Announcement

Collapse
No announcement yet.

99 Điều Không Đáng Bận Tâm (FINAL)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • 99 Điều Không Đáng Bận Tâm (FINAL)

    99 Điều Không Đáng Bận Tâm

    Đọc xong cuốn sách "99 Điều Không Đáng Bận Tâm", khá hay cho cách sống thực tế hắng ngày. Tôi muốn đăng trên forum và chia xẻ cùng các bạn. Nhưng suy nghĩ rằng những kỹ năng cuộc sống hay đắc nhân tâm này có lẽ thích ứng với những giới thanh thiếu niên. Riêng chúng ta đã gần 60 trở lên, cũng cần thiết mấy. Suy nghĩ cả tháng nay, tôi vẫn thấy mình càng lớn tuổi, càng để ý ghim guốc khó khăn hơn xưa. Mình luôn bận tâm đến nhiều chi tiết, đôi lúc mình mệt mỏi mặc kệ chuyện gì đến thì sẽ đến. Mình bỗng dưng chai lì ít nói, đôi khi khó trao đổi bàn bạc, vì ai ai cũng muốn mình là cái vũ trụ mà tất cả mọi thứ phải xoay vòng cuốn theo. Do đó tôi vẫn muốn đăng cuốn sách này, mong sẽ giải quyết được ít nhiều trong kiến thức hữu ích cho cuộc sống bản thân chính mình.

    Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện

    http://motsach.info/audio.php?audio=...n_tam__thu_nhi


    xoxoxoxoxo

    Thể loại:Đắc Nhân Tâm

    Biên dịch:Thu Nhi

    Đăng năm:2012



    Giới Thiệu

    Bạn có hình dung được cuộc sống của bạn sẽ dễ chịu như thế nào nếu bạn ít bận tâm đến những chuyện nhỏ nhặt không? Bạn có thể tưởng tượng được những khó khăn bạn có trong cuộc sống không? Không, cuộc đời chẳng hoàn hảo. Tuy vậy, về cơ bản cuộc sống sẽ dễ xoay sở hơn. Bạn sẽ xử lý công việc tốt hơn trước đây, và kỹ năng giao tiếp của bạn cũng được cải thiện. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy thực sự thoải mái về bản thân, và ngay cả khi bạn bị áp lực, bạn cũng sẽ mau chóng vượt qua hơn nếu như bạn không bận tâm đến những việc vặt, những chuyện nhỏ. Nhưng nếu bạn bận tâm đến những việc vặt, những chuyện nhỏ thì chắc chắn lúc nào bạn cũng sẽ căng thẳng, nản lòng và cảm thấy bất hạnh. Cuốn sách này được biên soạn nhằm giúp các bạn vui vẻ, hài lòng và tự tin hơn khi gạt bỏ những điều không đáng bận tâm để có một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

    1 – Đừng trút hết lên bạn bè

    Tôi biết là tiêu đề của sách lược này sẽ gây chú ý. Tuy nhiên, nghiêm túc mà nói nếu bạn bị dịch tả, bạn sẽ chẳng bao giờ lây cho người khác, đúng không? Nhiều người trong chúng ta thường có khuynh hướng như vậy khi có cảm giác như là bị bệnh dịch tả – khi ta hết sức chịu đựng, tâm trạng bực bội. Nhưng thay vì giữ khoảng cách để tránh lây nhiễm cho người khác như khi bị dịch tả, một số người lại đi tấn công những người quen: bạn bè, cha mẹ và những người khác bằng những điều phiền muộn của mình. Họ dốc hết mọi suy nghĩ, sự thiếu tự tin, và những ý nghĩ tiêu cực trong đầu mình ra.

    Khoảng một hai lần hàng tháng Sam lại bị xuống tinh thần kinh khủng. Cậu ta tưởng tượng ra bạn bè của mình đều quay lưng với cậu, bố mẹ thì ghét bỏ, và cậu phải gánh chịu một cuộc đời thua thiệt. (Ai mà chẳng nghĩ như vậy lúc xuống tinh thần nhỉ?)

    Do suy nghĩ của cậu khiến cậu cảm thấy tồi tệ nên cậu ta đi tâm sự với người khác. Cậu ta trở nên giận dữ, thủ thế và tấn công. Cậu trút hết lên người khác.

    Khi xuống tinh thần, mọi thứ dường như tệ hơn bình thường. Sam đã nhận ra rằng vì cảm giác lúc có tâm trạng xấu có vẻ như là đúng, ta thường có khuynh hướng nghĩ là ta đang nhìn mọi việc đúng với bản chất của nó, mặc dù thực ra chẳng phải vậy. Như cậu ta đã bật cười khi lần đầu tiên nhận thấy mới Thứ Hai thì cậu chán ghét cả thế giới nhưng đến thứ Ba thì mọi điều lại trở nên tốt đẹp. Cậu ta bắt đầu đặt câu hỏi tại sao mình cứ cố tin những điều tệ hại là sự thật trong khi mọi việc luôn biến đổi.

    Sam nhận ra mẹo để đối phó với lúc xuống tin thần là xem nó như thể là một bệnh “cúm tình cảm” nhất thời. Cậu biết là thông thường tốt hơn nên đợi nó lắng xuống và chỉ tiếp xúc với người khác khi đã thấy đỡ hơn. Cậu phát hiện ra rằng trong đa số trường hợp chẳng có gì để phải đương đầu hay quan tâm cả. Mà nếu có, cũng nên chờ cho đến khi tâm trạng ổn định trở lại.

    Thay vì giận người khác và tự làm cho mình thấy rắc rối, hãy nhìn nhận mọi việc đúng với bản chất của nó. Hãy bằng lòng với thực tại rằng mỗi người đều có lúc xuống tinh thần, điều đó không có nghĩa là phải phản ứng với nó hay quan trọng hoá vấn đề. Khi cần thiết cũng nên tìm đến sự trợ giúp của người khác khi có tâm trạng xấu, nhưng không cần phải “trút hết” lên người khác.

  • #2
    99 Điều Không Đáng Bận Tâm

    Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện



    xoxoxoxoxo

    2 – Hãy tự tin rằng một bạn trẻ sẽ làm nên sự thay đổi

    Trong một buổi diễn thuyết của tôi, một bạn thính giả trẻ đã góp thêm vào một câu chuyện về Angela, một cô bé 18 tuổi làm việc trong nhà thực tập động vật ở trường. Một phần lý do cô chọn làm việc tại đấy là vì cô yêu thích động vật.

    Mục đích của nhà động vật là cố gắng tìm lại gia đình cho những chú chó mèo bị lạc. Có hàng trăm con thú chờ tìm lại nhà, và chỉ một số ít là may mắn hồi gia.

    Một ngày nọ, một người bạn của Angela đến đón cô về sau ca trực của cô. Họ định đi ăn tiệc.

    Angela nói với bạn của mình: “Mình phải gọi thêm một cuộc điện thoại nữa. Có một phụ nữ hôm qua đến nói rằng có thể sẽ sẵn lòng nhận con Charlie, đó là một con chó già hết cơ hội tìm lại được nhà mình. Ngày mai là ngày cuối cùng nó còn được ở đây. Mình phải làm gì đó giúp nó.” Bạn cô nói: “Mau đi thôi, tụi mình trễ mất rồi.” Angela trả lời: “Kiên nhẫn chút đi, mình phải làm điều đó mà.”

    Mấy phút sau, bạn của Angela cứ liên tục xem đồng hồ và càng thấy bực mình. Cuối cùng, cô ta quát lên với Angela, lúc đó còn đang nói chuyện trên điện thoại “Lẹ lên. Quên nó đi, ở đây còn có nhiều súc vật, cậu chẳng thay đổi được gì đâu.” Angela vẫn từ tốn nói điện thoại “Bà Wright, cảm ơn bà rất nhiều. Chắc chắn ngày mai tôi sẽ đón bà ở đây để giao con Charlie.” Khi cô gác máy, cô mỉm cười với bạn mình và nói: “Tại sao cậu không nói với Charlie là mình không thể thay đổi được gì nhỉ?”

    Nhiều bạn trẻ cho rằng họ không thể nào làm nên sự thay đổi, nhưng không phải vậy. Một sự thật rõ ràng là bạn làm nên sự thay đổi ngay mỗi khi bạn có cái nhìn khác đối với những ai vô tình phạm lỗi, hoặc khi bạn giúp ai đó có một ngày tốt đẹp hơn. Bạn làm nên sự thay đổi mỗi khi bạn chu đáo, tử tế, rộng lượng, thương người, tốt bụng. Mỗi khi bạn ủng hộ lẽ phải hay đứng về phía người tốt, bạn đã làm nên sự đổi khác. Cũng đúng như vậy khi bạn là một người biết lắng nghe hoặc biết tha thứ. Ngay cả một nụ cười cũng làm nên cả một sự thay đổi lớn lao.

    Mỗi khi bạn quyết định đúng đắn, hỗ trợ người khác, chân thật hoặc đề nghị giúp ai là bạn đã làm nên sự thay đổi. Mỗi khi bạn lịch sự, nhặt rác ngoài đường hay gởi lời cảm ơn đến ai, bạn đã làm nên sự thay đổi. Lòng tốt của Angela không có gì là lạ, chắn chắn nó làm nên sự thay đổi, nhất là cho Charlie. Bạn cũng vậy, hành vi của bạn cũng sẽ làm nên sự thay đổi. Bạn có thể hình dung ra thế giới xung quanh như thế nào không nếu tất cả các bạn trẻ đều thuyết phục bản thân là họ sẽ làm nên sự đổi khác? Đó là một thế giới mà tôi muốn sống trong đó và nhờ các bạn, nó hoàn toàn có thể xảy ra.

    3 – Đừng bận tâm vì những đổ vỡ

    Tôi hơi do dự khi đưa ra khẩu hiệu này vì tôi chẳng muốn ai nghĩ là tôi đơn giản hoá những khó khăn khi phải chia tay người yêu.

    Tôi nhớ rõ ngày cô bạn gái thân nhất và là mối tình đầu của tôi nói lời chia tay. Tôi suy sụp và đã nghĩ là mình sắp chết đến nơi rồi. Tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ vượt qua nổi và sẽ chẳng quen được ai khác.

    Nhưng không. Thực tế là giờ đây tôi đang hạnh phúc. Nếu không, tôi đã không cưới Kris và có một đàn con. Bạn gái tôi cũng vậy. Cô ấy cũng có gia đình hạnh phúc và ba đứa con. Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn là bạn thân của nhau.

    Cách duy nhất mà tôi nhận thấy làm cho những đổ vỡ dễ chịu hơn là nhìn về tương lai và thấy rằng điều đó là cần thiết. Đó chỉ là định mệnh khi bạn cứ nghĩ đến nó, nhưng nếu không vì bị đổ vỡ thì chẳng lẽ mọi người đều cưới người đầu tiên mà mình để ý à? Rõ ràng là đa số không phải vậy.

    Khi bạn nhìn nhận đổ vỡ như thế, bạn sẽ ít lao tâm khổ tứ cho mối quan hệ đã qua, thay vì vậy bạn sẽ đánh giá đúng nó.

    Tôi đã phát hiện ra là các bạn trẻ có thể nhìn về đổ vỡ như thế thì có khả năng duy trì được một tình bạn – nếu không ngay lập tức thì chí ít cũng là sau này. Thay vì tức giận với sự thay lòng đổi dạ của người yêu hay nung nấu ý định trả thù hay không sống theo mong muốn của người ấy thì họ có thể giữ cảm xúc đáng yêu đối với người ấy và thật lòng mong cho người ấy hạnh phúc.

    Một trong những thử thách tối thiểu của loài người là có thể mong cho người khác hạnh phúc ngay cả khi mình bị người đó làm tổn thương. Nếu bạn làm được điều đó, bạn sẽ có phương thuốc thần kỳ chữa lành vết thương lòng. Bạn sẽ nhận thấy là bạn sẽ mau chóng phục hồi, cảm thấy yêu đời và tự tin, và thậm chí quyến rũ đối với người khác hơn khi bạn suy nghĩ và ước mơ lạc quan. Tình yêu và sự khoan dung trong trái tim bạn rất dễ được người khác nhìn thấy hơn bất kỳ điều gì khác.

    Thế nên hãy nhớ là mặc dù tưởng chừng như tận thế, nhưng có lẽ không phải vậy. Sự đổ vỡ của bạn có thể xảy ra, nhưng khi kết thúc hoá ra đó lại là một món quà trong cuộc sống.

    Comment


    • #3
      Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện



      xoxoxoxoxo

      4 – Luyện tập tinh thần Aikido (Hiệp khí đạo)

      Mấy năm trước tôi từng xem một buổi biểu diễn nghệ thuật uyên thâm Aikido, điều đó đã ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc lên quan điểm sống của tôi. Aikido trông có vẻ yếu đuối nhưng hoàn toàn là phương pháp tự vệ mạnh mẽ và tao nhã, lấy nhu thắng cương, lấy sức mạnh của đối thủ làm lợi thế của mình. Nó có tác dụng làm nguội sự nóng giận của đối thủ mà không phải quá gắng sức.

      Bài biểu diễn cụ thể mà tôi đã chứng kiến gần như không thể tin được. Trận đấu tay đôi. Người đàn ông to khoẻ và dữ tợn ít ra là gấp đôi đối thủ nhỏ bé. Ông ta nhảy xổ vào đối thủ và bắt đầu dứ nắm đấm. Trong chớp mắt, người đàn ông nhỏ hơn bình tĩnh tiến đến đối phương và nhẹ nhàng lách người về một phía. Ngày hôm đó tôi không hiểu nổi diễn tiến ra sao nhưng ông to khoẻ đã nằm gọn dưới sàn trong khi người nhỏ bé đứng bên trên, không rụng một cọng tóc. Mấy phút sau những cảnh tương tự tiếp diễn trước khi sự thể rõ ràng là ông to khoẻ kia chẳng có cơ hội nào để đụng đến được đối thủ, mà ông cũng rất ít bị nếm đòn. Cơn giận của ông ta chuyển sang thành sự nhún nhường khi ông tuyên bố chịu thua.

      Tôi đã nhận ra rằng sự cân bằng cảm xúc của Aikido cũng sẽ áp dụng rất tốt trong cuộc sống. Tôi cũng phát hiện ra cách tiếp cận nhẹ nhàng luôn giải quyết xung đột và công kích hữu hiệu nhất.

      Để tôi kể bạn nghe một ví dụ thực tế. Tôi đã từng bị phỏng vấn trong một buổi trò chuyện trên phát thanh khi có người phản đối một luận điểm của tôi. Với giọng thù địch, anh ta nói một số điều thấp kém với lý lẽ rõ là nóng nảy. Thay vì thủ thế hay nói gì đó, tôi đã thở sâu và cố gắng nhìn ra quan điểm của anh ta. Tôi đã né được cách tấn công của anh ta, cố gắng xoa dịu sự công kích. Sau đó, rất ôn hoà và không hề có ý định châm chọc, tôi đã đồng ý với anh ta. Thực ra, tôi khen ngợi anh ta vì khả năng suy nghĩ ở vị thế của anh ấy.

      Vậy đó, cuộc tranh cãi qua đi trước khi nó có cơ hội bắt đầu. Chẳng còn lý do gì để anh ta nổi giận nữa. Mà thậm chí khi anh ta vẫn khư khư chống đối thì anh ta sẽ thôi không nghĩ xấu người khác nữa vì tôi đâu có phản công.

      Có lẽ bạn có thể hình dung được sự khó khăn của trường hợp tôi phải đối đầu nếu tôi phản công hoặc tự vệ. Rất có thể, cả hai chúng tôi đều đã phòng thủ, mối bất hoà sẽ nổ tung, và sẽ chẳng có ai là người chiến thắng cả, chỉ có thất bại và sự thù địch không thể giải quyết mà thôi.

      Tinh thần Aikido không nhất thiết là bạn luôn luôn thoái lui hay đồng ý với quan điểm của người. Thay vì vậy, nó liên quan đến việc lựa chọn phản ứng hoàn toàn hoà bình, dù cho việc có như thế nào. Nó đưa những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong đầu bạn theo hướng hoà bình hơn. Nó có thể có nghĩa là bạn đặt một câu hỏi, dừng lại, hoặc không nói gì cả. Nó cũng có thể có nghĩa là bạn đề nghị giải quyết vấn đề vào khi khác, hay là nói rằng bạn muốn “tĩnh lặng” một chút. Đòn tấn công chính của Aikido là bạn không phản ứng dữ dội quá, cũng không quá phòng thủ, la hét hay trở nên bực bội. Bạn coi như đang khiêu vũ hoặc như có một cơ hội giải quyết những khác biệt của bạn thật hữu nghị, không hề kịch tính.

      Sự yên tĩnh trong tâm hồn và không phản kháng là vũ khí của bạn trong giải quyết vấn đề. Khi bạn không thể rổn rảng, người khác sẽ tôn trọng bạn, lắng nghe bạn và có khuynh hướng theo dõi thái độ của bạn.

      Bạn hãy áp dụng linh động vào những trường hợp xung đột và chống đối. Dù cho đó là bạn bè, bố mẹ, những người có quan hệ với bạn hay thậm chí cả người lạ ngoài đường.

      Tinh thần Aikido là một công cụ mạnh mẽ mà bạn cần cho một cuộc sống thanh bình hơn. Hãy bắt đầu thử nó ngay hôm nay, xung đột của bạn sẽ ngay lập tức dịu đi.

      5 – Tránh chữ “biết rồi” khi người khác đang nói

      Nếu bạn nói với tôi là “Đây là hình ảnh các bạn trẻ ngay nay,” tôi lập tức cắt lời “Ừ, tôi biết rồi,” thì có lẽ bạn sẽ nghĩ tôi đã ngấy nghe chuyện này! Bạn nói đúng đấy. Hay là nếu bạn nói “Làm một thiếu niên thật là khó bởi vì…” và tôi lặp lại “Biết rồi,” bạn có thể nghĩ là tôi không tin, thậm chí có lẽ thiếu tôn trọng. Lần này bạn cũng đúng nữa.

      Khi có những sự phản đối, theo bản năng chúng ta thường nói “Biết rồi”. Nhiều lúc chúng ta thật sự không “biết”, chúng ta chỉ nói như vậy với những công việc sẽ làm hay ta nghĩ sẽ làm. Thường thì câu trả lời biết rồi của chúng ta được đưa ra trước khi người đối thoại nói xong những điều cần nói. Nó là một cách để cắt đứt câu chuyện, hay không chú tâm vào câu chuyện.

      Khi bạn tự động trả lời người khác “biết rồi” thì thực sự là bạn đang nói “tôi chẳng muốn nghe anh nói nữa”. Bạn xem thường ý kiến của họ. Cứ như thể bạn không nghe nữa vì bạn đã biết hết rồi, hay đơn giản chỉ vì bạn không muốn biết về chuyện đó, hoặc giả bạn đợi đến lượt mình nói, hay là bạn không quan tâm lắng nghe hay không có sẵn thời giờ ngồi nghe nói. Dù là lý do gì thì kiểu trả lời như vậy khiến bạn tránh phải nghe những điều mà có thể rất quan trọng và đào một hố sâu giữa mình và người đối thoại. Một lần nữa, bạn cảm giác ra sao nếu tôi trả lời mỗi câu nói của bạn theo kiểu đó?

