở nhà, chung quanh bà chắc cũng vẫn là chị Sơn, anh Sơn và mấy cháu, mà còn được chăm sóc chu đáo hơn trước, do có nhiều anh Sơn chị Sơn hơn trước, có đầy đủ phương tiện hơn:thumbs::thumbs:

        Mùa thu 1996 bà Sister ra đi êm ả, H nghĩ bà tưởng bà đang ngủ trong phòng ngủ quen thuộc thân yêu tại nhà của bà.

        Mai táng xong cho bà Sister, anh chị Sơn không lấy lại căn đang cho thuê để ở, mà vẫn tiếp tục cho thuê. Họ mua thêm căn nữa, khang trang hơn và dọn về đó.

        Chị Sơn tham gia nhóm đi thăm hỏi trò chuyện với các cụ trong viện dưỡng lão.

        Anh chị Sơn rảnh hơn trước, nên cả hai gia đình đều di chuyển bánh xe sang nhà nhau chơi, chứ không phải như trước đây chỉ xe của gia đình H lăn bánh sang bên đó.

        H xin chấm hết.

        Thân ái

        Hiền 74KNC


        Comment


        • Càng Cao Tuổi Càng Cần Ăn Ngon!



          Tác giả:Bác sĩ Lương Lễ Hoàng


          Chúng ta sống đến tuổi nầy là may mắn lắm rồi! Nên ăn những gì chúng ta thích, đừng hà tiện nữa! Để dành tiền cho con cháu biết bao nhiêu cho đủ ? Hơn nữa, chúng nó có bằng cấp, có công việc tốt, chúng nó hẵn nhiên là giàu có hơn mình thì tại sao mình lại hà tiện, chắt chiu để dành cho chúng biết bao nhiêu cho đủ ? (Còn ăn được thì cứ ăn cho thỏa thích, một mai răng rụng hết chỉ còn nhìn mà hít hà thôi !)

          Tuy không hẳn vì bất hiếu nhưng do định kiến là người cao tuổi không cần ăn nhiều nên không thiếu người già bị rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng một cách oan uổng! Thêm vào đó là nhiều người lớn tuổi phải kiêng cữ, thường khi thái quá do con cháu ép buộc, vì bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tăng mỡ trong máu…

          Vấn đề chưa dừng lại ở điểm cơ thể người cao niên vì thế mà thiếu dưỡng chất. Nguy hơn nhiều là do đó mà sức đề kháng bị xói mòn khiến bệnh bội nhiễm cũng như bệnh do thoái hóa cơ khớp trở thành mối đe dọa thường xuyên cho cơ thể vốn vừa nhạy cảm, vừa dễ thiếu nước khi tuổi đời chồng chất. Nếu xét về mặt dược lý, bữa ăn của người cao tuổi thậm chí quan trọng không kém viên thuốc đặc hiệu.

          Quan điểm theo đó người cao tuổi phải e dè với từng miếng ăn là một sai lầm nghiêm trọng. Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy hình thức ăn uống dồi dào rau cải tươi, nhiều cá biển, và nhất là ngon miệng, là chế độ dinh dưỡng lý tưởng cho người già.

          Bằng chứng là người cao tuổi ở Địa Trung Hải ít bị nhồi máu cơ tim nhờ khẩu phần đa dạng với thực phẩm “xanh” chiếm tối thiểu 60% tổng lượng. Bằng chứng là người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới nhờ thực đơn hầu như không bao giờ thiếu cá biển và đậu nành. Ngược lại, người cao tuổi trong các nhà dưỡng lão ở Hoa Kỳ, nơi chế độ ăn uống kiêng cữ được đặt lên hàng đầu, lại có tỷ lệ tai biến mạch máu não và tử vong vì nhồi máu cơ tim vượt xa các nước khác!

          Từ nhận thức đó, thay vì tiếp tục đề cao hình thức kiêng khem, đa số chuyên gia dinh dưỡng ở khắp nơi đã đồng lòng tán dương chế độ dinh dưỡng mang nhiều nét “đổi mới” cho người già dựa trên các nguyên tắc như sau:

          • Người cao tuổi nên ăn tất cả những món ưa thích và ngon miệng, miễn là với lượng không gây trở ngại cho chức năng tiêu hóa.

          • Khẩu phần hàng ngày càng đa dạng càng tốt, càng ít thực phẩm công nghệ càng hay.

          • Chắc chắn uống đủ nước trong ngày bằng cách chú trọng các món cung cấp nước như rau trái, món canh…, thay vì uống nước vì nhiều người già thường chỉ uống khi khát.

          • Đừng nấu cho người cao tuổi các món ăn tuy bổ dưỡng về thành phần nhưng với khẩu vị nuốt không vô !. Đừng quên cảm giác ngon miệng là đòn bẩy cho sức kháng bệnh.

          • Không nhất thiết phải cữ muối tuyệt đối nếu không có y lệnh của thầy thuốc trong giai đoạn bệnh tim mạch cấp tính.

          • Không nên thiếu món ngọt nếu thực khách chưa bị bệnh tiểu đường.

          • Luôn luôn có rau quả tươi trong khẩu phần.

          • Nên có nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ngày ba bữa đúng giờ.

          • Một ly rượu vang cho mỗi bữa ăn là điều nên làm.

          • Chỉ tránh các món ăn gây dị ứng, món chiên xào nếu đã có bệnh trên đường tiêu hóa như viêm đại trường mãn, viêm ruột dị ứng, trĩ…

          • Có bữa cơm gia đình cùng con cháu thay vì ăn riêng trong buồn tẻ như người bệnh nặng.

          • Vận động nhẹ trước và sau bữa ăn.

          Con cháu nếu biết thương ông bà đừng quên là các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ vừa chứng minh hẳn hòi là: người cao tuổi nếu có da có thịt một chút, nghĩa là dư cân, ít bị bệnh và sống thọ hơn bạn đồng niên mình hạc xương mai.

          Lượng mỡ dưới da, tất nhiên không nhiều, chính là kho dự trữ dưỡng chất để đáp ứng cho nhu cầu phục hồi của cơ thể người cao tuổi mỗi lần ngã bệnh.

          Không cho người già ăn no bụng và ngon miệng là một điều đáng trách cả về lý lẫn về tình.


          Comment


          • VỢ CHỒNG GIÀ CÓ HIỂU MỚI CÓ THƯƠNG



            Tác giả:Bác sĩ Châu Ngọc Hiệp

            BS Châu Ngọc Hiệp có một bài viết rất hay, “Khi về hưu, vợ chồng già có hiểu mới có thương”, đặc biệt cho tất cả những ai may mắn còn "đủ đôi", trong tuổi già, nhất là khi hưu trí… Xin trích dẫn một các ý kiến và huớng dẫn đi sát thức tế của đời sống tuổi già.


            Theo nghiên cứu, ly dị ở lớp tuổi 60 đã tăng lên rất nhiều trong những năm gần đây. BS Châu Ngọc Hiệp tóm tắc các nguyên nhân và khó khăn trong thời gian nghỉ hưu đem đến cho đời sống vợ chồng già:

            1. Vợ chồng cần cho nhau biết sự mong đợi ở người kia. Hoạch định những sinh hoạt chung nhưng vẫn giữ những sở thích của mình.

