Announcement

Collapse
No announcement yet.

Sờ Voi Nhật bản

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    ( Trên internet có nhiều bài viết về dịch vụ xe kéo này ở Nhật , bài Japanese Rickshaw rolling in style là một trong những bài đó . Các bạn click vào đọc thêm cho vui ) .


    Tác giả bài viết 'Japanese Rickshaw rolling in style' này là người đã từng sống ở Austin - Texas, vì cô nhắc đến điạ danh Zilker Park, đây là công viên cuả thành phố Austin. Và ở Austin quả có việc người ta kéo xe bằng xe đạp và những thanh niên nam nữ có sức vóc làm để kiếm sống.

    Thời Pháp thuộc, người mình thấy bị sĩ nhục khi làm nghề kéo xe vì những người đi xe họ hống hách và trả công rẻ mạt lại bị chủ xe chèn ép đủ điều. Chắc ai cũng có đọc qua những quyển truyện cuả Tự Lực Văn Đoàn hay Tôi Kéo Xe cuả Tam Lang thời tiền chiến mà thương cảm cho những người cùng khổ này.

    Thời nay thì mình thấy chuyện người kéo xe, đạp xe chở khách là bình thường vì đó là việc làm lương thiện để sinh nhai. T sở hưũ hai cái bắp chuối bành ki, và không bao giờ muốn ngồi ngất ngưởng trên xe cho người khác đạp, khiêng, hay kéo mình. T thấy nó kỳ kỳ làm sao.

    Nhân anh LMK nhắc chuyện làm việc với người Nhật, hãng T làm có công si với một hãng cuả Nhật từ mười mấy năm nay, nên kỹ sư hai nước đều có thời gian làm việc với nhau. Có một thời gian kỹ sư Nhật qua Austin làm mấy năm. ‘Cubicle’ cuả mấy người này gần chổ T, họ làm việc siêng năng và lặng lẽ, vô sớm về trễ, có khi làm thêm ngày cuối tuần. Khi dự những buổi họp, ít khi nào họ ngồi, thường đứng nói những chuyện liên quan đến công việc rồi thôi. Vì làm tới mấy năm ở Mỹ nên họ mang gia đình theo. Những lúc người Nhật qua làm, họ mang qua vài hộp bánh ngọt làm quà, xếp chuyền cho mỗi đưá nhón một cái ăn lấy thảo, bánh Nhật nhỏ nhắn xinh xinh.

    Hôm T đi Nhật về có mấy người bạn làm chung hỏi T: Đi Nhật vui không? Kể cho tôi nghe với? T hỏi: ‘Tui tưởng ông đi qua Nhật nhiều lần lắm mà!’ Ổng kể: ‘Đúng rồi, nhưng có đi chơi được đâu. Hôm tháng Giêng này nè, tôi rời Austin sáng thứ Ba, qua tới Nhật lủi đầu vô làm và chiều thứ Sáu là tôi lên máy bay về lại Mỹ.’

    Một ông khác đi Nhật vào tuần sau, hỏi T ‘recommend’ chổ nào để ‘sightseeing.’ Thấy ông lôi giấy ra ghi, T hỏi: ’You đi bao lâu?’ Bộ không ‘research’ sao? Ông nói: ‘Tôi có hai ngày ‘extra’. Vậy thì ‘stick’ ở Tokyo thôi, chứ giờ đâu mà đi chổ khác.

    Thật ra mấy người này đi như anh LMK, hãng lên ‘schedule’ rất sít sao, giải quyết công việc bên Nhật cho lẹ để còn về làm việc nưã chứ. Đi làm chứ đâu phải đi chơi. Thành ra đi ‘vacation’ một hai tuần như T là coi như ‘luxury’ rồi. Ông làm chung kể, có lần ông lấy một tuần ‘vacation’, ông ngủ hết bốn ngày. Thấy phát tội!

    Việc làm nó lôi mình vào cái guồng máy dây chuyền khổng lồ, nếu mình chậm trễ thì ảnh hưởng đến nhiều phần khác nên ai nấy phải quần quật là vậy.


    Comment


    • #17
      Các bạn mến,

      Sau khi tốt nghiệp ĐHSPKTTĐ vào năm 1979 và trước khi đi nhận nhiệm sở, H đi thăm nuôi người nhà lúc đó đang bị tập trung cải tạo tại Thanh Hóa, cùng đi với H là một bà mẹ già đi thăm con trai cũng cùng chỗ. Ai đi thăm cũng mang theo cả tạ lương thực khô như bột đậu xanh, bột đậu nành, bột gạo lứt, cá khô, tép khô, sữa bột, gạo. Mang nhiều, mang nặng như thế, tất cả là vì thương, không phải chỉ cho người nhà mình, mà để cho người nhà chia xẻ cho bạn trong đó nữa.

      Đi 2 chuyến xe đò, chuyến thứ nhất từ Sài Gòn đến Thanh hóa, chuyến thứ 2 từ Thanh Hóa đến 1 huyện lẻ, mỗi cuối chuyến xe đò mình phải leo lên mui xe cùng với tài xế chuyển hàng hóa xuống đất, vì xe đò không có lơ xe như xe đò trong miền Nam của mình đâu.

      Sau đó chất đồ lên xe trâu kéo vào trại ( tức là cái càng xe hai bánh được kéo bằng con trâu), người chủ xe dắt trâu, còn mình đi theo sau xe, đoạn đường này khoảng hơn 2 cây số rưỡi, khi nào gặp vũng sình lầy thì bỏ dép ra, cũng nhờ đã từng đi lao động ở bưng 6 xã mà H biết bấu đầu ngó chân xuống bùn thì mới không bị trơn trượt các bạn ạ.

      Khi từ trong trại trở ra thì đâu còn gì để vác, chỉ mình vác mình thôi bằng đôi chân cha sinh mẹ đẻ. Rồi đi xe đò về ga xe lửa Thanh Hóa.

      Đến ga Thanh Hóa thì đã xế chiều, đâu có vé ngay để đi về Hà Nội. Thật may mắn vì 2 bà cháu được một cô làm việc ở đó dẫn về nhà cô ở trọ để chờ cô mua vé dùm. Từ lúc gặp cô là H thấy yên tâm liền vì ở cô này toát ra sự thân thiện, niềm nở, phúc hậu với nét mặt lúc nào cũng phản ánh sự vui tươi trong lòng.

      Phòng cho bà cụ và H ở sát vách phía sau nhà, trước cửa là một khoảng sân nhỏ rồi tới lối vào nhà bếp.

      Một lát sau thì chồng cô đi làm về, chồng cô cũng cao ráo, cũng hoạt bát thân thiện như cô, hôm đó có một người bà con của họ ghé chơi. Mọi người được mời ngồi vào bàn ăn món canh bún giò heo và cùng nói chuyện trong bữa ăn, nên họ biết H là sinh viên mới ra trường, còn mình thì biết chồng cô ta làm ở cửa hàng ăn uống, khách đến chơi thì là 1 anh cán bộ ở quận.....trong TPHCM được nghỉ phép về quê ít ngày. Trong bữa ăn ấy H có dùng con dao bằng inox loại xử dụng trên bàn ăn. Sau bữa ăn anh khách đến chơi ấy mượn H con dao và nói hôm sau sẽ mang trả lại.

      Tối nào hai bà cháu cũng được ăn món canh bún giò heo do ông chủ nhà làm tiệm ăn mang về.

      Bà già đi chung với H tinh lắm, cứ sáng dậy là bà dắt H ra khỏi nhà, để tránh gặp anh kia, vì bà ta không ưa... .Suốt ngày hai bà cháu cứ đi loanh quanh hay ngồi chỗ này chỗ kia ở ngoài phố, ngoài chợ, đến 5, 6 giờ chiều mới quay về nhà trọ.

      Buổi tối trời lạnh lắm nên H và bà cụ xuống nhà bếp vừa nấu nước bằng rơm vừa ngồi ở đó cho ấm, nên anh ta mỗi tối đến đó thì đi thẳng vào đó ngồi cho ấm luôn, khoảng từ 8 giờ tối đến 10 giờ đêm thì phải về, mà anh ta chẳng tiến thêm được bước nào, lúc đến thì nói quên mang con dao đó rồi, trước khi về thì nói mai sẽ mang trả, vì bà cụ cứ kè kè ngồi bên cạnh H không chịu đi đâu ra khỏi bếp.

      Ở trọ đó được 2 đêm, thì có được vé để sáng sớm hôm sau lên xe lửa, cô ấy nói sáng sớm hôm sau, sau khi vợ chồng cô rời nhà sẽ có người đến chở đi.

      Hành lý thì chẳng có gì mà sửa soạn, H xin trả chi phí ở trọ và ăn uống, nhưng 2 vợ chồng son này không nhận và họ nói họ cũng như mình thôi, đã từng được người không quen biết giúp đỡ trong nhiều hòan cảnh khó khăn, đó là sự xoay vần trong cuộc sống, và họ thấy nợ ơn trời đất vô vàn.

      Sáng hôm sau H và bà cụ dậy sớm, đang sắp xếp chăn chiếu cho gọn thì đã có tiếng gõ cửa.