      Tôi có nhớ một mẩu đối thoại của tôi với một cô bé 16 tuổi và mẹ của cô. Cô bé xin tôi, có mặt mẹ cô ở đó, một lời khuyên giúp cải thiện mối quan hệ của họ. Lời khuyên của tôi là cả hai nên cố gắng loại bỏ tối đa kiểu trả lời “biết rồi” với người kia. Người mẹ than thở là cô con gái thường xuyên trả lời như vậy, nhất là khi bà nhắc nhở cô về trách nhiệm với gia đình. Cô con gái cũng than y chang, rằng mẹ cô cứ điệp khúc “biết rồi” ca mãi, nhất là lúc cô muốn tâm tình với mẹ. Cả hai đều cảm thấy không được tôn trọng và cảm giác như thể họ không được lắng nghe mỗi khi nghe trả lời như vậy.

      Theo hai người, kiểu thay phiên nhau nói này hoá ra lại là chuyển biến đáng kể trong mối quan hệ của hai mẹ con. Nó khuyến khích họ lắng nghe lẫn nhau và học hỏi từ người kia.

      Đây là một trong những sách lược có khả năng cho kết quả tức thì.

      Bạn thử xem, bạn có thể thấy rằng khi lắng nghe người khác, bạn sẽ vui vẻ hơn nhiều. Bạn sẽ nghe mọi thứ họ phải nói thay vì cắt ngang. Còn gì nữa, do bạn đang lắng nghe chăm chú hơn, người nói cảm nhận được kỹ năng lắng nghe của bạn và sẽ bắt đầu thoải mái với bạn. Bớt căng thẳng sẽ khiến bạn thấy dễ dàng thoải mái lại với họ. Thông thường, kỹ năng lắng nghe tốt sẽ nuôi dưỡng giao tiếp tốt và thắt chặt thêm mối quan hệ.

      Một điều nữa: Một khi bạn luyện tập sách lược này, bạn hãy tự do chia sẻ nó với bố mẹ bạn cũng như với những người quan trọng khác trong cuộc sống để họ cũng tận hưởng thành quả.

      Comment


      • #4
        Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện



        xoxoxoxoxo

        6 – Kiểm tra lại những điều kỳ cục! (Chẳng hạn như tất cả mọi người đều sẽ thích bạn)

        Một người bạn cũ của tôi đã nêu câu hỏi: “Nếu bạn chìm sâu dưới chục mét nước mà ống thông hơi chỉ dài dăm tấc thì bạn có thể thở được không?”. Câu trả lời dĩ nhiên là không thể được!

        Chuyện ai nấy đều yêu thích mình cũng buồn cười giống như vậy! Hổng dám đâu. Vậy mà có nhiều người lại tin rằng “Tôi chỉ có thể hạnh phúc được chừng nào mọi người (hay ai đó) đều yêu mến tôi”. Tôi nghĩ là bạn cần phải tự vấn xem “Nếu còn có những điều không bao giờ xảy ra như vậy mà tại sao ý kiến đó vẫn còn thông dụng? Tại sao chúng ta đặt hy vọng và hạnh phúc của mình vào những điều không thể thực hiện được?” Đây cũng là một vấn đề lớn bởi vì một khi bạn thấy nó kỳ cục thì bạn mới không mắc vào.

        Ai cũng muốn được yêu mến và chấp nhận. Thế nhưng sự đời lại khác, lúc nào cũng có kẻ chẳng ưa ta. Dù bạn là người như thế nào, bạn hoà đồng hay cố gắng cách mấy thì cũng có người ghen ghét bạn.

        Cũng có lần điều đó thực sự gây bực bội và tức giận cho tôi. Tôi đã từng tin rằng nếu tôi tốt với ai thì người đó sẽ tốt lại với mình. Tuy nhiên, tôi đã nhận ra rằng tôi có thể làm chủ được cách đối xử hay cảm tình của mình đối với người khác chứ không thể nào điều khiển được cảm tình hay cách đối xử của người khác đối với mình. Cũng may là trong khi tôi không thể kiểm soát được điều đó cũng còn có một số người sẽ xuất hiện và ở đó vì tôi. Luôn có sự bù trừ thích hợp giữa như cầu về bạn bè của tôi và người sẽ chấp nhận trở thành bạn của tôi. Đó là quy luật tự nhiên. Tôi luôn có những người bạn tốt. Chỉ cần có một điều kiện để điều đó xảy ra.

        Tôi sẽ luôn có những người bạn lý tưởng chừng nào tôi chấp nhận thực tế rằng không phải ai tôi muốn làm bạn sẽ là bạn tôi. Đó là điều quan trọng giúp bạn tránh thất vọng khi cảm thấy bị ai đó trở mặt.

        Tôi sẽ chơi tốt với ai đó và hy vọng rằng sẽ có tình bạn nảy sinh. Nếu người ta phản ứng như ý tôi, quá tốt – một tình bạn được hình thành. Tuy nhiên, nếu người ta không như vậy, cũng tốt thôi, bởi vì điều đó có nghĩa là chúng ta không hợp nhau. Tôi chỉ muốn kết bạn với những ai hợp với mình thôi. Bạn có muốn có những người bạn không ưa và không chấp nhận mình không? Dĩ nhiên là không rồi. Bạn có muốn kết bạn với người chẳng hề quan tâm đến bạn, hay với người nghĩ rằng việc kết bạn với bạn như là ban ân huệ cho bạn không? Không đời nào!

        Nhất định là tôi chỉ thích những người bạn chân thành với mình và ngược lại. Tôi cho là như thế là hợp nhau. Do vậy, có thể tôi chẳng có nhiều bạn nhưng một người bạn của tôi còn quý hơn nhiều. Cho đến nay, tôi đã gặp được những người bạn tâm đắc, chỉ có điều họ không cảm thấy giống như vậy, nhưng chẳng hề gì bởi vì tôi chấp nhận thực tế là chẳng phải ai cũng có cảm xúc như ta mong đợi.

        Cần phải dũng cảm mới tiếp cận tình bạn và chấp nhận cách này. Nếu bạn thấy tính hợp lý của sách lược này, bạn sẽ không quá lo lắng hay để tâm trạng vui buồn của mình lệ thuộc vào sự ưa thích hay chấp nhận của người khác.

        Khi không ai trong chúng ta làm cho mọi người yêu mến mình được thì hãy đảm bảo rằng những người bạn mà ta có là tâm đầu ý hợp.

        7 – Tránh khỏi những cuộc chay đua khẩn cấp

        Như bạn đã biết, đua xe là cách nhiều người đi tìm cảm giác mạnh hoặc bù lấp chỗ trống trong cuộc đời. Đua xe kiểu đó thường đi liền với tốc độ nhanh, vi phạm luật, theo băng theo đảng, thiếu ngủ, và thậm chí cán chết người. Nó làm cho bạn kiệt sức và rã rời.

        Có một dạng đua giống như vậy cũng cần phải cảnh giác, tôi gọi là “chạy đua khẩn cấp”. Cuộc đua này không rõ ràng lắm, là lối sống được xã hội chấp nhận, có rất nhiều người nhiễm phải mà không hề hay biết.

        Sống cuộc đời chạy đua khẩn cấp có nghĩa là bạn cư xử với mọi việc như thể chúng đều là việc khẩn cấp! Mọi quyết định đều có vẻ nguy cấp, mọi lỗi lầm đều xem như trầm trọng. Hầu như thiếu hẳn một tầm nhìn rộng. Bạn luôn ở trong tình trạng vội vàng, lo lắng không đâu. Bạn đối xử với những sự việc thường ngày cứ như thể đó là một tin sốt dẻo. Ví dụ, nếu tôi là người ưa chạy đua khẩn cấp và có người phê bình, tự tôi sẽ phản ứng mạnh, ví dụ như gào lên: “Thu Nhi bị chê trách”. Tôi quá chú ý, quá coi trọng sự việc.

        Chạy đua khẩn cấp được xã hội chấp nhận bởi có rất nhiều người dường như sống như thế. Khi nhìn xung quanh thấy có nhiều người hành xử khẩn cấp, hết việc khẩn này đến chuyện gấp khác. Khi hỏi thăm một cô cậu nào đó bạn sẽ được nghe “Em đang bận túi bụi đây”. Nếu bị ai lấn đường thì trong đầu người đó hẳn sẽ coi như đây là một vụ án lớn. Người đó sẽ đi kể với người khác, nghĩ đến những điều tệ hại do việc lấn đường gây ra, và có thể cố gắng nghĩ cách trả thù hành động đó. Nếu cũng người đó phải chờ trong một đám kẹt xe, hay ai đó phạm lỗi gì với người đó, hoặc chuyện gì tương tự thì chuyện đó sẽ được coi như chuyện lớn thực sự.

        Lý do khiến chạy đua khẩn cấp gây ra những điều tiêu cực như vậy vì vốn nó đã là một nỗi bất mãn và căng thẳng nghiêm trọng rồi. Nếu bạn bực mình và vội vàng hối hả có nghĩa là bạn đang căng thẳng. Mọi việc có vẻ nguy cấp có nghĩa là bạn đang rất lo lắng. Điều đó khiến bạn lo âu và sợ hãi. Bạn hiếm khi thoả mãn bởi vì bạn cứ ôm lấy lỗi lầm cũ. Mọi việc dường như có vấn đề.

        Hơn nữa, khi mọi việc thực sự là chuyện lớn đối với bạn, thì bạn không thể nào vui vẻ được. Làm sao được? Bạn còn phải buồn bực, còn mong được ở một vị trí khác, hay còn bận than thân trách phận.

        Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất để thoát khỏi chạy đua khẩn cấp là hãy nhìn sự việc một cách khôi hài. Hãy nghĩ xem, cứ suốt ngày buồn rầu thì quả là ngớ ngẩn và vô ích. Sự thật là tôi sẽ bị phê bình, chỉ trích, và bạn cũng vậy. Và chúng ta sẽ bị lấn đường, bị mất đồ, bị phạm lỗi và những dự tính của chúng ta cứ liên tục bị đổ vỡ. Nhưng đó là cuộc sống.

        Bạn chấp nhận thực tế rằng cuộc sống vẫn diễn ra bình thường thì bạn sẽ tự giải phóng mình khỏi rất nhiều chuyện bực bội.

        Điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên cố gắng hết sức để làm cho mọi việc diễn ra theo ý mình. Đương nhiên là nên rồi. Sao phải căng thẳng và bực bội chỉ vì không làm chủ được những điều đang có?

        Cuộc sống chính là một chuỗi những sự việc, không phải lúc nào cũng hoàn hảo, và êm đẹp như mình muốn. Nhưng nếu biết chấp nhận những thực tế đó, chúng ta có thể sống mà không phải căng thẳng vì những chuyện nhỏ nhặt như thế.

        Comment


        • #5
          Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện



          xoxoxoxoxo

          8 – Hài lòng với một ngày có mái tóc xấu xí

          Khi tôi nói với con gái rằng tôi đem luôn cả sách lược này vào trong sách thì nó hơi bực mình. Nó nói rằng tôi là đàn ông nên không thể biết được một ngày có mái tóc xấu xí thì như thế nào. Nhưng tôi biết chứ, tôi còn biết được cảm giác khi thấy mình không hấp dẫn, quá mập hay ăn bận lôi thôi.

          Hiển nhiên, một “ngày có mái tóc xấu xí” không chỉ nói về tóc, mà còn về dáng vẻ khác của chúng ta nữa. Tuy nhiên, có tính khôi hài về chuyện này sẽ có tác dụng làm bạn bình tĩnh và thư giãn. Nếu thay vì ăn mặc lập dị, bạn có thể chỉnh chu một chút thì bạn sẽ thấy bớt bực bội ngay. Đến lượt điều này lại giúp cho ngày có mái tóc xấu xí của bạn dễ chịu đựng hơn.

          Tóc là một thứ rất hay: năm nay ngắn, năm sau dài, phổ biến trong nền văn hoá này nhưng lại kỳ lạ trong nền văn hoá khác. Việc cho nó là đẹp hay xấu là tuỳ ý mỗi người nhưng chúng ta thường coi mái tóc là một điều quan trọng, chúng ta hình dung ra người khác thực sự quan tâm đến dáng vẻ mái tóc ta.

          Đố bạn dám thành thật trả lời câu hỏi này: bạn đã tốn biết bao nhiêu thời gian và công sức để ngắm nhìn kỹ lưỡng mái tóc của bạn mình hay của một người lạ? Có lẽ là không nhiều. Hiển nhiên, bạn thấy tóc ở khắp mọi nơi, nhưng bạn có thực sự nghiên cứu về nó? Và nếu có chăng nữa, thì bạn có suy nghĩ nhiều về nó không? Có lẽ là không. Rất may là chẳng ai làm thế. Mà thậm chí nếu họ có suy nghĩ nhiều về nó thì bạn có nghĩ là họ nên dành thời giờ để làm việc khác thì tốt hơn không?

          Cơ thể chúng ta là một quà tặng nên phải quan tâm chăm sóc, làm sao cho càng dễ coi, xinh xắn càng tốt. Trong thế giới của các siêu mẫu và những quảng cáo rầm rộ thì rất dễ vướng vào việc để tóc tai, hay ăn bận khác người để cảm thấy tự tin hơn. Không sao cả! Đó là nỗ lực làm cho bạn cảm thấy như thể mình đang cần đến thứ gì đó mà họ đưa ra – những sản phẩm làm đẹp, đồ trang điểm, những bộ đồ thời trang, những dụng cụ tập thể hình, hay gì gì đó. Đáng buồn là những người đó thực sự cố gắng làm cho bạn cảm thấy mình xấu xí hay tự ti để bạn cần đến họ (hay những sản phẩm của họ) để cứu vãn tình hình.

          Thế nên bạn sẽ cảm thấy thích nếu được giống một siêu mẫu nào đó. Thật điên khùng, vô lý. Nếu bạn suy nghĩ kỹ, bạn sẽ thấy ngoại hình chẳng thành vấn đề gì nếu bạn không quá quan tâm đến nó.

          Bạn có nghĩ là tất cả những siêu mẫu đều hài lòng về bản thân họ không? Hoặc giả họ có bị ám ảnh về trọng lượng hay không an tâm về ngoại hình, hay tranh giành ngôi thứ không? Bạn có nghĩ là những cô người mẫu tuổi mới lớn có bộ ngực giả hoặc đang ăn kiêng hài lòng về bản thân hay bất an về ngoại hình của họ?

          Chỉ có những người yêu thích và chấp nhận bản thân mình như nó hiện có thì mới cảm thấy hài lòng về bản thân mình. Họ chăm sóc bản thân và sức khoẻ, nhưng họ không hề bị ám ảnh về ngoại hình của mình.

          Cách để vượt qua được vấn đề về ngoại hình là xem nó như một cái bẫy. Một khi bạn hiểu được rằng một trong những lý do chính khiến bạn không mấy hài lòng về bản thân là vì bạn bị thúc đẩy cảm thấy như vậy, bạn có thể sẽ đi đến tình trạng tự ti. Cách để chống lại áp lực có ngoại hình khác lạ là quyết định giống chính mình. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn về bản thân mình.

          Khi những suy nghĩ bất an về mái tóc của bạn và những phần khác trên cơ thể xuất hiện, hãy xem như bạn có thể gạt bỏ chúng ra khỏi đầu như những việc không đáng quan tâm. Hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng bạn không cần bất kỳ sự khác biệt nào để được là chính mình. Bạn có đủ khả năng để tự thấy mình xinh đẹp và tuyệt vời, như chính bạn hiện có. Nhất định là khi đó, bạn sẽ thấy thật dễ dàng có được một cuộc sống hạnh phúc.

          9 – Đừng cường điệu mọi việc

          Thật là một sách lược buồn cười phải không bởi vì dĩ nhiên “đừng cường điệu mọi việc” cũng là một cách nói khác của “đừng bận tâm vào những chuyện nhỏ”. Tôi đã hỏi Anne, một cô bé 19 tuổi: “Khi nhìn lại, điều gì thuộc loại ‘không nghiêm trọng’ nhưng khó xử nhất của các bạn trẻ?” Suy nghĩ mấy phút, cô bé trả lời: “Đối với em và nhiều bạn khác cũng vậy, có lẽ đó là những chuyện cường điệu trong cuộc sống hàng ngày.” Đúng là các bạn trẻ có thể ngấy đến tận cổ những chuyện cường điệu. Nói cách khác, việc quyết định không cường điệu mọi việc lên (ít ra là đối với một số việc) có thể làm cuộc sống thêm hạnh phúc và êm ả hơn.

          Vấn đề ở chỗ “Làm thế nào để không cường điệu mọi việc lên được?”

          Phải công nhận là ban đầu ta sẽ thấy trầm trọng, nhưng cách duy nhất tôi nhận thấy là phải khiêm tốn thừa nhận bản chất sự việc mà bạn nghĩ trầm trọng cũng chẳng phả là chuyện “sống còn” gì. Nói cách khác, ta thường tự cho phép mình cường điệu mọi việc và bực mình về những việc mà ra chẳng có gì to tát.

          Ví dụ, một người bạn có thể phạm lỗi hay nói bậy bạ gì đó. Thay vì quên chuyện đó đi và đi lo làm chuyện khác, ta lại tự cho phép mình cảm thấy bực bội, khó chịu. Ta nghĩ về những lỗi lầm đó suốt cả ngày, càng cảm thấy mình bực bội có lý. Nhiều người có thể còn về nhà kể lể cho người khác nghe nữa hoặc gọi điện thoại tỉ tê tâm sự với bạn bè thay vì cứ quên phứt nó cho rồi.

          Những ngày xui xẻo liên tục như vậy (đủ thứ chuyện từ bị giành đường, bị cắt tóc xấu, đến mắc lỗi ngớ ngẩn trong bài kiểm tra, bị nói xấu sau lưng, hay làm mất đồ) đều có thể được cảm nhận theo hai cách: hoặc nghĩ hoạ vô đơn chí, hoặc nghĩ thua keo này ta bày keo khác. Và trong khi cách nhìn nhận thứ nhất sẽ thực sự làm cho bạn nhìn mọi việc méo mó thì cách nghĩ thứ hai lại tốt hơn cho sự sáng suốt của bạn, cho tình bạn, cho sự vui vẻ hạnh phúc của bạn.

          Bận tâm đến những điều vặt vãnh thì luôn có những sự việc bất tận để phải bận tâm. Khi ta chú ý đến đủ thứ trên đời thì chuyện này kế tiếp chuyện kia đều có vẻ hết sức trầm trọng.

          Khi bạn học được cách cứ để một số việc qua đi, bạn sẽ thấy bản thân mình bớt căng thẳng và bực bội đi nhiều. Bạn sẽ cảm thấy yêu đời, nhiệt tình và đầy sáng tạo.

          Comment


          • #6
            Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện



            xoxoxoxoxo

            10 – Lên mây!

