Announcement

Collapse
No announcement yet.

Sờ Voi Nhật bản

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Các chị thân mến,

    Cám ơn các chị đã vào chia xẻ, góp ý với mục sờ voi của anh Toản, nghe các chị bàn thật lý thú.

    TT sờ mu rùa thì đoán chị Hiền phải là một người thợ may rất khéo léo, để ý đến từng chi tiết của chiếc áo. Hay quá. TT nghĩ áo cô dâu cũng là một kiểu kimono. Và chú rể hình như là mặc quần chứ không phải váy.

    Nghe chị Hiền và chị KimDung kể về những kỷ niệm thời bao cấp thì TT chợt nghĩ có những chuyện tưởng chừng như đã quên, nhưng chỉ cần một điều gì có nhỏ nhoi thôi cũng làm nó sống dậy trong tâm tưởng của mình. Những trải nghiệm như vậy đâu dễ gì có được cho những người chỉ sống trong hòa bình hay cơm no áo ấm!

    Dạ chị PhuongLe, TT nghĩ có lẽ người Nhật họ bị thiên tai nhiều nên họ tin vào thần linh lắm. Họ hay cầu nguyện, thờ cúng. Lễ hội cúng thần linh của họ cũng rất nhiều, trải dài trong năm và diễn ra nhiều nơi trên nước Nhật. TT cũng rât thích kimono của các cô Nhật, rất đặc biệt, kín đáo nhưng sang trọng, đài các.

    À, TT cũng không biết tại sao họ truyền nhau như thế về quả trứng đen. TT không có dịp thưởng thức xem ngon hay dở, vì người ta xếp hàng dài quá, mà TT còn nhiều chỗ khác để xem, nên thôi cũng chẳng mong thọ thêm 7 tuổi để làm gì.

    Comment


    • #32
      Sờ voi Nhật bản ( tiếp theo )



      Nói về hệ thống chuyên chở công cọng ở Nhật bản, phải công nhận rằng hệ thống này đã đáp ứng nhu cầu đi lại vô cùng lớn của đại đa số dân chúng trong các thành phố kể cả những nơi thắng cảnh du lịch một cách hiệu quả , kinh tế và đúng giờ .

      Dưới đây là phần trình bày lại một vài suy nghĩ ( méo mó ) của người viết trước một công trình nhỏ tại vùng Hakone .






      Vùng nầy có nhiều rừng (hoa) , suối nuớc (nóng ), núi ( lửa ) , hồ nước , ...đẹp như một "Japanese garden" rộng lớn . Tại đây ngoài những chuyến xe bus chạy ngoằn ngoèo qua các đồi núi rừng cây ,người ta còn phục vụ tốt hơn bằng loại xe lửa tên là Tozan Cable cars chạy thẳng lên núi một cách ngắn gọn ( giốc dài 1,200m ), nhanh chóng ( cao 214m) và tiện lợi ( chở tối đa 250 người mỗi chuyến , gấp 5 chuyến xe bus) .

      Như các bạn đã đoán qua tên gọi , vì ma sát giữa đường rầy và bánh xe lửa rất nhỏ nên khi lên giốc để tránh bị trượt người ta phải dùng dây cáp để kéo . Mời các bạn xem qua một video clip "amateur" của NTT dưới đây .


      Giả sử các toa xe lửa trống nặng 30 tấn chở đầy 250 người, mỗi người 50 kg . Tổng cọng là 30,000kg + (50x250) =42,500 kg Như vậy theo các bạn , muốn kéo 42.5 tấn lên giốc cần phải có cái máy kéo mạnh bao nhiêu ?






      Đại khái để tính toán , 42,5 tấn nầy là trọng lực W trong hình . Nó được phân ra 2 thành phần : thành phần thẳng góc với đường rầy (lực P) và thành phần song song với mặt đường ( lực f màu đỏ ) . Vì lực P đã được cân bằng bởi phản lực N của mặt đường rầy nên phần còn lại chính cái lực f màu đỏ này sẽ kéo toàn bộ con tàu xuống giốc .