            2. Nên ý thức rằng người kia cũng cần phải có những giây phút riêng tư của họ.

            3. Rất quan trọng cần có nhiều thời gian cạnh bên nhau nhưng không nhất thiết là cả hai đều phải làm chung một việc.

            4. Lúc nghỉ hưu, vợ chồng đều quá rảnh rỗi. Họ có thể sử dụng thời gian quý báu đó một cách tự chủ (autonome) và khác biệt theo ý thích của họ nhưng đồng thời mỗi người phải biết tôn trọng điều ước muốn của người kia. Đây là cách hữu hiệu đễ ngừa thói quen (routine) theo năm tháng.

            5. Để cho sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn (làm việc/nghỉ hưu) được êm ái, vợ và chồng cần phải tập quen sống với sự có mặt thường xuyên của người kia.

            Thời gian nghỉ hưu thường tạo ra nhiều sự thay đổi và xáo trộn trong đời sống gia đình. Đó có thể là sự thay đổi trong nếp sinh hoạt quen thuộc và phải hòa mình vào một khung cảnh mới. Hậu quả là hưu viên phải chịu mất đi một số bạn bè cùng mối giao tiếp xã hội của mình từ trước tới giờ. Nghỉ hưu cần phải có một thời gian điều chỉnh và thích ứng điều kiện sống mới mẻ. Cả vợ lẫn chồng phài tập sống lại với nhau trong bối cảnh hai người chớ không phải của một người. Trong gia đình, sự chạm mặt nhau hằng ngày dễ làm xẹt điện, nói qua nói lại, đưa đến khẩu chiến (thầy bói gọi là khắc khẩu hay khắc tuổi) giữa vợ chồng với nhau. Sóng ngầm nổi lên không báo trước.

            1. Chạm mặt nhau thường xuyên - Không biết có phải tại vì già nên tánh tình thay đổi khiến vợ chồng thường hay kiếm chuyện cằn nhằn với nhau về những cái gì không đâu, lãng nhách không hà.

            Khoa học nói là bà bị xáo trộn hormones của tình trạng mãn kinh ménopause, hay bị rối loạn nhân cách giáp ranh Borderline personality Disorder (BPD), còn ông thì bị mãn dục andropause tánh tình cũng hơi gàn, khi vầy khi khác, buồn vui bất thường ai mà biết được. Bệnh hoạn nầy nọ cũng bắt đầu xuất hiện ra theo tuổi già nên ảnh hưởng ít nhiều vào sức khỏe tâm thần của cả hai người. Nhưng phải nhìn nhận là hình như mấy bà có phần chủ động khởi xướng chiến tranh hơn là các ông. Tại sao?

            “Thật ra, cái nguyên nhân chính đưa đến việc "đè đầu, cỡi cổ" mà các bà áp dụng đều do đa số các ông tới tuổi "mãn kinh" cả. Tới tuổi xồn xồn, đột nhiên các ông đổi tính. Có những ông thời trẻ thì hùng hùng hổ hổ, nhưng về già thì ngoan như chú mèo ngái ngủ. Vấn đề chính là "hormone" của các ông, từ 50 tuổi trở lên, đa số bắt đầu đi xuống, muốn "lên" cũng vất vả. Đến 60 thì chỉ còn 50% các ông còn đầy đủ đạn dược, tới khi về hưu, thì cái gì trong người cũng muốn hưu luôn, cho nên càng ngày các ông càng lép vế, lép đùi”

            Theo các nhà tâm lý học thì trong đời sống vợ chồng, cần phải có hai người. Nhưng cả hai vợ chồng muốn sống như chỉ có một người thì làm sao mà được. Chiến tranh lạnh nổi lên vì lẽ đó. Rồi còn người nầy muốn cải hóa bắt buộc người kia phải theo ý mình, phải đoán biết mình muốn cái gì, phải giống y chang mình. Cần nên biết rằng mỗi người đều có sở thích riêng rẽ, kiểu cách riêng biệt cũng như có nhu cầu khác nhau.

            2. Xâm lấn lãnh thổ của nhau - Một nguyên nhân khác trong sự xung đột vợ chồng là vấn đề tranh chấp lãnh thổ của họ, chốn riêng tư, chẳng hạn như cái nhà bếp của bà bị ổng xâm nhập thường xuyên. Bà có cảm giác là ông xã tối ngày quanh quẩn chàng ràng bên chân mình làm bà khó chịu và đổ quạu không cần báo trước. Bà sắp đặt đồ đạc có thứ tứ ngăn nắp theo một kiểu cách nào đó, ông vô bếp không để ý, mà có ý đâu mà để, xớn xa xớn xác để không đúng chỗ là bà nẹt liền. Các ông mà có lãi nhãi lại thì bị cho là già sanh tật khó chịu không biết lỗi.

            Bà trách ông không biết giúp vợ, vì cảm thấy quá bất công, tủi thân phận mình, sao thằng chả ở không mà hổng biết thương vợ, san sẻ công việc nhà cho người ta nhờ, không giống như chồng của người ta.

            Phần các ông thì nói mấy bà xâm lấn quyền hạn, khó chịu quá, đòi hỏi quá đáng. Ngày xưa, di làm ở sở, ở hãng vậy mà tự do, khỏe hơn, không ai xài xể mình hết. Về tới nhà mệt đừ, có thì giờ đâu mà cằn nhằn, mà cãi lộn với nhau. Thật ra lúc còn đi làm, thời gian ở trong sở nhiều hơn thời gian ở bên vợ bên con nhờ vậy mà ít đụng chạm.

            3. Tìm nơi chốn bình an hơn - Để tránh sư gần gủi trên (hay sự lấn đất), nguyên nhân của xung đột, của cãi vả nên nhiều ông / bà tìm đến ẩn thân tại những vùng đất bình yên hơn, như quanh nhà, như di tản xuống dưới sous sol (basement), xem internet, vô garage hay ra ngoài vườn vv…để tránh chạm mặt ổng / bả.

            Cái khác biệt là một người (thường là vợ) dám nói ra và nói hoài, nói mãi ‘nagging” khiến đối phương khó chịu bên trong. Tây gọi đây là những điều bực, khiến anh chồng muốn khùng luôn nên phải cố gắng làm thinh theo đúng câu của ông bà đã dạy:

            Vợ giận thì chồng bớt lời, cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê. Thôi, tịnh khẩu cho yên chuyện.

            4. Hấp hôn trước khi hấp hối - Ngẫm lại, người quan trọng nhất đời của mình chính là người phối ngẫu. Cha mẹ rồi sẽ qua đời, con cái rồi sẽ có gia đình riêng và rời tổ ấm, bạn bè dù thân mấy cũng có đời sống riêng của bạn. Chính người vợ hay chồng là bạn đường mà cũng là bạn đời, có phước cùng hưởng, có họa cùng chịu.

            Chuyện tâm đầu ý hiệp chỉ là chuyện của mấy năm đầu tiên còn mới toanh, khi mới sống với nhau mà thôi. Sau đó thì cả hai vợ chồng cần phải biết tự điều chỉnh để thích ứng adjust với nhau mới mong sống chung được tới ngày xuống lỗ. Lâu lâu hai vợ chồng cần phải đi hấp hôn hay hâm nóng tune up tình yêu lại. Nếu vợ chồng bạn thường hay tránh mặt nhau, hoặc gặp mặt nhau là cãi lẫy thì bạn cần hấp hôn rồi đó. Hãy hấp hôn trước khi một trong hai người hấp hối, lúc đó hối hận thì đã muộn.