      Mở cửa ra, H giật mình khi thấy một ông già còm cõi đen đúa với khuôn mặt khắc khổ đứng trước cái càng xe hai bánh, chứ không phải con trâu... trước cái càng xe. Ông ta” Chào cô”, rồi quay lưng ” u turn” cái càng xe, H giật mình lần nữa vì 2 gót chân của ông đập vào mắt của H.

      Nó...nó...nó không phải là chiếc dép dài thò ra khỏi sau bàn chân, mà là lớp da chai cứng nứt nẻ xẹp lép đen đủi vượt ra ngoài 2 chiếc dép cùn nhụt . Tim đau nhói, lòng thổn thức, H không thể ngồi lên cái càng đó cho ông ta kéo, chỉ bà già đi chung với H ngồi lên thôi, còn H đi bộ theo xe, và nói với ông là mình thích đi bộ vào sáng sớm tinh sương như thế này. Đi theo, thỉnh thoảng H cũng phụ đẩy phía sau cái càng xe để ông đỡ mệt.

      Bà cụ ngồi trên xe cho ông kéo chừng 1 cây số rưỡi thì đến ga xe lửa Thanh Hóa, khi trả tiền công cho ông H kèm thêm số tiền tương đương với tiền ăn và tiền ở trọ nhà vợ chồng son ở Thanh Hóa.

      Rồi cũng phải ngủ đêm tại nhà tập thể tại ga Hàng Cỏ để sáng sớm hôm sau ra nhà ga mua vé về Sài Gòn, lần đầu tiên H được biết trong phòng tắm có 2 cái vặn mở nước, một cái mở nước lạnh một cái mở nước nóng, vì mùa đông Hà Nội lạnh như cắt da cắt thịt.

      Sáng sớm chỉ mình H đi mua vé thôi, để cho bà cụ già ngủ thêm. H có mặt trước giờ bán vé. Cửa sổ bán vé vừa mở là thiên hạ ùa vào, chen lấn, xô đẩy, tóc của H bị xổ tung, thiên hạ đạp cả lên chân, lên dép của mình, chiếc dép tuột khỏi bàn chân trái mất tiêu rồi, mà vẫn phải tiếp tục chen với lấn, tay nắm cho chặt tiền để mua vé, và giơ cánh tay đó cao trên không, tiền không dám để trong túi vì sợ bị móc mất tiêu, còn bàn chân trái thì cứ ngo ngoe dưới đất để mong sao đụng trúng chiếc dép không biết đang chơi vơi chốn nào.

      Cuối cùng rồi cũng có được 2 tấm vé trong tay, chen ra khỏi đám đông với 1 chân có dép, 1 chân lem luốc bẩn thỉu vì không có dép. Ra băng ghế gỗ gần đó ngồi, vừa để nghỉ mệt, vừa nhìn vào chân của đám đông đang chen lấn để... tìm dép.

      Khi cửa sổ bán vé đóng lại rồi, tức không còn ai ở đó nữa, mà cũng chẳng thấy chiếc dép đâu. Đang ngó dáo dác quanh quẩn thì thấy cái gì xanh xanh thấp thoáng dưới đống lá khô tấp vào ở dưới chân bức tường cách đó khoảng 30 mét.

      Tia hy vọng vụt lóe lên, ngay lập tức H chạy lại đó bằng chân không, còn tay thì cầm chiếc dép phải. Bới đống lá ra, Ôi đúng là chiếc dép chân trái màu xanh nước biển yêu quí của tui.

      Vui quá, H xỏ dép vào 2 bàn chân, ba chân bốn cẳng chạy về nhà trọ để khoe bà cụ cặp vé xe lửa. Hai bà cháu rủ nhau đi tham quan vòng vòng trong chợ Cửa Nam gần đó, và cũng để kiếm cái gì nhét vào bao tử nữa chứ, hôm đó 2 bà cháu mỗi người quất 1 tô bún thang Hà Nội vừa thơm ngon vừa nhiều màu sắc mùi vị.

      Trên chuyến xe lửa về Sài Gòn vào sáng hôm sau, mỗi lần ngừng trạm là kẻ bưng mẹt, người bưng thúng ùa vào mời mọc. Vì sợ đồ ăn không sạch sẽ nên 2 bà cháu không mua gì cả. Đến trạm kia thấy có bán bánh cóc, tức là loại bánh chưng bé bé xinh xinh mỗi cạnh chừng 6, 7 cm thôi. Vì chưa thấy đói nên ngập ngừng mãi, xe gần chạy mới mua 1 cặp bánh cóc bỏ vào giỏ xách tay để dành.

      Đến gần trưa, hai bà cháu rủ nhau: “ Bây giờ bà cháu mình thưởng thức bánh chưng hương vị nguyên thủy miền Bắc nha!”, bóc bánh ra thì bên trong là đất ướt.

      Lòng không giận mà thổn thức, càng thương cho dân nghèo VN hơn, cũng vì cái khó nó ló cái gian manh mà thôi.

      Thân ái

      Hiền


      Comment


      • #18
        Các bạn mến , có lẽ do được xem những comment của các bạn sờ voi hay quá khiến Hiền xúc động hay sao ấy nên quay lại nguyên khúc phim dĩ vảng không bao giờ wên phải không Hiền ? Khi xem khúc phim chen chân mua vé xe của Hiền xong P cũng tự nhiên nhớ lại cảnh ngày hai buổi đến trường , hôm nào không được đi xe trường , hôm đó rượt theo xe đò như đóng phim điệp viên 007 , còn nhớ các bạn gọi nhau í ới '' chạy nhanh lên ! xe chạy rồi đó ! '' Âm thanh như mới đây thôi , bao nhiêu năm rồi mình đâu còn được hưởng niềm vui ... rượt theo xe đò để đến trường nữa đâu chứ ? Rồi lại chợt nhớ câu '' Âu đó cũng là kỷ niệm đẹp nhưng mà ... cay mắt làm sao '' ! hic .

        Nhìn người lại ngẩm đến ta , không biết đến bao giờ mới hết chuyện ... thấy mà đau lòng đây các bạn nhỉ ?

        Sorry các bạn sờ voi nhé , bạn Hiền xúc động quá làm P cũng cảm xúc theo , hic , mà thôi ráng bình tỉnh lại xúc động zừa zừa thôi kẻo anh Toản cho sờ cái ... chổi của con voi bây chừ !!! :dzotle: hic hic

        Anh Toản đã mời lên mây mà sao mình cứ đứng dưới nhìn lên không vậy ? À mà có lẽ Hiền có một chút tâm hồn ăn uống , thích ăn... bầu ăn bí giống ... P nên nhìn cái tháp tưởng nhớ tới trái bầu , , mà giống thiệt chứ , nhìn xa xa cái tháp giống như trái bầu được treo lơ lửng ở chín tầng mây , không lẽ những vị kiến trúc thiết kế tháp ở Canada , hay Đức , New Zealand đều thích ăn ... bầu hết sao ah ?

        Thoạt nhiên khi nhìn thấy chỗ phình ra ở tháp , P không biết tại sao họ không làm thẳng lên luôn mà lại loe ra một tí như thế , bây giờ nhờ anh Toản cho xem hình bên trong tháp và chỗ phình ra đó , P mới hiểu , tháp nhờ chỗ đó mới mau thu hồi lại ...vốn liếng ? Đúng là một công hai chuyện , người ta khéo tính toán ghê các bạn há !

        Ah , Anh Toản thiệt là may mắn đó nhen , thường hay được đi mây về gió , bây giờ còn được ở bồng bềnh trên mây uống ca-fe để mơ mộng nữa chứ , tháp Skytree được xây trên một thành phố nổi tiếng có nhiều động đất nhứt trên thế giới nên cũng được nổi tiếng theo , nổi tiếng không sợ ... động đất ! ! Nghe lỏm được Anh Toản và Anh Khai nói như thế đó nhen , , nếu hôm nào du khách lên đây ngắm cảnh tìm cảm giác lơ lửng trên chín tầng mây , nhằm lúc may mắn có bonus thêm ... động đất , ở trên nhìn xuống thấy mình như ngồi trong quả lắc bay qua bay lại , có lẽ sẽ thấy thú vị lắm à nha và không biết du khách lúc đó nghĩ sao ta ? C ..có..có còn nghĩ tới ... Đ..Đông ...đông ... kinh nghĩa thục ... nữa không hén ? :cuoilan:

        PL


        Comment


        • #19
          " Ô hay ôm mát " (*) các bạn

          Hè Úc châu trời nóng đổ lửa nên cách chào tiếng Nhật của bạn KLM nghe rất ... thân thiện, giống như Email của một bạn đọc từ Sydney gởi về dưới đây :

          Đoc comment của a Khai viết hay và tếu quá. Đoc qua đoạn cô gái kéo xe và đoạn a Khai viếng thăm gia đình ông xếp tếu quá chừng. Đọc cười chảy cả nước mắt, nhất là những câu phiên âm ra tiếng Việt. Cũng giống như a Khai, tụi này cũng đi Nhật vài lần nhưng không tim hiểu sâu như TL tác giả bài Ký Sự Nhật bản . Càri-gà-tồ a Khai và mong được đọc thêm nhiều bài của anh viết để có những phút cườì vui xả stress !