      Công thức tính lực f cũng đơn giản ( lớp 11 hoặc năm đầu ĐH) : f= W x sin(góc a) ,trong đó sin( góc a) = đối trên huyền =(214m/1,200m). Như vậy tính ra W=42,500 kg thì f=7,579kg , trong đó cứ mỗi hành khách 50kg trên xe sẽ dự phần = 8.92kg lực kéo xe xuống giốc . (1)

      Tạo một lực lớn hơn 7,579kg để kéo xe đi lên và thắng lại khi đi xuống là một tốn kém lớn về mặt năng lượng cho nên họ làm thêm một toa xe lửa nữa giống y như vậy , buộc vào đầu kia của sợi dây cáp dài 1,200m làm đối trọng ! Bằng cách nầy họ đã tăng được số lượng chuyên chở khách lên gấp đôi , thời gian chờ đợi giảm còn một nửa và giảm được lực kéo một cách "khủng khiếp" : giả sử đi lên 100 người, đi xuống 80 thì chỉ cần lực kéo lớn hơn : 20 người x 8.92kg= 178.4kg là có thể kéo được 2 toa xe lửa và 180 hành khách đi chơi núi !( 2 )

      Chưa hết ! Vì hai xe nằm 2 đầu của một sợi dây nên chiếc nầy đi lên thì chiếc kia đi xuống, chúng chỉ gặp nhau ở đoạn giửa mà thôi , do đó họ chỉ cần làm một đoạn 2 đường rầy rất ngắn ở giữa và phần còn lại dùng chung 1 đường rầy cho hai xe . Điều nầy cho phép tiết kiệm thêm một mớ sắt thép nữa . Mặc dầu phải dùng sợi dây cáp to hơn vì chịu sức căng gấp đôi , tuy nhiên tốn kém không đáng kể so với năng lượng tiết kiệm được hằng ngày .

      (1): Đơn vị của lực là Newton ( 1kg=9.81 N) . Dùng Kg để bạn đọc dể so sánh

      (2): Thực tế thì phải tính thêm ảnh hưởng trọng lượng chênh lệch 2 bên của sợi dây cáp mà đỉnh điểm là lúc 1200m này nằm về 1 bên (1m đoán chừng nặng trên dưới 10kg ),hệ số an toàn và vài thứ khác nữa .




      So với nhiều nước trên thế giới , có lẽ xe lửa ở Nhật hoạt động vội vã và tấp nập hơn nhiều, nhất là vào những giờ cao điểm . Chạy đúng giờ mà người lại quá đông thì khó tránh khỏi cảnh "đứng chật như nêm" ...Trong hoàn cảnh đó ở Nhật tuyệt đối không có nạn móc túi như ở Âu châu, tuy nhiên hàng chữ "watch out for upskirting " ở cầu thang máy và " toa xe chỉ dành riêng cho phụ nữ " làm cho thiên hạ dễ nghi ngờ thiện chí của các gentlemen !

      Người ta còn nói đi xe lửa ở Nhật phải coi chừng ! coi chừng nó chạy một hồi thi tách làm hai : nửa đầu chạy hướng khác , nửa sau chạy hướng khác ! điều "trời ơi "nầy có đúng hay không ?

      Hôm đó ở Osaka chúng tôi đi từ thành phố ra phi trường để về lại Úc . Tìm và kéo vali lên cho đúng platform đã là khá vất vả cho nên thấy xe lửa đến là phóng lên liền và vô được cái toa sau đuôi . Qua vài trạm nữa thì người lên càng đông nhưng hơi nghi nghi vì ra phi trường mà không thấy ai mang vali ! Đứng một hồi mới tá hỏa khi nghe thoáng một câu English thông báo : 4 toa đầu sẽ chạy ra phi trường , 4 toa sau chạy qua hướng khác ! Lúc nầy trong xe chật kín người cho nên chúng tôi chỉ còn cách duy nhất là kéo vali xuống xe rồi lẹ làng "anh dũng tiến lên phía trước" ở những trạm kế tiếp . Ở mổi trạm dừng chỉ kịp thì giờ để chúng tôi chuyển lên được một toa . Lên được toa thứ 4 mừng hết lớn ! Dĩ nhiên là mừng hụt vì ở trạm cuối , người ta thông báo rõ ràng hơn và dừng khá lâu, đủ để mọi người có thi giờ chuyễn đổi trước khi họ tách làm hai .