            5. Có hiểu mới có thương - Muốn thương phải hiểu “Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ". Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc. Không hiểu, không thể thương yêu đích thực. Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu. Mỗi người có những nỗi niềm, những khổ đau, bức rức riêng, nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời. Chúng ta nên tránh 3 điều dễ làm mất hạnh phúc gia đình là ‘Chỉ trích + Phàn nàn + So bì’. Người ta làm khổ nhau nhân danh tình thương : Chuyện đó vẫn thưòng xảy ra.

            (Minh Đường ST)


            Comment


            • Cách đây mười mấy năm,

              Đang ngồi xem tin tức trên TV,thằng con út của H quay sang nói với mẹ:

              " sao mẹ nhìn không đẹp vậy, mẹ xem kìa, cái cô đang đọc tin tức trên TV kìa, cô ấy đẹp như thế mà"

              H:"Vậy đến ở với cô ấy đi, xin làm con cô ấy đi."

              Thằng bé ôm chầm lấy H, trìu mến:

              " Không, không, con chỉ thích mẹ này thôi, con không thích làm con cô đó đâu"

              H:"mẹ tưởng con thích có mẹ đẹp"

              " Ồ, con thấy mẹ đẹp mà, không ai đẹp bằng mẹ, con chỉ muốn mẹ đi chải đầu đi thôi"

              Ôi sao dễ thương quá các bạn ơi!

              Đúng là hiểu thì yêu, yêu thì hiểu, thì xấu cũng thành đáng yêu.

              Không hiểu không yêu thì: " xí, nhìn cái mặt thật đáng ghét!"

              Hiền


              Comment


              • MÌNH ƠI MÌNH À !



                Tác giả: Thanh Lam

                Lời Mở Đầu: Cách đây 10 năm, một bản nhạc nổi tiếng "Mình Ơi" của Diệu Huơng đã được nhiều thính giả yêu chuộng. Hai tiếng "Mình ơi Mình À!" ai ai cũng thấy yêu thích, nhưng dường như ít cỏn thấy dùng trong xã hội hiện nay. Chúng ta thuờng nghe gọi nhau bằng "tên" hay gọi "anh- em" là nhiều nhất. Đôi khi trong sinh hoạt gia đình thân mật thì gọi nhau "bố- mẹ", "ổng- bả", đôi khi cũng dùng từ nhà tôi, anh (cô) ấy, etc.


                Trong dịp dự tiệc nhà người bạn, tôi đã nghe một đôi vợ chồng già gọi nhau cứ một tiếng “mình”, hai tiếng cũng “mình”, nghe rất cảm động , khiến tôi nhớ lại 2 câu thơ của nhà thơ Bùi Giáng:

                Mình ơi! Tôi gọi là nhà

                Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôi


                Tôi không rành tiếng Anh, không biết House và Home khác nghĩa ra sao, chỉ thấy quảng cáo cho thuê nhà tòan ghi House for rent, chưa thấy Home for rent bao giờ.

                Ngôn ngữ khác nhau nhưng đôi khi ý nghĩa lại trùng hợp, nghĩ cũng đúng Cho thuê nhà, chẳng ai chịu cho thuê Nhà tôi, Home mà không có Nhà tôi thì biến thành House mất rồi. Đi về nhà có lẽ là Let’s go house còn Về nhà thôi thì chắc mới là Let‘s go home. Nhà của tôi lâu rồi đã là House…, đôi khi có đôi khi sau khi lai rai chén rượu giang hồ phiêu lảng ước gì lại được nói câu Về nhà thôi- Let’s go home, …ước gì…

                Đêm khuya nghe gọi : Mình ơi

                Dậy em nhờ tí, Mình ơi , Mình à

                Giật mình như thể gặp ma

                Mồ hôi nó toát như là tắm mưa

                Bài thì mới trả buổi trưa

                Giờ mà trả nữa te tua tuổi già

                Nằm im mắt nhắm cho qua

                Bên tai thỏ thẻ Mình à , Mình ơi

                Còn bao năm nữa trên đời

                Vui xuân kẻo hết Mình ơi , Mình à

                Người ta bảo lúc về già

                Dẻo dai hơn trẻ Mình à Mình ơi

                Con lớn chúng đã xa rời

                Nhà thì vắng lạnh Mình ơi Mình à

                Sao không bắt chước người ta

                Cờ người quyết đấu Mình à Mình ơi

                Bàn son có sẵn đang phơi

                Quân ngà mau dậy Mình ơi Mình à

                Ráng cho vui cửa vui nhà

                Em thương Mình lắm Mình à , Mình ơi


                Mình Ơi … Mình À

                « Mình với ta tuy hai mà một

                Ta với mình tuy một mà hai »

                Nhưng mình có tật nói dai

                Nên chi ta cứ cãi hoài không thôi

                Ta mình « hai đứa » một đôi

                Lâu lâu giận dỗi mỗi nơi một người

                Làm lành « hai đứa » lại cười

                Xáp vào lại hoá hai người một đôi

                Ngọt ngào cất tiếng « Mình ơi ! »

                Trên đời đẹp nhất là tôi với mình

                Đôi khi có chuyện bất bình

                Cãi nhau tôi lại với mình giận nhau

                Nhưng mà giận chẳng được lâu

                Giận nhau hôm trước hôm sau lại hoà

                Nhìn mình tôi bật cười xoà

                Nhìn tôi mình lại lăn sà vào tôi

                Chúng mình như đũa có đôi

                Có đôi để gọi « mình ơi, mình à ! »

                Bây giờ như cặp khỉ già

                Nhưng mà vẫn cứ « mình à, mình ơi ! »

                Khi nào thấy vắng bóng tôi

                Thì mình lại gọi : Mình ơi, mình à

                Khi nào tôi thấy vắng bà

                Thì tôi lại gọi : mình à, mình ơi !

                Gọi nhau cho trọn cuộc đời ...


                (Tú Lắc)

                Thời nay vợ chồng trẻ xưng hô với nhau "Anh anh em em" âu yếm thân thiết biết bao! Dẫu chồng ít hơn dăm ba tuổi vẫn là anh. Những cặp vợ chồng đã có con cái nếu không gọi nhau bằng “anh” bằng “em” thì cũng gọi nhau bằng “bố’ hoặc “mẹ”, “bố” và mẹ là gọi thay cho con, cũng như khi về già gọi là “ông” hoặc “bà” để gọi thay cho cháu.

                Lùi lại bốn mươi năm trước, những gia đình ít nhiều được Âu hoá, vợ chồng gọi nhau bằng "mình" cũng thể hiện được tình cảm đậm đà, gọi nhau bằng "cậu, mợ" cũng thanh nhã, nhưng những từ đó còn xa lạ với nông thôn.

                Một số cặp vợ chồng tân tiến muốn gọi nhưng vẫn còn ngượng ngùng với hàng xóm, chỉ thầm kín tỏ tình với nhau trong buồng, thỏ thẻ chỉ đủ hai người nghe với nhau. Cách gọi nhau bằng tên "trống không" cũng là một bước cải tiến lớn, chứ các cụ ngày xưa, thời trẻ chỉ gọi nhau bằng "bố thằng cu", "u nó", "mẹ hĩm"... Người mới lấy nhau chưa có con, chồng chẳng có chức vị gì thì gọi ra làm sao? Bí quá, có cô mới về làm dâu, muốn gọi chồng đang chơi bên nhà hàng xóm về, chẳng biết xưng hô ra sao bèn ra ngõ gọi thật to "Ai ơi! Về nhà ăn cơm". Từ "ai" ở đây không phải là đại từ nghi vấn, hay đại từ phiếm chỉ mà có nghĩa là "chồng tôi ơi".