          Thanh T. Nguyen



          (*) " Ohaio gozaimatsu = chào buổi sáng & cũng là chào khi gặp mặt" . KLM

          Cạnh đó, những mấu chuyện làm việc giữa VN -Nhật bản của bạn KLM cũng hấp dẩn không kém : Một bên vấn đề nằm ở chổ kỹ lưỡng và nguyên tắc , bên kia chuyện "nhỏ như con thỏ " không thành vấn đề , chỉ cần kết quả sau cùng tốt là được ... Hy vọng chúng ta sẽ được nghe tiếp nhừng chuyện cười ra nước mắt giữa dân Samurai và VN từ bạn KLM .

          Tiếp theo là nhừng lời comment nhẹ nhàng của Trúc . Bài Japanese Rickshaw đó được thêm vào để cho " ai " đến Nhật , được mời đi xe kéo mà không biết nên chọn nam hay nữ . Trong bài , tác giả kèm theo hình ảnh cho thấy ngày nắng nóng nam phu xe có thể bận tã , nhìn rất vui " like nothing covered " . Ngày nay mồ hôi nước mắt trên các dịch vụ này không còn nữa , tỉ dụ như chèo đò ở Las Vegas, rickshaw ở Paris ... tất cả đều là hybrid , trong đó sức người là phụ chỉ để làm cảnh , phần chính đến từ một motor điện được thiết kế kín đáo đâu đó trên các phương tiện này .





          (Người lái đò chỉ cần đạp 1 cái nút ở dưới chân , đò sẽ chạy không cần chèo)




          Qua câu chuyện của những người chung sở , Trúc đã nhẹ nhàng truyền đạt một thực tế : đừng hy vọng sẽ biết được nhiều về Nhật nếu chỉ ở đó vài ngày hay 1-2 tuần .

          Quây sang đoạn sờ voi VN của bạn Hiền Trần , đọc xong có lẽ phải hoan hô nhiều chổ :

          Hoan hô thứ nhất dành cho " bà cụ cứ kè kè ngồi bên cạnh H không chịu đi đâu ra khỏi bếp " . ( trong trường hợp nếu ông xã của Hiền chính là anh chàng mượn dao không chịu trả lúc đó thì hoan hô sẽ bị xét lại ) Hoan hô thứ nhì dành cho nổi lòng không giận mà thổn thức của hai bà cháu khi bị xí gạt mua bánh đất . Trong môi trường đó , niềm vui có lại một ít vốn của người bán bánh nầy cũng đầy thổn thức vì không chắc họ sẽ thoát được nhừng vụ lường gạt trong tương lai . Hoan hô cuối dành cho toàn bộ câu chuyện đầy tình người của bạn Hiền sờ voi .

          Comment của bạn PhuongLe về Đông Kinh nghĩa thục rất vui và có thể thông cảm được . Theo đó ở dưới đất nhúc nhích một tí khoản nửa độ thì trên đỉnh 643 m sẽ quơ một đoạn = ( 634 x 3.14 )/360 = 5.53 mét .

          Tuy nhiên khi động đất , chắc chắn tháp nầy sẽ không rung theo cường độ của những địa chấn này mà hấp thụ chúng để rung một cách độc lập theo ý của người thiết kế . Du khách nào tin như vậy, may ra sẽ bình tỉnh ở trên Skytree khi bị động đất . Theo hướng dẫn họ có thể chui xuống bàn hoặc ôm cái cột cho khỏi té , có thể sợ xanh mặt , Kinh đông Thục nghĩa lộn xôn nhưng ít ra cũng không đến nổi giành nhau chạy thoát thân . ( Điện cúp thang máy đừng ... chạy vòng vòng trên đó chóng mặt lắm )

          Cám ơn và thân chúc các bạn vui khỏe .

          NTT


          Comment


          • #20
            Cái sự hưng phấn hình như đã lây lan cùng đàng khắp ngõ trong tiêu đề “Sờ Voi…” của NTT, ngay từ bài đầu tiên của tác giả, cho đến comment của các bạn gần xa, thậm chí đến độc giả cũng bị lây luôn, chứng tỏ rằng chủ đề “Sờ Vờ..” bao giờ cũng rất hấp dẫn và ăn khách.

            Khi Trúc Lâm viết về phong cảnh đẹp của Nhật Bản, bài viết làm người ta chỉ biết lặng người chiêm nghiệm những cảnh đep hút hồn, còn NTT thì có những cái nhìn sâu sắc về khía cạnh lối sống cũng như các công nghệ tuyệt vời họ đã đạt được, tạo cho người đọc cái cảm giác là lạ mà vui. Bài nào cũng “Sờ được Voi” cũng giúp cho mọi người cảm nhận được xứ sở Hoa Anh Đào hây hây hồng thắm.

            Tôi không có cơ may đó, chỉ được đi ké máy bay, ở đậu trong Dorm của công ty mẹ, và ăn nhờ vào sự hỗ trợ của những đồng nghiệp Nhật tốt bụng và tử tế. Than ôi, cuộc đời sao mà hẫm hiu thế, mang tiếng là làm với Nhật tròm trèm 20 năm, mà chưa bao giờ được đi du lịch Nhật, cái số rỏ ràng là số con rận con rệp con gián con giun con sán (lãi)!!!!!:s Vậy mà hay nhe: Có ai đi ké máy bay bằng vé hạng chót mà được xếp vào ghế Bussiness ngay lần đầu vượt biên (giới) hay không? Rồi có ai ở đậu trong Dormitory của người ta mà ở 1 mình 1 phòng không hè?? Trong khi tiêu chuẫn chung là 4 người/phòng, mà mình lại độc chiếm một cái phòng riêng, mang dép khác màu giống như tiêu chuẫn đặc biệt có ký hiệu nhận dạng dành cho tên tội phạm duy nhất trong tập thể, heheheee.

            Mấy ngày bận bịu, hôm nay tình cờ tìm lại được vài tấm ảnh của thời “Khi xưa ta bé ta ngu…” làm gợi nhớ quá khứ “huy hoàng” của những ngày hồi nẫm, nhân cũng có liên quan cái tiêu đề “Sờ Vờ..” nên định viết ra đây, trước là làm mới lại bộ nhớ, sau là góp sức “Sờ vờ” với NTT, TL & các bạn.

            Lần này hình như tôi sờ được cái râu con voi (hí hí), nên nhớ toàn những chuyện lặt vặt, chẵng hạn như chuyện một chuyến đi dã ngoại với xếp & vài người bạn đồng nghiệp (Nhật).




            Ai đấy, ai mà trông dữ dằn thế? Bộ dạng bậm trợn giống như cướp biển Cà-ri-bê đang rình tàu bè trên sông vắng, mà sao chỉ có độc mỗi cái may-ô & quần tà lõn vậy ta?? Hay đây là một anh thầy bói đang chờ đi xem voi???



            Dạ thưa, xin trình với làng trên xóm dưới, quan viên hai họ, đấy là dung nhan mùa hạ của anh xếp, Giám đốc Thiết bị của tui đó. Tướng coi dữ dzậy chớ tốt bụng lắm, tử tế lại đàng hoàng, nhà xếp ở chổ mà lần trước tôi ghé chơi muốn ở rễ luôn đó….Vốn là tui làm việc cho bộ phận Tả Pí Lù, rờ mó tùm lum vào các lĩnh vực Cơ, Điện, Động lực, Nước, Xây dựng, Môi trường…Bởi vậy lâu lâu được đi ké máy bay qua Nhật bản chơi với mấy các nhà máy bên đó, cũng có khi chỉ đi xem các em nhỏ học hành ra sao, nếu tụi nó học dở quá thì phải kiếm đường binh vực, “Lý gio lý trấu” để đở quê mặt VN.

            Đợt này, tôi đi qua thăm 2 em Supervisor đang học về Xử lý nước (XLN: Tục gọi là Xúc cống, Lọc cặn) và tham gia buổi họp tổng kết lớp học. Mọi chuyện đều êm đẹp như mơ cho đến…..Trước khi về nước, còn ngày chủ nhật cuối cùng, bọn tôi lên kế hoạch thả rông từ sáng đến chiều, lội vòng vòng trong các siêu thị để làm 1 chuyến “Xốp binh”, những mong có cái gì đó hay ho đem về an ủi vợ già cùng đàn con thơ dại tựa cửa trông ngóng từ mấy ngày qua, đồng thời có chút quà cáp cho anh em đồng nghiệp đang hăm hở chờ đợi, vì biết rằng thế nào xếp cũng mua quà về phân phát. Trời chẳng thương tình, chiều thứ bảy, trước giờ tan sở, xếp dặn dò kỷ lưỡng:”Các you nhớ chuẩn bị hành trang, ngày mai đi chơi biển…”