      Kỹ thuật tách không có gì là tối tân như khi nghe các "nạn nhân" kể lại . Một đoàn xe lửa dài thường có 2-3 đầu máy kéo , khi nào cần tách thì họ sẽ dừng lại để tháo chốt kết nối là kể như anh đi đường anh , tôi đi đường tôi , tình nghĩa đôi "xe" có thế thôi !

      NTT


      Comment


      • #33
        Phương Lê viết:

        Ah , anh Toản du lịch ở Nhật mới có mấy ngày thôi P thấy hình như Anh Toản cũng hơi hơi giống người Nhật rồi đó. Các bạn thấy không ? Trong khi cách nay vài tháng khi du lịch ở Pháp anh rất gallant như gentleman của Pháp, vừa xách túi quà cho hiền thê vừa ngắm cảnh cơ mà ? :Cuoilan:

        Như vậy mới đúng là Toản.

        “When in Rome, do as the Romans do”

        Sáng kiến để tiết kiệm đất đai và vật liệu bằng cách chỉ làm độc đạo và cho hai xe lên và xuống tránh nhau ngay đoạn đường vòng ở khoảng giữa là quá hay. Các ông 'chef de gare' ở hai đầu chỉ cần cho xe khởi hành cùng lúc là xong chuyện. Tuy nhiên, trong trường hợp xe không thể gặp nhau ở quãng đường qui định vì có một chiếc bị trục trặc, không rõ lúc đó họ sẽ giải quyết vấn đề này ra sao?

        Comment


        • #34
          Các bạn mến , hôm nay là ngày thứ hai của đầu năm mới Bính thân , P tạm thời tạm biệt bánh mứt ngày Tết một chút để vào thăm diễn đàn một tí thì được nghe hồi còi xe lửa đầu năm của Anh Toản kéo vào đây ! Thế là theo xe lửa đi một vòng ngắm cảnh đầu năm luôn , nhưng đi xe lửa kiểu này P cũng mới nghe nói tới lần đầu , được kéo như cable treo , nên P phải đọc tới đọc lui vài lần mới hiểu , mình vốn yếu toán lý hóa từ bé nên khổ thế đó các bạn ạ . nhưng khi hiểu rồi mới thấy những nhà chế tạo xe lửa này hay quá , kiểu xe nọ kéo xe kia như vậy hoạt động vừa hửu hiệu vừa tiết kiệm được năng lượng rất nhiều , không biết nhà sáng chế xe lửa kéo này có được giải thưởng của tổ chức thế giới IPCC không đây ?

          Khi đi thăm những nơi có phong cảnh đẹp , nếu du khách vừa muốn được tự do tự tại ngắm cảnh hai bên đường , vừa muốn hưởng cảm giác mình đang được kéo như thế nào , có lẽ không có gì thú vị hơn khi chọn phương tiện đi xe lửa kéo đó các bạn nhỉ ?

          P vốn thích đi xe lửa , cho nên mỗi khi có dịp đi đâu xa P luôn nhớ tới phương tiện công cộng này trước tiên , và khi đi nếu thấy xe lửa nơi đó có gì khác với xe lửa nơi P ở , P cũng thấy thú vị hơn . Hôm nay được đọc bài xe lửa kéo của Anh Toản , P có dịp nhớ lại những chuyến xe lửa mình được đi trong đời , và cũng chợt nhớ tới một đoạn đường P có dịp đi qua từ lâu lâu lắm khi còn đi học thời trung học

