Announcement

Collapse
No announcement yet.

Sờ Voi Nhật bản

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Các bạn mến,

    Đang ngồi ở sau vườn, đong đưa trên cái xích đu 3 chỗ ngồi đã sắm cách đây 26 năm, tự nhiên H chú ý đến vật liệu của cái xích đu mà mình đang ngồi lên trên và đang dựa lưng vào nó.

    Đó là cái phên màu trắng gồm các ô hình chữ nhật đan lại với nhau bởi các cọng sắt có đường kính khoảng 5 hay 6 mm.

    “Vậy thì mình sẽ dùng loại lưới này để uốn theo chu vi vòng trong của cái đáy xe cáp, để người ngồi trên đó không bị té xuống. Bọc bằng cái lưới toàn màu trắng như vậy thôi sao, chắc cái xe cáp có vẻ buồn chán lắm, phải có thêm màu sắc , và các đường viền sao cho đẹp nữa chứ”




    Nghĩ thế nên H chạy ngay vào nhà kho, lục lục lọi lọi, tìm được vài hộp màu nước. Vội vàng múc mỗi màu một muỗng bỏ lên 1 cái đĩa sành trắng. Không có cọ để tô màu, thôi thì dùng ngón tay trỏ vậy. Chấm ngón tay vào từng màu một để bôi nó lên cái phên sắt của lưng xích đu: xanh lá cây, vàng, đen, đỏ, xanh dương, có bao nhiêu màu thì quẹt lên bấy nhiêu, Hi Hi. “ Ủa, chỉ quẹt quẹt mấy cái lên thôi, mà cái lưng xích đu đã có vẻ vui tươi sinh động hẳn lên rồi ta”.

    Nếu dùng đúng loại sơn cho sắt, có nhiều màu sơn đẹp, sơn bằng cọ đàng hoàng, và nhất là được sáng tác bởi họa sĩ vẽ tranh trừu tượng Cường Trần thì cái xe cáp sẽ trở thành một tác phẩm nghệ thuật chạy trên các đường ray, còn gì thú vị hơn nữa nhỉ, phải không các bạn.




    “ À, đừng có vây kín hết chung quanh nha H, phải có khoảng trống ở hông để lên xuống và đừng quên ráp vào đó một cái cửa kéo ( sliding door) đấy, kéo sang một bên vách để bà con bước vô, kéo cho đóng lại, cài cho an toàn trước khi rời bến ha ha. Chưa xong, cần có 2 băng ghế dài có dựa lưng dành cho người lớn tuổi, trẻ em, và các phụ nữ mang thai nữa chứ . Còn thiếu cái gì nữa nhỉ, nhớ ra rồi, cái thành của thùng xe cáp hơi cao,thì phải có cái ramp dành cho xe lăn, sẽ được kê vào cửa khi cần đến” ( như nhiều gia đình ở VN, luôn có cái ramp trong nhà, để tạo một mặt đường nghiêng khi dắt xe gắn máy từ lề đường vào trong nhà, hay từ nhà xuống lề đường đó)

    “ Còn mái che, mình thì không thích mái bằng rồi. Vậy thì bắt chước các kiểu mái của hộp thư ( letter box) đi H à, nhiều kiểu lắm, tha hồ mà chọn lựa, vừa xinh xắn lại đơn giản dễ gò lắm đó.”

    H vừa chế xong cái thùng xe cáp nè, nó có sliding door, có mái che, có 2 băng ghế dài nữa đó, chỉ có điều là chỉ được ngắm thôi , không ai được chui vô ngồi trong cái thùng xe cáp làm bằng giấy, ren và bằng lưới lót cổ áo dài của H đâu đấy nha.:blush:

    Ủa sao trong hình không thấy cái ramp đâu cà. Các bạn ơi, tội nghiệp cho cái ramp rời bằng giấy của H lắm, nó bị rơi xuống đất lúc nào khong biết, và đã bị đôi giày vô tình của H xéo lên xẹp lép rồi.hu hu rồi hi hi.






    ***********************************

    Các bạn mến,

    Cái xe cáp của chùa Phật Quang đã xong bước 1: là bước nền tảng, nhiều công sức nhất, khó khăn nhất và quan trọng nhất: Đó là một hệ thống đường ray với xe cáp hiệu quả và tốt như thế.