            Thôi rồi Lượm ơi!…. còn đâu giấc mộng vàng, còn đâu là những món quà mua theo lời vợ chỉ đạo?? Rồi còn đám lâu la trong công ty, không có chút gì đó thì khó mà được yên thân với tụi nó, hình ảnh 30 cái miệng xếp hàng đi qua quần lại trước bàn mình suốt ngày, lẫm bà lẫm bẫm: “Chơi không được! Chơi không được! Như thế này không chơi được”…Trời ơi, Sống sao nổi hởi “chời”!….Bụng nghĩ vậy nhưng miệng vẫn phải toét ra cười hềnh hệch: “Dạ, cám ơn xếp nhiều, được xếp dắt đi chơi thì tốt quá, nhưng làm mất thời gian & công sức của xếp ngại quá, hehe…” “Ồ, không sao, tao đưa tụi bây đi chơi cho biết cảnh đẹp của Nhật Bản, nhân tiện tao cũng thư giãn luôn, còn mọi chuyện thì có bà thư ký và vợ chồng thằng Sup xử lý nước lo hết, tao đâu phải lo gì!.” Đúng là cảnh: “Chín tầng gươm báu trao tay, nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh”(Chinh phụ ngâm khúc). Cái này không cần đến nửa đêm, mà chờ ngay giờ “linh” là quất liền, không kịp trở tay, chúng em đành “bó cẳng” thôi ạ…Hỏi qua mấy đứa nhỏ:”Tụi em có mua được đồ gì chưa, chứ kiểu này thì khỏi đi mua quà rồi đó!” “Xếp ơi là xếp, thiệt tình từ lúc tụi em qua đây đến giờ, chủ nhật nào ổng cũng dắt đi, hết lâu đài này đến suối nọ, rừng kia, tụi em đâu làm sao “Xốp” được, xếp có cách nào gở cái vụ này không?” Thua, từ thua tới thua, tưởng tụi nó có vài món quà thì mình còn xúi bậy được, ai mà dè…, kiểu này thì phải thiệp bài là cái chắc.

            Cái văn hóa Nhật cũng thể hiện rõ nét ở chổ này, nó nói rằng người Nhật rất quan tâm đến khách, sẳn sàng bỏ thời gian và công sức để đưa khách đi chơi đây đó, cũng nhân tiện giới thiệu luôn phong cảnh, môi trường hấp dẩn của bản xứ. Đó là cái máu yêu nước và tinh thần hãnh tiến, tự giác tuyên truyền hiệu quả cho du lịch. Đồng thời nét khác nữa thể hiện tinh thần trách nhiệm cao độ: Dù cho ta chỉ là xếp trong giờ làm việc, nhưng mà bọn mi ở xứ lạ quê người tới đây, ta phải có trách nhiệm tạo niềm vui cho bọn mi…Một tác phong rất hay, nhưng chẵng may hơi chệch thời điểm, hâiz!!!…



            Đến hẹn lại lên, sáng tinh mơ của ngày chủ nhật, hai chiếc xe, chất đầy hành lý và 7 con người đầy đặn mập mạp, cùng lên đường trực chỉ hướng biển (hướng nào cũng là hướng biển, vì Nhật Bản ỡ giửa biển mà ). Chỉ có 3 anh VN nhưng được đến những 4 người Nhật hộ tống là anh xếp, bà thư ký của anh xếp (gọi là “Bà” vì bà ta đã gần 70 tuổi, nhưng rất khỏe mạnh & nhanh nhẹn, không con cái nên đi làm tiếp cho vui, bả tâm sự rằng ngoài giờ làm việc, chỉ để thời gian cho công việc thiện nguyện, giúp đở người khác…). Hai người còn lại là đôi vợ chồng của anh Supervisor nhà máy xử lý nước trong công ty, anh chồng khá lịch sự & thân thiện, nhưng hơi bị im lặng, chắc là lệnh xếp biểu thì phải đi thôi (tụi tui còn không cãi được huống chi là hắn ta), còn dắt vợ theo chắc là để vợ lo mấy chuyện nội trợ blablablaaa. Tội nghiệp cho cặp này chắc là bỏ hết chiện nhà đi “vác tù và hàng tổng”, thương quá đi…

            Ở đây các bạn có thể thấy lại cái tinh thần kỷ luật của người Nhật, khi xếp bảo làm là làm, đi là đi, không có nói “No” hay “Because’, không nói “Sorry” mà phải tự sắp xếp công chuyện, dù cho trong hay ngoài giờ làm việc, xếp đã yêu cầu thì phải làm theo như quy định 2 điều:“ Điều 1: Xếp luôn luôn đúng. Điều 2: Nếu thấy xếp không đúng thì làm theo điều 1.” (Cái này giống quy định của tui với anh em làm chung, hễ bảo đi nhậu là đi, không có because hay sorry, hehehe).



            Chuyến đi có hướng ngược lên vùng núi cao, cở khoảng 2 giờ lái xe trên highway, tôi đi chung xe với xếp và anh chàng Sup, lâu lâu lại nghe rộ lên:”Coi chừng, nó đó, nó đó…” Ban đầu không biết gì vì vốn tiếng Nhật của mình chỉ đủ để Dạ thưa, chào hỏi, còn không đủ để cua đào, huống chi… Hỏi xếp thì xếp lỏn lẻn chỉ cho thấy các camera ghi tốc độ lắp 2 bên đường, thì ra mấy ảnh cũng như mình, chạy xe cũng canh chừng, hể êm thì tẹt ga, còn thấy “chúng nó” thì về chuẫn, vui thiệt…Dừng chân tại một nơi tạm VN gọi là “Điểm dừng chân” (Sau này mới có ở VN), mọi người thoải mái thư giãn chân tay đầu gối, có thể trút bầu tâm sự hay vào “Xốp binh” cái gì đó ở những cửa hàng bán đồ lưu niệm địa phương (Không giống các điểm dừng chân ở Mỹ hay Úc chủ yếu chỉ có WC, ở đây họ bán đủ thứ như tiệm chạp phô kiêm hàng ăn rong). Nhớ lời hẹn ước với đàn em ở nhà, tôi tranh thủ mua vài thứ nhỏ nhỏ, cũng may giá cả không bị chặc chém như các điểm du lịch VN, nên bụng an tâm ỗn, bắt đầu vui vẽ cười nói thoải mái..Ra ngoài hút điếu thuốc, thấy đoàn Hướng Đạo Sinh Nhật, chắc đi cắm trại ở đâu đó ghé ngang, tự nhiên muốn tới BTT chúng nó mà không dám, sợ bị hiểu lầm thì có mà chết, chạy không kịp Cô ni kỳ quá (Konichiwa=chào mới gặp lần đầu, cũng là chào buổi trưa).

            Khi mọi người đã thoãi mái cái bụng cũng như cái đầu, ta lại lên đường tiến về điểm hẹn. Má nó ơi, nơi hò hẹn chi mà thấy phát ngán! Trời hởi, chỉ có một dãy nhà hai ba cái nho nhỏ nằm bên ven đường, trước có bãi đậu xe, (Đoán vậy, vì cũng chắng thấy chiếc xe nào ngoài xe của mình) sau lưng thì giáp với vực sâu, chắng khác nào nơi thâm sơn cùng cốc, cứ tưởng xếp dắt đàn em đi lên núi tu tiên. Chân bước xuống xe mà miệng thì lẩm bẫm:”Dã ngoại là vầy sao ta??? Tắm biển là vầy sao ta???” Hai chú em đi cùng chắc cũng chung tâm trạng, nên cứ quay qua ngó lại khắp nơi, mặt thì ngơ ngơ ngáo ngáo. Vậy mà xếp tưởng bở, chạy đến hỏi chúng nó:”Đẹp không, ở đây đẹp không?””Dạ xếp, đẹp lắm” (Dép Xơ, Bíu tì phun Xơ) (Chắc chúng nó chơi chữ, muốn nói là xếp đẹp lắm, hehe). Vậy là dọn đồ xuống thôi, từ cái bàn dã chiến, cái bếp nướng BBQ, đến cái lều che nắng, lũ khủ các thứ, khệ nệ hai tay ôm theo xếp. Thấy xếp trở bộ đi ra phía sau lưng dãy nhà, mình lịch sự cho rằng xếp khó ở trong người nên muốn tìm nơi thanh vắng để tâm sự con cá vàng (có 2 câu thơ diển tã cảnh này:”Anh ơi ngồi đấy làm chi đó? -Ngắm lá vàng rơi, cá vàng bơi!!!”, chắc quý độc giả cũng hiểu hơi hơi phải hong?), nên dừng chân ngắm cảnh trời non nước trong khi chờ đợi, nào dè xếp hối thúc:”Ô kề đít quây” (OK, this way). Hóa ra mình bị “bé cái lầm”, chả phải tâm sự con cá vàng hay con cá lóc, mà xếp & mọi người đang đi xuống, hay nói đúng hơn là leo xuống một con đường mòn nho nhỏ ở bờ dốc vực thẳm, mà vực thẳm cũng chỉ sâu chừng 5-7 mét, bên dưới là bãi cạn của một cái hồ be bé. Đất đá gập gềnh nhưng nước thì trong vắt nhìn tới đáy, cảm giác y chang như 2 câu đố này:”Bốn bên thành lũy hào cao, nước trong leo lẽo, cá nào dám vô?” (Câu đố xuất quả đó, có ai biết giải khô..oong?)