          Thời đó , ở Saigon vào dịp Tết P thấy nhiều người hay lên Đà lạt nghỉ mát lắm ( hình như lúc ấy là phong trào ăn Tết xa nhà sao đó ) , riêng P cũng may mắn được một lần đi Di Linh ăn Tết với bà con họ hàng trên đó cùng với một người chị , nên nhờ đó P mới biết khí hậu cao nguyên mát mẻ như thế nào , lúc đó trên đường đi , xe đò thỉnh thoảng ngừng , để cho máy nghỉ hoặc tiếp thêm nhiên liệu chi đó , tình cờ ở một nơi vắng vẻ khi xe đang tạm dừng , trong lúc ra xe đi tới đi lui với nhiều người cho đỡ tê chân vì ngồi lâu , P chợt thấy một đoạn đường rày xe lửa bị bỏ hoang , cỏ lau che um tùm , thoạt nhiên lúc nhìn thấy P cũng hơi ngạc nhiên khi đoạn đường sắt này không phải chỉ có hai đường song song như mình hay thấy ở Saigon , mà ở giữa còn có thêm một đường ray nhìn giống như chân rết nữa , các bạn ạ



          Đường rầy răng cưa 1932 Dalat VN . ( Photo from hoangkimviet.blogspot.com)


          Sau đó P đem chuyện này hỏi thăm những người lớn đang ở Di Linh thì được biết đó là đường rày của xe lửa lên cao nguyên Lâm Viên thời xưa , họ giải thích nhờ đường ray chính giữa đó mà xe lửa khi lên dốc mới không bị tụt lại , lúc đó P nghe mà khâm phục những nhà chế tạo quá chừng , bây giờ được biết thêm ở Nhật có xe lửa leo núi được kéo bằng dây cable nữa càng thấy ứng dụng của kiến thức toán học vào đời sống càng rõ ràng , và thời nào cũng có phát minh mới để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hết các bạn nhỉ ?

          Tuy nhiên khi nhìn sợi dây cable kéo xe lửa trên video , P nghĩ chắc họ cũng phải tính toán cho kỹ sức bền vật liệu của dây lắm đây , chứ đầu nào cũng bị kéo như thế , nhìn thấy cũng hơi ... căng thẳng đó , các bạn hén ?

          Thankyou câu chuyện xe lửa đầu năm của Anh Toản nhen , nhờ đọc bài này mà sự hiểu biết về xe lửa của P được phong phú hơn

          Và nhân dịp hôm nay là những ngày đầu của Tết cổ truyền Việt , P thân chúc các bạn năm mới an khang thịnh vượng , vạn sự như ý và sẽ được đi đây đó nhiều trên những chuyến xe lửa thật thú vị nha


          Thân mến

          PL

          Comment


          • #35
            Các bạn thân mến ,

            Đoạn sờ voi trên viết theo cảm tính nên có ý tặng riêng cho các bạn đọc thích môn vật lý và ứng dụng của nó trong thực tế . Comment về đường xe lửa răng cưa của bạn Lê Phương có lẽ là một đóng góp bất ngờ và lý thú cho đề tài này . Cám ơn bạn LP .

            Comment của anh Hùng cho thấy thêm một lợi điểm nữa là tiết kiệm đất đai . Yếu tố nầy có thể là "tiền không" ở Nhật , bạn nào ở các nước rộng bao la như Mỹ , Úc có lẽ khó thấy ra !

            Ngoài ra quan tâm của anh Hùng không còn nằm trong phần vận hành như đã trình bày ở trên mà thuộc về phần điều khiển và kiểm soát của hệ thống . Tuy nhiên vì xe lửa không có máy mà phải phụ thuộc vào sợi cáp , máy kéo nằm trên đỉnh đồi nên vấn đề anh nêu ra có lẽ cũng tránh được . Cám ơn anh .

            Tại Tp Đà nẵng , khách sạn (6 sao !) chiếm hẳn một khu núi và bãi biển Sơn Trà , có tên là InterContinental cũng có một hệ thống tương tự để đưa khách lên xuống .