    Ngừng lại ở bước 1 này thôi thì uổng quá. Chỉ cần hai bước đơn giản nữa thôi, là bước 2 và bước 3, thì sẽ biến thành những chiếc xe cáp dễ thương đẹp mắt lại an toàn cho khách đó, mà vẫn không mất đi chức năng chở đồ các bạn à:

    Bước 2: vẽ kiểu, chọn màu sắc cho từng chi tiết và chọn vật liệu, thực hiện phần che chắn xung quanh, mái che, cửa, ghế dài, ramp.

    Bước 3: sơn phết trang trí và thảo ra 1 chương trình bảo trì để bảo đảm sự an toàn cho thiết bị này:

    Phải có lớp sơn chống rỉ sét trước khi sơn các màu sắc đã chọn lên cho những gì đã thưc hiện ở bước 1 và 2, đừng quên sơn lại cái khung hình tam giác theo màu sắc mới chọn lựa ( đó là cái khung ở dưới thùng xe để cân bằng độ dốc cho cái thùng xe đó). Các lớp sơn trang trí không những gia tăng nét thẩm mỹ mà còn bảo vệ cho các vật liệu được lâu bền.

    Một đôi guốc mộc tầm thường thì chỉ bày bán ở chợ bình dân thôi, nhưng nếu nó được đánh giấy nhám cho mịn màng , vẽ trạm trổ lên, và phủ bên ngoài một lớp vẹc ni nữa, giá trị của nó sẽ nhảy vọt lên nhờ công sức của những bàn tay và con mắt nghệ thuật đã đem lại cho nó một vẻ đẹp mỹ miều, góp phần làm đẹp cho thế giới quanh ta. Người ta sẽ nâng niu trân quí nó hơn,hãnh diện về nó hơn, thích nhìn ngắm nó, lo gìn giữ nó, sẽ đem nó ra khoe với bạn bè, và bầy trong các tủ kính tại các cửa hàng bán quà lưu niệm. Đây là cách mà Nhật bản áp dụng: Vật được sản xuất ra phải hội đủ 3 yếu tố: tốt+ hiệu quả+ đẹp.

    H nghĩ ai cũng như nhau, là thích nhìn ngắm hay được ngồi trên những chiếc xe cáp xinh xắn và an toàn, và ai cũng muốn có được cái cảm giác thư thái trong khi bước lên những bậc thang bên cạnh. Đó là những nhu cầu thật đơn sơ. Nhất là người càng nghèo thì càng cần được xã hội quan tâm đến nhu cầu này hơn.




    Bằng những phương thức đơn giản (nguyên tắc KISS) hãy làm cho nơi mình sống nơi mình sinh hoạt xinh đẹp hơn, an toàn hơn, thoải mái hơn, thì dù cho đang ở đâu mình cũng thấy như đang hưởng holiday đó.

    Thay đổi cách suy nghĩ không phải một sớm một chiều, mà cần phải có một nơi bắt đầu trước, để những nơi khác thấy rõ sự khác biệt, như khi thấy con thiên nga giữa đàn vịt, cần những buổi thuyết giảng của các thày, các bài viết về đề tài này trên báo chí, radio, truyền hình, để mọi người thấy hãnh diện tự hào, hãy nói về các ưu điểm của thiết kế này của kỹ sư VN, hãy nêu lên những nét riêng của dân tộc mình, thì sẽ từ từ lan rộng ra mãi.

    Hơn nữa, khi phương tiện giao thông được cải thiện thì mọi sinh hoạt sẽ sầm uất, kinh tế sẽ phát triển, đời sống dân chúng sẽ được nâng cao.

