99 Điều Không Đáng Bận Tâm
Đọc xong cuốn sách "99 Điều Không Đáng Bận Tâm", khá hay cho cách sống thực tế hắng ngày. Tôi muốn đăng trên forum và chia xẻ cùng các bạn. Nhưng suy nghĩ rằng những kỹ năng cuộc sống hay đắc nhân tâm này có lẽ thích ứng với những giới thanh thiếu niên. Riêng chúng ta đã gần 60 trở lên, cũng cần thiết mấy. Suy nghĩ cả tháng nay, tôi vẫn thấy mình càng lớn tuổi, càng để ý ghim guốc khó khăn hơn xưa. Mình luôn bận tâm đến nhiều chi tiết, đôi lúc mình mệt mỏi mặc kệ chuyện gì đến thì sẽ đến. Mình bỗng dưng chai lì ít nói, đôi khi khó trao đổi bàn bạc, vì ai ai cũng muốn mình là cái vũ trụ mà tất cả mọi thứ phải xoay vòng cuốn theo. Do đó tôi vẫn muốn đăng cuốn sách này, mong sẽ giải quyết được ít nhiều trong kiến thức hữu ích cho cuộc sống bản thân chính mình.
Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện
http://motsach.info/audio.php?audio=...n_tam__thu_nhi
xoxoxoxoxo
Thể loại:Đắc Nhân Tâm
Biên dịch:Thu Nhi
Đăng năm:2012
Giới Thiệu
Bạn có hình dung được cuộc sống của bạn sẽ dễ chịu như thế nào nếu bạn ít bận tâm đến những chuyện nhỏ nhặt không? Bạn có thể tưởng tượng được những khó khăn bạn có trong cuộc sống không? Không, cuộc đời chẳng hoàn hảo. Tuy vậy, về cơ bản cuộc sống sẽ dễ xoay sở hơn. Bạn sẽ xử lý công việc tốt hơn trước đây, và kỹ năng giao tiếp của bạn cũng được cải thiện. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy thực sự thoải mái về bản thân, và ngay cả khi bạn bị áp lực, bạn cũng sẽ mau chóng vượt qua hơn nếu như bạn không bận tâm đến những việc vặt, những chuyện nhỏ. Nhưng nếu bạn bận tâm đến những việc vặt, những chuyện nhỏ thì chắc chắn lúc nào bạn cũng sẽ căng thẳng, nản lòng và cảm thấy bất hạnh. Cuốn sách này được biên soạn nhằm giúp các bạn vui vẻ, hài lòng và tự tin hơn khi gạt bỏ những điều không đáng bận tâm để có một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
1 – Đừng trút hết lên bạn bè
Tôi biết là tiêu đề của sách lược này sẽ gây chú ý. Tuy nhiên, nghiêm túc mà nói nếu bạn bị dịch tả, bạn sẽ chẳng bao giờ lây cho người khác, đúng không? Nhiều người trong chúng ta thường có khuynh hướng như vậy khi có cảm giác như là bị bệnh dịch tả – khi ta hết sức chịu đựng, tâm trạng bực bội. Nhưng thay vì giữ khoảng cách để tránh lây nhiễm cho người khác như khi bị dịch tả, một số người lại đi tấn công những người quen: bạn bè, cha mẹ và những người khác bằng những điều phiền muộn của mình. Họ dốc hết mọi suy nghĩ, sự thiếu tự tin, và những ý nghĩ tiêu cực trong đầu mình ra.
Khoảng một hai lần hàng tháng Sam lại bị xuống tinh thần kinh khủng. Cậu ta tưởng tượng ra bạn bè của mình đều quay lưng với cậu, bố mẹ thì ghét bỏ, và cậu phải gánh chịu một cuộc đời thua thiệt. (Ai mà chẳng nghĩ như vậy lúc xuống tinh thần nhỉ?)