                Còn khi nói chuyện với người khác thì giới thiệu vợ mình hay chồng mình là "nhà tôi". Từ "nhà tôi" thật là đậm đà gắn bó, "mình" và "tôi" tuy hai nhưng một. "Nhà tôi" tức là "chồng tôi" hay "vợ tôi" chứ không thể nói "vợ anh", "chồng nó" là "nhà anh nhà nó".

                Vợ chồng nói chuyện với nhau thường hay nói trống không "Này! Ra tôi bảo!" hoặc "nào ai bảo mình"...

                Thế đấy! Ngôn ngữ Việt có nhiều cái hay và “phức tạp” lắm!


                Comment


                • Các bạn mến :



                  ngôn ngữ Việt có nhiều cái hay và " phức tạp" lắm , thật vậy .

                  ngày xưa KD nghe mẹ và cậu nói chuyện, thường kể cho nhau nghe những mẩu chuyện về những người bạn . KD nghe và nhớ mãi câu chuyện cũng chỉ vì tiếng mình

                  mẹ kể hôm đó ngoài đình làng có hát chèo , tối đến sau khi đã làm việc đồng áng và cơm nước xong , lũ bạn lóc nhóc rủ nhau ra đình xem hát ,mẹ nói trong bọn có chị Mận mới bị đi lấy chồng (mới 13 tuổi) , cả đám đi ngang qua nhà chồng bác không dám gọi , bác lú ra cửa gọi " tụi mình ơi chờ tớ đi với" . cả đám bạn đứng lại chờ , hôm đó bác cùng nhóm bạn đi hát chèo vui vẻ

                  sáng hôm sau khi ra đồng ngang nhà bác thấy trong nhà có tiếng chửi bới , tiếng khóc than não nề , mọi người chạy lại xem thì thấy , mớ tóc dài của bác mọi khi được vấn quanh đầu thì hỡi ơi hôm nay nó được quấn quanh chân giường , bác bị tra tấn "đêm qua mày gọi thằng nào?"

                  Khổ ghê. Hỏi ra mới biết . Tối qua đi hát chèo , cả lũ giỡn chơi ,cứ bỏ bác , tách bác ra , bác cứ phải gọi "mình ơi chờ tớ đi với " ai ngờ cái giỡn chơi của bọn trẻ lại là thảm kịch cho bác , đêm về nằm ngủ bác mơ lũ bạn bỏ bác , bác gọi "mình ơi chờ tớ đi với". Bây giờ bác bị một trận đòn . Mọi người phải vào năn nỉ, bác mới được gỡ mớ tóc ra khỏi chân giường.

                  Kể tới đây , bà , mẹ và cậu đều than , ngày đó bắt con cái lấy vợ , lấy chồng qúa nhỏ , còn như con nít có biết gì đâu ?

                  Mình ơi thật là Phức tạp

                  Thân ái

                  KimDung

                  Comment



                  • ''Please come to our party and your better half is invited, too!''

                    Vợ, chồng ở những nước nói tiếng Anh cũng có những cách gọi nhau rất dễ thương như: better half, honey, darling, babe, muffin, sweetheart, sugar, ... Một mình người vợ hay người chồng mới chỉ là một nửa (half) và có lẽ vì lịch sự nên họ gọi nửa kia là 'better half'. Khi nào cả hai ghép lại mới trở thành một thực thể hoàn chỉnh (mình), vì thế người này gọi người kia hay nửa kia 'mình ơi' là đúng thôi. Vì thế trong thi phẩm 'Những giọt lệ' của Hàn Mặc Tử mới có câu:

                    Người đi một nửa hồn tôi mất

                    Một nửa hồn kia bỗng dại khờ

                    Đôi khi người vợ gọi chồng là 'dad' (ông nó ơi) và người chồng gọi vợ là 'mummy' (bà nó ơi) thay cho tiếng gọi của những đứa con. Điều này cho thấy những nền văn hóa và ngôn ngữ dù khác nhau vẫn có thể có những điểm gặp gỡ lý thú và bất ngờ.

                    Comment


                    • Bây giờ tuổi trẻ ở VN thấy họ gọi nhau "Chồng ơi!" " Vợ ơi!" " Vợ nhờ chồng cái này " Nghe nó kỳ kỳ làm sao ấy. Nhiều khi thấy 2 vợ chồng bạn nói chuyện vơí nhau gọi "Bố bố mẹ mẹ" mình cứ tưởng bạn đang nói chuyện vơí bố của bạn ấy , một hồi hỏi lại thì mới biết bạn đang nói chuyện với OX bạn ấy . Tại sao cứ phải thay đổi theo thời gian , cứ anh anh em em cho đến đầu bạc răng long có phải tình tứ không?

                      Comment


                      • Để góp vui vào đề tài hấp dẫn này, KT cũng có một câu chuyện "có thật" về đôi vợ chồng bạn thân.  Anh chồng tên H người miền Trung, cô vợ là người Hoa Chợ lớn nói tiếng Việt không thông thạo lắm. Chồng thì lớn hơn vợ khoảng 9 tuổi. Mỗi khi có tiệc họp mặt với đôi bạn này, KT cứ nghe anh gọi vợ là "nị". Một lần KT thấy anh chồng nhìn vợ nói: "nị, đưa dùm anh ly cà phê", cô vợ trả lời: "daddy, you can get it yourself"... KT nghe sao sao ấy, không có tinh cảm vợ chồng gì cả .

                        Về nhà KT hỏi anh Tư, tại sao anh H gọi vợ là nị vậy anh. Anh Tư bàn có lẽ tại vì vợ là người Hoa nên anh chồng gọi nị là em đó, như người Hoa thường nói nị (you), ngộ (me). Tuy nhiên KT chưa tin chắc với câu giải thích lắm ...

                        Và rồi một dịp khác tại nhà đôi vợ chồng nầy, KT đang ngồi kế bên cô vợ cùng với vài người bạn và nghe tiếng gọi của anh chồng từ phòng khác, vẫn như mỗi lần, gọi vợ: “nị, …”. KT liền hỏi bạn, tại sao OX bạn gọi bạn là nị vậy, sao không goi em hay là BX cho có vẻ romantic hơn. Cô bạn liền cười to và giải thích rằng, không phải nị là nị của tiếng Hoa đâu, mà đó là … HONEY.  Tại vì ổng nói nhanh, cho nên chỉ còn chữ nị. Mọi người vở lẽ bật cười vui. :cuoilan::cuoilan:

                        KT
                        Cheers!

                        Comment


                        • Sống có ý nghĩa gì?



                          Tác giả: Vô Thuờng

                          Lời Mở Đầu: Bài viết ngắn và ý nghĩa. Có lẽ nên thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá về người phụ nữ. Tại sao phụ nữ lại cứ phải là hy sinh vô điều kiện. Có bao giờ mình nói lời cám ơn người bạn đời đã vì mình và gia đình biết vun vén và hy sinh?


                          - Cô khám bệnh gì?

                          - Dạ, chỉ là đến xin bác sĩ cấp thuốc điều trị tiểu đường hằng tháng thôi.

                          - Nhưng cô có thấy khó chịu gì không?

                          Bà Lan có vẻ ngập ngừng. Bác sĩ quen của bà hôm nay nghỉ, và bà lại nghe đồn cái anh bác sĩ này rất khó tính.

                          - Có lẽ uống thuốc lâu ngày nên thấy sốt nhè nhẹ, mệt mơ hồ như giả đò vậy đó.

                          - Bao lâu rồi cô chưa làm xét nghiệm?