    Thân ái

    Hiền

    (người có nhiều ước mơ)

    -----------------------------------------------------------

    Kim Dung wrote:

    Hiền nè, nghe Dung Hát:

    Đời em biết bao nhiêu mộng mơ,

    ước đôi cánh đẹp như Thiên Thần,

    em sẽ bay lên trời trong sáng,

    Để em ngắm quê hương đẹp xinh.

    thânái

    KimDung


    Comment


    • #47
      Các bạn thân mến ,

      Hôm nay xem lại những gì chúng ta đã viết cho đề tài nầy có lẽ các bạn đọc và chính con voi Nhật bản sẽ cảm thấy không được nhiều so với số lượng những mẩu chuyện ,những suy nghĩ , kinh nghiệm bản thân của các bạn đã du lịch , làm việc , học hỏi về đất nước , xã hội , người dân Nhật bản . Được biết số lượng này không hề ít trên diễn đàn và ngày càng tăng !





      Món cá nướng vĩa hè Nhật bản . Khăn được người bán quấn trên đầu chắc là để tránh mồ hôi rớt xuống làm mặn cá


      Trong những ngày tới ,rất mong được các bạn tiếp tay, chia sẻ đề tài "Sờ Voi Nhật bản" với bạn đọc khắp nơi trên diễn đàn .

      Thân ái

      NTT


      Comment


      • #48
        Có một anh chàng kỹ sư trẻ ( Project eng. ) làm việc cho một công ty xây dựng ở Úc , holiday đem bạn gái qua Nhật chơi , nhân dịp này một công ty Air conditioning ở Nhật mời anh ta ghé thăm cho biết nhà máy của họ và đây là thường thuật của anh ta để chúng ta thấy người Nhật chăm sóc "đối tác" như thế nào, làm sao chiếm được cảm tình mà không làm khách hàng cảm thấy nặng nề ràng buộc .



        Location : Shibuya station , Tokyo . ( Người băng qua đường )


        ... Ngạc nhiên đầu tiên là từ trong ga đi ra đã thấy một người tài xế taxi cầm bản tên của anh ta đứng chờ sẳn . Ngạc nhiên kế tiếp, có phần hơi lúng túng cho một thanh niên sinh ra và lớn lên trong xã hội Úc là khi bước vào công ty, anh ta được chính xếp lớn của Cty ra bắt tay chào đón một cách trịnh trọng , hai bên là hai hàng nhân viên đứng vổ tay ! Trong lúc tham quan nhà máy , chuyện trò, trao đổi một vài vấn đề kỹ thuật với người đồng cấp , người nầy chỉ cho anh ta về hướng các cột cờ của nhà máy và nói :

        -Anh thấy không , hôm nay có anh tới chúng tôi treo cờ Úc bên cạnh để chào mừng sự hợp tác làm ăn giữa người dân Nhật và Australian .

        Trong làm ăn vào những dịp đấu thầu, sự cạnh tranh giá cả giữa các công ty Nhật với nhau cũng khốc liệt lắm ! Cty nầy cho giá rẻ thì sẽ có công ty khác cho giá rẻ hơn và giải pháp cuối cùng là họ phải tìm cho ra một khâu nào đó trong sản xuất , phục vụ ...làm vật hy sinh để giảm giá .

        Theo nhận xét của nhiều người , "Vật hy sinh" của thiên hạ chọn, phần lớn năm ở khâu chất lượng , theo đó " you get what you pay for " là lẽ tự nhiên. Tệ hơn thì cho giá cực kỳ rẻ để loại đối thủ , thắng thầu rôi trong quá trình phục vụ ,dựa vào các khe hở của hơp đồng để đội giá cao hơn . Đối với các công ty Nhật trong trường hợp này , họ sẽ có khuynh hướng kêu gọi công nhân của chính họ chia sẻ khó khăn .

        Câu hỏi có thể phát sinh là chúng ta sẽ được đối xử như thế nào khi đến Nhật trong vai người phục vụ kiếm tiền ?

        Thân ái

        NTT


        Comment


        • #49
          Câu hỏi có thể phát sinh là chúng ta sẽ được đối xử như thế nào khi đến Nhật trong vai người phục vụ kiếm tiền ?

          Thân ái

          NTT
          Câu hỏi cuả anh NTT đặt ra, chắc khó có người giải đáp được vì T nghĩ phần lớn bạn đọc cuả diễn đàn chắc không có mấy ai làm công cho Nhật (làm việc giống như mấy người bồi bàn, nấu bếp T gặp trong tiệm bánh xèo Saigon ở Shinjuku trong chuyến đi chơi ở Nhật cuả T.)