            Bước chân trên bãi sỏi (không thấy cát đâu hết), nhưng phải công nhận thiên nhiên cảnh đẹp tuyệt vời, một cái hồ nước thiên nhiên trong vắt nhìn tận đáy, thấy đủ rong rêu nhưng không có rác rến, một bờ đất nhô ra gần đến giửa hồ, tại đó lại có một ngọn đồi cao cao (không biết dùng chữ đồi có đúng không, vì nó thấp hơn núi nhưng dáng dấp trông như hòn giả sơn trong hồ cá). Tự nhiên như ruồi, xếp và anh chị Sup bắt đầu biểu diễn múa thoát y, với vóc người mập mạp của xếp, không cần lắc thì cái bụng mỡ cũng biết đong đưa, giống như đang xem màn múa bụng Ả rập, hehehe, được ngắm miễn phí không mất tiền thì có sao tả vậy thôi nhe…Sau đôi phút ngần ngại, phe ta cũng hít một hơi lấy lại tinh thần, 3 cái thây ma ốm đói đành liều mạng khoe thân trong nắng gió, cũng may không có hàng xóm làng giềng ngắm nghía, nên cũng đở quê, nhất là 3 cái quần tà lỏn màu cháo lòng, lở mà đứt dây thun không biết lấy ai cứu mạng.




            Trong ảnh là 2 Sup VN & 1 Sup Nhật, đố các bạn nhận ra anh Sup Nhật? (Hậu cảnh là ngọn đồi đá giống như hòn giả sơn, đám cây trên chóp là nơi chụp tấm hình Cà-ri-bê)

            Mọi người cùng nhau nhảy ùm xuống tận hưởng làn nước trong xanh mát rượi, riêng có thằng tôi cứ lúng ta lúng túng, đi tới đi lui, mặt mày ra vẽ nghiêm trọng, lúc nhìn trời ngắm sao băng (ban ngày làm gì có?) khi thì cuối gằm xuống đất như đi tìm tiền lẻ, không chịu nhúng chân vào nước như 4 vị đang bơi như vịt dưới hồ. Chưa biết làm sao thì xếp đã quay vào, hỏi thăm sức khỏe:”Sao you chưa chịu tắm, hay không thích bơi lội?” Được lời như cỡi tấc lòng, tâm sự Ngọc Hân nào ai có hiểu:”Dạ xếp, không phải không thích mà là…không biết bơi” “Hahaha..” Thằng cha cười ha hả nghe thấy ghét ghê, mà cớ sự cũng tại lổi của mình,hồi nhỏ không chịu cho chuồn chuồn cắn rún, nên giờ phải chấp nhận thua thiệt đớn đau. Coi vậy chứ xếp cũng có tình, bơi được phút chốc chắc chưa đã, nhưng vì thấy thằng tôi ngồi cô đơn mong ngóng trên bờ (hai vị phụ nữ thì lui cui lo vụ ăn uống, họ không biết nói tiếng Anh, tôi thì dốt tiếng Nhật, nên muốn giúp họ cũng không biết làm sao, sợ nói bậy họ nổi sùng , sẵn dao cắt thịt mà đưa qua một nhát chắc là mình vùi xương nơi đất Nhật, còn không thì về nhà vợ nhìn hỏng ra, càng khổ thân hơn), xếp quay vào ngồi chơi, rồi rủ tôi leo lên ngọn đồi đá ngắm cảnh, nhờ đó mới lưu lại tấm ảnh Cướp biển Cà-ri-bê, đẹp hết sẫy…




            Cởi trần trùng trục là tôi, đội nón là bà thư ký già, còn cô kia là vợ anh Sup Nhật. Hậu cảnh là vách đá bờ hồ.

            Cuối cùng rồi cũng được biết hương vị nước hồ, bằng cách lợi dụng mọi người đang bơi ra xa, mình len lén đi ra khu chân đồi đá, lựa chổ có khối đá to, chắc chắn, dưới nước thì thấy tận đáy, sâu chừng mét rưởi. Nhè nhẹ ôm lấy khối đá, chân thò dần xuống nước, định đứng nhún nhún vài cái cho ra vẻ vời người ta. Dè đâu, tụt xuống hoài mà không thấy chạm chân, lòng hơi lo lắng nhưng yên tâm với những gì mình đã tận mắt kiểm tra, nên tiếp tục tuột xuống cái rột. Hởi ơi, đầu thì đã ngập nhưng cặp chân vẫn còn bơ vơ, hồn vía lên mây, vận hết 12 thành công lực vào hai tay, quăng cái ạch cả tấm thân trần trụi bò dài trên bãi đá, chu choa mẹt mẽ ông bà ông vãi ơi, thằng tui không còn nhớ đến tên mình nữa. Té ra, độ khúc xạ ở mặt nước hồ quá cao, nên sâu hơn 3m mà tôi tưởng bở, chút xíu nữa là ói cơm rồi.

            Buổi đi chơi kết thúc trong vui vẽ, anh xếp cứ cười hoài cái vụ tôi không biết bơi, hắn nói hay là mà ở lại đây vài hôm để tập bơi, hehe, hắn là xếp, nếu hắn cho ở lại chơi vài hôm, biểu tập gì tôi cũng tập.

            Trong chuyến đi này, sinh hoạt chung với những người Nhật khác, tôi mới biết thêm cái nữa: Người Nhật rất quan tâm đến chi tiết, khi họ đã làm gì thì phải chuẫn bị đến khi không còn gì để chuẫn bị, còn họ thấy mình cần, nếu giúp được thì họ giúp tận tình đến nơi đến chốn, còn nếu không giúp được thì họ cũng cố gắng tìm ai đó có thể giúp mình (Còn chuyện nếu họ ghét thì tôi chưa gặp nên không biết hậu quả ra sao, chiện nhỏ). Thêm một câu chuyện ngắn để các bạn có thể hình dung: Sau khi đi về, dù đã chiều nhưng bọn tôi cũng cố gắng đi “Xốp binh”. Hai chú em giới thiệu với tôi một siêu thị bán đủ thứ, nhưng không biết rỏ trạm xe nào đi đến đó. Chúng tôi quyết định tìm xe bus để đi cho nhanh. Ra trạm xe bus, lại thêm một vấn nạn: Toàn là con giun lằng ngoằng, không có tiếng Anh nào hết, làm sao đọc được trạm bus đó đi đến đâu. Tôi vớ ngay một anh Nhật đang đi ngang qua, xí xô xí xào bằng tiếng Anh, anh chàng Nhật lúng túng thấy rỏ, cũng xí xô xí xào lại bằng tiếng …Nhật. Hai bên không thể hiểu nhau, nhưng anh chàng không nở bỏ đi. Trong giây lát, anh ta gật gật đầu và ngoắt tay bảo tụi tôi đi theo (May quá, cái bo đì lên ghệch có lợi thế đấy). Sau vài phút đi bộ, anh dừng lại, chỉ tay dắt chúng tôi bước vào cái nhà nhỏ bên đường. Té ra, anh dắt chúng tôi đến police (Đồn Cảnh sát là nơi kiêng cử nhất ở VN, vào đó là có chiện phiền đó), nhưng sau khi anh Nhật xì xồ với police, anh police hiểu ra và Cà ri gà tồ với anh Nhật, tôi mang máng hiểu là anh ta bảo police giải đáp thắc mắc cho mình, nên cũng cà-ri-gà theo. Police Nhật biết tiếng Anh, nên cuối cùng mọi chuyện rỏ ràng, suông sẽ, lần này thì police đắt chúng tôi đến tận trạm xe bus. Về nằm nghĩ lại, tôi phục anh Nhật đó vô cùng: Anh ta đang đi vội, nhưng sẳn sàng nghe chúng tôi, khi không hiểu được, anh thấy là mình không giải quyết được nhưng không bỏ đi, mà cố tìm cách khác để giúp được việc cho chúng tôi, chẵng những vậy còn bỏ thời gian dắt chúng tôi đi kiếm police, đến tận nơi, giao hàng tận điểm, rồi mới đi tiếp việc của mình.



            Bởi vậy, có ai đi du lịch Nhật Bản mà lở lạc đường, cứ yên tâm chộp lấy anh chị nào đó, xì xồ xì xào mà mặt mày thì ra vẻ rất quan thiết, họ sẽ dẫn đến police ngay thôi, yên tâm nhé.

            Comment


            • #21
              Các bạn mến , P thấy anh thầy sờ voi NTT này bói hay ghê , bói ra được thầy sờ LMK chuyên nghiệp quá trời , bài sờ nào của Anh Khai cũng làm P cười chết đi được hết đau hàm rồi tới đau bụng thiếu điều muốn ... đoạn trường tân thanh luôn , bài này cũng vậy , từ chuyện bị bắt cóc đi biển đến chuyện hỏi đường làm P cứ nghĩ tới là không nhịn được :cuoilan: suốt mấy ngày qua .

              Lần này thầy sờ không những kể chuyện mà còn cho xem dung nhan mùa hạ của người lạ để đố vui nữa chứ , nhìn qua ba tấm , P thấy , tấm thứ nhứt thực là tội nghiệp cho cái cây quá , vì thông thường khi người đẹp đứng bên cái cây , người ta hay tả rằng trúc xinh trúc mọc đầu đình , em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh , còn ở đây thì trái lại , trúc xinh trúc đứng một mình ... xinh hơn , hichic ... Tấm thứ hai hỏi ai là sup Nhựt , 3 người đều giống supermen , nên khó chọn quá , hic, nhưng P cũng đoán đại nhen , vì trong nhóm là một người Nhựt , hai người Vn , hai Vn đứng gần nhau , nên người kia phải đứng solo một mìn , hihi ? P vốn là chuyên viên ăn ốc len mờ , hihi ...