            Không hẳn là thế! Đúng ra là có một cách thoải mái nhẹ nhàng, an toàn, lành mạnh để cảm nhận những điều cao cả tự nhiên, đó là thiền. Một khi bạn thực hiện được, mọi tự ti mặc cảm sẽ nhanh chóng rời khỏi bạn. Thiền không chỉ giúp ta thanh thản mà còn giúp ta thêm sáng suốt, hạnh phúc và sáng tạo. Bao giờ cũng vậy, những ý tưởng hay cũng xuất hiện ngay sau khi tôi thiền xong, trí óc tôi trong sạch và những ý tưởng dường như đến với tôi hoàn toàn bất ngờ.

            Hàng chục triệu người trên thế giới thiền hàng ngày. Có rất nhiều cách thiền, nhưng tóm lại bạn chỉ cần cố dọn sạch tâm trí và thư giãn. Bạn có thể thực hiện ở bất cứ chỗ nào trong vòng 5 đến 20 phút (hay lâu hơn) và tốt nhất nên thực hiện mỗi ngày.

            Mặc dù tôi thực hành thiền đều đặn nhưng không có nghĩa tôi là một chuyên gia. Thực ra thiền khó hơn là ta tưởng. Khi bạn ngồi xuống, hãy nhắm mắt lại và cố gắng tĩnh tâm. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng tâm trí mình lúc nào cũng bận rộn và hoạt động.

            Khi thiền, bạn có thể học được cách cảm nhận sự tĩnh lặng bên trong, điều đó làm cho bạn thấy thanh thản, thích thú, phấn khởi, yêu đời. Do đó, cuộc sống bạn sẽ trở nên dễ chịu và đỡ căng thẳng hơn. Bạn sẽ cư xử tốt hơn, đáng yêu hơn và ít bận tâm đến những chuyện vặt vãnh đi.

            Nếu bạn chưa học thiền, tôi khuyên bạn nên tham gia một lớp học hay đọc một quyển sách về thiền. Hãy đến một thư viện hay một hiệu sách quen để tìm, hay tìm trên Internet. Có rất nhiều thông tin về vấn đề này. Tôi xin đơn cử một số tác giả viết rất hay về thiền như Stephen Levine, Jack Kornfield.

            Nếu một trong những mục tiêu sống của bạn là hạnh phúc thì thiền sẽ đem đến cho bạn điều đó. Hy vọng sẽ có lúc bạn thử thực hành thiền.

            11 – Đừng để mình trở thành người bới lông tìm vết

            Chuyện dễ làm nhất trên đời này là trở thành một kẻ ưa bới lông tìm vết.

            Đó cũng là khuynh hướng chung của hầu hết mọi người khi nhìn vào sự việc, tìm kiếm sai sót đối với bản thân, người khác, xã hội và cả thế giới. Vì bản năng tự nhiên của chúng ta là muốn mọi việc tốt hơn, mà thế giới này có quá nhiều thứ cần phải cải thiện, thế nên rất nhiều người “mắc bệnh” bới lông tìm vết.

            Kẻ ưa soi mói bắt lỗi gần như lúc nào cũng không vui, cau có, căng thẳng. Khi đầu óc của bạn cứ nghĩ đến những điều phiền phức, lỗi lầm, khiếm khuyết thì bạn sẽ thấy y như vậy. Cứ thế bạn sẽ chẳng nhìn nhận chuyện gì sáng suốt được hết.

            Hầu như ai trong chúng ta cũng không phải là người có khiếu soi mói bẩm sinh, nhưng nói đúng ra, trên đời cũng lắm thứ để bắt bẻ. Tôi không nói là bạn hãy “mặc kệ nó” hay giả bộ coi như sự việc tốt hơn bản chất của nó, tôi chỉ muốn nói bạn hãy học cách nhìn đúng bản chất sự việc chẳng có gì là to tát. Mặt khác,

            Khi thói quen xét nét bắt lỗi trở nên cố hữu, trở thành cách nhìn đời của bạn thì cuộc đời bạn hầu như chỉ dành để theo dõi, bắt lỗi người khác và những gì cần phải cải thiện.

            Dĩ nhiên, điều này sẽ đẩy bạn đến chỗ luôn bận tâm đến những chuyện nhỏ.

            Nếu bạn có thể luyện cách tự kiềm chế khi thấy một khiếm khuyết nhỏ, hay có người phạm lỗi, thì có nghĩa là bạn đã tự luyện được mình tránh bận tâm vào những chuyện nhỏ nhặt. Bạn sẽ trở nên yêu đời bởi vì cuộc sống sẽ thật đáng sợ nếu bạn cứ mãi tìm kiếm lỗi lầm.

            12 – Hãy để anh ta gặp tai nạn ở chỗ khác

            Khi 13 tuổi, bố mẹ tôi dẫn tôi đi xem một buổi thuyết trình về cách giúp mọi người nhìn xa trông rộng hơn. Tôi chỉ nhớ một điều trong buổi thuyết trình đó, nhưng chỉ một điều đó cũng làm tôi nhớ như in đến tận bây giờ.

            Người thuyết trình nói về chuyện bạn có thể bị chọc tức, cáu giận khi bạn đang lái xe mà có người phóng bạt mạng sau lưng. Họ cứ bám lẵng nhẵng theo đuôi và thậm chí choá đèn, hay có thể bấm cói inh ỏi, trêu người mình. Đó là chuyện thực tế hay xảy ra.

            Người thuyết trình đưa ra câu hỏi: “Bạn sẽ làm gì nếu gặp trường hợp như thế?”, những người ngồi dưới đưa ra nhiều cách phản ứng như “thắng gấp lại”, “bật đèn sau để nó tưởng là mình thắng xe lại” “chạy chậm chậm cản đường” hay “chọc tức lại”.

            Câu trả lời của người thuyết trình làm tôi không bao giờ quên. Ông từ tốn nói: “Tại sao ta không đơn giản là hãy bình tĩnh né qua một bên để anh ta chạy tiếp và gặp tai nạn ở chỗ khác nhỉ?” Thật là một gợi ý sáng suốt. Hãy nghĩ xem, đảm bảo một kẻ dữ tợn hung hăng trước sau gì cũng gặp tai nạn. Sao bạn lại muốn giây vào hạng người như vậy?

            Trong thời đại cuồng nhiệt ngày nay, sách lược này rất quan trọng. Phản công chỉ làm cho sự việc thêm tồi tệ và trở nên nguy hiểm hơn. Tôi đã điềm tĩnh hơn một chút và áp dụng sách lược này hàng chục lần trong nhiều năm qua. Và đến hôm nay, nó chưa bao giờ phản lại tôi. Những kẻ chọc tức sau lưng tôi luôn phải sợt qua và đứng ngoài lề cuộc sống của tôi. Dễ chưa?

            Học cách thôi không bận tâm đến những chuyện nhỏ cũng liên quan đến việc biết xét đoán xem việc gì đáng giải quyết việc gì không. Biết rõ nên theo đuổi cái gì và bỏ qua cái gì là việc rất quan trọng. Trong bất kỳ chuyện gì, bạn cũng sẽ hài lòng về điều mình đã làm.


            Comment


            • #7
              Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện



              xoxoxoxoxo

              13 – Hãy cẩn thận khi chọn chiến trường

              Ai cũng có chiến trường để chiến đấu. Giả sử tôi là một nhà vô địch về việc không bận tâm đến những chuyện nhỏ, thì lúc nào tôi cũng phải đề ra những chiến trường. Sự khác biệt giữ con người và cách chúng ta nhìn nhận và hiểu sự việc – cũng như những thực tế vốn có trong cuộc sống (ví dụ như hai người bất hoà không thể có cùng đường lối) khiến cho việc chọn lựa chiến trường càng là điều thực sự phải làm, một phần bực bội không thể tránh khỏi của cuộc sống.

              Đối với tôi, dường như vấn đề không phải là bạn có tham chiến hay không mà là bạn phải tham chiến. Vấn đề quan trọng hơn là “Bạn chọn chiến trường nào?”

              Có lẽ bạn đã biết người hiếm khi bỏ qua chuyện gì là như thế nào, đó là những người có vẻ như chiến đấu vì bất kỳ chuyện gì – người hay bắt lỗi, thích chứng tỏ bản thân, hay xét nét, lúc nào cũng cần được cho là phải, coi trọng bản thân, trách móc than van. Những bàn cãi hay bất hoà nhỏ nhắt nhất cũng tự nhiên trở thành một trận chiến.

              Sống như vậy sẽ gây ra hai vấn đề. Thứ nhất, mệt mỏi lắm. Khi mọi thứ được xem như chuyện lớn và đáng phải hùng hổ chiến đấu, cả cuộc sống của bạn sẽ trở thành một chiến trường. Ai mà muốn vậy? Thứ hai, người ta sẽ bắt đầu tránh xa bạn. Xét cho cùng, ai muốn ở bên cạnh người có xu hướng thích gây gổ, cãi vã, người có thể rất hiếm khi bỏ qua việc gì. Hơn nữa, khi bạn suốt ngày phải lâm trận, sẽ không ai cho là bạn nghiêm túc; họ sẽ cho rằng bạn chỉ muốn xả cơn nóng giận mà thôi.

              Sara, một cô bé 13 tuổi đã chia sẻ với tôi ý tưởng sau: Cô nói rằng cô đã từng thuộc tuýp người chiến đấu vượt qua bất cứ điều gì cho đến khi cô nhận ra rằng cô đã tốn quá nhiều thời giờ để chiến đấu. Cô bắt đầu làm những điều mà tôi đã từng áp dụng và đã có kết quả tốt đẹp. Bất cứ khi nào xảy ra xung đột, một cuộc tranh cãi tiềm tàng, bất hoà, hay những mâu thuẫn khác, cô đã tự đánh giá mức độ quan trọng của chiến trường tiềm tàng trên thang điểm từ 1 đến 10 (từ thấp đến cao). Ví dụ, nếu cô và chị cô lâm vào một trận chiến để xem ai là người quên cất lược chải đầu thì cô đánh điểm 1. Một cuộc thương lượng với bố mẹ về thời gian cô phải về nhà sau khi đến nhà bạn chơi được cho điểm 5; thầy giáo buộc tội cô dối gạt thì sẽ được điểm 9 hoặc thậm chí 10.

              Cô quyết định rằng cô sẽ không tham chiến những chiến trường nào được đánh giá nhỏ hơn điểm 5. Và cô nói thêm: “Thậm chí đang nghi ngờ 5 hay 6”. Thay vì vậy, cô sẽ tìm cách đơn giản để tự nó nguôi ngoai, hay tìm cách giải quyết hoà bình với vấn đề mà không cần phải giành lấy phần “phải” về mình. Bạn có thể thấy ngay là số lượng những xung đột mà cô phải giải quyết giảm đáng kể. Giờ đây cô có thời giờ để làm những việc cô thích hơn.

              Thú vị là ai áp dụng sách lược này cũng nhanh chóng khám phá ra rằng những chiến trường họ chọn lựa để chiến đấu đều dễ dàng chiến thắng. Khi bạn ít lâm trận hơn, bạn sẽ chú ý một cách nghiêm túc hơn đến những vị trí của bạn – và việc người khác chiếm vị trí của bạn.

              Dĩ nhiên, cái chính là phải đánh giá đúng tầm quan trọng của bất kỳ chiến trường tiềm tàng cụ thể nào. Rất dễ đánh giá nó quá cao, đặc biệt khi bạn đang tức giận hay bực bội. Cho nên hãy cố gắng giữ cho những đánh giá của bạn càng thấp càng tốt. Quy định của tôi là: nếu nghi ngờ, tôi cho rằng có lẽ đánh giá đó là quá cao. Tôi sẽ cố tìm cách giữ cho những đánh giá của tôi thấp thôi, và biết rằng càng có it chiến trường phải tham gia, tôi càng giữ được mình hạnh phúc và thư thả hơn.

              Sara và tôi đã học được cùng một bài học: Không phải chiến trường nào cũng đáng để chiến đấu.

              14 – Chấp nhận lỗi lầm của mình

              Một trong những cách tốt nhất và chắc chắn thành công để được hạnh phúc hơn là chấp nhận lỗi lầm của mình. Tôi không chỉ nói suông “chắc chắn rồi, ai mà chẳng có sai lầm”, thay vì vậy, tôi thành tâm chấp nhận thực tế rằng sai lầm không chỉ không thể tránh khỏi mà còn rất quan trọng.

              Tôi có đọc về một thiền sư mô tả cuộc sống như “một lỗi lầm sau một lỗi lầm khác”. Và nếu bạn nghĩ kỹ bạn sẽ thấy ông ấy nói đúng đấy. Theo một cách nhìn nhận nhất định, cuộc sống có thể được mô tả như một chuỗi những sai lầm, cái này kế tiếp cái kia, với một khoảng trống nhỏ giữa chúng. Chúng ta phạm lỗi, sửa chữa rồi thay đổi. Sau đó lại tiếp tục sống. Sớm muộn gì ta cũng sẽ lại phạm sai lầm khác, rút ra bài học, thay đổi những gì cần thiết, rồi lại tiếp tục. Những lỗi lầm làm cho ta những cơ hội liên tục để học hỏi và tiến triển. Không có chúng, sẽ không thể có sự lớn lên, không có lý do gì để thay đổi. Chấp nhận ý nghĩ này khiến chúng ta dễ tha thứ cho bản thân và cho người khác khi ta (hay người khác) phạm sai lầm. Cũng có thể rất khó đối với bạn (hay người khác) nếu bạn thấy tầm quan trọng của những lỗi lầm trong những kế hoạch lớn hơn.

              Hiển nhiên, điều này không phải muốn nói là chúng ta cố tình phạm lỗi hay cố gắng hết sức mình để tránh phạm lỗi – điều đó sẽ kỳ cục lắm. Nó cũng không cho chúng ta bỏ qua hay thích thú với những lỗi lầm của người khác. Chúng ta không làm như vậy. Tuy nhiên, những gì tôi muốn nói là những lỗi lầm đó là cách chúng ta học chấp nhận trong suy nghĩ và thái độ; chúng là những điều thách thức chúng ta đổi đường lối và lớn lên như một con người.

              Hãy nghĩ đến những vận động viên số 1 thế giới xem. Tôi đã xem Andre Agassi, một trong những tay tennis hàng đầu thế giới, thi đấu một trận. Nó khiến tôi tự tin hơn về tài chơi tennis của mình khi tôi nhận ra dù có là tay chơi hàng đầu thfi cũng vấp đủ thứ lỗi. Điều này thật sự đã đặt những lỗi làm vào cả trong nhận thức và tầm nhìn của tôi.

              Khi tôi 14 tuổi, tôi đã nói lén người khác với một người bạn. Tôi đã là một tên ti tiện và làm cho những tin đồn thất thiệt lan truyền đi. Tôi không hề hay biết điều đó, nhưng người bị tôi nói xấu lại đang đứng ngay bên cạnh tôi và nghe được hết. Cậu ta nổi nóng lên còn tôi thì lúng ta lúng túng. Đó là một lỗi lầm mà tôi không bao giờ quên được.

              Thế nhưng lỗi lầm đó là một trong hàng ngàn lỗi lầm mà tôi phạm phải đã giúp tôi trở nên con người hôm nay. Tôi đã học được từ lỗi lầm đó nhiều hơn bất cứ trường lớp, sách vở nào. Nó tác động sâu sắc đến tôi. Tôi không tận hưởng nó, tôi không tự hào về nó mà tôi đã học hỏi từ nó đấy các bạn. Tôi trở thành người đàng hoàng như bây giờ là cũng nhờ vào nó.

              Ai cũng đều có sai lầm, có cái lớn, có cái nhỏ. Nếu bạn có thể xem lỗi lầm của bạn như một phương tiện giúp bạn trưởng thành hơn và đưa ra những quyết định sáng suốt hơn thì bạn sẽ có thể dễ chịu hơn đối với bản thân và vượt qua những giây phút khó khăn dễ dàng hơn. Về lâu dài, bạn sẽ ít phạm phải sai lầm hơn. Và nếu người ta có gây nên lỗi lầm xúc phạm đến bạn hay gây ảnh hưởng xấu cho bạn thì bạn có thể áp dụng lý thuyết này để giúp bạn tha thứ cho người đó, từ đó bạn có thể tiến lên với lòng tự tin và thanh thản hơn hẳn.

              15 – Vui vẻ vì người khác

              Tôi thích sách lược này lắm vì nó là phương pháp dễ dàng và chắc chắn nhất để giảm căng thẳng và trở thành người hạnh phúc hơn. Đó còn là cách bạnc có thể làm vui lòng người khác. Ai làm được điều này thì sẽ có được một thay đổi nhỏ trong thái độ.

              Con người rất dễ mắc phải “thói quen tội lỗi”. Mặc dù khó lòng thừa nhận điều này, nhưng nó có khuynh hướng trở thành thói đố kị, ghen ghét khi có người bạn quen đang vui thích hay thành đạt.

              Cô bé Diane 19 tuổi thú nhận khi cô bạn thân nhất của cô, Denise bị tiếng sét ái tình, cô tái đi vì ghen tức. Denise choáng ngợp trong hạnh phúc. Và mặc dù ngoài miệng nói với Denise là “mình mừng cho cậu” nhưng trong đầu Diane lại nghĩ “tại sao mình không được như vậy?”

              Khi bạn lùi một bước và xem xét phản ứng này cẩn thận hơn, bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng người bị phản ứng này làm tổn thương chính là Diane. Việc thất bại trong việc vui mừng chân thật cho bạn mình có liên quan tâm trạng không vui của cô. Nó hạn chế niềm vui của cô bằng cách làm cho cô chú ý đến mong muốn và nhu cầu của cô.

              Tuy nhiên, khi bạn mong cho người khác gặp chuyện tốt lành, và chia sẻ niềm vui với họ, bạn cũng sẽ cảm thấy vui như họ. Chắc chắn là nhiệt tâm của bạn sẽ chuyển thành cảm xúc vui vẻ của chính bạn.

              Dù cho bạn của bạn có thắng trận và bạn không được, hay dù cho người quen của bạn đậu đại học với điểm số cao, hay tìm được một việc làm tốt mà bạn hằng ao ước thì cũng giống như thế.

              Bất cứ khi nào bạn có ý thức chia sẻ niềm vui với người khác, thì chắc chắn bạn cũng sẽ được vui vẻ.

              Có bao giờ bạn đang phấn khởi vì chuyện gì đó và chia sẻ nó với người khác và được nghe trả lời “Hay quá!” nhưng bạn biết là thật lòng họ không muốn nói như vậy chưa? Thật là mất hứng đối với những người đang muốn được chia sẻ niềm vui. Và chắc hẳn là đừng hòng có lần thứ hai tái diễn.

              Tôi chắc rằng bạn sẽ đồng ý là một trong những thú vui lớn nhất trên đời là được chia sẻ niềm hạnh phúc hay thành công của mình với người khác – và thấy được họ cũng hạnh phúc, vui vẻ như mình. Ông bạn Benjamin của tôi cũng vậy. Bất cứ khi nào tôi hạnh phúc vì việc gì, tôi lập tức chia sẻ điều đó với anh ấy bởi vì mỗi khi như vậy, gần như anh ấy là người có cùng cảm giác với tôi! Anh ấy cảm động vì tôi – và chịu khó lắng nghe mọi chi tiết câu chuyện. Niềm vui của tôi cũng là của anh ấy. Đó là một trong những điều tôi thích nhất về anh ấy. Mục đích của tôi là trở thành một người bạn như vậy.