          Tuy vậy, T thường nghe các chương trình phát thanh cuả VOA qua internet. Cách đây khá lâu, T có nghe chương trình do Trà Mi phỏng vấn các bạn trẻ từ VN đang sống, làm việc và học hành ở Nhật. Họ đã thấy, nghe, cảm nhận, so sánh về nước Nhật, người Nhật như thế nào trong thời gian ở đó? Bài phỏng vấn này không trả lời trực tiếp câu hỏi: người VN làm công bên Nhật được đối đãi như thế nào nhưng mình có thể suy ra được câu trả lời.

          Chương trình này phát thanh cách đây mấy năm, mời bạn đọc nghe lại. T kèm theo ‘script’ cuả chương trình nếu bạn đọc không nghe được rõ.


          Nhật Bản trong ánh mắt giới trẻ Việt Nam


          Tạp chí thanh niên

          Trà Mi-VOA

          18.04.2011

          Người dân Nhật Bản lâu nay vẫn được mọi người ca ngợi về tính tự giác, tự trọng, và tinh thần dân tộc rất cao. Những đức tính này càng nổi bật sau thảm họa động đất và sóng thần ở xứ sở hoa anh đào hôm 11/3 vừa qua. Cộng đồng thế giới và truyền thông quốc tế đang hướng về đất nước mặt trời mọc không chỉ lưu ý tới những thiệt hại thiên tai mà đặc biệt chú ý tới tư cách, phẩm chất, và khí khái của người dân xứ Phù Tang trước nghịch cảnh. Ba vị khách mời trong chương trình hôm nay, những bạn trẻ Việt Nam đang tu nghiệp và làm việc ở Nhật, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thêm về những cái hay, cái đẹp của đất nước và con người Nhật Bản.

          Bấm vào đây để nghe chương trình

          Mai Linh: Em tên Mai Linh. Năm nay em 24 tuổi, ở Hưng Yên. Em qua Nhật để làm việc và học hỏi kinh nghiệm làm việc của người Nhật. Em sang đây được 2 năm rưỡi.

          Quang Hải: Em là Vũ Quang Hải, năm nay 29 tuổi, quê ở Phú Thọ. Em qua Nhật được 2 năm 10 tháng, với tư cách tu nghiệp sinh, vừa học tập vừa làm việc.

          Danh Ngọc: Em là Nguyễn Danh Ngọc, năm nay 27 tuổi. Em ở Hà Tây, sang Nhật được 2 năm 10 tháng với hình thức tu nghiệp sinh nhưng thực chất là đi lao động.

          Trà Mi: Vì sao các bạn chọn nước Nhật là nơi tới để học tập kinh nghiệm làm việc mà không phải là một quốc gia nào khác?

          Mai Linh: Em thấy Nhật là nơi có nhiều cơ hội để mình học hỏi.

          Quang Hải: Em chọn Nhật vì Nhật từ một nước chưa có gì mà phát triển được tới ngày hôm nay, là nước bị thiên tai nhiều trên thế giới mà có thể phát triển mạnh như thế, nên em muốn tìm hiểu tại sao. Em ước mơ được tới những nước số 1, số 2 thế giới như Mỹ hay Nhật để tìm hiểu vì sao họ có thể đạt được mức phát triển cao như vậy.

          Trà Mi: Mình nghe nói rất nhiều về các nét đẹp trong đời sống và con người Nhật, đặc biệt sau đợt thiên tai vừa qua, rất nhiều phương tiện truyền thông đề cập đến điều này. Các bạn là những người trẻ Việt Nam có cơ hội sống và làm việc tại Nhật, những gì các bạn đã từng biết và nghe nói về Nhật so với những gì các bạn chứng kiến khi thật sự đặt chân tới đất nước này, các bạn ghi nhận được những gì ấn tượng nhất?

          Mai Linh: Nước Nhật rất đẹp, rất sạch, con người sống rất văn minh, đến các cụ già vẫn lao động. Em thấy rất đáng khâm phục.

          Danh Ngọc: Người Nhật cách cư xử của họ rất lịch sự. Sang đây em thấy mình có được một môi trường học tập rất tốt. Mấy năm sống ở đây, em nghĩ không biết đến lúc về Việt Nam mình sẽ phải sống như thế nào một khi đã quen với môi trường sống như ở Nhật rồi.

