Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện
85 – Hiểu rõ bốn yếu tố chính của suy nghĩ: Yếu tố thứ nhất: Cái gì
Suy nghĩ có lẽ là công cụ mạnh nhất mà bạn có để cải thiện chất lượng cuộc sống, nó rất quan trọng và hữu ích nếu bạn hiểu rõ những điều mà tôi gọi là bốn yếu tố chính của suy nghĩ. Nếu bạn làm chủ được mỗi yếu tố chính này, có lẽ bạn sẽ thấy cuộc sống trở nên dễ chịu hơn và bớt phiền toái đi rất nhiều. Nhất định bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng, và sẽ cảm thấy khá hơn. Vì lý do đó, tôi sẽ chỉ ra những yếu tố chính đó cho bạn thấy.
Yếu tố chính thứ nhất của suy nghĩ là bạn suy nghĩ về cái gì. Hiển nhiên, nếu bạn chỉ toàn suy nghĩ tức giận, chán nản suốt ngày thì cuộc sống của bạn đầy những cảm giác tức giận và chán nản – một cuộc đời u tối. Bạn sẽ rất khó, nếu không muốn nói là không thể nào, vui vẻ hay cười thoải mái hoặc tỏ ra dễ thương với người khác nếu bạn cứ như vậy. May mà hầu hết chúng ta đều không phải lúc nào cũng chỉ có những suy nghĩ tiêu cực như vậy. Thế nhưng cũng có một thực tế là hầu như chúng ta có lẽ đều không bao giờ tốn nhiều thời giờ hay công sức để phản ánh bản chất chính của những suy nghĩ của chúng ta như thế. Nói cách khác, bạn có biết có bao nhiêu phần trăm suy nghĩ của bạn là hạnh phúc, bấp bênh, tức giận, căng thẳng, ghen tị, sáng tạo, và sợ hãi không?
Những gì bạn nghĩ đến là một trong những thành phần quan trọng trong cuộc sống. Nói chung, những suy nghĩ của bạn khi tổng hợp lại sẽ xác định cảm giác mà bạn có và những hành vi cư xử của bạn.
Điều này rất đơn giản nhưng lại có tác dụng mạnh. Một khi bạn đánh đồng những gì bạn suy nghĩ về hướng sống với chất lượng cuộc sống thì bạn sẽ tự thấy mình chú ý hơn đến những suy nghĩ mà bạn cho phép đi vào trong đầu mình. Và khi những suy nghĩ tiêu cực và xúc phạm đó xuất hiện, bạn sẽ đuổi được nó ra khỏi đầu nhanh hơn.
Tại sao lại đặt những suy nghĩ tiêu cực, ganh ghét, thất sách, giận dữ hay chán nản vào cùng với nhau khi bạn biết chắc chắn là kết quả sẽ tạo ra những cảm giác tồi tệ? Bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn càng hỏi câu hỏi này nhiều lần thì bạn sẽ càng cẩn thận chọn lựa những suy nghĩ hơn.
Còn bây giờ xin mời bạn qua yếu tố chính thứ hai của suy nghĩ.
86 – Yếu tố thứ hai: Khi nào
Yếu tố 2 nói về bạn suy nghĩ khi nào, đây là yếu tố quan trọng không kém so với việc bạn suy nghĩ cái gì.
Chúng ta đã bàn về các tâm trạng và thấy rằng nếu tâm trạng của bạn là đúng, bạn có thể nghĩ về (hay bàn về) bất kỳ cái gì một cách hiển nhiên – những vấn đề, nỗi sợ hãi, gút mắt, bất đồng, kế hoạch. Có một đầu óc đúng đắn, bạn sẽ được trang bị thoả đáng những sự khôn ngoan, hiểu biết, điềm đạm, tầm nhìn để có thể giải quyết vấn đề, nhìn ra giải pháp và vượt qua bất kỳ cái gì một cách thiết thực.
Mặt khác, nếu bạn xuống tinh thần thì sẽ ra sao? Bạn sẽ nhìn mọi thứ lệch lạc, mọi việc có vẻ như tệ hơn so với thực tế và bạn sẽ tiêu cực, bi quan và thủ thế.