              Tới tấm thứ ba thì P thấy người mẫu hơi quen quen , hình như đã gặp đâu tròm trèm hơn ba mươi năm trước không nhớ nữa ! nếu đó là ... Anh Khai thì công nhận cô giáo của Anh có cặp mắt sáng như sao đã khen nhan sắc mặn mòi của Anh thiệt là chính xác , may là bây giờ đỡ rồi chứ nếu không , không phải chỉ có cháu nội Anh Khai sợ mà P đây cũng ... sợ luôn , hehe ...

              Tiếp tục cám ơn câu chuyện sờ voi của các bạn nhen , lần này P rất đắc ý với kết luận của Anh Khai '' có ai đi du lịch Nhật Bản mà lở lạc đường, cứ yên tâm chộp lấy anh chị nào đó, xì xồ xì xào mà mặt mày ra vẻ rất quan thiết, họ sẽ dẫn đến police ngay thôi, yên tâm nhé '' câu này nghe quen lắm , bởi vì ở đây thỉnh thoảng P cũng đi lạc khi đến những nơi lạ , hoặc lâu rồi không đến , vì đâu phải lúc nào mình cũng có trí nhớ tốt , nên có khi cũng phải hỏi đường như ai , bây giờ chợt nhớ lại những ngày tháng đó , P thấy nếu hỏi nhằm một người Nhật thì được chỉ nhiệt tình nhất , có lần được họ mở cả bản đồ trên Iphone ra , rồi chỉ cho mình đường đi cho dễ hiểu nữa , P không biết khi Anh Khai sang Mel Anh Khai có được đi tới Victoria market ở City chưa ? Có lần P bị lạc ở gần đó , muốn tới chợ mà đi lên đi xuống khu vực đó mấy bận mà không nhớ đường , tới khi bí quá hỏi một khách bộ hành , thì không những được chỉ đường tới mà còn cho biết thông tin chợ đang đóng cửa , đừng tới làm chi cho mất công . Mỗi lần thấy AI mà nhiệt tình như thế P rất xúc động , nên sau khi cám ơn , P cũng hay mau mắn hỏi họ từ đâu đến , thì đa số được nghe trả lời họ từ Nhật qua .

              Trước khi được đọc những comment này của các bạn , P thường nghĩ những lúc may mắn như thế là do mình hên , ra đường được gặp người tử tế , bây giờ thấy kết luận của Anh Khai , P thấy rằng không những ở trên đất nước của họ , mà ở đâu họ cũng sẵn sàng giúp đỡ người đi lạc , qua kinh nghiệm của P ở đây , nên họ có thêm một tính tốt nữa để mình ngả nón ( hỏi đường ) , các bạn hén ? :cuoilan:

              Thân mến

              PL

              Comment


              • #22
                Các bạn thân mến

                Rất vui để đề tài sờ voi có thêm một số hình ảnh ở Nhật do bạn Từ Thụy gởi đến ! Tuy nhiên ,chuyện chụp hình ở Nhật cũng khá vui . Mặc dầu không nói ra nhưng tại những nơi thắng cảnh ở Nhật, người ta đã có sẳn những vị trí cho du khách chụp được những bức hình tuyệt đẹp ... và kết quả khó tránh khỏi là ai du lịch ở Nhật về cũng có những bức hinh giống nhau , chụp ở cùng một vị trí giống nhau ! ( những tấm hình khác nhau phần lớn là do đi lạc hoặc chụp không đúng chổ ) Chính vì lẽ đó mà những tấm hình "giống nhau như đúc " trên diễn đàn sẽ không được upload lại .

                Đối với các bạn mới gia nhập diễn đàn thì Từ Thụy là cây viết nữ trẻ trung ở Sydney thuộc thế hệ đang chờ ngày được về hưu . Từ Thụy đã là thân hữu thầm lặng của diễn đàn từ hồi 2013 ...cho đến khi đề taì Sờ voi Nhật bản khá sôi nổi nhưng thiếu nhiều hình ảnh mới được cô ấy góp một tay .

                Các hình ảnh nầy được đánh số theo thứ tự để lỡ bạn nào muốn hỏi thêm chi tiết hay comment thì cũng tiện để mọi người theo dõi .

                Được biết Từ Thụy đã đến Nhật 2 lần , dưới đây là những tấm hình mới nhất, chụp trong lần thứ nhì vào mùa Thu năm ngoái ( Nov 2015 ).





                H1 : Showa Kinen park




                H2 :



                H3 :



                H4 :




                H5 :



                H6 :


                Tiếp theo là mùa Xuân Cherry blossom năm ngoái chụp trong lần đầu đến Nhật ( April , 2015) :



                H7:



                H8 :



                H9: Fuji Mountain




                H10 :




                H11 :

                Cám ơn Từ Thụy , thân chúc Từ Thụy và các bạn một ngày vui tươi và như ý .

                NTT


                Comment


                • #23
                  Cám ơn anh Toản đã có nhã ý đưa một số hình của TT lên diễn đàn, dù những hình này có lẽ nhiều người đã từng đi Nhật cũng sẽ thấy quen quen (như anh Toản đã nói ở trên :thumbs.

                  TT xin chú thích thêm cho những địa danh này:

                  H2: Ashi Lake (ở Hakone)

                  H3 & H4: Kurobe Gorge

                  H5 & H6: Akashi Kaikyo Bridge (the world's longest suspension bridge) ở Kobe

                  H7: Owakudani Valley (nơi này là một "active volcanic zone with hot springs and hot spring rivers"). Đặc biệt đến nơi này du khách có thể thưởng thức trứng đen (do tác động của chất sulfur trong các nguồn nước thiên nhiên). Tục tryền rằng thưởng thức một trứng đen sẽ thọ thêm 7 tuổi

                  H8: núi Fuji chụp từ Hakone Peace Park

                  H9: núi Fuji chụp từ Oshino Hakkai (còn gọi là Springs of Mount Fuji - tuyết tan từ triền núi của Mt Fuji chảy xuống vào trong 8 hồ nhỏ trong vùng này)

                  H10 & H11: công viên Ueno, nơi có rất nhiều cây anh đào nở hoa vào mùa xuân. Đây là nơi rất đông du khách đến để thưởng lãm hoa anh đào (trong hình các anh chị cũng thấy đó: toàn đầu là đầu)

                  Cám ơn các anh chị đã theo dõi mục Sờ Voi rất hay này.

                  Comment


                  • #24
                    Từ Thụy và các bạn thân mến

                    Wow ! Lâu lắm rồi mới thấy Từ Thụy trở lại diễn đàn nha ! Không biết ngọn gió nào thổi Từ Thụy về đây đó nhỉ ? Không biết có bà con với Từ Thức không hè ? Nhưng đã đến đây rồi thì '' Người ơi ! hãy ở ... đừng về '' , để cùng ... sờ voi với các bạn cho vui Từ Thụy nhé !

                    Cám ơn những hình ảnh chia sẻ của Từ Thụy nha , đẹp lắm , cảnh thiên nhiên của Nhật bản bao giờ cũng đẹp dù lúc đó là mùa xuân hay mùa đông , nhìn thơ mộng như cảnh ở cỏi thần tiên vậy , may mắn là thời gian qua diễn đàn có Anh Toản và Trúc Lâm có cơ hội được đi du lịch Nhật bản nên P và bạn đọc mới được thưởng lảm cảnh đẹp cũng như được nghe kể chuyện đời sống ở nơi thiên đường hạ giới , được mở rộng tầm hiểu biết , chẳng hạn như được nghe kể chuyện về xe kéo , tháp Skytree ... nên cũng vui

                    Từ Thụy được đi Nhật bản hai lần chắc cũng sờ voi được khá khá hén , nhớ chia sẻ với các bạn cho vui nhé

                    Khi nhìn thấy cây cầu Akashi Kaikyo Bridge ( H5 ) , P ngạc nhiên lắm vì thấy hai tầng ! Có phải hình H6 Thụy chụp là tầng dưới không , Thụy đứng đâu để chụp thế , giống như ... như ở trên trần chụp xuống vậy :cuoilan: , nếu cây cầu có hai tầng xe đều chạy qua được , P lại ngả nón thêm một lần nữa vì nơi đâu heavy traffic mà có cầu hai tầng , đường hai tầng như thế thì chả lo bao giờ kẹt xe hết các bạn nhỉ

                    Rất vui khi thấy Từ Thụy trở lại diễn đàn , chúc Từ Thụy lúc nào cũng như hoa hồng nylon , :rose: , vừa đẹp , vừa zai , vừa zẻo , vừa bền nhe , hehe ....

                    Thân mến

                    PL

                    Comment


                    • #25
                      Các bạn mến,

                      Nếu anh KLM không chú thích dưới tấm hình chụp chung với bà thư ký già, thì H cứ tưởng là hình chụp 3 mẹ con đó, vì cái nhếch mép cười của 3 người trong hình giống nhau lắm. hihi




                      Mấy tấm hình chụp cảnh núi đồi sông nước còn mờ hơi sương ( H3, H4) làm H nhớ những ngày cùng bạn bè đi chơi thác ở Bảo Lộc quá. Hồi đó ngố ghê, nhìn thấy thác nước ở xa xa, H rủ mấy bạn: “Hay mình đến đó`gội đầu đi.”