          Quang Hải: Em thấy ý thức của người dân Nhật rất cao, luôn kiên cường đứng lên. Người Nhật cần cù, làm việc không mệt mỏi. Tới đây mình cảm thấy thật sự bước vào một thế giới khác hẳn. Họ làm việc và cống hiến hết sức mình cho xã hội, nhiều hơn cho bản thân họ. Từ khi còn rất nhỏ họ đã được giáo dục ýù thức rất kỹ càng.

          Danh Ngọc: Những người già về hưu vẫn thường đi làm tình nguyện viên, hoặc khi đi dạo thấy rác, họ vẫn nhặt mang về. Họ không bao giờ vứt rác bừa bãi ra ngoài đường hay ở nơi công cộng. Ý thức đấy mình rất cần phải học hỏi. Thảm họa liên tiếp xảy ra, hết động đất tới sóng thần mà họ không hề hoảng loạn, không có những vụ cướp bóc gây rối loạn xảy ra.

          Trà Mi: Các bạn chứng kiến dân Nhật tiếp tục cuộc sống của họ ra sao?

          Mai Linh: Toàn thế giới phải khâm phục tính kiên cường của người Nhật. Sau bao nhiêu thảm họa xảy ra thế, họ vẫn vui vẻ sống. Vẫn có những người sẵn sàng đi vào những nơi nguy hiểm có chất phóng xạ để dọn dẹp những đống đổ nát. Họ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.

          Trà Mi: Đó là một vài đức tính của người Nhật trong những hoàn cảnh rủi ro, hoạn nạn họ tương trợ với nhau ra sao và ứng phó với hoạn nạn như thế nào. Còn trong đời sống hàng ngày, chẳng hạn như về đời sống xã hội, các bạn thấy trật tự an ninh xã hội ở Nhật ra sao?

          Quang Hải: Nói chung ở bất kỳ đất nước nào cũng đều có chuyện cướp bóc nhưng đúng là ở Nhật chuyện này rất là ít. Phải nói là ở Nhật cảm thấy cực kỳ an toàn. Mọi người rất tuân thủ luật lệ.

          Trà Mi: Thế còn về nếp sống gia đình, giao tiếp xã hội có những điểm nào các bạn cảm thấy hay cần phải học hỏi?

          Quang Hải: Gíơi trẻ Nhật có tính tự lập từ rất nhỏ.

          Danh Ngọc: Ở Nhật chuyện được bố mẹ trợ cấp hoàn toàn tiền để học đại học rất ít. Phần lớn họ vừa đi học, vừa đi làm để kiếm tiền đi học. Trong giao tiếp, văn hóa của người Nhật là chú ý hết sức để không làm tổn thương đối phương. Vì vậy, họ hạ mình xuống và nâng người khác lên. Họ giao tiếp rất lịch sự. Cái này mình rất cần học hỏi. Em cảm thấy ấn tượng nhất ở điểm này.

          Trà Mi: Ấn tượng của bạn Ngọc mình cũng đã được nhiều người chia sẻ rằng trong mọi mặt đời sống xã hội từ các hàng quán đến các cửa hiệu mua sắm, người Nhật đều thể hiện tác phong này.

          Mai Linh: Các cửa hàng mua bán rất nhã nhặn. Mình vào họ chào hỏi, dù mình có mua hay không họ cũng đều giới thiệu tận tình. Mình không mua họ vẫn cảm ơn.

          Trà Mi: Còn về các dịch vụ công cộng như bệnh viện, trường học chẳng hạn, thì sao?

          Mai Linh: Em đã có dịp vào bệnh viện để thăm người bạn. Nếu dùng từ để mô tả thì phải nói là tuyệt vời. Nó khác xa với môi trường ở Việt Nam mình.

          Quang Hải: Điểm này người Nhật làm rất tốt, mình nên học tập.

          Trà Mi: Cung cách phục vụ ở những lĩnh vực dịch vụ này chu đáo hay cao cấp hơn ở Việt Nam phải chăng vì họ là lĩnh vực tư, còn ở Việt Nam, phần đông các bệnh viện là bệnh viện công nên không được như vậy? Đây có phải là nguyên nhân của sự khác biệt?