Nói cách khác, tất cả đều do thời điểm suy nghĩ.
Hãy tưởng tượng bạn đang có tâm trạng tệ hại, cảm giác tức giận, uất ức và thủ thế. Thế mà mẹ bạn (hay một đứa bạn, hay anh chị hay một người mà bạn có mâu thuẫn) cũng có tâm trạng giống như vậy. Hãy tưởng tượng bạn có một điều gì phải bàn bạc với người đó. Bạn có nên bàn liền không? Bạn có nên nói chuyện khi cả hai đều trong tâm trạng bực bội, hoặc thậm chí chỉ mình bạn đang bực bội? Dĩ nhiên câu trả lời là “không, nếu không phải là bị bắt buộc phải nói”. Hãy để cho tâm trạng đó nguội đi đã, có thế bạn mới được phòng ngừa khỏi những suy nghĩ dại dột.
Cho nên, vấn đề không phải là bạn nên nghĩ về những điều đau khổ và khó khăn ít ra là một vài lần mà là khi nào thời điểm tốt nhất để làm như vậy? Một lần nữa, câu trả lời lại là hãy cố gắng nghĩ về những điều khó khăn khi bạn được trang bị tốt nhất để nghĩ đến nó: khi bạn cảm thấy an tâm, khi tinh thần bạn đang sảng khoái.
Cái khó nhất là khi tinh thần bạn đang sảng khoái, bạn có thể không có động lực để nghĩ về những điều khó khăn bởi vì bạn không cảm thấy khẩn cấp như khi bạn xuống tinh thần. Nhưng khi tinh thần bạn sa sút, bạn lại cảm thấy buộc phải nghĩ đến tất cả những vấn đề trong cuộc sống của mình. Một lần nữa, đó không phải là thời điểm để làm như vậy bởi vì bạn sẽ thiếu sự khôn ngoan, tầm nhìn và lòng trắc ẩn cần thiết phải có để xem xét đúng mọi việc.Hãy qua yếu tố chính thứ ba của suy nghĩ.
87 – Yếu tố thứ ba: Như thế nào
Người ta tốn thời giờ suy nghĩ theo hai cách hoàn toàn khác hẳn nhau. Cả hai cách đều cực kỳ quan trọng và dễ nhận thấy. Yếu tố thứ ba là bạn suy nghĩ như thế nào – bắt đầu phát hiện ra loại suy nghĩ nào mà bạn đang có, và sau đó thỉnh thoảng lại đổi cách suy nghĩ.
Cách thứ nhất là bạn suy nghĩ hơi giống như một cái máy tính, hết sức phân tích. Đó là cách bạn nghĩ khi bạn đang học hỏi điều gì đó mới lạ hoặc khi bạn cố gắng chỉ ra cái gì đó. Khi suy nghĩ theo cách này, thường là ít ra bạn phải nỗ lực một chút, đầu óc đầy những dữ liệu, vận dụng trí nhớ và tích cực bắt kịp những suy nghĩ, bạn làm việc đầu óc.
Cách suy nghĩ khác là chúng ta vận dụng đầu óc để suy nghĩ mà không cần phải nỗ lực. Dạng suy nghĩ này đôi khi không có cảm giác như đang suy nghĩ bởi vì nó diễn ra tự động khi đầu óc đang rảnh rang. Đó là quá trình tự nhiên xuất hiện khi bạn không cố gắng suy nghĩ. Bạn có thể gọi đó là suy nghĩ “mềm”.
Khi bạn suy nghĩ “mềm”, ý tưởng tự động xuất hiện, hầu như đến hoàn toàn bất ngờ. Chúng ta thư giãn và dường như suy nghĩ tự động làm việc. Nhưng dạng suy nghĩ này có thể cực kỳ khôn ngoan và thực tế. Ví dụ như bạn đang cố nhớ ra tên của một người và không tài nào nhớ nổi, cho nên bạn quên lửng luôn và nghĩ sang chuyện khác. Sau đó, đột nhiên tên người đó bật ra trong trí bạn. Hoặc giả bạn đang bí trong vấn đề gì đó, như không biết giải quyết xung đột với người khác ra sao. Bất thình lình trong lúc trời đổ mưa hoặc trong lúc đi bộ đến trường, câu giải đáp bỗng xuất hiện. Đó là những ví dụ về suy nghĩ “mềm”.