                      Nhìn vào tầng dưới của cây cầu 2 tầng( H 5): “Tầng bên dưới chắc dành cho người đi bộ, mà ai dám bước lên đó nè trời, sơ ý là đi đoong đời nhà ma liền”.

                      May quá có thêm tấm hình bên dưới ( H 6), thấy có lan can dọc theo 2 bên cái sàn cầu kìa, thở phào nhẹ nhõm, hết còn sợ bị té xuống sông rồi phải không H.

                      Chắc Từ Thụy cũng đoán có người sợ bị rơi xuống...., nên đã cho xem cả tấm này phải không( H 6).

                      Cám ơn Từ Thụy nha.

                      Hiền


                      Comment


                      • #26
                        Chào các anh chị.

                        Chị PhuongLe và chị Hiền, ngay dưới chân cầu có 2 nơi cho du khách tìm hiểu thêm về chiếc cầu này. Một nơi gọi là "Bridge Exhibition Center" - trưng bày các thông tin về chiếc cầu như quá trình xây dựng cầu, các thông tin về những chiếc cầu treo khác trên thế giới, v...v... Một nơi gần đó gọi là "Maiko Marine Promenade" - là nơi du khách có thể đi thang máy lên đến chỗ có các observatory hallways (xin lỗi TT không biết gọi tiếng Việt bằng gì) xem chiếc cầu từ cách mặt nước mấy trăm thước (hình như là 300m). Các hình chụp ở trên là từ nơi này. H6 là nhìn từ trong nhìn ra thôi, chứ mình không được đi dọc theo lối đó đâu chị.

                        Xe cộ đi ở tầng trên, tầng dưới để các chuyên viên có thể di chuyển và làm các việc bảo trì cho cầu.

                        [hr]

                        Chuyện sờ voi thì TT cũng chẳng biết mình đã sờ chỗ nào khác các anh chị khác, có lẽ sờ cùng chỗ thôi.

                        Một điều TT thấy là người Nhật họ rất siêng đi lễ bái, cầu nguyện ở các ngôi đền hay chùa chiền. Người ta có thể thấy vô số đền, chùa và miếu khắp nơi trên nước Nhật, giữa những hiện đại của thành phố lớn, đến các nơi hẻo lánh núi rừng, hoặc giữa những đồng ruộng bao la.

                        Nếu để ý, hầu như lúc nào mình cũng có thể thấy các cô cậu hoặc ông bà lớn tuổi cầu nguyện hay xin xăm ở các nơi này. Ngoài ra, trước khi đi đấu, đi thi hoặc làm gì đó, họ cũng đến chùa hoặc đền để cầu chúc được may mắn. Trong hình, các anh chàng trong đội banh (bóng rổ thì phải) đến đền này để xin blessings trước trận đấu ngày mai.

                        ...


                        TT cũng may mắn gặp một vài đám cưới. Có lẽ họ cũng giống người mình, trước ngày cưới cô dâu chú rể đến chùa, đến hoặc công viên để chụp hình.



                        Lễ cưới trong Meiji Shrine (Tokyo).


                        ...


                        Cám ơn chị PhuongLe chúc TT giống hoa hồng nylon :thank3:

                        Các anh chị thấy sao về y phục cưới cổ truyền của người Nhật?


                        Comment


                        • #27
                          Các bạn mến,

                          Nhìn hình chụp đám cưới cùa 2 cặp trong hình thì H thấy:

                          Chú rể: mặc váy rộng và dài vừa đụng tới mắt cá chân, để khoe đôi chân đi vớ và đôi dép nhật trắng. Áo khoác ngoài dài qua mông, cổ áo bà lai to bản, hai thân trước không chạm vào nhau. Tay phải cầm quạt, dưới nách kẹp bộ đơn xin cưới vợ cuộn tròn cho khỏi bị nhàu. Áo màu đen chắc tượng trưng cho cột đền, váy màu xám nhạt chắc tượng trưng cho nền và bậc thềm bước vào đền.

                          Bộ đồ của chú rể tuy màu đen và xám nhưng đã sáng hơn, sinh động hơn nhờ các sọc dọc của váy tạo ra sự tương phản.

                          Được may bằng loại vải không dầy không mỏng, sợi polyester pha cotton thì phải.

                          Cô dâu: Hình như mặc tới 3 lớp áo.

                          Lớp trong cùng có cổ bà lai khoét cao nhất và hẹp nhất, chắc là áo sát nách và chỉ ngắn qua ngực.

                          Lớp kế tiếp cũng cổ bà lai được khoét rộng hơn và sâu hơn, áo dài tới mắt cá. Cổ áo bà lai của hai lớp áo này kéo qua cạnh sườn và được cột giữ vào cạnh sườn của áo. Một cái gùi được buộc vào sau lưng bên ngoài lớp áo thứ hai này.

                          Lớp áo ngoài cùng cũng cổ bà lai nhưng được khoét rộng và sâu hơn nữa, và có tay áo dài và cổ tay áo rộng gần bằng chiều dài cái áo. Nếu cô dâu giang tay thẳng ra hai bên như hình chữ T, chắc cánh tay của cô sẽ trở thành cái sào để treo tấm màn hình chữ nhật, nhưng vì 2 cánh tay cặp vào hai bên hông, nên mảnh vải của tay áo đẩy ra phía hông và sau lưng, trông như hai vạt áo ở hai bên thân người. ( cánh tay áo của cô phù dâu cũng hình chữ nhật như thế, nhưng bề rộng của cổ tay áo chắc chỉ bằng hơn 1/3 bề rộng cổ tay áo cô dâu, nên cái mảnh vải của tay áo ngắn hơn, nên trông không giống như vạt áo)

                          Dù vải may mũ đã được ủi một lớp vải keo cho cứng và có khung cho đứng, chắc cái mũ cũng được gắn hay cài vào áo bên dưới để mũ được đứng yên trên đầu nhỉ?

                          Vật liệu chắc bằng gấm hay tơ hay sợi tổng hợp, màu sắc nhẹ nhàng kem kem như màu rơm rạ khô, hay có những màu sắc của mây, trời, sông nước, lá, hoa của xứ phù tang.

                          Khổ vải để may áo chắc phải đến 140cm và hình dáng từng mảnh của áo đều hình chữ nhật, áo choàng ngoài của cô dâu được may bằng 2 lớp vải để mặt trong hay mặt ngoài của áo đều là mặt phải của vải hết, lớp vải phía trong thường là vải màu trắng hay màu trơn.

                          Hình dáng của mỗi mảnh đều là chữ nhật cả thì đi thuê áo cưới dễ nhỉ, và sửa lại thành cỡ nhỏ hơn cũng dễ nữa, nhiều lớp nhiều mảnh, nhưng toàn đường may thẳng nên may cũng dễ. H nghĩ như vậy.

                          Vì áo to và suông nên vải phải hơi dầy một chút, hoa dệt trên áo cũng to, các viền cổ cũng có bản rộng để tạo sự cân đối giữa các chi tiết cho bộ áo cưới cô dâu, mũ cũng phải có dáng rộng rộng cho đồng bộ.

                          Nói chung với kiểu dáng, vật liệu, màu sắc như thế làm y phục cưới cổ truyền của Nhật có nét trang nghiêm, cổ kính, và đẹp kiểu Nhật Bản

                          Khi xem tấm hình chụp sau lưng ba người:

                          Chiều rộng bộ y phục của cô phù dâu kế bên vừa bằng số đo vòng mông tạo nét tân thời trẻ trung.

                          Phong cách mạnh mẽ, nhanh nhẹn, trẻ trung trong bộ y phục này của cô phù dâu, đi kế bên cô dâu có cái gùi phía sau lưng hơi lớn, hơi dài, và dáng đi của cô dâu chú rể thì như thụt lại phía sau, không mạnh bước.

                          Sự tương phản ấy khiến H thấy giống như cô dâu như vẫn còn ngần ngại chưa muốn đeo gông vào cổ.

                          Thân ái

                          Hiền


                          Comment


                          • #28
                            Các bạn mến

                            Cái mục du lịch thì KD chỉ biết thưởng thức chứ không biết góp ý gì ,vì chưa đi Nhật bao giờ , KD thấy LP với Hiền cũng chưa đi Nhật mà 2 cô bạn lại có nhiều ý tưởng đóng góp khi chỉ được nhìn qua những hình ảnh của mọi người đã đi du lịch ở Nhật gởi lên, còn KD thì cứ mù tít.KD muốn góp chút chuyện ngoài đề cho vui ,

                            NHìn trong hình thấy trong ngày trọng đại Người NHật đi dép nhật , lại nhớ đến chuyện dép nhật trong thời kỳ bao cấp ở Việt Nam . Vào cái thời khắc, khắc khoải ấy dân VN nhất là ở miền Bắc ai có đôi dép nhựa là đã khá lắm rồi , mà ai lại có đôi dép nhật thì còn huy hoàng hơn nữa

                            KD có cô bạn người miền Bắc dạy cùng trường Trung học Sư Phạm Đà- Lạt hay nói rằng:

                            Sư phạm ăn tạm củ khoai

                            Chân đi dép nhật miệng nhai bánh mì

                            .