              Không có cách thức cụ thể nào để thực hiện điều đó. Tất cả những gì bạn phải làm là đồng ý rằng hạnh phúc vì người khác rất quan trọng và được bạn quan tâm nhất. Sau đó,

              Hãy tỏ ra vui mừng chân thành vì người khác khi họ hạnh phúc, gặp vận may, hay đạt được điều gì làm họ hãnh diện. Nếu bạn triển khai lý thuyết này với những người bạn, bố mẹ, chị em và người khác, bạn sẽ tăng thêm niềm vui, trở thành một người bạn tuyệt vời (hay một người con tuyệt vời), và giúp cho hạnh phúc trải rộng hơn trên trái đất. Bạn sẽ là một phần của thế giới tốt đẹp hơn.

              Comment


              • #8
                Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện



                xoxoxoxoxo

                16 – Tình nguyện dành thời giờ của bạn cho người khác

                Có một số những bạn trẻ hiện nay đang tình nguyện dành thời giờ của mình để giúp đỡ người khác hay một số những lý do chọn lọc. Có một số lý do giải thích cho xu hướng dũng cảm này.

                Trước hết, ai cũng hiểu là những bạn trẻ có thể làm nên sự đổi khác. Việc đem công sức ra làm những việc có ích cho người khác thực sự có giá trị và hữu ích. Bạn sẽ có nhiều năng lượng, sinh lực và nhiệt tình cần thiết.

                Thứ hai, việc tình nguyện dành thời giờ của bạn cho người khác hay cho một lý do mà bạn thích sẽ giúp cho bạn cũng như bạn giúp người khác! Tôi không đùa đâu, mà tôi cũng chẳng hề nói quá. Trong những công tác này, bạn sẽ có được sự phấn khởi thực sự làm giảm căng thẳng và khiến bạn hạnh phúc hơn. Hơn nữa, một trong những cách tốt nhất và nhanh chóng nhất giúp chính mình là giúp đỡ người khác. Thành thật mà nói, tôi chưa từng gặp ai đã giúp đỡ người khác mà lại không đồng ý với ý kiến này. Rất nhiều người – kể cả các bạn trẻ – đã nói với tôi rằng

                Tình nguyện dành thời giờ của họ cho người khác là việc làm có ý nghĩa nhất trong những công việc thường ngày.

                Quan tâm giúp đỡ người khác thật sự rất vui. Nếu bạn không muốn đó là những việc long trọng thì cũng có nhiều thứ để làm lắm. Con gái tôi, Kenna, xin tham gia vào việc nhặt rác trên đường phố. Nó và tôi mỗi ngày đều nhặt được một ít. Đó chẳng phải là việc gì to tát, nhưng nó làm nên sự thay đổi. Nếu bạn nhặt được 10 mẩu rác mỗi ngày, thì sẽ có 3650 mẩu rác được nhặt một năm. Nếu mọi người đều làm như vậy, thì đường phố sẽ sạch đẹp hơn hẳn. Con gái tôi còn ăn chay nữa, vì nó yêu thích động vật và không muốn ăn thịt chúng. Đó là hai cách tình nguyện mà con bé quyết định làm.

                Điểm chính là bạn có thể làm bất kỳ điều gì, không cần tốn nhiều thời giờ. Một giờ mỗi tuần cũng có thể làm nên sự thay đổi lớn; thậm chí chỉ một giờ mỗi tháng cũng đáng trân trọng rồi. Nếu mỗi bạn trẻ trên thế giới đều đóng góp một giờ mỗi tháng cho những việc tốt mà bạn chọn để thực hiện, thế giới này sẽ trở nên dễ thương biết bao.

                Tình nguyện còn là việc bạn có thể làm với bạn bè.

                Thật là một cách tuyệt vời để có thể làm việc vui vẻ có ích với nhau. Nếu bạn làm vậy, bạn sẽ tự hào về bản thân mình vì đã làm nên được sự đổi khác, và bạn sẽ giúp được cộng đồng của bạn trở nên tốt hơn.

                17 – Tìm ra những khoảng trống giữa những suy nghĩ của mình

                Lần đầu tiên có người gợi ý điều này với tôi, tôi đã nghĩ rằng khó nuốt đây. Nhưng một khi chịu xem xét kỹ gợi ý đó thì tôi có thể nhận thấy người đó có ý muốn nói gì. Sau bao nhiêu năm, ngày nay tôi dùng sách lược này thường xuyên mà không phải đắn đo.

                Nếu ngay bây giờ bạn đang nói một câu, sau đó đến câu khác, bạn có thể chú ý đển khoảng dừng ít ỏi giữa các câu. Nó có thể chỉ là một phần nghìn giây. Nhỏ hơn nữa, đó là khoảng cách giữa những suy nghĩ rời rạc.

                Những khoảng trống nhỏ xíu như vậy thường là chìa khoá để ra “xa lộ” thay vì vào “hẻm cụt”.

                Bạn có bao giờ phải quyết định hay làm điều gì đó nhưng sau đó vào phút cuối bạn lại quyết định ngược lại chưa? Nếu có, bạn đã từng trải qua khoảng trống giữa những suy nghĩ. Có một khoảnh khắc dành cho khoảng trống này, một khoảnh khắc lặng lẽ, cho phép bạn nhìn thấy ngã ba đường. Trong tích tắc, bạn đã nhìn ra ý tưởng khác, hoặc hiểu ra hoặc thay đổi thái độ. Bạn đã nhận ra bạn có thể đổi qua hướng mới. Nếu bạn cứ thẳng tiến đều đều trong suy nghĩ, hoàn toàn không hề có khoảng trống nào giữa những ý nghĩ thì rất khó sang số hay nhìn ra con đường khác. Nhưng chỉ với một khoảng trống nhỏ nhoi, bạn đã có khả năng nhìn thấy những điều kỳ thú.

                Thỉnh thoảng khi có người phê bình, tôi bắt đầu cảm thấy buồn bực và suy nghĩ tự ti. Sau đó, chỉ khi tôi sắp sửa xúc phạm lại người đó tôi mới thấy tôi còn có một chọn lựa, thay vì trả đũa, đơn giản là tôi sẽ lờ đi. Đó là khoảnh khắc sáng suốt.

                Có mấy anh bạn trẻ kể với tôi câu chuyện họ đã sắp sửa bị lôi kéo theo đám đông và tham gia vào những chuyện mà thật lòng họ thấy sai trái. Khi gọi điện thoại cho một người bạn bàn về địa điểm và thời gian thì ngay trước khi họ đồng ý, họ đã suy nghĩ lại và nói “Xin lỗi, tôi không thể làm thế được”.

                Để thấy lợi ích của khoảng trống giữa các ý nghĩ, bạn không phải làm gì ngoài những việc bạn đã đang làm. Tất cả những gì bạn thực sự phải làm là mở ra khả năng để khoảng trống xuất hiện và bắt đầu tìm kiếm nó. Nếu bạn không chú ý đến chúng, đừng lo. Không sao cả. Bạn làm điều này bởi vì trong những khoảng trống đó có sự khôn ngoan sáng suốt.

                Khi thực sự buồn chán vì việc gì đó thì việc tìm kiếm những khoảng trống trong suy nghĩ sẽ giúp bạn rất nhiều. Suy nghĩ cẩn trọng dù chỉ một chút thôi cũng có thể làm tan hết mọi suy nghĩ bi quan và tự ti.

                18 – Hỏi một người bạn chân thành hay một người trong nhà xem “những điểm yếu của tôi là gì?”

                Đối với hầu hết mọi người, đây là một điều khó làm, thế nên tôi đã lưỡng lự khi đưa nó vào trong sách này. Tuy vậy, nếu ai có đủ can đảm để thực hiện thì sẽ nhận được tưởng thưởng xứng đáng, thế nên dại gì không thử?

                Các bạn biết đấy, những người bạn chân thành và những người trong gia đình của ta biết rõ ta hơn bất kỳ ai khác. Họ nhìn thấy ở ta những ưu thế, những điều tốt đẹp nhất cũng như những điểm yếu, những điều tệ hại nhất. Đôi khi, hình như họ hiểu ta hơn chính ta tự hiểu mình. Họ nhìn chúng ta khách quan và cũng chủ quan nữa.

                Luôn luôn có một khoảng cách giữa cuộc sống hiện tại và cuộc sống mà mình mong ước. Vấn đề ở chỗ, rất khó nhận thấy rằng đôi khi chúng ta hay chủ quan. Tất cả chúng ta đều có điểm mù về chính thái độ, hành vi, phong cách của mình, cho nên rất dễ bị chủ quan. Những thói quen của chính mình thường thì mình chẳng nhận ra được.

                Trong khi đó, những bạn thân và người trong nhà lại rất dễ giúp ta nhìn ra bản thân, những điều nên sửa đổi để cuộc sống mình tốt hơn. Tuy nhiên, khó mở miệng hỏi được lắm. Chúng ta thường quá tự kiêu, ngượng ngập hay quá thủ thế nên khó lòng thừa nhận những điều họ nói. Điều đó có thể làm ta thấy tự ái, hoặc khiến ta giận dữ, hay buộc ta phải tự nhìn lại mình để thừa nhận rằng họ nói đúng.

                Tuy vậy, nên nhớ rằng giữa việc một người bạn buột miệng thốt ra “Cậu đừng làm như vậy nữa, nó chỉ hại đời cậu thôi!”, với việc đề nghị bạn mình cho một chỉ dẫn hay đề nghị gì đó thì khác nhau xa. Thực hành sách lược này không có nghĩa là đi hỏi những câu đại loại như “Này, cậu nghĩ xem trong chuyện này tớ nên làm gì đây?” mà là những câu hỏi sâu sắc hơn như “Cậu có thấy mình chủ quan trong chuyện gì không hay có chuyện gì mình đã làm mà khiến cho mình tệ hại đi không?”

                Tôi đã từng rất nhiều lần xin những người bạn thân nhất của tôi những lời khuyên tương tự như vậy, mà lần nào cũng đều rất bổ ích cho tôi. Đã có người nói với tôi rằng tôi quá láu táu, hay là tôi nói nhiều quá, rằng tôi cần phải biết lắng nghe nhiều hơn… Và mỗi lần như vậy đều giúp tôi thay đổi tốt hơn.

                Rachel và Vicky, cả hai đều 17 tuổi, đã từng là bạn thân với nhau cả 5 năm trời. Vicky đã bực mình và xuống tinh thần bởi vì những chàng trai xem chừng chẳng để ý gì đến cô bé cả. Cô đã thu hết can đảm hỏi

                Rachel xem cô có vấn đề gì không. Rachel đã lưỡng lự mới nói vì biết rằng những điều mình nói sẽ làm bạn tự ái. Vicky đã nói “Nói cho mình nghe đi, biết đâu mình có thể xử lý được”. Rachel đã nói với Vicky rằng khi Vicky lo ngại, cô chỉ toàn nói về mình. Cô chẳng bao giờ thắc mắc hay bộc lộ những điều thú vị nào với các bạn trai mà cô đang nói chuyện.

                Vì là người khơi mào câu hỏi nên Vicky đã có thể xử lý và thực tế là đã học hỏi được nhiều điều từ chuyện đó. Cô đã thay đổi thái độ mình để có thể tiếp xúc với bạn trai tự nhiên hơn.

                Phương pháp duy nhất mà sách lược này đưa ra là nếu bạn đã có sẵn ý định lắng nghe thì bạn nên cởi mở tấm lòng ra. Bạn cần xem sách lược này như kinh nghiệm học hỏi thành thực, một cơ hội để nhìn ra những điều mới mẻ của chính mình. Bạn không cần phải răm rắp nghe và làm theo ý kiến người khác mà nên cố gắng ghi nhận điều đó thực lòng.

                Đây là một phương pháp then chốt giúp tôi trưởng thành. Đảm bảo là nếu bạn thử thực nghiệm, bạn cũng sẽ đạt được kết quả như thế.

                Comment


                • #9
                  Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện



                  xoxoxoxoxo

                  19 – Động viên sự thất bại

                  Tôi đã từng là fan của đội bóng 49 San Francisco nhiều năm. Tại sao không? Đội 49 được bầu là đội xuất sắc nhất suốt thập niên 90, thắng nhiều đội Super Bowl và luôn là đối thủ đáng gờm. Nhưng năm 1999, đã có một sự thay đổi nhỏ. Đội đã thua 12 trên 16 trận! Tôi thấy rằng tiêu chuẩn của một người hâm mộ nhiệt huyết không chỉ là có thể cổ động cho đội mình khi chiến thắng – điều này quá dễ. Không, một tiêu chuẩn thực sự để đánh giá một người hâm mộ nhiệt tình là bạn có thể tiếp tục reo cổ vũ cho đội mình khi họ chơi xuống chân hay chơi thua.

                  Tương tự, cổ vũ cho những người trên đỉnh vinh quang quá dễ. Ai mà chẳng làm được. Chỉ việc hùa theo đám đông. Khi bạn hò reo, ngưỡng mộ, nhiệt tình với người nổi tiếng thì chẳng ai thắc mắc về động cơ của bạn cả. Bạn không phải chống lại ai hết, cũng chẳng phải nhọc công.

                  Thay vì vậy, tiêu chuẩn thực sự để đánh giá hạng người không chỉ là kết thân với những người bạn có sẵn và với những người đã nổi danh – dễ quá – mà bạn còn phải có thể tử tế với người khác nữa.

                  Có thể sẽ khó khăn hơn nếu cổ vũ cho người chưa có tên tuổi hay cho người hơi lập dị hoặc người cô lập. Làm thế có nghĩa là bạn đang tách ra khỏi một nhóm hoặc đang hứng chịu sự phản đối từ những người bạn sẵn có. Nói xa hơn, động viên cho sự thất bại thì phải chịu thiệt thòi.

                  Tuy nhiên, nếu để ý, bạn sẽ thấy mặt khác của việc động viên cho sự thất bại có lợi nhiều hơn là có hại. Rất nhiều bạn trẻ đã từng chia sẻ với tôi rằng ủng hộ cho người chưa mấy nổi tiếng hoặc bạn mới vào trường hay một nhóm bạn mới làm cho họ có thêm nhiều bạn tốt hơn. Nói cách khác, người mà họ ủng hộ (không mấy thành công) rất cảm kích trước nỗ lực của họ và trở thành một người bạn rất trung thành và chân thật. Thực tế là người chưa nổi tiếng không hề đồng nghĩa với việc họ có là người tốt hay không.

                  Khi bạn cổ vũ cho ai đó, nhất là cho những ai ít bạn bè hay cô đơn thì bạn thuộc dạng người nhìn xa trông rộng, thấy trước được tiềm năng của người đó. Đó là cách góp tay xây dựng thế giới, làm cho thế giới thân ái hơn. Ủng hộ người ta giúp người ta lẫn mình đều cảm thấy ấm lòng. Trong suốt cuộc đời, tôi chưa bao giờ nghe ai nói là “Tôi rất buồn vì tôi tốt bụng với người ta”. Nói cách khác, hàng trăm người đã từng nói với tôi là tốt bụng với người cần đến bạn bè làm cho họ giải toả được ý thích cá nhân và cảm thấy thoải mái.

                  Động viên cho thất bại không có nghĩa là bạn thương hại người đó. Chỉ đơn giản là bạn phát hiện ra người đó chưa mấy may mắn như mình chẳng hạn như ít được người khác ủng hộ, ít bạn bè, ít kiến thức.

                  Tôi không hề có ý nói bạn đừng cổ vũ cho người nổi tiếng, làm thế có sao đâu. Tôi chỉ muốn nói bạn nên mở rộng tấm lòng và vòng tay cả với những người khác nữa. Như vậy, bạn sẽ làm cho người khác hạnh phúc hơn, làm gương cho người khác và chính bạn cũng tốt hơn. Đây cũng là cách làm cho thế giới ngày càng tốt hơn.


                  20 – Chấp nhận sự buồn tẻ

                  Tôi đã nghĩ là tựa đề của sách lược này có thể gây sự chú ý! Chẳng ai ưa thích sự buồn tẻ, chúng ta đang sống trong thời đại mà sự buồn tẻ bị coi như điều không thể chấp nhận được. Hầu như chẳng ai chịu đựng được nó, dù chỉ chốc lát. Mọi thứ đều phải tiếp diễn, khởi động hay được hoạch định sẵn. Ở mỗi thời điểm bắt đầu đều cần được tác động. Chúng ta tốn thời gian cho người khác trên điện thoại hay Internet, hoặc xem tivi. Nhiều người có điện thoại di động để khỏi mất liên lạc khi ở xa và có radio ở trong buồng tắm để tránh không khí tĩnh mịch. Theo tôi, dường như những người đó thường cho rằng cuộc sống tốt đẹp là hàng chuỗi những hoạt động hào hứng, cái này nối tiếp cái kia, với mục đích có càng ít khoảng trống ở giữa càng tốt.

                  Rủi thay, cách duy nhất để tránh phát rồ là hãy xem những việc đó như một cái bẫy. Máy tính, điện thoại di động, tivi hay máy nhắn tin, máy chơi điện tử, máy fax hay những tiện nghi khác chẳng có lỗi gì hết. Chỉ khi bạn phụ thuộc vào những tiện nghi đang phát triển liên tục thì bạn thực sự đặt mình vào thế chán nản vì quá dư thời gian. Hãy nghĩ xem, điều gì sẽ xảy ra đối với hầu hết những người bạn biết khi không có gì để dựa vào? Buồn tẻ, chán nản, lo âu hay bất mãn? Nhưng hầu hết mọi người đều kết luận rằng đừng bao giờ phụ thuộc vào cái gì hết.

                  Robert, một anh chàng 15 tuổi, bắt đầu khoái chơi điện tử vào những giờ rảnh. Chẳng bao lâu cậu ta cần nhiều trò chơi hơn, hay hơn, gay cấn hơn. Khi bị lệ thuộc vào những trò chơi, cậu cần phải ôm nó suốt ngày mới khỏi phát chán. Một bộ brick-games giúp giải quyết sự chán nản của cậu trong một thời gian ngắn. Cậu ta học chơi lén trong giờ học ở trường. Bây giờ cậu chơi ngay cả khi tivi đang mở và bố mẹ khó khăn lắm mới ép được cậu tắt trò chơi khi đến bữa. Cậu mang nó theo cả khi lên lầu để dùng máy tính (mỗi ngày cậu phải có mấy tiếng đồng hồ sử dụng máy tính), chơi điện tử và tán gẫu trên mạng với người khác. Cậu cũng thích điện thoại, cậu dùng nó để liên lạc với những người bạn thân, toàn những cô cậu cùng một giuộc.

                  Nhưng Robert bắt đầu gặp phiền phức bởi vì cậu ta nghĩ những cái đó là thú vị, hào hứng. Cậu ta cần nhiều hoạt động, công việc hơn để làm. Nếu Robert ở một mình trên bờ biển, cậu ta chẳng biết làm gì cả. Cậu ta sẽ chán ngấy. Nếu cậu ta ngồi bên một dòng sông, cậu ta cũng chán nốt. Cuộc sống nội tâm của cậu đã không còn, nó được thay bằng nỗi ám ảnh về các hoạt động bên ngoài.