Nhận biết sự khác biệt giữa hai cách suy nghĩ này rất quan trọng bởi vì khi bạn đang nản lòng về chuyện gì hoặc không thể tìm ra lời giải thường đúng là bạn đang cố gắng quá sức. Hoặc nói cách khác, bạn đang suy nghĩ – nhưng có thể là quá nhiều ở dạng suy nghĩ nỗ lực nhưng lại đang quá ít ở dạng suy nghĩ mềm.
Hãy nhìn xem điều gì sẽ xảy ra với sự nản lòng của bạn khi thay vì xăn tay áo lên và suy nghĩ cực khổ về một số vấn đề thì bạn lại hít một hơi sâu và tận hưởng những suy nghĩ tự đến. Cái khó nhất là bạn phải thành thật rằng mặc dù không có vẻ như bạn đang làm việc quá nhiều, nhưng bạn vẫn vướng bận rất nhiều về vấn đề đó. Bạn chỉ suy nghĩ khác đi một chút, theo cách mềm hơn.
Không hẳn là một dạng suy nghĩ này là tốt và dạng kia là xấu. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của bạn.
Hầu hết chúng ta dường như trông cậy quá nhiều vào dạng suy nghĩ phân tích, đặc biệt là khi nó không làm việc. Không phải khi bạn chán nản hay căng thẳng mới có thể dùng đến dạng suy nghĩ mềm. Thực ra, bạn có thể dùng nó bất cứ khi nào suy nghĩ phân tích không cần thiết. Bạn có thể ngạc nhiên thích thú vì vấn đề sẽ dễ dàng tự giải quyết và bạn đỡ nhìn mọi việc lệch lạc hơn.Hãy qua yếu tố thứ tư và cũng là yếu tố chính cuối cùng của suy nghĩ.
85 – Hiểu rõ bốn yếu tố chính của suy nghĩ: Yếu tố thứ nhất: Cái gì
Suy nghĩ có lẽ là công cụ mạnh nhất mà bạn có để cải thiện chất lượng cuộc sống, nó rất quan trọng và hữu ích nếu bạn hiểu rõ những điều mà tôi gọi là bốn yếu tố chính của suy nghĩ. Nếu bạn làm chủ được mỗi yếu tố chính này, có lẽ bạn sẽ thấy cuộc sống trở nên dễ chịu hơn và bớt phiền toái đi rất nhiều. Nhất định bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng, và sẽ cảm thấy khá hơn. Vì lý do đó, tôi sẽ chỉ ra những yếu tố chính đó cho bạn thấy.
Yếu tố chính thứ nhất của suy nghĩ là bạn suy nghĩ về cái gì. Hiển nhiên, nếu bạn chỉ toàn suy nghĩ tức giận, chán nản suốt ngày thì cuộc sống của bạn đầy những cảm giác tức giận và chán nản – một cuộc đời u tối. Bạn sẽ rất khó, nếu không muốn nói là không thể nào, vui vẻ hay cười thoải mái hoặc tỏ ra dễ thương với người khác nếu bạn cứ như vậy. May mà hầu hết chúng ta đều không phải lúc nào cũng chỉ có những suy nghĩ tiêu cực như vậy. Thế nhưng cũng có một thực tế là hầu như chúng ta có lẽ đều không bao giờ tốn nhiều thời giờ hay công sức để phản ánh bản chất chính của những suy nghĩ của chúng ta như thế. Nói cách khác, bạn có biết có bao nhiêu phần trăm suy nghĩ của bạn là hạnh phúc, bấp bênh, tức giận, căng thẳng, ghen tị, sáng tạo, và sợ hãi không?
Những gì bạn nghĩ đến là một trong những thành phần quan trọng trong cuộc sống. Nói chung, những suy nghĩ của bạn khi tổng hợp lại sẽ xác định cảm giác mà bạn có và những hành vi cư xử của bạn.