Do suy nghĩ của cậu khiến cậu cảm thấy tồi tệ nên cậu ta đi tâm sự với người khác. Cậu ta trở nên giận dữ, thủ thế và tấn công. Cậu trút hết lên người khác.
Khi xuống tinh thần, mọi thứ dường như tệ hơn bình thường. Sam đã nhận ra rằng vì cảm giác lúc có tâm trạng xấu có vẻ như là đúng, ta thường có khuynh hướng nghĩ là ta đang nhìn mọi việc đúng với bản chất của nó, mặc dù thực ra chẳng phải vậy. Như cậu ta đã bật cười khi lần đầu tiên nhận thấy mới Thứ Hai thì cậu chán ghét cả thế giới nhưng đến thứ Ba thì mọi điều lại trở nên tốt đẹp. Cậu ta bắt đầu đặt câu hỏi tại sao mình cứ cố tin những điều tệ hại là sự thật trong khi mọi việc luôn biến đổi.
Sam nhận ra mẹo để đối phó với lúc xuống tin thần là xem nó như thể là một bệnh “cúm tình cảm” nhất thời. Cậu biết là thông thường tốt hơn nên đợi nó lắng xuống và chỉ tiếp xúc với người khác khi đã thấy đỡ hơn. Cậu phát hiện ra rằng trong đa số trường hợp chẳng có gì để phải đương đầu hay quan tâm cả. Mà nếu có, cũng nên chờ cho đến khi tâm trạng ổn định trở lại.
Thay vì giận người khác và tự làm cho mình thấy rắc rối, hãy nhìn nhận mọi việc đúng với bản chất của nó. Hãy bằng lòng với thực tại rằng mỗi người đều có lúc xuống tinh thần, điều đó không có nghĩa là phải phản ứng với nó hay quan trọng hoá vấn đề. Khi cần thiết cũng nên tìm đến sự trợ giúp của người khác khi có tâm trạng xấu, nhưng không cần phải “trút hết” lên người khác.
Đọc xong cuốn sách "99 Điều Không Đáng Bận Tâm", khá hay cho cách sống thực tế hắng ngày. Tôi muốn đăng trên forum và chia xẻ cùng các bạn. Nhưng suy nghĩ rằng những kỹ năng cuộc sống hay đắc nhân tâm này có lẽ thích ứng với những giới thanh thiếu niên. Riêng chúng ta đã gần 60 trở lên, cũng cần thiết mấy. Suy nghĩ cả tháng nay, tôi vẫn thấy mình càng lớn tuổi, càng để ý ghim guốc khó khăn hơn xưa. Mình luôn bận tâm đến nhiều chi tiết, đôi lúc mình mệt mỏi mặc kệ chuyện gì đến thì sẽ đến. Mình bỗng dưng chai lì ít nói, đôi khi khó trao đổi bàn bạc, vì ai ai cũng muốn mình là cái vũ trụ mà tất cả mọi thứ phải xoay vòng cuốn theo. Do đó tôi vẫn muốn đăng cuốn sách này, mong sẽ giải quyết được ít nhiều trong kiến thức hữu ích cho cuộc sống bản thân chính mình.