            Có lẽ vì nơi đây có nhiều "sao" nên ít khách ! Mỗi chuyến (đò ?) chỉ chở khoảng 12 người .




            Thân ái

            NTT

            Comment


            • #36
              Hello Toản, không biết mình có nhớ lầm không, bán đảo Sơn Trà có bãi biển Tiên Sa?

              Comment


              • #37
                Các bạn mến , khi đọc comment của Anh Toản viết về phương tiện di chuyển lên xuống ở khách sạn Sơn Trà P cảm thấy thú vị được biết thêm một sáng tạo của kỹ thuật khoa học nữa , nhìn lại xe cable này ( P tạm đặt tên như thế ) giống như hình thức biến thể của cầu thang máy ngoài trời , xử dụng được một công hai chuyện , người ngồi bên trong vừa di chuyển vừa được ngắm cảnh đẹp non nước bao la bên ngoài , nhưng vì chưa được hưởng làm du khách có ***** nên P không biết đi thang máy như thế này và đi bộ , không biết kiểu nào cảm nhận được phong cảnh đẹp hơn , Anh Toản có thể cho biết thêm về chi tiết này không nhỉ ?

                P đoán cho vui , Xe cable này không biết có phải do công ty Nhật đầu tư vào đây chăng , nếu thật sự như vậy thì con voi xe cable đã biết qua Vn làm ăn , nhưng khi qua đây voi cũng biết thay hình đổi tướng cho phù hợp với hoàn cảnh mới , chẳng hạn như khi P nhìn vào cái xe này , đó là cách trang trí , trên mái lợp lá khô , mành trúc xung quanh và thấp thoáng cái nón lá nơi ô cửa sổ , nhìn thấy hay hay và nhớ Vn quá ...

                Thân mến

                PL

                Comment


                • #38
                  Gởi các bạn xem vài hình ảnh của "xe cáp" do kỹ sư VN tự chế ở chùa Phật Quang, Bà Rịa, Vũng Tàu. Một ngôi chùa u nhã, đơn giản nằm cạnh khe suối trên đỉnh núi.

                  Thô sơ mà hiệu quả, thiết kế "xe cáp" còn thiếu phần bảo đảm an toàn cho hành khách nhưng quan trọng nhất là giúp được các "lão phật tử" không cảm thấy mỏi gối chồn chân khi từ chùa đi lên núi.


                  Hình như có vài anh Việt Kiều thích thú đứng trên xe.


                  Đường ray dài độ 300m, cao độ chênh lệch khoảng 50-60m, bi nhiêu đó cũng đủ làm cho các anh hùng đủ nản lòng, bởi vậy chiếc xe thùng này rất ích lợi cho bà con phật tử.


                  Sân ga - Bến đợi, nhiều tay nải đang trông ngóng chuyến tàu, dù mái che tạm bợ nhưng cũng giúp hành khách cảm thấy an lòng.

                  Không thể so sánh được với thiết bị của khách sạn 6 sao, nhưng gần gũi với mọi người hơn, và cũng thất vọng hơn vì những thiết kế như thế này không được phổ biến, mà lúc nào cũng phải là hàng ngoại mới tốt. Ngon thì đem hàng Tàu ra so đi !!!!

                  Comment


                  • #39


                    Các bạn ơi,

                    Trời ơi là trời! Cái xe cáp này không có gì che chắn xung quanh hết. Biết là con thiếu phần bảo đảm an toàn cho hành khách mà đã dám...

                    Chắc phải gọi đây là "xe cáp liều dành cho khách liều" vậy.

                    ( còn tiếp)

                    Hiền

                    Comment


                    • #40
                      Các bạn mến,

                      Có hiểu thì mới thương, có biết thì mới sợ

                      Từ trên xuống dưới chẳng ai cần hiểu, chẳng ai cần biết .

                      Thương qúa VIỆT NAM.

                      KimDung

                      Comment


                      • #41
                        Các bạn mến,

                        Liều thiệt, thiết kế còn thiếu phần bảo đảm an toàn cho hành khách, mà các khách liều dám xử dụng nó làm phương tiện để từ chùa đi lên núi đấy.