                          - Thôi, làm chi. Bác sĩ quen yêu cầu tôi làm hoài mà tôi không chịu.

                          - Cô không hợp tác với bác sĩ, làm sao điều trị bệnh tốt được?

                          Bà Lan cầm tờ giấy đi xét nghiệm và làu bàu trong miệng : Đúng là không may gặp thằng cha bác sĩ khó chịu này. Mình chưa đi chợ nấu cơm cho cả nhà, trưa nay ổng và tụi nhỏ đi làm về không có gì ăn chắc lại quát lên. Lát còn phải đi đón cháu nội nữa chứ. Nó tưởng ai cũng rảnh rang như nó chắc.

                          Hai giờ đồng hồ sau.

                          - Cô thấy nóng sốt, ngứa ngáy, mệt mơ hồ bao lâu rồi?

                          - Khoảng ba tháng nay. Mà có sao không bác sĩ?

                          - Mọi thứ có vẻ như vẫn ổn, đường huyết tốt, chức năng gan thận, mỡ máu tốt... Nhưng ...

                          - Nhưng sao?

                          - Cô có đi khám bệnh với ai trong gia đình không?

                          - Không. Cả nhà tôi, ai cũng bận rộn. Có sao thì bác sĩ cứ nói.

                          Vị bác sĩ hết nhìn bệnh nhân rồi nhìn kết quả xét nghiệm với dấu mực đỏ "đã kiểm tra lại hai lần" kế bên.

                          Thật sự anh ta đang ngập ngừng với kết quả bạch cầu trong máu ở số 50 ngàn / uL.

                          Ở những nước phát triển, người dân có sự hiểu biết nhất định về y tế, bệnh nhân là người duy nhất biết được bệnh lý của mình, và họ muốn cho ai biết là quyền của họ.

                          Ở những nước đang phát triển thì ngược lại, người nhà có thể biết hết về bệnh của bệnh nhân còn bệnh nhân thì không.

                          Giá như kết quả sai ...

                          - Cô phải đi siêu âm bụng và chụp hình phổi cho bác sĩ ngay.

                          - Thôi, bác sĩ à. Tôi đã mất một buổi sáng rồi. Bác sĩ cứ cho thuốc đại đi.

                          - Bệnh này không cho thuốc đại được. Và chẳng có bác sĩ nào cho thuốc đại cả. Cô có biết ...

                          - Sức khoẻ là vàng chứ gì? Không có sức khoẻ không làm được gì chứ gì?

                          - Cô ...

                          Một khoảng im lặng...

                          Tự nhiên vị bác sĩ ấy thấy thương những người phụ nữ Việt Nam. Họ có vẻ cam chịu quá. Họ sống cả đời cho chồng, cho con, cho những công việc tủn mủn trong nhà... Họ ít nghĩ phải sống cho mình.

                          Nếu mình báo cho cô Lan biết, cô nghi bị ung thư máu thì sao? Có lẽ cô hụt hẫng và đau khổ lắm. Vị bác sĩ đó nghĩ.

                          Thật ra, ung thư không đáng sợ như người ta vẫn tưởng. Ung thư có thể chữa và có thể kéo dài được cuộc sống, tuỳ thuộc vào cơ quan bị ung thư, loại tế bào ung thư, giai đoạn ung thư, cơ địa và cơ duyên của mỗi người nữa.

                          Nhưng chúng ta chưa được dạy hay chưa có cơ hội tiếp cận với các kiến thức về ung thư nên chúng ta sẽ rất hốt hoảng, lo sợ, bế tắc và trầm cảm khi được báo là bị ung thư.

                          - Nghi bị ung thư máu hả bác sĩ?

                          - Dạ, chỉ mới NGHI NGỜ thôi. Nhiều khi không phải. Để có chẩn đoán chính xác buộc phải làm nhiều thứ nữa.

                          - Trời ơi...

                          Bệnh nhân đổ quị người xuống.

                          - Trời ơi ... Tôi ... Tôi bị ung thư máu ... Tôi mới có sáu mươi mà ...

                          - Cô bình tĩnh. Đây mới là nghi ngờ. Với lại bây giờ y học phát triển, bệnh có thể chữa được.

                          - Bác sĩ đừng an ủi tôi. Tôi biết mà... Mấy tháng nay tôi cứ mệt cứ sốt ... Tôi nghi lắm rồi ...

                          - ...!?

                          - Ừ ... Chết ... Chết cho khoẻ bác sĩ ơi ... Cả đời tôi sống, tôi cũng chẳng biết ý nghĩa cuộc sống là gì. Mười tám mười chín tuổi là phải lo lấy chồng. Bằng mọi giá phải có chồng. Lấy được chồng rồi ... bằng mọi giá phải sanh con ... Sanh con rồi bằng mọi giá phải nuôi tụi nó lớn ... Hết chiều chồng rồi lại chiều con... Tụi nó lớn tụi nó lấy vợ lấy chồng, tôi phải chăm cháu, đưa đón cháu đi học, cho cháu ăn cho cháu ngủ ... Rồi giờ đây bác sĩ báo tôi bị ung thư ... Tôi sắp chết ... Cuối cùng đời tôi sống có ý nghĩa gì?

                          - ...!?

                          Thật ra, vị bác sĩ ấy cũng từng trải qua cảm giác này, và cũng tự hỏi :

                          Cuộc đời mình có ý nghĩa gì khi mọi ngày đều lặp lại y như nhau. Sáng đến sở, chiều về nhà làm phòng mạch, tối mệt lăn đùng ra ngủ.

                          Có đôi khi vợ khều thì cáu lên. Thật sự mình có quan tâm đến nhu cầu của cô ấy không? Nhiều bữa hứng lên, đè vợ ra ... rồi đổ ập xuống ... ngủ. Không biết cô ấy có hạnh phúc, có viên mãn không...

                          Ở với nhau lâu quá, gần gũi quá, thân thuộc quá... mà quên nhìn sâu vào mắt nhau và lắng nghe nhịp tim nhau.

                          Có lẽ cô ấy vẫn cam chịu để làm tròn thiên chức của người vợ người mẹ, để giữ cho chiếc tổ ấm bé nhỏ đừng đổ vỡ...

                          Có bao giờ mình nói lời cám ơn người bạn đời đã vì mình vun vén và hy sinh?

                          Và vợ mình đã mất vì căn bệnh ung thư vú quái ác....

                          Ôi ... "Mãi một đời về không. Giữa chập chùng thác nguồn..."


                          Comment


                          • Các bạn mến,

                            Pap test mỗi 2 năm một lần để ngừa ung thư cổ tử cung. Phụ nữ tự khám ngực thường xuyên có thể giúp kịp thời khám phá bứu trong ngực rất sớm từ khi mới bằng hạt gạo, và từ 50 tuổi trở lên cần chụp quang tuyến vú mỗi 2 năm.

                            Không biết người bác sĩ này có chia sẻ kiến thức căn bản trên cho vợ mình không, để cô ấy có kiến thức mà tự chăm lo cho bản thân, thì đã được chữa trị sớm hơn, thì chắc không bị mất vì bệnh ung thư vú đâu. Hay tại cái số của cô ấy như vậy?

                            Thân ái

                            Hiền

                            Comment


                            • KD cũng đồng ý với H, sức khoẻ của mình phải tự mình chăn sóc.