Điều này rất đơn giản nhưng lại có tác dụng mạnh. Một khi bạn đánh đồng những gì bạn suy nghĩ về hướng sống với chất lượng cuộc sống thì bạn sẽ tự thấy mình chú ý hơn đến những suy nghĩ mà bạn cho phép đi vào trong đầu mình. Và khi những suy nghĩ tiêu cực và xúc phạm đó xuất hiện, bạn sẽ đuổi được nó ra khỏi đầu nhanh hơn.
Tại sao lại đặt những suy nghĩ tiêu cực, ganh ghét, thất sách, giận dữ hay chán nản vào cùng với nhau khi bạn biết chắc chắn là kết quả sẽ tạo ra những cảm giác tồi tệ? Bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn càng hỏi câu hỏi này nhiều lần thì bạn sẽ càng cẩn thận chọn lựa những suy nghĩ hơn.
Còn bây giờ xin mời bạn qua yếu tố chính thứ hai của suy nghĩ.
86 – Yếu tố thứ hai: Khi nào
Yếu tố 2 nói về bạn suy nghĩ khi nào, đây là yếu tố quan trọng không kém so với việc bạn suy nghĩ cái gì.
Chúng ta đã bàn về các tâm trạng và thấy rằng nếu tâm trạng của bạn là đúng, bạn có thể nghĩ về (hay bàn về) bất kỳ cái gì một cách hiển nhiên – những vấn đề, nỗi sợ hãi, gút mắt, bất đồng, kế hoạch. Có một đầu óc đúng đắn, bạn sẽ được trang bị thoả đáng những sự khôn ngoan, hiểu biết, điềm đạm, tầm nhìn để có thể giải quyết vấn đề, nhìn ra giải pháp và vượt qua bất kỳ cái gì một cách thiết thực.
Mặt khác, nếu bạn xuống tinh thần thì sẽ ra sao? Bạn sẽ nhìn mọi thứ lệch lạc, mọi việc có vẻ như tệ hơn so với thực tế và bạn sẽ tiêu cực, bi quan và thủ thế.
Nói cách khác, tất cả đều do thời điểm suy nghĩ.
Hãy tưởng tượng bạn đang có tâm trạng tệ hại, cảm giác tức giận, uất ức và thủ thế. Thế mà mẹ bạn (hay một đứa bạn, hay anh chị hay một người mà bạn có mâu thuẫn) cũng có tâm trạng giống như vậy. Hãy tưởng tượng bạn có một điều gì phải bàn bạc với người đó. Bạn có nên bàn liền không? Bạn có nên nói chuyện khi cả hai đều trong tâm trạng bực bội, hoặc thậm chí chỉ mình bạn đang bực bội? Dĩ nhiên câu trả lời là “không, nếu không phải là bị bắt buộc phải nói”. Hãy để cho tâm trạng đó nguội đi đã, có thế bạn mới được phòng ngừa khỏi những suy nghĩ dại dột.
Cho nên, vấn đề không phải là bạn nên nghĩ về những điều đau khổ và khó khăn ít ra là một vài lần mà là khi nào thời điểm tốt nhất để làm như vậy? Một lần nữa, câu trả lời lại là hãy cố gắng nghĩ về những điều khó khăn khi bạn được trang bị tốt nhất để nghĩ đến nó: khi bạn cảm thấy an tâm, khi tinh thần bạn đang sảng khoái.
Cái khó nhất là khi tinh thần bạn đang sảng khoái, bạn có thể không có động lực để nghĩ về những điều khó khăn bởi vì bạn không cảm thấy khẩn cấp như khi bạn xuống tinh thần. Nhưng khi tinh thần bạn sa sút, bạn lại cảm thấy buộc phải nghĩ đến tất cả những vấn đề trong cuộc sống của mình. Một lần nữa, đó không phải là thời điểm để làm như vậy bởi vì bạn sẽ thiếu sự khôn ngoan, tầm nhìn và lòng trắc ẩn cần thiết phải có để xem xét đúng mọi việc.Hãy qua yếu tố chính thứ ba của suy nghĩ.