                        Sợ hả thì ngồi xuống bám vào nhau hay bám vào cái gì cũng được hết cho trong lòng bớt lo người ơi. Em bám vào vai anh, anh bám vào túi quần của chính anh. Kẻ đứng sau bám vào vai người phía trước, còn người phía trước bám vào cái mũ rơm trong tay với nét mặt căng thẳng thâm xì, mắt nhắm nghiền lâm râm nguyện cầu. Bám vào nhau, nếu bạn té chúng ta cùng nhào theo nhau nhé. Rồi...?


                        Đường ray dài độ 300m, cao độ chênh lệch khoảng 50-60m, mà các anh hùng liều không nản lòng, bởi vậy chiếc xe thùng liều này khiến nhiều người a dua bắt chước nhau, và dìu dắt nhau bước liều lên, để vào cùng một cảnh ngộ.


                        Cái mái che tạm bợ ở sân ga bến đợi lừa được khách liều một cách tài tình, khiến họ cảm thấy an lòng với ảo tưởng đang có cái gì che chắn che chở trên cái xe cáp liều, dù cái thùng xe chênh vênh trống lốc.




                        Chưa an toàn cho hành khách thì chở đồ thôi, sao nỡ chở người?



                        Các bạn ơi! Kiểu thiết kế này rất gần gũi với mọi người, H nghĩ nếu được cải tiến (thẩm mỹ hơn, an toàn cho hành khách, tiện nghi hơn) thì ăn đứt thằng Tàu, và có thể đánh bật hàng ngoại vì cái nét rất riêng, cái nét VN đó.






                        Thân ái

                        Hiền

                        (Còn tiếp)

                        Comment


                        • #42
                          Chưa an toàn cho hành khách thì chở đồ thôi, sao nỡ chở người?

                          Câu này Hiền Trần nói rất đúng, vì trước tiên, xe được thiết kế để vận chuyễn vật liệu xây chùa, chắc lúc đó các anh chị em công nhân xây dựng tranh thủ đi ké, và khi xây xong chùa thì không nở phá hủy công trình này, mà để sử dụng chuyên chở thức ăn, đồ dùng cho chùa. Nếu không có xe này thì các sư thầy sẽ trở thành "vai u thịt bắp" cở Samson vì tối ngày khiêng vác đồ đac, thức ăn lên núi xuống chùa.:cuoilan:

                          Thật sự, xe chỉ dùng vào các ngày rằm, lễ, Tết, có đông phật tử viếng chùa, sẽ có nhiều người cao tuổi cần được hỗ trợ, các anh thanh niên trên xe là thành phần đi ăn ké thôi.:ngai: Còn ngày thường thì mọi người sẽ đi bằng các bậc thang đá bên cạnh.

                          Bởi thế, không ai nghĩ đến việc phải làm barrier hay mái che cho xe, cũng như dây cable an toàn, vì trong đầu vẫn còn khái niệm đó là "Xe chở vật dụng". Đó cũng là cái thiếu sót trong suy nghĩ của người mình, thua thằng Tàu chổ đó. Nhưng chắc chắn rằng xe này chất lượng tốt hơn xe Tàu.:thumbs:

                          Comment


                          • #43
                            ...

                            Hình sưu tầm trên Net

                            Các bạn mến , dựa vào địa chỉ nơi xuất xứ cái xe cút kít kéo size Large của Anh Khai , P sưu tầm được hai tấm hình này đem ra góp gạo với các bạn cho vui , và P nghĩ những lời giải thích trên của Anh Khai đã trả lời được phần nào thắc mắc của P và các bạn , vì thoạt nhiên khi nhìn thấy tấm ảnh phía dưới P cũng giật mình sửng sốt , vì thấy các vị hành khách ... can đảm quá trời luôn !!! :thank3: Anh Khai