                              Ở Úc Pap test không tốn tiền, chụp quang tuyến vú cũng miễn phí. Vào sinh nhật thứ 50 ai cũng được 1 lá thư chúc mừng của chính phủ. Cứ mỗi vài năm sau đó lại nhận được 1 bao nhỏ trong có 1 tập sách chỉ dẫn và1 lọ trống để dùng chứa 1 ít mẫu nước tiểu, 1 lọ để chứa 1 ít mẫu phân. khi lấy xong, tất cả bỏ lại trong bao, dán vào và gởi đi để xét nghiệm về đường ruột.. Theo địa chỉ ghi sẵn ngoài bao.

                              Hôm nay Joey về chở mẹ tới thăm cô Yến( em họ), đã sang phòng mạch nha sĩ để về hưu. 2 chị em nói về vệ sinh răng miệng. Joey nghe 2 cụ ngồi kể chuyện răng, cậu cười haha nói:

                              -con thấy mẹ vừa đánh răng vừa huýt sáo được thì chuyện vệ sinh răng miệng dễ. Ở tuổi này, cô Yến và ba mẹ phải học cách lo giữ vệ sinh và tập thể dục phần cuối để khi ho, hắt xì khỏi bị ướt quần làm ra mùi hôi.

                              Joey dạy 1 tràng bằng tiếng Việt. 2 chị em được mẻ cười ngặt nghẹo. kết qủa là mèo vẫn hoàn mèo.

                              ThânÁi

                              KimDung

                              Comment


                              • Đúng đó Kd, giữ gìn sức khỏe thì mới khỏe mạnh để chăm sóc cho gia đình, lại ít gánh nặng cho gia đình và xã hội ha.

                                Pap test mỗi hai năm một lần , nghe đơn giản mà dễ quên lắm đó. Vì chào đời vào năm lẻ nên cứ vào dịp sinh nhật của các năm lẻ thì H sẽ lấy hẹn bác sĩ, KD có dùng sinh nhật của chính mình để tự nhắc nhở như cách đó của H không ?

                                Vừa đánh răng vừa huýt sáo, vậy là biết ngay cái miệng đang rảnh rang, còn 2 bàn tay thì phải đang làm việc hết mình: một tay phải bồng bế em bé răng, còn tay kia phải lo chà mình mẩy cho em bé răng cho sach sẽ trắng tinh, cũng tương tự như nhiều u 60 khác thôi, ha ha.

                                Cười ngặt nghẹo + mèo vẫn hoàn mèo = tiếng Việt của con làm mẹ mắc cười quá khiến mẹ học không vô Joey ơi.

                                KD này tếu quá, con là bác sĩ lo cho mẹ, thật lòng muốn mẹ biết cách thể dục phần dưới mà mẹ thì cứ lo cười, chắc vì thấy tập thể dục bắp thịt miệng mới quan trọng hihi.

                                Viết là "Thể dục bắp thịt vùng xương chậu" ( Pelvic Floor exercise) thì dễ hiểu hơn “Thể dục phần cuối” KD à.

                                Joey nói đúng đấy, học chà răng dễ òm so với học cách " tập thể dục bắp thịt vùng xương chậu", vì Bắp Thịt Vùng Xương Chậu nằm sâu trong cơ thể,bên trong vùng xương chậu, nên mình không nhìn thấy nó.( bắp thịt vùng xương chậu sẽ được viết tắt là BTVXC nhé).

                                Vì thế mình cần biết nó nằm ở đâu trong cơ thể ha. Bắp thịt này ví như cái “bạt” ở ngay bên dưới bàng quang, ở phía trước thì nó gắn vào xương mu, ở phía sau thì nó gắn vào xương cùng ở cuối cột sống, ở hai bên thì nó gắn vào xương chậu.

                                BTVXC nâng đỡ bàng quang, tử cung, ruột già (chỉ nâng đỡ cho bàng quang và ruột già của phái nam thôi đấy cũng tại ông trời hổng cấp cho tử cung hihi). Vậy thì có 3 lối ra xuyên qua BTVXC của phụ nữ là niếu đạo( urethra), âm đạo ( vagina), hậu môn ( anus), phái nam thì có 2 cửa ra thôi là niếu đạo (urethra) và hậu môn ( anus), ai mà chả biết điều này phải không.

                                BTVXC nâng đỡ và trợ giúp tất cả những cửa ra này, nhưng nếu BTVXC bị yếu hay không được tốt thì làm sao mà hỗ trợ được hiệu quả đây, đúng là cái khó nó bó cái khôn.

                                Một bắp thịt nào đó không được luyện tập thì nó sẽ yếu đi vì ít được xử dụng, thì BTVXC cũng không thể loại trừ.

                                Thường xuyên bê vác nặng hay những công việc gồng gánh, béo phì, ho kinh niên hoặc hay bị táo bón cũng góp phần làm suy yếu BTVXC.

                                Khi tuổi tác cao hơn thì BTVXC cũng thường bị yếu đi.

                                Riêng phái nữ thì mang bầu, sinh sản là nguyên nhân thông thường nhất làm yếu đi BTVXC. Vì thế ở Úc các bà me trước khi xuất viện đều được họ đưa cho mấy tờ giấy nhắc nhở và chỉ dẫn việc tâp thể dục vùng xương chậu, cũng như các nơi để liên lạc học hỏi về vấn đề này.

                                Khi BTVXC yếu thì khả năng đàn hồi của nó yếu, thì các van đóng lại không được chắc chắn lắm, vì thế khi ho, khi hắt hơi, hay chạy nhảy mạnh, hay khi nâng nhấc đồ nặng thì tự nhiên các van hé mở, có khi làm ướt nhiều, có khi chỉ ướt có tí xíu thôi à, nhưng phải đi thay vì sợ mùi khai theo gió vào không khí thì quê thấy mồ làm sao đây, hoặc khi vừa muốn đi tiểu thì quần đã ướt rồi mà chưa đến được toilet, thế mới phiền, hay thỉnh thoảng tự nhiên phía sau mông, hay dưới đó tự nhiên phát ra âm thanh “bèn bẹt”, sao kỳ quá vầy trời.

                                BTVXC yếu thì khó mà duy trì cho bàng quang, tử cung, ruột già ở vào vị trí của chúng , nên chúng có thể bị sa xệ, xô lệch vào vùng khác, hay đổ về một bên.

                                Dù cho được giải phẫu để treo nó lên rồi, sau đó cũng được bác sĩ chuyên môn chỉ dẫn để tập thể dục BTVXC để duy trì nó ở vị trí đó, nếu không một thời gian sau nó lại sa xuống.

                                Hoành cách mô ở bên dưới phổi, còn gọi là bắp thịt cho việc thở ra thở vào. Thử tưởng tượng khoang bụng chúng ta là một khối hình chữ nhật, thì đáy chính là BTVXC, đỉnh là hoành cách mô, phía trước là bắp thịt vách trước của bụng, phía sau là bắp thịt ở trong vách lưng. Bốn loại bắp thịt này liên kết với nhau, nên sự hoạt động của chúng tác động lên nhau, vì thế khi ho, hắt xì, nâng vác vât nặng thì cả 4 bắp thịt này đều bị một tác động dây chuyền. Khi sức ép của ho và hắt xì lên hoành cách mô thì đồng thời cũng đặt sức ép ấy lên BTVXC, sẽ khiến van đóng mở của niếu đạo và bàng quang mở ra nếu BTVXC không đủ sức mạnh giữ cho các van đó vẫn đóng lại. Tiểu són, ướt quần khi ho, hắt xì, chạy nhảy, bê vác nặng là những dấu hiệu cho biết BTVXC bị yếu đó.