                  Tôi không lên án hay đổ lỗi cho khoa học kỹ thuật. Nếu có tiện nghi nào đó nhưng hoạt động luôn mà bạn cho rằng chẳng có gì quan trọng là bạn đã luyện cho tâm trí của mình dễ thoả mãn hơn, dễ vui vẻ, hạnh phúc hơn. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra cảm giác thanh thản hơn. Khi bạn thanh thản, bạn có thể vui vẻ chơi vi tính, dạo trong công viên, hoặc khi bạn ngồi một mình. Bạn sẽ được tự do.

                  Hãy tập có một khoảng nghỉ giữa những hoạt động. Nếu bạn có thể học cách ngồi lặng lẽ vài phút một lần, bạn sẽ không chỉ thấy hạnh phúc hơn mà còn thực sự yêu thích hơn những gì bạn đã tốn thời giờ thực hiện. Bạn sẽ cảm thấy khuây khoả như là vừa vượt chướng ngại vật.

                  Chấp nhận sự buồn tẻ không có nghĩa là dừng làm việc hay tìm đến sự buồn chán. Cũng không có nghĩa là không phấn đấu hay chiến thắng, mà nó chỉ đơn giản là bạn nên hài lòng với một chút khoảng trống và một chút tĩnh lặng.


                  21 – Đừng để tâm trạng bực bội tác động lên mình

                  Theo tôi, một trong những yếu tố chính để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc, mãn nguyện và thành công là hiểu rõ những tính khí bất thường. Nếu không chịu hiểu, chắc chắn là bạn sẽ luôn bị bực bội, căng thẳng, lo âu. Lúc đó, có lẽ bạn sẽ cho rằng cuộc đời khó khăn hơn thực tế và bạn sẽ phải xoay xở nhiều hơn là thực sự cần. Nói cách khác, bạn sẽ thường xuyên bị bận lòng vì những việc cỏn con. Tuy nhiên, tìm hiểu tâm trạng sẽ giúp bạn tránh khỏi bị ảo giác khi có tâm trạng tồi tệ. Bạn sẽ có khả năng để sự việc diễn tiến dễ dàng hơn, biết rõ lúc nào nên tránh xa, giữ tính hài hước và sống hoà thuận với người khác hơn, nhất là với chính mình. Nói ngắn gọn, bạn sẽ tự cứu mình khỏi tai hoạ, làm cho cuộc sống dễ chịu hơn.

                  Bạn nghĩ xem, tâm trạng ảnh hưởng mạnh đến ta thế nào. Nhiều bạn trẻ đã tâm sự với tôi là khi họ phấn khởi, họ cảm thấy an tâm hưởng thụ cuộc đời. Họ tự tin, có trách nhiệm, vui vẻ, lạc quan và an tâm. Họ cảm thấy yêu mến bạn bè và chính mình, ngay cả ba mẹ cũng thật dễ thương! Khi họ nghĩ về những rắc rối lúc đang có tâm trạng tốt thì họ cảm thấy khá tự tin là mình có thể giải quyết được. Khi nghĩ về trường lớp, cũng tốt đẹp luôn. Khi ai đó nói xấu chuyện gì nhằm lúc bạn đang phấn chấn, bạn có thể không thích như vậy lắm nhưng có lẽ bạn cũng chịu được vì bạn biết kiên nhẫn và chí ít cũng nhìn xa trông rộng hơn những điều họ nói.

                  Vậy mà, khi bị xuống tinh thần bạn có nghĩ được như vậy đâu, khi đó bạn bất an, giận dữ, cáu bẳn, buồn bực. Cuộc đời dường như hết chịu nổi, nhìn đâu cũng thấy trầm uất. Lúc đó, bạn chẳng yêu thích gì bản thân mình, nói chi đến bạn bè, ba mẹ, thầy cô… Bạn thích tự làm lấy mọi việc mà lại không thích cách làm của mình. Trường học cứ như của nợ, ngay cả những rắc rối nhỏ nhặt dường như cũng chẳng thể nào vượt qua nổi. Có lẽ bạn đang bận tâm đến những chuyện nhỏ nhặt.

                  Thật lạ lùng là cảm giác của bạn khi xuống tinh thần lại có vẻ như xác thực lắm lắm, như thể những gì bạn nhìn thấy và cảm thấy đều thực sự đúng y như vậy. Tất cả chúng ta đều vậy cả.

                  Nhưng đừng vội! Điều đó nói lên được việc gì? Cuộc sống đúng y như vậy với những tình thế không sai một mảy may – cũng rắc rối đó, cũng ba mẹ đó, trường học, bạn bè, công việc đó – vậy mà khác hẳn nhau chỉ vì nó phụ thuộc vào việc bạn cảm nhận nó ra sao. Nói cách khác, khi bạn cảm thấy suy sụp, bạn nhìn mọi thứ đều ảm đạm. Với tâm trạng buồn bực, bạn thường phản ứng bi quan, tiêu cực. Bạn dễ tự ái và cáu bẳn hơn.

                  Đây là một mẹo nhỏ. Khi bạn cảm thấy xuống tinh thần (cáu bẳn, giận dữ, bực bội…) thay vì coi những điều mình cảm nhận là đúng thì bạn có thể nghi ngờ cách mình cảm nhận sự việc xem. Nên nhớ, nếu tâm trạng của bạn khá hơn, bạn sẽ nhìn những việc đó khác hẳn.

                  Thay vì nói “Tôi thù ghét cuộc đời”, hãy tự nhủ “Dĩ nhiên là hình như mình hận đời – vậy là tâm trạng của mình tệ quá rồi. Những lúc như thế này, mình lúc nào cũng nghĩ tiêu cực. Nhưng mình sẽ không nghĩ như vậy nữa nếu mình lấy lại tinh thần”. Khi xuống tinh thần, nên càng nhẫn nại và nhã nhặn. Đừng cư xử thái quá hay đưa ra quyết định quan trọng nào hoặc giải quyết rắc rối hoặc cả tin vào những cảm giác của mình bởi vì lúc xuống tinh thần bạn đã đánh mất sự bình tĩnh, sáng suốt.

                  Khi xuống tinh thần thì mọi việc có vẻ như cực kỳ khẩn cấp, trầm trọng nên bạn cứ muốn hộc tốc ra tay ngay. Nhưng lúc đó nếu bạn có thể kiên nhẫn, đừng cố phản ứng mạnh hay cuống lên, thì thường là sau đó tâm trạng của bạn sẽ bắt đầu thay đổi, trở về với bản tính của bạn. Khi đó, mọi việc sẽ sáng sủa lên liền. Tập tính kiên nhẫn hơi mất công nhưng hữu hiệu lắm đấy.


                  Comment


                  • #10
                    Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện



                    xoxoxoxoxo

                    22 – Cũng đừng để tâm trạng bực bội của người khác tác động đến mình

                    Ai chẳng có lúc có tâm trạng xấu, tôi và bạn cũng thế. Chẳng ai tránh khỏi. Và mặc dù tâm trạng xấu mỗi người mỗi khác nhưng phản ứng lúc đó thì hầu như có thể đoán trước được. Phần đông mọi người khi có tâm trạng xấu thường hay gây gổ, bi quan, tiêu cực. Tâm trạng xấu sẽ sinh ra cay độc, giận dữ, thất vọng, và trầm uất. Lúc đó, người ta có khuynh hướng hay chê bai, cố thủ, thiếu kiên nhẫn và có thể nói hay làm điều sai quấy.

                    Hãy nghĩ xem, có bao giờ bạn thích ở gần một cô nàng đang cáu kỉnh không. Không đời nào!

                    Bạn nên biết, khi người quen hay người yêu đang có tâm trạng xấu, người đó sẽ nói và làm những việc mà họ sẽ không bao giờ làm nếu tâm trạng khá hơn. Một đám mây đen tối sẽ che mờ mắt họ. Phần đông mọi người sẽ phản ứng lại tâm trạng đó của họ như thể họ đang tỉnh táo. Nói cách khác, họ không nhận ra họ đang có tâm trạng xấu và nó tác động lên cái nhìn của họ. Thay vì vậy, họ sẽ phản ứng mạnh, nói năng bừa bãi, đổ thừa lung tung, hốt hoảng, hách dịch, chê bai… mà không hề nghĩ rằng chính tâm trạng của họ đã tác động lên thái độ của họ.

                    Có một quy luật kỳ lạ của loài người: tâm trạng xấu quấy rầy tất cả chúng ta. Dù đó có là bạn thân của bạn, người yêu, thầy cô, ba mẹ hay ai khác nữa, không ai là ngoại lệ. Tôi dám chắc là bạn không thể nào ưa được bản mặt của tôi khi tôi thực sự có tâm trạng tồi tệ!

                    Đây là lý do. Một khi bạn bắt đầu nhận thấy sự đánh lừa kinh khủng của tâm trạng thì bạn sẽ ít bị nó quấy rầy hơn, bạn nhìn nhận nó đúng với bản chất. Bạn bắt đầu nhận ra rằng con người không thể can thiệp vào nó, theo nghĩa đen. Chúng ta có cố chỉ trích hay gây gổ đâu, tự nhiên nó như vậy mà. Cứ như là ta bị mê sảng mà không biết là mình bị mê sảng.

                    Đây là một ví dụ sát thực. Tôi đã nghe một câu chuyện về một cô bé 17 tuổi tên Janie, người đã học hỏi được về tâm trạng khi đọc một trong những quyển sách của tôi. Cô bé đã nói với mọi người là trong 17 năm cô sống trên đời, không gì ích lợi ngay cho những mối quan hệ của cô cả. Thực tế, những gì cô học được cứ như phép tiên.

                    Đây là câu chuyện của cô bé: Cô bạn thân của Janie “xực” luôn cô và chửi rủa những điều tệ hại. Cô ấy bùng lên gây sự và tuyên bố không còn bạn bè gì nữa hết. Thay vì xúc phạm lại bạn mình như trước kia thường làm, Janie nhận ra bạn mình đang bị xúc động, đang có tâm trạng buồn bực. Cô quyết định không phản ứng, gây gổ lại hay thậm chí phòng thủ. Janie biết là bạn mình đang bi quan, cô ấy sẽ chẳng nghe những gì cô nói đâu.

                    Thay vì vậy, cô ấy đợi một ngày rồi đến nhà cô bạn để xem cô ấy muốn nói gì. Bạn cô mở cửa và lập tức ôm chầm lấy cô và nói cô ấy yêu quý cô biết bao. Cô ấy thổn thức xin lỗi cô và cả hai đã làm lành, cùng nhau nói chuyện chân tình. Rắc rối đã được giải quyết và đơn giản hoá vấn đề thay vì tức giận bởi vì Janie hiểu được những gì xảy ra trong lòng của cô bạn mình.

                    Điều này không có nghĩa là bạn làm theo những gì người khác nói hay làm lúc có tâm trạng xấu, hay bạn đừng bắt họ phải chịu trách nhiệm hay là cứ để cho họ vượt qua bạn. Nó chỉ có nghĩa là thường thường khi người khác nói hay làm gì đó mà bạn không thích hay không tán thành thì bạn không phải làm bất cứ điều gì hết. Nhiều khi, chỉ biết đơn giản như vậy cũng giúp bạn nhìn ra đúng thực trạng mà không cảm thấy bị xúc phạm, bị phản bội, bị làm phiền.

                    Tất cả những gì bạn thực sự nên làm là chấp nhận sự thật là người ta không phải là chính họ khi họ có tâm trạng tồi tệ. Bạn vẫn sẽ không thích cách họ cư xử khi họ xuống tinh thần nhưng khi bạn hiểu tại sao họ lại cư xử như vậy thì bạn sẽ dễ xử hơn.

                    Janie để ý thấy tất cả những mối quan hệ của cô đều trở nên tốt đẹp hơn do cô hiểu biết thêm về tâm trạng. Tôi mong rằng các bạn cũng sẽ như vậy.

                    23 – Xem lựa chọn của mình như ngã ba đường

                    Khi nghĩ về quá khứ, thường rất dễ nhận thấy mỗi sự chọn lựa lớn của ta cũng giống như ở ngã ba đường. Nói cách khác, quyết định hay chọn lựa của bạn sẽ đưa bạn rẽ sang một hướng khác. Nếu bạn có một chọn lựa khác, thì hẳn nhiên bạn sẽ đi theo hướng khác hẳn.

                    Ví dụ như, bạn có thể ủng hộ cho người đang vượt trội hơn hẳn những người khác, sự lựa chọn này có thể đem đến cho bạn và người ấy một tình bạn thắm thiết. Nếu bạn cay độc thì hôm nay chẳng ma nào chơi với bạn cả. Mỗi sự lựa chọn đưa đến những con đường hoàn toàn khác hẳn nhau.

                    Cô bé Natalie 17 tuổi đã từng tâm sự với tôi rằng một trong những ngã ba quan trọng trong đời cô là khi cô chịu đựng nổi áp lực và đưa ra quyết định sáng suốt không hút thuốc, say xỉn nữa. Cô nói rằng sự lựa chọn đơn độc mà không dễ gì thực hiện được đối với cô đã đưa cô đến với nhóm bạn hiện nay, những người bạn đã cứu cánh cả đời cô. Cô tin rằng nếu cô lựa chọn cứ tiếp tục hút thuốc hay uống rượu bia (hoặc cả hai luôn) thì chắc là cô đã có những người bạn khác hẳn với những hậu quả khác hẳn. Một lần nữa, chỉ một quyết định hay chọn lựa cũng làm nên sự đổi khác, một ngã ba đường khác hẳn.

                    Đôi khi rất khó biết được khi nào ta đang đứng trước ngã ba đường. Thường là ngã ba đường xuất hiện khi bạn đang băn khoăn khó nghĩ về một lựa chọn nào đó hay lương tâm bạn lên tiếng. Đã bao nhiêu lần bạn từng nghe những câu chuyện về những bạn trẻ chỉ mắc một sai lầm, nhưng là một sai lầm trầm trọng? Hãy nghe họ phát biểu sau khi phạm lỗi: “Tôi biết, tôi không nên làm như vậy, nhưng tôi đã không chịu nghe trực giác của mình”. Hậu quả là họ bị ở tù hay bị nghiện hút, hoặc bị có thai, hay làm cho người khác có thai, hay những điều tệ hại tương tự.

                    Xem sự lựa chọn như một ngã ba đường là một phương pháp rất hữu hiệu và chắc chắn. Làm như vậy bạn có thể có trách nhiệm trong cuộc sống và giúp bạn nhận ra được không bao giờ quá trễ để đổi hướng khác. Khi mỗi sự lựa chọn đều là ngã ba đường, thì mỗi quyết định đều mở ra những triển vọng mới.

                    24 – Chơi thể thao

                    Chơi thể thao rất tốt cho sức khoẻ, cực kỳ bổ ích và thoải mái. Dù là bộ môn nào: bóng đã, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, tennis, golf, võ thuật, bơi lội, thể dục thẩm mỹ, chạy bộ, đi bộ hay gì gì nữa mà bạn thích chơi thì việc chơi thể thao là một quyết định nổi bật trong cuộc sống của bạn.

                    Chơi thể thao ở bất kỳ cấp độ nào, dù bạn là dân mới tập chơi hay bạn là một kiện tướng thì cũng có ảnh hưởng đến bạn ở nhiều mức độ: thể chất, tinh thần và cảm xúc.

                    Trước hết, và cũng là quan trọng nhất, thể thao là lối thoát tự nhiên, nơi bạn có thể làm đủ thứ chỉ để cho vui. Bạn có thể xả hơi, cưỡi ngựa lòng vòng, la hét om sòm (tuỳ theo loại hình thể thao), và kết bạn kết bè. Nó cho phép bạn có điểm chung với những người khác. Thể thao cho bạn có cơ hội để đầu óc nghỉ ngơi thoải mái (kể cả khi gặp rắc rối), hưởng thụ cuộc sống. Nó cho bạn sức khoẻ thực thụ để có thể phấn khích, sôi nổi cổ vũ.

                    Thứ hai, thể thao còn cho bạn cơ hội làm đẹp cơ thể cũng như tinh thần. Bạn có thể học hỏi tinh thần thượng võ, tinh thần đồng đội, đoàn kết, tinh thần thi đua… Bạn hỏi mọi người xung quanh xem, ai mà có tập thể thao, dù ít hay nhiều đều hài lòng về nó cả.

                    Hơn nữa, khi bạn quan tâm đến thể thao, bạn luôn có việc để làm. Khi còn trẻ, tôi rất thích chơi tennis. Tôi không nghĩ là có lúc tôi chán được vì tôi có thể chơi một mình với bức tường.

                    Cuối cùng, chơi thể thao, dù thắng hay thua cũng sẽ giúp bạn không phải bận tâm đến những chuyện vặt nữa. Khi bạn học được cách tẩy bỏ những bực dọc của mình trên sàn tập thì cũng là lúc bạn học được cách từ đó về sau ít phải bực bội hơn. Khi bạn khoẻ khoắn hơn, bạn sẽ loại bỏ được những chất gọi là endorphin trong cơ thể, điều này làm cho bạn cảm thấy thoải mái và thanh thản hơn.

                    Thế nên dù là qua trường học, qua đoàn thể, hay thậm chí tự mình, tại sao bạn không dành cho thể thao một lần thử? Và nên nhớ, thực sự bạn khoẻ yếu thế nào thì cũng không thành vấn đề, khi bạn bắt đầu tập thể thao, bạn đã là người chiến thắng.

                    Comment


                    • #11
                      Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện



                      xoxoxoxoxo

                      25 – Trở thành một trang quân tử

                      Dù có muốn thừa nhận hay không, dù có ưa hay không ưa thì cuộc đời cũng đầy rẫy chuyện khó khăn gian khổ. Điều đó không thể tránh khỏi. Câu hỏi được đặt ra: Những khó khăn rắc rối đó có tác động nghiêm trọng đến chúng ta không, có làm chúng ta bực bội hay thờ ơ không, có huỷ hoại tinh thần của chúng ta không? Hay nó chính là lò rèn luyện sự khôn ngoan, sáng suốt, kiên nhẫn? Câu trả lời là: Tuỳ vào cách bạn nhìn nhận.

                      Don Juan đã phát biểu: “Sự khác nhau giữa một người bình thường và một trang quân tử là người quân tử coi mọi việc như sự thử thách còn người bình thường thì xem mọi việc như sự may rủi”. Rất may là chỉ với một chút thay đổi về thái độ là bạn có thể trở thành một trang quân tử, điều nàythật hữu ích đối với bạn ngay bây giờ và mãi về sau.

                      Hãy nghĩ đến những người bạn tôn trọng nhất – người bạn biết rõ, hay những anh hùng mà bạn tôn kính. Họ đáp lại những thách thức và khó khăn trong cuộc sống thế nào? Họ có than thở không – và có cảm giác mình là nạn nhân không? Họ có phẫn uất không? Họ có cảm thấy tiếc nuối cho bản thân và tự nhủ “Mình sẽ không bao giờ vượt qua nổi điều này” không? Dĩ nhiên là không.