                            Hình sưu tầm của Anh Khai


                            Nhưng bây giờ nhìn lại tấm hình này P lại thấy vui vui , vì cảnh này chắc chỉ có một không hai trên thế giới ! Sau này khi ngành du lịch phát triển tới khu vực này , P nghĩ người ta sẽ trang bị xe cable đàng hoàng và tối tân hơn như ở những nơi khác như Vũng tàu , Tây ninh , Sơn Trà , khi đó mình muốn nhìn lại những hình ảnh này chắc khó kiếm nha , hihi

                            Thân mến

                            PL

                            Comment


                            • #44
                              Các bạn mến,

                              Nhờ anh KL giải thích nên mới vỡ lẽ à thì ra là như thế.

                              Tuy nhiên, người phụ nữ đang bước trên những bậc thang kế bên, thênh thang rộng rãi một mình ta khiến H chú ý, trong khi đó tại sân chờ, hầu như không ai thấy cô ta cả, tất cả đang hướng về đỉnh đường ray chờ đợi. Cái gì khiến họ không thích xử dụng những bậc thang rộng rãi đó?

                              Thích xe chở mình hơn là mình tự vác mình đi, đó là khuynh hướng rất phổ biến của con người, nhất là phải lên cầu thang một đoạn khá dài thì càng ngại hơn.






                              H nghĩ nhiều người sẽ thấy 300m lên bậc thang đâu dài mấy, và không thấy ngại, nếu cứ khoảng 30m lại trồng một cây loại có tàn bóng mát rộng, dưới gốc cây kê một băng ghế dựa (nếu thêm các chậu hoa bầy dọc theo cầu thang thì càng tốt. Sẽ có cảm giác như đang bước trên những bậc thang của một công viên)

                              Trang bị như thế có chỗ để nghỉ chân, tạo vẻ đẹp râm mát cho đường đi lên chùa và từ chùa xuống núi, các băng ghế dừng chân cũng là một hình thức chia ra quãng đường thành từng chặng nhỏ, cứ mỗi lần đi qua một trạm đừng chân là thấy rõ ràng thấy mình đang tới chùa gần hơn, là một yếu tố tâm lý rất cần thiết để thấy như đường đi ngắn lại, cho ta cái cảm giác dễ hoàn thành.

                              Việc vận động tùy theo thể lưc mỗi người và tùy theo có quen vận động trước đây chưa. Thí dụ người mới bắt đầu, người hơi lớn tuổi thì đi chậm rãi thôi, và thường xuyên nghỉ nhiều hơn. Không phải ai cũng nên lên bậc thang, vì còn tùy theo tình trạng sức khỏe và tuổi tác của mỗi người nưã đó.

                              ( Tuy nhiên việc đi bộ trên đường bằng phẳng thì khuyến khích cho tất cả mọi người, vì thế trong bệnh viện có những y tá đi kèm theo mấy cụ rất già yếu đang bám vào cái ghế 4 chân, để giúp cụ vẫn có thể di chuyển đôi bàn chân một cách chậm chạp)

                              Quan trọng nhất là chân đi giày ba ta khi đi bộ, và đội nón rộng vành, chỉ mang đồ thật nhẹ được chứa trong ba lô may bằng vật liệu nhẹ trên lưng, chỉnh cho ba lô vừa vặn đừng xệ xuống dưới lưng, nhớ xách theo chai nước và ít trái cây.

                              H nghĩ đến chùa để tìm sự yên tịnh, là một cách để thư giãn tinh thần, đề cầu an bình và tăng thêm niềm hy vọng và nguyện cầu cho chúng sinh, để tôi luyện tinh thần, việc thư giãn này bắt đầu từ khi rời nhà, bắt đầu từ những bước bắt đầu bước lên thềm của những bậc thang, chứ không chỉ bắt đầu khi bước vào trong cổng chùa.

                              Trong khi lên cầu thang lại được hít thở không khí trong lành, giúp cho tinh thần thoải mái, nếu có bạn bè đi cùng nói chuyện thì đường càng ngắn lại hơn nữa và bớt trầm cảm… và còn rất nhiều bổ ich khác nữa xin các bạn liệt kê thêm nhé.