                                Khi cả 4 loại bắp thịt này đều mạnh khỏe và phối hợp với nhau điều hòa thì không bị đau lưng và tạo ra một nền tảng rất tốt cho các hoạt động của phần còn lại của cơ thể.

                                BTVXC khỏe mạnh thì dày và rắn chắc, khả năng đàn hồi cao. Khi nó co thắt lại thì bàng quang, tử cung, ruột già được nâng lên và cũng khiến cho niếu đạo và hậu môn đóng kín. Khi bắp thịt này thả lỏng thì phân, nước tiểu sẽ thoát ra.

                                BTVXC khỏe mạnh sẽ:

                                -giữ niếu đạo luôn luôn đóng lại cho đến khi mình đi tiểu.

                                -Co thắt lại khi mình ho hay hắt xì để nước tiểu không bị rò rỉ ra ngoài

                                - Tránh được sự xì hơi do cơ bắp co thắt yếu.

                                -Gia tăng sự khoái cảm cho “chuyện ấy”

                                Vậy đừng bỏ quên BTVXC nhé, hãy chăm sóc nó, hãy luyện tập loại thể dục này từ khi còn trẻ,từ khi vẫn còn tuổi teen nhé và mỗi ngày để nâng nó lên, để nó có sức mà co, mà nâng giữ các cơ quan ở phía trên nó, để điều khiển được bàng quang và ngăn ngừa rò rỉ ha.

                                Theo thống kê cứ 1 trong 3 phụ nữ đã từng sanh nở, và 1 trong 20 người trưởng thành đã không điều khiển được bàng quang đấy.

                                Tuổi thọ con người giờ cao lắm, chắc chẳng ai muốn phải đeo tã cho đến 80, 90 tuổi hihi.

                                Một phụ nữ nói : ” Mẹ em nói ngày xưa các cụ dặn nhau mỗi ngày cứ để cục nam châm lên đầu, thì nam châm sẽ hút phần đó lên ”, mọi người trong gian phòng ấm cúng cười ồ lên.:cuoilan:

                                Một vị khác : “ Có lý, có lý lắm đấy, vì các cụ nhà ta thời đó có BTVXC bằng sắt mà”

                                Mọi người lại được thêm một mẻ cười thỏa thích.:cuoilan::cuoilan::cuoilan:

                                Dù câu chuyen có thật đó có vẻ tiếu lâm, nhưng cũng chứng tỏ vấn đề BTVXC đã rất phổ biến trong dân gian từ lâu.

                                *******************************************

                                Đã biết BTVXC ở đâu trong cơ thể, nhưng vì không trông thấy nó, nên chúng ta phải xử dụng trí tưởng tượng để tập luyện cho đúng chóc cái bắp thịt đó đấy.

                                Trước tiên các bắp thịt của 2 chân, bụng và mông phải được thả lỏng như bình thường, rồi mới:

                                Bước 1 ( là bước luyện tập SỨC MẠNH cho BTVXC): Dùng trí tưởng tượng tập trung vào mỗi hậu môn ở phía sau thôi, để điều khiển hậu môn co lại cho thật khít, thật chặt. Rồi dùng trí tưởng tượng để đẩy cái trung tâm hậu môn đang rất khít ấy hướng về phía ruột già trong cơ thể, thì chỉ những bắp thịt ngay chung quanh hậu môn thôi sẽ bị kéo theo để cùng hướng về phía trung tâm hậu môn ( nhiều người không nắm được điều này, thay vì thu nhỏ hậu môn lại, thì lại tập không đúng cách vì cứ lo nhíu chặt 2 bắp thịt mông vào và bắp thịt bụng phía dưới vào, và nhíu phần bên trong của 2 bên đùi vào với nhau,nếu sau khi tập mà thấy mỏi ở bắp thịt mông, đùi và lưng tức là tập không đúng bắp thịt)

                                Bước 2: ( là bước luyện tập SỨC BỀN cho BTVXC) : giữ bắp thịt của hậu môn trong tư thế được nâng cao ấy 3 giây.

                                Bước 3: ( là bước NGHỈ NGƠI): thả lỏng bắp thịt hậu môn để BTVXC được nghỉ ngơi, thời gian nghỉ ngơi này tương đương với thời gian của bước 2 hoặc lâu hơn.

                                Khi đã hoàn thành xong 3 bước là đã tập được một lần. Diễn giải thì cứ nghĩ là lâu, nhưng khi đã hiểu và thực hành cứ 1 lần gồm 3 bước như vậy chỉ mất từ 15 đến 20 giây thôi à.

                                :caphe:Các bắp thịt của 2 chân, bụng và mông lại được thả lỏng như bình thường, rồi tập 1 lần tại niếu đạo phía trước, mỗi lần cũng gồm 3 bước như sau:

                                Bước a ( là bước luyện tập SỨC MẠNH cho BTVXC): Dùng trí tưởng tượng tập trung vào cửa niếu đạo ở phía trước thôi, để điều khiển cửa ra của niếu đạo co lại cho thật khít, thật chặt. Rồi dùng trí tưởng tượng để đẩy cái trung tâm cửa niếu đạo đang rất khít ấy hướng về phía bàng quang trong cơ thể, thì chỉ những bắp thịt ngay chung quanh cửa niếu đạo thôi sẽ bị kéo theo để cùng hướng về phía trung tâm của nó ( nhiều người không nắm được điều này, nên đã tập không đúng cách vì cứ lo nhíu chặt 2 bắp thịt mông vào và bắp thịt bụng phía dưới vào, và nhíu phần bên trong của 2 bên đùi vào với nhau)

                                Bước b: ( là bước luyện tập SỨC BỀN cho BTVXC) : giữ bắp thịt của cửa niếu đạo trong tư thế được nâng cao ấy 3 giây.

                                Bước c: ( là bước NGHỈ NGƠI): thả lỏng bắp thịt niếu đạo để BTVXC được nghỉ ngơi, thời gian nghỉ ngơi này ít nhất phải tương đương với thời gian của bước b hoặc lâu hơn.

                                :caphe:Bây giờ các bắp thịt của 2 chân, bụng và mông lại được thả lỏng như bình thường, rồi tập 1 lần tại cửa mình, mỗi lần gồm 3 bước như sau:

                                Bước A ( là bước luyện tập SỨC MẠNH cho BTVXC): Dùng trí tưởng tượng tập trung vào cửa mình ở phía trước thôi, để điều khiển cửa mình co lại cho thật khít, thật chặt. Rồi dùng trí tưởng tượng để đẩy cái trung tâm cửa mình đang rất khít ấy hướng về phía tử cung trong cơ thể, thì chỉ những bắp thịt ngay chung quanh cửa mình thôi sẽ bị kéo theo để cùng hướng về phía trung tâm của nó ( nhiều người không nắm được điều này, nên đã tập không đúng cách vì cứ lo nhíu chặt 2 bắp thịt mông vào và bắp thịt bụng phía dưới vào, và nhíu phần bên trong của 2 bên đùi vào với nhau)

                                Bước B: ( là bước luyện tập SỨC BỀN cho BTVXC) : giữ bắp thịt của cửa mình trong tư thế được nâng cao ấy 3 giây.

                                Bước C: ( là bước NGHỈ NGƠI): thả lỏng bắp thịt ở cửa mình để BTVXC được nghỉ ngơi, thời gian nghỉ ngơi này ít nhất phải tương đương với thời gian của bước B hoặc lâu hơn.

                                Như vậy đã biết cách tập thể dục BTVXC rồi ha.