                      Bây giờ hãy nghĩ đến những người, dù thân với bạn hay không – người quen, hàng xóm – hay chỉ đơn giản là những người bạn từng nghe ai đó than phiền về điều gì đó. Những người này thích than thở với người khác, giận lẫy, không có trách nhiệm với cuộc đời họ.

                      Sự khác nhau giữa hai loại người này là gì? Có phải là hoàn cảnh của họ hay sự khắc nghiệt của những khó khăn mà họ phải đối diện? Không hề. Thực ra, nếu bạn xem xét kỹ, bạn sẽ thấy những người có thái độ can đảm nhất thường là những người có vấn đề hay thách thức lớn nhất.

                      Một số những bạn trẻ thành đạt tôi từng gặp đã từng có những căn bệnh trầm kha, vượt qua những nghiện ngập, có thời nghèo khó, hay không cha không mẹ. Và có lẽ bạn cũng không ngạc nhiên khi biết rằng một số những bạn trẻ bất hạnh, bất mãn, và lãnh đạm mà tôi đã gặp xuất thân từ những gia đình giàu có, có đầy đủ bố mẹ yêu thương họ, xinh đẹp, khoẻ mạnh, có những thế mạnh mà người ta có thể hình dung được. Hơn nữa, hoàn cảnh không tạo nên con người – hoàn cảnh bộc lộ con người.

                      Điểm khác biệt giữa một bạn trẻ “bình thường” và một “trang quân tử” nằm ở cách họ nhìn những vấn đề, những rắc rối, thậm chí những thử thách cam go. Một bạn trẻ bình thường dán nhãn cho mọi thứ như “tốt” hay “xấu” và cảm thấy phiền phức vì những gánh nặng mà họ phải mang. Thế nhưng còn một bạn trẻ là trang quân tử, thì cố gắng tìm ra những quà tặng được che giấu, dù chỉ nhỏ nhoi, trong mỗi chướng ngại mà họ phải đối mặt.

                      Có phải là có những điều mình phải học hỏi hay không – như những đức tính kiên nhẫn, tầm nhìn, nhân đạo, lòng khoan dung, tính kiên trì…? Có phải vấn đề này có thể làm cho chúng ta tốt hơn theo cách nào đó không? Có phải bắt buộc là chúng ta phải cư xử quá đáng không? Hay là chúng ta có thể vượt qua được?

                      Một hành động đơn giản mở ra khả năng những rắc rối của bạn có thể sẽ cho bạn học hỏi thêm một số điều – đó là một món quà bí ẩn – thường đủ mạnh để chuyển những rắc rối của bạn thành những cơ hội mới. Bằng cách cởi mở đầu óc và nhìn nhận vấn đề của mình theo cách như vậy, bạn cũng có thể trở thành một trang quân tử.

                      26 – Viết ra giấy

                      Đã từ lâu không ai nhận ra được giá trị to lớn của việc trải suy nghĩ của mình trên trang giấy. Dù đó là một ghi chép hàng ngày hay một trang nhật ký, hay đơn giản chỉ là những suy nghĩ ngẫu nhiên trên những mảnh giấy, thì việc viết ra (hay đánh máy ra) là một cách lành mạnh và vô hại để sắp xếp suy nghĩ, cân nhắc, phản ánh hay bộc lộ cảm xúc của bạn.

                      Có một lần lúc 13 tuổi, tôi đã nổi điên lên với một tên khi phát hiện ra nó nói xấu sau lưng tôi. Lúc tôi định tìm nó để xử thì mẹ tôi đã đưa ra một giải pháp thay thế. Bà nói: “Sao con không viết một bức thư cho nó?” “Sao kỳ vậy?” Tôi hỏi lại. Mẹ nói: “Ừ, nhưng đừng gởi. Viết ra chính xác cảm giác của con, rồi ném nó đi.” Tôi nghĩ “Cũng được, thử xem sao.”

                      Điều kỳ lạ là mẹ đã nói rất đúng! Hành động đơn giản là viết ra cảm giác của mình đã giúp tôi trút hết nỗi lòng, khiến tôi thoải mái tâm tư. Khi tôi ném nó vào sọt rác, tôi thấy nhẹ cả người. Không cần phải thực hiện bước tiếp theo là gởi thư đi; chỉ viết ra thôi cũng đủ rồi. Áp dụng cơ bản tương tự cho nhật ký hoặc sổ ghi chép hàng ngày – viết ra cảm giác của mình, và thật đáng ngạc nhiên, bạn sẽ cảm thấy thanh thản hơn và dễ chịu hơn về sau. Tôi cũng chẳng biết chính xác tại sao nó như vậy, nhưng nó hữu hiệu thật.

                      Một ứng dụng của ý tưởng này thậm chí còn có tác động mạnh hơn là viết ra cảm giác tích cực của bạn. Thông thường, bạn nên lập một sổ “bìa đỏ” ghi lại những điều tốt trong đời. Nó rất bổ ích bởi vì nó hướng đầu óc bạn vào những khía cạnh tích cực trong cuộc sống và nhắc nhở bạn rằng, mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng thực tế vẫn có nhiều điều tốt đẹp.

                      Trong một quyển sách khác của tôi, quyển “Đừng bận tâm vì những chuyện nhỏ… và đó chỉ là chuyện nhỏ”, tôi đã gợi ý độc giả nên viết mỗi tuần một bức thư trải lòng mình ra. Tôi đã nói rằng dù thư đó gởi cho ai cũng không quan trọng, chỉ có thực tế là nó được viết ra. Ý tưởng chú trọng đến những điểm tích cực về người đó và cho người đó biết lòng biết ơn của bạn và những cảm giác khác. Bạn có thể viết cho người quen – người nhà, bạn bè, thầy cô, hàng xóm – hay cả cho người không quen nhưng ngưỡng mộ hay kính trọng.

                      Việc viết ra những cảm giác tích cực và gởi nó đi còn làm nên những điều bất ngờ. Nếu bạn có nghĩ đến việc này thì hãy thử đi. Biết đâu bạn cũng ngạc nhiên vì những kết quả tốt đẹp đối với mình.

                      27 – Đừng chờ đợi cuộc sống dễ dàng hay không hề có rắc rối

                      Khi bạn hỏi mọi người có mong đợi một cuộc sống dễ dàng hay không chút phiền toái, thì hầu hết đều trả lời: “Dĩ nhiên, tôi chẳng mong như vậy.” Khi bạn để tâm xem cách mọi người phản ứng lại với những xui rủi nhỏ thì bạn sẽ thấy rõ rằng trên thực tế chúng ta lúc nào cũng mong đợi một cuộc sống dễ dàng. Nói cách khác, ta không thể cứ “bận tâm” bất cứ khi nào cuộc sống không phù hợp với cách mà ta mong đợi. Chúng ta nên chấp nhận thực tế hơn là cứ khăng khăng muốn mọi việc khác đi hay tốt đẹp hơn.

                      Hãy nghĩ xem, chúng ta mong muốn và đòi hỏi máy tính của mình làm việc hoàn hảo suốt đời, không hề trục trặc. Tại sao ta lại nổi điên và bực tức những lúc hiếm hoi xảy ra sự cố? Tương tự với những thiết bị, tiện nghi điện khác. Chúng ta tươi tỉnh khi nó chạy thông suốt. Còn không, ta nổi cáu lên.

                      Tương tự, khi ta mong đợi vào người khác. Ví dụ, ta cứ muốn người khác cư xử theo một khuôn mẫu nhất định nào đó, nếu không ta thấy khó chịu ngay. Ta cũng mong chờ phản ứng từ người khác – nếu họ không phản ứng như mong đợi của ta, ta cảm thấy căng thẳng hay thất vọng. Cũng giống như vậy, ta mong muốn những điều xảy ra theo ý mình. Nếu đúng, thì ta hớn hở, nếu không, ta rối lên.

                      Mấy năm trước, một người bạn thân của tôi đã hỏi tôi một câu hỏi mà ngay lập tức đã thay đổi cách tôi nhìn đời. Tôi đã than thở về cuộc sống và quá nhiều những trục trặc, rắc rối – mà hầu hết đều là “chuyện nhỏ”. Anh ta nhìn thẳng vào mắt tôi và nói với giọng chân thành “Richard, cậu có nghĩ là cậu nên được miễn nhiễm khỏi xã hội loài người không?” Anh ta không phải là người xấu. Anh ta chỉ muốn tôi hiểu ra rằng cùng với những món quà của cuộc sống, luôn có những rắc rối, phiền muộn, khó khăn đi cùng. Không ai được thoát khỏi những điều hoàn toàn không thể tránh được đó. Không hề có ngoại lệ.

                      Tôi mong rằng bạn cũng sẽ suy xét lời nói khôn ngoan này. Nó có vẻ mỉa mai, nhưng khi bạn tự nhắc nhở mình cuộc sống không có sẵn quá dễ dàng, trơn tru thì nó bắt đầu dễ chịu hơn và ít phiền phức hơn.

                      Comment


                      • #12
                        Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện



                        28 – Dám thể hiện lòng nhiệt tình

                        Nhiệt tình là tia lửa của năng lượng và ý thức quan tâm và cảm hứng kích thích nỗ lực, những ý tưởng hay, sự tập trung chú ý, sáng tạo và lao động hăng say. Người nhiệt tình có óc sáng tạo, có nguồn cảm hứng và hoàn toàn vui vẻ với mọi người xung quanh.

                        Lòng nhiệt tình có thể giúp bạn vượt qua nhiều khó khăn trở ngại trong cuộc sống. Ở trường trung học và đại học, lòng nhiệt tình của tôi đã bù lại được những khó khăn trong các môn học của tôi. Hầu như trong mọi thứ, những người hướng dẫn cảm nhận được lòng nhiệt tình của tôi nên họ đã giúp đỡ tôi hết mình, lòng nhiệt tình của tôi đã lây sang họ nên họ cũng muốn tôi thành công. Trong nghề nghiệp của tôi, mối liên hệ giữa lòng nhiệt tình và thành công càng rõ nét hơn. Hiển nhiên mọi người mà tôi từng tiếp xúc – nhà xuất bản, ông bầu các cuộc diễn thuyết, thính giả của tôi, công chúng – đều nói với tôi rằng điều khiến họ khâm phục ở tôi là lòng nhiệt tình. Hầu như không bao giờ là trí thông minh, nguyên tắc làm việc, sự hiểu biết trong kinh doanh hay những đức tính khác nữa của tôi. Không hẳn là những đức tính này không quan trọng, mà chỉ vì đó không phải là những điều người khác cảm nhận về bạn. Những gì người khác cảm nhận về bạn là sự chân thành và lòng nhiệt tình của bạn.

                        Hãy nghĩ xem, tất cả những người công thành danh toại mà bạn ngưỡng mộ, dù là một ngôi sao thể thao hay thần tượng của giới trẻ, thầy giáo, bố mẹ, doanh nhân, nhà văn, ca sĩ… đều có chung một điểm chung: họ luôn nhiệt tình hết lòng với công việc mà họ làm.

                        Tôi đã từng thuê một số người đến làm việc và biết nhiều người khác cũng thế. Theo quan điểm của tôi, sự nhiệt tình là yếu tố nặng ký hơn những yếu tố khác để tôi quyết định tuyển dụng. Nói cách khác, trong khi điểm số, thứ hạng, sự thông minh, hay những yếu tố khác có thể quan trọng, nhưng không ai (kể cả tôi) thực sự muốn làm việc với người “ù lì” với mọi người xung quanh, một người mà hay hờn dỗi, cau có, thiếu sức sống hoặc hờ hững, hời hợt. Rất đơn giản, những người khác không muốn làm việc nhiều với người thờ ơ, thiếu nhiệt tình.

                        Bộc lộ sự quan tâm chân thành và lòng nhiệt tình trong mọi việc bạn làm, và tò mò về những gì người khác đang làm. Sự thay đổi nhỏ trong thái độ có thể là những gì bạn cần để đưa cuộc sống đạt đến những ước mơ.

                        29 – Tìm thấy sự thanh thản trong việc cho đi

                        Không có cảm giác nào giống như cảm giác biết là mình vừa làm được một việc tốt với ai đó, dù cho người đó cảm ơn mình hay không, chỉ biết mình đã làm điều tốt.

                        Một trong những người anh hùng hay hình ảnh lý tưởng của tôi là mẹ Teresa, một nhà lãnh đạo tôn giáo mà cả cuộc đời của bà được biết đến như một người thầy về hoà bình, lòng tốt, lòng từ thiện, tình thân ái và tình yêu thương. Câu nói mà tôi tâm đắc nhất của bà là: “Chúng ta không thể làm những điều lớn lao trên trái đất này. Chúng ta chỉ có thể làm được những việc nhỏ bằng tình yêu thương rộng lớn.” Ý của bà là chúng ta không thể thay đổi thế giới bằng hành động; chúng ta chỉ có thể góp phần nhỏ nhoi, bền bỉ. Khi được hỏi: “Người ta có thể làm gì để được hạnh phúc?” bà và những giáo dân khác đã trả lời: “Làm việc tốt cho người khác.” Bạn sẽ nhận thấy rằng khi bạn tốt, thế giới dường như cũng tốt. Khi bạn tử tế và chu đáo, thế giới sẽ đáp trả lại bạn.

                        Tôi đã bị một nhóm các bạn trẻ tôi gặp ở Alabama gây ấn tượng mạnh. Tôi đã xin họ “bật mí” cho tôi về những cách họ giúp người khác. Họ trả lời rằng công việc rất vui và dễ dàng cũng như cực kỳ bổ ích, họ giúp người khác làm bài tập nhà, giảng bài, hoặc giúp người ta thoát khỏi rắc rối – tất cả đều là những ý tưởng tuyệt vời. Có một sinh viên đang làm việc với một ý tưởng cực kỳ hay. Cô ta cố gắng thiết lập một dự án trong lớp để mọi người trong lớp có thể quyên góp tiền, và cả lớp cùng nhau tài trợ cho những trẻ em nghèo khó của nước khác. Bạn có thể tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi trường đều nhân rộng ý tưởng tuyệt vời như vậy? Cả thế giới sẽ tốt đẹp hơn và bớt đi đau thương mất mát.

                        Đôi khi, bênh vực kẻ yếu hay từ chối không trêu chọc người khác là một hành động nhỏ của lòng nhân ái. Hơn nữa, chào hỏi hay mỉm cười với người khác cũng là đủ. Bạn cũng có thể cho đi bằng cách chỉ đường cho người bị lạc đường hay kết thân với bạn mới vào lớp để bạn đỡ bỡ ngỡ, hoặc là nhớ ghi lời cảm ơn, rất rất nhiều những chuyện nhỏ như vậy.

                        Không có gì phải bàn cãi rằng một trong những bí quyết quan trọng nhất trên thế giới là bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn khi bạn cho đi. Thế nên, hãy dành thời gian suy nghĩ về những cách bạn có thể cho đi nhiều hơn. Tôi dám chắc với bạn là việc làm đó chắc chắn rất tuyệt vời.

                        30 – Bớt đi 25% những lời phê phán

                        Đây là một sách lược rất bổ ích vì hai lý do: một là hiển nhiên bất kỳ ai cũng có thể bớt đi 25% những lời phê phán nếu họ cố ý thực hiện, hai là với mỗi lời phê phán được bớt đi, bạn sẽ được hồi đáp mãn nguyện hơn.

                        Bạn cũng có thể nhận ra mình cởi mở hơn và sắc bén hơn.

                        Khi bạn bắt tay vào thực hiện sách lược này, hãy chuẩn bị tinh thần, có thể bạn sẽ hơi bị “sốc”. Bạn có thể khám phá ra rằng bạn và bạn bè tốn bao nhiêu là sức lực để chỉ trích, chê bai. Hầu hết chúng ta tìm cách phê phán gần như đủ mọi thứ. Chúng ta phê phán thế giới, chính sách, những người nhìn sự việc khác với chúng ta, những người cư xử khác chúng ta. Chúng ta thường phê phán những người trong nhà, ở trường, thầy cô, chỉ trích những người mãn nguyện cũng như người bất mãn cuộc sống.

                        Cách để có thể bớt chê bai phê phán đi là phải rất thẳng thắn, cởi mở. Đơn giản là bạn bắt đầu để tâm vào những gì bạn suy nghĩ và nói đến, đặc biệt khi bạn đang phê phán. John, một anh bạn 13 tuổi có câu nói về điều này tốt nhất: “Thật kỳ lạ, tôi phát hiện ra mình đang phê phán người đã phê phán tôi”. Tôi phải công nhận là tôi cũng từng làm như vậy.

                        Bạn có thể tự nói với mình những điều như: “Ồ, mình cứ chê bai hết luôn miệng – mình phải bớt đi mới được” hay điều gì tương tự. Khi tâm trí bạn nghĩ lệch qua những lời phê phán không thích đáng, không cần thiết hay không công bằng, bạn hãy gạt bỏ nó trước khi nó có cơ hội leo thang.

                        Cũng không cần phải làm như vậy với những lời phê phán thích đáng bởi vì nhất định cũng có những lúc sự phê bình là thích đáng và quan trọng. Tuy nhiên, tôi đang ám chỉ đến những dạng phê phán theo phản ứng bản năng thường xuất phát từ những tin đồn nhảm, hay tính tình bần tiện, tầm thường, theo thói quen, hay chỉ đơn giản từ những điều tiêu cực.

                        Phần đông các bạn trẻ tôi từng đề nghị thử sách lược này đều nói rằng khi bớt phê phán đi, họ yêu mến bản thân hơn trước đây. Tôi đoán là bạn sẽ phát hiện ra sách lược này như một tia sáng giúp bạn tỉnh ra. Nhưng dù cho bạn làm bất cứ điều gì, cũng đừng quá khó khăn với bản thân.

                        Nếu bị chỉ trích về xu hướng thích phê phán của mình, bạn sẽ cảm thấy sao? Hãy nhớ tránh đừng để như thế.

                        Comment


                        • #13
                          Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện



                          31 – Bỏ đi

                          Rất khó ước chừng được tôi đã tránh hay giảm thiểu được bao nhiêu căng thẳng bằng ý chí của mình khi bỏ đi khỏi những cuộc xung đột. Nhưng tôi có thể đoan chắc rằng đó là yếu tố chủ đạo góp phần khiến đầu óc tôi thanh thản và hạnh phúc.

                          Nhiều người nghĩ rằng yếu kém mới bỏ đi. Tôi không đồng ý, ai cũng có thể gây gổ, hay đánh lộn. Dễ ợt nên hầu như ai cũng làm vậy. Nhưng tôi tin rằng muốn bỏ đi thì cần phải mạnh mẽ và khôn ngoan.

                          Tôi không chỉ nói đến bỏ đi khỏi những cuộc chạm trán chân tay mà còn muốn nói đến việc bỏ đi khỏi những cuộc xung đột, bất hoà có thể dẫn đến căng thẳng, đau buồn, khổ sở, lo lắng hay cãi lộn.