87 – Yếu tố thứ ba: Như thế nào
Người ta tốn thời giờ suy nghĩ theo hai cách hoàn toàn khác hẳn nhau. Cả hai cách đều cực kỳ quan trọng và dễ nhận thấy. Yếu tố thứ ba là bạn suy nghĩ như thế nào – bắt đầu phát hiện ra loại suy nghĩ nào mà bạn đang có, và sau đó thỉnh thoảng lại đổi cách suy nghĩ.
Cách thứ nhất là bạn suy nghĩ hơi giống như một cái máy tính, hết sức phân tích. Đó là cách bạn nghĩ khi bạn đang học hỏi điều gì đó mới lạ hoặc khi bạn cố gắng chỉ ra cái gì đó. Khi suy nghĩ theo cách này, thường là ít ra bạn phải nỗ lực một chút, đầu óc đầy những dữ liệu, vận dụng trí nhớ và tích cực bắt kịp những suy nghĩ, bạn làm việc đầu óc.
Cách suy nghĩ khác là chúng ta vận dụng đầu óc để suy nghĩ mà không cần phải nỗ lực. Dạng suy nghĩ này đôi khi không có cảm giác như đang suy nghĩ bởi vì nó diễn ra tự động khi đầu óc đang rảnh rang. Đó là quá trình tự nhiên xuất hiện khi bạn không cố gắng suy nghĩ. Bạn có thể gọi đó là suy nghĩ “mềm”.
Khi bạn suy nghĩ “mềm”, ý tưởng tự động xuất hiện, hầu như đến hoàn toàn bất ngờ. Chúng ta thư giãn và dường như suy nghĩ tự động làm việc. Nhưng dạng suy nghĩ này có thể cực kỳ khôn ngoan và thực tế. Ví dụ như bạn đang cố nhớ ra tên của một người và không tài nào nhớ nổi, cho nên bạn quên lửng luôn và nghĩ sang chuyện khác. Sau đó, đột nhiên tên người đó bật ra trong trí bạn. Hoặc giả bạn đang bí trong vấn đề gì đó, như không biết giải quyết xung đột với người khác ra sao. Bất thình lình trong lúc trời đổ mưa hoặc trong lúc đi bộ đến trường, câu giải đáp bỗng xuất hiện. Đó là những ví dụ về suy nghĩ “mềm”.
Nhận biết sự khác biệt giữa hai cách suy nghĩ này rất quan trọng bởi vì khi bạn đang nản lòng về chuyện gì hoặc không thể tìm ra lời giải thường đúng là bạn đang cố gắng quá sức. Hoặc nói cách khác, bạn đang suy nghĩ – nhưng có thể là quá nhiều ở dạng suy nghĩ nỗ lực nhưng lại đang quá ít ở dạng suy nghĩ mềm.
Hãy nhìn xem điều gì sẽ xảy ra với sự nản lòng của bạn khi thay vì xăn tay áo lên và suy nghĩ cực khổ về một số vấn đề thì bạn lại hít một hơi sâu và tận hưởng những suy nghĩ tự đến. Cái khó nhất là bạn phải thành thật rằng mặc dù không có vẻ như bạn đang làm việc quá nhiều, nhưng bạn vẫn vướng bận rất nhiều về vấn đề đó. Bạn chỉ suy nghĩ khác đi một chút, theo cách mềm hơn.
Không hẳn là một dạng suy nghĩ này là tốt và dạng kia là xấu. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của bạn.
Hầu hết chúng ta dường như trông cậy quá nhiều vào dạng suy nghĩ phân tích, đặc biệt là khi nó không làm việc. Không phải khi bạn chán nản hay căng thẳng mới có thể dùng đến dạng suy nghĩ mềm. Thực ra, bạn có thể dùng nó bất cứ khi nào suy nghĩ phân tích không cần thiết. Bạn có thể ngạc nhiên thích thú vì vấn đề sẽ dễ dàng tự giải quyết và bạn đỡ nhìn mọi việc lệch lạc hơn.Hãy qua yếu tố thứ tư và cũng là yếu tố chính cuối cùng của suy nghĩ.
Comment