                                Mỗi ngày sau đó mình cần tăng số lần lên cho mỗi loại, để trung bình mỗi ngày thực hành một bài tập ( mội bài tập thì gồm 4 lần cho mỗi loại, mỗi một lần gồm 3 bước) và tăng thời gian lên cho bước luyện tập sức bền ( bước 2, b, B) của mội loại, thí dụ thay vì 3 giây, mình tăng lên thành 5 giây, 10 giây. Nếu có thì giờ thì mỗi ngày tập 3 bài tập, mỗi bài tập vào giờ khác nhau.

                                Ghi nhớ quan trọng khi tập loại thể dục này: các bắp thịt ở 2 chân, bụng, lưng phải thả lỏng bình thường trước và trong khi tập, chỉ mỗi bắp thịt cần được luyện tập co lại và nâng lên thôi, cảm thấy rằng có sự co lại và sự nâng lên ở đó, giữ nó ở vị trí đang được nâng cao ấy một lúc, sau đó bắp thịt đó cần được thả lỏng để nghỉ ngơi. Theo kinh nghiệm bản thân, thì trong khi tập hai đùi không được sát vào nhau mà phải có khoảng hở giữa hai đùi thì mới co lại và nâng lên được cái bắp thịt ở hậu môn, cửa mình, niếu đạo.

                                Muốn biết mình đã tập đúng bắp thịt của niếu đạo chưa, thì trong khi đang đi tiểu nước tiểu ra, thì thu nhỏ niếu đạo lại, nếu nước tiểu ngừng lại, tức là đã thu nhỏ lại đúng bắp thịt của niếu đạo đó. Nhưng chỉ nên xử dụng cách này vài lần thôi để giúp xác định đúng bắp thịt của niếu đạo, vì động tác thu nhỏ niếu đạo chỉ nên thưc hành trong khi mình không buồn tiểu mà thôi.

                                Loại thể dục này muốn tập vào lúc nào cũng được, đang đánh răng, đang rửa chén, đang ngồi gọi diện thoại, đang chờ xe lửa cũng được, đang nằm trên giường, đang ngồi trên ghế, đang đứng cũng tập được. Chính vì vậy mà chẳng có nhớ mà tập, vì thế cần mình phài chọn giờ nào để tập cho nó, chọn giờ giấc nhất định mỗi ngày cho nó: thí dụ tập vào lúc đã leo lên giường trước giờ ngủ , hay khi ngồi nghỉ sau khi đi bộ, hay khi đang rửa chén sau bữa cơm chiều, hay mỗi tối sau khi đánh răng…thời khóa biểu này cho mỗi ngày tùy theo sự chọn lựa của mỗi người.

                                Mỗi ngày tập môt bài, sau 1 tháng là thấy kế quả liền, thấy kết quả rồi thì vẫn cần tiếp tục tập mỗi ngày, hễ lơ là không tập thì triệu chứng tiểu són lại trở lại đó.

                                Trước khi ho hay hắt xì thì mình hãy phụ giúp cho BTVXC với bằng cách thu nhỏ+nâng niếu đạo lên bằng trí óc, rồi hãy ho hãy hắt xì. Nhưng chỉ làm được điều này nếu trước đó đã tập loại thể dục này thường xuyên, nên lúc cần thiết là có thể thu nhỏ và nâng nó lên được ngay, vì trăm hay không bằng tay quen mà lị.

                                ***************************************


                                Ba nguyên nhân khiến bàng quang làm việc không tốt được:

                                1)Khi hệ thống thần kinh gửi tín hiệu không đúng: nó làm bạn cảm thấy buồn tiểu khi bàng quang chưa có đầy, và nó ra lệnh cho bàng quang bắt đầu co bóp không đúng lúc ( urge urinary incontinence)

                                2) Khi các van đóng mở bị tổn thương hay BTVXC bị tổn thương và khi không thể giúp đỡ được cho các van đóng mở thì các van này sẽ mở cho nước tiểu chảy ra khi mình không buồn tiểu ( stress urinary incontinence)

                                3) Khi những dây thần kinh trao đổi thông tin với não và cột sống bị thương tổn, thì tín hiệu của chúng gửi đi sẽ không đúng thì bạn sẽ vừ bị urge urinary incontinence, vừa bị stress urinary incontinence.

                                Vì thế không phải các vấn đề về tiểu són,đái dầm...đều do nguyên nhân từ BTVXC không được mạnh khỏe đâu, thì tập thể dục BTVXC sẽ không giúp cho nếu nguyên nhân không liên quan đến BTVXC.

                                ********************************


                                H hay hát bài Happy Birthday To Me khi đang tập thể dục BTVXC, hi hi

                                Mỗi lần hát chữ Hap của chữ happy thì thu nhỏ nơi đó lại cho khít và nâng nó lên( đây là bước 1, a, A đó, hihi)

                                Vừa hátpy birthday to ( vừa vẫn nâng giữ nó ở độ cao ấy , đây là bước 2, b, B đó, khi quen rồi thì hát chậm thôi, thì thời gian của bước luyện tập sức bền sẽ dài hơn, nếu muốn thời gian của bước này ngắn thì hát với vận tốc nhanh hơn)

                                Khi bắt đầu hát tới chữ me thì thả lỏng bắp thịt đó ( đây là bước 3,c, C), nếu muốn nghỉ lâu thì ngân chữ me cho dài ra.

                                Hát hết bài hát, là hát xong 4 câu, là tập được 4 lần rồi. Hát bài hát này 3 lần là đã xong bài tập tập thể dục BTVXC cho ngày hôm đó rồi đó, cảm thấy vui và nhẹ nhàng làm sao.

                                Hổng thích công thức Happy Birthday To Me thì cứ việc tự biên tự diễn một công thức nào đó cho riêng mình, thí dụ như công thức toàn số là số 12345678910, hihi

                                Happy birthday to me

                                Happy birthday to me

                                Happy birthday dear me

                                Happy birthday to me

                                Cứ hát happy birthday to me mỗi ngày, nên đã từ lâu H gọi nó là : Happy Birthday To Me Exercise

                                Kết hợp việc ca hát dưới vòi sen với việc tập thể dục BTVXC thì thật là tuyệt vời, thích bài nào thì kết hợp với bài đó, hát hao nhiêu lần, bao nhiêu bài cũng được đấy, bài dài thòong, bài ngắn ngủi,từ bài vui như pháo nổ, cho đến bài nức nở rên rỉ tỉ tê than thân trách phận, hi hi.Tắm xong sẽ cảm thấy thoải mái lắm đó, vừa thư giãn tinh thần vừa chăm sóc cơ thể mà lị, thấy mình thật hữu ích cho bản thân lắm.Tỉ dụ như:

                                Anhcòn còn có mỗi mỗicây đàn

                                Anhđem đem bán hết

                                Anhtheo theo côhàng

                                Hàngchè xanh

                                Tìnhtính tang tangtính tình

                                ....................

                                .....................

                                .....................

                                Các bạn và KD thân mến,

                                H muốn viết về thể dục BTVXC đã lâu, nhưng cứ tự mình khất lần với mình, nay Joey nói về nó nên H ráng sắp xếp để có thể chia sẻ phần nào những thông tin tổng quát về đề tài này từ những lớp hướng dẫn bởi các chuyên viên về vấn đề này mà H đã tham dự + kinh nghiệm bản thân và kinh nghiệm của rất nhiều quí vị nam nữ khác, xin các bạn chia sẻ thêm.

                                Thân ái

                                Hiền


                                Comment

                                Working...
                                X