                          May mắn cho tôi là hầu hết những người mà tôi làm việc cùng hay phải tiếp xúc đều tuyệt vời, có đạo đức. Nhưng đôi lúc tôi cũng tình cờ gặp những người vô lý, cáu gắt, thù nghịch, thủ thế, có khuynh hướng cãi cọ hay chỉ đơn giản là khó tính. Một số người hình như thích “gây lộn”, tôi đoán là bạn đã từng gặp những dạng người như vậy.

                          Có những người khoái đe doạ và cãi cọ với người khác, một số người thực sự thích thú với việc kiện cáo hay những dạng xung đột khác. Tôi vừa mới bị đe doạ kiện tụng chỉ đơn giản vì tôi đã đồng ý giúp đỡ người khác, mà người này không thích như vậy! Đúng là chuyện lố bịch, nhỏ mọn mà tôi từng chứng kiến. Trong khi rất nhiều người nghe tôi kể chuyện đã xúi tôi gây lại, thưa hắn vì tội quấy rối thì tôi vẫn chọn cách bỏ đi. Sao vậy? Tôi kém cỏi quá ư? Tôi không nghĩ vậy.

                          Thử nghĩ xem nếu tôi buộc mình vào xung đột thì chuyện gì sẽ xảy ra? Tôi phải tốn biết bao năng lượng, bao nhiêu thời giờ suy nghĩ đến chuyện này. Bạn cứ giữ vững sự giận dữ, bực bội, căng thẳng, bạn tạo nên lòng căm thù, oán giận, phí thời gian để bàn bạc với người khác. Trong đầu thì đầy những chuyện tiêu cực, bạn cố gắng chứng tỏ thế của mình. Bạn gây sự và cố làm cho đối phương sai. Bạn thuê luật sư, bạn đến toà án, đã xong chưa? Bạn cứ cảm thấy như bạn là “phe chính nghĩa”.

                          Trong trường hợp của tôi thì hầu hết sẽ phai nhạt dần đi và cuối cùng tiêu tan. Nếu tôi cứ dại dột phản công lại và xung đột leo thang, thì chuyện bé hoá ra to. Tôi tin là tốt hơn đừng bận lòng làm gì đến những việc cỏn con đó.

                          Robert, một anh bạn 16 tuổi đã bị mấy tên bạn thân xúi bẩy đi đánh lộn với một người mà họ cho là đang định méc tội gì đó của Robert cho hiệu trưởng trường. Họ thúc giục cậu ta và khích: “Cậu không thể để cho nó thoát được”. Robert đã đón đánh anh chàng kia đến trọng thương. Trong khi những kẻ kích động thì vô tư ngoại phạm thì Robert bị bắt giam trong trường cải tạo trẻ em vị thành niên một năm. Nếu cậu ta chịu bỏ đi thì đã tránh được một năm khổ sở này rồi.

                          Rất nhiều trường hợp tương tự, ai đó gây sự với bạn, lái xe vượt mặt xe bạn, sửa lưng bạn trước đám đông, tố cáo bạn về chuyện gì đó… Bạn có thể không tán thành người không thể “đồng ý với những bất đồng” và có nhu cầu phải đấu tranh vì chuyện đó. Những trường hợp cụ thể thì bất tận. Tất cả chúng ta đều có lúc phải gặp trường hợp chọn lựa giữa việc chiến đấu chứng minh mình thuộc về “lẽ phải” hay đơn giản chỉ bỏ đi.

                          Tất nhiên cũng có trường hợp việc phản công lại là khôn ngoan và cần thiết, nhưng hầu hết trường hợp thì việc bỏ đi là khôn ngoan và thực tế hơn. Làm như vậy sẽ cứu bạn khỏi những cuộc cãi vã, tai hoạ và bực mình hơn là bạn tưởng rất nhiều.

                          32 – Cho phép một ý tưởng mới đến với bạn


                          Tôi thích sách lược này bởi vì nó là cách ít phải cố gắng nhất! Mà thực tế là càng ít nỗ lực thì càng tốt.

                          Tất cả chúng ta đều tự có trong bản thân rất nhiều trí khôn, đôi khi bạn có thể gọi đó là thông minh bẩm sinh. Nhưng không may là sự khôn ngoan này thường bị quấy rầy bởi những ý nghĩ, ý tưởng, kế hoạch, nỗi sợ hãi, mâu thuẫn và bối rối đầy trong trí óc của chúng ta. Cũng như mặt trời vẫn hiện diện trên bầu trời ngay cả khi bạn không nhìn thấy được vì có mây che, sự khôn ngoan của bạn cũng ở đâu đó, chờ lúc bạn gọi nó ra.

                          Trí khôn được gọi ra tốt nhất là nhờ vào những vấn đề đi đôi với trái tim – ví dụ như khi bạn cần biết cách nối lại một mối quan hệ, sống hoà thuận hơn với anh chị em và bố mẹ, giúp một người bạn gặp rắc rối, tiến lên sau khi phạm lỗi, đưa ra một quyết định khó khăn – hoặc khi bạn không biết là phải làm tiếp điều gì. Những dạng vấn đề như thế, và những dạng tương tự đòi hỏi không chỉ sự thông minh sáng dạ mà còn một cảm nhận êm ái, một tâm trí thảnh thơi, và nhiều sự khôn ngoan nữa.

                          Bạn có thể tưởng tượng trí óc bạn cũng như một món đồ chơi bên trong chứa đầy nước và những bông tuyết. Khi bạn lắc nó, bông tuyết bay lộn xộn khắp nơi nhưng khi bạn để nó lắng xuống, những bông tuyết sẽ bình tĩnh sắp đặt trên sàn. Cũng như vậy, bạn có thể xả hơi đầu óc, để những suy nghĩ tự đến và cho phép chúng bình tĩnh tự sắp đặt. Kế tiếp, với đầu óc thảnh thơi, hãy tự nhủ rằng bạn cần một câu trả lời khôn ngoan và thích đáng cho vấn đề, tình trạng khó xử của bạn. Hãy thư giãn trong ít phút.

                          Đôi khi có những kết quả rất tuyệt vời xảy ra. Thay vì bạn phải tích cực đeo đẳng những ý tưởng hay nhất bằng cách cố nắm bắt chúng thì những ý tưởng mới sẽ bắt đầu đến với bạn một cách đột ngột. Thay vì suy nghĩ tích cực, ép buộc hay chật vật bạn chỉ đơn giản cho phép những ý tưởng thấm qua và nổi lên. Cả quá trình chỉ tốn có một vài phút, hay đôi khi lâu hơn một chút. Cũng có lúc không có gì xuất hiện ngay, nhưng sau đó khi bạn ít mong đợi nhất thì câu trả lời sẽ tự nảy ra trong đầu bạn.

                          Lý do có kết quả tốt như vậy là vì những sự kiện đã được lưu giữ trong đầu. Câu trả lời nằm ở đâu đó. Tất cả những gì bạn đang làm bây giờ sẽ cho câu trả lời có cơ hội xuất hiện!

                          Một cặp vợ chồng tôi quen biết đã lâu có một cô con gái 17 tuổi, cô bé đang gặp khó khăn. Cô quá vướng bận đến những khó khăn thường nhật và lúng túng không biết làm gì sau khi học xong trung học, lo lắng việc phải rời xa bạn bè đến nỗi cô trở nên không thể quyết định bất kỳ điều gì cho tương lai. Bố mẹ, thầy cô thậm chí cả bạn bè cô tất cả đều khuyến khích cô “suy nghĩ điều đó cẩn thận”, “tính toán kỹ càng”… Vấn đề là cô càng nghĩ nhiều đến nó thì cô càng lúng túng và lo sợ hơn.

                          Sau khi nghe về ý tưởng đơn giản này và tự thực hành nó, bố mẹ cô nhẹ nhàng đề nghị cô thử xem. Cả hai đều nói: “Hãy tạm quên việc quyết định đi một lúc. Điều gì đó sẽ đến với con khi con ít mong đợi nó nhất.”

                          Với lợi ích của một trí óc thảnh thơi, trong vòng vài ngày, con gái họ đã biết rằng điều cô thực sự cần làm là đăng ký vào một trường đại học ở địa phương.

                          Một số câu trả lời của các bạn có thể đầy bất ngờ và kịch tính, một số khác lại rất giản dị và thông thường. Nhưng có một điều chắc chắn. Nếu “việc chỉ ra điều gì đó” đang định thực hiện thì nó thường làm khá nhanh chóng. Nếu điều đó không được thực hiện, bạn có lẽ muốn thử nghiệm sách lược này; nó có thể giúp bạn làm được.

                          33 – Hãy chuẩn bị từ sớm


                          Chúng ta đang sống trong thời đại vội vã. Ai cũng cảm thấy mình bận rộn và thời gian thì eo hẹp. Khi bạn hỏi một bạn trẻ hay một người lớn rằng sự căng thẳng của họ chủ yếu bắt nguồn từ đâu thì rất nhiều người sẽ nói “tôi không có đủ thời gian” hay “tôi luôn phải vội vàng”.

                          Thông thường có một thời điểm nhất định trong ngày ta cảm thấy phát điên hơn cả. Ví dụ như trong nhà tôi, đó là lúc sáng sớm. Mặc dù nhà tôi chỉ có 4 người, nhưng dường như có cả trăm thứ phải dòm ngó và chuẩn bị mỗi ngày. Nếu chúng ta vội vã thì sẽ cực kỳ căng thẳng. Nếu không thì mấy việc đó chẳng có nghĩa lý gì cả.

                          Hãy xem hàng đống những hoạt động tương tự được xử lý rất khác, tuỳ vào chúng ta có bao nhiêu thời gian cho phép. Tôi bị thuyết phục rằng một trong những lý do người ta cảm thấy lúc nào cũng phải quá vội vã là họ thất bại trong việc tự cho bản thân một thời giờ đủ để chuẩn bị. Ví dụ như nếu phải tốn một giờ để làm mọi việc họ cần phải làm, gần như ai cũng cho bản thân tối đa một giờ để làm chuyện đó. Không hơn không kém. Cho nên nếu mọi thứ diễn ra trôi chảy và không hề có những vấn đề không như mong đợi, những phiền toái, những cú điện thoại đột xuất, quên thứ này, nhớ thứ kia hay những việc tốn thời giờ khác thì họ sẽ chỉ làm nó nếu họ vội vàng. Cả ngày hôm đó sẽ bị đặt trong sự căng thẳng thậm chí nếu mọi việc đều trôi chảy.

                          Bản chất của sự vội vàng là căng thẳng. Bạn hấp tấp vội vã, tự hỏi sao mình bận rộn đến thế. Bạn có thể nghĩ về hậu quả của việc đi trễ, hoặc làm không đúng hạn và ai sẽ nổi khùng lên với bạn.

                          Tuy nhiên, rất thú vị khi lắng nghe lời xin lỗi của người ta khi họ đi trễ. “Tôi không có đủ thời giờ” là lời xin lỗi thứ nhất. Dạng thứ hai là “Tôi phải làm quá nhiều việc”. Hiếm khi nào bạn nghe được sự thật là “tôi không cho bản thân đủ thời giờ”. Bạn có thấy gì khác nhau không? Trong trường hợp một bạn cho mình là nạn nhân của thời gian. Có lẽ bạn sẽ tiếp tục thường xuyên tái phạm bởi vì bạn coi vấn đề như nó không nằm trong khả năng kiểm soát của bạn. Tuy vậy, trong trường hợp thứ hai, bạn cho là mình có khả năng, năng lực tự cho bản thân thêm thời gian.

                          Đôi khi chúng ta cho phép bản thân đủ thời giờ nhưng thay vì sẵn sàng hết mọi thứ, chuẩn bị hết 100% thì chúng ta chỉ làm những thứ mà tôi hay gọi là “gần như đã sẵn sàng”. Sau đó, vào phút chót, chúng ta mới nhảy dựng lên để làm những việc còn chừa lại – làm bữa ăn trưa, tìm một quyển sách, cạo râu, nhặt nhạnh mấy thứ linh tinh, tìm giầy dép, gọi điện thoại gấp, hay gì gì nữa. Cứ để nước đến chân mới nhảy rồi thấy bị áp lực. Cảm giác bị áp lực có thể ảnh hưởng bạn suốt cả ngày, khiến cho bạn cảm thấy ngột ngạt và cứ bận tâm đến những chuyện nhỏ.

                          Hầu hết những lần căng thẳng như thế có thể được loại trừ khỏi cuộc đời bạn mãi mãi. Bạn chỉ cần nhìn ra vấn đề tự phát sinh. Thật khó lòng thừa nhận rằng thường thì thiếu thời giờ không phải là vấn đề mà vấn đề ở chỗ bạn không cho bản thân đủ thời giờ. Đó là bạn không chịu làm đủ mọi cách để chuẩn bị sẵn sàng.

                          Bạn có thể áp dụng lý luận như thế này vào cả những dự định lâu dài. Ví dụ như bạn sẽ rất thư thái khi làm một bản báo cáo về quyển sách đã đọc trước thời hạn thay vì để đến tối mịt mới lôi ra làm. Hay gởi một tấm thiệp sinh nhật sớm một tuần thay vì gởi sát ngày rồi thấp thỏm mong cho nó đừng đến trễ. Có rất nhiều điều có thể áp dụng sách lược này. Tuy nhiên khi bạn đã áp dụng nó, tôi mong rằng nó cũng sẽ giúp ích cho bạn nhiều như đã từng giúp ích cho tôi.

                          Comment


                          • #14
                            Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện



                            34 – Tránh cái bẫy 90 – 10

                            Đối với tôi, đây là một trong những thói quen kỳ cục nhất mà người ta hay mắc phải. Gì nữa, nó hình như chẳng chừa một ai. Nhưng một khi bạn thấy được nó ngớ ngẩn và phi lý thì tôi hy vọng bạn sẽ nhìn ra được đó là một cái bẫy.

                            Khi bạn được đưa cho xem một tờ giấy trắng, có một đốm mực giây trên đó và được hỏi: “Cái gì đây?” Bạn sẽ trả lời sao? Hẳn là bạn sẽ trả lời: “Một vết bẩn” hay ít ra cũng là “Một đốm mực”. Đốm mực thì nhỏ xíu, tờ giấy thì trắng tinh và to gấp mấy lần đốm mực, vậy mà có ai thấy được cả một tờ giấy trắng?!

                            Cái bẫy “90 – 10” xuất phát từ những quan sát của tôi (trên hàng ngàn người) thấy rằng hầu hết ai trong chúng ta cũng có khuynh hướng chú ý đến 10% những điều tồi tệ. Con số 90 biểu thị 90% những gì xảy ra trong ngày, thường là tốt đẹp, suôn sẻ; còn 10 là 10% còn lại, thường là những điều gây phiền toái, bực bội.

                            Tôi gọi đó là một cái bẫy bởi vì hình như người ta thường chú trọng đến những lỗi lầm nhỏ nhặt trong cuộc sống. Dĩ nhiên là mỗi ngày mỗi khác và có những ngày cũng xui xẻo thực sự chứ. Nhưng thường thì nó diễn ra thế này: giả sử một ngày bạn có mười việc phải làm, chín việc được làm xong suôn sẻ, chỉ còn một việc không được như vậy. Vậy thử hỏi, bạn sẽ nghĩ về cái gì suốt buổi tối hôm đó? Bạn sẽ than thở, tâm sự với bố mẹ, bạn thân, đồng nghiệp về chuyện gì? Bạn thấy chưa.

                            Thêm một ví dụ, giả sử bạn phải tiếp mười người khách hôm đó. Chín người thì rất hài lòng và tôn trọng bạn, còn một người thì thật hết chỗ nói! Hiếm khi nào bạn nói với người khác là: “Bạn biết không, hôm đó thật là hết sẩy, hầu như hôm đó ai cũng dễ thương và thân thiện cả.” Thay vì vậy, thường thì bạn sẽ nói: “Đúng là một tên dở hơi, để tôi kể cho cậu nghe hắn đã làm gì”.

                            Không phải ý tôi là bạn không được phép chia sẻ, tâm sự về những chuyện bực bội trong ngày, tôi cũng không có ý nói là cần phải luôn luôn chú ý đến những chuyện tốt đẹp trong cuộc đời. Tôi chỉ nói về việc tạo sự cân bằng hơn trong việc chọn lựa xem nên chú ý vào việc gì. 90% (hay 80 – 70% gì đó) cũng đáng để bạn quan tâm lắm chứ.

                            Cũng giống như đang thưởng ngoạn một bức tranh đẹp, thay vì chiêm ngưỡng vẻ đẹp thì bạn lại chú ý đến việc bạn chẳng ưa có chữ ký của hoạ sỹ trên bức tranh. Xin lặp lại là tôi không muốn nói là bạn phải thích chữ ký đó, mà có thể là một ý tưởng hay nếu bạn tự hỏi mình xem sao mình lại tự nhiên chú ý đến một phần nhỏ mà mình không thích nhỉ? Nếu bạn chú ý đến những phần tâm đắc thì bạn sẽ thưởng thức bức tranh được nhiều hơn là nếu bạn cứ bực bội vì chữ ký tội nghiệp kia. Cũng giống như vậy, bạn sẽ hưởng thụ cuộc sống được nhiều hơn nếu bạn hướng sự chú ý của mình vào phần lớn những điều tốt đẹp của cuộc sống thay vì cứ bận lòng với những chuyện bực bội, phiền phức.

                            Khi bạn áp dụng sách lược này, đôi khi bạn sẽ bắt đầu nhận thấy trong khi có một số khía cạnh nhất định trong cuộc sống thật khó khăn và đầy căng thẳng, thì cũng có nhiều thứ rất dễ thương. Và khi bạn chú ý đến những điều đó – và nghĩ về chúng, nói chuyện về chúng – cuộc sống của bạn sẽ có vẻ tốt hơn và đỡ căng thẳng hơn. Bạn sẽ xử lý những bực bội căng thẳng dễ dàng hơn khi bạn nhận thức được những gì đúng đắn với cuộc sống của bạn.

                            Khi nói chuyện với bố mẹ hay một người bạn hãy đề nghị họ kể cho bạn nghe về giờ phút thú vị nhất trong một ngày của họ, hỏi cho vui thôi. Hỏi xem họ có chuyện gì vui không hay có ai tử tế, vui tính khác lạ không. Hỏi họ xem họ có một buổi ăn trưa dễ thương hay họ có ý tưởng gì thú vị không. Có lẽ bạn đã kéo họ ra khỏi thế thủ! Nói cách khác, bạn sẽ giúp họ thụ hưởng những giây phút khác của cuộc sống, những giây phút thú vị.

                            35 – Hãy trở thành thần tượng

                            Có rất nhiều cuộc thảo luận về tầm quan trọng của việc có thần tượng, và ai cũng công nhận điều đó. Nhưng cũng quan trọng không kém là trở thành thần tượng. Thay vì đi theo ngưỡng mộ và noi gương một người nổi tiếng nào đó thì chính bạn hãy trở thành một thần tượng cho người khác noi theo.