                              Thân ái

                              Hiền

                              ( còn 1 kỳ nữa là hết)


                              Comment


                              • #45
                                Các bạn mến , Ở Vn bây giờ có nhiều thay đổi quá , chẳng hạn như chuyện trang bị xe cable , ngày xưa , khi còn ở Vn , mỗi năm P đều theo gia đình đi thập tự Chùa , lúc đó đi Chùa trên núi chứ không phải xung quanh thành phố đâu các bạn ạ , mỗi lần như vậy thường là đi bộ lên núi nhưng P rất thích vì có dịp được ngắm cảnh thiên nhiên ngoài trời mà người quanh năm ở thành phố như P đâu dễ gì thấy !

                                Lúc đó đi suốt ngày sao không thấy mệt gì cả , đi một ngày hai ba núi , từ Vũng Tàu tới Biên Hòa mà lúc nào cũng thấy vui , xe chỉ ngừng ở chân núi mà thôi , lúc đó đèo cao thì mặc đèo cao nhưng lòng yêu núi còn cao hơn đèo !

                                Cho nên khi thấy đoạn đường 300m dốc như trên hình của anh Khai , P đoán nếu đi bộ nhanh khoảng 10 phút , còn chậm chỉ khoảng 20 phút , mà nhiều người chờ xe kéo như thế , P cũng thấy tiếc sao các vị ấy không đi bộ để thưởng thức cảnh đẹp núi non nhỉ , nhưng sau khi thấy anh Khai giải thích đó chỉ là phương tiện tạm thời Chùa giúp cho các vị bô lão chân yếu tay mềm đỡ được đoạn đường nào hay đoạn đó , Ah , ra thế , P chợt nhớ , xung quanh núi có tới trăm ngôi Chùa , Chùa nọ cách Chùa kia cũng nhiều nhiều , có khi cả km , cho nên có thể đi tới đây các vị mỏi chân rồi , họ đứng chờ để đi nhờ , vì đi cả ngày , chắc mỏi chân lắm

                                Viết tới đây P lại nhớ Mẹ của P , lần đầu tiên P về Vn sau 10 năm sang Úc , ngày đầu tiên đi chợ với Mẹ mà P mệt quá , còn hỏi , sao Mẹ đi nhanh thế . Mẹ nhìn P mỉm cười , con ở Úc đi xe hơi miết nên bây giờ đi bộ theo Mẹ không kịp đó , thôi thì mai mốt trở về Úc chịu khó đi bộ mỗi ngày nha con

                                Khi nghe nói núi Yên tử , núi Tây ninh được thiết kế xe cable , P cũng thấy an lòng cho các vị lớn tuổi như Mẹ mình , dù các Cụ có thể tập dưỡng sinh , đi bộ gần km mỗi ngày , nhưng ở đường bằng phẳng , còn ở đường núi , có những đoạn dốc thoai thoải và cũng có đoạn dốc đứng , có khi phải trèo từ hòn đá nọ qua hòn đá kia , làm con cái nên P nghĩ tới chuyện này mà lo lắng , càng lớn tuổi , mắt mũi càng mờ , xương sốp hơn , lỡ té nhẹ một cái thôi cũng đủ để thành ... tai họa !!!

                                Tuy nhiên khi nghe tin chùa Hương được lắp đặt xe cable , tự nhiên P có ý nghĩ vui vui khác ... nếu ngày xưa chùa Hương được lắp đặt xe cable như bây giờ , bài thơ đi chùa Hương của tác giả Nguyễn nhược Pháp sẽ như thế nào nhỉ ?

                                Aha , P còn khám phá đi bộ còn có lợi cho sức khỏe các bạn thích đi du lịch tự túc nữa đó nha , vì P thấy du khách thường đi bộ nhiều lắm , nhất là những nơi có danh lam thắng cảnh

                                Thân mến

                                PL

                                Comment

                                Working...
                                X