                            Các bạn thấy đó dân cổ trắng , mang dép nhật lại được ăn cơm tây thì trước mắt mọi người họ bảng bao lắm chứ

                            Tới đây KD lại nhớ chuyện Hiền kể khi đi ra Bắc thăm nuôi người nhà , trong khi chen lấn mua vé tàu thì xém chúc bị mất chiếc dép nhựa , nhưng sau lại tìm thấy nó núp trong đám lá sát vách tường , KD bật cười lại nhớ cô bạn còn kể : thời đó ở ngoài phố những người nghèo buôn thúng bán mẹp, hay những người nông dân chỉ mang dép lốp , trong nam gọi là dép râu thôi , dân bảnh bao mới mang dép nhựa . vì nghèo nên mới sinh ra cắp vặt . Chuyện kể như thế này:

                            Dân VN thì nhàn rỗi lắm , những "thương gia mánh mung" hay những dân cổ trắng ,cổ xanh , thường hay có mặt ngoài quán cóc tán dóc , người ta thường hay ngồi vắt chân chữ ngũ 1 chân để dưới đất có mang dép , chân kia vắt tòng teng lên chân nọ không mang dép , chiếc dép tháo ra để kề bên chân mang dép , trong lúc đu đưa, lắc lư hăng chuyện thì từ đâu nhè nhẹ thò ra 1 cây kẽm do nhà máy thép Bắc giang sản xuất , trên đầu cây kẽm được bác lò rèn đánh cong cong, từ từ rờ vào trúng cái quai dép , luồn cái đầu móc cho dính chặt vào quai rồi 1 cách lanh lẹ lôi chiếc dép đi theo sự hướng dẫn của bàn tay ai đó , ra khỏi chỗ nằm cũ , nhảy tọt vào bị của ai đó không phải của chủ nhân đôi dép . Dân nhàn hạ sau 1 hồi lắc lư say chuyện , thò chân xuống đất thì la lên gọi" dép ơi dép hỡi cưng đi đâu rồi" , nhưng dép nó giận gọi chẳng thèm thưa .

                            Bạn có biết họ lấy đi 1 chiếc dép để làm gì không? Họ đem bán đó . Ngày đó trong những sạp bán dép ngoài chợ , ngoài những dép mới , có bán cả dép cũ nữa và ở 1 góc xạp có 1 đống dép lộn xộn đổ ngổn ngang , chỗ đó bán dép 1 chiếc . Vì nghèo nên sinh ra cái dịch vụ cười ra nước mắt .

                            Cô bạn nói Khi ai bị mất dép chớ có vội mà quăng chiếc kia đi kẻo uổng , cứ tự nhiên đi quanh chợ 1 chân mang dép ,1 chân trần thì sẽ có người đi đường trông thấy mà dẫn ta tới những xạp có bán dép 1 chiếc ,tìm mua chiếc bên kia . Khi bạn đã tìm ra được của đã mất ,thì bạn trả tiền mua 1 chiếc theo giá dép cũ và cho thêm người dẫn đường 1 chút tiền cò tuỳ theo lòng hảo tâm của bạn .

                            Đó là chuyện dép trong thời bao cấp , chắc bây giờ xạp bán dép 1 chiếc chỉ còn là kỷ niệmmột thời, cười ra nước mắt phải không các bạn .

                            KimDung

                            Comment


                            • #29
                              Từ Thụy và các bạn mến

                              Cám ơn Từ Thụy đã chia sẻ với P và các bạn về công dụng của chiếc cầu ... hai tầng nha , thêm một minh chứng cho thấy các kỹ sư người Nhật làm gì cũng tính toán thật kỹ lưởng , không thích nói no hay because (xin phép được copy lời của anh Khai nhen , hihi ) có lẽ do đất nước của họ bị nhiều thiên tai nên làm gì họ cũng nghĩ tới sức bền của sản phẩm trước cho nên mới có cầu hai tầng , tháp Skytree không sợ động đất , đem sự an tâm xử dụng tới cho mọi người , nên làm sao dân họ không mạnh , nước họ không giàu được các bạn hén ?

                              Từ Thụy ơi , khi chia sẽ những tấm hình về Chùa chiền , Đền đài , Từ Thụy có thấy Thụy đã sờ vào chỗ nào khác của con voi so với các bạn chưa nhỉ ?

                              Vào chỗ ... tâm linh của con voi đó Từ Thụy , qua những hình ảnh và lời chú thích của Thụy , P thấy đời sống người Nhật tuy rất gần với văn minh khoa học , sáng kiến của họ luôn được thế giới ngưỡng mộ nhưng bên cạnh đó đời sống tâm linh về niềm tin tôn giáo của họ vẫn khá cao , điển hình như đi thi , cưới hỏi , xin xăm , họ thường đến chùa cầu nguyện , làm lễ để chứng tỏ lòng thành , P thấy mắc cười khi nghe Thụy kể đội bóng của họ tới Chùa cầu nguyện trước khi ... thi đấu ! :cuoilan: Trời Phật Thánh Thần luôn thương yêu chúng sanh như nhau , nếu cả ... hai đội cùng vào cầu xin thắng trận thì không biết các Ngài xử sao ta , chọn bên nào bỏ bên nào đây ? hichic , bên tình bên ... hiếu bên nào nặng hơn ? :cuoilan: hihi

                              Qua những tấm ảnh về đám cưới , đây là lần đầu tiên P được thấy áo Kimono truyền thống dành cho các Anh nam , , P chỉ có một chút nhận xét là , người mặc Kimono rất ... kín cổng cao tường nhưng vẫn rất đẹp , nét đẹp toát ra ở nét mặt và mái tóc búi của người phụ nữ nhìn rất tinh tế , sang trọng và quý phái , rất hòa hợp với bộ áo kimono nhiều lớp của họ , mặc vào mùa thu mùa đông có thể vừa ấm vừa đẹp nên có lẽ mùa này người ta hay làm ... đám cưới ? :cuoilan:

                              Ah , Thụy ơi , sao Người Nhật ăn trứng đen mà tin rằng ăn một trứng thọ thêm 7 tuổi thế , trứng này có bổ hơn trứng màu sáng không , các bạn sờ voi Nhật Bản khi sang bển thiệt may mắn nha , còn được thưởng thức trứng tăng tuổi thọ nữa nha ? hic , nghe vui quá , giống như người ta đã khám phá ra được thuốc trường sinh bất tử rồi vậy đó . Phải chi ngày xưa vua Tần thủy Hoàng biết được , ngài chỉ cần sơi mỗi ngày ... một trứng thôi thì ngài sẽ còn làm vua tới ... bây giờ các bạn hén , , hichic

                              Cám ơn Từ Thụy đã chia sẽ với P và các bạn nhiều nhé

                              Thân mến

                              PL

                              Comment


                              • #30
                                Các bạn mến,

                                Để xem y phục cưới của Nhật ra sao, thì phải nhìn mấy tấm hình đó mà bói thôi, đeo kính vào bói thử, bói xem vật liệu, màu sắc, bói xem họ cắt và may ra sao. Và còn vận dụng cả kiến thức KNC nữa để bói cho vui, rồi chờ kết quả xem trúng trật thế nào hihi.

                                Vẻ đẹp quốc phục, y phục truyền thống của mỗi dân tộc luôn mang ý nghĩa riêng, nét đẹp riêng, bản sắc riêng, mang tính cách lịch sử riêng, phù hợp với vóc dáng riêng, lối sống riêng của mỗi dân tộc, thì là điều không thể so sánh với nhau được, nên H chỉ khen y phục đám cưới của Nhật đẹp kiểu Nhật bản mà thôi các bạn à.

                                Đối với Hiền thì quốc phục VN kiểu khăn đống áo dài là đẹp nhất, duyên dáng nhất, ý nghĩa nhất cho cả nam lẫn nữ.

                                Hiền mà mặc kimono thì chắc thiên hạ chạy đi, còn khi H mặc áo dài VN thiên hạ chạy lại, vì nó hợp với vóc dáng, tính cách, con người VN của H hơn. Vài cô bạn Úc của H nói là thấy mấy cô VN mặc áo dài đẹp quá, nên họ cũng đặt may vài bộ áo dài VN, nhưng sao khi mặc vào họ lại thấy không đẹp mấy, họ thấy họ mặc đầm đẹp hơn.

                                Người VN mặc áo dài VN trong trường hợp nào cũng vẫn đẹp, trong lễ nghi, tiệc tùng, buôn bán, tiếp thị, đứng lớp, diễn hành, trên sân khấu,họp mặt, đi chùa, đi lễ, hội chợ, gánh gồng, đi xe đạp, xe gắn máy...

                                Chợt nhớ lại hình ảnh những cô nữ sinh trong bộ áo dài trắng quần trắng, trên chiếc xe đạp mini trên đường đến trường và từ trường về nhà, sao mà dễ thương quá.

                                Con gái của H cũng thích mặc áo dài trên đất Úc, nên H cũng may nhiều áo dài cho chúng, lúc nào H thích mặc thì lại mượn của con thôi, tiện lắm.

                                Ôi! Tôi yêu chiếc áo dài VN, mang hình ảnh nước tôi.

                                Thân ái

                                Hiền


                                Comment

                                Working...
                                X