                            Khi nghĩ đến thần tượng, bạn thấy gì? Tôi nghĩ về những người đang là tấm gương tốt cho mọi người noi theo ở nhiều khía cạch như tử tế, đạo đức, phóng khoáng, tận tâm, kiên nhẫn, sâu sắc, chu đáo và siêng năng. Nhưng nếu bạn nghĩ kỹ hơn bạn sẽ thấy không cứ gì phải nổi tiếng thì mới có những đức tính đó. Bất cứ ai cũng có thể trở thành thần tượng nếu có quyết tâm, không cần thiết phải trở thành một nghệ sỹ nổi tiếng, một chính trị gia hay bất kỳ một tên tuổi nào khác. Những người đó cũng có thể trở thành thần tượng, nhưng họ có thường xuyên ở bên cạnh mình đâu.

                            Hai đứa con của tôi có thần tượng là những bạn trẻ. Đối với tôi (và đối với các con), những thần tượng này quan trọng hơn những thần tượng là những chính trị gia hay những nghệ sỹ nổi tiếng, dù cho họ có đóng góp nhiều cho xã hội. Những bạn trẻ mà con tôi chọn làm thần tượng cũng có cuộc sống bình thường như những thanh thiếu niên khác, chỉ có điều họ rất tốt bụng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với trẻ con; họ rất nỗ lực học hành; làm việc chăm chỉ; và cố gắng trở thành một con người hữu ích. Đối với tôi, đó mới đúng là một thần tượng tuyệt vời!

                            Nếu bạn đang cố gắng chăm chỉ để trở thành một thần tượng, bạn quan tâm đến những người xung quanh, hãy tưởng tượng xem bạn sẽ cảm thấy vui lòng ra sao khi biết là người khác nghĩ về bạn thế nào, khi nghe người khác nói tốt về mình, tả mình như “một người thực sự dễ thương, tốt bụng”, hay là “một người chẳng bao giờ hại ai”, hay là một “con người đạo đức”.

                            Cuối cùng, người ta thực sự nhớ đến bạn vì cái gì, giá trị bản thân bạn ra sao, là tất cả những mẫu người của bạn và mẫu người lý tưởng mà bạn trở thành. Bạn cư xử với người như thế nào? Bạn xử lý những trường hợp căng thẳng ra sao? Bạn có tốt bụng không, có công bằng, chu đáo, tử tế, hay siêng năng… không?

                            Dù cho bạn có nổi tiếng hay không, bạn cũng có thể tác động đến người khác bằng chính bản thân mình, bằng những hành động, những quyết định, và cách cư xử của mình với người khác. Khi bạn biết những điều này, thì bạn là ai cũng không quan trọng. Và khi đó, cuộc sống của bạn trở nên khá thanh thản, nhẹ nhàng. Quan trọng hơn là bạn sẽ hạnh phúc.

                            36 – Đừng đánh giá thấp bản thân


                            Rất nhiều người trong chúng ta tạo nên những căng thẳng trong cuộc sống chỉ vì phạm sai lầm: đánh giá thấp bản thân. Không đủ tự tin vào khả năng, hành vi và tư chất của mình có nghĩa là ta phải dựa vào sự hướng dẫn hay điều động của người khác.

                            Lý do khiến điều này trở nên căng thẳng là vì nó thách thức chúng ta thu thập kiến thức, sự đồng ý và ủng hộ từ những nguồn bên ngoài – đồng nghiệp, bố mẹ, bạn bè, và người khác – hơn là tự trong bản thân mình. Nếu ta không có sự ủng hộ để tìm thì ta cảm thấy lo âu căng thẳng. Và thậm chí nếu ta có được sự ủng hộ đó thì ta lại luôn băn khoăn lỡ nó bị mất đi thì sao. Cả hai cách đều làm cho ta căng thẳng và bức bối. Đó là khi ta cảm thấy bứt rứt vì cứ phải bận lòng vì những chuyện vặt vãnh hay khi ta phạm sai lầm và trở nên bất hạnh.

                            Nói cách khác, khi bạn tự tin ở bản thân mình, bạn có trách nhiệm và làm chủ những kiến thức mà bạn có được. Bạn có thể học cách tự hào, học cách biết mình đã làm hết sức mình, trân trọng những gì người khác nghĩ. Khi điều đó xảy ra, sự tự tin của bạn sẽ tăng lên bởi vì bạn sẽ ít tự ti đi và sẽ tiêu tốn ít công sức hơn để quan tâm đến những điều người khác nói và nghĩ về mình.

                            Mọi người tôi biết đều có một sự tự tin đầy đủ bởi vì có đôi lúc trong cuộc sống, người đó sẽ cảm thấy cần đến nó. Những người này đã nhận ra rằng, dù họ có cố gắng chăm chỉ đến đâu hay họ có trở nên thành công đến đâu thì lúc nào cũng có người phát hiện ra những sai sót và chỉ trích họ. Lúc nào cũng có người nghĩ họ chưa đủ tốt. Hơn nữa, họ cũng phát hiện ra rằng nếu họ tự cảm thấy bản thân không tốt và những nỗ lực của mình chưa đủ thì những thành quả mà họ nhận được cũng không mấy như ý bởi vì họ đã không cảm nhận được nó. Những điều này cùng với sự tự tin chân thật luôn luôn được hoan nghênh và sự ủng hộ và biết ơn luôn dễ thương, thì cuối cùng sự tự tin cũng xuất phát từ chính bản thân mình. Họ nhận ra rằng không ai nghĩ mình có khả năng làm cho mình tự tin mà đó chỉ là một quyết định nên thực hiện.

                            Sự tự tin không chỉ xuất phát từ sự thành công mà trái lại. Nói cách khác, rõ ràng là đạt thứ hạng cao khi còn đi học giúp tạo nên lòng tự tin về khả năng của bạn, điều này thật rõ ràng. Nhưng việc biết mình là người sáng láng, thông minh, tài giỏi và khôn ngoan, và việc thừa nhận điều đó với một cơ sở bình thường sẽ giúp bạn đạt được thứ hạng cao. Sự tự tin tạo nên một bầu nhiệt huyết bên trong để đạt đến thành công.

                            Thậm chí nếu bạn là một học sinh xuất sắc, một vận động viên vô địch, một tài năng âm nhạc hay kịch nghệ, hoặc bạn có một biệt tài nào đó, sự tự tin của bạn vẫn sẽ phải xuất phát từ chính bạn. Bạn vẫn phải tự đánh giá bản thân mình xem mình có đáng tự tin không. Điều này không phải khó khăn bởi vì đó là sự thực.

                            Có một lần tôi đã có một buổi nói chuyện với một bạn học sinh trung học, bạn này đang bắt tay vào làm một đề tài nghiên cứu phức tạp. Tôi nhớ là mình đã hỏi cô bé: “Bạn có biết bạn dự định làm đề tài này như thế nào không?” Câu trả lời của cô nói lên quan điểm của sách lược này: “Không rõ nữa, nhưng em nhất định sẽ đủ khả năng làm được.” Dù thiếu một giải pháp tức thời, nhưng cô bé có quyết tâm trong câu trả lời. Cô bé đã tự tin là mình không bỏ dở giữa chừng công việc dù cho công việc có phức tạp đến thế nào.

                            Lòng tự tin đó xuất phát từ việc tự nhắc đi nhắc lại bản thân mình: mình là người có năng lực, thông minh, mình sẽ tìm ra giải pháp làm tăng cơ hội dù cơ hội có thế nào. Hãy tin vào bản thân mình – bạn không phí công đâu.

                            Comment


                            • #15
                              Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện



                              37 – Vượt qua căn bệnh “sợ làm xong việc”

                              Thành thật mà nói, tôi không biết thực sự có điều gì gọi là bệnh sợ làm xong công việc hay không, nhưng tôi biết là rất nhiều người khổ sở vì chứng bệnh này! Tôi cũng biết là nó làm cho người ta rất căng thẳng.

                              Tôi định nghĩa bệnh sợ làm đến nơi đến chốn mọi việc như xu hướng “không làm hết hẳn” một việc gì đó, có lẽ làm xong việc sẽ khiến bạn cảm thấy lo âu hay khó chịu sao đó. Đó là thói chỉ làm “gần xong” những việc như bài tập, rửa chén, thảo luận một vấn đề hóc búa, việc linh tinh trong nhà hay việc gì đó.

                              Nếu bạn đã từng thuê một ông thợ mộc hay một người giúp việc nhà, bạn có để ý thấy họ thường hay làm xong gần hết mọi việc nhưng chừa lại một ít không? Bạn cũng có bao giờ nhận thấy bản thân bạn hay người khác có thói quen làm hết mọi việc nhưng để dành lại một ít chưa làm không? Nếu bạn đã từng bị nhờ rửa chén hay lau nhà, bạn có thấy khó lòng ngậm đắng nuốt cay làm hết sạch mọi thứ không?

                              Có ai biết được tại sao nhiều người trong chúng ta có xu hướng như thế? Có lẽ bởi vì chúng ta cảm thấy nếu chúng ta làm mọi cách cho xong công việc thì sẽ bị giúi thêm nhiều việc nữa hoăc nếu chúng ta làm xong, thì sẽ chẳng còn gì để làm nữa. Có thể chúng ta bực mình khi bị nhắc nhở bắt tay vào việc. Hay có lẽ còn lý do khác nữa.

                              Nhưng nếu mục đích của bạn là giảm căng thẳng trong cuộc sống thì bạn hãy đọc qua những gợi ý sau. Trước tiên, hãy nghĩ về những căng thẳng luôn ám ảnh trong đầu bạn. Khi điều gì đó chưa được thực hiện, rất khó dẹp nó sang một bên được. Nó cứ chiếm hết mọi sự chú ý của bạn như một của nợ.

                              Hơn nữa, thật là khổ khi bị bố mẹ, hay thầy cô, sếp hay khách hàng cứ theo dõi và tạo áp lực lên bạn. Rất khó chịu khi cứ bị người ta thất vọng về mình, hay hỏi han, nhắc nhở hay cằn nhằn hối thúc bạn hoàn thành công việc.

                              Vấn đề ở chỗ ai cũng có xu hướng chú ý vào những việc ta chưa làm thay vì những việc ta đã làm xong. Có đúng không, bố mẹ bạn thường chú ý đến 10% chưa được lau sạch của căn phòng thay vì 90% đã sạch sẽ. Hay một thầy giáo sẽ hỏi: “Tại sao em không chịu làm bài này?” hơn là nói: “Tôi nghĩ em đã làm gần hết những bài này rất tốt.”

                              Mới đây, tôi đã thuê một ông thợ đến sửa một chút trong nhà. Ông ta đã làm rất tốt về mặt kỹ thuật nhưng để lại một đống bề bộn trên sàn nhà. Thành thật mà nói, tôi để ý đến đám rác kia hơn là ấn tượng về kết quả công việc của ông ta. Lẽ ra tôi phải nhìn nhận công việc đã hoàn thành rất tốt, nhưng điều đó đã bị lu mờ đi do 30 phút lúi húi dọn dẹp đống rác của ông ta. Dù cho ông ta có quan tâm hay không, nhưng tôi sẽ không bao giờ thuê ông ta nữa. Nếu ông ấy chịu khó bỏ thêm mấy phút để dọn dẹp tươm tất thì đã chẳng có chuyện gì phải nói.

                              Một trong những cách đơn giản nhất để giảm bớt căng thẳng là ráng hết sức hoàn thành xong hoàn toàn chuyện gì đó bất cứ khi nào việc đó nằm trong khả năng làm được của bạn. Bạn sẽ giảm được hàng tấn căng thẳng bởi vì bạn sẽ không phải nghĩ đến nó nữa, bạn cũng không bị bất kỳ ai làm phiền vì chuyện đó nữa. Người ta sẽ chẳng còn lý gì để chống lại bạn được.

                              Cách tôi nhìn điều đó là thế đấy. Có lẽ bạn định làm xong việc vào lúc nào đó, miễn không phải là bây giờ. Nhưng nếu bạn kết thúc nó bây giờ thay vì để sau này, thì bạn sẽ không phải căng thẳng, bực bội nữa. Dù cho đó là việc cụ thể, một nhiệm vụ hay một việc linh tinh, hay cả một đống việc cứ choán hết tâm trí bạn thì nỗ lực thêm để hoàn tất mọi việc bất cứ khi nào có thể đều có lợi.

                              38 – Nhìn ra khả năng cơ hội


                              Một trong những bí quyết để giữ bình tĩnh và hạnh phúc là nuôi hy vọng. Và chắc chắn là một trong những cách tốt nhất để nuôi hy vọng là nhìn ra những khả năng, cơ hội.

                              Dĩ nhiên là thất vọng và không thể nhìn ra những khả năng thì dễ lắm. Điều đó xảy ra bất cứ khi nào ta quá chú trọng đến những khó khăn phải đối mặt mà quên đi tầm nhìn xa trông rộng của mình, khi niềm lạc quan bị lu mờ dưới nỗi sợ hãi. Ta quên mất đã bao nhiêu lần trong quá khứ ta vượt qua được những trở ngại và giờ đây ta thực sự phục hồi ra sao.

                              Cách tốt nhất để nhìn ra những khả năng, cơ hội mà tôi biết, dù cho đó có là khả năng đụng phải một thách thức, chiến thắng, đạt thành tích hay vượt qua một rắc rối, là nghĩ về quá khứ và nhớ lại xem trước đây mình đã bao nhiêu lần làm được điều đó. Nghĩ về tất cả những lần bạn cảm thấy chắc chắn là mình không làm được nhưng cuối cùng bạn vẫn thành công. Hãy nghĩ đến những lần bạn tự thuyết phục mình: “Thách thức lần này khác hẳn, mình sẽ không bao giờ vượt qua nổi đâu.”

                              Vậy mà bạn làm được. Bạn đã vượt qua được nỗi thách thức mà bạn phải đối mặt – và mỗi thách thức đã giúp bạn trở thành con người hôm nay.

                              Beth là một cô bé 16 tuổi đã chuyển chỗ ở 3 lần chỉ trong vòng 3 năm. Khi cô vừa mới quen được một số bạn mới thì bố cô lại chuyển nhà nữa. Cứ như vậy, cô sẽ ở trong một nơi xa lạ, một ngôi trường mới, chẳng quen biết lấy một người.

                              Thay vì tự chôn mình trong sự buồn chán, Beth đã làm sống lại hy vọng được gặp gỡ bạn mới. Và cô đã gặp được. Mỗi lần cô chuyển nhà, đôi mắt và trái tim cô luôn rộng mở để đón nhận những người bạn mới. Khi cô nhìn lại 3 năm vừa qua, cô đã không thay đổi một thứ: trên bước đường của mình, cô đã không bỏ qua một người bạn nào.

                              Khi bạn nhìn ra khả năng thay vì những hạn chế thì một thế giới hoàn toàn mới sẽ mở ra cho bạn, một thế giới lạc quan và nhiều cơ hội mới. Bởi vì bạn sẽ đỡ bị những lo sợ quấy rầy nên sẽ dễ vượt qua mọi thứ hơn, dù nó có khó đến đâu. Và cũng bởi vì tinh thần của bạn sẽ đầy lạc quan nên mỗi ngày bạn cũng sẽ hạnh phúc hơn.

                              39 – Tập tính không bận tâm đến những việc thực sự nhỏ nhặt


                              Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy căng thẳng, trầm uất. Có lẽ vì vậy nên có nhiều lý do tại sao ta lại thấy quá nhiều những hành động bạo lực và những hình ảnh những bạn trẻ bất hạnh, tuyệt vọng. Tôi không có tham vọng đưa ra được hết đủ mọi câu trả lời. Tuy nhiên, tôi ngờ rằng một lý do góp phần tạo nên hậu quả đó là khi còn trẻ rất ít ai trong chúng ta chịu khó học cách không bận tâm đến những chuyện nhỏ. Nếu bạn cứ nghĩ đến nó thì bạn cứ bị ám ảnh suốt.

                              Ví dụ, bạn nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy ra với người không bao giờ biết cách dẹp chuyện gì đó qua một bên? Nếu mỗi việc nhỏ nhặt, mỗi cuộc cãi vã nhỏ, mỗi sự bực bội nhỏ đều được thổi phồng, trầm trọng lên thì sao? Nếu mẫu người lý tưởng của bạn day cho bạn làm quá lên những trục trặc nhỏ trong kế hoạch hay những lỗi lầm nhỏ nhặt thì sao? Đương nhiên, nếu bạn không thể xử lý một việc nhỏ nhặt với một chút kiên nhẫn, lạc quan, bình tĩnh thì tình trạng sẽ thêm trầm trọng đến nỗi bạn bó tay. Nói cách khác, người không thể xử lý một trường hợp nhỏ, như ti vi bị đứng hình một chút hay đồ chơi bị lắp sai, thì dĩ nhiên cũng sẽ không có khả năng xử lý được những việc lớn hơn, như bị người yêu nói chia tay, bị người khác chỉ trích, hay bị điểm kém trong một môn kiểm tra quan trọng.

                              Một số người cứ thích quan trọng hoá sự việc vì họ thiếu tầm nhìn xa trông rộng, tính nhẫn nại và bình tĩnh cần thiết để sống hạnh phúc, giảm thiểu những căng thẳng.

                              Để bắt đầu, bạn có thể chọn bất kỳ việc gì mà bạn nghĩ là ít khó chịu và ít quan trọng nhất để thử. Ví dụ bạn thử tập tính nhẫn nại hơn khi có người trong nhà vào phòng bạn mà không gõ cửa. Hoặc là, mặc dù bị cám dỗ, đừng tán gẫu với những người bạn về những cố tật của thầy cô bạn. Hoặc có thể mẹ bạn sai bạn làm công việc nhà mà bạn không hề thích làm, nhưng việc đó lại cần thiết, thì bạn hãy thử tập làm mà không cảm thấy khó chịu. Thực hành với những việc tương tự hay những việc hoàn toàn khác hẳn cũng tốt. Những gì bạn cố gắng làm là để có kinh nghiệm phản ứng bớt quyết liệt và cực đoan hơn một cách có chủ đích với những việc mà trước đây bạn thường phải căng thẳng, lo lắng. Bạn đã tập được tính không bận tâm đến những chuyện nhỏ.

                              Nếu bạn thử thực hành điều đó trong trường hợp khác thì bạn sẽ bắt đầu chấp nhận thực tế là luôn có những việc thường nhật không mấy lý tưởng hoặc cũng khá phiền toái. Nhưng bạn sẽ bắt đầu ít tốn công lãng phí hơn vào những việc đó, đưa đến kết quả là cuộc sống sẽ bớt căng thẳng hơn. Bạn sẽ để dành sức lực cho việc tận hưởng cuộc sống, cho tình bạn và cho những thành quả sẽ đạt. Những việc đã từng làm phiền bạn sẽ mau chóng hết gây phiền phức cho bạn nữa. Thực ra, bạn sẽ bắt đầu đặt ngày càng nhiều trường hợp hơn vào danh mục “đây là việc không đáng phải bận tâm”.

                              Sự phiền toái trong cuộc sống sẽ luôn là một cục nợ phải giải quyết nếu bạn cứ quan trọng hoá vấn đề. Tất nhiên, nếu bạn bớt quan trọng hoá vấn đề thì những căng thẳng trong cuộc sống sẽ giảm bớt, những việc làm của bạn sẽ hiệu quả hơn và cuộc sống sẽ lại vui vẻ hơn.

                              Comment

                              Working...
                              X