          Danh Ngọc: Em nghĩ không phải. Đó là do văn hóa của họ. Bệnh viện của chính phủ họ càng tuân thủ luật lệ chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn.

          Quang Hải: Nói chung ở đâu cũng vậy, khi người ta được trả lương đủ để trang trải cuộc sống thì họ sẽ tâm huyết với công việc. Ở đất nước vừa thoát nghèo như Việt Nam thì mức lương còn thiếu thốn rất nhiều, khiến người ta không thể dồn hết sức mình vào công việc.

          Trà Mi: Quay sang lĩnh vực bộ máy hành chánh hay lực lượng công quyền như cảnh sát, các bạn ghi nhận như thế nào? Tác phong phục vụ của quan chức chính quyền và lực lượng công lực ra sao?

          Quang Hải: Đối với người Nhật, thời gian là quan trọng nhất. Đến bất kỳ địa điểm nào, vào công sở nào, họ luôn luôn chú trọng đến thời gian thuận tiện cho mình và họ làm việc rất nhanh.

          Danh Ngọc: Em thấy đặc biệt ở Nhật, càng có chức vị cao, họ càng tỏ ra thân thiện và có trách nhiệm với việc làm của họ. Bên này, chính quyền đa đảng nên nếu có chuyện cửa quyền thì chắc chắn chính bản thân người đó sẽ phải chịu hậu quả. Dân Nhật có tự do ngôn luận họ có quyền nhận xét Thủ tướng làm ra sao, sai hay trái, thậm chí còn đưa lên báo chí nữa.

          Trà Mi: Bạn vừa chia sẻ một điểm khá đặc biệt trong đời sống của người Nhật là quyền tự do ngôn luận. Khi ra nước ngoài, các bạn học hỏi được gì từ điểm này? Thế nào là quyền tự do ngôn luận và ảnh hưởng, tác động của nó đối với người dân ra sao?

          Danh Ngọc: Quyền tự do cá nhân được đặt lên cao, làm trọng. Họ có thể được tự do bày tỏ quan điểm và suy nghĩ. Điều này khác rất nhiều so với Việt Nam. Họ phê phán được chính phủ của họ. Còn ở Việt Nam mà như thế sẽ bị coi là phản động hay phản quốc.

          Trà Mi: Mình nghe nói rất nhiều rằng tinh thần dân tộc của người Nhật rất cao. Về điểm này, các bạn có sự so sánh ra sao giữa hai đất nước?

          Danh Ngọc: Em thấy mọi thứ bên Nhật này Việt Nam mình đều cần phải học hỏi rất nhiều. Về tinh thần dân tộc, trong vụ tranh chấp đảo với Trung Quốc, họ phát động nhiều lắm. Ra đường đi đâu cũng thấy họ bàn tán việc này. Họ còn khơi dậy lên tinh thần đó cho bọn em nữa kìa, vì Việt Nam cũng cùng chung cảnh ngộ là bị cướp mất đảo. Ở Việt Nam chỉ bàn tán chuyện biết chuyện thôi nhưng không có hành động thực tế cụ thể dám làm những việc như thế. Em thấy chưa có. Đó là vấn đề nhận thức của mỗi người. Tính tập thể, tính cộng đồng của người Nhật cao nên khi phát động là mọi người đều hưởng ứng. Ở Việt Nam thì không, chưa có được điều đấy. Chúng ta nên cần học hỏi giới trẻ Nhật về tính tự giác ngay từ bé.

          Trà Mi: Xã hội nào cũng có những mặt tốt, mặt xấu, những điều hay và những nét chưa đẹp. Mình đã nói qua những nét tích cực rồi, các bạn có ghi nhận những gì mà các bạn cảm thấy chưa được hay?

          Danh Ngọc: Em thấy có điểm này chưa được hay cho lắm. Chẳng hạn có những người nước ngoài sống ở đây đến 30 năm vẫn cứ là người ngoại quốc, không bao giờ được coi như là người Nhật chính gốc.

          Trà Mi: Có lẽ vì tinh thần dân tộc của họ quá cao, phải không?