Nếu các bạn muốn nghe audio "sách nói", xin vào trang thư viện
http://motsach.info/audio.php?audio=...n_tam__thu_nhi
xoxoxoxoxo
Thể loại:Đắc Nhân Tâm
Biên dịch:Thu Nhi
Đăng năm:2012
Giới Thiệu
Bạn có hình dung được cuộc sống của bạn sẽ dễ chịu như thế nào nếu bạn ít bận tâm đến những chuyện nhỏ nhặt không? Bạn có thể tưởng tượng được những khó khăn bạn có trong cuộc sống không? Không, cuộc đời chẳng hoàn hảo. Tuy vậy, về cơ bản cuộc sống sẽ dễ xoay sở hơn. Bạn sẽ xử lý công việc tốt hơn trước đây, và kỹ năng giao tiếp của bạn cũng được cải thiện. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy thực sự thoải mái về bản thân, và ngay cả khi bạn bị áp lực, bạn cũng sẽ mau chóng vượt qua hơn nếu như bạn không bận tâm đến những việc vặt, những chuyện nhỏ. Nhưng nếu bạn bận tâm đến những việc vặt, những chuyện nhỏ thì chắc chắn lúc nào bạn cũng sẽ căng thẳng, nản lòng và cảm thấy bất hạnh. Cuốn sách này được biên soạn nhằm giúp các bạn vui vẻ, hài lòng và tự tin hơn khi gạt bỏ những điều không đáng bận tâm để có một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
1 – Đừng trút hết lên bạn bè
Tôi biết là tiêu đề của sách lược này sẽ gây chú ý. Tuy nhiên, nghiêm túc mà nói nếu bạn bị dịch tả, bạn sẽ chẳng bao giờ lây cho người khác, đúng không? Nhiều người trong chúng ta thường có khuynh hướng như vậy khi có cảm giác như là bị bệnh dịch tả – khi ta hết sức chịu đựng, tâm trạng bực bội. Nhưng thay vì giữ khoảng cách để tránh lây nhiễm cho người khác như khi bị dịch tả, một số người lại đi tấn công những người quen: bạn bè, cha mẹ và những người khác bằng những điều phiền muộn của mình. Họ dốc hết mọi suy nghĩ, sự thiếu tự tin, và những ý nghĩ tiêu cực trong đầu mình ra.
Khoảng một hai lần hàng tháng Sam lại bị xuống tinh thần kinh khủng. Cậu ta tưởng tượng ra bạn bè của mình đều quay lưng với cậu, bố mẹ thì ghét bỏ, và cậu phải gánh chịu một cuộc đời thua thiệt. (Ai mà chẳng nghĩ như vậy lúc xuống tinh thần nhỉ?)
Do suy nghĩ của cậu khiến cậu cảm thấy tồi tệ nên cậu ta đi tâm sự với người khác. Cậu ta trở nên giận dữ, thủ thế và tấn công. Cậu trút hết lên người khác.
Khi xuống tinh thần, mọi thứ dường như tệ hơn bình thường. Sam đã nhận ra rằng vì cảm giác lúc có tâm trạng xấu có vẻ như là đúng, ta thường có khuynh hướng nghĩ là ta đang nhìn mọi việc đúng với bản chất của nó, mặc dù thực ra chẳng phải vậy. Như cậu ta đã bật cười khi lần đầu tiên nhận thấy mới Thứ Hai thì cậu chán ghét cả thế giới nhưng đến thứ Ba thì mọi điều lại trở nên tốt đẹp. Cậu ta bắt đầu đặt câu hỏi tại sao mình cứ cố tin những điều tệ hại là sự thật trong khi mọi việc luôn biến đổi.
Sam nhận ra mẹo để đối phó với lúc xuống tin thần là xem nó như thể là một bệnh “cúm tình cảm” nhất thời. Cậu biết là thông thường tốt hơn nên đợi nó lắng xuống và chỉ tiếp xúc với người khác khi đã thấy đỡ hơn. Cậu phát hiện ra rằng trong đa số trường hợp chẳng có gì để phải đương đầu hay quan tâm cả. Mà nếu có, cũng nên chờ cho đến khi tâm trạng ổn định trở lại.
Thay vì giận người khác và tự làm cho mình thấy rắc rối, hãy nhìn nhận mọi việc đúng với bản chất của nó. Hãy bằng lòng với thực tại rằng mỗi người đều có lúc xuống tinh thần, điều đó không có nghĩa là phải phản ứng với nó hay quan trọng hoá vấn đề. Khi cần thiết cũng nên tìm đến sự trợ giúp của người khác khi có tâm trạng xấu, nhưng không cần phải “trút hết” lên người khác.
Comment