          Danh Ngọc: Vâng.

          Trà Mi: Một lời ngắn gọn nhận xét về đất nước Nhật, nơi các bạn đã chọn tới học tập, các bạn sẽ nói gì?

          Danh Ngọc: Em ấn tượng ở tinh thần đoàn kết toàn dân tộc với nhau để đưa đất nước đi lên hay đứng dậy qua những thảm họa như thiên tai vừa rồi. Cái đó mình cần phải học.

          Trà Mi: Hải và Linh, khi các bạn về lại Việt Nam, các bạn sẽ mang theo mình những gì sau 3 năm học tập và làm việc tại Nhật?

          Mai Linh: Sang đây, em cảm nhận đất nước Nhật đã tạo cho em một cuộc sống rất thoải mái để em được học hỏi cách sống của người ta.

          Trà Mi: Vừa rồi là cảm nhận của 3 thanh niên Việt Nam đang sống ở Nhật về những nét đẹp của người dân và đất nước hoa anh đào. Các bạn nghe đài từng có dịp sang Nhật du lịch, học tập, hay sinh sống có ghi nhận như thế nào? Xin hãy chia sẻ với chúng tôi và trao đổi với độc giả khắp nơi trong mục Ý kiến ngay bên dưới bài này, trên Tạp chí Thanh Niên tại www.voatiengviet.com, trên trang Facebook ở địa chỉ http://www.facebook.com/VOATiengViet, hay email về vietnamese@voanews.com. Trà Mi mong được đón nhận ý kiến của tất cả quý thính giả.

          Comment


          • #50
            Các bạn mến , khi đọc câu hỏi trên của Anh Toản , thực tình P cũng nghĩ câu hỏi này dành cho những bạn từng làm việc bên cạnh những ông chủ người Nhật mới có thể có câu trả lời chính xác nhất mà thôi , nên P chờ mấy ngày nay , cám ơn Trúc về bài phỏng vấn trên nhen

            Cảm nhận của P khi thấy anh chàng Australian được ông chủ tay bắt mặt mừng chứng tỏ ông chủ người Nhật đó rất biết làm kinh tế , anh chàng này ở đây có lẽ làm tới chức manager , hay đại diện cho công ty của Anh ta đặt đơn mua hàng , nên công ty Nhật mới đón đưa linh đình như thế ! đó cũng là tâm lý trong giao dịch , họ niềm nở như vậy mới vui lòng khách đến vừa lòng khách đi chứ !

            P cũng từng được nghe vài chuyện về phương pháp làm ăn của họ , không biết chuyện mình nghe đúng hay sai nhưng hôm nay cũng kể ra một chuyện để chia sẻ với các bạn cho vui

            Hồi xưa khi học về môn địa lý , P nhớ có lần học về nước Nhật , thày P kể về công ty Sony ( cho môn học bớt khô khan một chút ), đại khái như ai thành lập , vì sao âm thanh của Sony hay ...v.v...và v.v... có lần công ty đứng trước nguy cơ phá sản , ông chủ đã tập hợp tất cả công nhân lại để bàn chuyện cứu nguy cho công ty , cứu nguy như thế nào P quên chi tiết rồi , nhưng P chỉ nhớ kết quả công ty đã vượt qua được thời gian khó khăn đó mà không ai bị nghỉ việc và tiếp tục vững mạnh cho đến nhiều năm sau

            Câu chuyện thày kể từ lâu giúp P thấy rằng ở đâu , hay bất cứ lúc nào cũng vậy , một cây làm chẳng nên non , ba cây chụm lại thành hòn núi cao , hạnh phúc hay đau khổ nếu biết chia sẻ sẽ khiến cuộc sống có ý nghĩa hơn ... đây chỉ là câu chuyện P nghe được cách đây hơn 40 năm trước , nhưng đó là thời chưa có @ còn bây giờ nếu họ có gặp khó khăn trở ngại , không biết họ giải quyết sao , hy vọng sau cơn mưa trời sẽ sáng , P rất thích sản phẩm made in Japan , hihi , hơi lạc đề rồi , sorry các bạn nhen , hihi ..:cuoilan::cuoilan:.........

            Thân mến

            PL


            Comment

            Working...
            X